Số lần đọc/download: 8069 / 10
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 20 -
P
húc lầm lì hút thuốc, mặc kê. Hạ Dung ngồi kế bên sụt sùi khóc. Tình yêu anh dành cho cô chết từ lâu, nên những giọt nước mắt vắn dài này không đủ tưới mát trái tim anh đã cằn khô.
Khổ nỗi sự im lặng của Phúc lại khiến Dung hiểu lầm. Cô cứ tưởng anh im lặng vì cảm thông, vì tôn trọng sự đau khổ cô đã trải qua, nên cô càng lúc càng thống thiết:
- Em có lỗi với anh, nhưng em biết anh sẽ bỏ qua vì tình yêu ngày xưa của chúng ta. Hồi ấy mình hay giận nhau, nhưng sau đó anh luôn là người giảng hòa trước. Lần này, em xin được phá lệ bằng cách cầu mong anh tha thứ cho em.
Gục đầu vào vai Phúc, giọng Dung sũng nước:
- Anh là điểm tựa, là cứu cánh của cuộc đời em... Hic... Hic...
Phúc nhẹ nhàng đỡ Dung ngồi ngay lại:
- Bình tĩnh nào Hạ Dung. Khóc đâu giải quyết được chuyện gì.
Lắc đầu nguầy nguậy, Dung nài nỉ:
- Hứa với em một tiếng đi Phúc.
Phúc khoát tay:
- Anh biết hứa gì đây, khi giữa chúng ta không còn như xưa nữa. Dầu đau khổ cách mấy, em cũng phải can đảm đối diện với thực tế.
Vỗ nhẹ lên vai Dung, anh nói tiếp:
- Em rất bản lãnh, trắc trở nào em cũng vượt qua. Đúng không?
Nước mắt đầm đìa, Hạ Dung vòi vĩnh:
- ĐDúng như vậy, với điều kiện phải có anh.
Dụi điếu thuốc vào gạt tàn, Phúc nghiêm giọng:
- Đdó là chuyện không tưởng. Giữa chúng ta đã không còn tình yêu nữa. Anh chỉ cho phép mình giúp đỡ em như giúp một người bạn thân.
Giọng lạc đi, Dung nói:
- Giữa chúng ta không thể là bạn thân.
Phúc khẽ gật:
- Vậy thì là kẻ lạ. Xin lỗi. Anh không thể đáp ứng đòi hỏi của em. Cái gì đã qua, hãy để nó qua luôn, níu kéo chỉ vô ích thôi.
Hạ Dung rưng rức:
- Anh ác lắm! Ác lắm!
Phúc im lặng. Anh chợt ái ngại khi phải nói những lời vừa rồi với Hạ Dung. Dầu gì hai người cũng từng yêu nhau một thời gian khá dài. Nhưng thời ấy đã qua, tình xưa đã chết. Với cô, Phúc chẳng còn mảy may xúc động. Anh dù hào hiệp, rộng lượng cỡ nào cũng không thể dang tay đón cô trở về, hơn nữa anh lại có Quỳnh My. Phúc chưa yêu ai bằng cô bé. Anh phải dứt khoát chứ đâu thể lấp lửng với Hạ Dung được.
Đứng dậy, Phúc làm ra vẻ lạnh lùng:
- Anh đưa em về nhà.
Hạ Dung ngần ngừ rồi đứng lên. Bước được vài ba bước, cô lảo đảo té vào người P. Vì bất ngờ, anh đành ôm lấy cô. Dường như chỉ đợi có thế, Hạ Dung rướn người lên, choàng hai tay bấu cô? Phúc và vít đầu anh xuống, môi Dung bám lấy môi P. Vừa hôn, cô vừa cắn mạnh khiến môi Phúc bật máu.
Lúc anh còn đang sững người khó chịu vì hành động của Hạ Dung thì cửa phòng xịch mở. Quỳnh My đứng ngay ngưỡng cửa với gương mặt tái xanh. Như một phản xạ, Phúc vội đẩy Dung ra, nhưng cô vẫn đeo cứng lấy anh, giọng đầy kích động:
- Anh là của em, mãi mãi thuộc về em như chúng ta đã từng thuộc về nhau.
Nghe Hạ Dung nói thế, Quỳnh My vội vã quay lưng, mặc cho Phuc thảng thốt gọi mình.
Không giữ được bình tĩnh, anh gầm lên:
- Em đừng diễn tuồng nữa Hạ Dung. Tôi quá chán rồi đừng để tôi thêm khinh chứ.
