We should read to give our souls a chance to luxuriate.

Henry Miller

 
 
 
 
 
Tác giả: Nam Kim Thạch
Thể loại: Kiếm Hiệp
Upload bìa: Ngô Quang Hoàng
Số chương: 32
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1930 / 17
Cập nhật: 2016-07-13 10:16:07 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 13 - Đường kiếm kinh người
ã Cảnh Long thấy thái độ kỳ lạ của Đinh Hoàng sửng người một chút rồi thốt:-
Đinh hiền đệ! Lỗi tại ngu huynh! Chỉ vì ngu huynh thấy Yến lão đệ là bậc thiếu niên anh hùng nên sanh lòng ngưỡng mộ, muốn đàm đạo với Yến huynh đệ mấy câu thành ra có việc mượn tạm ghế. Đinh hiền đệ cảm phiền chiều lòng ngu huynh một tí.
Đinh Hoàng cười lạnh đáp:
- Có chi đâu! Đại ca hiểu lầm thôi! Ngôi thứ tại đây do Vưu Tuấn xắp đặt, chiếc ghế đó chẳng phải dành cho tiểu đệ chẳng qua lâu ngày không gặp mặt đại ca tiểu đệ ngồi tạm để được gần đại ca, hàn huyên mấy câu cho thỏa dạ mơ hoài. Bây giờ khách đã đến rồi tiểu đệ phải trả lại ghế đó là việc dĩ nhiên! Đại ca có lỗi chi đâu!
Yến Thanh mỉm cười thốt:
- Đinh lão tiền bối là bậc tài cao rất được trọng vọng trong võ lâm, vãng sanh khi nào dám tiếm vị! Chẳng qua vản sinh ngưỡng mộ thinh danh của Mã lão từ lâu bây giờ mới có dịp gặp mặt nên muốn ngồi gần để tỏ niềm kính mến qua mấy câu đàm đạo vậy thôi. Tiền bối không cần phải đổi chỗ.
Rồi chàng vươn tay!
Chẳng rõ chàng dùng thủ pháp gì chén đủa trong tay Đinh Hoàng vụt chuyển sang tay chàng.
Chàng đặt luôn các vật đó xuống chỗ củ.
Đinh Hoàng giật mình đưa tay lấy lại. Song Yến Thanh đưa tay ngăn chặn. Chén và đủa bị đẩy tới đẩy lui hơn mười lượt.
Chén đủa bị đẩy là do kình lực vô hình, Yến Thanh không hề chạm tới mà Đinh Hoàng thì chung cũng chẳng mó đến được.
Đinh Hoàng thẹn quá thành giận, bất chấp nhất thiết, đấm mạnh xuống lưng bàn tay của Yến Thanh.
Yến Thanh không phản ứng chi hết cứ để nguyên bàn tay cho Đinh Hoàng đánh xuống.
Đấm nữa chừng, Đinh Hoàng bèn đổi thế, sè tay thẳng ngón, lật qua, chặt xuống, xống tay áo của lão trúng lưng tay Yến Thanh, lưu lại một vệt đỏ.
Yến Thanh không hề đổi sắc, lập tức vòng tay thốt:
- Tiền bối thương mến như vậy vãng sanh cảm kích vô cùng. Cung kính bất như phụng mạng, vãng sanh đa tạ!
Chàng cầm chén đủa lên.
Tay đã bị đánh trúng, chàng dùng tay đó cầm chén đủa hỏi:
- Chỗ ngồi của tiền bối đâu? Vãn sanh xin mang những vật này đến tận chỗ cho tiền bối.
Vưu Tuấn vội lên tiếng:
- ở đây! ở đây! Hôm nay kể như có hai chủ nhân mà khách thì chỉ có một vị. Yến huynh đã được Long Võ lôi kéo rồi thì Đinh lão gia đại diện làm khách cho Mạt Thị Song Hiệp.
Làm khách cho anh em họ Mạt là ngồi vào ghế đầu bên bàn tiệc của họ.
