When you're young, you want to do everything together, when you're older you want to go everywhere together, and when you've been everywhere and done everything all that matters is that you're together.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1459 / 21
Cập nhật: 2015-07-18 12:57:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 17
à Ba hỏi Ngọc Sơn:
- Chú có cách nào hạ thằng bộ trưởng bộ công an Phan minh Hợi hay không? Nó là kỳ đà cản mũi!
Ngọc Sơn nói:
- Thằng chả là khách của em mà. Chị xem trong bảng Phong Thần có con heo trong đó. Lâu nay em sống nhờ cái ô dù của thằng chả đó chớ. Vậy nên mọi dịch vụ em đâu có ăn tiền thằng chả. Bây giờ có cái ô của chị, em hết lo rồi. Nhưng thằng chả có gốc bự là bố vợ.
- Không được đâu em. Mọi cây chìa khóa nhà tù đều do nó cầm trong tay hết cả. Nó cho ai đi nghỉ mát là cho. Nó lại còn có gốc bự là bố vợ nó nữa. Hai cái tảng đá này còn đó thì mình
khó phất lên lắm! Bây giờ phải lật cả hai để mở đường chiến thắng Ðiện Biên được.
- Chị có cách gì không?
- Chú có cách gì thì cứ nói ra. Chú thử tham khảo thằng Ðốc Rằn xem.
- Thằng đó thì chỉ đường ngay lối thẳng chớ không có mưu mẹo gì hết đâu. Theo em thì nguyên tắc muôn thuở muốn câu đàn ông không gì nhạy bằng mồi nhộng. Còn muốn câu đàn bà thì không mồi nào nhạy bằng mồi giấy.
Bà Ba nói:
- Chú biết nguyên tắc nhưng phải thực hành kết quả thì nguyên tắc mới trở thành bất hủ
được.
Ngọc Sơn nói:
- Theo em nghĩ Ngô Phù Sai mất nước là vì Tây Thi, Vua Trụ tán gia bại sản là vì Ðắc
Kỷ. Cứ sách đó mà làm thì không có thể sai được. Em có con nhí bồ của thằng Huỳnh Long nay trống chưn rồi. Dùng nó làm mồi câu chắc dính nhưng phải rất kỹ. Nó đánh hơi bằng cả trăm cái mũi chớ không phải một cái của nó đâu.
Bà Ba cười:
- Tôi chỉ nghe nói thôi chớ chưa biết mặt! Phải có kế hoạch, thế nào con heo nầy cũng ngoạm. Chú biết vụ thằng cha Trịnh đình Ngáo không?
- Em có nghe nói sơ sơ về vụ cái bông điệp héo.
- Ðó cũng nhờ mồi thịt sống ngụy trang bằng bông hoa. Lão ta đã bảy mươi mấy rồi. Nhà villa hai cái đôi (jumelée) ở Sài Gòn. Lão vô khu R, tính sẽ làm tổng thống miền Nam là cái chắc. Khi thành lập cái chính phủ miền Nam thì Huỳnh tấn Phát làm Thủ Tướng. Lão ta cùng với một số đại diện trí thức miền Nam được cho ngồi ghế "Chủ Tịch Ủy Ban Cố Vấn Chánh Phủ". Nghe thì to lắm nhưng thực ra thì chỉ là bù nhìn rơm. Khi về Sài Gòn, ông luật sư được cho ở nhà tập thể, cơm chậu nước thùng, bất mãn nhưng không biết thố lộ cùng ai. Chạy đi tìm anh Chín, anh Ba thời ở R, ăn lông ở lỗ thân ái với nhau, nhưng không gặp được tay nào cả. Về thành phố, anh em ta chui như trạch, không gặp được đã đành, gọi phôn cũng không được.
Bữa nọ có cán bộ tới hỏi ý kiến lão ta chịu nhận chức nào trong chính phủ, cỡ Phó Thủ
Tướng đến Bộ Trưởng, lão ưng cái nào ngồi cái nấy. Lão xin nhận Bộ Tư Pháp. Chả là con nhà
luật mà...Nhưng việt cộng đâu có xài luật gì ngoài luật rừng. Tuy được hứa vậy nhưng lão ta chờ rõ dãi ra vẫn không thấy.
Một hôm cán bộ đưa tới một nữ thư ký tên là cô Ðiệp, sắc đẹp nghiêng thùng đổ nước nhưng lão ta cũng OK vì bà luật sư được đưa đi công tác dài hạn ở xa. Cô Ðiệp săn sóc ông Bộ Trưởng Tư Pháp tương lai với mọi sự thân ái gồm cả nấu ăn và dạy tiếng Nga cho lão như cô giáo kèm học trò, mỗi ngày được dăm chữ...Một bữa trời mưa to, cô Ðiệp không về được, lão ta mở rộng mùng mời mọc cô bé ở lại và ngủ trong buồng của lão, còn lão thì ở ngoài phòng giấy gạo tiếng Nga. Cố nhiên cô Ðiệp không từ chối. Nhưng lại từ chối cái khoản thiêng liêng kia. Chẳng những từ chối mà còn làm tùm lum ra. Khu phố đến không cho kiểm thảo mà lập biên bản gởi lên trên cốt ý bịt câu chuyện không cho xì ra ngoài dân chúng, để giữ uy tín cho cán bộ cao cấp. Ngoài ra các anh lớn thời ở rừng đến an ủi và tỏ vẻ rất tiếc đã để cho xa Chức Nữ hơi lâu nên đã xảy ra sự cố. Ngáo ta thề bán mạng rằng mình không có tơ hào gì…Nhưng từ đó lão ta không còn dám bất mãn hoặc đòi hỏi chức vụ nữa để đổi lại sự khoan hồng của anh Bảy anh Ba là không đưa ra công khai kiểm thảo trước khu phố. Dưới chế độ dân chủ hiện hành thì anh chăn bò được coi ngang trí thức.
Bà Ba kể vắn tắt cho Ngọc Sơn nghe câu chuyện trên và kết luận:
- Nếu chú có con nhí thật thơm thì tôi sẽ câu đuợc thằng Phan minh Heo này. Nhưng tống nó khỏi cái ghế Bộ Trưởng rồi không biết chừng nó lại văng lên cao hơn và mổ ngược xuống đầu mình đấy. Chú không thấy thằng Ngô xuân Quạ hay sao? Bọn cừu địch định bới vụ Thủy Long Cung ra hạ nó, chẳng dè nó không rơi mà lại còn bay cao hơn. Muốn luộc con heo này tôi nghĩ là phải hạ cụ cố cũng như trước kia đánh tụi Ngụy nhào là nhờ đánh cho Mỹ cút. Cụ cố đi phải có người kèm thì mồi nhộng hay mồi giấy câu cũng không ăn.
- Chị lầm! Ngọc Sơn nói, con cá thì có thể không ăn, nhưng con người thì thấy đùi đĩa đô dù nằm trong hòm rồi cũng cố ngồi dậy…Chừng đó chúng ta sẽ đưa tay ông Thượng Tướng ra. Mình không cạnh tranh với hắn nhưng hắn là kỳ đã cản mũi thì mình phải nên dẹp để lấy lối đi.
Trong đám người mẫu của tôi còn nhiều đứa xài vào việc này được lắm. Ta cho một lô vây quanh để đấm bóp qua loa không cần đồng khởi.
Ngọc Sơn nói tiếp một cách kiêu hãnh:
- Còn nhiều, loại nào cũng có. Gái một lứa sồn sồn thất nghiệp thiếu chi. Bọn này cần được cấy vào ruộng, xoàng cũng được. Miễn có đất cấy thì thôi.
- Chọn cho tôi một đứa có tí học thức, nhưng nhớ điều kiện số 1 là phải mát mắt.
- Chị nên gờm thằng Minh Heo. Nó là tay có sạn trong đầu đấy. Nó có thể lừa mình chớ mình không dễ gì lừa nó đâu!
- Con đào Sài Gòn năm xưa, có cần gì lừa thằng cha mặt nám, nhưng thằng cha mặt nám vẫn dí mõm vào nó, bất kể đạo lý luân thường. Ðã có ba vợ lại còn đi lấy vợ người ta rồi nhân danh cách mạng giết cả vợ lẫn chồng. Dân Sài Gòn biết hết. Họ căm hận lắm. Bây giờ con heo này cũng thế, miễn gái cho gồ đường nét nhìn cho xẹt điện là chắc ăn.
Tôi cảnh giác để các anh có đi Sài Gòn ghé Cố Ðô, ngủ đò thì coi chừng các mệ hò mái
nhì nghe. Chúng tôi vô đó, còn có một đứa sống sót về là tôi đây!
- Gái Huế mồm hát mùi mà tay móng chằng như thế à?
- Ối giời, bố lơ mơ là chết với các eng đấy nghe! Chúng tôi đi một đoàn vô Sài Gòn cán bộ ngân hàng và công an. Ngân Hàng thì vô Sài Gòn kiểm tra chi đó, còn công an thì ghé Huế để thẩm tra về "Giặc Thiếc" và "Giặc Vàng". Báo cáo của Huế ghê gớm lắm. Chúng tôi tưởng chừng núi Ngự bị bứng đi và sông Hương đã lấp cạn rồi, nên bộ hỏa tốc cho chúng vào. Ðoàn gồm một Đại Tá, hai Trung Tá và muời nhân viên. Quyết làm một cú ngoạn mục về hai cái mỏ này. Chả là trong báo cáo nói một đoàn địa chất vào tìm được mỏ vàng, đào một tháng, bán được
1 tỷ rưởi rồi ủy ban tỉnh đến can thiệp, họ rút lui, để mỏ lại cho địa phương. Các tay địa phương
đào bán được 1 tỷ hai. Cho nên trung ương mới cho người vào.
Ông bạn vàng ngừng lại uống hớp cà-phê rồi tiếp:
- Tâm lý của công an là ri này. Có phôn gọi báo vụ chém lộn hay cháy nhà thì họ chạy đến chậm lắm. Có khi đến nơi thì đám cháy đã rụi tàn rồi. Nhưng nếu báo cáo buôn lậu thì họ đến ngay. Vì xét bắt buôn lậu nhất là á phiện thì sẽ tịch thu tang vật nhập kho, lại sẽ chấm mút được ít nhiều hoặc nẩng trọn gói đem về nhà.
- Họ không sợ bị bắt à?
- Xì! công an bắt người chứ ai dám bắt công an!
- Trong nhà trữ đồ quốc cấm thì phải bắt chứ?
- Ông ngây thơ bỏ mẹ đi đấy! Công an ở đâu chớ công an Hà Nội thì khỏi có bị gì hết. Ông xếp lớn hiếp nhân viên cho có bầu rồi đem gả cho cán bộ, thậm chí hiếp cả bác Hồ gái có sao đâu? Vụ ông Trường tử hình vì buôn á phiện lậu là do một ông kẹ ba đầu rằn chỉ huy đấy! Rốt cuộc tép rong tép riu bị kho mặn còn tôm càng sống nhăng. Tang vật bắt càng nhiều mấy ông ấy càng giàu. Thôi để tôi trở lại vụ giặc thiếc giặc vàng kẻo lạc đề.
Nghe hơi vàng, các cha như gai đâm đít, cho nên họ gởi phái viên quan trọng vô là thế. Nhưng vô đến Huế thì nghe tiếng hò mái đẩy não nùng lữ khách tha hương cho nên lũ khách mỏi không nỡ rời chân. Bèn ghé đò ngủ qua đêm cho biết mùi đó. Nhà khách của ủy ban rất đầy đủ tiện nghi nhưng sao cho bằng đò...dọc! Sông Hương trời sanh nơi xú Huế quả là một ân phúc quá lớn cho dân xứ Thần Kinh.
Câu ca dao bất hủ với: "Gió đưa cành trúc là đà. Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương" là xuất phát từ đây. Nếu gặp đêm trăng thì càng tuyệt diệu. Nhưng mà quả núi nào cũng vậy. Ở xa xa mà nhìn thì đẹp lắm. Nào mây nào gió, nhưng mà khi lại gần thì mới thấy đá lởm chởm, leo lên thì mới thấy nét đẹp biến đi hết. Sông Hương cũng thế. Con gái Huế thì hãy coi chừng. "Non bất cao, thủy bất thâm. Nam đa trá, nữ đa dâm". Tôi không dám nói câu ca dao đó tả đúng bản chất dân địa phương nhưng khi "đụng độ" lần đầu thì tôi ngán quá.
- Ngán làm sao đâu nói thử coi tôi có ngán không?
- Ðây nhé, tôi kể một chuyện các đồng chí nghe thử xem có ngán không. Vừa đến nơi, thấy một nhóm người đứng lố nhố dưới tàng cây bên bờ sông. Ðó là những eng đấy. Thấy khách đến các eng đến lên tiếng chào. Rồi bất ngờ một eng tụt áo ra tới rốn trước mặt khách và nói:
"Của tôi nè, dụng cụ toàn ô rin. Chơi một cú thích thú ba năm! Chơi đi, em điệu mà!" Ðó là lời mời khách không có văn hoa gì hết…
- Rồi sao nữa?
- Ai biết mô tê! Nhưng mà coi chừng, không phải eng nào cũng ngây thơ và thành tâm bắt khách cái kiểu đó. Có cốt cán đẹp, ăn nói rất dịu dàng. Tiếng Huế bỏ dấu nặng nghe êm ru chớ không chối tai như dấu nặng Nghệ Tĩnh. Một khi anh đã xuống thuyền rồi, anh không thể trở lên bờ mà không bỏ lại dưới đò một ít ruột gan của anh. Cái giọng "Huệ" nghe nó lọt tai êm đêm như giọt nước thánh thấm vào tim: "Ạnh ơi ạnh, ạnh nhìn trặng kịa, có đẹp khộng? Anh hãy ở lại với em đêm nay v.v…"
Ngày xưa bạn đã từng xem gánh hát Tố Như không? Nó xuất xứ đâu ở vùng Thừa Thiên. Một cô đào tôi mê bỏ học bài để xem cô ta biểu diễn hình như tuồng Tây dịch ra tiếng Việt. Trong đó có chú hề Paul Sĩ mới chừng 7 tuổi. Cô đào tên Tố Như, đẹp một cách lạ lùng, từ hồi trẻ tới già tôi chưa thấy cô đào nào đẹp bằng. Nếu ở vào thời trước chắc chắn là cô sẽ bị tiến cung dâng lên cho thiên tử.
- Thôi đi bố non! Nói vụ ngủ đò để rút kinh nghiệm. Ông bạn kể tiếp:
- Trong lúc bạn ta mê ly tàng tịch thì cô nàng đùa quần áo và chiếc cặp hoặc sắc cốt của bạn ra ngoài lái thuyền cho đồng bọn nẩng đi mất. Khi tàn trận, bạn chỉ còn cái quần tiều dính da
leo lên bờ vừa đi vừa lầm thầm chửi gái "Huệ". Ðó là một trường hợp bạn mất hết tiền bạc, giấy tờ, chứng minh thư. Nếu có xe đạp "giao cho tui giữ bảo đảm 100%" thì bây giờ cũng đã mất
100%. Ðò đâu có ghé lại bến lúc bạn xuống mà mong tìm dấu vết để đi tố cáo. Vả lại cán bộ còn sĩ diện đâu để tố cáo một chuyện như rứa. Có khác nào mình tự tố cáo.
Nhưng như thế thì cũng hãy còn may mắn vì còn thấy mặt vợ con bạn bè và có cách báo cáo láo với cơ quan để làm lại cuộc đời. Nhưng gặp trường hợp như một anh cán bộ cao cấp nọ mất hết chiếc cặp đựng giấy tờ và tiền bạc. Anh ta hăm dọa con bé làng đò. Còn đang cãi cọ thì một toán công an ặp xuống lập biên bản và dắt anh ta đi không biết đi đâu. Ðó là đám bò giả, tay chân của các em. Tuy thế cũng hãy còn may mắn. Vì…hãy còn chưa vô sổ Diêm Vương như một anh cán bộ khác. Anh này cũng mất hết đồ phụ tùng và tiền thuế đi nộp cho sở thuế nên anh ta sợ bị tội. Anh ta làm dữ, nhưng bọn gái càng dữ hơn. Chúng cho tay chân trói ông cán và ném xuống sông. Ba ngày sau xác mới nổi lên làm cho dòng Sông Hương thêm mùi hương.
Ðến Sông Hương bây giờ các bạn nên cẩn thận "Ðêm Tàn Bến Ngự" của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước nghe man mác hồn hoài cổ gây một nỗi niềm khắc khoải trên sóng nước đò đưa ngày trước. "Chiều trên bến Sông Hương" của Ðặng Thế Phong tôi vẫn hay hát:
Chiều tàn trên bến, Hương Giang lờ trôi
Bóng chim bay về chân núi xa vời
…Trên Sông Hương bến nước mê đắm giấc bao tình Lòng còn say mơ dường như nhớ thương bao đêm trăng Thuyền lặng lờ trôi theo khúc Nam Bình.
Tất cả những hình ảnh thơ mộng ngày xưa, cái không khí Hương Giang thần tiên nay hoàn toàn không còn nữa. Người ta vừa "đón đò" vừa run, còn đâu thưởng thức? Ngày nay nói đi ngủ đò Sông Hương là phải nói đến võ trang nếu muốn được an toàn. Nhưng coi chừng, võ trang rồi cũng vô ích! Bởi vì các eng xảo quyệt lắm. Súng này không nổ đã đành, súng kia cũng lép luôn. Tiền mất tật mang, hận Hương Giang hết kiếp.
- Như vậy việc đi kiểm tra mỏ vàng mỏ thiếc bị đình trệ hay sao?
- Cách mạng luôn luôn tấn công mà. Một cán bộ bị trầm mình, muơi người khác tiến lên. Chúng tôi đánh mỏ thiếc trước. Ði luẩn quẩn rồi cũng không khỏi con sông cô hồn này. Chúng tôi ra tận môi trường. Chẳng có mẹ gì. Dân người ta nghèo quá nên đào đá ở lòng sông Hương đem đi bán cho bọn xây cất đổ nền nhà. Lòng sông khó đào nên họ đào trong bờ. Do đó có vài chỗ đất sụp lở, làm cho phong cảnh có kém phần mỹ quan hơn xưa chút ít nhưng không gây thiệt hại cho môi sinh, cũng như cho xã hội. So với việc xây cất những ngôi nhà lầu đồ sộ trên đê sông Hồng với những quãng đê bị rò, vỡ, sụp lở, gây ra sự tàn phá mùa màng và uy tín của nhà nước thì vụ giặc thiếc này không nhằm gì.
