Tính cách không thể được hình thành trong yên bình. Chỉ có trải nghiệm mới hun đúc tâm hồn, làm rõ tầm nhìn, sản sinh ra tham vọng, và giúp đạt được thành tựu.

Helen Keller

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Nguyễn Tuấn Anh
Số chương: 24
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 15124 / 295
Cập nhật: 2015-03-10 12:00:57 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 15 -
ố tôi rốt cuộc có ai ngờ vậy mà sướng mới vui chứ. Bạn bè trong ngoài giới gặp tôi bắt tay xong đều chép miệng: nhất anh. Tôi cười cười nghĩ bụng, không nhất thì cũng cóc có ai hơn. Điều gì xảy ra mà tôi đã vội vênh mặt lên vậy? ối dào thư thả, tôi sẽ kể cho các bạn nghe. ở đời, khi cái may nó tới, có lúc ngăn không kịp, đóng cửa vào, nó vẫn tràn qua khe cửa, thẩm thầu qua tường mà vô. Lúc đó, chẳng cần anh phải há miệng, sung nó vẫn cứ rụng vào thấu dạ dày. Từ cuối năm 1979 đến nay, tôi đúc ra được một điều hay lắm: ừ, khi anh có tài thì cũng tốt đấy, nhưng nếu không nắm được quyền lực trong tay, cái tài ấy, xin lỗi quý vị nhá, cũng cú coi như đồ bỏ. Bởi vì, nếu anh không có chức có quyền mà lại cả gan có tài, coi như tự rước họa vào thân. Cứ thể lấy vài ví dụ trong địa hạt văn chương, cỡ như bác Đỗ Phủ bên Tàu xưa ai dám bảo là không thiên tài nào, người ta gọi là thánh thi khi bác còn sống đấy. Vậy mà bác thi sĩ Đỗ Phủ đã phải chết đói trên thuyền. Chung quy bởi vì dù bác là thánh thi chăng nữa, nhưng không có một tí quyền trong tay, may là không bị chém đầu. ở ta, như bác Tú Xương tài thơ ai hơn nào? Nhưng suốt đời bác Tú Xương rách như tổ đỉa, đói khát đến ma chê quỷ hờn vì thi mãi không đậu, nằm mơ cũng chẳng thấy mình làm quan. Hoặc gần đây, như bác Nguyễn Bính, một nhà thơ lớn với những dòng lục bát mượt như ca dao, khiến dân gian thuộc làu như thuộc kinh vậy. Nhưng đời bác Bính trào nào cũng rứa, chỉ là cái anh không xu dính túi, bị đám cầm quyền hành cho tàn đời, cuối cùng khi chết, miệng vẫn còn thèm cơm. Tôi có thể lấy ra hàng nghìn dẫn chứng như vậy không phải để minh họa cho thuyết tài mệnh tương đố đã từng ám ảnh bao thời, từng làm bạc tóc Nguyễn Du. Tôi xin mạn phép góp ý với hương hồn các vị thiên tài trong quá khứ rằng, các vị sở dĩ cực, sở dĩ chết đói, chết chém chung quy vì các vị không tìm cách nắm lấy quyền lực, cái mà ngày nay người ta gọi là cán bộ lãnh đạo chính trị ấy mà. Ơ hay, đi sau kể ra cũng có cái lợi, học được những bài học nhãn tiền không phải trả học phí. Thật là câu hậu sinh khả úy nghe ra cũng có lý lắm. Tài thì dù mọn đi chăng nữa nhưng tôi cũng đã có, mà quyền hành thì chưa. Nhưng nay thì thời thế đổi rồi các bạn ạ. Tôi vừa được đề bạt làm cán bộ lãnh đạo. Các bạn thông cảm cho tôi, tôi đã theo chủ nghĩa khiêm tốn mấy chục năm rồi, làm thân con sâu cái kiến biết cầm bút mấy chục năm rồi. Sau hai năm học xong khóa chính trị trung cao, năm 1979, tôi và gia đình được điều vào miền Nam công tăc. Tôi leo lên máy bay, ngồi một lúc đã thấy tới Đà Nẵng. Mấy ông cán bộ chính trị ngồi bên tôi sướng quá, chuyện vãn quá rôm rả. Họ bàn luận đủ điều về một tương lai tươi sáng, về tốc độ tiến lên chủ nghĩa xã hội vùn vụt đâu có kém tốc độ máy bay. Rằng, mới đây, đầu năm 1976, tại thành phố Nam Định, lãnh tụ đã hứa: chỉ vài năm nữa thôi, đảng sẽ lo cho gia đình nào cũng có ti-vi, tủ lạnh. ừ phải tiến như vậy cho Mỹ nó sợ chứ, cho Tây, Nhật đừng khinh chúng ta không biết làm kinh tế chứ. Về đến cơ quan, tôi được thủ trưởng giao nhiệm vụ:
- Đồng chí có biết quốc sách của ta hai năm qua cụ thể là gì không?
