Good as it is to inherit a library, it is better to collect one.

Augustine Birrell, Obiter Dicta, "Book Buying"

 
 
 
 
 
Tác giả: Cổ Long
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 27
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1749 / 45
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hồi 15 - Ai Ngờ Mặt Đó Lại Là Tây Môn
ã thanh niên tự giới thiệu:
- Tại hạ họ Đường.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
- Đường Thiên Tung phải không?
Thanh niên ngạo nghễ đáp:
- Chính thị.
Thực ra gã có chỗ đáng kiêu ngạo vì trong bọn anh em họ Đường, gã là người nhỏ tuổi nhất mà võ công lại cao hơn hết uy danh vang dội hơn những người kia.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
- Phải chăng các hạ muốn đem thứ ám khí này đổi lấy băng đoạn của tại hạ?
Đường Thiên Tung lạnh lùng đáp:
- ám khí là vật chết nếu các hạ không biết sử dụng. Dù tại hạ đưa tặng cả túi cũng chẳng ích gì cho các hạ.
Lục Tiểu Phụng thở dài nói:
- Té ra ông bạn chỉ muốn đưa cho ta coi mà thôi.
Đường Thiên Tung đáp:
- Số người được coi ám khí này cũng chẳng có mấy. Lục Tiểu Phụng trả miếng:
- Tại hạ cũng có thể lấy băng đoạn cho ông bạn coi. Số người được coi băng đoạn cũng không nhiều đâu.
Đường Thiên Tung nói:
- Đáng tiếc băng đoạn không thể giết người. Lục Tiểu Phụng đáp:
- Cái đó còn tuỳ ở người được coi nó, thường khi một cọng rơm cũng đủ sát nhân.
Đường Thiên Tung sa sầm nét mặt nhìn chàng đột nhiên đã ấn bàn tay trên bàn một cái. Mũi Độc Tật Lê lập tức vọt lên không đánh " vèo " một tiếng bay cao ba trượng. Lại nghe đánh " sột " một cái. Mũi Độc Tật Lê cắm ngập vào cây trường nhà. Xem chừng thuật phóng ám khí của gã thiếu niên rất cao minh mà nội công gã cũng ghê người.
Lục Tiểu Phụng lờ đi như không ngó thấy.
Đường Thiên Tung sắc mặt âm trầm nói: - Đó mới là thứ võ khí chân chính để giết người. Lục Tiểu Phụng chỉ " ồ " lên một tiếng.
Đ ường Thiên Tung lại hỏi:
- Ba viên ngọc bích thêm một mạng người, các hạ có chịu đổi không? Lục Tiểu Phụng hỏi lại: - Mạng người nào?
Đường Thiên Tung đáp: - Mạng sống của các hạ. Lục Tiểu Phụng cười rồi hỏi:
- Tại hạ mà không đổi thì ông bạn giết tại hạ hay sao?
Đường Thiên Tung đáp lại bằng tiếng cười lạt: - Đó là điều mà các hạ vừa khẳng định.
Lục Tiểu Phụng thủng thẳng rót trà ra chung uống hai hớp. Bỗng chàng nhớ ra một điều là Đường Thiên Tung và Bốc Cự đã tìm thấy chàng thì người khác cũng có thể điều tra ra hành tung của chàng.
Mặt khác Nê Nhân Trương đã có thể nặn lại pho tượng sáp ong nhưtrước thì nhất định có người muốn giết lão để bịt miệng.
Lục Tiểu Phụng đặt chung trà xuống, nhất quyết không chịu dừng có dây dưa với hai người này nữa.
Nê Nhân Trương là đường giây tối hậu của chàng, chàng không thể để lão chết được.
Lại nghe Đường Thiên Tung hỏi: - Cac hạ đã quyết định chủ ý chưa?
Lục Tiểu Phụng cười khì khì thủng thẳng đứng dậy, cầm lấy ba viên ngọc bích bỏ vào túi áo mình.
