Biển lặng không làm nên những thủy thủ tài giỏi.

Tục ngữ châu Phi

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 8069 / 10
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 16 -
à Lam Thúy gằn giọng:
- Mẹ không thể chấp nhận chuyện này. Mẹ không tin kẻ nuôi hận lâu bền, sâu sắc như Phúc lại dể dàng bỏ qua mục đích của đời nó vì một con bé ngốc nghếch như con.
Quỳnh My cố gắng giải thích:
- Phúc nói rằng bị mẹ nhồi nhét chuyện oán hận từ lúc còn bé xíu. Bây giờ ảnh đã quá chán, quá mệt, anh không muốn trả hận nữa.
Bà Thúy ngắt lời cô:
- Và con tin những lời đường mật thổ thiển ấy? Hừ! Dầu đúng như thế, mẹ vẫn không chấp nhận. Mẹ vẫn còn hận, và mẹ đã từng nói mối tình này vô hậu. Lúc đó, con nghe lời mẹ, bây giờ lại đổi thay. Hừ! Mẹ cấm con giao du, quan hệ với nó. Cấm triệt để đấy.
Quỳnh My chưa kịp phản ứng, bà Thúy đã nói tiếp:
- Mẹ không để con tự do hành động theo ý mình nữa. Bắt đầu ngày mai, con sẽ làm việc cho công ty Châu Á. Có như vậy, mẹ mới quản lý giờ giấc của con được.
My kêu lên:
- Con không làm cho Châu Á đâu.
Bà Trung hất hàm:
- Vậy con chọn đi. Giữa mẹ và Phúc, con chỉ có quyền chọn một thôi.
Quỳnh My nói nhanh:
- Con muốn có cả mẹ lẫn anh ấy.
- Đúng là ảo tưởng. Sao con không chịu hiểu những lời của nó là lời đầu môi chót lưỡi? Hãy quên nó đi.
Im lặng một chút như để thăm dò My, bà Thúy lại nói tiếp:
- Mẹ đã đầu tư hết vốn liếng dành dụm bao nhiêu năm vào công ty Châu Á. Mẹ muốn con vào làm ở đó là ví lý do này.
Quỳnh My kêu lên đầy kinh ngạc:
- Sao mẹ liều thế? Công ty ấy không đáng tin cậy đâu.
Bà Thúy nhếch môi khinh khỉnh:
- Lại nghe lời thằng Phúc. Nó ganh tỵ vì bị Ky cướp mất Hạ Dung nên mới nói như vậy. Nếu Châu Á không đáng tin cậy, đời nào ông sơn hợp tác với họ. Chính ba con chỉ đường đi nước bước cho mẹ đấy.
Quỳnh My ngỡ ngàng nhìn mẹ. Cô cứ ngỡ bà vẫn còn bất đồng với ông Sơn. Nào ngờ hai người đã bắt tay để lảm ăn. Thì ra cô vẫn chưa hiểu nhiều về mẹ mình như cô đã tưởng.
My hỏi mỉa mai:
- Sao bỗng dưng ba mẹ lại hợp tác với nhau nhỉ? Con không ngờ mãnh lực đồng tiền lại lớn đến thế. Nó có thể khiến mẹ và ba hoà hoãn sau một thời gian dài đối nghịch.
Giọng bà Trung tỉnh như không:
- Ối dào! Hòa hoãn với đối nghịch cái gì. Cùng nhau kiếm tiền là thượng sách. Nói thật, mẹ càng ngày càng già, giờ còn sức làm được đồng nào hãy đồng đó. Tất cả cũng vì con thôi.
- Nhưng đầu tư hết vốn liếng vào một chổ là mạo hiểm. Xưa nay mẹ rất cẩn trọng. Sao lần này lại.. lại...
Bà Trung tự tin ngắt lời cô:
- Con khỏi phải lo. Không sao đâu. Nếu biết nghĩ đến mẹ, con vào Châu Á làm đi.
Quỳnh My chống tay thở dài. Mẹ dồn cô vào thế triệt bước rồi.
Cô ấm ứ:
- Để con suy nghĩ đã.
- Con suy với nghĩ gì nữa. Khối đứa nộp đơn xếp hàng chờ, nhưng Kỳ có tuyển đâu. Con là ưu tiên, bởi vậy không được chần chừ mà mất cơ hội ngàn năm một thuở.
