One’s first love is always perfect until one meets one’s second love.

Elizabeth Aston

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Nguyễn Tuấn Anh
Số chương: 24
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 15124 / 295
Cập nhật: 2015-03-10 12:00:57 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14 -
ếp của tôi, một quan chức van nghệ có cỡ, gọi tôi lên nhân chuyện tôi xin về Hà nội thăm gia đình. Ông hơn tôi mười tuổi, cỡ năm mươi tám, người nhỏ thó nhưng bụng lại phệ, mặt mũi hồng hào, luôn có nụ cười nửa mùa trên mép, hay xét nét người khác nhưng lại làm vẻ hào phóng và độ lượng. Ông ta thuộc loại nhà văn hạng ba, tức là dưới tôi một hạng. Tuy nhiên, vì ông làm lãnh đạo, nên đương nhiên được xếp vào hạng nhà văn thứ nhất. Tuy văn ông ta dở lắm, song le lại cứ thích sửa văn cho tôi. Rằng cậu viết thế này chưa sâu, chưa đạt được tầm cao tư tưởng thời đại. Rằng đoạn này cần phải say khướt thì cậu lại đánh queo, đoạn kia cần lạnh lùng sắc sảo thì cậu lại tít cung mây...
Ông chưa thấy tôi vô đã cười hì hì:
- Đã quá Trần Hưng ơi. Chín năm xa vợ con, chuyến này về chỉ có nước cảm động ngất xỉu luôn. Chúng tớ bố trí cho cậu đi máy bay đây. Nhà văn nổi tiếng cần phải bay trên bầu trời đất nước sau ba mươi năm chiến tranh chứ.
- Tôi đi máy bay rồi anh Ba ạ. Nhưng bây giở tôi xin đi đường bộ, có người bạn ra Hà nội cho đi nhờ xe con.
- Dại, máy bay không đi, lại đòi đi ô tô.
- ấy cũng đến xin anh cái giấy đây.
- Giấy tờ ông chúng tôi làm đủ rồi mà.
- Anh cho tôi xin cái giấy giới thiệu với địa phương Quảng Bình xin xây mộ cho người thân.
- Ai vậy?
- Em gái.
- Viết liền, tên gì?
- Vũ Thị Oanh, liệt sĩ bác sĩ hy sinh năm 1965.
- Cậu họ Trần cơ mà.
- Vậy thì cứ bắt tất cả em tôi đều họ Trần như tôi ư? Báo cáo anh Ba, Oanh là em con cô con cậu ruột, lại là con nuôi của bố mẹ tôi. Thành ra hai lần em đấy.
- à!
Tôi phải nói dối mới xin được cái giấy giới thiệu xin phép xây mộ cho người yêu. Mừng quá. Tôi toan chào xếp mai lên đường thì ông bảo:
- Ưu tiên cho cậu đây. Đảng đào tạo cán bộ quản lý văn nghệ.
Xếp giúi vào tay tôi cái giấy cho đi học trường chính trị trung cao cấp ngắn hạn hai năm.
Tôi giật bắn người. Tôi mà lãnh đạo thế chó nào để được đi đào tạo. Chắc là trung ương ép xuống, chẳng có ma nào chịu đi, người ta đẩy tôi đi cho yên chuyện. Sài gòn vừa giải phóng, nhà cửa tiện nghi như thiên đường, dại gì ra Hà nội sống chui rúc chật chội. Từ Đồng Hới, tôi xuống trình ủy ban tỉnh xin phép xây mộ cho người thân. Trước khi đi, tôi đã lấy được tiền nhuận bút hai cuốn sách một vừa in ngoài Hà nội, một vừa in trong Sàigòn. Từ Đồng Hới, tôi qua các chặng xuống huyện rồi xuống xã, và cuối cùng đã tới quả đồi có Oanh yên nghỉ. Oanh vẫn nằm đó, chẳng đi đâu. Nấm mộ chỉ còn khum khum như một cái mu rùa, giống hình cái mũ cối gài lá ngụy trang. Tấm bia bằng gỗ đã mục, chỉ còn trơ ra một cái cọc đen đen như bàn tay cái chết chìa lên xin phát biểu ý kiến. Tôi đã già đi, bốn mươi tám tuổi rồi. Nàng thì vẫn ba mươi sáu tuổi, trẻ mãi. Trong thời gian xây mộ cho Oanh, tôi ở trọ trong nhà một người đàn bà góa, tuổi cỡ chưa đến bốn mươi nhưng già xọm đi trước tuổi nhiều.
