Số lần đọc/download: 15450 / 39
Cập nhật: 2015-07-22 08:49:13 +0700
Chương 17 -
- N
hưng em phải bỏ đứa trò nghĩ học để làm áp lực với thầy nghe chưa, đây là lần thứ nhất nên thầy bỏ qua, nếu có lần thứ hai thầy sẽ không nhìn em nữa.
- Vâng.
Khương nhìn đồng hồ:
- Bây giờ về chứ?
Anh Thư khẽ nhăn mặt, lắc đầu liền mấy cái. Khương cố nín cười, nghiêm giọng:
- Em còn muốn gì nữa?
Anh Thư hỏi một cách bướng bỉnh:
- Thầy trả lời em đi, thầy có yêu em không?
- Này, nếu em còn hỏi câu đó, thầy sẽ không gặp em nữa nghe không?
- Nhưng em muốn biết lắm, thầy nói đi thầy.
- Nếu em muốn ngồi đây chút nữa thì không được nói gì hết
Anh Thư miễn cưỡng:
- Vâng.
Cô ngồi im nhưng đưa cặp mắt trách móc lẫn nũng nịu nhìn Khương, khiến anh không nỡ nghiêm khắc nữa. Anh phì cười, rồi hỏi qua chuyện khác:
- Mấy hôm nghỉ học, em đi đâu?
- Em mới nghỉ có bốn ngày thôi mà.
- Thì bốn ngày, nhưng em làm gì trong thời gian đó.
Không biết Anh Thư nghĩ gì mà cười mím một mình:
- Em sẽ không nói với thầy đâu.
- Sao vậy?
- Nếu thầy nói thầy có yêu em hay không, em mới nói.
Khương nhướng mắt:
- Lại còn ra điều kiện với thầy nữa à?
- Ai bảo thầy không nói thật với em.
- Cô này, quá lắm. Vậy bao giờ em mới nói?
- Bao giờ thầy trả lời với em.
Khương lắc đầu chịu thua, thật ra anh muốn tránh nói những chuyện thế này. Sợ Anh Thư nhắc lại hành động của anh vào buổi tối khi cô đến nhà anh. Lúc đó anh còn khó giải thích với cô hơn.
Anh nhìn đồng hồ, rồi quay qua gọi tính tiền. Anh Thư khẽ nhăn mặt:
- Đừng về đi thầy, còn sớm lắm mà.
- Thầy phải về giải quyết vài việc. Thứ bảy thầy sẽ gọi cho em, không, Anh Thư gọi cho thầy thì tiện hơn.
- Không chừng tối nay em sẽ gọi đấy.
- Đừng bồng bột như vậy.
Anh nhìn cô rất dịu dàng:
- Em về trước đi.
- Còn thầy thì sao?
- Lát nữa thầy sẽ về.
Khương chuẩn bị tinh thần là sẽ nghe cô phản đối. Nhưng lân này cô đứng dậy rất ngoan ngoãn:
- Vậy thì em về trước, thưa thầy em về.
- Chào em.
Anh Thư quàng lại khăn, rồi đi ra dắt xe. Khương vẫn ngồi lại quán, nhìn dáng cô đạp xe thong thả trên đường. Anh vô tình cười khẽ một mình. Quả thật mỗi lần gặp cô, anh đều có tâm trạng vui vui. Và tâm trạng đó kéo dài rất lâu kể cả lúc chia tay.
Anh ngồi lại một lát mới về. Nhưng vừa đứng lên thì nghe chuông reo. Đó là cuộc gọi của Thục. Giọng chị có vẻ nghiêm nghị:
- Tối nay cậu có bận gì không? Tôi muốn gặp cậu, vì tôi không ra khỏi nhà lâu được nên phải hỏi trước, vì sợ tới nhà cậu không có ở nhà, cậu không bận gì chứ?
- Chị tìm tôi có chuyện gì vậy? Có gấp lắm không?
- Cũng không gấp lắm, nhưng tôi muốn giải quyết cho xong.
