Đừng để tâm đến thất bại mà chỉ nên nhìn vào những sai sót của mình.

Ngạn ngữ châu Phi

 
 
 
 
 
Tác giả: Mary Norton
Thể loại: Tuổi Học Trò
Nguyên tác: The Borrowers (The Borrowers #1)
Biên tập: Lê Huy Vũ
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2675 / 62
Cập nhật: 2018-03-18 01:33:44 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11
à Homily ở đó, bên chiếc cổng cuối cùng, đón họ. Bà đã buộc gọn tóc lại và có mùi xà phòng nhựa than. Bà trông có vẻ trẻ hơn và hơi phấn khích. “Thế nào...!” bà nói liến thoắng, “thế nào!” Bà cầm lấy túi từ Arrietty và giúp ông Pod buộc chặt lại cổng. “Thế nào, có vui không? Con có ngoan không? Hoa anh đào đã nở chưa? Cái đồng hồ có đánh chuông không?” Trong ánh sáng mờ mờ, bà có vẻ cố gắng đọc biểu hiện trên khuôn mặt Arrietty. “Đi thôi. Trà đã xong rồi. Đưa tay cho mẹ...”
Trà đã xong thật, được bày biện trên chiếc bàn tròn trong phòng khách với một ngọn lửa rực rỡ cháy trong chiếc bánh răng. Căn phòng có vẻ quen thuộc và ấm cúng làm sao, nhưng, đột nhiên, có gì đó lạ lùng: ánh lửa lập lòe trên giấy dán tường - dòng chữ có câu: “... đã thật duyên dáng nếu...” Nếu gì? Arrietty luôn tự hỏi. Nếu nhà mình bớt tối hơn, cô bé nghĩ, nó sẽ duyên dáng. Cô bé nhìn những cây nến do gia đình tự làm được đặt trên những cái đinh ghim lật ngửa mà bà Homily để như giá nến với đồ trà ở xung quanh; chiếc ấm trà cũ - một quả sồi rỗng, với vòi bằng lông gà và cán bằng dây thép - giờ đã mòn bóng và cứng lại do năm tháng; có hai lát hạt dẻ nướng mà họ sẽ ăn như bánh mì nướng với bơ và một hạt dẻ luộc để lạnh mà ông Pod sẽ cắt như bánh mì; trước ánh lửa có một đĩa đầy ắp quả phúc bồn tử khô nóng; có những mẩu bánh mì quế vụn, vàng giòn, được rắc một chút đường, và được đặt phía trước mỗi chỗ ngồi, ôi, trên cả tuyệt vời, một con tôm ngâm. Bà Homily đã dọn bàn ăn với những chiếc đĩa bằng bạc - hai đồng hào cho bà và Arrietty còn đồng nửa curon cho ông Pod.
“Lại đây nào, Arrietty, nếu con đã rửa tay rồi,” bà Homily kêu lên rồi cầm lấy ấm trà, “đừng mơ màng nữa!”
Arrietty đem ra một cuộn chỉ bông và chậm chạp ngồi xuống. Cô bé nhìn mẹ đang kéo vòi ấm; đó bao giờ cũng là lúc thú vị. Phần đuôi dày hơn của chiếc lông gà ở bên trong ấm trà, khẽ kéo nó ngay trước khi rót sẽ khiến nó chặt hơn vào lỗ ở thành ấm và vì thế tránh cho nước rò ra. Nếu, như thỉnh thoảng vẫn xảy ra, một vết ẩm xuất hiện trên miệng lỗ, điều đó chỉ có nghĩa là cần phải kéo hơi mạnh và bất chợt xoắn khẽ.
“Thế nào?” bà Homily nói và rón rén rót trà. “Kể cho bố mẹ nghe con đã nhìn thấy gì!”
“Nó không thấy gì nhiều đâu,” ông Pod vừa nói vừa cắt cho mình một lát hạt dẻ luộc để ăn với tôm.
“Nó không thấy đồ trang trí trên bệ lò sưởi sao?”
“Không,” ông Pod nói, “chúng tôi không hề vào phòng ăn sáng.”
“Thế còn giấy thấm của tôi?”
“Tôi chẳng lấy được,” ông Pod nói.
“Này đó là thứ hay lắm đấy...” bà Homily bắt đầu.
“Có thể,” ông Pod vừa nói vừa nhai tóp tép đều đặn, “nhưng tôi đã có một linh cảm. Một linh cảm xấu.”
“Đó là cái gì?” Arrietty hỏi. “Linh cảm của bố?”
“Ở phía sau đầu và trong từng ngón tay bố,” bà Homily nói. “Đó là một linh cảm bố con nhận được khi” - bà xuống giọng - “đang có ai đó ở gần.”
“Ồ,” Arrietty nói và có vẻ như co rúm lại.
“Vì thế tôi đã dẫn con bé về nhà,” ông Pod nói.
“Thế có ai không?” bà Homily lo lắng hỏi.
