Có tiền và có những thứ tiền có thể mua được là điều tốt, tuy nhiên, đôi khi cũng nên xem lại và đảm bảo rằng mình không mất những thứ mà tiền không mua được.

George Horace Lorimer

 
 
 
 
 
Tác giả: Alain Fournier
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Nguyễn Văn Quang
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1720 / 11
Cập nhật: 2015-09-16 19:44:38 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14: Cuộc Lễ Lạ Kỳ (Tiếp)
ấy là một bữa ăn, trong một căn phòng rộng lớn trần thấp, cũng như những bữa ăn mà người ta thết đãi những bà con từ rất xa đến vào hôm trước ở nông thôn.
Hai đứa bé đã buông tay chàng học sinh và chạy vụt vào một căn phòng bên cạnh, từ đó vang ra tiếng trẻ thơ và tiếng cùi dìa va vào đĩa. Can đảm và không xao xuyến, Môn bước qua một ghế dài, đến ngồi bên mấy bà lão nông dân. Tức thì anh bắt vào ăn hết sức ngon lành. Ăn được một thôi, anh mới ngẩng lên nhìn khách khứa và nghe trò chuyện.
Vả lại, khách ăn cũng nói ít thôi. Hình như họ ít quen biết nhau. Hẳn có người đến từ những xóm làng xa xôi hẻo lánh, có người đến từ những thành phố xa vời. Lác đác ở các bàn ăn, có những cụ già có râu mép, có những cụ mày râu cạo nhẵn nhụi chắc trước là thủy thủ. Bên cạnh các cụ là những cụ ông khác giống hệt: cũng những bộ mặt như da thuộc, cũng những đôi mắt còn tinh nhanh dưới đôi mày rậm rì, cũng những cra-vát bé quăn như dây gìay... Nhưng dễ dàng nhận thấy rằng các cụ già này chưa bao giờ đi xa, lênh đênh quá biên giới huyện. Nếu như hàng trăm nghìn lần các cụ từng lắc lư và lảo đảo dưới cơn mưa rào hay trong gió lộng thì đó là vì cuộc du lịch nhọc nhằn nhưng không nguy hiểm nhằm lật luống cày cho đến cuối ruộng, rồi quay ngược trở về... Môn nhận thấy khách nữ ít thôi. Chỉ có vài bà cụ mặt tròn nhăn nheo như táo khô với những cái mũ bonné là qua quýt.
Trong các khách ăn này, không có người nào mà Môn cảm thấy không tin cậy và dễ chịu khi ở gần. Về sau, anh giải thích ấn tượng ấy như sau: khi phạm một lỗi nặng nề không thể tha thứ, lòng đây cay đắng, đôi khi anh nghĩ rằng: "dù sao trên cõi đời này vẫn có những người tha thứ cho ta". Anh tưởng tượng đến những bậc già cả, những người ông người bà đầy lượng bao dung, tất cả điều vững tin trước rằng mọi việc mà anh làm đều được làm tốt. Dĩ nhiên giữa những con người tốt đẹp ấy, những khách mời trong căn phòng rộng lớn này đã được lựa chọn. Số khách còn lại là thiếu niên và trẻ em.
Tuy nhiên ngay cạnh Môn, hai bà lão nông dân trao đổi:
- Cứ cho là mọi chuyện thông đồng bén giọt - bà lão nhiều tuổi hơn nói bằng một giọng kỳ cục và chói tai àm bà không sao giảm bớt được - trước ba giờ mai, cô dâu chú rể cũng chưa có mặt đâu.
- Thôi đi bà, bà đừng làm tôi sôi tiết lên - ba kia đáp hoàn toàn bình tĩnh.
Bà nhiều tuổi hơn vấn ngang trán chiếc khăn trùm đầu đan tay. Rồi nói như không:
-Này nhớ. Đi tàu hỏa mất một giờ rưỡi từ Buôcgiơ đến Viecdông, rồi đi xe bảy dặm từ Viecdông đến đây...