Tôi hùng hồn trả lời theo kiểu học sinh trả bài:
- Là đánh tư sản, thu sạch sành sanh các cơ sở kinh tế của chúng, gom vào kinh tế quốc doanh. Cái đám tư sản mại bản kia chỉ có tài bóc lột, còn làm kinh tế thì dở ẹc phải không anh?
- Thì đúng đấy, mới có một nửa vấn đề. Còn một nửa nữa Trần Hưng ạ. Đó là chính sách kinh tế mới, giãn dân thành phố về các vùng quê, giải tỏa nhà ổ chuột.
Người phụ trách giải thích cho tôi một thôi một hồi về chính sách kinh tế mới, đoạn truyền:
- Tổ chức cử đồng chí đi thâm nhập thực tế đề tài này để viết một tác phẩm tầm cỡ. Hãy làm một cái gì như Đất vỡ hoang của Sôlôkhốp ấy.
Sau ba tháng vừa đi thực tế, vừa ngồi viết, tôi đã xuất xưởng một cuốn tiểu thuyết mang tựa đề Làng vui. Cuốn sách khi in ra đã tới gần bốn trăm trang. Tôi coi đây như lần thử sức cuối cùng với tiểu thuyết. Thắng cũng là đây, bại cũng là đây. Tôi chọn mấy chương đọc cho xếp nghe trước khi sách in ra. Hình như sợ tôi tra tấn thêm mấy chương nữa hay sao ấy mà ông vội gạt phát đi bằng một câu khen ghê người:
- Quá lớn. Khỏi phải đọc thêm, để mai kia đọc bản in cho sướng. Sách in ra, tôi đến nhà in mượn trước một cuốn về đọc thử. Tôi vừa đọc vừa hút thuốc mà sướng phát run lên. Tôi bị vinh quang làm mê man hơn cả say rượu. Đến nỗi, thấy mình trong chiếc gương dài trên tủ, tôi cứ tưởng ai, bèn cúi chào tới hai ba lần. Quái, sao cái ông bạn kia còn lễ phép hơn cả tôi. Tôi chào một, ông ta chào một cứ như là tên bắt chước hay kẻ nhạo báng. Tôi bực quá xấn tớ: xem gã là ai, đụng vào cái gương, suýt vỡ. Bấy giờ tôi mới biết mình nhầm. Rõ khỉ, mình còn không nhận ra bản mặt mình thì ai nhận ra mình được nữa? Trời ơi, hay là vinh quang đã làm tôi mắc bệnh vĩ cuồng? Từ đó, đến mấy tháng sau, tôi không thèm soi gương nữa. Cho hay, cốc rượu vinh quang nhiều khi lại là độc dược, có thể làm người ta tới chỗ khùng điên. Hèn chi, có những thiên tài khi lên tới chót đỉnh vinh quang lại đi tự tử, hoặc phát rồ. Tôi đã đọc đi đọc lại đến năm lần bảy lượt tiểu thuyết Làng vui ca ngợi sự thành công không tưởng tượng được của chính sách kinh tế mới, giãn dân về rừng rú hay nơi phèn chua nước mặn. Cho hay, văn mình, vợ người là câu tục ngữ vĩ đại nhất dành cho những kẻ cầm bút. Suốt một tháng, tôi ngồi phấp phỏng chờ đợi sự tiếp nhận ồn ã của báo chí và sự hoan nghênh cuồng nhiệt của độc giả. Nhưng rồi thời gian đi qua, Làng vui như bị ném vào vực thẳm. Chẳng có ma nào thèm bàn bạc hay nhắc đến tiểu thuyết của tôi. Trong khi đó, một ông lớn cho in một tập thơ dở ẹc, thua cả vè, chỉ là thứ diễn ca thô thiển và dung tục những chủ trương chính sách thì báo chí lại hùa nhau ca lên mây, biến nó thành tác phẩm lớn. Nhưng tôi vẫn không