Bốc Cực ngửng đầu lên hỏi: - Các hạ chịu đổi rồi chứ? Lục Tiểu Phụng lạnh lùng đáp: - Tại hạ không đổi đâu. Bốc Cực biến sắc hỏi:
- Các hạ không đổi sao lại thu nhận ngọc bích của tại hạ? Lục Tiểu Phụng ung dung đáp:
- Tại hạ bồi tiếp các hạ nói chuyện bằng nửa ngày mới đổi được chút vật nhỏ mọn này. Hai vị nên biết thì giờ của tại hạ còn đáng quý hơn cả ngọc bích.
Bốc Cực đứng phắt dậy. Lần này Đường Thiên Tung không cản trở hắn,
đ ã thò hai tay vào trong cái túi da báo đeo ở cạnh sườn.
Lục Tiểu Phụng lời đi như không ngó thấy mỉm cười nói:
- Hai vị muốn lấy băng đoạn chẳng phải là không có dễ nhưng phải nhận điều kiện của tại hạ.
Bốc Cực ráng dằn lửa giận hỏi: - Điều kiện gì?
Lục Tiểu Phụng đáp:
- Hai vị quỳ xuống, mỗi vị khấu đầu ba cái thì tại hạ cho một tấm. Bốc Cực tức giận gầm lên, vươn tay ra chụp.
Đ ường Thiên Tung cũng chuẩn bị động thủ.
Bỗng nghe đánh " sạp " một tiếng. Bình trà trong tay Bốc Cực bị bóp nát thành từng mảnh. Nước trà đổ đầy vào áo trường bào bằng đoạn tía. Hắn cũng không nhìn thấy bình trà trong tay hắn ra làm sao.
Nguyên hắn định chụp vào vai Lục Tiểu Phụng không ngờ chụp phải bình trà.
Đường Thiên Tung đã thò tay vào túi da báo bốc một nắm ám khí mà không hiểu sao gã chưa liệng ra.
Khi nhìn tới Lục Tiểu Phụng thì chàng đã tới đường phố ở đối diện. Chàng đang mỉm cười nhìn hai người vẫy tay nói: - Ông bạn đánh bể bình trà thì phải bồi thường. Đồng thời tiền trà nước tại hạ cũng nhường cho ông bạn trả luôn. Đa tạ! Đa tạ!
Bốc Cực toan rượt theo, đột nhiên nghe trong miệng Đường Thiên Ting phát ra tiếng ú ớ. Mặt gã đang trắng biến thành màu xanh, rồi từ màu xanh biến thành đỏ bừng. Trán toát mồ hôi nhỏ giọt. Dường như gã bị người điểm huyệt. Hắn tự hỏi: - Lục Tiểu Phụng ra tay vào lúc nào?
Mặt giận xám xanh rồi biến thành lợt lạt. Hắn thở hồng hộc té mạnh xuống ghế.
Bỗng ngoài cửa sổ có tiếng người cười nói:
- Bần tăng đã bảo các vị thí chủ muốn cho Lục Tiểu Phụng nghe lời thùi phải phát động kiềm chế y. Tay y mà còn cử động được thì chỉ còn đường phải nghe lời y mà thôi.
Một người đủng đỉnh tiến vào, đầu trọc lốc, miệng cười chẳng khác gì thổ địa.
Nhà sư lại hỏi:
- Hòa thượng bao giờ cũng nói thật, nay các vị đã chịu tin lời chưa. Lục Tiểu Phụng không ngó thấy nhà sư chất phác. Nếu chàng ngó thấy rồi tất phải xao xuyến tâm hồn. Hiện giờ tuy chàng không ngó thấy lão mà trong lòng đã cực kỳ nôn nóng. Chẳng những nôn nóng mà còn hối hận. Đáng lý chàng không nên để một mình Nê Nhân Trương ở đó, ít ra chàng phải canh gác bên nghoài.
Lục Tiểu Phụng vốn nghiện trà, hễ gặp cơ hội là đi uống liền chẳng bao giờ chàng chịu đứng ngoài cửa sổ uống gió để canh chừng người khác.
Hiện giờ chàng chỉ còn một hy vọng là đừng có người thứ ba nào đến nhà Nê Nhân Trương.
Tâm nguyện của chàng là chỉ cần Nê Nhân Trương được sống bình yên để nặn pho tượng cho chàng. Chàng hối hận liền phát thệ trong ba tháng cữ uống trà, bất luận trà ngon đến đâu cũng mặc.