ở cái làng cát Quảng Bình gần ngã ba quốc lộ này, hầu như đàn ông thanh niên đã hy sinh gần hết, hoặc đi đánh giặc chưa kịp về, nên toàn chỉ có đàn bà con gái. Tôi ở bên cạnh Oanh, chờ cho ngôi mộ xây khô cứng mới trở ra Hà nội. Tôi tìm đến căn phòng cách đây chín năm tôi đã ra đi.Tôi gõ cửa và hồi hộp chờ đợi. Một cô bé mười lăm tuổi xinh xắn, mắt to đen nhánh, lặng đứng nhìn tôi. Tôi suýt ứa nước mắt: con gái mình đây. Gương mặt của nó đúc ra từ gương mặt mẹ tôi. Tôi sung sướng đến lặng người. Hóa ra mẹ tôi đã sống lại trong cô cháu nội này. Tôi vẫn đứng lặng. Đứa con gái nhìn tôi trân trân:
- Thưa, bác hỏi ai ạ?
Nó không nhận ra cha mình. Khi tôi đi, con bé mới lên sáu tuổi. Tôi lặng người một lúc, bỏ ba lô xuống hỏi bình thản:
- Mẹ với anh Văn đâu?
Nó vẫn không nhìn ra bố mình:
- Thưa bác, mẹ cháu đi công tác dưới tỉnh tháng sau mới về. Còn anh Văn đi đă bóng ạ. Tôi không còn bình tĩnh được nữa, hỏi:
- Vương Thi, con không nhận ra bố à? Nó ngước mắt nhìn tôi chớp chớp. Đoạn nó khóc òa, nhào đến ôm chầm lấy tôi kêu bố. Hai bố con vào nhà. Vương Thi vẫn còn sụt sịt:
- Vậy mà mẹ bảo bố không về nữa.
Gần tối, thằng Trần Văn Văn mới về. Nó đã mười tám tuổi, cao bằng bố rồi. Nó không tỏ ra cảm động như đứa con gái, mà đối xử với tôi như cánh đàn ông với nhau. Suốt một tháng trời, tôi sống với hai đứa con thật hạnh phúc. Chiều chiều, tôi chở Vương Thi trên xe đạp, thằng Văn đạp xe theo, đi hết phố này đến phố khác. Khi tôi nộp giấy tờ để vào trường trung cao chính trị thì Ruộng đi công tác địa phương đã về. Ruộng bước sang tuổi bốn mươi ba. Tôi không ngờ cô lại béo ra đến mức ục ịch thế. Hồi trước, người thon thả, nhìn Ruộng còn thấy đỡ. Giờ cô phình ra trong cái tuổi trung niên tứ tuần, trán đã nhăn, cằm đã sệ, hông chẳng còn một tị eo óc, y như một bà nhà quê ra tỉnh bán bánh đúc mắm tôm. Gặp lại chồng sau chín năm xa cách, Ruộng không khóc, không cười. Cô cũng không tỏ ra mừng rỡ quá hay lạnh nhạt quá. Cô chăm sóc chúng con hết nghĩa vẻ người vợ. Nhìn cô, sao tôi luôn luôn nghĩ đến nắm mồ của Oanh. Tôi buồn buồn nhưng không tỏ ra lạnh lùng với cô, tội nghiệp. Xét ra, trong thời gian tôi đi B, cô có lỗi gì đâu. Cô nuôi nấng dạy dỗ con cái học hành đến nơi đến chốn. Nhưng nghĩ đến cuốn nhật ký ngày xưa, tôi thấy cô mà ghê ghê sờ sợ. Hay cô là công an mật vụ chìm được cấp trên gài vào giả vờ làm vợ để theo dõi tư tưởng và hành tung của tôi? Tôi mừng cho sự tiến bộ của Ruộng. Từ một cô gái học lớp bốn bình dân học vụ hồi cải cách ruộng đất, giờ đây cô đã có bằng đại học chính trị, đã là cán bộ đảng với chức vụ khá cao, từng sang nước ngoài nghiên cứu sinh, từng đi các địa phương giảng chính trị. Địa vị xã hội của cô đâu phải chuyện đùa. Vậy mà, cái số cô đen đủi, tổ chức lại làm mai cho để lấy phải cái thằng tôi. Cái thằng mà trái tim nó đã trót tặng cho một cô gái khác. Nếu Ruộng lấy một người khác chứ không phải tôi, chắc chắn cô đã có hạnh phúc. Chỉ tại ông Tổ chức xe lầm duyên cho cô. Tôi biết Ruộng yêu tôi thực sự. Vì vậy, cô mới khổ sở vì ghen tuông với Oanh. Đêm đầu tiên sau chín năm xa cách, nằm bên vợ mà hần vía tôi để ở cái đời cát Quảng Bình. Nghe vợ nói ríu ran bên tai mà tôi