thể nào chắp nhận được cái lý quá khích của một ông bạn nhà văn, cho rằng giới phê bình nước ta bao năm rồi chỉ là đám theo voi ăn bã mía, theo đóm ăn tàn. ừ, cứ thử để Trần Hưng này trong một cương vị lãnh đạo nào đó coi, khối kẻ sẽ la làng lên rằng Làng vui là một đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cho hay là thể nhân, hay dở không phải do tác phẩm của anh, mà do anh ngồi ở vị trí nào trong nấc thang quyền lực. Nhưng nhờ trời, cái số của tôi chưa mạt, trước sau gì rồi cờ cũng đến tay thôi. Vấn đề là phải biết phất lên như thế nào để ngọn cờ mình phấp phới. Suốt năm mươi hai năm trời sống trên mặt đất này, tôi đã kiên nhẫn núp vào bình phong của sự trí trá để mai phục số phận. Có công rình rập, có ngày vớ to phải không đời? Tự nhiên tự lành trời ạ, còn hơn thằng lớ ngớ vớ được mỏ vàng.
Tôi vừa đến cơ quan thì thủ trưởng làm mặt nghiêm kéo ra một góc khiến tôi hết hồn, nổi gai ốc, ngờ là mình có chuyện gì với công an. Thủ trưởng nói rất thầm vào tai tôi như lời quốc cắm:
- Đồng chí được bí thư mời.
Tôi giật thót người, tái mét mặt. Bỏ cha, bí thư mời là thế nào, chắc lại có chuyện động trời gì đó. Xếp của tôi trấn an:
- Đừng lo. Tin vui ông ạ. Không phải bí thư tỉnh ủy cũ đâu. Ông ta bị bay rồi, mất chức vì thu về nhà cả chục ký vàng do bán bãi, bán quyền vượt biên. Đồng chí bí thư mới vừa được điều về mấy ngày, đã cho mời ông lên chơi. Thư của văn phòng tỉnh ủy đây
Tôi đang sợ cuống cuồng bỗng mừng méo mặt. Ân huệ gì đây cha mẹ ơi. Tôi đọc ngấu nghiến cái thư mời in bằng giấy trắng dày và cứng. Tôi sẽ được gặp mặt đồng chí bí thư tỉnh ủy tỉnh Sơn Giang chiều mai. Tôi về nhà với bàn chân kẻ mộng du đi mây về khỏi. Tôi vốn dĩ là kẻ hay xúc động. Từ lúc biết tôi được đồng chí Hoài Bão, bí thư tỉnh ủy mới mời đến nhà riêng chơi, mọi người trong cơ quan tôi đã nhìn tôi bằng con mắt hoàn toàn khác. Trong ánh mắt của đồng nghiệp, tôi nhìn thấy nêt kính nể và dè chừng, đượm chết khúm núm ân hận vì đã từng coi tôi như cỏ rác. Trong những ánh mắt đầy vẻ tự hạ mình trước tôi kia, tôi biết họ đang tự nói với mình: lơ mơ thằng Trần Hưng lên lãnh đạo một cái là gay, tốt nhất là nên chuẩn bị thái độ từ bây giờ, cứ xuống nước với hắn trước, tránh voi đâu xấu mặt nào.
Suốt đêm đó, tôi không sao ngủ được. Tôi hình dung ra cảnh gặp gỡ đồng chí bí thu tỉnh ủy với hàng trăm tình huống. Tôi tưởng tượng ra những ân sủng được ban phát. Tôi có thể được thăng quan, một thứ quan văn nghệ hạng bét nhưng có còn hơn không, nó vẫn cứ là quan. Tôi sẽ dạy cho bọn đồng nghiệp ngổ ngáo khinh người, coi trời bằng vung học được cách kính trọng Trần Hưng này. Tôi hồi hộp còn hơn cô dâu trinh bạch trước đêm động phòng hoa chúc.
