Có người biết cách biến những trở ngại trong cuộc đời mình thành những bệ phóng, nhưng cũng không ít người lại biến chúng thành những viên đá chắn lối đi.

R. L Sharpe

 
 
 
 
 
Tác giả: Bích Thủy
Thể loại: Tuổi Học Trò
Số chương: 18
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1169 / 12
Cập nhật: 2015-12-15 20:59:03 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 13
ấy ngày qua đi nhanh chóng, kèm theo nhiều chuyện nhỏ nhặt đáng kể.
Tôi vẫn có thói quen ghi nhận những nhận xét và cảm nghĩ của tôi vào nhật ký, nên trong nhữg ngày sống trong gia đình Chương tôi cũng ghi những mẩu vụn vặt đó vào cuốn sổ tay.
Giữ đúng lời hứa với ông Oai tôi cố giữ im lặng, không dò hỏi về ông bà Nguyễn văn Thành. Tôi tận tụy trong nhiệm vụ một cô giáo kèm trẻ và được mọi người tỏ ý hài lòng.
Tý Việt lôi cuốn tôi vào những trò chơi của nó và chính trong những lúc chơi nhởn, trong khi đi dạo, và ngay cả trong bữa ăn tôi đã lợi dụng giúp nó ôn lại bài vở một cách linh động.
Tôi rất mến bà Oai. Bà là một thiếu phụ đẹp không những về nhan sắc, vì nét mặt thanh tú của bà, mà chính cả dáng dấp khoan thai, cử chỉ mềm mỏng làm tăng thêm vẻ đẹp quí phái của bà.
Sáng nay Tý Việt hỏi tôi:
- Chị thấy má em có đẹp không?
Tôi gật đầu:
- Đẹp.
- Chị cũng giống má em.
Tôi bật cười làm Tý Việt phật ý. Em càu nhàu:
- Nhưng tóc của má là tóc tơ chứ không rậm đen như tóc chị.
Ông Oai đưa chúng tôi đi xem mỏ đá. Lần đầu tiên tôi được biết cách thức người ta đào hầm lấy đá dùng vào các công cuộc kiến trúc ra sao.
Chúng tôi chui vào những hầm dài cả cây số. Tý Việt đi theo chúng tôi chợt buông tay Chương, chạy trước.
Ông Oai gọi:
-Tý Việt! Ba cấm con không được rời khỏi anh Chương.
- Con muốn chạy xem ở đầu kia có gì...
- Chỉ có những hầm bỏ không, rất nguy hiểm.
- Tại sao nguy hiểm, ba? Bộ có con quái vật trong đó hả? Nó có ăn thịt chị Khánh không ba?
- Con đừng có nói nhảm. Những đường hầm này thông nhau chằng chịt như mắc củi nên rất dễ bị lạc. Nhỏ như con mà bị lạc thì khó lòng tìm được lối ra. Với lại các mạch đá đã được lấy hết rồi, đất có thể bất ngờ sụt xuống, lại có chỗ nước rỉ vào, tràn đầy các hố sâu, nếu vô ý sẽ bị hụt chân rớt xuống.
Mặc dầu phải luôn luôn ngăn giữ Tý Việt và bị em vùng vằng bất mãn, cuộc đi thăm hầm đá cũng lưu lại một kỷ niệm thích thú.
Trời về mùa này vẫn đẹp, khí trời trong mát không oi nồng như những ngày cuối hạ. Bà Oai hầu như suốt ngày nằm nghỉ trên chiếc ghế dài kê dưới bóng mát ngoài vườn... Đôi khi tôi có cảm tưởng rằng bà bực bội vì cứ phải nằm một chỗ, và chỉ muốn trở dậy làm một vài công việc.
Nhưng bà Tám ngăn cản:
- Chị cứ nằm yên đấy, để đó tôi lo cho.
- Nhưng, cô Lan ạ, tôi sợ phiền cô nhiều quá.
