I divide all readers into two classes; those who read to remember and those who read to forget.

William Lyon Phelps

 
 
 
 
 
Tác giả: Mary Norton
Thể loại: Tuổi Học Trò
Nguyên tác: The Borrowers (The Borrowers #1)
Biên tập: Lê Huy Vũ
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2675 / 62
Cập nhật: 2018-03-18 01:33:44 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 20
hưng,” Kate thốt lên, “ông ấy không nhìn thấy họ thoát ra ư?”
“Không. Lúc đó bà Driver đến, hớt hải bực mình, vì họ đang bị muộn tàu hỏa. Bà ta giục ông ấy vào xe khách vì bà ta muốn quay lại càng sớm càng tốt, bà ta nói, ‘để chứng kiến cái chết.’ Driver là như thế đấy.”
Kate im lặng một lát và nhìn xuống. “Thế là hết,” cuối cùng cô bé nói.
“Phải,” bà May nói, “có thể. Hoặc là sự bắt đầu.”
“Nhưng,” - Kate ngẩng khuôn mặt lo lắng lên - “có thể họ đã không thoát qua cái lưới sắt?”
“Ồ, họ đã thoát chứ,” bà May nói nhẹ nhàng.
“Nhưng sao bà biết được?”
“Ta biết rõ,” bà May nói.
“Nhưng họ đi qua những cánh đồng bằng cách nào? Với bò và những thứ khác? Và những con quạ?”
“Ta đoán là họ đi bộ. Gia đình Hendreary đã làm thế. Người ta có thể làm bất cứ cái gì một khi họ đã quyết định.”
“Nhưng thật đáng thương cho bà Homily! Bà ấy chắc hẳn rất buồn.”
“Ừ, bà ấy buồn,” bà May nói.
“Và họ làm sao biết được đường đi?”
“Đi theo ống ga,” bà May nói. “Có một cái gò chạy suốt qua từ bụi cây và những cánh đồng. Cháu biết không, khi con người đào một cái rãnh và đặt ống xuống đó thì chỗ đất họ đã đào lên thừa ra khi họ xúc trở lại. Mặt đất trông khác trước.”
“Nhưng tội nghiệp bà Homily - bà ấy không có trà hay đồ nội thất hay những tấm thảm hay bất cứ cái gì cả. Bà nghĩ họ có đem theo gì không?”
“Ôi, người ta bao giờ cũng đem theo cái gì đó,” bà May nói ngắn gọn, “nhiều khi là những đồ vật kỳ lạ nhất - nếu cháu đã từng đọc về tàu thuyền bị đắm.” Bà nói nhanh, như thể bà đã chán chủ đề này. “Cháu phải cẩn thận nhé - đừng dùng màu ghi cạnh màu hồng. Cháu sẽ phải tháo ra đấy.”
“Nhưng,” Kate nói tiếp bằng giọng tuyệt vọng khi cô bé cầm cái kéo lên, “bà Homily sẽ không thích phải ở lại cái chỗ nghèo nàn và thiếu thốn của Lupy.”
“Thiếu thốn,” bà May kiên nhẫn nói, “và Lupy không ở đó, cháu có nhớ không. Lupy đã không bao giờ trở lại. Và cháu có biết bà Homily sẽ làm gì không? Cháu không tưởng tượng ra bà ấy đâu - bà ấy như cá gặp nước vậy. Bà ấy ngay lập tức đeo tạp dề và kêu lên ‘... đám đàn ông xuẩn ngốc này,’ rồi bà ấy hối hả tất bật, làm ầm lên và nấu cơm, dọn dẹp sạch sẽ rồi bắt họ phải chùi sạch chân khi họ đi vào.”
“Trên cái gì?” Kate hỏi.
“Trên một miếng rêu, tất nhiên, được rải ra trước cửa.”
“Họ đều là con trai cả ạ?” Kate hỏi, sau giây lát.