Yến Thanh bèn mang chén đủa của Đinh Hoàng đặt lên bàn tiệc đó, trước chiếc ghế đầu.
Rồi chàng nắm tay Đinh Hoàng kéo lão ngồi xuống. Đinh Hoàng biến sắc.
Chặt xống tay xuống lão đã áp dụng chưởng pháp Liệt Hỏa. Lão vận đủ mười thành công lực, chân hỏa tập trung tại tay, nóng hơn mảnh sắt nướng.
Chân hỏa chuyển sang bàn tay của Yến Thanh thì tay của chàng phải nóng, chàng phải khó chịu và cuối cùng mạch môn của chàng phải bị đốt cháy, cánh tay của chàng phải bị tê liệt vĩnh viển!
Nhưng sự thực lại trái ngược hẳn! Bàn tay của chàng lạnh như giá băng!
Sự kiện đó chứng tỏ chàng có luyện Hàn Băng Huyền Âm Công, một công phu khắc tinh của Liệt Hỏa Thần Chưởng.
Và dĩ nhiên dấu đỏ đó do Yến Thanh cố ý tạo ra để cứu vớt danh diện cho Đinh Hoàng.
Hơn thế nữa chàng còn vờ rung tay để tỏ cho mọi người thấy là Đinh Hoàng thắng!
Như vậy là chàng nhượng lão rõ rệt! Nhượng vì tôn kính bậc tiền bối chứ không vì kém tài, vì sợ võ công của lão.
Lão thẹn!
Dù hiếu thắng song lão vẫn biết phục thiện, lập tức lão vòng tay thốt: - Lão phu thất lể, xin lão đệ thứ cho!
Yến thanh cười đáp:
- Sao lão tiền bối lại nói thế? Nếu tiền bối không nương tay thì vãn sanh đã trở thành phế nhân rồi!
Đinh Hoàng nghiêm giọng:
- Lão đệ đừng vờ nữa! Lão phu dùng đến mười… Yến Thanh vội chận:
- Tiền bối chỉ dùng bảy tám phần mười công lực thôi, vãn sinh miễn cưỡng chi trì được nên chẳng việc gì, nhờ thế bàn tay chỉ mang một vệt đỏ. Sự kiện đó rõ ràng như vậy, vãn sinh nào dám vờ vỉnh!
Đinh Hoàng hiểu Yến Thanh cố ý che dấu sự thất bại của lão cho lão khỏi mất
mặt.
Thành thử lão phải mơ hồ đáp:
- Chịu nổi tám thành công lực của lão phu trong lúc không phòng bị, lão đệ quả là tay cao cường đó! Lão đệ hãy uống với lão phu mấy chén. Lão phu thành thật mừng cho lão đệ đã đạt được mức độ rất cao trong võ học và hết sức khâm phục lão đệ!
Yến Thanh cười nhẹ:
- Tiền bối đoái hoài, vản sinh rất cảm kích! Chàng trở về chỗ ngồi.
Mã Cảnh Long nắm bàn tay tả của Yến Thanh hỏi:
- Lão đệ không sao chứ? Tám thành công lực của Đinh hiền đệ không phải tầm thường đâu!
Yến Thanh chưa kịp thâu Hàn Băng Huyền Âm Công, lòng bàn tay còn lạnh ngắt.
Mã Cảnh Long chạm lạnh kêu lên: - Lão đệ không thọ thương! Lão đã hiểu! Lão cười.
Những người khác không hiểu sự tình bên trong, chỉ lấy làm lạ thấy con người báo tạo như Đinh Hoàng bỗng nhiên biến đổi thành hòa nhã điềm đạm.
Cuộc rượu bắt đầu. Chủ khách vui vẻ uống ăn.
Một mình thù tạc với ba mươi người, không thể chứa số lượng rượu kinh khủng trong bụng, mà cũng không thể cho rượu theo lỗ chân lông ra ngoài nên Yến Thanh phải ngầm vận công biến rượu thành khói trắng, uống vào bao nhiêu là hả miệng cho khói bay ra bấy nhiêu.