Quỳnh My bỉu môi:
- Xì! Mẹ quá lời rồi. Trong mắt con, công ty Châu Á chả đáng gờ ram nào hết. Đã đầu tư rồi, mẹ nên vào làm ở đó, thay vì ép buộc con.
Rồi không đợi mẹ nói thêm câu nào, Quỳnh My đi vội ra sân. Tới cái ghế đã quen thuộc, cô ngồi xuống, ấm ức.
Dù biết trước mẹ sẽ phản đối, My vẫn thấy buồn và cô đơn vì không được cảm thông. Cô với Phúc cần hết sức kiên cường. Nếu không, chắc chắn hai người sẽ phải chia xa vì áp lực của người thân xung quanh.
Trước kia, Minh Thư rất tích cực ủng hộ My và Phúc, thế mà bây giờ chính con bé lại lắc đầu ngao ngán.
My kết bạn với Như suốt bốn năm đại học. Con bé biết ba mẹ cô ly dị, nhưng không hề biết cô là con gái ông Minh Sơn, kẻ 20 mấy năm trước đã làm cho bác ruột Như tán gia bại sản, phải bỏ trốn ra nước ngòai rồi, chết nơi xứ lạ quê người.
Minh Như thì thầm rằng mẹ Phúc rất cố chấp và độc đoán. Sẽ không đời nào có chuyện bà nhận cô làm dâu. Như còn khuyên My nên chấm hết với Phúc để khỏi khổ về sau.
My còn đang khốn đốn vì những lời của Như thì lại bị mẹ giáng thêm mấy chiêu trí mạng. Qua lời của mẹ, cô nhận ra bà cũng ghét gia đình Phúc không kém gì mẹ Phúc ghét ông Minh Sơn. Bởi vậy, việc cô có là con ông Sơn hay không, chẳng còn ý nghĩa gì nữa.
Mẹ thì cho rằng ông Trường Thụân và ông Lượm là người gây ra cái tai nạn thảm khóc. Phúc nhất định bảo cha mình bị gài bẩy, bị Oan. Ngày xưa, ông Lượm cũng phân trần như thế, nhưng mẹ không tin.
Vậy sự thật thuộc về ai? My và Phúc phải làm sáng tỏ vấn đề này, họa may hạnh phúc mới mỉm cười với hai người.
Nâng ly rượu sóng sánh màu hổ phách lên cao, ông Sơn cất giọng sang sa?ng:
- Chúc sự hợp tác của chúng ta được bền vững và luôn thành công.
Miệng nhếch lên thật đểu, Kỳ phụ hoa.:
- Luôn luôn thành công mỹ mãn.
Quay sang Hạ Dung, Kỳ khẽ chạm ly rượu của mình vào ly rượu của cô, miệng ngọt ngào:
- Chúc tình yêu của mình bất tử.
Dung mỉm cười thích thú. Mắt đắm đuối nhìn Kỳ, cô uống cạn ly rượu trước sự hài lòng của ông Sơn.
Vổ vai Kỳ, ông nói thầm vào tai anh:
- Cậu khá lắm mới chiếm được Hạ Dung của giám đốc Phúc.
Kỳ ngạo nghễ:
- Chỉ cần chút tiểu xảo thôi. Đàn bà nào chẳng giống nhau. Ngày xưa, ông cũng phải có cách mới cưới được bà Lam Thúy mà. Tiếc rằng cách của ông độc, nên đã gây ra cái chết cho nhiều người vô tội.
Nhìn nụ cười nữa miệng của Kỳ, mặt ông Sơn vụt tái đi. Ông lắp bắp:
- Cậu nói nhăng cuội gì thế?
Kỳ nhún vai:
- Tôi chỉ vui miệng nhắc lại giai thoại người đời thêu dệt về ông thôi mà. Thiên hạ luôn thích dòm ngó vào đời tư những kẻ nổi tiếng, có tí quyền thế trong xã hội, nên giai thoại càng kịch tính chừng nào, họ càng khoái nghe chừng nấy.
Đảo mắt nhìn quanh, ông Sơn hạ giọng:
- Kẻ nào phịa chuyện bậy bạ với cậu vậy?