Rồi mặc kê. Hạ Dung té ngồi xuống ghế, Phúc hớt hãi lao ra hành lang tìm Quỳnh My nhưng không thấy bóng dáng cô đâu.
Vừa đi, Phúc vừa lẩm bẩm rủa bản thân đã thiếu nhanh nhảy để rơi vào bẩy của Hạ Dung. Phen này khó lòng giải thích với My, trong khi cô bé rất ghen.
Nghĩ tới gương mặt rưng rưng của Quỳnh My, ruột gan Phúc đã rối bời. Dù thế nào đi chăng nữa, Phúc cũng giải thích cho My hiểu được rằng, tất cả chỉ là hiểu lầm. Nhưng liệu cô có tin Phúc không, khi xung quanh hai người toàn là những hố sâu cách trở.
Lái xe vòng vòng các con phố vẫn chẳng thấy My. Phúc bèn chạy đến tiệm kem của Minh Như.
Vừa thấy anh, Như đã hỏi:
- Nho? My bảo tới công ty tìm anh. Bộ hai người không gặp nhau sao?
Phúc thất vọng lắc đầu. Anh hạ giọng:
- My tìm anh có chuyện gì không?
Minh Như gõ gõ tay lên mặt quầy:
- Có chuyện lớn là khác. Lúc nãy, bác Hảo đã gặp My ở... tại đây.
Phúc kêu lên sững sốt:
- Mẹ anh đã nói gì với Quỳnh My vậy?
- Em chả biết, nhưng chắc chắn là không phải những lời êm dịu rồi. Con bé đã khóc trước khi tới tìm anh.
- Tại sao lại khóc chứ?
Minh Như nhún vai:
- Em hỏi mà nó có nói đâu. Tốt nhất, anh nên hỏi bác Hảo.
Phúc ngồi thừ người ra ghế. Anh thừa biết mẹ mình vốn cay độc. Quỳnh My tuy ngang bướng, nhưng vẫn là cô bé con, làm sao dám tay đôi với người lớn.
Một khi mẹ anh tới tìm My, chắc chắn bà đã trang bị từ tận kẻ răng mọi thứ cần thiết để cô không thể chống chọi, dù chỉ một lời.
Càng nghỉ, Phúc càng rối. Anh dặn Như nếu gặp My nhớ giữ cô lại và điện thoại cho anh rồi phóng xe như bay về nhà.
Bước vào phòng khách, anh đã sa sầm mặt khi thấy Hạ Dung, ông Trường và mẹ anh trong phòng khách.
Không thèm nhìn tới ai, anh hầm hầm lên cầu thang. Mới lên được nữa đường, bà Hảo đã gọi giật ngược:
- Xuống mẹ bảo.
Phúc lầm lì ngồi phịch xuống salon. Anh bực bội vô cùng, nhưng vì tôn trọng mẹ nên đành phải nghe lời bà.
Sự phục tùng của Phúc làm bà Hảo hớn hở ra mặt.
Xoa hai tay vào nhau, bà ra vẻ trịnh trọng:
- Hôm nay có chú Trường là người thay ba lo công danh sự nghiệp cho con, mẹ muốn tuyên bố một chuyện. Mẹ chính thức xin cưới Hạ Dung cho con. Ngày, tháng tổ chức đã xem xong rồi, con không có lý do gì để từ chối hết.
Phúc bật cười:
- Mẹ lại đùa rồi. Cưới vợ là chuyện của con, không liên quan tới chú Trường, càng không liên quan tới Hạ Dung. Con và cô ấy đã chấm dứt rồi.
Giọng bà Hảo không chút nao núng:
- Trong tình yêu, giận dỗi là chuyện thường. Đã tới lúc hai đứa làm hòa rồi. Hạ Dung chờ con quá lâu, giờ cưới nhau là vừa.
Phúc dứt khoát:
- Giữa con và Dung không phải là giận dỗi. Nói thẳng ra là chúng con không còn tình yêu, con hết yêu Dung được nữa rồi.
Bà Hảo cười gằn:
- Vì mày đả có con ranh Quỳnh My chớ gì? Đúng hòng con ạ. Bây giờ không đặt vấn đề oán hận, nó cũng chẳng thể nào bằng Hạ Dung.
