Cuộc chiến thật sự là giữa những gì bạn đã làm, và những gì bạn có thể làm. Bạn so sánh bạn với chính mình chứ không phải ai khác.

Geoffrey Gaberino

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Upload bìa: Van Mo
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3309 / 182
Cập nhật: 2016-10-05 22:36:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11
ua Đến
Máccô 11,1-6
1 Khi Đức Giêsu và các môn đệ đến gần thành Giêrusaỉem, gần làng Betphaghê và Bêtania, bên triển núi Ồliii, Người sai hai môn đệ
và bảo: "Các anh đi vào làng trước mặt kia. Tới noi, sẽ thấy ngay một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và đem nó về đây. 3 Neu có ai bảo: “Tại sao các anh làm như vậy? ", thì cứ nói là Chúa cần đến nó và Người sè gởi lại đây ngay. ”
Các ông ra đi và thay một con lừa con cột ngoài cửa ngõ, ngay mặt đường. Các ông liền cởi dây lừa ra.5 Mấy người đứng đó nói vói các ông: “Các anh cởi con lừa ra làm gì vậy? ”6 Hai ông trả lời như Đức Giêsu đã dặn. Và họ đê mặc các ông.
Chúng ta sang giai đoạn chót của chuyến đi. Trong hành trình cuối cùng có lúc Chúa Giêsu lui về vùng Xêdarê Philípphê ở phía Bắc, có lúc ở vùng Galilê rồi đến vùng đồi Giuđê và vùng bên kia sông Giađan. Ngài đã đi trên đường xuyên qua Giêricô và đang tiến đến Giêrusalem. Tại đây, chúng tôi phải lưu ý vài điều, bằng không chúng ta không thể hiểu được câu chuyện. Khi đọc ba sách Matthêu, Máccô và Luca, chúng ta sẽ tưởng đây là lần đầu Chúa Giêsu đến viếng Giêrusalem. Các sách ấy chỉ quan tâm kể lại công tác của Chúa Giêsu tại xứ Galilê. Chúng ta phải luôn nhớ rằng các sách Phúc Âm đều rất ngắn. Trong phạm vi ngắn gọn đó, các sách ây phải tổng kết phần công tác suốt ba năm cho nên các tác giả bị bat buộc chọn lọc những điều mà họ quan tâm và được biết rõ đặc biệt. Nhưng khi đọc Phúc Âm Gioan chúng ta thấy Chúa Giêsu rất thường đến Giêrusalem (Ga 2,13; 5,1; 7,10). Thật vậy, Chúa Giêsu thường lên Giêrusalem và những ngày đại lễ. Ớ đây chẳng có gì mâu thuẫn. Ba sách Phúc Âm đầu tiên quan tâm đặc biệt đến sứ vụ tại Galilê, còn sách Phúc Âm thứ tư quan tâm đến Giuđê. Thật ra ba sách đầu không hề khẳng định Chúa Giêsu không thường đến Giêrusalem. Các sách ấy vẫn đề cập tình bạn thân thiết của Ngài với Mátta, Maria và Ladarô tại Bêtania, mối thân tình được nói lên bằng nhiều lần thăm viếng. Có sự kiện Giuse ở Arimathia vốn là bạn của Chúa Giêsu trong âm thầm. Nhất là câu nói của Chúa Giêsu chép ở Mt 23,37 khi Ngài bảo Ngài vốn thường hội họp dân chúng tại Giêrusalem lại như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh nó, nhưng họ lại không bằng lòng. Chúa Giêsu không thể nói thế trừ khi trước đó Ngài đã hơn một lần kêu gọi họ, nhưng chỉ được đáp lại bằng thái độ lạnh lùng. Chính sự kiện đó giải thích biến cố về con lừa ở đây. Chúa Giêsu không đợi đến giờ phút chót mới quyết định công việc. Chúa biết những gì Ngài sắp làm. Từ lâu Chúa đã sắp xếp với một người bạn của Ngài về những việc Ngài sắp làm. Khi sai các môn đệ đi, Ngài chỉ dùng một mật khẩu đã được dàn xếp từ trước “Chúa cần dùng nó”. Đây không phải là một quyết định thình lình, bất chợt của Chúa Giêsu. Đây là một việc căn bản để Chúa Giêsu xây dựng cả cuộc đời Ngài trên đó.