Nê Nhân Trương vẫn sống mạnh. Coi bộ lão lúc này còn khoan khoái hơn trước nhiều vì lão đã nặn xong pho tượng sáp ong nguyên như cũ, bạc lão sắp thu vào tay.
Con người lớn tuổi xài tiền thì ít mà lại thích kiếm bạc mỗi ngày một nhiều.
Xài tiền và kiếm bạc là hai việc thường mâu thuẫn nhau. Người kiếm nhiều muốn xài ít, người kiếm ít lại muốn xài nhiều mới thâkt là kỳ.
Lục Tiểu Phụng bước chân vào nhà ngó ngay thấy Nê Nhân Trương, chàng thở phào nhẹ nhõm, chàng vẫn không quên những điều tự hứa thầm trong bụng:" trong ba tháng nhất quyết không uống trà, bất luận trà ngon đến đâu cũng mặc ".
Nê Nhân Trương đưa cả hai bàn tay ra, một tay không còn một tay cầm pho tượng.
Lục Tiểu Phụng dĩ nhiên đã hiểu ý lão.
Con người thủ đoạn là việc cho ai phải được trả giá. Đưa chậm một chút cũng đủ khiến họ không thích rồi. Nê Nhân Trương không đòi tiền trước đã là lịch sự lắm.
Nê Nhân Trương thấy trong tay có tấm ngân phiếu liền buông tay kia ra, nét mặt hớn hở tươi cười.
Lục Tiểu Phụng muốn cười mà cười không thành tiếng. Chàng không ngờ cái mặt pho tượng lại là Tây Môn Xuy Tuyết.
Kim Ngư là một ngõ hẻm tĩnh mịch. ánh dương quang tháng chín chiếu xuống người không lạnh mà cũng không nóng quá. Những buổi đẹp trời đi lại trong ngõ hẻm này là một điều khoan khoái.
Trong lòng Lục Tiểu Phụng lại chẳng khoan khoái chút nào.
Chàng không tin Tây Môn Xuy Tuyết là hung thủ đã giết Trương Anh Phong, chàng càng không tin hắn có thể hòa minh với bọn thái giám.
Điều trọng yếu nhất, chàng tin Tây Môn Xuy Tuyết chẳng hề nói dối, đối với chàng y chàng không thể lừa gạt, nhưng cái mặt pho tượng hiển nhiên lại là mặt Tây Môn Xuy Tuyết.
Lục Tiểu Phụng đã toan hỏi Nê Nhân Trương: - Lão gia không làm lộn đấy chứ?
Nhưng chàng lại không hỏi vì trước nay chàng vẫn tôn trọng kỹ thuật cùng địa vị người khác. Về phương diện này Nê Nhân Trương là tay tuyệt đối không ai dám nghĩ tới.
Nếu bảo chàng Nê Nhân Trương nặn lầm người thì chẳng khác gì tát vào mặt lão một cái thật mạnh khiến lão không chịu nổi.
Trước nay Lục Tiểu Phụng không muốn cho người ta phải khó chịu nhưng chính lòng chàng lại khó chịu đến cực điểm.
Pho tượng sáp ong đối với chàng vốn là một đường dây rất đắc lực nhưng chàng nắm được đường dây vào tay rồi lại trở nên hồ đồ hơn trước.
Vụ này ra làm sao? Chàng không thể nghĩ ra được. ánh dương quang không nóng không lạnh soi vào mặt chàng, đồng thời soi cả vào mặt pho tượng sáp ong trong tay chàng.
Lục Tiểu Phụng vừa đi vừa ngắm pho tượng sáp. Chàng vừa ra khỏi ngõ hẻm bỗng nhảy bổ lên, xoay mình chạy trở lại đường cũ chẳng khác gì bị ngọn roi thúc đầu.
Chàng đã phát giác ra điều chi?
Chỗ Nê Nhân Trương tiếp khách cũng là chỗ lão làm công.
Tron nhà ba mặt đều có cửa sổ. Trên cái bàn lớn bày đủ những bình vật liệu, đao khắc cùng bút vẽ.
Ngoài việc nặn tượng, Nê Nhân Trương còn khắc họa đồ, vẽ hỷ thần. Lục Tiểu Phụng lúc tới lần thứ ba, lão đáng cúi xuống bàn để họa đồ.
