A friend is someone who knows all about you and still loves you.

Elbert Hubbard

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1760 / 116
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 25
Ố Phận Của Kẻ Không sửa Soạn
Mátthêu 25,1-13
' “Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể. 2 Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn.3 Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. 4 Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. 3 Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả. 6 Nửa đêm, có tiếng la lên: ‘Chú rể kia rồi, ra đón đi!’ 7 Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. 8 Các cô dại nói với các cô khôn rằng: ‘Xin các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em tắt mất rồi!’ 9 Các cô khôn đáp: ‘Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn. ’ 10 Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẩn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. " Sau cùng, mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: ‘Thưa Ngài, thưa Ngài! mở cửa cho chúng tôi với!’12 Nhưng Người đáp: ‘Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả! ’ 13 Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.
Nếu nhìn dụ ngôn này với đôi mắt của người Tây Phương, thì câu chuyện có vẻ bày đặt, thiếu tự nhiên. Nhưng, sự thật đây là một câu chuyện có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở Palestin, ngay cả hiện nay.
Trong vùng thôn quê ở Palestin, đám cưới là một cơ hội trọng đại. Cả làng đi đưa đôi vợ chồng về ngôi nhà mới của họ bằng con đường dài nhât để họ có thể nhận được những lời chúc lành vui vẻ của càng nhiều người càng tốt. Trong làng, “mọi người từ sáu đến
274 WILIIAM BARCLAY
25,1-13
sáu mươi tuổi sẽ đi theo tiếng trống cưới”. Các Rápbi cho phép mọi người có thể gác lại việc nghiên cứu luật để chia sẻ niềm vui của một đám cưới.
Điểm chính của câu chuyện này nằm trong phong tục của người Do Thái, rất khác với điều chúng ta biết. Khi đôi trai gái kết hôn ở xứ Palestin, họ không đi xa trong tuần trăng mật. Họ ở nhà mở cửa trong một tuần và được đối xử như là hoàng tử và công chúa. Đó là tuần lễ vui nhất trong đời họ. Trong tuần đó, họ tổ chức các buổi liên hoan và mời một số bạn bè tham dự. Các trinh nữ dại dột đã lỡ mất cơ hội không những chính buổi lễ cưới mà mất luôn cả tuần lễ vui vẻ sau đó vì họ không chuẩn bị sẩn.
Tiến sĩ J.Alexander Findlay kể lại những điều ông đã thấy ở xứ Palestin. Ông viết: “Khi chúng tôi đến gần cổng một thị xã Galilê, tôi thấy mười cô gái vỗ tay và đánh đàn vui vẻ, nhảy múa dọc theo con đường phía trước xe chúng tôi. Tôi hỏi họ đang làm gì vậy? Người hướng dẫn trả lời là họ ra nhập bọn với cô dâu chờ chàng rể đến. Tôi hỏi anh ta xem tôi có thể xem đám cưới này không, anh lắc đầu đáp: “Có thể. tối nay, tối mai hay có khi cả hai tuần lễ nữa, không ai biết chắc lúc nào đám cưới sẽ cử hành”. Đoạn anh tiếp tục giải thích rằng, một trong những điều vui nhất trong một đám cưới trung lưu ở Palestin là làm sao bắt gặp đàng gái đang ngủ gục, vì vậy chàng rể thường đến rất bất ngờ, đôi khi vào lúc nửa đêm. Theo ý của công chúng thì chàng rể phải cho một người đi trước để là lên rằng: “Kìa, chàng rể đang đến”. Việc đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên phía nhà gái phải luôn luôn sẵn sàng để đi ra đường đón chàng rể khi chàng đến. Những điểm quan trọng khác là không ai được phép ở ngoài được sau khi trời tối nếu không có đèn. Khi chàng rể đến và cửa đóng lại thì những người đến trễ không được phép vào”. Đó là toàn thể quang cảnh của dụ ngôn mà Chúa Giêsu nêu ra.
Giông như những dụ ngôn khác của Ngài, dụ ngôn này vừa có một ý nghĩa cho địa phương đó lúc bấy giờ và cũng có một ý nghĩa rộng rãi phổ quát.