Bếtphaghê và Bêtania là hai làng gần Giêrusalem. Có thể Bếtphaghê có nghĩa là Nhà Trái vả, còn Bêtania có nghĩa là Nhà Trái Chà Là. Cả hai chắc ở gần nhau vì chúng ta biết theo luật Do Thái, Bếtphaghê là một trong những làng nằm trong giới hạn được phép đi trong ngày Sabát, nghĩa là không quá một dặm trong khi Bêtania vốn được thừa nhận là nơi tạm trú cho khách hành hương đến dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem không còn chỗ trọ.
Các ngôn sứ Israel vốn có một phương pháp đặc biệt để truyền đạt thông điệp của họ. Khi ngôn từ không gây ấn tượng cho dân chúng, họ thực hiện một số điều mang kịch tính, dường như muôn nói “Nếu các ngươi không chịu nghe, thì các ngươi sẽ bị bắt buộc phải thấy” (đối chiếu với trường hợp đặc biệt trong lVua 11,30- 32). Những hành động đầy kịch tính này có thể gọi là những lời cảnh cáo bằng động tác hoặc những bài giảng mang kịch tính. Đó là phương pháp Chúa Giêsu đang áp dụng ở đây. Hành động của Chúa Giêsu là một lời tuyên bố rõ ràng đầy kịch tính. Ngài chính là Đấng Mêsia. Nhưng chúng ta phải cẩn thận ghi nhận những gì Ngài đang làm. Ngôn sứ Dacaria đã nói “Hỡi con gái Siôn, hãy mừng rỡ. Hỡi con cái Giêrusalem hãy reo vui. Này vua ngươi đến cùng ngươi, Ngài là Đấng công chính ban ơn cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, con của lừa mẹ... (Dcr 9,9). Toàn thể nội dung của câu này có nghĩa là nhà Vua giá lâm trong hòa bình. Tại Palestine, lừa cái không phải là con vật bị khinh dể, nó là một con vật quý phái. Khi một vị vua ra trận thì cỡi ngựa, nhưng khi ngự giá với ý nghĩa hòa bình, thì cỡi lừa cái. Ngày nay, lừa cái bị chúng ta khinh rẻ, nhưng vào thời Chúa Giêsu, nó là con vật dành cho bậc đế vương. Chúng ta phải chú ý là Chúa Giêsu muốn tự xưng là vị vua thuộc loại nào. Ngài đã đến với thái độ khiêm nhu, hạ mình, Ngài đến trong hòa bình vì hòa bình. Thiên hạ đã chào đón Ngài với tư cách: con vua Đavít, nhưng họ không hiểu.
Đó là nhà vua mà dân chúng đang trông đợi. Thi ca Do Thái từ xửa vẫn củng cô" cho dân Israel các ý niệm ấy, họ vẫn trông đợi một nhà vua sẽ đánh tan, giày xéo và nghiền nát. Chúa Giêsu biết rõ điều đó, nhưng Ngài lại đến một cách khiêm hạ, nhu mì, cỡi lừa cái.
Ngày hôm đó, lúc Chúa Giêsu cỡi lừa vào thành Giêrusalem là Ngài tự xiíng vương, nhưng là Vua Hòa Bình. Hành động của Ngài hoàn toàn trái ngược với tất cả những gì mọi người đang trông chờ, đang hy vọng.
Đấng Đang Ngự Đến
Máccô 11,7-10
7 Hai ông đem con lừa về cho Đức Giêsu, lẩy áo choàng của mình trải lên lung nó, và Đức Giêsu cởi lên.s Nhiều người cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một so khác lại chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. 9 Người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: “Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa!10 Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đavit, tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời! ”
Con lừa các môn đệ Chúa đem về chưa có ai cỡi. Việc này phù hợp với con vật được dùng cho mục đích thánh, phải không bao giờ được sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác. Cùng một cách này được áp dụng cho con bò cái tơ sắc hoe mà tro của nó tẩy sạch mọi ô uế (Ds 19,2; Đnl 21,3).
Toàn thể bức tranh này là hình ảnh của cả một đám quần chúng đang hiểu lầm. Nó cho thấy một đám người chỉ nghĩ về vương quyền bằng hình thức chinh phục mà từ lâu nay họ vẫn mơ tưởng. Bức tranh này khiến người ta nhớ lại hình ảnh mà Simô Macabêô đã vào thành Giêrusalem 150 năm trước đó, sau khi đã chiến đâu và quét sạch quân thù. “Và người vào thành, ngày 23 tháng 7 năm 171, với lễ cảm tạ và nhành chà là, có đờn cầm, đờn sắt, trống lớn, đờn dây, thánh ca và bài hát, vì một số thù địch đông đảo đã bị trừ diệt khởi xứ Israel” (lMcb 13,51). Họ đã tìm cách chào đón Chúa Giêsu trong cương vị một người chiến thắng mà không bao giờ mơ tới loài người chiến thắng mà Chúa Giêsu đang muôn trở thành.