Tà Rằn cười:
- Ông báo cáo chính xác thế thì người ta tốn mất bao nhiêu tiền để được ông trau dồi đạo đức cho họ.
Vị cán bộ giật mình nhìn ông Đốc đen thùi mà nghĩ thầm: Thằng này cũng hiểu mánh mung quá he! Ðã bước chân vào cái trung tâm này thì ai là người khỏi nắng?
Vừa đến đó thì có khách đến. Tà Rằn ngó ra trông thấy một người đàn bà bệ vệ, sang trọng, thì kêu lên:
- Chị Ba! Chị đến đây như cứu tinh của tôi đó! Rồi quay lại ông bạn người Huệ. Chuyện xây dựng đò bến trên sông Hương chúng ta sẽ bàn sau, bây giờ mời bạn bước sang phòng bên cạnh, nơi đó tôi đã sẵn sàng để người ta trau dồi cái đạo đức của bạn.
Bà Ba ngồi xuống nhìn người khách đi khuất rồi mới hỏi:
- Gì thế ông Ðốc?
- Dạ có hai cái Công ten nơ đang bị kẹt ngoài sân bay Nội Bài. Bò vàng và Cò trắng đang
hằn học với nhau tranh công, nhưng có lẽ vụ phần trăm chưa được ổn thỏa cho nên tôi không đem về được.
- Ai gởi cho ông?
- Dạ của bố tôi xuất ngoại mang về.
- Những thứ gì trong ấy?
- Dạ thì…thì..thì cũng..chỉ những dụng cụ trong việc trau dồi đạo đức made in USA và một vài loại thuốc dưỡng sinh dùng cho các cụ ta…và…chừng năm tá đồ mỏng có in hình hoa hồng của khách sạn Hồng Hoa đặt. Dạ thì quan trọng nhất là thuốc dưỡng sinh cho các cụ nhớn do ủy ban bảo vệ sức khỏe…
- Tôi biết rồi! Bà Ba xua tay. Nhưng họ nói thế nào?
- Họ bảo khui ra kiểm tra tất cả. Dạ, nếu làm vậy thì tôi bị phạt hành chánh nặng lắm và có lẽ hai cái trung tâm này phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Bà Ba biết cái thóp của ông đen này rồi nên nói dọa:
- Ông bị "heo rừng độc chiếc" rồi! Phải có đối thủ cao.
- Fifty-fifty đó chị Ba.
Bà Ba nghĩ: Thứ tiền cô hồn nầy ăn một đồng phải nhả lại một hào. Không nên nuốt trọn, làm cái nghề thất âm đức này cũng nên để đức lại cho con cháu và chừa cho mình lối thoát, bèn nói:
- Thôi thì cứ uống bia 33 đi!
Bỗng từ ngoài cửa cái xăm xăm đi vào một người đàn bà mang giày bốt, quần áo lòng thòng, ren, tuội như hát bội. Bà vội vàng đóng cửa lại. Tà Rằn không biết việc gì nhưng cửa đã khép lại. Tà Rằn quay ra tiếp khách. Hai bên chừng như đã quen nhau lâu rồi nên câu chuyện bắt đầu vào phần chính không có phần xã giao như thường lệ.
Khách hỏi:
- Có món nào mới hơn ba cái Ðiên Cuồng của Ðài, hoặc Chín Con Chó của Thái không ông Ðốc?
- Có, có mới phê gấp đôi, nhưng giá cả leo thang dữ lắm.
- Bao nhiêu?
- 45 đô một liều. Nhưng phải tiền đô, còn dổm thì cao hơn.
- Bi nhiêu bi, miễn giới dân chơi tiêu thụ mạnh thì tôi lấy hết.
- Cô đem về chào hàng cho khách vài viên đi. Nếu họ thích thì tôi để giành cả cho cô. Hì hì hịt hịt…
- Sao lại giành cho tôi.
- Thì giành cho cô bán, không phải sa..ao?
- Phải nói cho rõ.
- Giành cho cô, cô không lấy thì giành cho tôi….bán
- Nói phải nhớ à nghe! Ông là thượng cấp của tôi đó!
- Thượng hạ gì cũng được mà! Của tui….cũng như của cô mà….
- Ðể tôi đem về thử coi cái nào chạy!
- Cái nào cũng chạy mà!
Bà Ba thừa cơ Tà Rằn tiếp khách (có vẻ say mê) nên bà mở cửa lách mình bước nhanh ra phòng rồi vọt ra cửa như trốn nợ. Bà ngó quanh như sợ ai thấy. Bà mừng như thoát ngục. Bỗng có tiếng gọi:
- Má…á!
Bà nhìn ra đường. Một thanh niên ăn mặc xốc xếch. Áo phanh ngực, quần cụt đang ngồi sau poọc ba ga xe gắn máy do một cô gái mặc quần cụt híp pi lái đang rà lại bên lề.
- Mày đi đâu đây Tuấn? Bà Ba buột miệng hỏi như máy.
- Con đi tìm má!
- Ai chỉ mày lại đây?
- Không có ai chỉ hết!
- Không chỉ sao mày biết?
- Con đâu biết gì đâu! Con chỉ đi ngang đây thôi!
"Không biết gì đâu!" Thốt ra từ miệng Tuấn làm cho bà cảm thấy nó biết hết trơn. Lần trước bắt gặp nó ở đây bà còn dùng quyền vì bà đi tìm nó để rầy rà mắng mỏ nó nhưng lần này nó lại gặp bà ở trong Trung tâm trau dồi đạo đức thì bà cảm thấy mất hết quyền. Bà chỉ nói một câu gần như vô nghĩa:
- Mày quá lắm rồi à nghe!
Bà muốn đi nhanh để không ai kịp nom thấy mẹ con bà Thượng Tướng ở trước cửa cái trung tâm Phục Hồi Nhân Phẩm và trau dồi đạo đức này. Bà định biến nhanh nhưng thằng con trai nói ngay:
- Má cho con xin…
- Ðồ quỉ! Bao nhiêu?
- Mười hai tê.
- Mày làm cái giống gì mà xài bấy nhiêu đó?
- Dạ, đám cưới con, con còn thiếu chịu. Tuấn gải đầu gải tai. Kế đó là con phải đài thọ phái đoàn Sài Gòn ra đây tìm con.
- Phái đoàn gì?
- Dạ, Oãi đầu vàng!
- Là cái giống gì, tao không có biết!
- Dạ đó là các đại công tử Nam Kỳ ra đây dự đại hội đảng của bố con. Tất cả có 11 đại biểu chính thức 7 nam 4 nữ. Tuấn xòe tay ra đếm.
Bà Ba chợt hiểu. Bà kêu trời:
- Ðám đó sao vô dự đại hội của đảng bố mày được?
- Dạ chúng nó được thư mời, nhưng chưa quyết định đi hay không nên chúng ra đây thỉnh thị con.
- Rồi sao con phải đài thọ cho chúng?
- Dạ chúng con là dân Thủ Ðô đàn anh phải thế. Mà cho con 12 tê còn nửa tê kỳ trước để
đó.
- Tao không có tiền.
- Má không cho con tiền làm đám cưới nữa sao?
- Mày cưới cho mày chớ tao có cưới cho mày đâu.
Bà Ba bỏ đi nhưng còn nghe tiếng của thằng con trai:
- Em không chào má nên má giận đó.
- Bà già Yamaha. Tuổi đó rồi còn đến trung tâm trau dồi đạo đức.
Bà đi thẳng không quay mặt lại. Trong cơn giận dữ bà không chủ động được nên theo
đường cũ bà trở lại gặp Họa Sĩ Ngọc Sơn. Ngọc Sơn nói:
- Em cũng định đi tìm chị để bàn câu chuyện lúc nãy cho rốt ráo. Em nhất trí với chị là nên đánh vào cái gốc cụ cố. Lúc nãy ý kiến chị đưa ra bất ngờ nên em không có sự đóng góp... Sau khi chị đi rồi em mới có bằng chứng.
- Bằng chứng gì đâu chú nói nghe coi.
- Càng già càng khoái con nít. Ðây để em kể chị nghe. Không ai đâu lạ có phải ông cụ 68 tuổi lấy con gái 18 không? Cụ Nguyễn Công Trứ lúc 73 tuổi thâu nạp một cô đào non 15 tuổi, nhưng có người cắc cớ hỏi cụ năm nay bao nhiêu niên kỷ thì cụ vui vẻ trả lời: Ngủ thập niên tiền, nhị thập tam, nghĩa là 50 năm trước tôi chỉ 23. Ðó là ở bên Việt Nam ta! Ở bên Tàu thời xưa các
ông vua râu dài tới rốn kén cung phi mỹ nữ từ 15 đến 18. Nói chi xưa, Mao trạch Ðông có nàng hầu cận tên Phương 18 tuổi và hằng chục nàng khác. Thân cận cho đến nổi trước phút lâm chung cụ Mao thều thào không ai hiểu ngoài nàng Phương. Mác 58 tuổi lấy đứa đầy tớ gái 16 tuổi có bầu trong khi vợ nhà thuộc thành phần quí tộc nhưng đã có 5 con, Lê Nin cũng có nhân tình và đòi ly dị với vợ. Còn Staline thì lấy vợ của sĩ quan hầu cận tên là Usov, vợ Staline hay được đã tự vận ngay đêm kỷ niệm cách mạng tháng mười bằng thuốc độc trong phòng ngủ chờ đợi chồng về suốt đêm.
Bà Ba cười nhạt:
- Ở đâu chú biết những chuyện bí mật ly kỳ thế?
- Trước khi mở cái trung tâm đào tạo người mẫu, em đã tìm hiểu khá nhiều chuyện để khi có bị phiền nhiễu thì có lý do đối đáp.
Ngọc Sơn tiếp:
- Còn một điều này nữa là lãnh tụ cộng sản có hai đức tính rất nổi bật. Ðó là mê gái và tài ba không kém gì vua chúa. Hì hì…em cũng đã 70 rồi mà chị Ba!
- Chú nói bậy coi chừng đứt đầu đa nghe.
- Em đọc sách hẳn hoi chớ không bịa tạo. Nếu cần em sẽ trưng sách tiếng Pháp, tiếng Anh của chính những thân cận của các ông ấy viết ra. Như về Staline thì do Khrơ Sút Dép viết ra, nói cả trong băng nhựa có tên là Secret Tapes. Em đọc xong nhớ như in trong đầu như: Con bé Hélène đầy tớ gái của vợ chồng ông Marx, bà Kryskaya vợ Lê Nin v.v...và cả Hoàng Đế Nicolai Đệ Nhị bị Lê Nin ra lệnh giết. Mao trạch Ðông ra lệnh cho quân cảnh vệ rình đánh Lâm Bưu bằng một quả bộc phá TNT có sức mạnh công phá một chiếc xe tăng. Như thế đủ thấy các "via" tàn bạo và háo sắc số dách.
- Ai có điều kiện thì cũng thế thôi chú à. Như chú có phải là vua chúa gì đâu mà cũng thế.
Là vì chú có lý do và có điều kiện để vẻ khỏa thân hằng chục người mẫu.
- Nghĩa là chị lại khẳng định một lần nữa rằng các cụ cổ lai hi vẫn hảo ngọt. Như thế khi ta đánh vào cụ cố là đúng mục tiêu lắm. Cái kế hoạch này em nghĩ là một viên đạn bắn hai con chim. Em biết tính con heo rất thích đùi non. Em sẽ vẻ kiểu cho chị đặt may cho cô nàng vài bộ đồ dân tộc cải tiến, nghĩa là gồm có mini jupe và áo ba lỗ của tụi đầm nữa. Thế nào thằng nọ đến thăm bố vợ cũng gặp con nhép này như Lữ Bố đến nhà Ðổng Trác bố nuôi mà đá lông nheo với Ðiêu Thuyền vậy. Rồi rốt cuộc là hai cha con giết nhau.
- Không có cái màn chót này đâu vì cụ cố không có sức khỏe và bộ óc heo như Ðổng
Trác. Bà Ba nói. Trong kế hoạch này ta chỉ nhắm vào cái gốc là được rồi.
- Cụ cố chỉ cần con bé "đấm lưng" sơ sơ là sặc gạch thôi.
- Chú không nên lạc quan quá trớn.
Câu chuyện kết thúc ở đây. Bà Ba về nhà thì gặp một người đàn ông tóc hoa râm, khuôn mặt vuông với nhiều vết nhăn sâu trên trán. Ông ta tự xưng là Chín Ủi, người của ông Ðốc Rằn. Một ngày bận rộn bằng 20 năm như Thủ Tướng Phạm văn Ðồng nói.
Bà Ba vào nhà gọi phôn lại Ðốc Rằn xác nhận sự có mặt của Chín Ủi xong rồi mới bắt đầu nói chuyện. Chín Ủi vô đề ngay:
- Ai cũng thế. Thời nào cũng thế. Và việc gì cũng thế. Muốn thành công phải có tiền. Tiền là Tiên là Phật. Tiền là sức bật của lò xo. Tiền là thước đo lòng người.. Là tiếng cười của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là tiền thân của nhân dân, là cán cân của Công Lý. Tiền trên hết các thứ của quí, tiền là hết ý vô song.
Chín Ủi nói một hơi như đọc kinh Mác, xong cười khì:
- Bà xem tôi đây vì không có giấy bạc dán trên mình, nên không có làm gì được, không ai
coi ra gì.
Bà Ba gạt ngang:
- Ông đừng có đùa nữa. Ông cần gì?
- Tiền! Tiền để làm sức bật.
- Bao nhiêu?
- Dạ, càng nhiều càng tốt. Tiền không bao giờ dư! Tiền đẻ ra tiền. Bà càng giữ tiền trong tủ thì bà càng mất. Một đô ăn một ngàn rưởi hôm nay. Mai nó ăn một ngàn rưởi một đồng. Mốt nó ăn một ngàn rưởi năm đồng. Ngày kia nó ăn một ngàn sáu. Bà càng giữ càng mất mà không hay. Ðó là chưa nói đến trường hợp bà giữ toàn bạc giả thì trong tủ bả chỉ toàn là giấy lộn. Thưa bà đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Ðồng tiền đi sau là đồng tiền dại. Bà xem thằng Huỳnh Long đó. Nó quơ 77 tỷ của nhà nước đem ém hết vô băng. Bây giờ nhà nước úp bộ sạch sành sanh. Chớ chi nó chia cho vợ con mỗi người giữ một ít thì đâu có mất trọn, hoặc nó mua nhà mua đất cho vợ con đứng tên có đỡ hơn không?
Bà Ba trố mắt, chưa kịp nói gì thì Chín Ủi đã thêm "sức bật" cho mình:
- Dạ kế hoạch nầy thiên nan vạn nan đó thưa Bà chị! Rồi hắn kể lể:
- Xưa kia Lã Bất Vi muốn qua biên giới hai nước Triệu và Tần, muốn chiếm nàng Triệu Cơ, muốn làm quen với Dị Nhân và muốn vào hoàng cung yết kiến Hoa Dương Hoàng Hậu phải bỏ ra vô số ngọc ngà châu báu vàng bạc của ông ta tích trữ lời lãi của những chuyến buôn mạo hiểm, nhưng khi thành công ông ta nắm quyền nhiếp chánh của nước Tần, làm cha của Tần Thủy
Hoàng, thì vốn bỏ ra có đáng là bao? Muốn thành đại sự mà hà tiện như con mọt gặm gỗ lim thì
còn mong gì được. Bà thử nghĩ hạ con heo kia, đưa ông Tướng nhà lên thay hắn thì bà chỉ bỏ con tép bắt con tôm và một mình bà một chợ. Nếu bà cò kè thì thôi đừng có tính kế hoạch gì hết. Bà hãy đi tìm ở đâu ra một người mẫu hạng siêu như con nhí này? Rồi bà sẽ thất vọng, bà sẽ đau khổ mỗi lần đi công thức 3-3-3 hoặc 4/6 với đám cò, đám bò.
Chín Ủi thuyết tiếp liên miên. Cái kế hoạch hạ bệ con heo này hắn đã truyền cho siêu
người mẫu rành rẽ rốt ráo hết cả rồi nên hắn không còn nói úp mở:
- Ðây là một tên tinh quái, xảo quyệt nhất Hà Nội, chớ không phải ngù ngờ như Dị Nhân đâu. Hắn mê nữ sắc, nhưng hắn có cái mũi công an, hai tai lập truờng, cho nên trước khi ngoạm mồi, hắn phải ngửi tới ngửi lui, nghe đi nghe lại năm lần bảy lượt. Bà xem kia hắn ăn bao nhiêu đô la, nuốt bao nhiêu nhà cửa, đất đai xe cộ, có bao nhiêu con bồ nhí, hắn không bao giờ vắng bóng mỹ nhân, thế mà không bao giờ hắn sụp hầm chông. Vai vẫn mang lon Đại Tướng da bò, ghế ủy viên trung ương đối với hắn quá xoàng. Vì hắn có ô dù siêu cỡ, từ trong đảng ra ngoài chánh phủ ai cũng ganh ghét nhưng không làm cho hắn rụng sợi lông. Muốn lật hắn không phải chỉ một đòn xeo mà nhiều đòn từ nhiều phía. Ðòn xeo, búa đốn, dao chặt còn chưa biết hắn có ngã chưa? Ðây là một công việc lớn nhất của bà, quan trọng không kém việc bưôn vua của Lã Bất Vi.
- Chú nói quá trớn làm tôi tưởng tôi là…má Triệu Cơ. Hà hà… Chín Ủi càng hăng hái:
- Nếu thành công cú này thì chẳng những bà lên chức...
- Tôi lên chức gì mà dữ vậy?
- Bà chưa nghĩ tới đâu. Ông nhà sẽ lên chức Bộ Trưởng là cái chắc, đâu chỉ tổng bí thư. Trong hàng Tướng thì mấy ông Đại Tướng đều hui nhị tỳ hết cả rồi. Ðể coi nè. Chín Ủi xỉa từng ngón tay. Ông Đại Tướng bần cố nông đã bị B-52 ăn trong Miền Nam, ngoài này chôn cái hòm không. Ông Đại Tướng Lê trọng Tấn sắp ngồi ghế Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng thì chết bất đắc kỳ tử. Ông Đại Tướng Hoàng văn Thái sắp chết còn than "người ta giết tôi". Ông Đại Tướng tổng tư lệnh thì ra rìa học đàn piano rồi quơ bà thầy đờn tiếng tăm vang to hơn tiếng súng Ðiện Biên. Cũng may mà chồng bà ta còn biết nể nang uy tín cấp trên và biết bảo vệ uy tín đảng cho nên xưa kia Đại Tướng cầm quân, ngày nay Đại Tướng cầm quần chị em. Còn một ông Thượng Tướng
thì…bao tử bị cắt vứt hết hai phần ba và bị cho về vườn. Bây giờ chỉ còn có ông Thượng Tướng mang cái ô mập mờ nhờ có đồng chí đồng thuyền che chở, nên án nặng cũng thành trắng án, tội hóa ra công. Vậy còn ai là sáng giá nhất, ngoài cụ thượng nhà mình?