Ý nghĩa của câu chuyện lúc đó là nhắm vào người Do Thái. Họ là tuyển dân của Chúa, cả lịch sử của họ đúng ra là một cuộc sửa soạn cho việc giáng sinh của Con Thiên Chúa. Đúng ra họ
25,14-30
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​275
phải chuẩn bị sẵn sàng khi Ngài đến. Nhưng họ đã không chuẩn bị để tiếp đón Ngài, vì thế họ đã bị bỏ ra ngoài. Đây là thảm kịch về sự không chuẩn bị của người Do Thái đã được Chúa Giêsu nêu lên cách sông động. Tuy nhiên dụ ngôn này ít ra có hai lời cảnh cáo chung.
1. Nó cảnh cáo chúng ta là có những điều chúng ta không thể nào để đến phút cuối cùng mới làm. Một học sinh để đến ngày thi mới chuẩn bị bài vở thì quá trễ. Nếu một người không chuẩn bị sẵn sàng khả năng và phẩm cách mà công tác đòi hỏi thì khi công tác đến gần, anh ta không còn thì giờ chuẩn bị nữa. Chúng ta đối với Chúa cũng vậy. Chúng ta rất dễ trì trệ trễ nải, đến nỗi không còn thì giờ chuẩn bị chính mình để gặp Chúa.
2. Nó cảnh cáo chúng ta là có những điều chúng ta không thể vay mượn. Những cô gái khờ dại khi biết ra là mình cần đến dầu thì mới thấy mình không thể mượn đâu được cả. Người ta không thể mượn mối quan hệ với Chúa, nhưng chính người đó phải có mối quan hệ ấy. Chúng ta không thể vay mượn nhân cách, nhưng phải có nhân cách của riêng mình. Chúng ta cũng khôug thể cứ mãi sông nhờ vào vốn đạo đức của người khác. Có những điều chúng ta phải tự chiếm lấy, tự tạo lấy cho mình vì chúng ta không thể vạy mượn được.
Không tiếng chuông báo tử nào nặng lời hối tiếc bằng tiếng của hai chữ quá muộn.
Lên Án Việc Giấu Yến Bạc
Mátthêu 25,14-30
14 “Quả thế, cũng như có người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ. 15 Ông cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tùy khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, 16 người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời được năm yến khác. 17 Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác. 18 Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ. 19 Sau một thời gian lâu dài, ông chủ đến tính sổ với các đầy tớ và thanh toán
276 WILIIAM BARCLAY
25,14-30
sổ sách với họ. 20 Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói: 'Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây. ’ 21 Ông chủ nói với người ấy: 'Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!’ 22 Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: ‘Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây. ’23 Ông chủ nói với người ấy: 'Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!’24 Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói: ‘Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. 25 Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu ỵêh bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy!’ 26 Ông chủ đáp: 'Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, 27 thì đáng lý anh phải gửi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ! 28 Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến. 29 Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. 30 Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng. ’ ”
Giống dụ ngôn trước, dụ ngôn này cũng có một bài học tức khắc cho người nghe lúc ấy, và những bài học vĩnh viễn cho chúng ta ngày nay. Ớ Palestin, “talent” không phải là một đồng tiền (coin), nó là một đồng cân (weight), giá trị của đồng “talent” tùy thuộc nó được đúc bằng đồng, bằng bạc hay bằng vàng. Kim loại thông thường nhất của đồng “talent” là bạc. Nó trị giá chừng một lượng vàng.
Chắc chắn là câu chuyện này trước tiên nhắm đến tên đầy tớ vô dụng, là người chỉ nhận một yến bạc. Không nghi ngờ gì, người đầy tớ vô dụng tượng trưng cho những Kinh sư và Pharisêu về thái độ của'họ đối với lề luật và chân lý của Chúa. Người đầy tớ vô ích đem yến bạc chôn dưới đất để hoàn trả cho chủ đúng số chủ đã giao. Mục đích chính của các Kinh sư và Pharisêu là giữ đúng những điều luật dạy. Theo lời họ, họ tìm cách “xây dựng một hàng rào chung quanh lề luật”. Bất cứ sự thay đổi, phát triển hay điều
TIN MUNG MATTHEU - TẠP 2​277
gì mới thêm vào luật thì họ coi là đáng nguyền rủa. Phương pháp của họ là làm tê liệt chân lý của tôn giáo. Giống như người đầy tớ có một yến bạc, họ muốn giữ mọi điều đúng nguyên trạng của nó, và đó chính là điểm họ bị lên án. Trong dụ ngôn, Chúa Giêsu nói cho chúng ta biết rằng không có tín ngưỡng nào mà không có sự khám phá. Đức Chúa Trời không dùng một tâm trí khép kín. Tuy nhiên còn có nhiều điều dạy dỗ khác trong dụ ngôn này.