Môi nhếch lên đầy khinh bỉ, Phúc hỏi:
- Hạ Dung tốt hay không con biết mà. Nếu Diê.p Kỳ không lộ mặt lường gạt quất ngựa truy phong, đời nào cô ta quay lại cầu cạnh con và mẹ.
Nghe Phúc nói thế, Dung kêu lên oan ức:
- Anh nói vậy thật tội nghiệp em. Em và Kỳ chỉ quan hệ chủ tớ, chứ đâu có gì khác. Mà tất cả cũng tại anh, nếu anh đừng vì Quỳnh My phụ rẩy em thì bây giờ em đâu khổ như vậy.
Nãy giờ ngồi im quan sát, ông Trường bổng lên tiếng:
- Chúng ta đừng nhắc chuyện củ nửa. Hãy tập trung vào chuyện cưới xin.
Tằng hắng lấy giọng, ông nói tiếp:
- Giữ đúng lời hứa với anh Trường Thuận, tôi đã trở về Việt Nam gầy dựng lại công ty và giao cho cháu Phúc quản lý. Qua lời kể của chị, tôi biết gia đình Hạ Dung là chổ ơn nghĩa trước kia của gia đình ta. Hơn nữa Phúc và Dung rất yêu thương nhau. Chuyện hai đứa thành thân vừa hợp tình, vừa đúng đạo lý. Trong tình yêu, đôi khi có nhửng phút xao lòng, giận nhau, buồn vui nhau để rồi hiểu nhau, yêu nhau hơn. Tôi tin rằng Hạ Dung là người phụ nử thích hợp với Phúc nhất. Nếu không, dể gì có được mối tình kéo dài bảy tám năm đẹp đến thế.
Phúc cười nhạt:
- Đừng bao giờ lấy điều mình nghĩ áp đặt cho người khác. Chú từng có một mối tình, từng đau khổ vì không cưới được cô gái mà mình yêu lẽ nào chú muốn cháu cũng vậy?
Thấy ông im lặng, Phúc nói tiếp:
- Chú là một điển hình để cháu cương quyết bằng bất cứ mọi gía phải lấy người mình yêu. Cháu không muốn nửa cuộc đời còn lại phải hối tiếc, ngậm ngùi như chú hiện tại.
Bá Hảo phẩn nộ:
- Mày chỉ nghỉ tới bản thân. Còn Hạ Dung thì sao? Nó đả phí cả tuổi xuân vì ai?
Như chỉ đợi có người xướng, Hạ Dung oà lên bằng giọng nức nở:
- Mặc kệ cháu bác ạ. Người ta đã đoạn tình đoạn nghỉa đến thế thì còn gì nữa.
Bà Hảo nghiến răng:
- Không thể có chuyện sống chung với kẻ bác ghét được. Dứt khoát bác không chấp nhận Quỳnh My.
Hạ Dung khích vào:
- Nhưng với P, Quỳnh My có phải là kẻ anh ấy ghét đâu. Cô ta là tất cả, là trên hết.
Bà Hảo cưới gằn:
- Để rồi xem. Sớm muộn gì nó cũng phải tự rút lui thôi.
Định hỏi mẹ đả nói gì với Quỳnh My, nhưng Phúc kịp kèm sự nóng nảy xuống. Anh hiểu vào lúc này càng chống đối mẹ, anh càng gặp khó khăn. Điều quan trọng là làm thế nào để mẹ nhận ra sự giả dối của Hạ Dung và chấp nhận tình yêu Quỳnh My dành cho anh. Muốn được thế, Phúc phải có hậu thuẩn mạnh nhất với anh không ai khác ngoài ông Trường. Trước kia, ông nhận xét khá gay gắt về Hạ Dung. Bây giờ vì không ưa Quỳnh My, ông đã nói khác đi. Ông khiến Phúc hẫng khi trong tim anh, điếu gì đó khá thiêng liêng bị vỡ.
Chỉ có quyền lợi mới khiến người ta thay đổi mà không cần xấu hổ. Trong chuyện tình cảm của P, ông Trường hưởng lợi gì ngoài việc hả hê khi thấy Quỳnh My, con gái cưng của người tình đau khổ?
Không lẻ ông nhỏ mọn, hẹp hòi đến thế?
Lúc Phúc còn suy nghỉ chưa ra thì ông Trường lại lên tiếng:
- Mẹ cháu nói đúng. Không thể sống chung với kẻ mình ghét được. Nếu lấy Quỳnh My, xem như cháu dâng cả cơ nghiệp này cho Minh Sơn. Cháu tự làm ô danh gia đình và tự hạ thấp giá trị, danh dự của chính mình.