Có người đẩy cửa bước vào, lão cũng chẳng buồn ngửng đầu lên ngó.
Trong nhà nhiều cửa sổ mà tưởng chừng vẫn u ám. Nhĩ lực của lão già dĩ nhiên không còn sắc bén như hồi còn trẻ tuổi. Bộ mặt lão tưởng chừng dán chặt xuống nhà. Lục Tiểu Phụng cố ý hắng đặng hai tiếng, lão già không phản ứng. Chàng liền bật tiếng ho lớn hơn, lão vẫn chẳng ngửng cũng không cử động. Ngọn dao khắc trong tay lão tựa hồ cũng không nhúch nhích.
Lục Tiểu Phụng tự hỏi:
- Chẳng lẽ lão già này đã bị người ta hạ độc thủ?
Trái tim chàng chìm hẳn xuống, người chàng nhảy bổ lại. Chàng bước tới sau lưng lão già muốn xoay mặt lão ra coi.
Ngờ đâu lão già đột nhiên lên tiếng:
- Bên ngoài gió lớn quá! Mau đóng cửa lại đi!
Lục Tiểu Phụng giật nẩy mình, gượng cười lùi lại, sẽ sàng đóng cửa. Chàng chẳng khác kẻ cắp mà bị bà già bắt gặp.
Nê Nhân Trương hỏi:
- Công tử còn đến đây làm chi? Lục Tiểu Phụng đáp: - Tại hạ đến đổi tượng.
Nê Nhân Trương hỏi: - Đổi tượng gì? Lục Tiểu Phụng đáp:
- Vừa rồi lão nhân gia giao hàng không đúng nên tại hạ trở lại đổi lấy pho tượng của mình.
Nguyên chàng ra khỏi ngõ hẻm mới phát giác pho tượng bị đánh tráo. Nê Nhân Trương giao lại màu vàng mà pho tượng của Nghiêm Nhân Anh
đưa cho chàng là màu xanh lạt. Hiển nhiên đã bị lão già đánh tráo khiến Tây Môn Xuy Tuyết phải gánh rtội thay hung thủ. Chàng cho lão lão già này nếy chẳng phải đồng đảng với hung thủ thì cũng bị hắn mua rồi. Lục Tiểu Phụng nói tiếp: - Tại hạ đưa pho tượng sáp ong cho lão gia sửa lại như cũ chứ không phải yêu cầu lão nặn pho tượng khác.
Chàng từ từ tiến vào, vừa đi vừa nhìn lão già tay cầm dao khắc. Chàng sợ con dao này cũng giết người được. Có khi lão tưởng chàng là bức họa đồ mà đưa mũi dao khắc vào cổ họng thì còn chi là đời?
Không ngờ Nê Nhân Trương lại từ từ buông dao xuống rồi quay ra hỏi: - Các hạ nói gì? Lão hán không hiểu.
Lục Tiểu Phụng cũng ngơ ngác. Chàng đã nhìn rõ mặt lão già Nê Nhân Trương này không phải là Nê Nhân Trương lúc trước.
Chàng tưởng chừng cổ họng bị đút nút không thốt nên lời. Chàng nhìn chằm chặp lão già mấy lần nữa, miệng mới bật ra tiếng hỏi: - Lão gia lã Nê Nhân Trương ư?
Lão già nhe bộ răng vàng ra cười đáp:
- Vương mà tứ còn có chỗ thật chỗ giả nhưng Nê Nhân Trương chỉ một nhà này, ngoài ra không còn phân hiệu nào khác.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
- Người ở đây lúc nẫy đâu rồi?
Nê Nhân Trương hé cặp mắt ti hí nhìn bốn phía hỏi lại:
- Công tử bảo người nào? Lão hán vừa ở ngoài về. Nơi đây có bóng quỷ nào đâu?
Lục Tiểu Phụng càm thấy miệng đắng ngòm, khác nào người ngậm bồ hòn.
Té ra chàng vừa gặp phải Nê Nhân Trương giả hiệu. Chàng bị lừa gạt chẳng khác gì trẻ nít.