Cuộc trao đổi tiếp tục. Môn không bỏ sót một lời. Nhờ uộc cãi vã này, Môn dần dần hiểu lơ mơ câu chuyện: Phrăng đơ Gale, con trai trong lâu đài - sinh viên, thủy thủ, hay thực tập sinh hàng hải gì đó - đã đi Buôcgiơ tìm một cô gái và cưới làm vợ. Nhưng lạ lùng là, chàng trai này, hẳn còn rất trẻ và thích chơi ngông, điều khiển mọi việc theo ý riêng. Chàng ta muốn rằng ngôi nhà mà vợ chưa cưới đi vào phải giống một lâu đài trong ngày hội. Để ăn mừng cô dâu, đích thân chàng mời lũ trẻ và các cụ ông cụ bà quá hiền hậu này. Đấy là hai điểm mà cuộc bàn cãi đã xác định dứt khoát. Phần còn lại vẫn trong bí ẩn, hai cụ bà bàn đi bàn lại hoài về việc trở về của chú rể cô dâu. Cụ thì bảo sáng mai họ về đến đây. Cụ thì cam đoan phải đến chiều.
- Moanen ơi, bao giờ bà cũng điên như vậy. Rõ tội! - bà cụ trẻ hơn thốt lên.
- Còn bà, Aden đáng thương ạ, suốt đời ngang bướng. Bốn năm gặp lại, bà vẫn chứng nào tật nấy - cụ kia nhún vai, nhưng giọng vẫn như thường.
Hai cụ chẳng ai chịu ai, song vẻ mặt cứ hiền khô. Môn Sếu xen vào, mong biết thêm câu chuyện.
- Thưa, cô dâu đẹp như người ta đồn chứ ạ?
Hai cụ nhìn anh, sửng sốt. Đã có ai ngoài Phrăng nhìn thấy cô gái. Chính anh ấy, trên đường từ Tulông trở về, đã gặp cô một buổi tối trơ trọi giữa một trong những vườn hoa ở Buôcgiơ mà thiên hạ gọi là Các Đầm. Bố cô, một thợ dệt, đã đuổi cô khỏi nhà. Cô khá xinh và Phrăng quyết định ngay là sẽ lấy cô. Thật là một chuyện dị thường. Nhưng ông Gale, cha anh và chị gái Yvon nhất quyết không chấp thuận!...
Môn đang ngẫm nghĩ nêu tiếp câu hỏi, thì chợt hiện ra ở cửa một đôi thật đẹp: cô gái 16 tuổi áo cánh nhung, váy phồng to, chàng trai áo cổ cao, quần chun. Họ đi qua phòng, phác một bước nhảy đôi. Nhiều đôi khác theo họ. Rồi chạy ùa vào nhiều toán khách kêu chí chóe, đuổi theo là một anh hề cao lêu đêu, tay áo dài lụng thụng, mũ bonné đen, mặt tái nhợt lại hoác cái mồm móm ra cười. Anh xoạc cẳng chạy từng bước dài thật ngộ, đồng thời vung vẩy loạn xạ đôi tay áo nồng. Thấy vậy, các cô gái hơi sợ. Cánh thanh niên thì siết tay anh. Anh tỏ ý muốn mua vui cho đám trẻ con vừa la ó vừa bám theo sau. Trên đường, anh nhìn Môn bằng đôi mắt đùng đục. Chàng học sinh tin mình nhận ra chính là bạn của Maloiô, chính là gã giang hồ lúc nãy đã treo đèn lồng, giờ thì đã cạo trụi râu.
Bữa ăn đã xong. Mọi người đứng dậy.