Phùc lắc đầu:
- Cháu không cho rằng mọi việc nghiêm trọng như chú nói.
- Sao lại không? Khổ nổi cháu đã trúng bùa mê rồi. Trước kia cháu bảo vờ yêu Quỳnh My để trả thù. Chú và mẹ cháu đả tin vào lời nói đó, nhưng cháu đả làm mọi người quá thất vọng. Với đàn ông, sự nghiệp phải đặt hàng đầu. Cháu xem nặng tình yêu quá, sẽ hỏng bét tương lai.
Phúc bướng bỉnh:
- Nhưng xem nhẹ tình yêu sẻ hỏng cả cuộc đời. Cháu tin mình không sai.
Bà Hảo tức tối:
- Đúng là mù quáng. Mày lạm nặng quá rồi.
Phúc làm thinh, bỏ về phòng riêng trước sự bồn chồn của Hạ Dung.
Cô đảo mắt nhìn ông Trường, bà Hảo rồi buông một câu:
- Có lẻ công sức của chú đổ vào công ty Trường Thuận sẻ theo sông theo suối chảy hết ra biển quá. Cháu không đủ sức giử chân Phúc cũng chẳng có gì đáng nói. Chỉ tiếc cơ nghiệp còn non trẻ của ảnh sắp tiêu tan vì yêu lầm. Quỳnh My đúng là cao tay ấn.
Ông Trường chợt khó chịu vì những lời Hạ Dung vừa nói. Người quá khôn ngoan lắm khi lại để lộ sơ hở rất rỏ.
Hạ Dung thuộc tuýp người đó, cộng thêm một chút tham lam, quỷ quyệt của đàn bà. Cô ta không hợp với Phúc như ông vừa tán vào lúc nãy. Nhưng để tách Phúc ra khỏi Quỳnh My, ông chỉ còn cách ràng buộc anh với Dung, dù lòng ông cũng chẳng muốn.
Xem ra, lời của ông và bà Hảo như nước đổ đầu vịt rồi. Tình yêu càng trắc trở, người ta càng lao vào như con thiêu thân lao vào ánh sáng. Ngày xưa, ông cũng từng như thế. Nếu không vì Minh Sơn, có lẻ giờ này ông đâu lẻ loi cô độc như vậy.
Càng nghỉ ông càng hận. Hận Minh Son là lẻ đương nhiên, nhưng bà Lam Thúy mới khiến tim ông nhoi nhói. Tại sao thế gian có biết bao đàn ông mà bà lại lấy gã đàn ông ấy làm chồng, để bây giờ khổ cho con gái?
Trước khi gom hết tiền vốn đả huy động được và trốn mất, Kỳ có đưa cho ông tờ hợp đồng ngày xưa cai Huấn đả ký với ông Sơn. Chuyện oan ức làm đảo lộn cả đời ông rỏ trắng đen rồi, nhưng có thay đổi được gì đâu. Suốt cuộc đời còn lại, ông vẩn cô đơn, vẩn lặng lẻ. Nhưng dầu thế nào chăng nữa, ông cũng phải lật mặt nạ Minh Sơn để Lam Thúy nhìn cho rỏ người chồng từng đầu áp tay gối của mình, để bà phải hối hận khi đã lựa chọn sai lầm.
Giọng bà Hảo vang lên đầy quyền hành:
- Chú sắp xếp để ngày mai Hạ Dung vào công ty làm lại. Tôi muốn nó là thư ký riêng của thằng Phúc như trước kia.
Ông Trường nói:
- Công ty lúc nào cũng chào đón cháu Dung trở về. Nhưng cháu sẻ đảm nhận việc khác vì thư ký riêng của Phúc đả có người rồi.
Hạ Dung đòi hỏi:
- Chú có thề hoán chuyển việc mà. Vô làm thư ký riêng cho chồng là đúng nhất.
Ông Trường cười nhẹ:
- Điều đó còn phải xét lại.
Bà Hảo bất bình:
- Xét lại là sao chứ?
Ông Trường ôn tồn:
- Có nhiều vấn đề tôi sẻ thưa với chị sau. Giờ tôi bận chút việc phải đi ngay.
- Chú đến chổ người đàn bà ấy chứ gì? Nòi xin lổi. Tối thấy đàn ông các chú đều si tình, ngốc nghếch như nhau. Đả hai thứ tóc còn như thế, huống hồ trẻ người non dạ cở thằng Phúc.