Nhờ vậy chàng tri trì nổi suốt bữa tiệc.
Ai ai cũng khen chàng có tửu lượng cao, Trầm Tam Bạch ngày trước vốn nổi tiếng là tay cứng rượu song xem ra cũng chẳng hơn chàng.
Ngày trước Trầm Tam Bạch thật sự lấy hiệu là Tam Thạch.
Mỗi một thạch là một trăm cân, vì tiên sinh uống được ba trăm cân nên lấy hiệu là Tam Thạch, lâu dần người ta xen cái hiệu đó như một cái tên của tiên sinh.
Rồi chẳng hiểu tại sao lão lại bỏ chữ Thạch, thay vào chữ Bạch. Bạch là trắng, là trọn vẹn, không có một dấu vết nào.
Yến Thanh đem việc đó hỏi Sử kiếm Như, Sử kiếm Như hàm hồ đáp:
- Có lẽ vì tiên sinh có thói quen uống rượu là phải uống cạn ba chén mỗi đợt. Lúc giao thủ cũng đánh liên tiếp mỗi đợt ba chiêu không hơn không kém. Hết đợt này mới bắt qua đợt khác. Cho nên về tuyệt kỷ của tiên sinh bất cứ chiêu nào cũng gồm ba bộ phận chứ không độc nhất như hầu hết các môn công của các môn phái khác. Chẳng hạn như Đạt Ba Tam Thức là một ví dụ.
Sử Kiếm Như nhân dịp này cứ mãi xoay câu chuyện quanh vấn đề Trầm Tam Bạch. Yến Thanh giữ lễ độ ứng đáp với lão do đó cuộc họp mặt trên ba mươi người biến thanh cuộc đối thoại của hai người.
Giả dĩ thiết tiệc đãi Yến Thanh là Mã Bách Bình có chủ đích hẳn hoi, đâu phải để uống rượu, rồi ai ai cũng tùy tiện bàn chuyện phiếm!
Thoạt đầu vì lịch sự xã giao nên người ta còn nghe, lâu dần ai ai cũng sanh chán, miễn cưỡng theo dõi câu chuyện.
Yến Thanh cũng biết là đi xa đề song không làm sao dứt chuyện với Sử Kiếm Như được. Lão lại đòi chàng biểu diển võ công.
Người bực dọc hơn hết là Mã Bách Bình. Y cau mày thốt:
- Sử thúc thúc! Hôm này là ngày mừng cho Yến Thanh vừa tiếp nhận… Lâm Kỳ phụ hoạ:
Đúng vậy! Yến huynh đã uống quá nhiều rượu rồi… Sử kiếm Như cười vang:
- Là cao đồ của Tam Bạch Tiên Sinh thì bao nhiêu rượu đó có thấm gì đối với Yến lão đệ!
Yến Thanh thốt:
Đạt Ba Tam Thức không thể biểu diển đơn phương được. Cần phải có đối thủ và biểu diển như vậy là phạm vào cấm ky lớn. Chỉ khi nào gặp trường hợp tự vệ vãn sinh mới dám dùng, bắt buộc dùng. Xin tiền bối miễn thứ cho!
Sử kiếm Như đáp nhanh:
- Nếu cần có đối thủ thì lão phu sẵn sàng giao đấu với Yến lão đệ! Yến Thanh lắc đầu: - Không được đâu tiền bối. Đao kiếm vô tình nếu lở tay thì bất lợi lắm! Sử kiếm như quyết đòi cho kỳ được:
- Lão phu từng nghiên cứu Đạt Ba Tam thức qua nhiều năm, tuy không thấu triệt các biến hóa của nó song cũng biết cách tránh né. Hà huống đây là cuộc biểu diển thì khi nào lão đệ xuống tay mạnh mà phải ngại!
Yến Thanh đứng lên:
- Tiền bối là chỗ cựu giao của tiên sư vãn sinh không dám cự tuyệt. Vậy xin tiền bối chấp nhận cho biện pháp này!