Đong đưa cái ly rượu chân cao được kẹp điệu nghệ giữa hai ngón tay, Kỳ lơ lửng:
- Từ một người từng hợp tác với ông, cách đây 20 mấy năm. Hai người chỉ làm ăn chung duy nhất một lần. Chắc ông đã quên khuấy ông ta rồi?
Trán ông Sơn cau lại:
- Cậu muốn nói ai nhỉ?
Vổ vai ông Sơn như một người đồng trang lứa, Kỳ ra vẻ kẻ cả:
- Trời ơi! Ông quan tâm làm gì dư lụân. À! Quên nữa, trong buổi chiêu đãi của công ty Châu Á hôm nay, tôi sẽ giới thiệu với ông một người quen. Nào! Mời ông tới đây.
Kỳ thân mật khoác tay ông Sơn đi sang phòng khách kế bên. Trong đó có một người đàn ông đang ngồi hút thuốc. Vừa thấy ông ta, ông Sơn đã giật mình kêu lên:
- Chú đây hả Lượm?
Môi nhếch lên kiêu bạc, ông Trường đáp:
- Không ngờ qua bao nhiêu năm, anh vẫn còn nhận ra tôi.
Giọng ông Sơn êm ru:
- Chú thay đổi ra sao, tôi vẫn nhận ra. Thú thật, sự xuất hiện của chú sau 20 mấy năm biệt vô âm tín làm tôi kinh ngạc.
Ông Trường cười khảy:
- Anh tưởng tôi cũng bỏ mạng ở xứ người như Trường Thuận à?
Ông Sơn thản nhiên:
- Không phải mình tôi tưởng như thế. Bây giờ chú trở về trong lớp vỏ bọc khác. Thằng Lượm ngày xưa coi như chết thật rồi chứ còn gì nữa.
Ông Trường lạnh lùng:
- Trong lớp vỏ bọc mới này, tôi sẽ làm anh khốn đốn đấy.
Ông Sơn bật cười lớn:
- Chú nhắm làm gì được tôi khi đã bỏ xứ mấy chục năm? Địa bàn làm ăn này không còn là của chú lâu lắm rồi.
- Vậy sao? Lần phá giá vật liệu xây dựng cao cấp vừa rồi tôi cố nương tay, nếu không, anh đã nhồi máu cơ tim chết trong bệnh viện rồi.
Ông Sơn biến sắc:
- Thì ra kẻ đứng sau hổ trợ cho Trường Thuận công ty là chú. Khá lắm. Nhưng thủ đoạn hơi tồi.
- Tôi học lóm ở anh đó chứ. Cứu cánh biện minh cho phương tiện. Anh từng dạy tôi thế mà. Nhất định tôi sẽ trả lại những gì anh đã làm cho tôi ngày xưa.
Ông Sơn khoanh tay khiêu khích:
- Nhắm làm được thì hãy nói kẻo mất công tôi chờ đó.
Ông Trường ngạo nghễ:
- Tôi tin rằng anh không phải chờ lâu đâu. Ác lai ác báo mà.
Dứt lời, ông bình thản bước đi trước cái nhìn như tóe lửa của ông Sơn.
Kỳ xum xoe một cách giả tạo:
- Không ngờ hai ông từng có mối quan hệ đặc biệt như vậy.
Ông Sơn cau có:
- Sao cậu không báo trước với tôi sự có mặt của hắn ta?
Kỳ vẫn tươi cười:
- Làm sao tôi có thể nhớ hết tên khách mới để báo với ông, trong khi ông cũng là khách như mọi người.
Ông Sơn bực dọc rít thuốc. Kỳ là thằng nhãi nhưng rất cao giá. Dường như nó có ý nào đó với ông. Trước đây, ông đã vội vã khi hợp tác làm ăn với Kỳ. Nếu nó cùng phe với thằng Lượm thì đúng là rách việc.
Đang chìm trong suy nghĩ, ông chợt thấy bà Lam Thúy. Đến với buổi chiêu đãi đêm nay, bà vừa sang trọng vừa quyến rũ trong bộ sườn xám màu rêu đá. Có lẽ bà và Lượm đã gặp lại nhau rồi.
Cơn ghen tức bỗng dâng lên khiến ông ứ nghẹn. Ông Sơn không dối lòng để nói rằng đã hết yêu thương bà. Nhưng ông cũng không thể tha thứ việc bà đã lừa dối mình.