- Mổi người có mỗi số phận riêng, chả ai giống ai đâu chị ạ.
Dứt lời, ông đứng dậy, bước ra cửa. Nắng từ trên cao đổ xuống chói chang. Cái nắng vàng gợi nhớ khiến ông liên tưởng đến những cánh hoa Su Si cam thắm ngày xưa...
Mãi đến bây giờ, ông vẫn còn yêu bà Thúy, yêu điên cuồng tới mức ông muốn bà phải đau khổ mọi khi nhớ tới ông. Không có gì khiến người mẹ đau đớn khi nhìn thấy nổi bất hạnh của con. Ông đúng là ác khi cố tình ngăn cản Phúc đến với Quỳnh My. Nhưng bất cứ ai cũng sẻ làm như ông. Khi ngỏ lời với nhau, Phúc và My phải hiểu những trắc trở sẻ gặp chớ.
Nhưng tại sao ông suy đi nghĩ lại nhiều thế?
Ngần ngừ trước cổng nhà mất mấy phút, ông Trường mới nhấn chuông. Ra mở cửa cho ông là bà Thúy.
Với gương mặt tiều tụy của người chẳng còn gì để mất, bà chua cay:
- Anh tới để nhìn cho rỏ sự thất bại của tôi, hay để an ủi vậy?
Giọng thản nhiên, Ông Trường nói:
- Tôi đến với một bằng chứng chứng minh tôi không phải là người gây ra cái chết của nhiều người vào hồi đó.
Bà Thúy bỗng phá ra cười:
- Bằng chứng? Phải anh muốn nói tới tờ hợp đồng, cam kết gì đấy của thằng quỷ ranh Kỳ không? Trước khi vồ tiền biến mất, nó củng vứt cho tôi một tờ đây này. Đúng là đồ xỏ lá! Nếu tôi biết nó là con của cai Huấn sớm hơn, tôi đả xé xác nó ra rồi.
Ông Trường kêu lên:
- Nhưng trong chuyện ngày xưa, Kỳ vô tội mà.
Bà Thúy ngang ngạnh:
- Nếu lúc đó nó không ốm thập tử nhất sinh, ba nó không cần số tiền lớn thì số phận của rất nhiều người đả khác đi.
Ông Trường tức giận:
- Người chủ mưu là Sơn, là chồng em nên em không kết tội. Thật không ngờ đã ly dị rồi, em vẩn chưa hết mù quáng để nhìn cho rỏ con người ấy.
Đốt một điếu thuốc và sành sỏi phả khói trước cái nhìn ngạc nhiên của ông Trường, bà Thúy nói:
- Với tôi, anh Sơn từng là một cái phao để bám víu. Tôi đã từng lừa gạt ổng củng như ổng đã gạt tôi. Với ổng, tôi chưa bao giờ yêu. Chưa bao giờ, anh nghe chưa?
- Vậy sao em lấy hắn? Đó là câu hỏi suốt 20 mấy năm nay, tôi luôn muốn nghe em trả lời.
Bà Thúy im lặng, môi nhếch lên đầy đau khổ. Bà hạ giọng:
- Nếu anh không tự tìm hiểu thì thôi, tôi thề không giải thích, vì anh không xứng đáng để biết sự thật.
Trán nhíu lại, Ông Trường hỏi:
- Sự thật gì cơ chứ?
Bà Thúy chưa trả lời, chuông điện thoại đã reo lên. Vứt điếu thuốc hút dở vào gạt tàn, bà uể oải đứng dậy nhấc ống nghe.
Giọng ông Sơn hốt hoảng:
- Quỳnh My có bên em không?
- Không.
- Vậy thì đúng rồi. Bệnh viện vừa bảo nó bị xe đụng.
Bà Thúy hét lên:
- Có sao không?
Giọng ông Sơn lạc đi:
- Nặng lắm. Hình như đang hấp hối. Tới nhanh lên, nếu không sẻ trể đó.
Người không còn chút cảm giác, bà Thúy buông ống nghe, mặc nó đong đưa bên cạnh bàn. Ngồi chết điếng trên ghế, bà ấp úng:
- Trời ơi! Nó không thể chết, không thể chết.
Ông Trường ngỡ ngàng:
- Em nói gì vậy?