Bà Ba nghe bùi tai, không nói được câu gì. Nhưng Chín Ủi càng trổ tài biện thuyết:
- Cái đời làm gỏi gà khổ ải lắm bà ạ. Bà cũng nên thương hại cho thân phận của họ. Bóng sắc chỉ được một thời rồi sau đó là tàn rụi, tan nát đời tư và gia đình. Muốn hấp dẫn khách phải son phấn, áo quần đồ hiệu, phải đi Mỹ Viện sửa sai..ủa, sửa sắc đẹp, dầu thơm xịt vào, đít vú phải cong cớn, chứ thân hình như con cá lẹp thì ai mà thèm gọi. Ðó là dân bụi, dân bờ, đi dù, đi tàu chuyến, tau suốt, chớ còn làm nhân ngãi thì phải có trình độ văn hóa, phải có môi mép, phải học duy vật thì đối tượng mới mê mẩn lăn lóc. Rồi trong cơn mê muội đó, nàng mới rỉ tai chao mày van xin đề nghị nọ kia.
Bà Ba cười:
- Ông quả là chính ủy. Sao ông không ở trong quân đội để làm công tác chính trị mà lại cởi áo ra dân làm cái nghề cấy hạt nhân này?
- Hì hì…nếu tôi còn ở lại quân đội thì tôi đã làm bên cạnh Trung Tướng Song Hào để xách cơm cho ổng ăn rồi! Nhưng mà tôi không ham nghề lính...Sở dĩ tôi nói với bà nhiều chuyện linh tinh là vì tôi thương những kiếp hồng nhan đa truân. Bà biết mỹ nhân Tây Thi một thời làm điên đảo Ngô Phù Sai, nhưng kết cuộc đời nàng chẳng ra chi đã đành mà còn nhận cái chết thảm
khốc. Ðó là vì cái ghè tương của bà vợ Câu Tiển. Người đẹp nào cũng vậy. Khi núp bóng cội
tùng thì mọi việc đều êm ấm cả. Nhưng khi sư tử Hà Ðông xuất hiện thì đấng nam nhi thường co cụm không dám phùng sè. Xưa cũng thế, mà nay cũng thế. Vì thế Tây Thi mới bị neo đá ném xuống sông với cái tội "vong quốc".
Bà Ba động lòng từ thiện (vì kế hoạch mỹ nhân này không đụng tới gia đình bà). Bà hỏi:
- Con nhí có chồng à? Bà Ba đã biết mà còn hỏi.
- Dạ có một con.
- Rồi chồng cô ta có nói gì không?
- Xin lỗi bà đừng hỏi tới nữa. Sợ khi nghe rõ câu chuyện bà lại không…Nhưng mà nếu sợ đổ máu thì đừng làm chiến tranh. Ðã làm chiến tranh thì đừng sợ đổ máu. Bà không nghe ông Đại Tướng mình nói hay sao?
- Nói gì?
- Ổng có kế hoạch nướng bảy mươi ngàn binh sĩ trong một cuộc hành quân vô miền Nam. Vợ ổng can, ổng bảo nếu giải phóng được một lõm đất càng tốt, còn nếu không giải phóng được thì đỡ phải nuôi bảy mươi ngàn cái mồm!
Bà Ba Sao ngớ ngẩn một lát mới hỏi:
- Chuyện bí mật quân sự như thế mà sao ông nghe được?
- Trên đời này chuyện gì lại giữ bí mật được. Như chuyện Triệu Cơ có bầu với Lã Bất Vi ba tháng, chỉ có Dị Nhân không biết, còn cả nước Tần đều biết và hằng ngàn năm sau người đời vẫn biết. Nói đâu xa, ngay trong nước ta, chuyện cụ Hồ với cô Xuân tưởng chỉ có trời đất biết, nhưng rồi nó cũng xì ra khắp nước, bàng dân thiên hạ đều hay. Thì chuyện nướng bảy mươi ngàn quân thịt khét máu tanh làm sao bịt kín được? Vậy một khi bàn chuyện gì thì mình nên suy nghĩ thật kỷ. Và khi đã quyết định thì không còn ngập ngừng. Nếu thành công thì tốt, còn nếu thất bại cũng đừng ân hận. Bà Ba nghe Chín Ủi lý luận thì như được ném thêm một mớ củi khô vào lửa. Bà đưa tiền ra và nói:
- Chú cầm tạm, rồi tôi sẽ đưa thêm. Chín Ủi tiếp:
- Nàng này sẵn sàng hy sinh vì nàng cũng muốn tỏ ra rằng việc nàng làm có mục đích cao cả chứ không phải tầm thường. Vì thế nếu chẳng may gặp rủi ro thì bà không nên quay mặt lại
với cô ta. Như thằng Huỳnh Long vậy, mỗi tháng hắn cung cấp cho cô ta ba, bốn tê như tiền lương trong mấy năm liền.
Bà Ba làm thinh. Chín Ủi từ giả ra về.
Bà Ba ngồi ở phòng khách một mình. Con Lu Lu từ ngày được chuộc về ít ra khỏi nhà, nó chỉ nằm quanh quẩn ở hàng ba rồi vào nhà, bớt xông xáo và sủa người lạ như trước kia. Nãy giờ nó nằm ở chân sô pha. Dường như nó cũng nghe thủng câu chuyện cho nên lúc nãy khi Chín Ủi vào nhà thì nó chào đón bằng mấy tiếng cộc cằn không có vẻ mến khách. Còn bây giờ khi Chín Ủi ra đến sân rồi biến khỏi ngõ nó chỉ đứng ở hàng ba vươn cổ ra "hực hực" vài tiếng như đuổi gà rồi quay lại nằm vào chỗ cũ.
Bà Ba vuốt đầy nó và gọi xuống bếp:
- Ðứa nào có gì cho con Lu Lu một ít. Nó đang đói đây.
Con Mùi chạy lên đem theo chén cơm trắng. Chén cơm làm cho bà nhớ lúc mẹ con con Mùi mới vào làm đày tớ cho nhà bà. Tội nghiệp cho hai mẹ con được chỗ ăn ở tử tế thì lấy làm mừng rỡ và cảm ơn bà ríu rít.
Mùi vừa quay lưng đi thì bà Ba hỏi:
- Lâu nay thằng bé như thế nào?
- Dạ, cậu vẫn ngoan và chóng nhớn lắm ạ!
Bà Ba không tỏ vẻ gì cả. Bà như nghe một cái tin vớ vẩn nào đó rồi cho qua không hỏi thêm câu nào. Mấy lúc gần đây bà bận tíu tít. Có khi cả tháng bà không trông thấy "cậu" lần nào mà bà cũng không hỏi tới. Có hỏi chăng thì hỏi bà Cán, người mà bà phó thác cho nuôi nấng
"cậu cả", con trai của cô Xuân, mà bà không muốn biết tới và cũng không muốn ai biết đến cái cục nợ đời đó. Cho nên khi vừa nghe con Mùi đáp thì bà coi như đã làm xong nhiệm vụ của "bà đối với cháu". Nhưng bà bỗng ngạc nhiên về sắc diện và thân hình của con Mùi. Nó kẻ chân mày, nó bôi môi thắm tươi, ngực vung, da dẻ trắng trẻo hơn, trông nó đẫy ra. Ðột nhiên bà hỏi:
- Mầy sửa soạn đi làm ở đâu đó Mùi?
Con Mùi bị hỏi bất ngờ, không chuẩn bị nên không kịp giấu giếm, đáp:
- Dạ con thôi làm ở tiệm cà-phê Phố Hàn Nồi.
Bà Ba giật mình không nói nữa. Nhưng con Mùi vẫn cứ nhơn nhơn cái mặt:
- Dạ ông chủ muốn thuê con hằng ngày.
- Phố Hà….nồi ở đuôi Hàng Bạc đó phải không?
- Dạ phải. Tiệm cà phê ngó qua trung tâm đạo đức gì đó của thằng Mỹ đen. Bà Ba hỏi tiếp:
- Rồi mày có đồng ý không?
- Dạ con chỉ nhận làm "ca" đêm thôi. Còn ban ngày không làm được. Hơn nữa ban ngày
ít khách, tiền "boa" không được bao nhiêu.
- Còn bà cụ của mày?
- Dạ bà cụ con thì mấy tuần nay rảnh tay nên đi làm Cửu Vạn ở Chợ Mã Mây kiếm cũng khá lắm ạ.
Câu chuyện trở nên thân mật. Con Mùi cảm thấy bà chủ cũng không đến nỗi khó tánh lắm. Hơn nữa công việc ở nhà có gì ngoài cái bếp đâu. Nó làm qua quít là xong. Còn nhà trên, vài ngày thương tình mấy hạt bụi, tặng cho mấy nhát chổi lông. Cậu Tuấn đi học, cô Thu thì ở trong buồng suốt ngày, cơm bưng nước rót nhưng bưng vô bao nhiêu thì bưng ra bấy nhiêu, hình như từ khi đi Mỹ về cô biếng ăn. Cô tanh cơm tanh cá cũng nên! Con Mùi nghĩ dại. Mà hình như mình cũng không ăn cơm được như trước. Không hiểu sao con Mùi đâm ra mạnh dạn. Nó nói luôn như bị lấy khẩu cung.
- Dạ mẹ con trước đây,..con tìm cho đuợc một việc ở Chợ Cá Ðồng Xuân nhàn lắm. Suốt ngày chỉ ngồi bơm rau câu vô đầu tôm, mà cũng được trả cho một ngàn bơm một chục ký tôm.
- Nghĩa là cái công việc quỷ quái gì?
- Dạ là bơm rau câu vô đầu con tôm đấy ạ! Một ký tôm mười lăm ngàn, bơm xong bán
được mười bảy ngàn. Một ngày bà bơm được mấy chục ký.
- Có rau câu tôm ngon hơn à?
- Dạ không! Bơm rau câu sức nặng tăng 20% ạ. Tức là một ký cân được một ký hai. Mười ký cân được mười hai ký. Như vậy một ký chủ tôm lãi được ba mươi ngàn ạ.
Bà Ba ngẩn ngơ, nghĩ thầm: Nghề quái qủi gì như thế! Con Mùi tiếp:
- Nhưng cái nghề này bị phá sản rồi. Không biết ai mách cho công an, họ đến xét bắt cả chợ đến tám người làm nghề này. Có ống bơm và rau câu là tang vật hẳn hoi. May lúc đó u con đi ngoài nên thoát. Bà về nhà mặt xanh tái càu nhàu với con: "Ở thành thị này nhiều chuyện lừa lận quá đi mất, thôi cho tao về quê, thà ăn rơm ăn cỏ mà không xấu hổ cái lương tâm! Con mới tìm nghề Cửu Vạn ở Mã Mây cho bà...Bà thích hơn. Tuy vất vả hơn nhưng mà chân thật. Mỗi ngày kiếm được cũng khá. Cơm thì có cơm nhà, ngủ thì cũng có nơi có chỗ đây rồi. Làm được bao nhiêu bà giao cho con giữ bấy nhiêu. Bà bảo khi đủ số thì bà về quê làm lại cái hồ nước để giữ kỷ niệm của bố con.
Bà Ba ban đầu nghe thì hơi giận trong bụng vì đám dày tớ qua mặt bà nhưng đến cuối câu chuyện thì bà lại cảm động cám cảnh khổ ải ở thôn quê. Còn con Mùi ngó chừng nét mặt bà chủ
liên tục co dãn, nó tiếp:
- Từ ngày lên đây ở nhà bà, mẹ con thấy dễ thở hơn nhiều. Con làm đã một trăm chỗ rồi.
Có nơi cũng vất vả lắm bà ạ…Bà thương con trời đất cũng ngó lại cho bà! Hu..hu… Rồi trong làn nước mắt, nó kể:
- Có nghề xấu hổ lắm, nhưng con cũng phải làm để kiếm cái bỏ vào mồm. Bà nghĩ xem, chủ thuê con dắt heo nọc đi nhảy mà con cũng không từ chối. Trẻ con nó chặn đường chế diễu con là ham nọc mà con chỉ gục mặt chớ không dám nói lại. Hu hu…
- Rồi bây giờ "con" làm ở đâu? Bà Ba dịu giọng ngọt ngào hỏi.
- Thưa bà, con làm ở cà phê ôm Hàn Nồi ạ.
Con Mùi ngưng hồi lâu, nó có vẻ suy nghĩ lung lắm rồi mới tiếp trong nước mắt:
- Ông chủ thương con lắm. Nhưng con phải thôi làm vì bà chủ. Hu hu…
Bà Ba hiểu ngay nên không gạn hỏi nữa. Nhưng nó thấy hình như trong cuộc đời này, không ai hơn ai về nhân phẩm. Người ta chỉ hơn nhau về cái vỏ ngoài thôi. Còn trong ruột thì kẻ đi xe hơi ở nhà lầu đi giày bóng chưa chắc đã hơn người ở đợ về nhân phẩm. Nó nói:
- Ông chủ bảo lén với con là ổng sẽ giới thiệu con qua làm cho trung tâm phục hồi trau dồi gì đó ở trước cửa ngó qua. Ở đó nhàn lắm, nhưng lương lại cao.
Bà Ba giật mình đánh thót, hỏi:
- Rồi mày nhận lời chưa?
- Dạ chưa ạ!
- Sao không nhận?
- Dạ anh Xe bảo là chỗ ấy không được tốt lắm!
- Người ta "Phục hồi nhân phẩm", sao mầy chê?
- Dạ con không dám chê, nhưng con sợ thằng Mỹ đen.
- Thằng Mỹ đen nào?
- Dạ thằng cha chủ cái trung tâm đó.
- Miễn nó tử tế thì thôi, chớ sợ cái gì. Nó đen nhưng đồng tiền nó không đen. Bà Ba bỗng ngưng ngang. Có cái gì làm bà không nói được nữa.
- Ông chủ cà phê không muốn con đi xa ổng. Dạ chắc con phải chết quá bà ạ.
- Sao mày nghĩ vơ vẩn vậy?
- Dạ con ngao ngán lắm, nhưng con không tự chủ được. Như ngày đông tháng giá phải lội xuống đồng chiêm, buốt da nhưng mà phải lội. Dạ anh Xe anh ấy bảo là anh sẽ giới thiệu cho con làm Cửu Vạn ở Chợ Cơ bắp Cơ biết gì đó con không hiểu.
- Có chắc không? Chớ nên buông hình bắt bóng.
- Dạ ảnh quen!
- Mày cũng có quen ở cái chợ đó nữa à? Không khéo người ta mua mày rồi bán lại cho tụi Tàu ô ở biên giới như một thứ hàng sống đó nghe con! Lọt qua bên đó là hết mong thấy lại mồ mã tổ tiên đó nghe con! Mày không biết báo đăng cái con nhỏ gì vừa trốn về được xứ, nhà báo thuật lại cả Hà Nội đàn bà con gái nghe mà rởn tóc gáy, mày chưa biết hay sao?
- Dạ chưa!
- Ðầu thai đường nào thì đầu, chứ có lọt qua biên giới nghe không con. Ở xứ mình dù có nghèo đói thì đi ăn xin còn nói được cái tiếng của mình. Chớ mà qua đó rồi thì như câm như điếc.
Rồi bà nói:
- Con đi làm gì làm nên nhớ giữ giá cho lắm!
Rồi như sợ phải nghe con Mùi nói thêm gì, bà quay lên nhà trên. Bà ngồi lên sô pha. Bà
cũng không biết bảo con Mùi giữ gìn nhưng giữ gìn cái gì. Nếu nó hỏi bà thì bà sẽ trả lời làm sao??? Bà như vừa qua một bãi sương mù. Bà nghe lạnh buốt xương sống. Ở đó ba mẹ con suýt đụng đầu nhau. Con Xuân, thằng Tuấn. Rồi bây giờ thêm con Mùi. May mà nó chưa đi làm cho cái trung tâm của Ðốc Rằn. Bà thầm mong cho con Mùi không ngó thấy bà ở đó. Ðể được an tâm hơn, bà bước trở lại bếp và hỏi nó:
- Mùi à! Nãy giờ con có đi...đâu không?
- Dạ…con không có đi đâu. Con chỉ ở nhà thôi. Bà có cần sai con đi đâu không thưa bà?
- Không, mày có đi đâu thì đi.
- Dạ con đi xuống Giảng Võ gặp cô Hai.
- Mày cũng xuống đó nữa à? Sao mày biết chỗ đó?
- Dạ anh xe bảo ảnh sẽ chở con đi. Có thể xuống đó cô Hai cho việc làm liền.
- Thế à?
- Dạ ban ngày thì giúp cô Hai khuân hàng. Còn ban đêm thì cũng làm quanh quẩn ở gần
đó.
- Rồi mày tính sao.
Con Mùi lặng thinh. Công ơn bà đùm bọc lâu nay…Nó nghĩ tới đó nước mắt trào ra làm
nó nghẹn không nói được.
Bà Ba lại trở lên nhà trên. Bà lóe hiểu vì sao con gái đổ xô lên thành thị. Vì sao có chợ Người, chợ Bầu, cả chợ Chó và cả một khu "bảo tồn văn hóa" như thế đó. Như thế đó thì còn gì là Hội Nhân Văn và Viện Văn Học? Chó với Người…
Bất giác bà Ba nghe tâm hồn bị xâm chiếm bởi một nỗi buồn tràn ngập như một cơn bảo ào ạt đổ xuống đời bà. Bà là ai? Bà tỉnh hay say?
Như một tia chớp, bà trông thấy lại bà là cái Mén mò cua bắt ốc trên đồng quê. Bốn mươi năm trước, cái Mén lam lũ sống trong chòi tranh vách đất. Cách mạng tới, cái Mén vô thiếu nhi đêm nào cũng đi tập hát. Rồi lớn dần theo cách mạng. Rồi làm cán bộ và thoát ly. Mén mang ba lô đi trong Tỉnh rồi ra khỏi Tỉnh, gót chân mòn vì trèo đèo leo núi làm liên lạc, làm cán bộ phổ biến chánh sách rồi vận động quần chúng các Tỉnh Việt Bắc.