Sử kiếm Như hỏi: - Biện pháp gì? Yến Thanh đáp:
- Biện pháp giả tưởng. Xem chiếc cột kia như địch thủ, tiền bối đứng bên cạnh cứu ứng. Như vậy thì tiền bối cũng thấy được biến hóa của chiêu thức.
Cách biểu diển đó có phần nào miễn cưỡng bởi đứng một bên cứu ứng là ở trong cái thế bị động rồi. Mà bị động là mất tiên cơ, khó thủ thắng.
Nhưng Sử kiếm Như lại nghĩ khác, cho rằng mình không bị tấn công thì đỡ được phòng bị, lão sẽ dốc toàn tâm ý phản kích.
Thì làm gì Yến Thanh không bại? Thế là lão chịu liền.
Yến Thanh mỉm cười vung kiếm đâm vào chiếc cột. Sử kiếm Như lập tức phóng kiếm ra định hất mũi kiếm của Yến Thanh lệch đích.
Nhưng lão ta chậm tay hơn Yến Thanh một giây.
Mũi kiếm của lão vừa phóng ra thì mũi kiếm của Yến Thanh đã chạm chiếc cột rồi.
Ba tiếng coong vang nhỏ, chiếc cột mang ba vết đâm. Ba dấu kiếm đúng y ba vết thương trên mình Đào Hoàng! Bất giác lão sững sờ!
Dĩ nhiên lão công nhận võ học của chàng cao minh hơn lão một bậc. Nhưng Bát Tý thần Nông Cừu Mai Phong chưa phục.
Lão thốt:
- Sử huynh vì ứng cứu nên xuất thủ sau do đó đường kiếm phải chậm. Nếu hai người đồng tài thì nhanh chậm một giây cũng là một yếu tố quyết định hơn kém. Trừ ra kẻ tấn công kém tài hơn kẻ ứng cứu thì kẻ ứng cứu mới làm được việc! Vả lại lão phu muốn thấy oai lực của đường kiếm chứ không cần xem nhanh chậm!
Rồi lão tiếp:
- Lão phu muốn lão đệ biểu diển lại lượt nữa mà lại biểu diển với chính lão phu! Vưu Tuấn xen vào: - Như vậy là mất công bình rồi! Khi tấn công Yến huynh cần chú trọng vào đối hủ tgiả tưởng, cái đó hiển nhiên rồi. Ngoài ra Yến huynh còn phải phòng ngừa kẻ ứng cứu nữa, trong trường hợp đó phải kể như có hai đối thủ. Yến huynh phải phân tâm, đólà một sự kiện tạo bất lợi rõ rệt cho người giao đấu.
Các lão nhân khác chừng như muốn dịp này hạ thấp giá trị của Yến Thanh cho nên mỗi người chêm một câu và toàn là những câu chỉ trích chàng với những lý lẽ miễn cưỡng do họ cố tìm ra.
Cuối cùng chàng phải biểu diển một lần nữa Đạt Ba Tam Thức.
Nhưng lần này đối tượng không là giả tưởng và chính Sử Kiếm Như xuất thủ tấn công.
Lão đánh ra chiêu Cấp Lưu Phiêu Bình, một chiêu sát thủ tuyệt độc.
Trong một cuộc biểu diển thân thiện mà đem chiêu sát thủ mà dùng kể cũng ác độc thật!
Ai ai cũng kinh hãi riêng Vưu Tuấn thì lo sợ cho Yến Thanh, y không tưởng nổi Sử kiếm Như tuyệt tình như vậy!
Yến Thanh tung mình lên đồng thời tràn qua một bên né tránh.
Vì vướng bận nhiều người ở gần nên Sử Kiếm Như không làm sao tiếp tục tấn công.
Chàng chỉ né tránh chứ không phản công. Trần Lượng bật cười ha hả: - Các hạ vô phương xuất Đạt Ba Tam Thức rồi! Mã Cảnh Long lạnh lùng bảo:
- Tam hiền đệ hãy nhìn qua chiếc cột kia rồi hẳn cao hứng! Mọi người hướng mắt về chiếc cột.