“Ừ, nhà Harpsichord và nhà Clock. Và họ sẽ cưng chiều Arrietty khủng khiếp.”
“Thế họ ăn gì? Bà có nghĩ họ là ăn sâu bướm thật không?”
“Ôi trời, con bé này, tất nhiên là không. Họ đã có một cuộc sống tuyệt vời - tất cả những gì Arrietty từng mơ đến. Họ sống rất thoải mái. Những cái hang con lửng không khác gì ngôi làng - đầy lối đi, các phòng và kho. Họ có thể thu lượm quả phỉ, quả sồi và hạt dẻ; họ có thể thu lượm hạt ngũ cốc - mà họ tích trữ và nghiền thành bột, y như con người làm - tất cả đều có sẵn đó cho họ: họ thậm chí không phải trồng trọt. Họ có mật ong. Họ làm trà từ hoa cây cơm cháy và cây chanh lá cam. Họ có quả của cây tầm xuân và táo gai rồi cả quả mâm xôi, mận gai và dâu tây dại. Các cậu con trai có thể câu cá ở suối và một con cá tuế đối với họ to bằng một con cá thu đối với cháu. Họ có trứng chim - vô hạn - để làm món trứng sữa rồi bánh và trứng tráng nữa. Cháu biết không, họ sẽ biết tìm mọi thứ ở đâu. Và tất nhiên họ có rau, có quả. Hãy tưởng tượng một món xa lát làm từ lá non của cây táo gai - như chúng ta thường gọi thì đó là bánh mì và pho mát - với cây chút chít chua và cây bồ công anh Trung Quốc rồi rắc lên một chút cỏ xạ hương và tỏi dại. Bà Homily là một đầu bếp giỏi, nên nhớ vậy. Nhà Clock ở dưới sàn bếp không phải là không có lý do.”
“Nhưng những nguy hiểm,” Kate kêu lên, “bọn chồn sương rồi quạ rồi chồn và cả các loài động vật khác thì sao?”
“Có,” bà May đồng ý, “tất nhiên là có nguy hiểm. Có nguy hiểm bất cứ ở đâu, nhưng họ không phải đối mặt với nhiều nguy hiểm như con người. Ít ra họ không có chiến tranh. Và còn những người khai hoang sớm tại Mỹ thì sao? Và những người mở nông trường ở giữa những đất nước có thú vật lớn tại châu Phi và ở bìa rừng Ấn Độ? Họ sẽ phải học thói quen của loài vật. Không có mấy con vật lúc nào cũng say máu cắn xé. Ngay cả loài thỏ cũng biết khi nào một con cáo đang không săn mồi; chúng sẽ chạy khá gần con cáo khi nó đã no và đang biếng nhác sưởi nắng. Nên nhớ họ đều là những cậu trai; họ được học đi săn để có cái cho vào nồi và học cách tự vệ. Ta đoán rằng Arrietty và bà Homily sẽ không đi xa ở ngoài đồng.”
“Arrietty sẽ như vậy,” Kate nói.
“Ừ,” bà May mỉm cười đồng ý, “ta đoán Arrietty sẽ như vậy.”
“Thế họ có thịt không?” Kate nói.
“Có, thỉnh thoảng. Nhưng những Người Vay Mượn là những Người Vay Mượn; không phải là kẻ giết chóc. Ta nghĩ rằng,” bà May nói, “ví dụ như một con chồn giết một con gà gô thì họ sẽ mượn một cái đùi!”
“Và nếu một con cáo giết một con thỏ thì họ sẽ dùng lông?”
“Ừ, để làm thảm và các đồ đạc khác.”
“Giả dụ,” Kate nói, “khi họ có một miếng thịt nướng nhỏ, họ sẽ bóc vỏ quả táo gai và nướng bằng lò, quả táo sẽ có vị như khoai tây nướng lò?”
“Có thể,” bà May nói.
“Nhưng họ không thể nấu trong hang con lửng. Cháu nghĩ họ nấu cơm ở ngoài trời. Thế họ giữ ấm trong mùa đông như thế nào?”