chỉ thấy Oanh. Cô may một bộ đồ pigiama màu đỏ rực, còn mới toanh, bảo chờ tôi về mới mặc. Cô bảo màu đỏ này là màu cách mạng, mặc nằm ngủ bên chúng con sẽ ấm áp hơn. Ruộng bảo cái thứ váy, rốp hớ hênh chỉ dành cho bọn bóc lột. Rằng giai cấp vô sản là cứ phải kín đáo, dứt khoát không có khoe đùi hay khoe vú như mấy con nặc nô tư sản. Trong những lời tâm tình với chồng con, vợ tôi thường dùng những từ ngữ của các bài giảng chính trị. Chẳng hạn khi sinh hoạt, ăn uống, cô hay xài mấy từ như tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn nọ... Người đi theo lý thuyết về sự công bằng xã hội nhưng lại đẻ ra quả nhiều thang bậc khi hưởng thụ như sổ nọ, sổ kia, phiếu A, phiếu B, ưu tiên một, ưu tiên hai, cho đến ăn uống miếng thịt miếng cá còn chia ra tiểu táo, trung táo, đại táo... từ bệnh viện, cửa hàng, nhà ăn, phòng chiếu bóng, sân khấu cũng đều theo cắp bậc sang hèn thì lạ thật. Tôi như một tảng băng nằm bên cạnh bà vợ sồn sồn.
Nửa đêm, Ruộng ôm lấy tôi khóc. Tôi hiểu lắm chứ. Bốn mươi ba tuổi đầu, xa chúng đã chín năm nín nhịn. Giữa cái tuổi hời xuân bốc lửa, lại có phần béo tốt khỏe mạnh, sự khao khát hạnh phúc bao năm như ngọn thác bị chặn lại. Giờ thác vỡ bờ là cái lẽ dĩ nhiên. Tôi tự rủa mình: mày là đồ tàn nhẫn, chẳng ra mặt đàn ông. Cô ấy có phải là vợ mày đâu nào. Cô ấy giờ chỉ còn là nắm đất. Vợ mày đó, kẻ như đang chết đuối trên biến hạnh phúc vừa nam tay được vào cái cọc kia. Nhưng không phải cái cọc mà là một sợi bún, Ruộng đang có cơ bị chết đuối thật sự. Nước mắt của vợ đã làm tảng băng của tôi tan dần. Tôi an ủi, động viên khen ngợi cô. Tôi lau nước mắt cho cô, rồi hôn hít vuốt ve, tình tứ lắm. Người Ruộng bồng bềnh như một núi hla. Nbưng trời ơi, sao tôi vẫn là một tảng băng, là một sợi bún? Suốt hai tiếng đồng hầ, dù tôi cố hết sức mình, dù Ruộng có vuốt ve động viên tôi rất dịu dàng, mùi mẫn, tôi vẫn không sao làm được chuyện đó với cô. Gần hết đêm đó, vợ tôi đã dùng hết cách, tôi đã dùng hết cách, đã tập trung lấy lại nội lực, đã tự nhiên, đã bình tĩnh nhưng tôi vẫn chẳng làm được cái nghĩa vụ cuối cùng của một người chồng đối với vợ sau chín năm đi B. về. Hai ngày hôm sau cũng vậy, dù vợ tôi mua bao nhiêu trứng gà con so, cả huyết chim sẻ về pha rượu cho tôi uống, nhưng người đàn ông trong tôi vẫn không chịu thức dậy, vẫn lịm ngủ như một con gà rù. Đến ngày thứ ba thì Ruộng hỏi:
- Sao vậy anh?
- Anh đâu có biết.
- Hay là vì anh không yêu em nên nó không hứng khởi, không lên được... Em biết anh chỉ thương hại em mà thôi. Anh đâu có yêu gì em.
Tôi vừa buồn vừa tức, vừa xấu hổ với vợ. Ruộng lại khóc thút thít. Tội nghiệp Ruộng quá. Dù sao, cô ấy cũng là vợ tôi, đã sinh cho tôi hai đứa con đẹp đẽ khỏe mạnh. Trước nay tôi là người đàn ông bình thường cơ mà? Hay là, do chín năm ở rừng rú, đói khát, sốt rêt, bệnh tật, cộng với một tâm lý đau khổ tự dằn vặt khôn nguôi về nỗi bất hạnh của hai người đàn bà tôi đã gây ra, khiến tôi bị tổn thương về sinh lý, để giờ đây thành ra kẻ bắt lực? Hay là hồn vía Oanh đã ám tôi, mang toàn bộ sinh lực của tôi về thế giới bên kia? Ô hay, tôi từng tuyên bố rằng tâm hồn tôi, trái tim tôi đã được chôn vùi cùng với thân xác Oanh là gì.