Trong các phòng ăn, người ta tổ chức nhảy điệu vòng tròng và phrăngđon. Đau đó, nổi lên tiếng nhạc điệu nhảy mơnayê... Đầu khuất một nửa trong cổ áo măng-tô, Môn cảm thấy như mình là ai khác. Cũng bị niềm hân hoan chung lôi cuốn, anh bắt đầu đi theo anh hề qua các hành làng lâu đài, khác nào kịch câm từ hậu trường sân khấu lan ra khắp nơi. Cho đến hết đêm, anh hòa vào đám đông vui nhộn áo quần lố lăng như thế. Đôi khi,a nh mở một cửa, len vào một căn phòng mà người ta chỉ cho xem chiếc đèn lồng thần kỳ. Trẻ em gào lớn hoan hô. Đôi khi, trong một góc phòng khách mà người ta đang khiêu vũ, anh ắt chuyện với một công tử và được biết một cách quá vội vàng về trang phục sẽ mặc những ngày tiếp theo.
Dần dà, cảm thấy hơi đau khổ vì tất cả niềm hạnh phúc được hưởng, và lúc nào cũng sợ áo măng-tô hé mở để lộ chiếc áo blu học sinh trung học của mình, anh muốn tạm lánh vào một nơi nào đó tối nhất và yên tĩnh nhất của lâu đài. Ở đây, anh sẽ chỉ nghe bập bùng xa thẳm tiếng đàn piano.
Anh vào một căn phòng lặng lẽ, đấy là một phòng ăn chiếu sáng bởi một ngọn đèn treo. Ở đây vẫn là hội, nhưng hội cho các em thơ bé nhất.
Một số em ngồi trên những ghế nệm thấp nhỏ, giở xem an-bom để trên đầu gối. Số khác ngồi xổm trước một cái ghế tựa và trang trọng trải lên mặt ghế các tấm ảnh. ổ nữa ngồi gần lò sưởi, chẳng làm gì, chẳng nói gì, nhưng lắng nghe tiếng hội vọng về từ xa trong lâu đài.
Một cửa ra vào của phòng ăn này mở toang. Có thể nghe được tiếng đàn piano ở phòng sát bên. Môn nghểnh cổ một cách tò mò. Đấy là một kiểu phòng khách nhỏ kiêm phòng giao dịch công việc. Một phụ nữ hay một cô gái, vai khoác một áo măng-tô dài màu hạt dẻ, quay lưng lại, chơi thật tha thiết, các bản nhạc nhảy vòng tròn hay nhạc của các bài ca ngắn. Trên chiếc đi-văng ngay bên cạnh, sáu bảy bé gái và bé trai, ngồi ngay ngắn như trong tranh, ngoan ngoãn như thói quen của trẻ khi đã khuya, đang lắng nghe chăm chú. Chỉ thỉnh thoảng, một em mới chống tay lom khom nhổm dậy, chuồi xuống nền nhà, đi vào phòng ăn. Tức thì, một trong số các em đã xem xong ảnh thay vào...
Sau cuộc lễ trong đó cái gì cũng đầy hương vị, nhưng mê mẩn và điên rồ, trong đó bản thân anh cũng cuồng lên chạy theo anh hề, giờ đây Môn đắm vào niềm hạnh phúc êm đềm nhất trần gian.
Không một tiếng động, trong khi cô gái vẫn chơi đàn, anh quay lại ngồi trong phòng ăn, rồi mở một trong những quyển sách bìa đỏ to tướng để tản mác trên bàn, anh bắt đầu đọc một cách lơ đãng.
Gần như cùng một lúc, một em nhỏ đang ngồi dưới nền nhà bước đến gần anh, bíu lấy cánh tay, leo lên đầu gối để xem sách cùng. Một em khác cũng leo lên phía bên kia như vậy. Bây giờ, đây chính là một giấc mơ giống như giấc mơ của anh thưở trước. Anh có thể mường tượng rất lâu rằng anh đang ngồi trong ngôi nhà của chính anh, một tối đẹp trời, là chồng hẳn hoi, và con người dễ thương và xa lạ đang chơi piano kia, sát bên cạnh kia, chính là vợ anh...
Lâu Đài Huyền Bí Lâu Đài Huyền Bí - Alain Fournier Lâu Đài Huyền Bí