Trong một chuyến đi công tác, Mén đã gặp một anh trung đội trưởng trong một cái quán bên đèo Nhe. Rồi từ đó Mén bắt đầu học viết thư, những chữ khó Mén viết sai chính tả. Tổng phản công ra tổ phả còn Thân ái chào đồng chí ra Thân ấy chà đồng chí; Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra Diệt Nam dân chủ cộng hào. Nhưng không sao, cán bộ cách mạng chịu khó học rồi cũng thông thạo như người.
Khi chiến thắng biên giới, người yêu của Mén được khen thưởng vì đã xung phong anh dũng trong trận tiêu diệt binh đoàn Charton Lepage. Hai năm sau vừa cưới nhau thì chồng Mén lừng danh trong CZ Hoàng su Phì được phong trung đoàn trưởng với chức vụ gọi là trung đoàn trưởng Hoàng su Phì. Mén trở thành cán bộ Phụ Nữ Cứu Quốc trẻ nhất và là vợ một cán bộ quân đội đầy uy tín.
Những ngày lót dạ với cơm vắt uống nước suối, những đêm đi phát động quần chúng Mén không quên được những chiếc ổ rơm. Trời rét cá chết trong ao, ngủ ổ rơm vẫn không lạnh. Bà mẹ cho củ khoai, người em cho khúc sắn luộc ngon làm sao!
40 năm! Hừ 40 năm!
Bây giờ nhà lầu xe hơi, Mén là bà Tướng Ba Sao kẻ hầu người hạ. Ði một tấc đường cũng xe hơi. Cơm dọn ra ba bốn món còn chê mặn chê nhạt. Mén không còn nhớ chuyện xưa. Toàn nói chuyện tỷ, tê, chuyện công thức ăn chia với các bạn. Bà Cán và con Mùi ở đợ cho bà đã một năm, hôm nay bà mới nói chuyện.
Vận động quần chúng nào nữa? Họ là ai trước kia và bây giờ?
Thằng Xe, giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng bây giờ là tay sai chạy mối bán ma túy, làm cò chó cò người. Cách mạng là sự thay cũ đổi mới, cái mới hơn hẳn cái cũ. Mén nghe ham quá. Mén đi theo cách mạng. Mén biết chữ rồi Mén đọc được công văn. Rồi Mén đọc được chũ in
"Giấc Ngủ Mười Năm", Mén càng ham làm cách mạng. Cách mạng đã đổi đời cái Mén ra Bà Tướng Ba Sao. Hơn nữa, hạm bắt đầu ham làm cách mạng hơn, cách mạng của những bầy hạm: Hạm cách mạng!
Bất giác Bà Ba thấy thương xót bà Cán. Ðó là những bà mẹ chiến sĩ ngày xưa hóa thân thành. Bà gọi bà Cán. Bà Cán được chủ gọi run quá. Xưa nay bà chủ có gọi đến bà bao giờ. Cần gì thì ở nhà trên nói xuống. Bà Cán nhận lệnh đi làm. Ngước mặt lên còn chả dám làm gì lên nhà trên! Bà Cán từ nhà dưới chân run bước ba bậc tam cấp lên nhà trên, gạch bông lạnh ngắt bàn chân.
- Bà kêu con ạ?
- Bà ngồi đi. Bà Ba trỏ tay bảo.
Ấy chết, sao lại ngồi xa-lông ngang mặt vớichủ. Ai lại thế bao giờ. Hôm nay ắt có chuyện gì đây. Nếu không sao lại thế? Con Mùi hẳn đã làm điều gì bà không hài lòng. Cả bà nữa. Hai mẹ con ăn cơm nhà này, ngủ nhà này lại đi làm cho người khác, lấy tiền thêm. Thế là thế nào. Lâu nay bà vờ không biết.
Thấy bà Cán cóm róm, bà Ba trỏ ghế bảo hai lần bà Cán mới khẽ đặt đít ngồi nép sát tay vịn ghế. Bà Ba hỏi:
- Bà có định về quê không?
Thôi chết rồi! Ðích thị chủ cho nghỉ việc. Lâu nay mình vẫn định bụng xin về nhưng chưa dám, nay được hỏi thì bà hãi quá. Bà run run giọng:
- Dạ thưa bà, con cũng muốn nhưng nhà nhiều công việc quá!
- Có gì đâu mà nhiều.
Thôi đúng rồi. Bà chủ cho nghỉ việc nên nói thế. Rồi sẽ lây tới cái Mùi. Hai mẹ con bị đuổi việc một lúc. Bà Cán bỗng thấy hiện ra trước mắt cái hồ thủng đáy với mấy con chim đậu trên thành hồ tìm nước. Chắc bây giờ nước đã khô rêu mọc đầy đáy hồ. Chuột bọ làm ổ trong đó cũng nên.
Bà Ba bỗng hỏi:
- Cụ năm nay đã 70 chưa?
- Dạ, con mới 56 thôi!
Bà Ba bỗng nghe rưng rức thương người. Bà không cần nhẫm tính cũng rõ. Hồi cách mạng nổi lên, bà đã tập hát trong đội thiếu nhi Cứu Quốc thì bà Cán mới 2 tuổi. Vậy mà nay cả
hai đều đáng "mẹ" chiến sĩ! Nhưng sao trông bà Cán tọp người như thế. Ngồi trước mặt bà, bà
Cán trông có vẻ bằng tuổi bà chứ có ai nghĩ rằng bà Cán trẻ hơn bà đến ngót một con giáp?
Ðột nhiên bà hỏi:
- Cái Mùi bao nhiêu tuổi?
- Dạ, nó 26 đấy ạ! Con sanh nó cái năm bố nó đi dân công lên Việt Bắc. Nó được hai tuổi thì bố nó mất. Nó lên mười thì hai anh nó đi giải phóng miền Nam.
Bà Cán ngưng ngang, sùi sụt.
- Sao bà không tái giá? Ông nhà mất sớm thế bà ở vậy mãi tới giờ à?
- Dạ thì cái số của con nó thế thì phải chịu thế chứ làm sao cãi trời được ạ.!
- Trời đất! Bà Ba nghĩ thầm: "Ở goá từ 30 tuổi tới nay…" rồi hỏi. Bà không có giấy báo tử hay giấy gì hết à?
- Dạ có chứ ạ! Có một cái bảng vàng danh dự.
- Thế thôi à?
- Dạ thế là vinh dự lắm. Có nhiều nhà một con hy sinh ở Việt Bắc, hai con hy sinh ở Miền
Lam mà không có gì sốt.
- Cái Mùi vẫn chưa lấy chồng à?
- Dạ có chứ!
- Rồi đâu?
- Dạ chồng nó đi nghĩa vụ quốc tế gì đó rồi không thấy về nữa. Người ta đồn rằng nó có vợ ở ngoài nước nào đó. Gia đình cũng chỉ hay vậy chớ biết đâu mà tìm, cũng không biết đấy là đâu mà đi. Nó có lên Bộ Tổng hỏi thì người ta nói tên đó không có trong quân đội. Nó buồn nên cứ ở với con chứ cũng không nhắc tới nữa. Mà có nhắc thì cũng không ai biết. Dạ lâu quá thành ra mờ mịt.
- Thành ra bây giờ một người đàn bà góa ở chung với một người đàn bà không chồng à?
- Dạ nhờ bà che chở mẹ con con cũng được ấm no. Chứ ở dưới quê thì vất vả lắm thưa bà.
- Tôi sẽ nhờ trong quân đội tìm dùm tông tích chồng cái Mùi.
- Dạ, để con gọi nó lên hầu bà rồi bà bảo nó.
Bà Cán bước xuống bếp thân xác nhẹ phơi phới.
Mùi đang sửa soạn đi làm, nghe Bà Ba gọi, vào phòng bôi môi, chùi má, trông vào gương thấy vẫn còn môi son má phấn, bèn vặn nước rửa, kỳ cọ lau chùi thật sạch, nhưng ba cái mớ tóc lăn quăn thì làm sao phi tang?
Bà Cán thấy thế bảo:
- Con cứ để thế đó, bà không la đâu. Mau đi, không bà chờ.
Mùi lên nhà trên dạn dĩ hơn. Chả là Mùi vẫn thường lên đây hơn bà và Mùi cũng từng quen cảnh sang trọng tiếp xúc với kẻ nọ người kia ở thị thành nơi Mùi làm. Bà Ba biết Mùi vừa rửa mặt nên nói:
- Con cứ nhận chỗ làm nào thuê con đó. Công việc nhà bây giờ đã ít rồi.
- Dạ con chưa quyết định ạ!
- Sao vậy?
- Chỗ nào cũng bấp bênh cả thưa bà! Họ trả lương nhiều nhưng họ đóng cửa cũng nhanh bất cứ lúc nào.
- Chừng nào không có việc làm thì con lại trở về đây. Bà Ba vui vẻ bảo.
- Dạ con cảm ơn bà. Nhưng con thấy não nề quá. Bà thương con lâu dài. Chớ không ai! Mùi bật khóc. Mùi cố nén nhưng nước mắt cứ trào ra, như nước ở chân đê xuyên qua lỗ rò
vỡ to thành mội lớn và phút chốc tràn ngập biến đồng bằng thành biển nước. Mùi ôm mặt khóc rưng rức, ngọt ngào thảm não, đôi vai run bần bật.
Bà Ba nhìn con bé mà thấy lại mình. Ở tuổi nó bà hưởng hạnh phúc tình yêu trong khói
lửa kháng chiến tuy gian nan nguy hiểm nhưng ngập tràn. Một cái lá rừng còn sót lại trong nếp chăn xếp vội hay một cái hôn trên giấy cũng đem lại cho mình một trời hoa mộng.
Bây giờ cô bé đang ở tuổi của bà thời đó, lại phải đi làm ở quán bia ôm. Ðôi má nó đã mòn như đôi má phanh xe đạp, nhưng nó không có một tí tình yêu.
Bỗng bà hỏi:
- Cô Hai có định mượn con làm không?
- Dạ có! Nhưng lúc nãy con nói giấu bà.
- Việc gì đấy?
- Con không dám cho bà biết!
- Tại sao?
- Bà biết bà sẽ mắng cho!
- Việc gì đến thế! Con nói bà xem! Nghề gì?
- Dạ…nghề ngoắc khách. Mỗi ngày cô trả cho bốn nghìn. Ngoài ra được một người khách trừ cô trả cho một trăm. Một khách cộng cô trả năm trăm. Cô hứa trả rất sòng phẳng, không ăn vào đấy.
- Khách trừ là khách gì? Khách cộng là khách gì?
- Dạ khách trừ là khách chỉ ghé lại cửa hàng hỏi thứ này thứ nọ nhưng không mua gì. Còn khách cộng là khách ghé lại và mua hàng của cô. Hễ mua nhiều cô boa cho cao, ít nhất cũng một nghìn. Cô nói nghề này nhàn lắm chỉ rát cổ thôi. Ban đầu phải học bài, nhưng sau khi thuộc rồi cứ thế mà đọc. Nếu có hàng mới thì thêm vào vài câu. Hơn nữa, nếu có khiếu thì tùy cơ xuất khẩu như câu hò ngoài đồng vậy. Chừng nhận việc rồi cô sẽ gạ cho. Cô bảo cô có đầy một bụng rất ăn khách.
- Ai dắt con đến tiệm cô Hai vậy?
- Dạ anh Xe. Anh ấy làm ở đấy được mấy tháng nay rồi. Mỗi tháng cô Hai cho anh lương đứng là nửa triệu.
- Lương đứng là lương gì?
- Dạ là lương cố định, việc ít việc nhiều gì cũng cứ thế. Bà Ba biết thằng Xe dùng chiếc xe jeep, nhưng vờ hỏi:
- Nó cũng ngoắc như con à?
- Dạ không, ảnh chạy.
Mùi thấy Bà Ba vui vẻ và xưng hô thân ái nên nói tiếp:
- Dạ, nghề ngoắc thì phái nữ, nghề chạy phải phái nam. Khách họ thích phái nữ ngoắc hơn phái nam. Vì bộ giò phái nam không ăn khách. Dạ, cô Hai bảo cô sẽ võ trang cho con đồ đặc biệt để ngoắc. Con tưởng mi-ni giúp con sợ quá, chưa mặc đã nghe lạnh cặp giò rồi, nhưng may quá cô bảo là cô sẽ cho con mặc theo lối bảy phần da, ba phần vải.
- Là sao?
- Dạ con chưa biết! Con không dám hỏi. Con hỏi anh Xe ảnh cũng không nói. Ảnh bảo chừng mặc vô sẽ biết.
Bà Ba vội hỏi ngang:
- Con có thấy ai đến quán cô Hai thường không?
- Dạ có một người cứ đến hoài hè.
- Mày nói dối. Mày chưa đi làm sao mày biết?
- Dạ…anh Xe nói với con.
- Nói làm sao?
- Nói anh ấy làm cò cho cô Hai. Dạ, con không dám nói nữa, sợ bà mắng cho! Xin bà cho con trở xuống.
Bà Ba hỏi tiếp:
- Con bao nhiêu tuổi?
- Dạ con 20 ạ!
- Thôi con đi xuống với mẹ đi.
Bà Ba nói hết sức dịu ngọt để khỏi làm cô bé mũi lòng. Bà đã quen tính nợ thời phát động quần chúng, bà đã từng bắt chụp mấy vụ khai man tô tức nên bây giờ bà biết tuổi của Mùi do Mùi và bà Cán nói. Cả hai đều không đúng. Nếu cô Mùi 26 tuổi thì cô sinh năm 70, nhưng bà Cán nói Mùi 2 tuổi thì ông Cán mất. Như vậy ông Cán mất năm 72. Còn nếu Mùi 20 tuổi như Mùi nói thì Mùi sanh năm 1980 và ông mất 1982, nghĩa là cách đây 18 năm thì làm gì có chiến dịch biên giới. Bà Cán lúc đó 67 tuổi. Như vậy hai người con trai của bà tức là anh của Mùi đi giải phóng miền Nam lúc miền Nam đã giải phóng rồi hay sao? Nghĩ vậy bà Ba gọi Mùi giật lại hỏi:
- Bố con đâu?
Mùi ấp úng, bà hỏi tiếp:
- Mẹ con đâu?
- Dạ…dạ…
- Bà Cán không phải là mẹ của con. Bà Ba nói quả quyết. Mẹ con đâu? Bà Cán là gì của
con?
- Hu hu…Dạ đó là bà nội của con. Ba con đi giải phóng miền Nam bỏ mẹ con ở nhà, ông
bí thư xã tới lui thường xuyên, nên bà nội đuổi mẹ con đi. Mẹ con sanh con rồi đem giao cho bà nội. Bà nội nuôi con bằng nước cơm và vú thép. Hu hu hu, con lớn lên gọi bà nội bằng mẹ.
- Mẹ con đâu?
- Con không biết. Thấy nói là về quê ngoại lấy chồng. Bà nội con có gọi sang cho con nhìn mẹ nhưng mẹ con xấu hổ không về.
- Còn ông bí thư đâu? Có phải bí thư xã Tiến Bộ gì đó không?
- Dạ con nghe nói chết rồi! Hu hu hu…con không có cha! Bà Ba lặng người ra không nói được. Hồi lâu bà mới hỏi:
- Nhưng con là con của ai?
- Dạ, con không biết. Trong bảng vàng danh dự ghi là Ông Bà….có hai người con hy sinh ở miền Nam chơ không có ghi tên gì.
- Còn ông bí thư?
- Dạ, tên Chất.
- Họ gì?
- Dạ con không biết!
- Thế thì sao con biết con có máu mủ với ông ấy?
- Dạ trẻ con nó bảo: Bố mày còn sống thì mày ăn cơm, bố mày chết rồi thì mày ăn đất.
- Sao thế?
- Dạ khi ông còn sống thì ông giúp đỡ mẹ con lúa má hoặc công điểm. Sau khi ông mất thì mẹ con bơ vơ.
Bà Ba lại hỏi tiếp:
- Bây giờ con tính sao?
- Dạ tới đâu hay tới đó. Con không biết tính sao.
Bà muốn nói một câu tận tình nhưng không hiểu sao bà laị ngưng kịp và lại nói bọc xuôi
theo Mùi:
- Thôi con ở đây với bà.
Bà Ba cảm thấy ngay câu ấy không có nghĩa gì, nó chẳng qua là một câu nói suông không có tác dụng gì cho đứa con gái hết. Một đứa con gái 20 tuổi lên thị thành mà lại làm cho quán bia ôm chưa chi đã bị bà chủ ghen thì làm sao an lành được. Con gái của bà màn che trướng phủ kia còn không khỏi thay nữa là lăn vào đám bụi. Sự hư hỏng không cứ gì ở người nào mà nó xồng
xộc vào trong nhà, vào tận trong buồng kín. Tai họa bây giờ không ngăn được. Thấy nó đến mà đành rước vào.
Con Mùi đi rồi Bà Ba càng buồn. Cái khu vực bảo tồn Văn Hóa cứ hiển hiện trước mắt bà. Trai gái ôm xoắn lấy nhau, kêu rú như điên. Người trong cuộc không chút ngượng ngùng, người xem thì lại thích thú. Người làm công quần quật một ngày chỉ được hai ngàn. Một cái vé một ngàn rưởi. Một cô giáo lương năm hai trăm ngàn. Một cái vé vào chợ chó hai ngàn. Một tháng lương chỉ mua được mười cái vé xem chó đua.
Dân Hà Nội này vẫn đi xem đua. Bên trường đua chó còn đua gì nữa chăng?
Xã hội càng hòa bình càng đẻ ra lắm chuyện kỳ cục mà người ta gọi là "Bảo Tồn Văn Hóa". Ông thứ trưởng bộ văn hóa ngủ với con dâu đến có bầu mà thằng con trai "không biết" cho nên một lần nọ con trai ông thứ trưởng mắng "con", thì con dâu trở mặt xỉa xói: "Tôi nói cho anh biết nó là con của bố anh tức là em của anh chớ không phải con của anh đâu mà lên mặt".
Ðó gọi là văn hóa thành thị. Còn văn hóa nông thôn thì chị dâu lấy em chồng bị chồng và hai đứa em gái bắt được lôi ra đường tuột cả quần áo, người chồng vừa đi vừa hò lên: "Vợ tôi làm đĩ nên tôi cho bà con coi" và bấm đèn pin soi vào chỗ nọ chỗ kia. Thế mà tòa xử tù anh chồng và bắt phải bồi thường cho vợ bốn triệu vì làm mất danh giá phụ nữ! Rồi cũng qua đi, ai có dám làm mất danh dự phụ nữ nữa!
Bây giờ đến con Mùi. Cha mẹ có như không. Gọi đỡ bà nội là má để nghi trang. Rồi đây sẽ còn lắm việc. Cuộc đời không dừng lại ở đây.