Đúng hẹn, thư ký của bí thư tỉnh ủy ngồi trong một chiếc Vonga đen bóng hơn bôi mỡ đến cơ quan đón tôi. Nhà riêng bí thư tỉnh ủy là dinh đốc phủ sứ thời Tây, được cải tạo và xây dựng thành dinh tỉnh trưởng trào Mỹ. Xe chúng tôi vượt qua barie chặn lối vào khu phố đầy biệt thự lớn nhỏ của gia đình các đồng chí trong tỉnh ủy và ủy ban tỉnh. Đây là đường phố đẹp nhất thành phố: nhiều cây cổ thụ, vắng vẻ. Trên đường phố đặc biệt của khu thâm nghiêm kín cổng cao tường này, cứ mươi thước lại có bóng một anh công an cầm súng gác. Thảng hoặc, tôi lại thấy một khẩu hiệu kẽ đẹp, sơn trắng hoặc đỏ trên các bức tường đại loại như: Cán bộ là đày tớ của nhân dân hoặc Người cán bộ đảng viên khổ trước thiên hạ, vui sau thiên hạ... Nhà riêng bí thư tỉnh ủy ở giữa khu đặc biệt này, tường quanh là đá hoa theo kiểu các lâu đài cổ. Đó là tòa biệt thự đẹp tới mức tôi chưa từng thấy. Chúng tôi qua một cổng sắt, một trạm gác nữa mới vào được khuôn viên của tòa nhà. Đó là công viên thu nhỏ với những loài cây quý tỏa bóng mát. Những ghế đá hoa cương rải rác trong vườn. Một hố nhân tạo thả sen Nhật Bản điểm xuyết vài con thiên nga vừa đen vừa trầng đang bơi êm ru như mộng. Một con gấu ngựa trong chiếc lồng sắt giữa vườn đang ngoạm một đõ ong mật. Tòa biệt thự ba tầng với những ban-công chìa ra bao chậu hồng rực. Ngôi nhà kiểu Pháp được tân trang lại, xây thêm một căn kiểu Mỹ nhỏ bên cạnh trông rất hài hòa. ở một góc là nhà của những gia đình đày tớ nói theo kiểu cũ, còn bây giờ người ta gọi là những cán bộ phục vụ, những nhân viên nhà nước làm nghề loong toong như thư ký, bảo vệ, tiếp tân... Dáng những tàn tùng bách tán nhọn hoắt đâm lên như muốn đỡ lấy vòm trời sắp tối. Điện xanh đỏ được bật lên trong vườn xem đến vui mắt. Thật là cảnh thiên đường Tây và Mỹ có nhã ý làm sẵn cho đồng chí nào được làm bí thư tỉnh ủy đến mà hưởng, bù đắp cho bao nhiêu năm nằm gai nếm mật, ăn bụi, ngủ rừng.
Tôi được đờng chí Quát, thư ký riêng của bí thư tỉnh ủy dẫn đi dạo quanh vườn trước khi gặp nhà lãnh đạo mà tôi chưa từng được biết mặt. Tôi mê mệt ngắm hết cây quý này đến chậu kiểng hiếm kia. Tôi ngắm con gấu chén mật ong mà chảy cả nước miếng. Kể ra, được làm con gấu cho bí thư tỉnh ủy cũng sướng.
Quát dẫn tôi vào phòng khách chờ. Anh bấm nút thang máy rồi chui vào cái hộp do chiếc ròng rọc cao quý kéo lên. Năm phút sau, Quát xuống tìm tôi:
- Đồng chí bí thư mời nhà văn lên phòng khách lầu ba.
Tôi đi theo Quát như một con lật đật. Tôi đứng trong hộp thang máy và cảm thắy hãnh diện vô cùng, như thể mình vừa hóa thành món hàng đắt giá được đóng hộp gởi đi xuất khẩu lấy ngoại tệ về cho nhân dân tỉnh nhà.
Thang máy vừa dừng, tôi theo Quát bước ra. Anh ra lệnh:
- Cởi dép.
Tôi cởi dép.
Quát lại bảo:
- Soi gương.