Suốt mấy tuần sau, tình trạng của tôi cũng không khá hơn gì. Nghĩa là người đàn ông trong tôi vẫn chưa tỉnh thức, vẫn ỉu xìu như bánh đa nhúng nước. Ruộng buồn bã, đêm nằm khó ngủ, thở dài thườn thượt. Tuy vậy, có lần Ruộng an ủi tôi, ngay lúc này, tư duy của cô vẫn còn nặng mùi chính trị:
- Thôi anh ạ, ta sẽ đi khám bác sĩ. Nhưng cần gì chuyện đó, mi~n là ở bên nhau thôi anh ạ. Giai cấp vô sản sinh ra để làm cách mạng thay đổi thế giới, chứ không phải để chăm chăm làm cái chuyện chăn gối đáng xấu hổ ấy đâu.
Ruộng dẫn tôi đến một bà bác sĩ chuyên về bệnh sinh lý và tình dục. Sau mấy ngày khám xét, bà bác sĩ bảo vợ tôi về đại thể, bộ máy của thiên nhiên trong tôi hiện tượng thì có lúc khiếm khuyết thật, nhưng cơ bản mà xét thì vẫn cứ tốt. Tự bản thân, tôi cũng biết điều đó. Bà bảo Ruộng là do tôi bị mắc bệnh về tâm lý về thần kinh, cái trí không an nên ảnh hưởng đến đời sống sinh lý. Bà bác sĩ bảo nhỏ vào tai vợ tôi, sau này cô ấy thuật lại rằng nó chỉ hỏng khi cần thiết, còn những lúc bình thường, kể cả khi ngủ có khi vẫn cứ chạy tốt... Điều đó thì tôi xác nhận là hoàn toàn đúng. Ruộng lại tìm cho tôi mấy ông đông y giỏi nhất Hà nội, cắt cho tôi bao nhiêu thuốc bổ dương, phù thận. Cô ngâm cho tôi một hũ rượu toàn vị quái quỷ. Nhưng rổt cuộc, tôi vẫn chẳng làm nên cơm cháo gì. Từ đó tôi thấy tính tình Ruộng dần dần đổi khác. Cô hay cáu gắt một cách cực kỳ vô lý. Hơi một tí là cô lên lớp chính trị, chỉnh chồng con ra trò, hét tướng lên như mụ tam bành ấy.
Hôm tiễn cô đi học chính trị bên Liên Xô, tôi bảo:
- Em ạ, anh bị như vậy là tội em lắm. Em không có hạnh phúc. Sang bên ấy, anh cho phép em hoàn toàn tự do. Em cần phải sống cho mình một chết. Gặp người nào vừa mắt, em cứ tận hưởng đi. Anh mong em được sung sướng. Nếu sau này về nước, có ai yêu thương, em cứ sống với họ. Anh không hề có ý kiến ý cỏ gì cả. Anh cho em hoàn toàn tự do.
Vợ tôi gào lên:
- Anh muốn ruồng bỏ tôi phải không? Tuổi già như tôi, không còn đẹp nữa, lại làm công tác chính trị thì làm sao còn người nào có thể yêu thương nổi. Anh xui tôi đi với trai để anh tự do rồi anh xin ly dị cho dễ à. Trời ơi, chồng ơi là chồng. Anh giả vờ bị bất lực với tôi để mong tôi chản thả anh ra phải không? Đừng có hòng. Khi nào con Ruộng này còn sống trên đời, thì chừng đó anh không giở trò trống gì được đâu nhá. Anh đừng hòng bịp được tôi, đừng hòng thoăt khỏi tay tôi.
Tôi vẫn dịu dàng:
- Nhưng anh thương hại em.
- Không khiến.
- Anh nói một lần nữa, nếu ai thương em, em cứ việc tự nhiên. Nhất là sang bên Tây, cái chuyện đàn ông đàn bà nó bình thường như ăn cơm uống nước ấy mà.
- Ruộng nghiến răng, trợn mắt:
- Anh là chồng tôi mà lại đi xui tôi ngoại tình à? Đồ phản đảng.
Ly Thân Ly Thân - Trần Mạnh Hảo Ly Thân