Hừ! Cái thằng Lượm con hoang ấy dám phỏng tay trên người con gái ông yêu, đã vậy ông còn nuôi con nó bao nhiêu năm ròng mới đau chứ. Lam Thúy, Quỳnh My và Lượm nếu đến với nhau sẽ thành một gia đình với vợ chồng con cái. Còn ông, bà Quyên và Trung dù đang sống chung một mái nhà, nhưng không thể là một gia đình, vì dù trên mặt pháp lý bà Quyên là vợ Ông, nhưng trong thâm tâm ông chưa bao giờ xem bà là vợ. Đã thế, Trung cũng chẳng phải con ruột ông. Suy cho cùng, ông còn thua một kẻ trắng tay về mặt hạnh phúc.
Lẽ ra hồi đó ông đừng nên ly di. Lam Thúy, mà nên giữ rịt lấy bà để hành hạ cho hả tức. Nếu lúc đó ông biết kềm chế thì mọi việc đã khác rồi. Ông có thể chọc gan Lượm lần nữa rồi. Càng ngẫm nghĩ ông Sơn càng thấy cuộc đời đối với mình thật bất công, và những kẻ xung quanh thật đáng ghét. Đảo mắt một vòng để xem những người tình cũ gặp nhau thế nào, ông Sơn ngạc nhiên khi thấy bà Thúy đi lướt qua chỗ ông Lượm đứng với thái độ hết sức dửng dưng rồi bà sà tới chỗ đám phụ nữ để xầm xì to nhỏ những chuyện riêng tư.
Vậy là giữa họ vẫn còn cái hố sâu rạn nứt. Nhưng chẳng lẽ bà Lam Thúy không cho cha con Quỳnh My nhận nhau?
Đàn bà nghĩ cũng lạ. Mon men đến gần, ông kín đáo kéo bà ra chỗ vắng.
Cố giữ giọng thật bình thản, ông hỏi:
- Sao không chào hỏi cố nhân?
Bà Thúy mím môi:
- ĐDây đâu phải nơi thích hợp. Chờ riêng chỉ có hai người, sẽ lãng mạn hơn.
Ông Sơn cười gằn:
- Lãng mạn. Em quên mình đã già rồi sao?
Giọng bà Thúy vẫn lửng lờ:
- Già không lãng mạn được à? Chúng tôi là tình cũ, không rủ cũng sẽ đến với nhau mà. Thế ông và Mỹ Quyên thì thế nào? Cũng lãng mạn, cũng đầm ấm lắm đấy chứ. Hôm ông nằm bệnh viện cứ thấy cô ta cuống quýt mà buồn cười.
Ông Sơn buột miệng:
- Mỹ Quyên là người tốt.
Bà Thúy nhìn xoáy vào mắt ông:
- Còn tôi là người xấu sao? Lắm đêm nằm suy nghĩ, tôi vẫn không hiểu có phải mình và Lượm là nạn nhân của ông không? Thật ra, ai là người gây ra cái tai nạn thảm khốc ấy chứ?
Ông Sơn gạt ngang:
- Chuyện đó pháp luật đã luận tội. Sao bà lại thắc mắc chứ? Hay là bà lại tin lời kẻ chết mấy chục năm vừa đội mồ sống lại? Hừ! Hãy nhớ nó vẫn là tội phạm đó.
Bà Thúy hất mặt thách thức:
- Vậy tại sao anh không đi tố cáo? Lượm ngày xưa đã chết rồi. Bây giờ, Trường là Việt kiều đang trở về xây dựng đất nước đấy.
Ông Sơn bắt bẻ:
- Không làm chuyện đó, sao lại bỏ xứ trốn đi? Dường như càng già, bà càng lú lẩn.
Chưa kịp đớp chát lại, bà Thúy chợt thấy Phúc. Anh đang đi tới với ông Trường. Sự xuất hiện của hai người đàn ông làm ông Sơn lẫn bà Thúy sa sầm mặt xuống.
Hầm hầm bước tới trước, bà Thúy xẳng giọng:
- Tôi muốn nói chuyện với cậu đây, giám đốc Phúc.
Phúc vui vẻ:
- Cháu cũng muốn thế. May là được gặp bác ở đây.