Tôi soi vào chiếc gương quá lớn bên tường. Lần đầu tiên trong đời, tôi được thấy mình trong gương từ gót chân lên tới đỉnh đầu. Tôi vừa tranh thủ thời gian vàng ngọc ngắm nghía dung nhan, vừa sửa lại cổ áo, vuốt lại tóc, liếm lại môi cho đỏ, y hệt như người cung nữ trước giờ tiếp quân vương.
Quát lại dặn:
- Đồng chí bí thư mời nhà văn dùng cơm chiều. Sau đó xem phim ở phòng bên cạnh.
Tôi gật đầu cám ơn. Quát lại dặn:.
- Đừng uống rượu nhiều, sợ nói năng vô ý.
Quát dẫn tôi vào một phòng khách sang hết ý, với bộ sa-lông bọc da chỉ nhìn cũng đã thắy muổn dính chặt mắt vào rồi. Tất cả đều là những đồ đạc cực kỳ đat tiền và hiếm có, đến nỗi có nhiều thứ tôi chưa từng trông thấy, chưa từng biết nó được gọi là gì.
Tôi chợt thấy một ông già ngoài sáu mươi nhưng tóc đã điểm bạc, bụng phệ, trán nhăn, thịt trên hai má tròn vo cứ muốn chảy xuống cằm. Ông mặc sơ mi trang muốt, thắt cravat, đi giày phăng-túp thứ dùng trong nhà. Tướng ông cao to, có phần đẹp lão, trông thật có uy, đúng với tư thế của người cầm quyền. Thấy tôi ông đứng lên cười:
- Ôi Trần Hưng!
Tôi cảm động đến nỗi chỉ một tí là ngã kềnh ra. Bí thư tỉnh ủy Hoài Bão tưởng là ai té ra là đồng chí Tràng Giang của tôi trời ạ. Từ năm 1958 đến nay, nghĩa là đã hai mươi hai năm, lần đầu tiên tôi mới được gặp lại người anh kết nghĩa, người lãnh tụ của đời tôi, người đã lấy tôi từ đơn vị về tờ báo sư đoàn Chiến Thắng ngày xưa, người đã từng chỉ thị cho tôi viết về cải cách ruộng đắt, viết về kháng chiến chống Pháp.
Tràng Giang liền ôm lấy tôi, đỡ người học trò mình ngồi vào ghế vì tôi sung sướng quá đã bủn rủn cả chân tay. Tôi vẫn chưa hoàn hồn vì hạnh phúc lớn này, miệng chỉ biết lí nhí:
- Anh là đồng chí bí thư tỉnh ủy Hoài Bão ạ?
Tràng Giang cười lớn:
- ồ chú em khờ quá. Tràng Giang hay Hoài Bão cũng chỉ là một người chiến sĩ cách mạng năm xưa thôi. Hoài Bão là bí danh của tôi khi vào Nam từ hơn hai mươi năm trước. Hôm nay, mời nhà văn đến chơi, chỗ anh em ngày xưa chia củ sắn lùi Việt Bắc
Tôi cám ơn lòng tốt của người thủ trưởng một thời của đời tôi Chính anh đã chỉ thị cho tôi sống, chỉ thị cho tôi viết văn và lấy vợ.
Một cán bộ phục vụ gái chừng hai mươi tuổi, xinh đẹp, mặc áo dài xanh, quần lụa trang, thướt tha đến bên bàn, bóc bao thuốc ba số năm, loại anh-tẹc mời tôi hút. Đoạn cô gái pha trà, thứ trà Tàu thực sự, theo bí thư tỉnh ủy nói là một người đàn em vừa đi Hồng Kông mua về biếu. Tràng Giang hỏi tôi về Ruộng và hai cháu Văn và Vương Thi hồi này ra sao. Ông bảo sẽ thư thả đề bạt vợ tôi lên chức phó giám đốc trường đảng của tỉnh.
Im lặng một chút, uống xong hớp trà, hút một hơi thuốc nhẹ, Tràng Giang bảo tôi bằng cái giọng khi làm việc:
- Tôi vẫn hằng theo dõi đồng chí từ khi đi B. năm 1959 đến giờ. Hầu như tất cả các tác phẩm đồng chí viết ra để phục vụ các giai đoạn cách mạng, tôi đều có đọc. Sáng tác của đồng chí cơ bản là tốt. Tôi cũng vừa tranh thủ xem cuốn Làng vui. Nghiêm túc mà nói, cuốn này chưa lớn nhưng khá, đáng biểu dương. Thông qua cuốn sách, đồng chí đã làm cho người ta yêu mến hơn những thành tựu vô cùng to lớn của cuộc cải tạo xã hội ở lãnh vực kinh tế mới. Hôm nay, tổ chức trao cho đồng chí một trọng trách khác, đồng chí có nhận không?