Nê Nhân Trương ngó thấy pho tượng trong tay chàng liền hỏi: - Pho tượng đó do lão hán nặn ra, sao lại lọt vào tay công tử? Lục Tiểu Phụng hỏi lại: - Lão nhân gia đã gặp người này chưa?
Nê Nhân Trương đáp: - Chưa.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
- Lão nhân gia chưa gặp mà sao cũng nặn cho giống hệt được. Nê Nhân Trương cười khà khà đáp:
- Lão hán không bao giờ trông thấy Quan Công mà vẫn nặn thành Quan lão gia.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
- Phải chăng có người họa hình đưa cho lão gia nặn tượng? Nê Nhân Trương cười đáp: - Thế là công tử hiểu rồi đó.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
- Ai đến bảo lão gia nặn pho tượng này? Nê Nhân Trương đáp: - Chính là người này đây.
Lão quay lại với lấy pho tượng để trên bàn nói tiếp:
- Y đến giữa lúc hán đang cầm cục sáp trong tay liền nặn ra y luôn nhưng quên đưa đưa cho y. Lục Tiểu Phụng sáng mắt lên. Đáng tiếc tay lão nắm trúng đầu tượng thành ra chàng chưa nhìn rõ mặt.
Nê Nhân Trương gục gặc cái đầu thở dài, miệng lảm nhảm:
- Con người già nua đầu óc thật là kém quá. Không quên cái này cũng quên cái kia.
Lục Tiểu Phụng mỉm cười nói:
- Cân não lão gia tuy không được tinh tường nhưng lại gặp vận hên. Lục Tiểu Phụng nói tiếp: - Nếu lão gia nhớ đưa tượng cho họ thì hụt mất mấy trăm lạng bạc. Nê Nhân Trương mắt sáng lên hỏi: - Bây giờ công tử có thể trả lão hán năm trăm bạc không?
Lục Tiểu Phụng đáp:
- Lão gia cứ đưa pho tượng kia cho tại hạ là mấy trăm lạng bạc sẽ vào tay lão gia.
Nê Nhân Trương ngoác miệng ra mà cười rồi không ngậm lại được nữa. Lập tức lão đưa pho tượng đến trước mặt Lục Tiểu Phụng.
Lục Tiểu Phụng đưa tay ra đón lấy thì đột nhiên nghe đánh " đùng " một tiếng. Đầu tượng bể ra. Bảy, tám điểm hàn tinh bắn tới nhằm thằng vào cổ họng chàng.
Nguyên pho tượng đặt dấu ám khí và cơ quan bí mật rất lợi hại. Cổ họng Lục Tiểu Phụng lại cách không đầy hai thước.
Quãng cách hai thước mà tốc độ nhanh như chớp của mấy mũi Độc Châm Huyết Phong Hầu thì còn trệch làm sao được?
Phen này chắc Lục Tiểu Phụng phải mất mạng.
Bất luận là ai gặp trường hợp này cũng đều không toàn tính mạng. Quãng cách đã gần. Độc Châm Trị bắn ra bằng một tốc độ chớp chóng thì trên trời dưới đất tuyệt không ai tránh khỏi.
Hiển nhiên người đặt cuộc ám toán đã suy nghĩ rất sâu xa, rất tinh vi, chẳng những ăn chắc chín phần mười là tuyệt không còn một chút nào sai trật.
Ai cũng cho là chuyến này hết đời Lục Tiểu Phụng. Thế mà chàng không chết vì trong tay chàng cũng có pho tượng sáp ong.
Lúc cơ quan phát động, chàng búng pho tượng ra trúng bảy chấm hàn tinh.
Các châm đánh trúng pho tượng rồi, dư lực chưa hết. Lại đập vào cổ họng chàng.
Pho tượng tuy không đánh chết người nhưng chang cũng một phen bở vía.
Giữa lúc ấy Nê Nhân Trương tung mình lên chuồn qua cửa sổ nhanh như chớp.
Khi Lục Tiểu Phụng phát giác, người lão đã ở bên ngoài cửa sổ.
Nê Nhân Trương phản ứng mau lẹ. Lão đánh không trúng Lục Tiểu Phụng liền tung mình rút lui.
Nhưng lão vừa chuồn ra bỗng nghe một tiếng la hoảng. Tiếng la rất cấp bách. Tiếp theo là một tiếng binh tựa hồ vật gì đập mạnh vào cột gỗ, rồi tiếng la đột nhiên im bặt.
