There is a wonder in reading Braille that the sighted will never know: to touch words and have them touch you back.

Jim Fiebig

 
 
 
 
 
Tác giả: Nghiêm Kế Tổ
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 36
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4219 / 52
Cập nhật: 2016-06-09 04:42:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7: Ngày Về
ông cuộc tranh đấu của Cựu Hoàng nơi hải ngoại kết thúc đã đem lại những giác thư ngày 8.3.1949 những giác thư xác định nguyên tắc Thống Nhất và Độc Lập của Việt Nam.
Đã giành dật lại chủ quyền trên giấy tờ, nay đến lúc cần phải bắt tay vào việc thực hiện những nguyên tắc đã ký kết.
Cựu Hoàng quyết định trở về lãnh đạo việc phục hồi lãnh thổ, xây dựng lại non sông.
Ở nước nhà chính phủ Trung Ương Lâm Thời rộn dịp sửa soạn cuộc đón tiếp vị lãnh tụ thân yêu đã bao năm xa vắng.
Truyền đơn, biểu ngữ ‘’Nghênh giá hồi loan’’ tung bay khắp phố.
Toàn dân hồi hộp mong mỏi, đợi chờ một mới lạ, một thay đổi để chấm dứt tình trạng lơ lửng, nửa trắng, nửa đen.
Tháng 4 năm 1949, Hội Nghị Nam Kỳ Biểu Quyết bãi bỏ quy chế của Nam Phần lập nên do hai Hiệp Ước 1862 và 1874. Nền Thống Nhất đã gần hoàn bị.
Cựu Hoàng phái Hoàng Thân Bửu Lộc về nước để giải thích cho toàn thể quốc dân hiểu rõ ràng ý nghĩa của Thỏa Hiệp Élysée. Ngày về của Cựu Hoàng được quy định: 28.4.1949.
Từ ngày cùng phái đoàn Nghiêm Kế Tổ ra đi, cuối Xuân 1946, đến nay ngày về đầu Hạ 1949, tròn ba năm, Cựu Hoàng đã xa đất nước. Ba năm đầy khói lửa hoang tàn, Việt Nam đã thay bộ mặt.
Ở Pháp về, Cựu Hoàng đến ngay dinh thự đặt tại Cao Nguyên Lang Bian và lặng lẽ bắt đầu công việc thăm dò dân ý. Một số lớn các nhân sĩ từ Nam chí Bắc được mời đến để trình bầy quan điểm về thời cuộc, trình bày mong muốn của mọi từng lớp dân chúng, nguyện vọng của các nhóm, đảng chính trị.
Hai tháng sau, ngày 14 tháng 6, lễ trao đổi Văn Kiện Pháp-Việt cử hành long trọng tại Thủ Đô Nam Việt giữa một bên: Cựu Hoàng Bảo Đại và một bên là Thượng Sứ Léon Pignon.
Buổi lễ đã mang nặng những lời tuyên bố đầy tâm huyết:
‘’Quốc Dân Việt Nam!
Hôm nay đặt chân lên đất Nam Phần, tôi không thể nén nỗi lòng cảm động chứa chan hòa với vui mừng vô hạn.
Lãnh thổ này, giòng Hồng Việt đã dầy công khai thác từ bao thế kỷ. Minh Vương, Ninh Vương và Võ Vương đều kế nghiệp tại đây. Và từ đây, Đức Gia Long cùng biết bao anh hùng hiền sĩ xứ Đồng Nai, Gia Định đã khởi nghĩa Cần Vương hưng nghiệp cả, tô vẽ lại non sông từ Sài Gòn qua Thuận Hóa ra Thăng Long rồi tới biên thùy Trung Quốc.
Bầu nhiệt huyết của tiền nhân vẫn còn sôi chảy trong can trường nòi giống. Trong rừng rậm, nơi bùn lầy, biết bao chiến sĩ quyết hy sinh để phấn đấu cho chính nghĩa.
Lãnh thổ của tổ tiên ngày nay đã quy về một khối. Được như vậy là nhờ chí anh dũng của toàn dân và đồng bào các giới, nhờ tình hữu nghị của dân tộc Pháp. Sau bao năm sống riêng biệt, đồng bào Nam Phần đã tỏ ra là người Việt Nam không bao giờ quên nguồn gốc giống nòi. Trong công cuộc xây dựng lại Quốc Gia. Nam Phần đã đặt viên đá đầu tiên và ghi một công nghiệp vẻ vang trong lịch sử.