- Báo cáo đồng chí bí thư tỉnh ủy, tôi rất sẵn sàng.
- Tốt. Hôm qua, tôi có gợi ý cho ban tổ chức, cho ban tuyên huấn cử đồng chí về phụ trách tờ bảo văn nghệ tỉnh Sơn Giang chúng ta, thay đồng chí Đoàn Hứa đi chữa bệnh. Nói chung, không ai phản đối ý kiến của tôi.
Tôi sướng quá, run ban lên, đến nỗi phát ra một tiếng ho nhỏ. Số phận ơi, thật là có công há miệng, có ngày rụng sung. Tôi cám ơn Tràng Giang bằng những lời cảm động suýt khóc.
Trong xã hội mà chính trị là thống soái của chúng ta, thử hỏi có người cầm bút nào không mơ ước được lên làm lãnh đạo chứ?
Vẫn biết rằng quyền lực của các anh quan văn nghệ là thứ quyền lực cò con, nhưng có được thì quả là số zách. Nhà văn mà có quyền, viết tới đâu in liền tới đó, dù dở ẹc thiên hạ vẫn cứ xúm vào mà khen lấy khen để. Rồi thì các thứ bổng lộc sẽ ùn ùn kéo tới Nào giải thưởng, nào đi nước ngoài tì tì. Đi Tây, chỉ cần khôn ngoan bỏ vào vali cải da báo, ít đồng hồ điện tử, vài chục cái quần xlíp đàn bà, dăm cái quần gin... sang nước bạn có đàn em thảy ra chợ trời thu lại vốn, số lời khằm kia sẽ biến thành hàng hóa hai chiều, tha hồ khuân về nào tủ lạnh, nào nồi áp suất, bàn ủi, tivi màu, thuốc lá hay bét cũng một ôm dây mai-so... Lại còn tiêu chuẩn bạn cho từng ngày ăn không hết, phong bì bạn thí cho tiêu vặt, một cuộc phỏng vấn, một bài viết nhỏ, lại phong bì. Trời ơi, rồi còn tiệc tùng khách sạn khách sung, các cuộc gặp gỡ, tiếp tân quốc tế, có khi còn được đọc diễn văn, được ba hoa múa mép trước các nhà văn thế giới. Giờ đây, cơ hội đã tới, cờ đã tới tay, mày trúng số dài dài rồi Trần Hưng ơi.
Xong cái chuyện làm việc, Tràng Giang đưa tôi xuống lầu hai ăn tối. Tôi thắy một thiếu phụ trên dưới bốn mươi, son phấn trang điểm vừa phải, mặc rốp đỏ chói, đi tất mỏng màu kem sữa, dáng cao to, phốp pháp, mông và ngực loại ômêga tiền hô hậu ủng. Tràng Giang giới thiệu:
- Đây là nhà văn nổi tiếng Trần Hưng mà anh vẫn kể. Tràng Giang chỉ vào người đàn bà có đôi mắt rất sắc như lưỡi lam đang cứa vào tôi, như muốn giải phẫu cả cuộc đời tôi trong giây phút:
- Còn đây, xin giới thiệu với Trần Hưng, đây là Thùy Linh, vừa là đồng chí, vừa là tiểu đội trưởng của tôi, là mẹ của đứa con tôi.
Mọi người đều cười xã giao, cái cười rất nhạt. Tôi khẽ cúi chào bà chị của người anh kết nghĩa năm xưa. Thùy Linh nói giọng Bắc di cư, tiếng bà ta cứ véo von cao thấp như thể lúc nào cũng cần phải sắm một vai diễn gì đó trên sân khấu:
- A, xin hân hạnh chào anh Trần Hưng. Anh Tràng Giang quý anh lắm, nhắc hoài. Nay anh về làm bí thư tỉnh ta chắc là anh Hưng thích chứ? Thôi, xin mời các anh vào bàn cho, không nguội hết đo ăn bây giờ.