Bà Ba còn phải đương đầu với nhiều việc. Ông Tướng đang say mùi phú quí. Con Xuân đang buôn lậu ma túy gần như công khai. Thằng Tuấn cưới vợ oãi. Con Thu tạm yên với mối tình ông Phó Giám Đốc nhà băng. Cứ cho là nó tạm yên thân như vậy. Còn bà nữa. Bà cũng đa đoan đa sự chớ không được khỏe cái tuổi già.
Bà vừa định đi nằm thì người phu trạm tới giao cho bà một phong bì rìa xanh đỏ quanh rìa….Bà xem qua thì biết là thư từ bên Mỹ gởi về. Bà vội vàng đem vô ném trong phòng con Thu. Nó đi đâu không thấy nó trong nầy. Trên giường chăn gối rối tung. Chắc đêm qua nó nhớ thằng nọ nên trăn trở không ngủ được. Vậy càng tốt. Bà ngày xưa cũng vậy. Tình yêu là thứ thuốc trị bệnh điên. Con bịnh…và thầy thuốc là một. Bà lấy làm yên tâm nhớ lại những dòng nhật ký của nó khi sang Mỹ. Con gái mới yêu thì cứ như ốm mới dậy.
Bà vừa quay ra thì thấy trên bàn viết ngổn ngang những giấy tờ và phong bì. Chắc đêm qua nó đọc thư của thằng nọ gởi về. Hầu như ngày nào nó cũng nhận được một bức. Bà nhặt mấy tờ rơi dưới đất xếp lên bàn. Vô tình mắt bà chạm vào dòng tái bút ở cuối tờ giấy. Tái bút 1 rồi tái bút 2, chữ viết lí rí đã mút bìa giấy tận góc chót của tờ giấy…"Em dùng thử đi, giống như thật vậy. Chỉ thiếu anh thôi. Em tưởng tượng ra thì cũng như có anh bên em".
Tái bút 3: Anh đặt người ta làm y kích thước và thật giống của anh. Quà cho em lúc xa
nhau. Hôn em tuyệt…". Hết giấy. Thư ngừng ở đây.
Bà Ba muốn đọc trọn bức thư. Thư gì dài dữ vậy? Bà về buồng lấy kính đeo lên trở sang đọc tiếp. Có đoạn:…"em thưa với bố mẹ gửi tiền sang nhà băng anh bảo đảm 100% lại được phân lời cao hơn các nước. Tình hình Việt Nam càng ngày càng xấu đi vì Mỹ nó coi mòi không thích làm bạn với những kẻ tham nhũng như Sài Gòn hồi trước 75. Ba là nhà quân sự chắc ba cũng nhìn thấy thời cuộc sẽ diễn biến như thế nào. Ðừng để trở tay không kịp…"
Bà Ba thấy thằng "rể" này rất sáng suốt. Nó ở ngoài nước mà chẩn đoán được mạch đập của cơn sốt ngầm trong nước. Bà Ba còn mấy vụ lam nham chưa ấn định xong phần trăm. Một vụ buôn xe ô tô lậu hai trăm chiếc ở Hạ Long và một vụ buôn á phiện ở Ðô Lương. Hai vụ nầy gộp lại cũng được vài trăm tỷ, chia theo tỷ lệ 3-3-3 thì bà ẵm cũng hơn sáu mươi tỷ. Nhưng phải đợi ổng về. Ổng là cục trưởng cục A1 Cả hai vụ đều do bộ đội biên phòng chộp. Ổng cho thăng cấp
chúng nó để đổi lại...một trăm triệu, coi như hốt gọn.
Bà xếp lại thư lại ngay ngắn. Rồi bà lại đổi ý. Bà ném những lá thư vừa đọc xuống đất và bức thư vừa nhận được lên giường, coi như không có ai vô đây lúc con nhỏ đi vắng.
Vừa trở ra đến phòng khách thì đụng nhằm con Mùi, tay ôm một cái hộp nhỏ bằng giấy cứng màu nâu. Con Mùi hai tay đưa cho bà và nói:
- Ở đằng bưu điện người ta mang lại, dặn con chỉ trao cho bà chớ không ai khác. Họ còn bắt con ký nhận nữa.
Bà Ba nhận chiếc hộp và hỏi:
- Mày đã ký đấy à?
- Dạ, họ đưa cho con cây bút bi bảo con quệt một cái họ mới giao.
- Thôi được rồi! Con Thu đâu không thấy nó ở nhà?
- Dạ cô bảo anh Xe chở lên Bách Thảo chơi và tìm bánh cống ăn cho đỡ buồn.
- Ðã buồn mà lên đó thì càng buồn.
- Dạ, cổ nói cổ sẽ mua bõng và chuối lên ném cho cá vàng ăn cô xem và quăng cho khỉ lộn mèo chụp coi chơi. Cô nói ở trong chuồng dưới chân núi Nùng có hai con khỉ mặt đỏ làm xiếc không khác gì cặp khỉ của gánh xiếc quốc doanh. Dạ, cô Thu bữa nay nói chuyện với con nhiều lắm.
- Nó nói những gì nữa nào?
- Dạ cổ nói cổ sẽ xin ông bà cho cô trở qua Mỹ lần nữa.
- Ðồ con điên. Bà Ba cắt ngang. Trâu tìm cột chớ cột gì tìm trâu.
Con Mùi cúi đầu rồi lui xuống bếp. Bà Ba đi vào buồng. Bà lúc lắc để đoán xem cái gì trong hộp. Trên mặt có biên lai thư bảo đảm màu mực đen và con dấu "Quốc Phòng Tối mật" màu đỏ. Cả ai đều rõ nét không nhòa chút nào. Bưu Điện bây giờ đã tiến bộ không như trước kia. Nhân dân kêu ca thư và bưu kiện nào cũng bị khui. Thư bên Mỹ thì kiểm duyệt và xem có đô la gởi bất hợp pháp trong đó hay không để tịch thu. Ðối với nhân dân thì đã đành. Nhưng đối với nhà bà họ cũng không tha.
- Ai gởi cái hộp này? Bí mật quốc phòng sao gởi về nhà cho ổng?
Bà cẩn thận lấy dao rọc bốn cạnh mặt hộp và lấy ra cái gói bên trong. Trước tiên là một cuốn sách nhỏ hình như giấy thơm. Trên bìa vẻ một cái hình in màu thiệt nổi, tưởng chừng như đụng được. Mới xem thì ngượng chín người nhưng vẫn cứ muốn xem. Bà run tay lấy nốt phần còn lại ra khỏi hộp. Trời đất ơi. Chúa Phật ơi. Nó vừa lạ, vừa quen, vừa xem, vừa hồi hộp. Sợ người ta nom thấy thì bà sẽ bị chê mất đạo đức. Bỗng nhiên bà ném phạch quyển sách xuống đất, đút cái hộp vô ngăn kéo rồi ra ngoài gọi to con Mùi. Con nhỏ đến hớt hải, không biết chuyện gì mà bà chủ giận dữ. Bà quát:
- Mày có nghe thằng phát thư bảo gì không?
- Dạ không ạ. Ông ấy bảo con ký, ổng giao hàng rồi đi.
- Mày biết hàng gì không? Sao mày ngốc thế? Ngộ người ta đặt bom trong ấy giết cả nhà tao rồi mày được yên thân à? Mày sẽ đi tù nghe không?
- Con lạy bà, bà thương cho con. Con có biết gì đâu. Thấy họ bảo nhận thì nhận.
- Mày nhận hồi nào?
- Dạ mới vừa được con mang lên bà ngay!
- Sao mày không để họ trao cho tao?
- Dạ lúc ấy bà không có ở trong phòng khách ạ!
- Sao mày lại câm mồm mày không biết gọi.
- Dạ con có gọi.
- Mày chắc mày không có đưa ai xem chứ?
- Dạ không ạ! Con chỉ đi từ ngõ vào nhà. Dạ con chỉ gặp anh Xe thôi ạ.
- Nó có bảo mày cho nó xem không?
- Dạ anh ấy bảo đưa cho ảnh mang vào nhà dùm cho nhưng con không đưa. Anh bảo anh biết hàng gì rồi.
- Từ rày nếu có ai gởi thế này thì mày gọi tao chứ không được nhận nghe chưa? Mà mày..mày không cho nó xem sao nó bi..ết là hàng gì trong đó?
- Dạ con chắc anh ấy nói phứa thế thôi chớ làm sao mắt anh nhìn xuyên qua hộp giấy cứng thế đó được. Lúc nãy con gặp anh ấy...
- Thôi được rồi. Ði xuống bếp đi cho được việc.
Bà Ba trở vào buồng. Bà có cảm giác như mắc tội với ai, nhưng tội gì bà không rõ. Bà thấy như bị bôi bẩn từ da thịt đến tâm hồn. Cách mạng ôi cách mạng. Cách mạng đã đi tới nước này sao? Người ta bảo vàng là vật chất tầm thường, cho nên người ta sợ bị mua chuộc bằng vàng và trở thành tầm thường nên người ta gọi nó là bả vinh hoa đáng khinh bỉ. Nhưng khi người ta nắm được nhiều vàng trong tay thì người ta gọi đó là sự giàu sang, phú quý và người ta phải kiếm thêm càng nhiều càng tốt, không có hạn định như ông rể của cụ cố có không biết bao nhiêu vàng bạc, bao nhiêu tiền của nhưng ông ấy vẫn ăn từ trăm dổm của dân nghèo. Người ta đồn rầy tai rằng các ủy viên bộ chính trị đều là hạm cỡ bự từ Lê Duẩn trở qua, từ Ðỗ Mười trở lại, không ai là liêm khiết, ai cũng là hạm cỡ bự mà con hạm bự nhất có con đực con cái cả hạm con xắn chùm với nhau, ba miệng thành bốn miệng. Miệng trên ăn miệng dưới cũng nuốt, một lần nọ đến 200 chiếc ô tô, 4000 xe gắn máy Trung Quốc...Rồi đâu vẫn vào đấy. Thủ Tướng vẫn Thủ Tướng, đệ nhất phu nhân vẫn đệ nhất phu nhân.
Bà Ba càng ngày càng thấy chủ nghĩa Mác là mông lung nếu nó không có những bầy hạm chứng minh. Cái công thức đó là: "phi ủy viên bộ chính trị bất thành hạm" hoặc "phi hạm bất thành bộ chính trị". Người ta còn vạch mặt chỉ trán những tên nào với đầy đủ tên tuổi chứng cớ rành rành nhưng tác dụng của sự trung chánh chỉ đem lại sự thảm thương cho nhũng ai muốn tỏ ra cần kiệm liêm chính theo lời bác nói.
Bà Ba đang củng cố lý luận Mác Lê thì có tiếng gõ cửa. Cái con Mùi ngoan thật. Chắc có ai tìm tới nên nó gọi. Bà vội cất cái hộp vào ngăn kéo và bước ra mở cửa.
Một người đàn ông đồ sộ đang đứng trước mặt bà: Ông Thượng Tướng với chiếc quân hàm 3 sao lấp lánh trên vai. Bà kêu lên:
- Bố thằng Tuấn, sao anh về không cho em hay?
- Tôi về hôm qua, nhưng không có bà ở nhà nên tôi trở lại cơ quan.
- Sao anh không chờ?
- Tôi không biết bà đi đâu và chừng nào về, ở trong thành có công việc gấp nên không chờ
được.
- Lại máy bay rớt như lần trước bên Lào phải không?
- Máy bay đâu có tệ luôn như vậy?
Bà Ba ra ngoài gọi con Mùi bảo nó làm cơm thết phu quân rồi dạy chuyện thằng Xe khá
lâu. Khi trở vào thì thấy đức lang quân đã ngủ khò. Mái tóc bạc lút trong chiếc gối tai bèo có vẻ mệt mỏi.
Bà lại trở ra dặn bảo con Mùi các thứ thật cẩn thận rồi tự tay bà làm bếp để mong đức phu quân dùng một bữa cơm nhà đầm ấm và ngon miệng.
Nhưng khi cơm dọn lên thì ông Tướng bảo ông đã bảo cần vụ mua cơm đem về cơ quan chờ ông. Tuy vậy bà vẫn giữ ông ở nhà và gọi phôn vào cơ quan bảo đến mai ông mới trở lại cơ quan.
Ông dùng cơm với bà và vào phòng như đôi tân hôn. Ông hỏi thăm qua chuyện nhà, bà đều báo cáo phóng đại tô màu "cực hồng":
- Con Xuân đã mở một cửa tiệm sửa sắc đẹp đông khách, thằng người yêu nó tìm về bến
cũ nhưng nó cương quyết không chấp nhận. Thằng Tuấn đã học xong lớp, sắp làm luận án, ngoài ra đêm nào cũng học ngoại ngữ.
Bà tán nhuyễn vụ con Thu với thằng chủ nhà băng. Rồi bà chạy đi mượn sổ nhật ký của con gái cho bố nó coi. Ông Tướng quen thói nhà binh, nên đặt ra mọi trường hợp khả dĩ xảy ra không đúng như ý đồ của tham mưu. Ông hỏi:
- Con Xuân mở tiệm sửa sắc đẹp. Ai đóng vai làm Bác Sĩ thẩm mỹ cho nó mà nó dám cả gan? Cái nghề này luôn luôn đi với cắt tóc ôm và mát-xa bí mật, tôi lo lắm. Ðã bị lừa một phen rồi. Còn thằng Tuấn đỗ xong là cưới vợ để buộc chân nó. Thanh niên bây giờ, nhất là giới sinh viên là ngọn cờ đầu trụy lạc. Tôi mới vừa đọc báo thấy một ổ Pê Ðê hoạt động có đặt cả chi ngánh ở nhiều Tỉnh.
- Pê Ðê là cái gì, danh từ nghe lạ vậy?
- Ðó là danh từ của đám bụi. Tôi cũng đâu có biết nếu không đọc báo. Pê Ðê là chữ viết tắt của tiếng Phò-Ðực tức là đồng tình luyến ái. Những thanh niên ái nam ái nữ có trụ sở ở đường Hai Bà Trưng. Ban đêm tên trưởng nhóm đi tìm bồ dắt về nhà tâm tình rồi dần dà cho xem phim ếch…Khi đã lậm vào đấy rồi hội viên tự động đi tìm bạn mới dẫn về. Bây giờ nó đã có chi ngánh ở Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Ðịnh. Nó không đơn thuần đi vào con đường luyến ái, mà nó còn rủ rê lập nhóm lập đảng nữa. Không khéo thằng Tuấn bị dính vào đám đó.
- Thằng Tuấn đã cưới vợ rồi!
Ông Tướng bật ngửa ra, nhưng bà Tướng "hợp lý hóa vụ việc" ngay:
- Nó có dắt vợ nó về ra mắt tôi. Con dâu của ông cũng là con của một Đại Tướng.
- Ông nào vậy?
- Ông Hoàng văn Thái. Con nhỏ trông được lắm. Lễ nghi gia giáo ra trò. Ông trông thấy ắt ông cũng vui lòng.
- Nhưng sao nó không chờ tôi về? Nó có rước bà tới làm chủ hôn không?
- Nó bảo trong hiến pháp có khoản tự do thân thể. Vả lại nó có đoàn thể lo cho nó.
- Thành đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí Minh à?
Bà Ba đẩy cây luôn:
- Lễ thành hôn long trọng và đầy đủ nghi thức lắm. Có chào cờ, hát quốc ca, mặc niệm tử sĩ và hợp xướng bài Ðoàn ca nữa.
- Bài đó ra sao?
- Hồi ông với tôi thành hôn ở Việt Bắc, ông quên rồi sao? "Ðời mới ai ơi đời mới còn xa xôi nhưng ánh dương đang reo cười" đó. Bây giờ đời mới vẫn hát y như cũ không có ai thay chút nào!
- Ừ, tôi nhớ ra rồi. Có câu gì "Hăng hái vâng ý Bác Hồ, vượt qua bao gian khổ" phải không? Từ đó tôi có hát lần nào nữa đâu mà nhớ!
Bà Ba vụt nói ngang:
- Công việc nhà đa đoan lắm ông ạ. Ông có quen với ông Lâm ông gì bí thư thành ủy Ðà
Nẵng không?
- Không, ủa có!
- Sao không rồi có?
- Bà hỏi bất ngờ tôi không kịp nhập tâm
- Ông ấy thoát chết trong đường tơ kẻ tóc. Ðáng lẽ ông phải biết chứ?
- Nhiều chuyện quan trọng hơn thế. Ba cái vụ vợ bé vợ mọn đó ai mà để ý.
- Ông ấy bị đặt bom trong nhà đấy, chứ không phải vợ lớn đánh ghen vợ bé đâu.
- Hả! Có thật nhà ông bí thư thành ủy bị đặt bom không? Ai đặt?
- Ai biết hơn ông mà ông hạch tôi! Ông ấy chạy ra trung ương xin việc khác. Trung ương bổ nhiệm ổng làm phó chủ tịch gì đó.
Ông Tướng ra vẻ ưu tư:
- Có vấn đề mắc mướu ở cái khâu an ninh.
- Vậy sao trung ương không thành lập ủy ban bảo vệ an ninh cho trung ương mà lại lập ủy ban bảo vệ sức khỏe trung ương.
Ông Tướng cười, không đáp. Bà Ba rủ rỉ. Nước triều dâng lên dần. Giọng người chìm nhỏ
xuống.
sao?
anh?
- Ngày xưa hòn sỏi trong dấu chân em, anh cũng nhặt bỏ túi.
- Bây giờ tuổi 70 rồi em.
- Cách mạng đi nhanh quá! Em muốn đi lại từ đầu.
- Ấy chết sao em lại nói thế? Mình đã từ rừng về đây.
- Em muốn sống nơi nào có anh. Em sợ cô đơn lắm. Anh không biết mạng anh bị đe dọa
- Trong chiến tranh bom đạn là thế mà anh còn không chết. Bây giờ có cái gì đe dọa được
- Anh không biết tại sao ông Thái chết hay sao?
Ông Tướng giật mình, hồi lâu mới mở miệng lắp bắp:
- Ừ, nhưng đó là trường hợp đặc biệt.
- Còn ông Tấn thì sao?
- Cũng trường hợp đặc biệt!
- Ðặc biệt gì nhiều thế?
Cả hai ông bà đều lặng thinh. Một hồi Bà Ba nói:
- Ðến người nào khác đặc biệt nữa đây. Ông Mai, ông Tư, ông Tùng. Ồi! Sao có nhiều đặc
biệt vậy. Ông Trà có đặc…không?
- Anh Tư Chi (tức Trà) có khuyết điểm lớn với…
- Với ai?
- Với đảng!