Bà Thúy ngắt ngang:
- Không may đâu. Nghe đây. Tôi cấm cậu rủ rê, quyến rũ con gái tôi. Nó sắp lấy chồng rồi. Nếu là người có tư cách, cậu nên tránh xa nó. Bằng không, đừng trách tôi xử sự như mụ nhà quê mất gà. Tôi sẵn sàng đứng trước công ty Trường Thuận để chửi ba ngày ba đêm, chửi đến bao giờ cậu buông tha con gái tôi mới thôi.
Ông Trường chen vào:
- Với tư cách bảo hộ cho cháu Phúc, tôi xin được nói đôi điều. Trước hết, tôi khẳng định gia đình chúng tôi, mà người có thẩm quyền là chi. Hảo, mẹ của Phúc cũng không chấp nhận chuyện con bé Quỳnh My nhà bà suốt ngày bám riết lấy cậu giám đốc Phúc. Bà chị tôi quê mùa, không được ăn học như bà Thúy đây, nhưng lại dậy con hết sức nghiêm ngặt. Chi. Hảo cũng chẳng muốn giám đốc Phúc mang tiếng vì con gái bà. Bởi vậy thay vì xử sự như một mụ nhà quê mất gà, bà và ông nên dành thời gian dậy dỗ, quản lý con gái mình tốt hơn.
Mắt Phúc long lên tức tối:
- Sao chú lại nói vậy? Đây là chuyện riêng của cháu mà.
Giọng ông Trường sắc lạnh:
- ĐDã hứa với ba cháu là sẽ chăm sóc, lo lắng cho cháu như con đẻ. Chú tự cho mình quyền xen vào chuyện tình cảm riêng tư này.
Bà Thúy nghiến răng:
- Nhưng anh không có quyền nói về Quỳnh My như vừa rồi. Nó không phải là đứa lẳng lơ, mất nết hay vô giáo dục.
Ông Trường xoa cằm:
- Tiếc là tôi đã từng thấy con bé trong phòng riêng của giám đốc Phúc ở tư thế chả lấy gì làm đẹp mắt.
Môi nhếch lên, Ông Trường cay độc:
- Con bé giống mẹ Ở điểm này.
Ông Sơn rít lên:
- Thằng tồi mới nói như thế.
Phúc vội kéo ông Trường đi, trong lúc bà Thúy đứng như trời trồng.
Ra tới đại sảnh của khách sạn Rạng Đông, anh gay gắt:
- Cháu không nghĩ chú xử sự như vừa rồi. Nói thật, cháu thất vọng quá.
Dứt lời, anh bỏ ông đứng một mình và hầm hầm phóng xe đi. Gio *`này tới nhà Quỳnh My là lý tưởng nhất. Bữa chiêu đãi còn kéo dài ít nhất một tiếng nữa. Lo gì chuyện bà Thúy về giữa chừng. Mà nếu bà có về, anh cũng nhân cơ hội này sẽ nói rõ tình cảm của mình. Chắc chắn bà sẽ mắng như tát nước khi nhìn thấy anh. Cố đấm ăn xôi cũng là chiến lược. Sao anh không thu^? nhỉ?
Ngần ngừ vài ba giây, Phúc nhấn chuông. Không phải đợi lâu, anh đã thấy.... thiên thần bé nhỏ của mình ló đầu ra khỏi cổng.
Vừa thấy Phúc, cô đã kêu lên:
- Trời ơi! Sao anh dám tới đây?
Phúc tủm tỉm:
- Vì anh biết mẹ em vắng nhà.
Quỳnh My liếm môi lo lắng:
- Nhưng mẹ sắp về rồi.
Phúc bỗng nói như ra lệnh:
- Đi với anh.
- Nhưng đi đâu mới được?
- Anh chưa biết, nhưng thiếu gì nơi để đi. Hơn một tuần không gặp nhau, anh nhớ em.
Quỳnh My nắm chặt cánh cổng:
- ĐDi với anh, mẹ sẽ từ luôn đó.
Phúc nói:
- Mẹ anh cũng thế. Chẳng lẽ vì lời hăm dọa của các cụ mà chúng ta phải bỏ nhau?
Chụp tay My, Phúc lầm lì:
- Theo anh.