Công nghiệp ấy chỉ có thể tồn tại và phát triển được nếu dân tộc ta tiến triển trong kỷ luật, trật tự và an ninh. Nhưng ròng rã từ 4 năm nay, chỉ vì nguyện vọng quốc dân chưa đạt được nên nạn chiến tranh kéo dài, tàn phá đất nước.
Còn cảnh nào thê thảm bằng cảnh hai dân tộc Việt-Pháp xưa nay vẫn tha thiết với hòa bình, yêu chuộng tự do và công lý, mà ngày nay phải dùng đến võ lực, bạo tàn đối phó với nhau.
Để chấm dứt thảm trạng ấy tôi không ngần ngại đảm nhận trách nhiệm tìm phương pháp hòa bình để giải quyết sự xung đột và làm thỏa mãn những nguyện vọng thiết tha của dân tộc.
Vì cần phải có một lập trường ở Pháp nên tôi phải tạm nhận địa vị xưa nhưng đối với quốc dân, ý định tôi vẫn không thay đổi. Một lần nữa, tôi trịnh trọng tuyên bố chính thể nước Việt Nam sau này sẽ do quốc dân định đoạt. Quốc dân đã dũng cảm phấn đấu cho nền Độc Lập Tổ Quốc, lẽ dĩ nhiên quốc dân phải là nguồn gốc mọi sự hoạt động của quốc gia, nhưng vì tình hình quốc tế nghiêm trọng và tình thế chính trị hiện tại chưa thuận tiện để đồng bào có thể phát biểu ý kiến rõ ràng sau một cuộc Tổng Tuyển Cử nên tới ngày hôm nay, tôi nhận đứng điều khiển bộ máy quốc gia.
Trước đây nửa giờ đã cử hành lễ trao đổi Văn Kiện với Đại Diện Tối Cao nước Pháp. Như quốc dân đã biết: Cuộc thương thuyết giữa chính phủ Pháp và tôi đã đi tới Thỏa Hiệp ngày 8 tháng 3, Thỏa Hiệp này chỉ là phác họa những nguyên tắc căn bản cho nền bang giao Việt-Pháp trên lập trường Thống Nhất và Độc Lập nước Việt Nam. Thỏa Hiệp ấy đã đánh dấu và là kết quả của tình thế chính trị trong giai đoạn hiện thời. Cũng như các Hiệp Định khác sẽ ký, Thỏa Hiệp 8.3 sẽ do quốc hội Việt Nam sau này chuẩn y.
Quốc Dân Việt Nam!
Theo đúng nguyên tắc Thỏa Hiệp nói trên, sự Thống Nhất lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã được thực hiện. Ngày mùng 6 tháng 6 vừa rồi, Quốc Hội Pháp cũng đã biểu quyết long trọng thừa nhận sự sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy thể chế thuộc địa do các Hòa Ước 1862, 1874 tạo nên, đã hoàn toàn thủ tiêu. Nền Độc Lập nước nhà hiện tại và từ nay, nước Việt Nam sẽ tự điều khiển công việc mình trên đường quốc tế cũng như về mặt nội bộ.
Về phương diện quốc tế, nước ta đã có đủ quyền năng của một nước độc lập, quyền ngoại giao riêng, quyền đặt Sứ Quán tại ngoại quốc, quyền tiếp nhận các Sứ Quán ngoại giao, quyền gửi Lãnh Sự đi các nước, quyền điều đình và ký kết những hiệp ước quốc tế cùng là quyền gia nhập tổ chức Liên Hiệp Quốc.
Để thực hiện các quyền ấy, chính phủ thành lập ngày mai có nhiệm vụ phải hoạt động giành cho nước nhà có một địa vị xứng đáng trong khu vực Đông Nam Á Châu. Các việc cần thực hiện ngay là việc đặt các Lãnh Sự tại ngoại quốc và việc cử các Đại Sứ Việt Nam đến các nước định rõ trong Thỏa Hiệp ngày 8.3.
Chúng ta lại thành tâm mong đợi các nước bạn sớm có đại biểu đến nước ta và mau chóng đến ngày nước Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc.
Sở dĩ chúng ta cố gắng hành động để có một địa vị xứng đáng trên đường quốc tế là vì chúng ta tin tưởng rằng nước Việt Nam có sứ mệnh phải cộng tác với các nước khác để bảo vệ tất cả những phong thể cho loài người, căn cứ vào lòng yêu chuộng hòa bình, tự do cá nhân cũng là sự tôn trọng tinh thần dân chủ.