- Em nghĩ là một người vào sanh ra tử trong hai trận chiến tranh dù khuyết điểm gì đảng cũng không nên đối đãi cạn tàu ráo máng như vậy.
- Bà không biết đâu!
- Anh đừng tưởng em không biết. Ông Trà tranh công với ông thầy chùa Sơn Tây 1 chứ gì? Việc đó ngày nay đã xác định chưa?
- Thì đảng đã nhận lỗi bằng cách cho ảnh cái villa. Ảnh chết rồi chị ấy cho thuê 2000 đô la một tháng chưa đủ hay sao?
- Nếu anh chết như ông Trà rồi em cũng được bù đắp như vậy thì anh nghĩ sao?
- Em nghĩ sao?
- Em vứt vào mặt họ. Mạng một ông Tướng đâu có rẻ vậy. 2000 đô thằng con ông Khải đi chơi Hồng Kông đâu có đủ. Phải 500 ngàn cơ đấy.
- Cái bà này sao hôm nay lắm mồm thế!
- Có mồm chẳng lẽ chỉ để ăn?
- Ăn với nói. Thì em cứ nói đi nào!
- Cách mạng đã đi đến nước này rồi sao? Bà Ba ngồi bật dậy hùng hồn nói tiếp:
- Khi đảng còn trong trứng nước, một cái vé tàu điện đồng chí Trường Chinh cũng giấu mật thám để đem về thanh toán tài chính. Khi đó đảng mắng những công chức Pháp là quan lại tham bả vinh hoa. Bây giờ lãnh tụ đảng giấu hằng trăm triệu đô la ở nhà băng nước ngoài, con cái
lãnh tụ ngu như bò cũng làm trưởng ban văn hóa thì anh gọi đó là gì? Ngày xưa đảng mắng quan lại Pháp tham ô, nay lãnh tụ hủ hóa như lợn thì gọi là gì?
Ông Tướng quát:
- Tôi về đây để nghe bà lên lớp cho tôi đấy à?
- Tôi cũng là đảng viên, chỉ thua anh 3 tuổi đảng thôi. Tôi không có quyền nói anh là trung ương đảng à? Tôi nói cho anh biết. Ông Lân chạy ra Hà Nội mặt la mày lét vì người ta giết hụt ổng đấy! Của đáng tội ông ấy chỉ có một khuyết điểm là…
- Thôi, bà hãy vô cuộc họp trung ương thay cho tôi mà biện hộ cho đồng chí ấy.
- Tôi không đi được chứ đi được tôi cũng đi. Tôi sợ gì mà không đi.
- Nếu bà không đi thì bà sẽ làm gì?
Hai bên đều bỏ tiếng xưng hô êm ái lúc đầu mà dùng những ngôi thứ khác vô với giọng điệu dấm dẳng.
- Tôi sẽ đi chỗ khác. Hoặc tôi sẽ xin một tiểu đội cận vệ của ông để canh gác nhà này khỏi bị đặt bom.
Nói xong bà Ba oà lên khóc:
- Ông ấy bị đặt bom suýt chết là vì tội không chịu tham nhũng. Người ta đặt trên bàn ông ta một tỷ bạc mà ông không nhận cho chiếc tàu buôn vô. Ðã không nhận ổng lại vứt bạc xuống đất và kêu công an bắt kẻ hối lộ ông. Hu..hu..Tưởng vậy là yên nhưng hôm sau vợ ông phát hiện ra quả bom tay đặt ở ngõ nhà ông. Nếu chậm một chút ông đi làm xe chạy ra sẽ tan xác. Hu hu hu…
- Tầm bậy. Những lực lượng thù địch vu khống đấy. Chứ ai mà đặt bom giết một đồng chí
cao niên đảng như vậy ở ngoài cổng. Người ta đặt trong nhà kia đấy…
Ông Tướng biết mình nói hố nên im bặt. Trong bóng tối mà ông trông thấy ánh mắt bà chiếu ngời lên:
- Cao tuổi đảng bằng cụ Cố nhà mình không? Cụ Cố cũng không chịu thua.
- Tôi bảo bà câm mồm lại.
Bà Ba còn gắng gượng nói tức tưởi:
- Tôi sợ một ngày mai chuyện đó sẽ xảy ra cho ông!
- Nếu bị bọn tham nhũng giết thì càng chứng tỏ rằng tôi không tham nhũng.
- Ông muốn làm cây sen ở thời buổi này là không thể được. Ông có cần thì tôi mời bà vợ ông bí thư Ðà Nẵng sang cho ông hỏi chuyện. Bà ấy ở trong thành kia kìa để được an toàn.
- Ổng bây giờ ra làm sao?
- Làm sao tôi không rõ, nhưng nhà ổng không bị đặt bom nữa.
- Nghĩa là sao?
- Nghĩa là…ông biết ấy! Bây giờ có một vụ làm ăn to bị kẹt hình như chủ là con gái hay con rể gì của ông Ba Duẫn.
- Làm cái gì?
- Buôn lậu chớ còn làm gì nữa! Chủ buôn rao hàng 1 tỷ đó, ông có thấy thế nào? Ông chỉ cần nói một tiếng là xong.
- Tiếng gì?
- Ông nhận rằng số hàng ấy do tổng cục của ông đặt mua nhưng chủ bán đem hàng tới nhanh quá, cơ quan không làm giấy tờ kịp. Ông tưởng cuối tháng thì hàng mới tới cho nên ông mới đi công tác xa. Chẳng ngờ mới có đầu tháng hàng đã tới.
- Hàng gì mới được chớ?
- Ðồ đồng nát ba cái máy bay và xe tăng rỉ, đạn pháo và pháo từ thành Ka chiu sa thời
Liên Xô đánh Hít Le.
- Ở đâu vậy?
- Thì thằng con của bố Duẫn đặt mua bên Nga.
- Làm gì thứ phế thải ấy?
- Phế thải nhưng giá hàng xịn. Tất cả chừng 500 triệu đó ngoài ra còn các thứ phụ tùng thay thế.
Ông Tướng lặng người một hồi lâu mới nó ra tiếng:
- Như vậy chẳng khác nào nó bán sinh mạng chiến sĩ nó ăn. Tàn nhẫn, bất lương quá thể.
- Ðã bảo tham nhũng phất to nhờ mấy cú như vậy mà lại. Trước kia mình mua xe thiết giáp và gạo lẫn xe GMC của Sài Gòn, mua cả dầu ăn và thịt hộp của Mỹ để nuôi bộ đội đánh Mỹ. Bây giờ mình lại mua của Nga để…
- Làm gì?
- Ðể đánh đảng!
- Bà này!
- Ông không chịu à? Ông không đồng ý thì cũng có người thọc tay vào cầm nhẹ mớ bạc ấy. Sở dĩ người ta chưa làm gì vì gờm ông đấy. Nếu ông gật thì đi theo công thức bia 33. Ðó là công thức thịnh hành nhất.
- Sao hàng phế thải lại trả già hàng xịn?
- Cái ông này thiệt! Ðã bảo tham nhũng mà còn hỏi tại sao với chẳng tại sao. Mình chia cho thằng chủ bàn 3 mình lấy 3, còn thằng đặt hàng cũng 3 phần. Phải giữ đúng nguyên tắc trên sân cỏ.
- Còn 1 thì ai lấy?
- Tùy hoàn cảnh. Nếu cần đấm mõm đám cá kèo thì dùng cái con 1 ấy. Nếu êm xuôi không có kỳ đà thì lại đi 3.3.3. phát nữa.
Ông Tướng thở dài:
- Cách mạng phát triển đến thế à?
- Ông chẳng biết gì sốt. Người ta tậu villa, tậu chung cư, tậu đất, lấy tiền ở đâu? Cách mạng vô sản là để cho dân làm. Còn chúng ta thì làm áp phe tư sản, ông nghe chưa?
Ông Tướng vùng đứng xuống đất, gằn giọng:
- Tôi ra lệnh cho bà phải chấm dứt ba cái thứ dơ dáy ấy từ giờ phút này. Nếu không bà đi ra khỏi nhà đi. Ðây không phải là ổ vi trùng đục khoét cách mạng. Tôi không thể làm tên phản đảng, phản bội chiến sĩ. Tôi không nhận, một chinh tôi cũng không nhận. Bà đi mà trả lời với bọn đó đi!
- Bọn đó là cụ Cố, là ủy viên bộ chính trị đang thực quyền đấy. Ông đến mà nói với họ. cho phải nhẽ. Tôi cho ông hay có kẻ đứng đằng sau con cái bạn bè của họ làm ô dù cho con cái của họ. Ông dũng cảm thì đi mà nói lấy. Còn tôi, tôi đã nói rồi.
- Bà nói sao?
- Tôi không nói sao cả. Tôi chỉ gật và đưa cái các vi dít của Thượng Tướng Hoàng su Phì cho họ với chữ ký của ông trên đó!
- Tôi ký hồi nào?
- Tôi ký thay ông được không?
Ông Tướng lặng thinh không cử động. Bà Ba nói giọng trì chiết:
- Tôi nói cho ông biết. Con dâu của ông nó nghe ông suôi của ông trối lại: "Người ta giết tôi". Nó là con nít và là con gái 17 tuổi mà nó còn biết "người ta" là ai. Nó có ý định trả thù cho bố nó. Chẳng lẽ ông làm Tướng mà ngu đần không hiểu chuyện xảy ra ở đầu giường của mình? Người ta sẽ chẳng dung cho ông. Rồi ông sẽ lại dùng câu nói của suôi gia để trối lại cho tôi trước khi theo Bác. Ông có oai quyền bằng ông...hay không? Cùng lắm thì ông chạy qua biên giới sang Trung Quốc và bị bắn gãy giò như ông Tấn Mập?
- Nói tầm bậy. Ông Tấn nào bị bắn gãy giò? Ông ta bị tù chết ở nhà lao Thanh Liệt. Bà Ba suýt cười phì:
- Ðẹp nhỉ! Giấu kỹ nhỉ! Ông Duẫn nói mắt nhân dân là mắt khóm. Thế mà không ai thấy ông Tấn bị tù ở Thanh Liệt. Bây giờ tôi mới nghe ông nói. Trước đây tôi chỉ nghe ông ấy chạy sang biên giới bị tên cần vụ bắn gãy giò. Ông có uy quyền bằng ông Văn không? Thế mà ông ấy sống dỡ chết dỡ vì ông mặt gà mái. Cái huy chương Ðiện Biên của ông đâu to bằng của ông Giáp. Chuyện đó đã đành...Nhưng chính ông Giáp sẽ quay lại giết ông như Bác ra lệnh thằng cha cầm cờ xe hòm đám ma cho Dương bạch Mai uống nước ngọt Hồng Hà. Rồi chính Bác đi phúng điếu tặng huân chương khóc lóc kể lể!
- Chuyện cũ 40 năm rồi, bà còn lôi nó ra làm chi nữa?
- Chuyện cũ nhắc lại như mới. Hồi đó mới hòa bình được 5 năm. Miền Nam tập kết rung động tưởng đã có nỗi loạn. Ông liệu ông ngang tầm cở với ai? Ông Trà, ông Tùng, ông Thái, ông Giáp, ông Mai, ông Tứ. Công thần như vậy mà không làm vừa ý đảng là đảng giết ngay. Tôi hỏi ông Dương bạch Mai tội gì?
- Ông ấy chửi Trung Quốc là giáo điều ABC lúc đảng đang cần chỗ dựa để kiến thiết.
- Nếu chống Trung Quốc là có tội và bị trị tội bằng cho giải khát nước ngọt thì sao ông Lê Duẫn chống Trung Quốc mà đảng không chia cho ông ấy nửa chai để ông Mai nốc có ba ngụm mà chết tươi tại cuộc khoáng đại quốc hội vậy??? Ông đã có lần than thở với tôi rằng ông Duẫn cầm tay ông Tôn đức Thắng ký lệnh tổng động viên chống bọn Bắc Kinh bá quyền. Ai chống rồi ngày nay ai cắt đất giao cho Trung Quốc?
Ông Tướng nằm lăn ra mép giường. Nhưng bà vợ "lắm mồm" không tha cho. Bà lôi vai
chồng quay lại và nói:
- Tôi đã sống suốt từ 45 tới nay, tôi chưa thấy hồi nào đảng ta đa sự rối ren bằng hồi này. Ðánh Tây đánh Mỹ thế mà khỏe. Bây giờ không còn Tây không có Mỹ mà lại mệt. Vì đánh nhau không có trận tuyến trên mặt đất, kẻ thù không rõ mặt mà nó cứ ẩn hiện với trăm ngàn vẻ mặt và y phục khác nhau. Hơn nữa nó lại ở ngay trong đảng, trong mỗi đảng viên.
- Tôi lạy bà để yên cho tôi ngủ.
- Ông ngủ được sao? Giỏi thế! Tôi mong gặp được trung ương để tố khổ thì nay gặp được đây rồi. Không tố còn đợi bao giờ?
- Bà đi họp trung ương thay tôi đi.
- Tôi sẵn sàng đi làm nhiệm vụ của tôi với đảng. Tôi sẽ chất vấn đảng một điều.
- Ðiều gì?
- Tại sao trung ương phong cho ông quân hàm Thượng Tướng?
- Là vì….
- Ông biết nói những việc không cần nói và không nói những việc cần nói. Nghĩa là một thứ chính trị phải đạo vào hùa với cấp trên. Ông tổng bí thư đang chức sở dĩ đắc cử là vì không ai dám nêu những sai lầm của ông ta ra. Ðã thế lại còn che giấu. Cái ông gì đó, cục trưởng cục gì đó nắm quyền sanh sát toàn quân được ông tổng bí thư vừa trả công vừa đấm mõm bằng một chiếc ghế trong bộ chính trị ít nhất là 2 khóa, có lẽ vì bất tài hay vì công lao đã che giấu bản án dâm ô cho tổng bí thư? Nếu mai kia ông được ngưòi ta xách đầu ấn vào ghế ứng cử tổng bí thư thì tôi là người thứ nhất phản đối.
- Tại sao?
- Vì ông không tham nhũng. Ông nắm quyền thì ông sẽ diệt hết tham nhũng. Hết tham nhũng thì lấy ai mà lãnh đạo đảng?
- Cái bà này sa..ao mà! Bà im đi cho tôi nhờ!
- Chính trị trong phòng the giữa vợ chồng mới là chính trị như thời Krushev bên Liên Xô vậy. Hai vợ chồng vừa yêu nhau vừa tranh luận các chánh sách một cách rốt ráo.
Ông Tướng chộp lấy mối phăng ngay:
- Sao mình không làm thế nhỉ?
Và ông Tướng bắt đầu mở mặt trận mà đối phương cho rằng đất đã lạnh súng nào cũng không còn nổ được.
Ðêm đã khuya. Người ta thấy hơi vô lý khi sực nhớ ra rằng mình đã dùng quá tiêu chuẩn thì giờ cho chính trị.
- Em vừa mới đọc truyện Trên thảo nguyên của nhà văn Ai ma tốp được giải thưởng văn học Staline bên Liên Xô.
- Làm gì còn giải thưởng đó bên Liên Xô.
- À quên, giải thưởng Lenine. Em đọc trên 300 trang hơn 10 truyện ngắn. Em chỉ nhớ được một câu mà em cho là tuyệt diệu.
- Câu gì?
- Nguyên văn như thế này: "Trước kẻ thù người chiến sĩ luôn luôn đứng thẳng. Nhưng đứng trước khuyết điểm thì họ lại khom lưng" Ðó là kết quả của đường lối giáo dục của đảng! Em (vợ anh) xin thêm: Đã khom lưng mà lại còn tìm hết cách tránh né hoặc đổ cho người khác khom lưng hoặc che chở cho kẻ khom lưng hoặc hai cái lưng gộp lại cùng khom cho khỏe.
Ðấy ngày xưa em nhớ là anh hùng lắm. Trước khi xuất phát đơn vị có một cuộc tố khổ nhau, tố cả cấp chỉ huy muốn tố gì cứ tố. Có anh chiến sĩ bảo là em chưa gặp được người yêu em. Thế là anh đại đội trưởng bảo anh viết thư và đi gởi ngay. Có anh nói: Lúc đóng quân em có sang nhà bên cạnh mượn cái nong, lúc hành quân gấp em chưa trả được. Thế là anh đại đội trưởng lại hứa sẽ mang trả lại cái nong cho chủ. Trước khi ra trận không còn ai vướng mắc chuyện gì nên lòng nhẹ nhàng toàn tâm toàn ý đánh giặc, trận nào cũng thắng. Có hy sinh cũng không tiếc thân.
Những chuyện nhỏ nhặt vậy em trông thấy trước mặt và nhớ đời. Bây giờ dưới dối trên, trên lừa dưới. Giả nhân giả nghĩa không ai yêu thương ai. Trên đài không còn nghe những bài hát hay nữa. Chỉ còn hát quốc ca, quốc tế ca thôi. Tuy miệng hát bài vô sản mà bụng muốn hốt bạc triệu. Con người và con thú ngang nhau. Không ai biết nguời và thú khác nhau chỗ nào. Bà quá lắm rồi. Tôi sẽ đề nghị chi bộ của bà khai trừ bà.
- Tội gì?
- Tội phạm thượng!
- Chi bộ nào? Trên 20 năm nay tôi không có sinh hoạt trong chi bộ nào hết, lấy ai khai trừ tôi. Tôi chỉ đôi khi bàn về tình hình đảng với ông như hôm nay nhưng ông luôn luôn độc tài áp chế. Ông đuối lý nên ông cả vú lấp miệng em!
- Bà nói đảng gồm súc vật.
- Tôi nói sau một triệu người và một người. Người đã nói đảng mang tim chó thì có phải đã mắng đảng gồm súc vật không?
- Hừm! Nó nói cán bộ đảng mang tim chó chớ nó có nói đảng mang tim chó đâu?
- Ừ, thì nó nói thế!
- Ai, ai đâu, ai nói vậy đâu?
- Bà nữ văn sĩ gì đó.
- Ðồ con khùng!
- Khùng mà người ta biết nói một câu chí lý như vậy. Nếu vô lý thì sao đảng câm mồm từ ban văn hóa tư tưởng đến bộ chính trị đều "lãng tai"? Hừ, ông Trần Ðộ mà bị khai trừ còn Ðỗ Mười thì tổng bí thư. Ông Ðộ trung nghĩa công trạng như vậy mà khai trừ thì còn ai xứng đáng làm đảng viên nữa? Ai dám khai trừ ổng vậy?
- Trung ương chứ ai!
- Trung ương có anh trong đó, anh cũng biểu quyết hả?
- Tôi không nhớ!