Nơi đó có ba dấu kiếm y như ba dấu trước.
Thay vì phản công ngay trên mình Sử Kiếm Như, Yến Thanh vừa né tránh nhát kiếm của lão, vừa đâm vào chiếc cột. Người ta chỉ thấy chàng né tránh chứ không thấy chàng xuất thủ.
Trần Lượng há hốc mồm lâu lắm không nói được tiếng nào.
Mã Bách Bình luôn luôn reo hò tán thưởng. Yến Thanh bất động lâu rồi mà y vẫn không ngừng hoan hô, một mình hoan hô không cần ai phụ họa.
Lần trước Sử kiếm Như xuất thủ sau, các lão nhân còn tránh tròn. Lần sau Sử kiếm Như xuất thủ trước thì còn ai nói gì nữa!
Không ai nói gì được thì cầm như mặc nhận chỗ tuyệt diệu của Đạt Ba Tam Thức.
Sử kiếm Như có ý thẹn, cho rằng cái nhục này là tự lão chuốc vào mình. Lão cố cười vang khuất lấp cái hổ t hẹn của lão:
- Nếu ba dấu kiếm đó ghi trên mình lão phu thì lão phu toi mạng rồi! Kiếm thuật của Yến lão đệ quả thật tinh diệu, ít có người sánh kịp lão đệ!
Bỗng Phương Thiên Kích Tiết Y thốt: - Lệch hai tất! Ngắn một tất!
Sử kiếm Như lấy làm lạ hỏi: - Lão Tiết nói thế lã nghĩa gì? Tiết Y mỉm cười:
- Lệch hai tấc là nói về cái sau cho nên hai nhát kiếm đâm phần dưới không chạm da thịt mà chỉ làm thủng tà áo thôi. Còn ngắn một tất là nhát kiếm phần trên không đâm vào yết hầu, chỉ sớt một nắm râu của Sử huynhthôi!
Sử kiếm Như giật mình nhìn xuống bụng. Tà áo trước bụng lủng hai lỗ. Lão sờ râu cằm.
Một nắm râu bị cắt độ tất. Lão biến sắc mặt trắng nhợt. Yến Thanh cười nhẹ thốt:
- Tiền bối thứ cho! Vãn sinh không thu tay kịp lúc! Sử kiếm Như thở dài: - Lão phu nhận bại!
Trần Lượng vụt hỏi:
- Này Yến lão đệ! Giả như lúc lão đệ tung bỗng người thì lão phu phóng theo một đạo chỉ kình, đồng thời Cừu huynh cũng phóng ra mấy loại ám khí thì lão đệ làm cách nào hóa giải cơn nguy?
Yến Thanh điềm nhiên đáp:
- Có một phương pháp hóa giải và là phương pháp duy nhất. Rất tiếc lúc Vưu huynh gọi tại hạ đến đây lại quên bảo trước cho tại hạ biết là để chịu chết cho nên tại hạ không chuẩn bị mang theo một cổ quan tài! Bởi cách hóa giải trong trường hợp đó là chui vào cổ quan tài, khổ cái là chui vào rồi là vĩnh viển không còn bước ra được nữa!
Điềm nhiên mà thốt, thốt xong rồi Yến Thanh biến sắc mặt thành nghiêm lạnh. Mã Bách Bình thấy không khí bắt đầu nặng vội cười khỏa lấp.
Yến huynh! Toàn là chuyện bông đùa cả, để ý làm chi! Nào chúng ta làm thêm mấy chén nữa đi!
Yến Thanh tiếp với giọng lạnh:
- Tại hạ hy vọng các vị tiền bối nói đùa cho vui! Mã Bách Bình cố khỏa lấp:
- Các vị ấy đã cao niên nên tửu lượng kém giảm không còn chi trì dẻo dai như lúc thiếu thời thành ra uống nhiều thì nói năng có phần phóng túng, dù là nói đùa cũng kém phần tế nhị. Do đó muốn cho vui thành ra khiêu khích chứ thực sự chẳng có chi quan trọng cả!