Vừa nói, anh vừa kéo cô về phía chiếc Mazda. Sức kéo của Phúc khiến My chúi nhủi. Cố giằng khỏi tay anh, nhưng không được, cô đành đê? Phúc đẩy mình lên xe.
Quỳnh My ấm ức:
- Anh làm gì như ăn cướp thế?
Vừa đề máy, Phúc vừa cười cười:
- Anh bắt chước người xưa, yêu cô gái nào là nửa đêm đi cướp cô gái ấy về làm vợ. Mẹ có không bằng lòng cũng không được.
Quỳnh My tròn mắt nhìn Phúc:
- Anh... anh định làm gì em?
Phúc nheo nheo mắt:
- Yêu em chứ có làm gì đâu. Sao lại hỏi anh câu hỏi kỳ quặc thế?
My im lặng. Thật sự, cô đang hoang mang vì thái độ khác thường của Phúc. Đúng là hơn một tuần nay, bà Lam Thúy nhốt rịt My trong nhà. Điện thoại bà bảo cắt, xe bà cất chìa khoá, suốt ngày ra vào dòm ngó My như canh tù. Bà làm cô khóc mất một ngày, bỏ cơm hai bữa và không thèm mở mịêng suốt tùân.
Dường như thái độ bất hợp tác của My không tác động tới bà tí nào. Đang lúc cô mỏi mòn vì nhớ Phúc thì anh xuất hiện. My vừa mừng vừa lo lắng thế nào ấy.
Giọng Phúc vang lên như trả lời thắc mắc của My:
- Anh vừa gặp ba mẹ em trong bữa tiệc buphphet do công ty Châu Á tổ chức. Anh tìm em nhưng không thấy.
Quỳnh My tò mò:
- Thế mẹ đã nói gì với anh?
Phúc chăm chú lái xe:
- Những lời này, chắc em đã nghe mẹ nói rồi. Khổ nổi lúc đó có cả chú Trường. Ông chăm vào vài câu, thế là tiêu cả em lẫn anh.
My khó chịu:
- Nhưng chú ấy có quyền gì chứ? Thú thật, lần đầu gặp ông, em đã ghét cay ghét đắng, và biết rằng ông ta cũng chẳng ưa gì em.
Phúc khoát tay:
- Đừng nói về chú Trường nữa mà hãy nói về mình. Anh muốn mọi ngưởi phải chấp nhận chúng ta.
Quỳnh My băn khoăn:
- Bằng cách nào?
Phúc trả lời gọn lỏn:
- Liều. Tối nay em đừng về nhà. Thế là xong.
Mặt My nóng bừng lên:
- Anh xem rẻ em quá.
Phúc vội nói:
- Em hiểu lầm rồi. Không về nhà không có nghĩa xấu như em vừa nghĩ đâu. Yêu một người đồng nghĩa với tôn trọng người đó. Anh đã bao giờ xúc phạm em chưa?
Quỳnh My bứt rứt:
- Không thể làm theo ý của anh.
- Vậy ý em muốn thế nào để chúng ta không mất nhau?
- Từ từ thuyết phục gia đình bằng tình yêu chân thật. Rồi thời gian sẽ trả lời mà.
Phúc thở dài:
- Chỉ sợ thời gian ấy kéo dài cả đời người thôi. Chúng ta phải tự quyết định chuyện của mình.
My chớp mắt:
- Em e rằng quá sớm đề nói tới chuyện lớn lao đó. Chúng ta quen nhau đã bao lâu đâu.
Phúc nói:
- Lâu mau không phải là vấn đề. Thí dụ như anh và Hạ Dung, kéo dài ngần ấy năm rồi vẫn đường ai nấy đi.
My tiếp lời anh:
- Bởi vậy, em đâu muốn giống Hạ Dung.
Phúc xụ mặt:
- Không tin anh nên em mới nói thế.
Quỳnh My xẳng giọng:
- Anh nghĩ sao cũng được. Em muốn về.
Không nói không rằng, Phúc mím môi quay nhanh tay lái. Chiếc xe đảo một vòng cua trên mặt đường làm cô ngã vào cửa một cú ê ẩm đau.
Hai người rơi vào im lặng. Tiếng gió ù ù bên ngoài xe làm Quỳnh My càng chạnh lòng hơn. Nước mắt lặng lẻ rơi, cô mím môi không thèm nói một lời nào.