1. Chúa ban cho con người những tặng phẩm khác nhau. Có người có thể nhận năm yến bạc, người khác một. Vân đề không phải là số lượng nhưng ở chỗ ta sử dụng số ta nhận được. Chúa không đòi hỏi con người điều gì ngoài khả năng người ấy có, nhưng Ngài đòi hỏi họ phải tận dụng những khả năng đó. Người ta không bằng nhau ở số lượng, nhưng bằng nhau ở nỗ lực. Dụ ngôn này cho ta biết rằng dù số yến bạc của chúng ta là bao nhiêu, ít hay nhiều, chúng ta cũng phải đem nó ra phục vụ Chúa.
2. Phần thưởng cho một công việc hoàn tất tốt đẹp là có thêm việc làm nữa. Hai đầy tớ làm việc tốt không phải được chủ cho về nghỉ ngơi, nhưng được giao cho những công việc lớn hơn, và những trách nhiệm lớn hơn đối với chủ. Phần thưởng của việc làm không phải là nghỉ ngơi nhưng là có thêm công việc.
3. Người bị hình phạt là người không chịu cố gắng. Người có một yến bạc không làm mất yến bạc của mình, anh ta chỉ không sử dụng nó. Nếu anh ta sử dụng và làm mất nó, hẳn còn tốt hơn là không sử dụng đến. Người ấy có thể bị cám dỗ mà nói rằng: “Ta chỉ có một yến bạc nhỏ; ta không thể dùng nó để làm được gì nhiều, nó không xứng đáng để ta cố gắng”. Người ấy đã bị lên án vì không cố gắng sử dụng điều mình có vào công việc ích lợi.
4. Có một nguyên tắc phổ biến trong đời sống: người nào có sẽ được cho thêm, còn ai không có sẽ mất đi cả điều đã có. Ý nghĩa của lời này là nếu người có một yến bạc biết sử dụng, thì người ấy có thể làm được nhiều hơn điều mình có. Nhưng, nếu người ấy có một yến bạc mà không dùng nó thì thể nào rồi người ấy cũng mất. Nếu chúng ta có một số khả năng về thể thao hay nghệ thuật, chúng ta càng luyện tập thì năng khiếu đó càng phát triển. Ngược lại, nếu chúng ta bỏ qua không dùng đến thì năng khiếu đó sẽ mất đi. Điều này đúng trên mọi lãnh vực như chơi
z / Ö WlLllAIVl DftRtLíl X
đàn, ca hát, viết lách, tư duy. Phương pháp này duy nhất để giữ gìn và phát triển tài năng là sử dụng nó để phục vụ Chúa và phụcvụ đồng bào, đồng loại.
Tiêu Chuẩn Phán Xét của Thiên Chúa
Mátthêu 25,31-46
31 “Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. 32 Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. 33 Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. 34 Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: ‘Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. 35 Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước;36 Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han. ’ 37 Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: ‘Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; 38 có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? 39 Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu?’ 40 Đức Vua sẽ đáp lại rằng: ‘Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy. ’4' Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ờ bên trái rằng: ‘Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẩn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. 42 Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; 43 Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng. ’44 Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: ‘Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?’ 45 Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: 'Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thê cho một trong những người bé nhỏ nhất (líÌY, lù các ngươi đã không làm
1 -HU
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​279
cho chính Ta vậy. ’ 46 Thê' là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời”.
Đây là một trong những câu chuyện sống động nhất của Chúa Giêsu và bài học cũng hết sức rõ ràng. Bài học đó là Chúa sẽ phán xét chúng ta theo phản ứng của chúng ta đốì với nhu cầu của con người. Sự phán xét của Chúa không tùy thuộc vào kiến thức chúng ta có, sự may mắn hay tiếng tăm chúng ta đạt được nhưng tùy thuộc vào những giúp đỡ mà chúng ta đã làm. Bài học này muốn dạy chúng ta những điều về nghĩa vụ giúp đỡ người khác.