Trần Lượng xanh mặt thốt: - Tổng tiêu đầu?
Mã Bách Bình trầm gương mặt chận lời:
- Trần thúc thúc! Hôm nay tiểu diệt là chủ tiệc mà tiệc là tiệc liên hoan, tiểu diệt mong các vị thúc thúc nên thể hội cái ý chân thành của tiểu diệt một chút để tránh cho Yến huynh sanh tâm nghi ngờ. Chẳng những Trần thúc thúc đã say mà cả Sử và Cừu thúc thúc cũng say luôn. Vậy các vị hãy về phòng nghỉ ngơi đi.
y quay sang Lâm Kỳ bảo:
- Lâm huynh đệ hãy đưa ba vị thúc thúc về phòng đi! Con người khi về già không mấy ai chịu nổi một số lượng rượu quá độ!
ánh mắt của y oai nghiêm vô cùng, Trần Lượng và Cừu Mai Phong thấy sợ ngay. Sử kiếm Như nhanh trí chụp cơ hội vuốt ve cho tình hình bớt căng thẳng: - Phải đó! Già không nên uống rượu nhiều! Uống nhiều là phải say! Trần huynh! Cừu huynh! Chúng ta đi nghỉ thôi!
Lão giả say chập choạng đứng lên, khoát tay lên vai Trần Lượng và Cừu Mai Phong cùng dìu nhau rời bàn tiệc.
Đinh Hoàng bước tới vổ tay lên vai Yến Thanh cười thốt:
- Lão phu bội phục lão đệ vô cùng! Mình uống thêm mấy chén nữa đi lão đệ. Uống cho lão phu tận vui một bữa!
Hiện tại lão hoàn toàn cởi mở, không còn đố ky Yến Thanh như lúc đầu nữa. Lão cũng cho biết luôn là trước kia còn hận Hoa Tích Tích khi ngủ hay mớ đến tên Yến Thanh song bây giờ thì đã hiểu. Cả lão cũng phải mê phong độ, nhân phẩm của chàng huống hồ một thiếu nữ!
Lão không hận Tích Tích nữa mà lão cũng hết ghen với chàng luôn! Mã Cảnh Long tươi cười thốt:
Đinh lão đệ vẫn bộc trực như lúc thiếu thời, buồn hay vui cũng cứ để lộ ra rồi quên nhanh không cố chấp!
Đinh Hoàng cười lớn:
- Nhất là đối với những người đáng phục thì tiểu đệ lại càng bộc trực hơn. Bình sanh tiểu đệ chỉ phục đại ca và Mã hiền diệt. Bây giờ có thêm Yến hiền đệ nữa đấy!
Đừng tưởng bất cứ ai cũng làm cho tiểu đệ bội phục được dễ dàng đâu! Tiểu đệ không giống với các bọn đó miệng thế này mà lòng thế nọ!
Mã Cảnh Long khuyên:
- Họ là những lão huynh đệ của chúng ta… Đinh Hoàng gạt ngang:
- Mặc họ chứ! Con người phải có tác phong! Không tác phong thì còn ra cái gì!
Tiểu đệ chỉ biết mỗi mình đại ca thôi! Nếu bọn đó quấy là tiểu đệ cho là quấy nhưt hư ờng! Không vì chỗ kết nghĩa với nhau mà hùa theo cái quấy của họ! Còn nhận nhau là huynh đệ cũng tốt, không nhận cũng chẳng sao! Thú thật với đại ca là tiểu đệ chán cái đạo đức giả tạo của họ hết sức!
Mã Cảnh Long toan khuyên tiếp thì Mã Bách Bình vội chận lại:
Đinh thúc nói phải đấy gia gia! Ba vị ấy có thái độ quá phận! Chúng ta vốn có ý kết giao với Yến huynh mà họ làm Yến huynh không khỏi sanh nghi!
Mã Cảnh Long thở dài.
Mã Bách Bình quay qua Yến Thanh thốt:
- Yến huynh thứ cho việc xảy ra ngoài ý muốn khiến tiểu đệ áy náy vô cùng!