Phúc buồn bả:
- Xin lổi. Vừa rồi anh xử sự quá tệ. Cứ y như một tay thiếu bản lỉnh đàn ông. Nhưng khi quá yêu người ta thường không làm chủ bản thân. Vừa rồi, anh thiếu tự tin khi bị me em điểm mặt giữa đám đông. Anh y như đứa trẻ con sợ bị cướp mất vật mình quý nhất, nên không từ bất cứ thủ đọan nào để giử cho kỳ được vật quý ấy.
Quỳnh My ấm ức:
- Em có phải đồ vật đâu.
- Vì vậy, anh càng sợ mất em hơn.
- Nếu tới lúc mất, anh có giữ kỷ tới đâu nó cũng mất.
Phuc ân hận:
- Vẩn còn giận anh sao?
My hờn dỗi:
- Em đâu dám.
Phúc tìm tay cô. My thở dài, tựa đầu vào vai anh, nước mắt nhạt nhòa.
Xe ngừng trước cổng. Phúc vội vả cúi xuống hôn lên môi, lên gương mặt đẩm ướt của My bằng tất cả yêu thương.
Anh ray rứt:
- Anh không thể mất em được. Không thể được.
Quỳnh My vừa trấn an anh, vừa vỗ về mình:
- Bình tỉnh lại. Chúng ta sẽ có cách. Em tin anh.
Phúc hôn lên môi cô lần nữa:
- Anh cũng tin em.
Bước xuống xe, cô chưa kịp bấm chuông, cổng nhà đả mở tung. Bà Thúy hầm hầm bước ra. Không nói không rằng, bà vung tay tát mạnh vào mặt My hai cái nhoáng lửa.
Bị tát bất ngờ, My chúi nhủi vào tường. Dường như chưa hả cơn phẩn nộ, bà Thúy tiếp tục vung tay. Vừa đánh My, bà vừa mắng:
- Đồ con gái hư! Cút khỏi nhà tao ngay. Sau này sướng khổ cứ ráng mà chịu.
Phúc hối hả chạy tới đở My. Ôm cô vào người, anh bị bà Thúy đánh phải mấy cái khá đau.
Anh đanh giọng:
- Cháu không để My khổ đâu. Cám ơn bác đã đưa My về với cháu.
Dứt lời, anh dìu cô đi. Lúc này, đầu óc đang quay cuồng, lại bị chảy máu cam, My chỉ biết dựa vào Phúc và để mặc anh đưa vào xe trước đôi mắt còn long lên vì giận của bà Thúy.
Giọng bà rít lên:
- Đừng bao giờ quay lại nhà tao nữa, đồ bất hiếu.
Mặc cho bà Thúy tru tréo, Phúc vội vả hạ ghế xuống cho My nằm tạm. Anh đưa hộp khăn giấy để My chặn máu mũi và hối hả phóng xe đi.
Nằm nhắm mắt, My thút thít khóc. Thế là dù không muốn, cô cũng làm mẹ giận đến mức mất khôn rồi. Nhưng không thể vì bị me đuổi mà cô đi theo Phúc một cách dễ dàng như vậy. Còn quay về năn nỉ mẹ ngay lúc này, My lại không muốn. Tính bướng bỉnh lại trỗi dậy trong cô. Quỳnh My cương quyết bỏ đi cho mẹ biết.
Quay lại nhìn Phúc, cô hạ giọng:
- Anh đưa em tới nhà ba giùm.
Phúc gật đầu:
- Anh cũng vừa nghỉ như vậy. Ở đó tạm vài hôm, mẹ bớt giận rồi về.
Anh bứt rứt:
- Cũng tại anh, nhưng không ngờ bác gái lại phản ứng gay gắt thế.
Phúc bỗng chép miệng:
- Có lẻ vì những lời mai mỉa của chú Trường.
Quỳnh My ngạc nhiên:
- Ông ta đã nói gì?
Phúc ngập ngừng trớ đi:
- Cũng không có gì quan trọng. Nhưng trong lúc nóng nảy, một câu nói vu vơ cũng có thể gây họa lớn.
Xoa gương mặt còn rát bỏng, in dấu ngón tay của mình, Quỳnh My bệu bạo:
- Đây là lần đầu mẹ đánh em, đánh rất đau và rất nhiều nữa chứ. Thật sự, em không hiểu tại sao mẹ lại giận đến thế. Đi dạo với anh đã là con gái hư rồi sao? Mẹ xem thường em quá.