- Tối nay tôi bận rồi, nhưng nếu chị rảnh thì có thể gặp bây giờ cũng được.
- Cậu đang ở đâu vậy?
- Nếu được thì chị ra quán cà phê bên bờ hồ, tôi sẽ chờ chị Ở nhà thủy tạ.
- Được rồi tôi sẽ đến đó.
Khương tắt máy, gọi thêm ly cà phê ngồi chờ Thục. Anh đoán chị sẽ nói chuyện về Thục Ánh. Có thể đó là một yêu cầu hàn gắn. Một người như chị Thục chỉ có thể làm những chuyện như vậy mà thôi.
Thật ra anh đã có tư tưởng dứt khoát với Thục Ánh. Và không muốn có bất cứ sự thuyết phục nào từ gia đình cô. Nhưng với chị Thục thì anh không thể từ chối.
Một lát sau Thục đến, dáng điệu có vẻ vội vã. Hình như chị phải tranh thủ từng giờ khi ra khỏi nhà. Phải lo cho Thục Ánh chắc phải là một sự cố gắng lắm. Tự nhiên Khương thấy tội cho chị.
Thục tìm ra bàn anh không khó, chị kéo ghế ngồi xuống, miệng hơi cười:
- Tôi định đến nhà, nhưng gặp cậu ở đây cũng tiện, đến nhà xa quá.
Khương gật đầu:
- Tôi biết thời giờ của chị bây giờ rất quý, nên tôi cố ý ở lại chờ, bỏ thằng bé ở lại nhà chắc chị sốt ruột lắm phải không?
Thục gật đầu thừa nhận. Cách quan tâm của Khương làm cô nhớ đến sự ích kỷ của Thục Ánh, con bé chẳng quan tâm đến ai ngoài bản thân nó. Đôi lúc chị nghĩ, nếu Khương là em trai, hẳn sẽ chị rất buồn khi có cô em dâu như Thục Ánh.
Nhưng nghĩ chỉ để mà nghĩ, còn thực tế, bản năng làm chị hốt hoảng trước hoàn cảnh của cô. Để mất một người như Khương thì Thục Ánh sẽ hối hận suốt đời.
Khương nhìn vẻ suy nghĩ của Thục một cách thông cảm, anh hỏi ân cần:
- Chị Thục uống gì?
Thục trả lời lơ đãng:
- Gì cũng được.
Gương mặt chị có vẻ hơi căng thẳng. Thật ra trước lúc đến đây, chị đã đặt thử mọi tình huống để thuyết phục. Nhưng khi gặp Khương, chị lại không còn tự tin. Vì biết mình sẽ khó thành công. Càng có tâm lý như vậy, chị càng thấy thiếu tự tin hơn.
Khi cô gái đặt ly nước trước mặt, Thục cũng không buồn để ý. Thấy vậy, Khương nghiêng người tới khuấy đều ly cho chị, giọng ân cần:
- Chị uống nước đi!
- Cám ơn cậu.
Khương chủ động lên tiếng:
- Có phải chị muốn nói về chuyện của Thục Ánh không?
Cách mở lời của anh làm không khí có vẻ nhẹ nhàng hơn, Thục gật đầu thẳng thắn:
- Tôi nghĩ, chuyện gì cũng có thể tha thứ, nhất là bây giờ nó bắt đầu nhận ra lỗi của nó, liệu cậu có thể thay đổi không?
Khương không ngăn được cái nhướng mắt hoài nghi:
- Nhanh vậy sao?
- Cậu nói cái gì nhanh?
- Tôi nghĩ tâm lý con người không thể thay đổi nhanh như vậy, nhất là với người như Thục Ánh.
- Cậu không nên hoài nghi quá, tôi nghĩ hai người nên gặp nhau nói chuyện một lần nữa, và cả hai phải bình tĩnh, nhất là Thục Ánh, lúc đó tình thế sẽ khác đi.