Ôm lấy ngực, bà Thúy thều thào:
- Quỳnh My bị xe đụng. Nó... sắp... sắp... Ôi! Trời ơi!
Giọng thều thào, bà bảo:
- Tới bệnh viện ngay... Tôi phải gặp mặt con tôi.
Ông Trường sững sờ vì những gì vừa nghe. Nhìn vẻ rủ rượi, đờ đẩn như sắp chết vì đau khổ của bà Thúy, trái tim ông muốn nát ra. Rỏ ràng ông đang đau nổi đau của bà, dù Quỳnh My không phải là máu mủ ruột rà với ông.
Mới vừa rồi, ông còn hầm hồ với việc làm sao cho bà Thúy đau đớn vì nổi bất hạnh của con. Bây giờ việc ập đến còn hơn cả nổi bất hạnh, lẽ ra ông hả hê mới phải chứ.
Vào taxi ngồi rồi, nhưng bà Thúy vẩn lảm nhảm như người đang mê sảng:
- Tôi đả quá ích kỷ đối với Quỳnh My. Liên tục ba bốn năm ròng, tôi bỏ mặc nó với ngoại, sống ở nước ngoài mà không hề nghĩ đến trách nhiệm. Khi trở về, mẹ con luôn lục đục vì bất đồng. Tôi thật ác khi không cho nó yêu Phúc. Thật ra, nó có dính dấp gì tới sự Oán hận của họ đâu.
Khóc nấc lên, bà tuôn một hơi khiến ông Trường rúng động:
- Tôi thật tàn nhẩn khi bảo rằng ba ruột của nó đả chết ở xứ người, để bây giờ nó có bề gì, nó không được gọi anh một tiếng cha.
Ông Trường choáng váng mặt mày. Hít một hơi dài để trấn tỉnh, ông hỏi lại:
- Nó là con tôi à?
Bà Thúy sụt sùi gật đầu:
- ĐDó là lý do tại sao tôi phải ưng ông Sơn. Lúc ấy, mẹ tôi chưa bình tâm vì cái chết của Lam Uyên, tôi đâu thể để bà bị sóc lần nữa vì có đứa con gái không chồng mà chửa.
Ông Trường nghẹn ngào:
- Trời ơi! Tôi thật vô tâm. Vô tâm quá mức. Bởi vậy trời mới phạt tôi. Tôi có lỗi với em và con. Đúng là tôi không xứng làm cha của Quỳnh My. Tôi bị trời phạt rồi.
Xe tới bệnh viện, hai người vội vàng chạy tới phòng cấp cứu. Ông Sơn đã có mặt ở đó. Đưa cho bà cái xách tay, ông nói:
- Nó vẫn còn ở trỏng. Người ta không cho vào.
Ôm cái xách tay, bà Thúy bệu bạo:
- ĐDúng là của con tôi. Cái xách này tôi mua bên Úc.
Ông Trường nóng nảy:
- Tình trạng của nó ra sao rồi?
Ông Sơn trả lời một cách máy móc:
- Còn nước còn tát. Nhưng họ bảo không hy vọng.
Bà Thúy hỏi:
- Anh đã nhắn bác sĩ Hoàng chưa?
- Rồi. Nhưng anh Hoàng đi công tác xa. Chặc! Số con bé thật đoản.
Ông Trường trừng mắt:
- Anh trù nó đấy à? Đúng là không có máu không xót.
Giọng ông Sơn châm chọc:
- Máu với mủ gì. Chú có nuôi nó ngày nào đâu mà xót. Chú về đây để trả thù chớ có phải để nhận con đâu.
Ông Trường nghiến răng:
- Anh im đi. Nếu không vì anh, cha con tôi đã chẳng lâm vào cảnh đoạn trường như bây giờ.
Bà Thúy khổ sở:
- Xin hai ông im giùm.
Cửa phòng cấp cứu xịch mở, ông Sơn lao tới trước:
- Con tôi thế nào?
Người y tá lắc đầu:
- Con bé hít heroin liều cực mạnh, khi té xe bị chấn thương não quá nặng. Rất tiếc, chúng tôi phải bó tay.
Bà Thúy ú ớ rồi té ngã vào vách trước sự lặng thinh đến tê điếng của hai người đàn ông.
Xung quanh ông Trường, mọi vật chợt nhòa đi. Ông nghe tiếng người lao xao, tiếng trái tim mình đập thình thịch rồi tất cả chợt rơi vào màu đen của im lặng.