Về phương diện nội bộ, sự tổ chức quốc gia hợp ý dân là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Danh dự dân tộc thúc giục chúng ta phải hành động sao cho thế giới thấy rõ hình ảnh nước Việt Nam tân tiến, biết trọng kỷ luật, biết yêu công lý.
Trước hết, về mặt hành chính, các cơ quan đặt ra là để làm việc cho dân. Một tổ chức đi ngược nguyên tắc căn bản ấy không thể nào tồn tại được. Vậy cần phải định ngay một quy chế cho công chức toàn quốc. Quy chế ấy sẽ phải tôn trọng những quan niệm thiết yếu và liêm chính, về năng lực cá nhân cũng là việc sử dụng các năng lực ấy cho hợp lý và công bằng.
Một chương trình cải tạo xã hội sẽ được ấn định và thực hiện. Chúng ta phải theo đuổi công cuộc chống nạn mù chữ, mở mang nền giáo dục phổ thông, nâng cao dân trí.
Giới cần lao là gốc của mọi việc canh tân sẽ được chính phủ săn sóc tới, mục đích nâng cao mức sống đồng bào. Những quyền chính trị tốt đẹp đến đâu mặc lòng cũng sẽ mất hết ý nghĩa và không còn ảnh hưởng gì nếu trong nước người dân ăn không đủ no, mặc không đủ ấm.
Bởi thế nên tôi thấy cần gấp phải mở mang kỹ nghệ, khuếch trương thương mại, chấn chỉnh nông nghiệp, để trên nước Việt Nam mới, mỗi người thợ có một ngôi nhà, mỗi dân cầy có một khu trại. Tôi ước mong những nhà chuyên môn các nước có cảm tình với ta góp sức cùng chúng ta dể chóng thực hiện chương trình kiến thiết mà tôi vừa phá họa.
Lẽ dĩ nhiên, những quyền lợi chính đáng của ngoại kiều được bảo vệ và tôn trọng.
Trong phạm vi Đại Gia Đình Việt Nam mới, Nam Phần với tài nguyên trù mật, sáng kiến khả năng với những tập quán cố hữu cần được tôn trọng, sẽ đóng một vai quan hệ trên đường tiến triển sau này.
Nam Kỳ là quê hương của chúng ta, nhưng trước kia đối với tôi thường chỉ được coi như nơi tạm nghỉ cho người khách lạ. Nam Phần ngày nay là máu thịt Việt Nam, là gốc nguồn của sinh lực mới, trung tâm ngành hoạt động quốc gia.
Từ nay tôi mong toàn thể quốc dân cùng tôi cố gắng mỗi người sẽ đem hết tâm trí tài năng ra gánh vác một phần nhiệm vụ, lấy việc thịnh suy nước nhà làm trọng, gác bỏ tư lợi và óc đảng phái chia rẽ.
Dưới mái nhà quốc gia phục hưng duy nhất, dưới mái từ đường Tổ Quốc trùng tu, tôi tha thiết nhắn nhủ toàn thể quốc dân hãy trở về nới an ninh và hòa mục, để cùng nhau xây dựng một Tổ Quốc xứng đáng mà phụng sự. Bao năm hy sinh của đồng bào là một bảo đảm chắc chắn cho sự thành công.
Tin tưởng vào tương lai nòi giống, cùng nhau chúng ta hợp sức và bắt đầu viết trang sử mới của Tân Quốc Gia Việt Nam.’’
Bằng những lời lẽ giản dị, cảm động, Cựu Hoàng nhấn mạnh để quốc dân hiểu rõ từ nay giang sơn đã thu vào một mối, đồng thời nêu những thắng lợi thu được trong cuộc thương thuyết với nước Pháp, vạch rõ chương trình cải tạo hành chính, xã hội, kinh tế, văn hóa và kêu gọi toàn dân đoàn kết, hợp sức lại xây dựng nước nhà
Sau buổi lễ trao Văn Kiện tại Sài Gòn, Cựu Hoàng trở lại Đà Lạt nối tiếp công việc thăm dò ý kiến, thành lập Tân Nội Các thay thế cho chính phủ Trung Ương Lâm Thời.