Khương cười như không tin:
- Rất tiếc chị Thục ạ, cái gì vỡ là đã vỡ, tôi không có ý xây dựng lại, vì tôi biết mình không hề vội vã khi quyết định, chỉ có Thục Ánh là không hiểu hết mình thôi.
- Chính vì nó không hiểu hết nó, nên tôi mới hàn gắn, thật tình tôi cũng rất giận nó, nhưng nếu nhìn kỹ lại, cậu là người làm nó bị tổn thương trước, là con trai, cậu không có vị tha được sao?
- Tất cả mọi thứ đều có giới hạn, sự vị tha làm tôi chịu đựng Thục Ánh suốt mấy năm nay, nhưng bây giờ, cô ấy đã đi quá giới hạn rồi chị ạ.
- Mấy năm nay à?
- Trước đây tôi đã từng nhìn lại mối quan hệ của chúng tôi, và tự hỏi có thể tiếp tục hay không, nếu không hoài nghi thì chúng tôi đã cưới nhau rồi.
- Tôi cảm thấy chuyện này như chất xúc tác, để cậu quyết định nhanh hơn.
- Gần như vậy, cho nên chị hãy chấp nhận nó như sự hiển nhiên, đừng làm tôi khó xử nhé. Thú thật khi chia tay với Thục Ánh, tôi rất ngại với chị.
Thục cười không vui:
- Ngại với tôi làm gì, đâu có ích gì đâu, tôi chỉ mong cậu hối hận với Thục Ánh thôi.
Khương lắc đầu:
- Tôi biết chị đau lòng vì chuyện này, nhưng rồi mọi chuyện sẽ qua thôi, tôi nghĩ sau này Thục Ánh sẽ rút kinh nghiệm và tìm được người khác hơn tôi.
Thục cảm thấy không còn gì để nói nữa. Mọi sự thuyết phục trở nên quá thừa thải. Với một người giận, người ta có thể làm cho nguôi đi. Nhưng với một người hoàn toàn không có chút tình cảm, chỉ là khinh bỉ và chán ngán, thì cách giữ lại chút tự trọng cho mình là đừng thuyết phục.
Bây giờ chị chỉ còn ý nghĩ duy nhất là thuyết phục Thục Ánh chấp nhận thực tế. Đúng như Khương nói, mọi chuyện rồi sẽ qua đi.
Ý nghĩ đó làm chị ngẫng lên cười nhẹ:
- Thật tình trước khi tới đây, tôi đã suy nghĩ rất nhiều cách thuyết phục, nhưng bây giờ tôi thấy vậy là thừa, phải không?
Khương nhẹ nhàng gật đầu:
- Cám ơn chị đã tránh cho tôi phải khó xử.
Thục nhìn thẳng vào mặt anh:
- Hãy nói thật với tôi, có phải cậu có một chút gì đó với Anh Thư, chứ không đơn thuần xem nó như học trò, tôi nghĩ có đúng không?
Khương trả lời lưng chừng:
- Anh Thư rất có cá tính, đồng nghiệp trong trường tôi, khi đã vào lớp cô ấy, ai cũng có nhận xét như vậy. Tôi cũng không nhìn khác hơn mọi người.
- Thôi được, có lẽ tôi hỏi như vậy thiếu tế nhị quá, coi như tôi không hỏi gì đi.
Chị uống ngụm nước, rồi đặt ly xuống:
- Có lẽ tôi sẽ không nói dài dòng với Thục Ánh, cũng không phân tính xem lỗi của ai. Tôi chỉ làm một điều đơn giản thôi.
Khương mỉm cười nói tiếp:
- Là cô ấy hãy quên đi, tôi nghĩ chị sẽ làm như vậy. Thục Ánh có người chị rất tuyệt vời.
Thục cười khẽ:
- Cám ơn nhận xét của cậu.
- Xem như tôi nhờ chị thuyết phục Thục Ánh, thật lòng tôi rất khổ tâm, khi biết mình làm khổ một người, tôi chỉ hy vọng Thục Ánh không còn cần tôi nữa.