Phúc im lặng. Anh hiểu, nhưng không thể nói với Quỳnh My về mối quan hệ trước kia của bà Thúy và ông Trường.
Bà Thúy rất đau vì câu ông nói: "Con bé giống mẹ". Ông Trường rất dở khi không kềm chế được lòng, để thốt ra những lời cay độc như thế. Tình yêu luôn làm con người trở nên mù quáng. Nếu vừa rồi anh bình tĩnh, đừng kéo Quỳnh My đi theo thì đã không xảy ra chuyện.
Tóm lại, anh cũng chả hay ho gì so với ông Trường.
Xe dừng trước ngôi biệt thự khá đồ sộ. Phúc nói:
- Để anh đưa em vào nhà.
Quỳnh My lắc đầu:
- Ba em nóng nảy không thua mẹ đâu. Anh cứ để mặc em.
Phúc cương quyết:
- Không cho anh vào là em chối bỏ anh đấy. Anh muốn cho ba em thấy, dầu khó khăn cỡ nào, anh cũng không bỏ em.
Nâng mặt Quỳnh My lên, Phúc ngậm ngùi than:
- Sưng đỏ cả rồi.
My chớp mắt:
- Không sao đâu. Anh đừng lo.
Mở cửa xe cho My, Phúc bấm chuông. Người ra mở cửa không phải bà Bốn mà là Trung. Anh ta hất hàm với giọng khó chịu hơn là ngạc nhiên:
- Chuyện gì vậy?
My nói cứng:
- Em muốn gặp ba.
Liếc Phúc bằng cặp mắt toé lửa, Trung cộc lốc:
- Một mình mày vào thôi.
Phúc lầm lì:
- Cả tôi nữa.
Trung hằn học:
- Mày không đủ tư cách để vào nhà tao. Cút đi.
Phúc dịu giọng:
- Tôi đến đây không phải để gây với cậu.
Trung khoanh tay:
- Tao cóc cần biết mày đến làm gì. Xéo đi.
Quỳnh My phản ứng:
- Anh không có quyền nói thế với bạn em.
Dứt lời, cô gào lên:
- Ba ơi! Dì Quyên ơi! Ba ơi!
Không phải đợi lâu, Quỳnh My thấy bà Quyên từ trong nhà hớt hãi chạy ra.
Nhìn những vết máu dính trên ngực áo My, bà sợ hãi kêu lên:
- Con bị gì vậy My?
Nghe cách hỏi dồn đầy lo lắng của bà, tự dưng My bật khóc. Ngay lúc đó, ông Sơn bước tới, giọng châm chọc:
- Bị bà ấy đuổi rồi à? Chúng bay định làm Romeo, Juliet chắc? Mà nếu là hai nhân vật của bi kịch đó thì chúng bay chết chắc rồi.
Phúc nhỏ nhẹ:
- Bà Lam Thúy đang rất giận, mà cơn giận của bà ấy chắc ông không lạ. Vì vậy, mong ông cho Quỳnh My về nhà ở vài hôm.
Ông Sơn cười nhạt:
- Nó còn xem đây là nhà mình sao? Nếu đúng thế thì cứ vào ở. Nhưng chúng tôi không hoan nghênh cậu đâu, giám đốc Phúc. Cũng như mẹ nó, tôi cấm cậu ve vãn con gái tôi. Giờ thì cậu xéo được rồi.
Phúc không nao núng:
- Tôi và Quỳnh My đều quá tuổi trưởng thành. Chúng tôi sẽ tự quyết định cuộc đời mình, không ai có quyền cấm chúng tôi yêu nhau hết.
Quay sang Quỳnh My, Phúc dịu dàng:
- Anh sẽ đến thăm em sau. Không có gì phải lo lắng cả.
Bà Quyên khoác vai My, đưa cô vào nhà trong sự im lặng nặng nề của ông Sơn và Trung. Đêm nay cô sẽ khó ngủ. Chắc ở nhà mẹ cũng thế, nhưng nhất định cô không về. Cô không về.
Sớm Mai Hồng Sớm Mai Hồng - Trần Thị Bảo Châu