Cựu Hoàng âm thầm hoạt động, không để ý tới những lời dèm pha, xuyên tạc của bao kẻ đứng ngoài. Một số báo chí Pháp tượng trưng phản ứng của phe thực dân, của phe cộng sản, chê trách Cựu Hoàng đã lợi dụng tình thế, tham lam đòi hỏi quá nhiều, chỉ trích Cựu Hoàng là gàn bướng, cố chấp, đặt điều nói xấu cố ý để Cựu Hoàng mất ảnh hưởng trước quốc dân. Rồi tuyên truyền của Việt Minh, với luận điều xảo trá quen thuộc, thêu dệt và phóng đại những chuyện tưởng tượng quanh Cựu Hoàng mục đích cũng để làm giảm uy tín và thanh danh của Người.
Nhưng Cựu Hoàng vẫn lặng lẽ làm việc, chỉ trả lời dư luận bằng những kết quả công việc đã đạt được và sự tiến triển rõ rệt của mọi ngành hoạt động.
Hành động của Cựu Hoàng đã gây được lòng tin tưởng, mến phục trong dân chúng và khiến cho những đối thủ cũng phải ngạc nhiên, vì nể.
Ngày 2 tháng 7 năm 1949, Cựu Hoàng thành lập xong Tân Nội Các và giải tán chính phủ Trung Ương Lâm Thời.
Nội Các mới gồm những vị sau đây:
• Cựu Hoàng Bảo Đại: Quốc Trưởng kiêm Thủ Tướng chính phủ.
• Nguyễn Văn Xuân: Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng (Hồi này Thiếu Tướng Xuân đã được chính phủ Pháp thăng lên Trung Tướng).
• Nguyễn Khắc Vệ: Tổng Trưởng Bộ Tư Pháp.
• Nguyễn Phan Long: Tổng Trưởng Ngoại Giao.
• Trần Văn Ân: Tổng Trưởng Kinh Tế Kế Hoạch.
• Trần Văn Ty: Quốc Vụ Khanh.
• Vũ Ngọc Trản: Thứ Trưởng Nội Vụ.
• Phan Huy Đán: Thứ Trưởng Nội Vụ (ở Pháp, không về nhận)
• Dương Tấn Tài: Thứ Trưởng Tài Chính.
• Hoàng Cung: Thứ Trưởng Can Nông, Cứu Tế Xã Hội Lao Động.
• Trần Quang Vinh: Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng.
• Lê Thăng: Thứ Trưởng Ngoại Giao.
• Phan Huy Quát: Thứ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục.
• Trần Văn Của: Thứ Trưởng Giao Thông Công Chính.
• Nguyễn Tôn Hoàn: Thứ Trưởng Bộ Thanh Niên.
• Nguyễn Hữu Phiếm: Thứ Trưởng Bộ Y Tế.
• Trần Văn Tuyên: Tổng Giám Đốc Thông Tin.
• Đặng Trinh Kỳ: Tổng Thư Ký Chính Phủ.
Ngày 12 tháng 7, Quốc Trưởng ra thăm Huế Kinh Thành cũ, mới ngày nào nhỏ lệ tiễn Quân Vương hôm nay đã nghẹn ngào tiếp đón cố nhân. Bốn năm về trước, sông Hương, núi Ngự đã lặng nghe Bản Chiếu Thoái Vị những tưởng rồi đây ngôi báu phải được đền bù bằng sự thịnh vượng của Tổ Quốc, nhưng 4 năm khói lửa và tang tóc qua, vị Vương trẻ tuổi lại phải trở về để ‘’tạm nhận địa vị xưa’’. Tuy nhiên ý định của Người vẫn không thay đổi. Chính thể của nước Việt Nam sau này sẽ do quốc dân định đoạt.
Ngày 16 tháng 7, trước dân chúng sơ xác của Hà Thành, trước hoang tàn của đất ngàn năm văn vật, Quốc Trưởng tuyên bố những nét đại cương của Chương Trình kiến thiết quốc gia.
Quốc Trưởng đã nói đến cơm áo, đến nhà cửa, đến tất cả những thiếu thốn mà quốc dân đang phải khổ cực chịu đựng. Quốc Trưởng nhấn mạnh:
Chính phủ mà tôi trực tiếp lãnh đạo sẽ gắng công ‘’thực hiện một chương trình cải cách xã hội để kiến thiết một chế độ ‘’hợp lý, công bằng và nhân đạo.’’