Thục chợt nhìn thẳng vào mặt anh, nói như nhấn mạnh:
- Có lẽ cậu không biết điều này, cậu là người quan trọng nhất đối với nó, tất cả hy vọng, tình yêu, tương lai của nó... tất cả đều đặt vào cậu.
Khương thoáng rùng mình:
- Tôi hiểu điều đó, tôi biết mình có lỗi rất lớn, chị hãy nói lại giùm, tôi thành thật xin lỗi cô ấy.
Thục cười buồn:
- Khi người ta thất vọng người ta không cần lời xin lỗi, dù biết đó là lời nói thật lòng. Cậu cũng không cần ngại làm gì.
Chị đẩy chiếc ly ra, đứng lên:
- Tôi về đây, chào nhé.
- Vâng, chị về.
Anh đi ra ngoài giúp Thục dẫn xe. Chị cười khẽ:
- Cảm ơn nhé.
- Chào chị.
Thục khẽ gật đầu đáp lại rồi phóng xe đi. Chiều nay chị cảm thấy đau đớn như chính mình là người vừa trải qua cuộc chia tay.
Nghĩ về Thục Ánh, chị vừa thương vừa tức. Rồi sau đó lại tức mẹ mình. Mẹ là nguyên nhân lớn nhất trong cuộc đổ vỡ của Thục Ánh. Không phải chỉ hời hợt một cách xúi biểu, mà là cách gieo vào lòng cô sự kiêu hãnh, tự phụ. Chính cá tính đó đã làm chết nửa cuộc đời của Thục Ánh. Mà không biết nó có kéo đến tương lai hay không.
o O o
Buổi chiều mưa bay lất phất. Anh Thư đứng trên chòi nhìn xuống lòng thác lô nhô những phiến đá xám trắng. Mùa này mưa nhiều nên nước chảy tràn giữa những khe đá. Nhìn qua phía bên kia, dòng thác chảy mạnh như nghe được tiếng ầm ầm của nước đổ xuống. Trong màn mưa, cảnh vật có vẻ âm u và mơ màng thêm trong vẻ hoang du.
Anh Thư kéo vạt áo sát vào người. Cô nhìn những du khách phía dưới một cách lơ đãng. Thỉnh thoảng cô quay lại nhìn thầy Khương. Lòng tự hỏi tại sao lại như vậy. Chiều nay thầy Khương đã đưa cô đến đây, lần đầu tiên hai người đi chơi với nhau như những đôi tình nhân, Anh Thư thấy nó khác xa với những lần đi với bạn bè, và cô trở nên nhu mì chưa từng thấy.
Bên cạnh cô, Khương cũng im lặng nhìn qua phía núi bên kia. Anh có vẻ trầm ngâm và ít nói hẳn.
Thỉnh thoảng Anh Thư lại lén nhìn Khương. Rồi lại ngó đi chổ khác, cô thấy thầy cứ trầm ngâm nhìn ra xa, như suy nghĩ chuyện gì đó. Thái độ thầy không dễ gần như trước kia. Mà cô thì rất sợ những lúc im lặng như vậy.
Tự nhiên Anh Thư tiu nghỉu:
- Thầy!
Khương quay lại:
- Em muốn nói gì?
- Thầy thấy đi với em có giống bạn thầy không? Thầy có vui như đi với bạn không?
Khương cười thành tiếng:
- Đi với em làm sao giống bạn bè được, tất nhiên là không có cảm giác vui.
Mặt Anh Thư ỉu xìu:
- Tại em mè nheo quá nên thầy đi cho yên thân với em, phải không?
- Không hẳn là vậy, thầy đã hứa với Anh Thư rồi mà.
- Thì tại hứa nên thầy đi, chứ thầy không thích phải không?
Khương cười với một chút âu yếm:
- Không, thầy rất thích.
- Thích mà nãy giờ thầy cứ im lặng hoài.