Ông Pod cắn một miệng tôm đầy. “Chắc chắn là có,” ông nói, “nhưng tôi tuyệt chẳng nhìn thấy ai cả.”
Bà Homily cúi người ngang bàn. “Con có linh cảm gì không Arrietty?”
Arrietty cất giọng. “Ồ,” cô bé nói, “chúng ta đều có nó ư?”
“Ừ thì, không phải cùng một chỗ,” bà Homily nói. “Linh cảm của mẹ bắt đầu từ mắt cá chân rồi sau đó lên đầu gối. Bà ngoại của con - linh cảm của bà ấy bắt đầu ngay dưới cằm và sau đó chạy quanh gáy...”
“Và buộc một cái nơ ở đằng sau,” ông Pod vừa nói vừa nhai tóp tép.
“Không, ông Pod,” bà Homily phản đối, “có thật mà. Không cần mỉa mai. Tất cả người nhà Bell-Pull đều như thế. Như một cái cổ áo, bà nói thế...”
“Đáng tiếc là nó đã không bóp cổ bà ta,” ông Pod nói.
“Này, ông Pod, hãy công bằng đi; bà ấy cũng có lý.”
“Lý lẽ!” ông Pod nói. “Bà ta là người đầy lý lẽ.”
Arrietty liếm môi; cô bé lo lắng liếc nhìn từ ông Pod sang bà Homily. “Con không cảm thấy gì,” cô bé nói.
“Ừ,” bà Homily nói, “có thể là báo động nhầm.”
“Ồ không,” Arrietty bắt đầu, “không nhầm đâu...” và, lúc bà Homily nhìn cô bé bằng ánh mắt sắc lẹm, cô bé ấp úng nói, “Ý con là nếu bố cảm thấy gì đó - ý con là - có thể,” cô bé nói tiếp, “con không có khả năng đó.”
“Ừ,” bà Homily nói, “con còn trẻ. Rồi nó sẽ đến, trước sau cũng có. Con hãy đi và đứng trong bếp nhà mình, ngay dưới cái cầu trượt, khi bà Driver đang cạo tro bếp ở trên nhà. Đứng thẳng trên một cái ghế hay gì đó - để con khá gần trần nhà. Nó sẽ đến - bằng việc luyện tập.”
Sau bữa trà, khi ông Pod đã đến bên bàn mộc của mình còn bà Homily đang rửa bát đĩa, Arrietty vội vàng mở nhật ký của mình, “Mình sẽ mở cuốn nhật ký,” cô bé nghĩ, run run vì vội, “ở bất cứ chỗ nào.” Cuốn nhật ký lật mở ra trang của ngày 9 và 10 tháng Bảy, “Nói một đằng làm một nẻo. Các lá cờ cũ của đội quân Cameron ở nhà thờ lớn tại Glasgow, 1885[7] “ - đó là dòng viết của ngày 9. Và ngày 10 là trang có tiêu đề: “Phơi rơm khi trời nắng. Snowdon Peak bán với giá 5.070 đồng bảng Anh, 1889.” Arrietty xé trang vừa rồi. Lật nó lại, cô bé đọc mặt sau, “Ngày 11 tháng Bảy: Đừng biến niềm vui thích của mình thành công việc. Sông Niagara chảy qua C. D. Graham, 1886.” Không, cô bé nghĩ, ta sẽ chọn ngày 10, “Phơi rơm khi trời nắng” và, gạch xóa lần viết gần đây nhất của mình (“Mẹ hơi cáu kỉnh”), cô bé viết ở phía dưới:
Bác Hendreary thân mến,
Cháu hy vọng bác mạnh khỏe và các anh em họ đều khỏe và cả bác Lupy nữa. Bố mẹ cháu rất khỏe và cháu đang học đi mượn,
cháu gái thân mến của bác,
Arrietty Clock
Xin bác viết thư lại ở mặt sau
[7] Ngày 9 tháng Bảy năm 1885, đội quân 26 Cameron của Scotland, có lịch sử lâu đời và phong phú, đã được sáp nhập với các đội quân khác và vì thế giao lá cờ của mình cho nhà thờ lớn của Glasgow, thủ đô Scotland.
“Con đang làm gì đấy Arrietty?” bà Homily hỏi vọng từ phòng bếp.
“Con đang viết nhật ký.”
“Ồ,” bà Homily nói ngắn gọn.
“Mẹ cần gì không?” Arrietty hỏi.
“Để làm sau cũng được,” bà Homily nói.
Arrietty gấp lá thư lại và cẩn thận để nó giữa hai trang giấy của quyểnTừ điển Địa lý Thế giới của Tom Thumb. Và, trong cuốn nhật ký, cô bé viết, “Đi mượn. Viết thư cho H. Nói chuyện với C. B.” Sau đó Arrietty ngồi một lúc lâu và nhìn chằm chằm vào ngọn lửa, và suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ...
Những Người Vay Mượn Tí Hon Những Người Vay Mượn Tí Hon - Mary Norton Những Người Vay Mượn Tí Hon