Muốn cho quốc dân có thể tham gia việc nước bằng cách phát biểu ý kiến rộng rãi, Quốc Trưởng quyết định thiết lập một Hội Đồng Tư Vấn Quốc Gia, một tổ chức gồm các đại biểu dân chúng tham dự.
Mặc dầu vùng quốc gia còn nhỏ bé so với vùng Việt Minh kiểm soát, Quốc Trưởng đã tổ chức lại quy chế các công sở, điều chỉnh lại các cơ quan công quyền.
Dưới Nội Các Bảo Đại, thanh niên được đặc biệt chú trọng. Nào lớp Tu Nghiệp, nào những cơ sở huấn luyện thanh niên, thể thao, thể dục. Một vài tổ chức thể thao cố gắng hoạt động như túc cầu, xe đạp, quần vợt và nhất là bóng bàn, Việt Nam đã có tuyển thủ đi dự ở ngại quốc.
Chính phủ mở một Huấn Luyện Hành Chính để đào tạo một loạt cán bộ chính quyền mới thích ứng với hoàn cảnh, nhu cầu và đủ năng lực duy trì chính nghĩa quốc gia tại khắp các địa phương.
Về giáo dục, chính phủ ban hành Chương Trình Trung Học mới, giúp đỡ và trợ cấp các sinh viên nghèo, hiếu học và tăng cường công tác chống nạn mù chữ.
Về việc giao thiệp với quốc tế, lần đầu tiên một vị Bộ Trưởng Việt Nam Ngoại Trưởng Nguyễn Phan Long được cử làm Trưởng Đoàn Đại Biểu Việt Nam đi dự Hội Nghị Kinh Tế Đông Nam Á và Viễn Đông (Singapore). Hoàng Thân Bửu Lộc và ông Nguyễn Đắc Khê đi Pháp.
Nội các Bảo Đại đã hết sức hoạt động tuy rằng đó mới chỉ là một Nội Các tượng trưng trong buổi giao thời.
Cả về phương diện quốc gia và quốc tế, Quốc Trưởng còn phải giải quyết những công việc cần thiết khác:
– Quốc Hội Pháp chưa duyệt ý Thỏa Hiệp 8.3.49
– Quyền nội trị của Việt Nam chưa được Pháp hoàn toàn trao trả.
Và nhất là Việt Minh đang cố gắng tăng cường hoạt động trên chiến trường toàn quốc.
Để rảnh tay chú trọng đến các công việc trên, Quốc Trưởng đã chuyển quyền cho Tổng Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Phan Long.
Ngày 18 tháng 1 năm 1950, ông Nguyễn Phan Long nhận chức Thủ Tướng để thành lập nội các như sau:
• Nguyễn Phan Long: Thủ Tướng kiêm Ngoại Giao, Nội Vụ.
• Nguyễn Khắc Vệ: Bộ Trưởng Tư Pháp.
• Phan Huy Quát: Bộ Trưởng Quốc Phòng.
• Dương Tấn Tài: Bộ Trưởng Tài Chính.
• Vương Quang Nhường: Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục.
• Lê Quang Huy: Bộ Trưởng Công Tác và Kiến Thiết.
• Lê Thăng: Thứ Trưởng Ngoại Giao.
• Trần Văn Chi: Thứ Trưởng Canh Nông.
• Võ Duy Thường: Thứ Trưởng Y Tế.
• Hoàng Cung: Thứ Trưởng Thương Mại-Kỹ Nghệ.
• Lê Văn Ngọ: Thứ Trưởng Xã-Lao
• Nguyễn Tôn Hoàn: Thứ Trưởng Thanh Niên Thể Thao.
• Đinh Xuân Quảng: Thứ Trưởng tại Dinh Thủ Tướng.
• Huỳnh Văn Trọng: Tổng Thư Ký chính phủ.
Nội Các Nguyễn Phan Long được thành lập để thí nghiệm một đường lối chính trị, dò đường đi cho một chính sách đối ngại cương quyết.
Nội Các Nguyễn Phan Long sẵn sàng chịu đựng mọi phản ứng thử thách.
Ngày 3 tháng 2 năm 1950, Quốc Hội Pháp nhóm họp thông qua Hiệp Ước Élysée.
Quốc Gia Việt Nam từ nay đàng hoàng góp phần trong Đại Gia Đình Thế Giới Tự Do. Các nước liên tiếp nhau công nhận sự có mặt một quốc gia Việt Nam.