“Cháu biết ta đang nghĩ gì không?” bà May nói; bà đặt miếng đan xuống và hơi cúi người ra phía trước. “Ta nghĩ họ không hề sống trong hang con lửng. Ta nghĩ họ dùng cái hang đó, với những lối đi và phòng kho, giống lối vào lỗ chỗ rất lớn vậy. Không ai ngoài họ biết lối đi bí mật trong các đường hầm cuối cùng dẫn tới nhà của họ. Những Người Vay Mượn rất thích các lối đi và họ rất thích những cái cổng; và họ rất thích được ở cách xa cửa ra vào của họ.”
“Thế họ sẽ ở đâu?”
“Ta nghĩ,” bà May nói, “ở gần đường ống dẫn ga...”
“Ồ đúng rồi,” Kate kêu lên, “cháu hiểu ý bà rồi.”
“Đất ở đó sẽ rất mềm và phủ cát. Ta nghĩ họ sẽ đi xuyên qua hang con lửng và đào một phòng lớn hình tròn, ngang với ống dẫn ga. Và từ phòng lớn ấy, xung quanh nó có các phòng nhỏ, như những cabin. Và ta nghĩ,” bà May nói, “họ khoan ba cái lỗ nhỏ vào ống dẫn ga. Một lỗ rất nhỏ gần như không nhìn thấy được và lỗ đấy sẽ luôn được đốt lửa. Hai lỗ kia có nút, khi họ muốn châm ga, họ bỏ nút ra. Họ dùng đèn dầu để châm hai lỗ lớn. Đó là nơi họ nấu ăn và cho họ ánh sáng.”
“Nhưng họ có thông minh đến thế không?”
“Họ là những người thông minh,” bà May cả quyết, “rất thông minh. Quá thông minh để biết sống cạnh một ống dẫn ga mà không dùng nó. Cháu phải nhớ họ là những Người Vay Mượn.”
“Nhưng họ cần một lỗ thoát khí nhỏ?”
“Ôi,” bà May nói nhanh, “họ có một cái lỗ thoát khí.”
“Làm sao bà biết được?” Kate hỏi.
“Vì có lần khi ở trên đó ta đã ngửi thấy mùi thịt hầm với khoai tây.”
“Ôi,” Kate kêu lên phấn khích; cô bé quay tròn và quỳ trên chiếc gối quỳ, “thế ra bà đã đến đó? Vì thế nên bà mới biết! Bà cũng đã nhìn thấy họ!”
“Không, không,” bà May nói, hơi ngả người vào ghế, “ta chưa bao giờ nhìn thấy họ. Chưa bao giờ.”
“Nhưng bà đã lên trên đó? Bà biết điều gì đó! Cháu có thể thấy là bà biết.”
“Phải, ta đã lên trên đó.” Bà May nhìn lại khuôn mặt háo hức của Kate; ngập ngừng, bà có vẻ cảm thấy hơi có lỗi. “Ừm,” cuối cùng bà cũng thừa nhận, “ta sẽ kể cho cháu nghe. Dù cũng chẳng quan trọng lắm. Khi ta đến ở ngôi nhà đó là lúc ngay trước hôm bà dì Sophy chuyển đến nhà an dưỡng. Ta biết ngôi nhà sẽ được bán, vì thế ta” - một lần nữa bà May ngập ngừng, gần như thẹn thùng - “ừ, ta đã lấy hết đồ nội thất ra khỏi căn nhà búp bê và bỏ chúng vào một cái vỏ gối rồi đem lên đó. Ta cũng đã mua những thứ khác bằng tiền mà bố mẹ ta cho - trà, hạt cà phê, muối, hạt tiêu, hành tỏi và một hộp đường viên to đùng. Và ta đem theo một đống những mẩu lụa nhỏ thừa sau khi khâu một tấm chăn ca rô chắp mảnh. Và ta lấy cho họ vài cái xương cá để làm kim khâu. Ta đem theo một cái đê nhỏ xíu trong bánh pút đinh Giáng sinh mà ta đã được cho và một đống bánh vụn và bánh quy giòn ta để trong một cái hộp sô cô la...”