- Anh đúng là nhân vật của Ai ma tốp trên Thảo nguyên!
- Vâng, tôi hèn lắm. Nhờ cô xây dựng mà tôi được như ngày hôm nay.
- Anh tự nhận định về anh đúng đấy! Trong trung ương nhiều người hèn quá nên tình trạng uy tín của đảng mới ra thế này. Anh đi ngoài phố mà nghe người ta chế riễu cụ Hồ bằng cách nhại theo thơ Tố Hữu:
Lòng ta chung một cụ Hồ
Lòng ta chung một cái bồ đô la
- Cô giác ngộ tôi đấy phỏng?
- Anh đừng nhầm. Em nói ra là để anh thấy rằng chúng ta sống giữa một bầy sói. Chúng ta phải mặc da sói, phải tập ăn thịt người, nếu không bọn sói sẽ ăn thịt chúng ta. Anh có nhớ truyện Phong Thần anh kể cho em bên bờ suối Mây không?
- Tôi không nhớ chuyện vặt!
- Chuyện vặt nhưng bây giờ lại thành chuyện lớn. Con yêu tinh Ðắc Kỷ ve vãn Bá Ấp Khảo. Bá Ấp Khảo sợ lỗi đạo với Vua Trụ và cha nàng là Văn Vương nên phản đối cử chỉ sàm sỡ của Ðắc Kỷ. Ðắc Kỷ bèn tâu với Vua Trụ rằng Bá Ấp Khảo ve vãn mình. Vua Trụ truyền lệnh lóc thịt Bá Ấp Khảo làm nhân bánh bao đưa vô tù cho Văn Vương ăn. Anh thấy chưa? Bá Ấp Khảo chết lãng nhách. Bọn tham nhũng bây giờ là Ðắc Kỷ. Còn anh là Bá Ấp Khảo đấy. Anh liệu mà từ chối. Thà cong còn hơn gãy anh à!
- Bà bảo tôi đi chung xuồng với đám mặt mày lem luốc đó à?
- Thì tùy ông. Ông có muốn làm Bá Ấp Khảo thì cứ việc làm. Anh chết chúng nó cho em và các con ăn bùn. Ðời nầy giả dối gian lận tất. Ngày còn kháng chiến, ban chỉ huy cần một người xung phong thì có mười người dơ tay. Bây giờ anh thử kêu gọi hốt một đống rác xem có ai xung phong không? Công an khi được phôn gọi có đám chém lộn hay cháy nhà, họ lếch thếch đến nơi thì nhà đã cháy rụi rồi. Còn hai người chém nhau thì mộ đã xanh cỏ. Nhưng có đám buôn lậu bị phát hiện thì họ đến sớm lắm. Vì tang vật ngon lành. Trên tịch thu thì dưới cũng chấm mút được chút ít.
- Bà học ở đâu được nhiều bài học thế?
- Bài học gì đâu?
- Bài bôi xấu cách mạng. Bà Ba cười nhạt:
- Ồ, học ở cách mạng. Nó có như xưa đâu.
- Cách mạng xưa là cách mạng nào? Cách mạng nay là cách mạng nào?
- Tuy một mà hai, tuy hai mà một.
- Cái bà này! Bà đi mà đánh bạn với mấy đứa Nhân Văn Giai Phẩm kia.
- Ồ, "nấm độc mọc trên thân gỗ mục" 2 đấy hả? Gỗ không mục sao nấm mọc được?
- Cái bà này sao mà, hừ hừ bữa nay sao mà! Bỗng Bà Ba đánh trống lãng:
- À, mình ăn tiểu táo 3 chắc. Các món ăn kháng chiến ít khi cần vụ mang đến cho mình hả? Mình có quên không?
- Tôi không quên nhưng bảo nó tìm thì nó bảo là các món đó bây giờ lạc hậu rồi.
- Như gì?
- Như cà pháo muối vừng.
- Thôi để em tìm các món qúi ấy cho anh ăn.
- Món gì?
- Mắm cáy!
Ông Tướng lặng thinh một lúc rồi hỏi:
- Bà nhắc tôi mới nhớ. Ở đâu bà còn giữ tới bây giờ vậy?
- Của mấy người giúp việc ở nông thôn họ mang lên để ăn tươi ấy mà!
- Thế à?
- Ðể em khu ra đãi mình một bữa! Ăn để nhớ cái mẻ sành có một tí mắm ruốc nướng ngày xưa. À, mà mình còn nhớ "Cái bát" của Sĩ Ngọc không?
- Cái bát nào?
- Bức tranh sơn dầu của Sĩ Ngọc vẽ một bà má lam lũ đưa bát nước mời anh bộ đội ấy mà. Bức tranh được đại hội dân chủ thế giới hoan nghênh nhiệt liệt ở Bờ ra ha (Prague)
Thấy ông chồng lặng thinh, Bà Ba tiếp:
- Phái đoàn của mình do Nguyễn đình Thi dẫn đầu có La văn Cầu và Giáp văn Khương đó. Cả ba người đều mặc áo trấn thủ.
- Ở đâu bà trông thấy?
- Có một tấm thôi, của anh Thi mang về. Anh Cầu lấy cho mấy chị Nguyễn khoa Diệu
Hồng…ở trung ương coi rồi em coi ké. Chỉ xem nhanh rồi trả lại.
- Em nhớ giỏi quá. Cái gì cũng không quên.
- Hồi đó mà được ăn một miếng mắm ruốc thì còn hơn ăn giỗ.
- Ờ, đồng bào Thượng quí nhất là muối và mắm ruốc. Họ coi như thuốc trị bá chứng. Vậy mà cán bộ được họ cho ăn một tí. Một tí ti thôi.
- Hôm nay em khui cho mình cả hũ.
- Coi chừng bể hũ thối cả nhà không tẩy đi được mùi thối đấy!
- Không sao. Mình đừng lo. Mắm để lâu càng thối.
- Càng lâu càng ngon phải không mình?
- Nhưng nếu quá lâu thì nó sinh dòi phải vất cả hũ. Bà Ba ngưng một chút rồi nói tiếp:
- Cái hũ mắm nhà chắc đã đến kỳ rồi. Dòi lúc nhúc trong đó. Ta gạt dòi đi, chỉ ăn mắm
thôi.
- Dòi mẹ ăn ngon, dòi con ăn béo phải không?
Hai vợ chồng cười to. Tiếng cười vang trong phòng. Rồi im dần…im dần. Tất cả chỉ còn
tiếng mọt gặm chân giường.
Bà Ba lấy làm lạ về tiếng cười của mình. Hình như lâu lắm bà không cười. Bà lặng lờ như một cái bóng.
Sáng nay thức dậy bà tưởng như đã đầu thai sang kiếp khác. Ðêm qua là đêm thần tiên. Bà vội vàng thức dậy đi xuống bếp. Tiếng khua lụp cụp làm bà Cán thức dậy. Từ cảnh tiên trở về trần tục. Từ hai trái đào thơm đến mắm cáy.
Bà Ba đi giở mắm. Mùi mắm đông đặc trong bếp. Bà phải lấy khăn làm khẩu trang. Mắm thì nó thế. Ngày xưa đi vào nhà đồng bào, thì nữ cán bộ như bà việc đầu tiên là phải đi vào bếp quét dọn lau chùi. Nơi nào nghe mùi mắm thì mừng lắm rồi. Nghĩ vậy bà lật khẩu trang lên đầu và xắn tay áo lên.
Một hàng hũ da lươn nắp đậy trét tro. Bà khui ra. Hũ thứ nhất, thối bưng cả mũi nhưng bà không dùng khẩu trang nữa. Không hiểu sao bà lẩm bẩm: "Hũ này, mắm Dương bạch Mai". Bà khui tiếp. Hũ Trần văn Trà…rồi hũ thứ ba, thứ tư. Hết hũ lại hũ, hũ con, hũ lớn.
Bỗng bà nghe hơi thở sau gáy âm ấm, bà quay lại. Bà kêu khẽ:
- Ơ kìa, anh. Sao anh không ngủ.
- Nghe mùi mắm anh không ngủ được.
- Nghĩa là..?
- Thối lắm!
- Mùi thối bay lên tận trên à.
- Anh chỉ tưỏng tượng thôi đã không chịu được nên xuống đây coi em đã khui bao nhiêu hũ. Mắm gì lạ vậy?
- Mắm cáy chớ có mắm Bá Ấp Khảo đâu mà lạ!
- Không, anh nghe em đặt tên từng hũ lúc nãy.
- Ðấy là em đùa thôi. Chớ các hũ độc là mắm cáy. Ðộc mắm cáy!
Bà Ba xua tay:
- Anh đi tránh đi, không mắm dính quần áo giặt không ra, người ta cười cho.
Ông Tướng trở lên. Ông không vào buồng mà đi vòng quanh nhà ra sân trước. Cỏ hoa chừng lạ mặt. Những ngôi nhà bên cạnh của ai? Ông không bao giờ biết là ông ở gần ai mà ông cũng không hỏi. Trước đây, dinh ông Thanh ở đó. Từ ngày ổng bị hy sinh, cây cối rậm rì che khuất cả nóc. Không biết có ai ở trong đó nữa không?
Ông thấy như không thấy. Không thấy như thấy. Những gì. Những ai. Những chuyện gì. Tất cả. Tất cả. Ông bạn nào. Kẻ thù nào. Ðồng chí nào. Kẻ thù là đồng chí. Cụ Mao nói. Cụ Hồ dạy…Nửa thế kỷ là bao nhiêu năm. Một năm là bao nhiêu ngày. Một ngày là bao nhiêu giờ?
Bỗng một tiếng thì thầm bên tai ông:
- Thưa Thượng Tướng, xin mời đồng chí vào kẻo cảm lạnh.
- Ðồng chí cho tôi cái áo sơ mi và cái quần dài.
- Dạ!
Lâu lắm rồi hôm nay ông mới được nhìn lại ông. Béo thế! To thế! Ngày vào bộ đội ông chỉ cao hơn cây mút cơ tông Pháp, ngang với cây mút cơ tông Ăng Lê đầu có mòng 4, vác súng đi rất vất vả. Ra trận đầu tiên ở Chợ Bờ, nằm phục kích, viên chỉ huy còn bò tới bảo cho ông cách bắn. Nằm đợi hoài ông mắc tiểu không dám đi, sợ lộ bí mật, cứ tè luôn tại chỗ.
Trận Hoàng su Phì ông chỉ huy một tiểu đoàn. Ðại thắng, ông được Ðại Tướng phong chức trung đoàn trưởng luôn tại trận và trở thành anh hùng. Cái tên đi với chiến công trung đoàn trưởng Hoàng su Phì cho tới bây giờ. Chốc đây mà đã 50 năm. Hồi đó ông ốm như con chằng hiu. Bây giờ béo to như ông "Ðun lốp" 5
Anh cần vụ trở ra. Ông ngồi ghé lên thành hòn non bộ mà mặc quần áo. Anh cần vụ vẫn đứng bên cạnh:
- Xin mới Thượng Tướng vào.
- Anh đánh xe ra, tôi đi đây chút! Xe tới. Ông nói
- Anh đưa tôi tới một hiệu cà phê!
- Dạ, hiệu nào ạ?
- Bất cứ hiệu nào, miễn nó cho tôi uống cà-phê. Ðừng cho tôi uống nước cống thì thôi.
- Dạ thưa Thượng Tướng. Không có hiệu nào cho khách uống nước cống cả.
- Tôi đọc báo thấy nói là có hiệu phở nấu bằng thịt chó và nước lèo bằng nước cống. Có không? Anh có ăn phở nào như thế không?
- Dạ em không biết ạ! Dạ mà chắc chúng nói…đi..êu!
- Cứ đọc báo thì tưởng Thủ Đô nầy toàn dân mọi rợ. Mấy thằng nhà báo nhiễm Nhân Văn
Giai Phẩm bây giờ còn bướng hơn cả Nhân Văn Giai Phẩm.
- Dạ, tới nơi rồi ạ. Quán cà phê ở trước mặt! Anh cần vụ cho xe chạy chậm lại.
- Phố này là phố nào, sao khang trang đẹp mắt thế?
- Dạ là Phố Hàn Nồi đấy ạ.!
- Phố gì lại Phố Hàn Nồi?
- Dạ là Hàng Bạc nối dài ra tận bờ sông.
- Nhưng sao tên gì lạ vậy? Mà có thật ở đấy hàn nồi bể không?
- Dạ đây là phố của một ông Tây đen, ủa Mỹ đen mới lập ra, rồi tự nhiên treo bảng "Hà nồi" trật cả chánh tả mà ông ta không chịu chữa cho đúng như các hàng khác ạ!
- Tây đen, Mỹ đen nào lại ở đây?
- Dạ em thấy người ta đồn thế nên có lần em tò mò đến xem. Quả thật thằng Mỹ đen thùi
lùi. Nhưng người ta bảo đó là Tây đen chớ không phải Mỹ đen ạ. Em không biết đầu cua tai ếch ra sao em bèn hỏi các cụ thì các cụ bảo là Tây đen thời Ðiện Biên bị ta bắt tù binh đấy ạ.
- Nó bao nhiêu tuổi?
- Dạ khoảng bốn mươi mấy năm mươi chi đó.
Ông nghĩ thầm: Lính Lê Dương Ðiện Biên Phủ thì ít nhất năm nay cũng 70 chứ sao trẻ vậy được? Nhưng ông không nói ra, chỉ hỏi:
- Anh có chắc nó trẻ vậy không?
- Dạ những thằng đen nào cũng khó đoán tuổi. Như nhìn con trâu ai mà đoán được mấy tuổi nếu không xem cái sừng của nó. Em thấy tóc thằng này cũng muối tiêu rồi. Muối nhiều hơn tiêu thì đoán vậy thôi. Lạ thật sao mặt nó đen mà tóc nó trắng?
- Ðó là tóc bạc. Ðồng chí đổ xe lại đi. Tôi xuống xe đi một khúc để "dưỡng sinh" luôn. Nghe chủ nói thế, anh cần vụ thứ hai nhảy xuống đất. (Cấp Tướng có hai cần vụ đi theo
mỗi khi xuất trại). Thấy anh lính mang AK nai nịt như ra trận, ông khoát tay bảo:
- Không cần! Ðồng chí ở xe chờ tôi uống cà phê.
- Dạ không được ạ. Tôi có nhiệm vụ bảo vệ Thượng Tướng.
- Thôi được, đừng mang súng theo. Giặc đâu ở giữa Thủ Đô mà xài súng ống.
Anh lính bèn dẹp khẩu AK vô xe và lấy khẩu súng ngắn đeo vô lưng phủ vạt áo xuống, rồi thấy ông Tướng đã đi xa ở phía trước, anh ta chạy theo.
- Anh không nên gọi tôi như ở nhà, biết chưa?
- Dạ vâng!
Rồi hai thầy trò bách bộ trên vĩa hè như hai người thường.
Ông Tướng lấy làm ngạc nhiên. Mặt tiền phố khá hấp dẫn với màu sắc của những bảng hiệu không như ngày ta mới về Thủ Đô. Sở văn hóa gợi ý "chữ vàng nền đỏ hoặc nền vàng chữ đỏ" cho đồng phục Thủ Đô. Ông còn ngạc nhiên hơn nữa thấy toàn hiệu phở và cà phê. Ông thầm nghĩ: Hòa bình đã mấy chục năm rồi. Nhân dân có lợi tức cao nên ăn xài phủ phê. Sáng cà phê. Trưa hủ tiếu. Chiều vịt quay. Thế mà báo vẫn chế diễu lời đồng chí tổng bí thư! Thế này không hơn được máy lạnh tủ lạnh à?
- Vào nhé
Anh cần vụ đáp:
- Dạ hiệu trước đó, thưa Thượng…ủa, anh Ba!
- Thôi vào đây đi!
Sau Hòa bình, ông Tướng đã từng đọc báo và từng chịu trách nhiệm an ninh cho Bác đến thăm đơn vị một lần. Ông cụ không đi lối cổng chào. Ông lõn vào ngõ sau đi xem cầu tiêu và bếp anh nuôi trước làm ban chỉ huy thất vọng. Những hoa hòe hoa sói chưng bày ở phía trước không được ông cụ ngó tới. Bây giờ ông cũng thế. Ông học được cái vĩ đại của lãnh tụ. Ðừng ai hòng báo cáo tô hồng cho cụ. Những cái khoe bày để đón lãnh tụ, đăng báo chẳng qua là mặt tiền của sân khấu. Cái quan trọng là hậu trường. Hậu trường quyết định đào kép ra vào, kéo màn hạ màn.
Cho nên khi anh cần vụ trỏ ngôi quán ở trước mặt, bày biện lòe loẹt, thì ông lại vào cái quán có vẻ nghèo nàn chỉ có chữ "cà phê" viết bằng phấn học trò dán ở thân cây trước cửa. Ðây là một gia đình công chức, làm thêm kiếm tí tiền giấy bút cho con đi học. Ông bước vào và nghĩ thế. Ông vừa kéo ghế ngồi thì người nữ chủ nhân đến:
- Ông dùng cà phê đường hay cà phê nào ạ? Người cần vụ cũng ngồi bàn bên cạnh đáp thay
- Anh Ba tôi không biết uống cà phê.
Người chủ quán cười, bước lại gần sát vỗ vai anh cần vụ:
- Còn anh? Cà phê đường nhé! Hôm nay đường rất ngọt. Ông Tướng quay lại hỏi:
- Quen à?
- Dạ em chưa có đến đây lần nào cả.
Người chủ quán đem cà phê ra cho cả hai. Bà ta hỏi nhỏ:
- Anh Ba chú không thích đường à?
- Dạ không. Anh tôi….
Anh cần vụ càng giữ lễ độ giữa chủ quán và khách hàng thì người chủ càng tỏ ra thân ái.
- Ðến lần đầu nhưng số đỏ. Hôm nay có đường đặc biệt nghe!
- Bữa nay bận lắm, không uống được.
Nhưng một em đã xuất hiện: Quần tiều áo thun ba lỗ. Cô nàng sà đến ngồi trên đùi ông khách trẻ và vói tay véo ông khách già trách yêu:
- Bộ sợ bà xã đổ ghè tương hả? Một cốc ôm chớp nhoáng chớ phải "ngồi đồng" hay "đi
Liên Xô" sao mất thì giờ?
Cô bé tiếp:
- Ông già chắc hồi hôm leo mái nhà nên sáng coi bộ hết xí quách. Ðem ổng lại hàng "phì phạch" bồi dưỡng "tam xà đỡm" rồi đi Hàng Pín làm tô Ngầu Pín thì mới Ðồng Khởi được.