- Không sao mà! Chị cứ yên trí nghỉ ngơi... chị nằm xuống đi...
Dĩ nhiên, bà Oai phải miễn cưỡng nghe lời và đối với một người bà con hết lòng với mình như thế, ai có thể nỡ tâm từ bỏ cho được.
Nhưng riêng tôi, thì tôi đã tống khứ bà lâu rồi.
Sáng nay gió mát thoảng nhẹ rồi bỗng dưng một cơn gió ùa đến thổi bay những giấy tờ và tung rối mái tóc của tôi.
Lúc ấy tôi đang dạy Tý Việt học. Tôi vội đứng lên nhặt những trang giấy bị gió lùa đến cạnh chiếc bàn con, nơi bà Oai nằm ngoài vườn. Sắp xếp xong, tôi chợt thấy một tấm hình vương dưới bụi hoa lài.
Hình chụp một đứa nhỏ mới biết lẫy. Tôi cầm lên nhìn rồi đưa trả bà Oai. Bà gượng cười, đôi mắt rưng rưng:
- Đây là hình bé Phương.
Tôi "dạ" nhỏ đáp lời bà. Bà nghẹn ngào tiếp:
- Cháu bé mất đã lâu. Nhưng đối với một bà mẹ, tôi vẫn chưa hề khuây nỗi nhớ thương!
Gặp Chương, tôi nói:
- Bé Phương sinh ra trước anh hay sau anh?
- Tôi không biết.
- Ủa, nhưng...
- Cô đừng có "ủa" hay "nhưng" gì hết. Tôi chưa từng thấy cô gái nào tọc mạch và thiếu tế nhị như cô!
- Còn tôi, tôi chưa hề gặp anh con trai nào lỗ mãng và mất dạy như anh.
- Cô thử nói lại điều ấy cho ba má tôi nghe coi, chính ba má tôi là người dạy dỗ tôi đó...
- Ồ, tôi thấy hai bác thương anh lắm. Có phần còn cưng anh hơn cả Tý Việt nữa.
Chương lạ lùng nhìn tôi. Tôi tiếp:
- Vì thế tôi mới hỏi anh về Phương. Có lẽ, theo tôi nghĩ thì anh có những nét đặc biệt giống với người em trai đã qua đời.
Chương vẫn im lặng nhìn tôi thật lâu. Rồi anh bỗng phá lên cười... Tôi nghe như trong tiếng cười có nhiều chua chát. Và Chương bỏ đi nới khác.
Tôi viết cho cô tôi một lá thư dài, thật dài, và nóng lòng chờ mong cô trả lời.
Bà Oai có bảo tôi:
- Không nên chấp nhất đối với bà Tám. Bà ấy thật chịu khó.
- Dạ.
- Trông bà ấy lầm lý và tính tình thiếu cởi mở là vì bà ấy đã chịu khổ nhiều...
- Thế ạ?
- Phải. Bà ấy lấy chồng muộn chỉ sinh được có một người con gái tên là Liễu. Nó được bà ấy thương yêu vô cùng. Nhưng khổ thay, Liễu hiện đương ở nhà dưỡng trí Biên hòa.
- Ồ! Thưa bà vì sao thế ạ?
- Thì tại nó lãng trí, khùng khùng. Nhà tôi và tôi phải cố khuyên bà Tám cho cháu Liễu vào đó, may ra mới có hy vọng vì còn được săn sóc chữa trị đến nơi đến chốn. Đó là giải pháp duy nhất mà bà Tám đành phải chấp nhận, chứ bà ấy cũng cực lòng lắm...
- Thưa, thế còn chồng bà Tám đâu ạ?
- Ông ấy sống với bà Tám được hai năm thì chết.
Tội nghiệp bà Tám! Tôi đem lòng thương hại bà... và tôi định sẽ đối xử hết sức tử tế với bà, thì... - ngay chiều hôm đó vào lúc trời chạng vạng tối... - tôi chợt bắt gặp bà ở cuối vườn, đứng trước cổng sau, thông ra một con hẻm hoang vắng, đang bí mật thì thầm với tên... Chuột.
Mái Nhà Xưa Mái Nhà Xưa - Bích Thủy Mái Nhà Xưa