“Nhưng bà đã không bao giờ nhìn thấy họ!”
“Không. Ta chưa bao giờ thấy họ. Ta ngồi đợi hàng tiếng đồng hồ bên cạnh bờ cỏ dưới hàng rào cây táo gai. Đó là một bờ cỏ rất đẹp, với những rễ táo gai xoắn và đầy những lỗ cát, có cây hoa tím, hoa anh thảo và hoa cúc mới nở. Từ trên đỉnh bờ cỏ cháu có thể nhìn xa hàng dặm qua các cánh đồng: ta có thể nhìn thấy những khu rừng và thung lũng và con đường làng vòng vèo; ta có thể nhìn thấy ống khói của các ngôi nhà.”
“Có thể không phải là chỗ đó.”
“Ta không nghĩ thế. Khi ta đang ngồi đó trên cỏ, hơi mơ màng và nhìn những con bọ cánh cứng và những con kiến, ta đã tìm thấy một nửa quả sồi; nó nhẵn bóng, khô, có một lỗ khoan ở một bên và bị cắt ở đỉnh...”
“Cái ấm trà!” Kate thốt lên.
“Ta nghĩ thế. Ta nhìn khắp nơi, nhưng ta không tìm được cái vòi bằng lông gà. Lúc đó ta đã gọi họ, vào tất cả các lỗ - như em trai ta đã làm. Nhưng không ai trả lời. Ngày hôm sau, khi ta lên đó, cái vỏ gối đã biến mất.”
“Và tất cả đồ trong đó?”
“Ừ, tất cả. Ta tìm trên hàng chục mét đất xung quanh, xem liệu có thể có một mảnh lụa vụn hay một hạt cà phê. Nhưng không có gì. Tất nhiên, có thể có ai đó đi qua đã nhặt cái vỏ lên và đem đi. Đó chính là ngày,” bà May nói và cười, “ta ngửi thấy mùi thịt hầm với khoai tây.”
“Và là ngày,” Kate hỏi, “bà đã tìm thấy cuốn nhật ký của Arrietty phải không?”
Bà May đặt miếng đan xuống. “Kate,” bà bắt đầu bằng một giọng ngạc nhiên, và rồi, ngập ngừng, bà cười, “điều gì làm cháu nói thế?” Hai má của bà trở nên ửng hồng.
“Cháu đoán,” Kate nói. “Cháu đã biết có điều gì đó - điều mà bà đã không định kể cho cháu biết. Ví dụ như... như bà đã đọc nhật ký của người khác.”
“Đó không phải là cuốn nhật ký,” bà May vội nói, nhưng đôi má bà càng trở nên hồng hơn. “Đó là cuốn sách gọi là ‘Hồi ký,’ cuốn sách với những trang để trống. Cô bé ấy đã viết trong cuốn sách đó. Và ta không tìm thấy cuốn sách này ngay ngày hôm ấy, mà ba tuần sau đó - một ngày trước khi ta đi khỏi.”
Kate ngồi im lặng, nhìn bà May chằm chằm. Sau giây lát cô bé hít một hơi dài. “Thế đó là bằng chứng cho điều ấy,” cuối cùng cô bé nói, “những căn phòng dưới đất và mọi thứ.”
“Không hẳn,” bà May nói.
“Tại sao không?” Kate hỏi.
“Arrietty thường viết chữ ‘e’ giống như hình bán nguyệt với một nét ngang ở giữa...”
“Thế thì sao?” Kate hỏi.
Bà May cười và lại cầm miếng đan lên. “Em trai của bà cũng viết như thế,” bà nói.
Những Người Vay Mượn Tí Hon Những Người Vay Mượn Tí Hon - Mary Norton Những Người Vay Mượn Tí Hon