Ông Tướng ngồi như gỗ. Ông hớp khẽ một hớp. Con bé vẫn thơn thớt:
- Cà phê không thích hả anh yêu? Vậy xin mời ra sau đi một chầu mát-xa đi. Có tay tẩm quất kinh nghiệm, bắt gân hiệu quả mở tức thì!!
Ông Tướng bỗng đổi chiến thuật chuyển bại thành thắng, dùng kế nghi binh:
- Ở đây có món đó nữa à?
Bà chủ quán xuất hiện, xòe tay úp lên bộ mặt nhăn nheo của ông Tướng:
- Có có đủ tứ đổ tường tam xà lác đác. Mát xa, tắm ôm cà phê võng luôn. Ông muốn đi thứ nào?
- Ư ư…thứ nào cũng đi hết!
- Tưởng anh tu chứ. Tu chùa nào thế?
- Chùa một cột! Anh cần vụ đáp thay. Thôi đi vào chuẩn bị chuông mỏ đi.
- Có chuông thôi. Ðằng ấy vào bảo đảm…là hạ cánh an toàn. Ông Tướng nốc cạn cà phê nguội rồi đứng dậy chép miệng:
- Cà phê đắng quá.
- Ngọt vậy còn chê! Bà chủ quán lườm yêu. Kỳ sau đến có đường ngoại đó. Chừng nào
đến?
- M..mai!
- Xì! Dân hảo ngọt còn chê đường. Rõ nỡm! Ðến nhé! Ðợi đấy. Lên xe ngồi, trên đường về, ông hỏi:
- Phì phạch là hàng nào?
- Dạ là Hàng Quạt
- Còn Hàng Pín?
- Dạ là Hàng Bồ. Tên này mới có. Trước kia gọi là Hàng Bồ nhí. Từ ngày có nhiều quán
phở ngầu pín nổi lên, người ta gọi là Hàng Pín hoặc là Hàng Bồng.
- Sao thế?
- Dạ Bồng là Bồng bế đấy ạ.
- Thôi, về nhà để bà ấy trông.
Về đến cổng thấy bà Ba đứng ở ngoài đường. Ông vội nói ngay:
- Tôi ra sân chơi, thấy trời còn sớm, bà lại đang ngủ say, tôi chạy thử mới hay bây giờ không chạy nổi như xưa nên tôi mới đi uống cà phê đợi bà thức dậy.
Bà nói:
- Cơm dọn ra rồi không thấy ông đâu. Tôi qua mấy nhà bên hỏi cũng không ai biết. Gọi
vô cơ quan nói ông chưa về. Tôi hoảng hồn không biết ông đi đâu.
Ông nhanh nhẹn biến vào nhà. Bà hỏi người lính cận vệ còn ở ngoài sân:
- Ở nhà có cà phê sao không uống, đi đâu?
- Dạ, ông bảo con đưa đi ạ!
- Ði cà phê nào mà lâu thế?
- Dạ đi Hàn Nồi!
- Sao đi tận đằng ấy?
- Dạ ông gặp người quen (anh lính đẩy cây một cách sáng tạo) nên mới lâu.
- Sao không đi quán gần?
- Dạ quán nào thì cũng thế thôi!
- Rồi có đi đâu nữa không?
- Dạ không có…đi đâu nữa cả.
- Uống gì lâu thế. Có một cốc mà mấy tiếng đồng hồ.
Bà ngờ ông sang bên trung tâm phục hồi nhân phẩm và trau dồi đạo đức ngay bên kia đường nhưng không dám hỏi thêm. Bà bảo:
- Ði Hàn Nồi xa. Lại Cửa Nam có gần hơn không? Mà cần gì đi. Ở ngay cổng thành đây có thiếu gì. Bần cùng lắm thì ở nhà đây mà uống chớ cứ gì phải đi quán?
- Dạ cà phê thì phải ngồi quán mới thú. Uống một hớp nói chuyện cả giờ. Rồi chuyện này chuyện nọ nữa, chớ đâu chỉ cà phê suông.
Bà Ba vào nhà đã thấy ông ngồi ở bàn. Ông vui vẻ:
- Bây giờ tôi lại chờ bà. Chờ từ nãy giờ.
- Có mấy phút. Tôi chờ ông cả mấy tiếng đồng hồ.
- Mấy phút cũng dài bằng mấy tiếng.
Bà Ba bỗng tiêu tan cơn giận. Lâu lắm bà mới nghe ông nói một câu tình cảm với bà. Trên bàn có dĩa mắm dĩa cà pháo thái nhỏ trộn đường tỏi và ớt. Rau ríp, rau quế. Bà bới cơm trao cho ông. Ông vừa cầm chén cơm vừa đưa đũa ra gắp miếng cà. Thấy ớt dính miếng cà đỏ nghé, ông buột miệng:
- Mới vừa (uống) đắng, lại đến (ăn) cay. Nhìn thấy bà lườm ông vội tiếp ngay:
- Chắc là cay qua tay tiên, sẽ ngọt lắm đây!
Rồi bỏ vào miệng nhai ròn tan. Ông lại găp liền hai ba miếng, bảo:
- Lâu quá quên hẳn miếng cào. Chỉ còn nhớ câu ca dao: Ta đi ta nhớ vợ nhà. Bát canh rau muống quả cà dòn tan.
Ông khéo thay một chữ, quê nhà ra vợ nhà làm bà rất hài lòng. Bà gắp mắm cáy bỏ vào chén ông, bảo:
- Ông có nhớ ngày tôi với ông quen nhau, bà mẹ ở Thái Bình đãi mắm cáy. Ăn xong ông đi khu tư, tôi lên Phú Thọ không?
- Con cáy ở Nam Thái béo hơn con cáy ở Hưng Yên vùng Tam Tổng. Thấy ông nói thế, bà Cán phụ hoạ:
- Dạ cáy này con bắt ở Tiền Hải đấy ạ. Thịt nó đẫy lắm. Mùa Đông bún riêu ngọt là nhờ nó. Trẻ con lội một lát là bắt được cả xâu.
Biết hai ông bà không thích nghe, bà Cán xuống bếp đem lên một cái dĩa sành sứt, để lên
bàn nói:
- Dạ đây là mắm ruốc trong Thanh Hóa đấy ạ. Con được một hủ của con dâu làm quà, cứ giữ mãi không dám ăn. Nay ông về con đãi ông một dĩa.
Ông Tướng vô tình nói:
- Có thịt heo ba chỉ băm nhuyễn trộn vào đem hấp cách thủy thì mới ngon.
Ông biết ông nói lỡ lời, vội chữa lại ngay:
- Nhưng mà thế này cũng đã ngon lắm rồi. Bà Ba đỡ tiếp nhưng không kịp:
- Chắc là ruốc Hòn Mê nên mới đỏ tươi như thế này.
- Dạ chúng con thì chỉ mong được như thế này thì cũng đã là...như ăn cỗ rồi. Bà Ba bảo:
- Lần sau bà có nướng ruốc thì lấy mấy cái bát kiểu trong góc chạng mà nướng, không phải dùng cái bát sành sứt như thế này nữa!
Bà Cán nói:
- Dạ ruốc thì dùng dĩa sành ém chặt mớ ruốc vào thành dĩa, bỏ lên đấy vài hòn than đỏ rồi vần vào tro nóng một lúc liệu chừng ruốc chín thì lấy ra ăn ngay còn nguyên hương vị mới ngon đấy ạ. Chứ nướng bằng ga như thế này thì con không quen cho nên nó hơi cháy, không được ngon lắm ạ.!
Bà Ba bảo:
- Thế này ăn với lá quế là tuyệt rồi, bà không phải vẽ vời cho mệt. Còn mớ rau tần ô kia, bà nấu cho bát canh dạo ruốc cho chú ấy mang về cơ quan cho ông.
Bà Ba ăn bữa cơm ngon như liên hoan trong kháng chiến ở nhà quần chúng tại Hà Nam hay dưới Ninh Bình. Những lần trước ông về nhà rồi đi như thoát nợ, nhưng lần này lúc rời nhà, ông có hơi quyến luyến. Bà Ba đưa chồng ra xe. Ông dặn:
- Chuyện con Thu bà phải lưu tâm. Còn thằng Tuấn, kêu vợ chồng nó về cơ quan gặp tôi. Bố con Ngọc Toàn mất nhưng mẹ nó còn, tôi sẽ bảo nó vài lời.
- Còn con Xuân thì sao?
- Nó đang làm ăn thì để nó làm chớ làm sao được. Tuy nhiên bà kềm nó, không cho cái tiệm sửa sắc đẹp của nó dính nhiều với các đám bụi
- Còn vụ người ta "chào hàng"? Ông làm thinh hồi lâu rồi bảo:
- Ðể tôi suy nghĩ rồi gọi phôn về cho em, Mén. Giục tất bất đạt. Bất ngờ ông gọi tên cúng cơm của bà lâu lắm không ai động tới.
Ông làm thinh bước lên xe. Người cần vụ đóng mạnh cửa xe. Bà Ba như nghe cánh cửa cắt ngang câu nói của ông: Anh…tùy…
Bà thẫn thờ vào nhà. Phòng nọ phòng kia mênh mông hoang vắng. Con Thu ở trong phòng ló ra cửa:
- Bố đi rồi hả má?
- Vài bữa ổng về. Mày không ra đưa bố mày chút được sao? Ổng về cả ngày mà mày cũng không ra chào ổng một tiếng.
- Con có ra nhưng thấy má đang cãi nhau với bố. Con sợ quá nên trở vào.
Bà Ba vào phòng định nằm ngủ nhưng mà chăn gối làm bà tỉnh lại. Trên giường này hai ông bà đã thảo luận chính trị, tình hình đất nước rốt ráo và thẳng thừng chưa bao giờ có. Ðến mệt nhoài bà ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Còn nhiều chuyện chưa nói ra được. Một đêm vợ chồng lạ lùng. Bà tưởng lạc Thiên Thai. Bà thấy bà hát nho nhỏ: "Bâng khuâng chèo khuấy nước Ngọc Tuyền. Ai hát trên bờ Ðào Nguyên. Thiên Thai chúng em xin dưng chàng hai trái đào thơm.." (đúng lời ca là "hai chàng" trái đào thơm")
Những cán bộ kháng chiến thích chữa nó laị cho "hợp tình" mà cũng ít ai muốn hát lại cho đúng. Hồi đó cô nữ cán bộ Mén chỉ gặp vị hôn phu bất ngờ có một lần trên đường công tác bên bờ Ngọc Tuyền và bài hát nhập tâm luôn. Một lần nọ anh chàng tắm suối và rủ cái Mén tắm nước Ngọc Tuyền cho trắng da dài tóc. Ðồng bào Thượng vẫn tắm suối thiên nhiên một cách tự nhiên. Sao ta không làm được mà đòi đi vận động quần chúng? Rồi Mén tắm với nguyên bộ đồ
bà ba trên người. Khi thay quần áo thì Mén trốn trong hốc đá, nhưng nhất định chỉ thay áo mà thôi! Anh chàng không làm thế nào cho nàng lay chuyển được.
Ðêm qua cái Mén nằm mê thấy lại cảnh suối...Mén thấy mình trở thành một cô gái Thái lặn hụp, nghịch ngợm một mình trong dòng nước bạc, thấy mình bay như mây rồi không biết sao tay nắm được con trạch to, càng bóp mạnh thì nó càng chuồn ra khỏi tay và cuối cùng nó đã lũi mất chỉ để lại trên bàn tay Mén một ít nhớt và một ít rêu. Bất giác bà Ba đưa tay lên xem như để kiểm tra lại giấc mộng của mình. Cảm giác thì còn tí dư âm nhưng dư vật thì không. Con trạch lủi mất không còn để lại gì.
Bà Ba bật ngồi dậy, bà bước xuống suýt hụt chân hấp tấp đi lại cái ngăn kép để tìm cái hộp bưu điện ngày hôm qua.
Mới có một ngày sao bà thấy lâu thế. Cái hộp lẫn "nội dung" của nó đã biến đi đâu cà. Cái ngăn kéo đã đóng kín. Bà kéo ra đẩy vào, nghiêng mắt nhìn mãi tít trong sâu vẫn không thấy cái hộp. Bà run tay như vừa đánh mất vật gì quý giá hay một vật vô giá bà cũng không hiểu nữa. Bà giơ tay lên xem. Con trạch có để lại chút nhớt nào không. Mộng và thực lẫn lộn trong tình cảm của bà. Chuyện không đáng gì nhưng sao bà không an tâm?
Bà trở lại giường nằm vật ra với mớ tơ vò trong đầu. Bỗng bà thấy chiếc gối tai bèo hơi cộm lên. Bà bật ngồi dậy và lôi xệch chiếc gối qua bên cạnh. À, đây rồi, cái bà tưởng mất và bà đang hớt hãi tìm. Ông Tướng con nằm trườn trườn ra đấy, im lặng, hiên ngang như một dũng sĩ sau một trận đại thắng mà còn đầy dũng khí tưởng chừng còn thừa sức xông lên.
Bà vội vàng vùi nó xuống đống chăn gối rồi bước ra ngoài dõng dạc gọi:
- Mùi à! lên đây bà bảo!
Nhưng con Mùi chưa kịp lên thì bà đã xuống bếp...Thấy con Mùi đang lui cui dọn dẹp, bà
gắt:
- Bỏ cả đấy, lại đây tao hỏi. Lên nhà trên! Bà vừa đi vừa nói. Con Mùi xanh mặt bước tới trước mặt chủ, lí nhí:
- Dạ bà kêu con chi?
- Ông mày về hồi nào?
- Dạ..lúc bà gặp.
- Không! Tao hỏi bữa trước kia.
Con Mùi lúng túng, không biết ai đã mách lẻo, càng lúng túng:
- Dạ, dạ…
- Dạ thế nào? Ông mày có về bữa trước không?
- Dạ, dạ…
- Có hay không?
Con Mùi giật nẩy người lên:
- Dạ có!
- À! Rồi sao nữa?
Con Mùi bật khóc. Bà Ba gằn giọng:
- Tao biết cả. Mày nói dối tao đuổi đi. Mày nên biết là hồi này phát động quần chúng, địa
chủ man khai chuyện hai chục năm trước tao còn moi ra. Mày liệu cái thần hồn.
Con Mùi bị chận đầu lòi ra hết. Nó nói qua làn nước mắt:
- Dạ, ông con bảo con đừng nói cho bà biết là ông đã về.
- Nhưng ông mày đã khai với tao hết cả. Mày còn định giấu tao hả?
- Dạ con không dám. Nhưng ông dặn đừng nói với ai hết.
- Nào, khai đi. Ðể tao khỏi gọi công an tới. Con Mùi run từng miếng thịt, nói:
- Dạ, hôm kia ông về thì bà không có ở nhà. Ông vào một lát thì người phát thư tới.
- Rồi sao nữa?
- Dạ rồi người ta giao cái hộp. Ông nhận lấy.
- Sao mày thấy?
- Dạ lúc đó ông còn đứng ngoài sân xem mấy cây cảnh. Sau khi nhận cái hộp thì ông vào nhà. Một lát sau ông lại ra đi. Trước khi ông đi, ông dặn con nếu bà có hỏi thì cứ nói ông không có về! Dạ rồi ông đi, hôm sau ông lại về gặp bà.
- Ông mày lái xe hay ai lái?
- Dạ không có ai đi trên xe ngoài ông.
- Rồi cái hộp đâu?
- Dạ cái hộp thì ông bưu điện giao cho bà.
- Cái hộp của ông mày nhận kia!
- Dạ con không biết.
- Nó có giống cái hộp của tao nhận không?
- Dạ con không có nhìn kỹ nên không rõ.
- Nó đựng cái gì trong đó?
- Dạ con không biết! Làm sao con biết được?
Bà Ba trỏ mặt con Mùi, nghiến răng như cóc gặp hạn tháng ba.
- Ðồ "Tối mật quốc phòng" đấy. Nếu thất lạc mày ở tù mọt gông nghe con!
- Dạ con có biết quốc phồng, quốc bẹp gì đâu ạ. Con chỉ thấy cái hộp thì con biết thế thôi.
- Ngộ người ta đặt bom giết ông mày, mày cũng nhận hay sao?
- Dạ ai mà giết ông ạ. Sao họ manh tâm thế được!
- Ai cũng oán ông mày hết. Bà Ba ngập ngừng. Tại vì ông mày không ngã theo họ rõ
chưa?
- Dạ con chỉ biết mấy hũ mắm với cái bếp ga thôi chứ con có biết gì nữa đâu, bà đừng
đuổi con tội nghiệp. Tại vì ông dặn chớ con đâu dám giấu bà!
- Thôi được rồi!
Bà Ba trở lên nhà trên, đứng ngồi không yên. Bà giải lý về cái sự ấy. Như vậy là ông Tướng gặp "ông Tướng" rồi. Ông ấy đem trả lại thùng bưu điện cho nên hôm sau người phát thư đem trở lại. Bà tự hỏi:
- Không biết đêm qua ông Tướng nào lâm trận mà địch chết như rạ thế? Bà thở nhẹ nhàng:
- Ông Tướng này điều khiển ông Tướng kia, cả hai đều tài ba. Con Mùi và người gởi, cả bà nữa đều vô tội. Còn ông Tướng này phải thăng cấp cho ông Tướng kia vì nếu không có ông Tướng kia thì ông Tướng này án binh bất động.
Bà tự hỏi: Ai gởi vậy? Tuy trên hộp không có tên và địa chỉ người gởi nhưng bà vẫn biết là ai. Ai trồng khoai đất này?
Ðột nhiên bà nhớ lại những dòng chữ trong thư của thằng nọ gởi về cho con Thu: "Nó giống in như thật…"
- À ra thế, ra thế, thế thế….!!!
--------------------------------
1 Thầy chùa Sơn Tây: Hổn danh của Tướng văn tiến Dũng. Trong thời kỳ cộng sản hoạt động bí mật, ông Dũng có lần cải trang làm hòa thượng ở Sơn Tây.
2 Nấm độc mọc trên thân gỗ mục: Câu nói của ông Hồ về Nhân Văn Giai Phẩm.
3 Tiểu táo: Theo lối đãi ngộ cao cấp của Trung Cộng. Đại Táo giành cho chiến sĩ, trung táo giành cho cấp úy, tiểu táo từ tá trở lên.
4 Mòng: Thước ngắm ở đầu súng.
5 Ðun-Lốp: Hình quảng cáo của hãng Dunlop. Một ông to béo cỡi xe đạp giơ tay.
Tôm Hùm Huýt Sáo Tôm Hùm Huýt Sáo - Xuân Vũ Tôm Hùm Huýt Sáo