Bữa ăn dọn thật sang theo kiểu Tây. Người nữ phục vụ mặc áo dài bưng lên hết dĩa này đến đĩa khác. Cô khui chai săm-pa của Tây chính hiệu khai vị. Đoạn, cô mở tiếp một chai mạc-ten. Chúng tôi vừa ăn vừa cười nói ríu rít. Tràng Giang và Thùy Linh tế nhị giới thiệu mối tình của hai người. Năm 1975, Tràng Giang từ rừng về gặp Thùy Linh là cơ sở nội thành hoạt động hợp pháp. Họ yêu nhau ba tháng rồi làm đám cưới. Sáu tháng sau, một cậu quý tử ra đời. Theo một vài người nói nửa kín nửa hở, rằng thời nay trẻ sơ sinh trong bụng mẹ không thích nằm tới chín tháng mười ngày lâu lắc như xưa. Chúng đòi chui ra làm người khí sớm. Bằng chứng là hầu hết các cặp vợ chồng cưới nhau có khi mới được ba bốn tháng, hoặc khá hơn là sáu tháng như vợ chồng ông bí thư này, đã có thể sinh con. Mà quái lạ, mặc dù đứa trẻ ra đời sớm đến ba bốn tháng như vậy, vẫn đầy đủ tóc tai và lớn lên như thổi. Thùy Linh vừa ăn vừa liếc tôi như chớp. Mắt bà ta, môi bà ta toát ra một cái gì có vẻ như chưa biết thỏa mãn, như thể chưa có sức mạnh dương tính nào đủ sức giúp bà ta vượt qua cái hữu hạn của bản thân mình, để đạt tới cái đam mê, cái vô cùng của vô thức. Thùy Linh, theo con mắt trần tục của tôi, xin lỗi các bạn, bà ta là loại đàn bà sinh ra để làm cái việc trên giường hơn là làm cách mạng. Hiện nay, bà ta cùng với Quát là hai thư ký riêng của bí thư tỉnh ủy. Ông anh kết nghĩa của tôi tướng tá lệt bệt hom hem, vừa già vừa phệ thế kia, làm sao đáp ứng cho được một thân thể rực cháy, lênh láng nguồn sống của bà vợ nhỏ hơn ông cả hai chục tuổi này. Tôi trộm nghĩ, một người làm chính trị, nhất là một cán bộ cao cấp như Tràng Giang, lấy vợ quá trẻ và quá khỏe mạnh sung mãn như vậy, thật là một tai họa. Sau bữa ăn, chúng tôi chuyển sang phòng bên vừa dùng trà thuốc vừa xem phim. Tràng Giang bảo đó là phim Mỹ, loại phim dùng cho lãnh đạo nghiên cứu. Khi vào phim, tôi mới hay rằng, phim loại có nhiều màn tình dục gay cấn này mà nghiên cứu cái mẹ gì, các bố thưởng thức thì có. Khi tiễn tôi lên xe ra về, bí thư tỉnh ủy đưa cho tôi một tập bản thảo:
- Cây nhà lá vườn, thơ của tôi với bút danh Hoài Bão đấy. Chú về xem giùm góp ý cho tôi với nhé.
Tôi cầm tập bản thảo của lãnh đạo như cầm cả sự tiến thân của đời mình. Ba ngày sau, vận may đến gõ cửa phòng tôi. Tôi nhận được quyết định bổ nhiệm làm tổng biên tập tờ báo văn nghệ tỉnh Sơn Giang, kèm theo một chiếc xe du lịch hiệu Pơ-giô và một người lái xe trẻ tuổi. Chỉ trong vòng hơn hai tháng kể từ khi tôi về làm tổng biên tập tờ tuần báo văn nghệ tỉnh, tòa soạn đã nhận được hàng chục bài viết ca ngợi tiểu thuyết Làng vui của tôi. Tôi cho đăng in ít năm bài thôi, vì tôi là người khiêm tốn và tương đối còn biết điều. Đấy thấy chưa, có quyền một tí là văn mình bèn hay lên liền. Vinh quang đến với tôi ào ào đến độ phải chặn bớt lại, sợ thiên hạ ghen tuông.
Ly Thân Ly Thân - Trần Mạnh Hảo Ly Thân