Yến huynh hiểu cho là tiểu đệ hoàn toàn không hay biết gì về chủ trương của họ cả!
Yến Thanh mỉm cười:
- Tại hạ biết! Chính tại hạ cũng quá phận nữa đấy bởi Mã huynh có ngăn cản tại hạ mà tại hạ chẳng nghe đó chứ… Đinh Hoàng chen vào:
- Yến lão đệ không đáng trách! Tại bọn đó bức bách chứ nào lão đệ khoe tài!
Nói cho cùng mà nghe, giả như lão đệ có giết luôn Sử Kiếm Như cũng chẳng có ai trách cứ lão đệ được! Lão đệ nhường họ như vậy là nhiều lắm đó!
Còn lại bao nhiêu người, họ uống vui vẻ với nhau một lúc nữa đoạn cáo từ nhau, hẹn gặp khi khác.
Yến Thanh muốn trở lại tòa tiểu lâu của Kim Tử Yến song Vưu tuấn cản lại: - Không được đâu Yến huynh. Chúng ta đi thẳng đến nhà của chị em họ Hoa đi! Yến Thanh cau mày:
- Đến đó làm cái quái gì?
Vưu Tuấn trầm giọng: - Giết Hoa Tích Tích! Yến Thanh kinh hãi: - Tại sao?
Vưu Tuấn đáp:
- Cái con bé đó bất thường lắm, lại chậm cảnh giác nữa! Không khéo nàng lại tiết lộ bí mật của chúng ta nữa đấy?
Yến Thanh lắc đầu:
- Tiểu đệ nghĩ chẳng đến nổi nào đâu! Vưu Tuấn trầm giọng:
- Phải đề phòng mới được Yến huynh! Một sơ hở nhỏ nhưng hại việc lớn được như thường. Nàng ấy cạn tính lắm, vui đâu trút đó, ăn nói hời hợt, không biết thế nào là khinh thế nào là trọng!
Yến Thanh vẫn lắc đầu:
- Không thể có việc đó đâu. Vưu huynh đừng đa nghi! Vả lại tiểu đệ không thích giết người! Tiểu đệ lại càng không thích giết một nữ nhân!
Vưu Tuấn thốt:
- Sáu lần chết, sáu lần sống lại chẳng phải là một công trình nhỏ mọn đâu! Yến huynh đừng vì một cá nhân nhỏ mà bỏ đại sự! Cửu Lão Hội tin tưởng Yến huynh nên chỉ chọn Yến huynh mà không dùng ai hết. Đừng để cho người tin tưởng mình phải thất vọng. Huống chi Yến huynh không cần phải ra tay mà chỉ cần ở tại đó giả vờ say túy lúy, tiểu đệ đã an bày đâu đó rồi. Sẽ có người giết nàng miễn Yến huynh không can thiệp cứu nàng là được!
Yến Thanh hỏi:
- Tại sao Vưu huynh không tự mình hạ thủ? Vưu Tuấn giải thích:
- Nếu tiểu đệ hành động thì địch sinh nghi! Trong lúc này mình cần phải giữ tuyệt đối bí mật hành tung… Yến Thanh lắc đầu:
Mình không giết lại trơ mắt nhìn người khác giết, tiểu đệ không thể chịu nổi đâu!
Rồi chàng vụt hỏi:
- Vưu huynh có biết thân phận chân chánh của tiểu đệ không?
Vưu Tuấn đáp:
- Cửu lão hội cho biết một người trong hội mang tên Lãng Tử Yến Thanh có nhiệm vụ truy nguyên lại lịch của Thiên Ma Lịnh Chủ và người đó đã sáu lần chết và sáu lần sống lại. Chung quy là một người thay hình đổi dạng, sửa tên đúng bảy lượt. Hoa Tích Tích lại cho biết Yến Thanh là Cô Kiếm Lâm Phong hóa thân. Có thế thôi!
Hào Hoa Kiếm Khách Hào Hoa Kiếm Khách - Nam Kim Thạch Hào Hoa Kiếm Khách