1. Ta phải giúp đỡ người khác từ những nhu cầu đơn giản. Những điều Chúa nêu ra là cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, tiếp đón khách lạ, an ủi người bệnh, thăm viếng kẻ bị tù, đó là những việc mà ai cũng có thể làm, đó là những sự giúp đỡ đơn giản cho mọi người chúng ta gặp hằng ngày. Không có dụ ngôn nào mở ra con đường đi tới vinh quang cho những người tầm thường nhất bằng dụ ngôn này.
2. Chúng ta phải giúp đỡ với tinh thần không tính toán. Tất cả những người đã giúp đỡ không nghĩ rằng họ đã giúp đỡ Chúa Giêsu và tích trữ công đức đời đời cho mình. Họ giúp vì không thể không giúp, đó là bản chất tự nhiên không tính toán, phát xuất từ tình yêu chân thật. Trái lại người không muốn giúp đỡ người khác thường tỏ ra: “Nếu chúng tôi biết là anh thì chúng tôi đã sẩn lòng giúp. Nhưng vì chúng tôi nghĩ đó chỉ là người khác, không đáng giúp”. Cũng có những người ra tay giúp đỡ nếu họ được người ta khen ngợi, cám ơn và công bô" ra cho nhiều người biết. Như thế không phải là họ giúp đỡ ai mà chỉ là chiều theo lòng tự ái tự tôn của họ. Giúp đỡ như vậy không phải là rộng lượng nhưng là ích kỷ trá hình. Sự giúp đỡ đẹp lòng Chúa là sự giúp đỡ không vì mục đích nào ngoài sự giúp đỡ cả.
3. Chúa Giêsu đặt trước chúng ta một chân lý tuyệt diệu là tất cả mọi sự giúp đỡ như vậy, nếu làm là làm cho chính Ngài, còn nếu không làm là chúng ta đã không làm cho Ngài. Sao có thể như thế? Nếu chúng ta thật sự muốn làm vui lòng người nào, nếu chúng ta muốn làm cho người đó biết ơn thì cách rất tốt là chúng ta giúp đỡ con cái của họ, Chúa là Người Cha vĩ đại và cách làm Ngài vui lòng là giúp đỡ cho con cái Ngài, tức đồng bào, đồng loại của chúng ta.
280 WILIIAM BARCLAY
20,1-D
CÓ hai người đã nhìn thấy sự thật của dụ ngôn này. Một người là Phanxicô ở Átxidi, ông là một người giàu có, dòng dõi danh giá có danh vọng quyền thế, nhưng ông không sung sướng. Ông cảm thấy đời sống vẫn còn thiếu cái gì đó, ngày nọ ông đi ra gặp một người cùi lở loét, xấu xí. Có cái gì làm Phanxicô cảm động, khiến ông tiến đến đưa tay ra ôm chầm lấy con người đau khổ ấy, và kìa, trong đôi tay của Phanxicô, gương mặt của người cùi đã biến thành gương mặt của Chúa Giêsu. Người thứ hai là Martinô ở Tours, ông là một chiến sĩ Rôma và là Kitô hữu. Một ngày mùa đông lạnh lẽo, khi ông đi vào một thành phố, có người hành khất chận ông lại để xin bố thí. Martinô không có tiền, nhưng ông trông thấy người hành khất xanh xao và run rẩy vì lạnh, Martinô đã cho những gì ông có: ông cởi chiếc áo bộ đội sờn rách và xé một nửa cho người hành khất. Tối hôm đó ông nằm mơ thấy thiên đàng có các thiên sứ đang bao quanh Chúa Giêsu và Ngài đang mặc nửa chiếc áo lạnh bộ đội của ông. Một thiên sứ nói với Ngài rằng: “Tại sao Ngài mặc chiếc áo sờn rách đó? Ai đã cho Ngài chiếc áo đó?” Chúa Giêsu trả lời: “Martinô, tôi tớ của Ta đã cho Ta”.
Khi chúng ta biết thương người mà không tính toán, biết giúp đỡ người khác những điều đơn giản nhất, chúng ta sẽ biết được niềm vui và kẻ đã giúp đỡ chính Chúa Kitô.
Chú Giải Mát-Thêu Ii Chú Giải Mát-Thêu Ii - William Barclay Chú Giải Mát-Thêu Ii