Lúc Lục Tiểu Phụng chạy ra thì Nê Nhân Trương đã nằm dưới đất. Dường như lão ngất xỉu rồi.
Ngoài ra còn một người đứng bên đưa tay lên đầu mà cái đầu trọc lốc. Lục Tiểu Phụng bật tiếng la: - Nhà sư chất phát.
Nhà sư chất phác vẫn còn ôm đầu nhăn nhó cười:
- Xem chừng phen này hòa thượng phải đổi danh tự và kêu bằng hòa thượng xúi quẩy.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
- Hòa thượng xúi quẩy hồi nào đâu? Nhà sư chất phác đáp:
- Hòa thượng không xúi quẩy thì sao lại bị cái đầu rắn chắc đập vào sọ? Lúc này đầu Nê Nhân Trương đã sưng vù một chỗ biến thành màu xanh xám.
Lục Tiểu Phụng vừa buồn cười vừa lấy làm kỳ. Dĩ nhiên chàng biết hai cái đầu tuyệt nhiên không phải là ngẫu nhiên đụng vào nhau nhưng chàng nghĩ không ra tại sao nhà sư chất phác lại giúp chàng.
Nhà sư chất phác tay xoa đầu, miệng lảm nhảm: - May mà hòa thượng đầu rắn không thì đã bể rồi. Lục Tiểu Phụng cười đáp:
- Thế là hòa thượng tuy xúi quẩy nhưng Nê Nhân Trương còn xúi quẩy hơn.
Nhà sư chất phác hỏi:
- Công tử bảo là Nê Nhân Trương ư? Lục Tiểu Phụng hỏi lại:
- Lão không phải là Nê Nhân Trương hay sao? Nhà sư chất phác đáp:
- Nếu người này là Nê Nhân Trương thì hòa thượng cũng là Lục Tiểu Phụng.
Sự thực Lục Tiểu Phụng dĩ nhiên đã biết hắn là Nê Nhân Trương giả hiệu nhưng chàng nghĩ không ra Nê Nhân Trương chân chính chàng gặp lúc nẫy lại đánh tráo pho tượng sáp ong để gạt chàng.
Nhà sư chất phác lại nói:
- Tuy hòa thượng chẳng tốt đẹp gì nhưng cũng dám kiếm Nê Nhân Trương bảo lão nặn tượng.
Lục Tiểu Phụng hỏi:
- Vì thế mà hòa thượng quen biết Nê Nhân Trương ư? Nhà sư chất phác gật đầu hỏi lại: - Phải chăng công tử cũng đến kiếm lão nặn tượng? Lục Tiểu Phụng cười hỏi:
- Nhưng tại hạ không hiểu sao lão có thể nặn được bốn hàng lông mày của tại hạ không?
Nhà sư chất phác đáp:
- Dù công tử có tám hàng lông mày lão cũng nặn đủ mà không thiếu một sợi. Đáng tiếc bây giờ lão chỉ còn chờ người khác nặn tượng thay mình.
Lục Tiểu Phụng chau mày hỏi: - Tại sao vậy?
Nhà sư chất phác đáp:
- Hòa thượng vừa từ hậu viện quanh ra. Phía sau có một cái giếng. Lục Tiểu Phụng hỏi: - Trong giếng đó có gì?
Nhà sư chất phác thở dài đáp:
- Hòa thượng khuyên công tử nên ra đó mà coi hay hơn.
Trong giếng dĩ nhiên có nước nhưng giếng này ngoài nước còn có máu mà là máu của Nên Nhân Trương.
Chắc nhà sư chất phác ngửi thấy mùi máu tanh nên mới ra coi. Nhà sư chất phác nhăn nhó cười nói: - Coi rồi mới biết không bằng đừng coi. A Di Đà Phật! Đức Phật từ bi. Lão đã nhìn thấy bốn người chết. Bây giờ Lục Tiểu Phụng cũng ngó thấy rồi. Cả nhà Nê Nhân Trương bốn người đều bị chết hết ở trong giếng.
Tiền Chiến Hậu Chiến Tiền Chiến Hậu Chiến - Cổ Long