Những sự kiện đó đã khiến cuộc đấu tranh giữa chính phủ quốc gia và Việt Minh trở nên một cuộc tranh chấp quốc tế.
Được các nước trong Khối Dân Chủ chính thức nhìn nhận, Việt Nam khẩn trương ngay những cuộc giao thiệp với quốc tế.
Chính phủ Nguyễn Phan Long đã phái các Đại Biểu đi dự những Hội Nghị:
– Hội Nghị Y Tế quốc tế ở Genève.
– Hội Nghị quốc tế về Ung Thư
– Lễ Phật Đản ở Ấn Độ.
– Đấu xảo quốc tế.
– Hội Nghị Thương Mại Kỹ Nghệ E.C.A.F.E
– Hội Nghị Thương Mại ở Ba Lê.
Đối nội, chính phủ Nguyễn Phan Long tiếp tục công việc của Nội Các Bảo Đại.
Về Hành Chính: Mỗi địa phương Trung-Nam-Bắc có một vị Thủ Hiến điều khiển mọi công việc theo đường lối của chính phủ Trung Ương.
Cơ quan Cảnh Sát Công An chính quy được thành lập. Bành trướng phong trào Thanh Niên-Thể Thao. Mở mang các trường đào tạo cán bộ Thanh Niên Trung Cấp, Cán Bộ Phụ Nữ Trung Cấp.
Về Xã Hội: Việc cấp tế nạn nhân chiến tranh cùng việc xây dựng những khu nhà rẻ tiền cho đồng bào nghèo tạm trú được Nội Các Nguyễn Phan Long tích cực thực hiện.
Tháng 3 năm 1950, Việt Minh tăng cường khủng bố để đe dọa và kìm hãm sức tiến triểu của chính phủ quốc gia. Việt Minh làm dân chúng sợ sệt bằng cách đặc phái những phần tử quá khích vào các thị thành gây xáo lộn. Đặc biệt nhất là những vụ biểu tình của học sinh. Việc này đã ảnh hưởng rất nhiều đến nhân tâm và an ninh công cộng. Những sự đáng tiếc xẩy ra giữa học sinh và các nhà đương cục Cảnh Sát Công An là điểm đau xót đối với phe Quốc Gia và là một thắng lợi cho cộng sản.
Lợi dụng cái đã lộn xộn ấy, Việt Minh càng ra công hoạt động, nào ám sát, nào ném lựu đạn, nào đốt nhà, nào cấm chợ…
Tình thế bắt buộc một sự cải tổ chính phủ.
Quốc Gia Việt Nam trong giai đoạn cần một chính phủ hợp thời hơn.
Dưới Nội Các Nguyễn Phan Long, đáng tiếc đã có những luồng dư luận không thức thời chỉ chuyên nghĩ công kích, đả phá cá nhân, chê bai hành động bề mặt của chính phủ mà không để ý tới bề sâu.
Ưu điểm thứ nhất: Chính phủ Bảo Đại Nguyễn Phan Long duy trì một đường lối chính trị mạnh. Dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại, Thủ Tướng Nguyễn Phan Long đã tiến bước trong đường lối sớm sủa đó. Sự mạnh dạn chưa hợp thời vì phần đối tượng ngoài nước bấy giờ còn cứng mạnh hơn và nội bộ phe quốc gia chưa hoàn toàn đoàn kết thành một khối duy nhất.
Những ai nhận xét đứng đắn cũng phải giữ một ý niệm đẹp về Quốc Trưởng Bảo Đại. Người đã khăng khăng không chịu về nước khi nhận thấy Độc Lập, Thống Nhất chưa được Pháp tích cực nói đến, và về lập trường ngoại giao gay gắt, rắn rõi của Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Nguyễn Phan Long.
Nhờ đường lối mạnh ấy, chính phủ sau này dễ dàng trong việc bắt mạch tìm chính sách thích hợp, ngõ hầu tránh được những hiểu lầm đáng tiếc, nhất là đối với ngoại quốc.
Khi nhận thấy thời gian chưa hợp với đường lối chính trị của mình, Quốc Trưởng đã thẳng thắn giải tán Nội Các để tìm người thay thế Thủ Tướng Nguyễn Phan Long. Nhân vật mới sẽ rút kinh nghiệm ở bài học trước và vạch một đường lối mới, mềm dẻo và sát tình thế hơn.
Việt Nam Máu Lửa Việt Nam Máu Lửa - Nghiêm Kế Tổ Việt Nam Máu Lửa