Chính những tiếng reo hò của đám đông tung hô Chúa Giêsu đã cho thấy họ đang suy nghĩ những gì. Khi họ cởi áo trải xuống đất trước mặt Chúa Giêsu, họ làm đúng y như điều quần chúng đã làm lúc Giêhu được xức dầu đề làm vua (2V 9,13). Họ la lớn “Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa”. Đây là câu trích dẫn Thánh vịnh 118, 28, thật ra thì phải đọc khác hơn một chút là “Đấng đến đang được chúc phúc trong danh Chúa”.
Chúa Giêsu đã tự xưng là Đấng Mêsia nhưng theo một cách thức nhằm cố gắng chứng tỏ cho dân chúng thấy họ đã hiểu sai các ý niệm về Đấng Mêsia. Nhưng họ vẫn không thấy được điều đó. Toàn thể cuộc chào mừng của họ chỉ phù hợp cho vị anh hùng chinh phục kẻ thù của dân Israel mà không phù hợp với Vua tình yêu.
Trong hai câu 9,10 có từ Hôsana. Từ này luôn luôn bị hiểu sai. Người ta hay trích dẫn và sử dụng nó dường như nó có nghĩa là đáng chúc tụng, nhưng nó chỉ đơn giản là từ chuyển âm từ Dc Thái có nghĩa là “Hãy giải cứu tức khắc”. Nó đã xuất hiện đúng hình thức đó ở 2Samuen 14,4 và 2Vua 6,26 nơi nó được dùng để bày tỏ việc dân chúng muôn được vua giúp đỡ, bảo vệ. Khi dân chúng hô to Hôsana, đó không phải là lời tung hô tán tụng Chúa Giêsu như người ta vẫn tưởng khi trích dẫn từ ấy. Đó là tiếng kêu gào Thiên Chúa hãy can thiệp, giải cứu dân Ngài ngay bây giờ, vì Đấng Mêsia đã đến.
Không hề có biến cô" nào bày tỏ rõ lòng can đảm của Chúa Giêsu cho bằng biến cố" này. Trong hoàn cảnh mà mọi người đều nghĩ Chúa Giêsu sẽ lén lút vào thành Giêrusalem, sẽ tránh mặt các nhà cầm quyền đang muốn tiêu diệt Ngài. Thế mà Ngài lại vào thành Giêrusalem theo một hình thức khiến mọi mắt đổ dồn vào Ngài. Một trong những điều nguy hiểm nhất mà một người có thể thực hiện là đến với thiên hạ bảo rằng mọi quan điểm, mọi khái niệm họ đang thừa nhận đó đều sai lầm. Bất cứ ai cố nhổ tận gốc các giấc IÌ1Ơ ái quốc của thiên hạ cũng phải gặp rắc rối. Nhưng đó lại chính là việc Chúa Giêsu đang cô"ý làm ở đây. Chúng ta thấy Chúa Giêsu đang đưa ra lần chót tiếng kêu gọi của tình thương và đang làm việc ấy bằng thái độ can đảm của bậc anh hùng.
Sự Yên Lặng Trước Cơn Giông
Máccô 11,11
" Đức Giêsu vào Giêrusalem và đi vào Đen Thờ. Người rảo mắt nhìn xem mọi sự, và vì giờ đã muộn, Người đi ra Bêtania cùng với Nhóm Mười Hai.
Câu Kinh Thánh đơn sơ này cho chúng ta thấy hai sự việc điển hình nơi Chúa Giêsu.
1/ Nó cho ta thấy Chúa Giêsu cố tình tóm tắt lại toàn thể công tác của Ngài. Toàn thể bầu không khí của những ngày cuối cùng này là một bầu không khí tự nguyện, tự ý, Chúa Giêsu không bao giờ vô tâm đâm đầu vào những chuyện nguy hiểm mà Ngài chưa biết trước. Ngài luôn làm mọi việc với đôi mắt mở to. Khi Ngài nhìn quanh một vồng. Ngài giông như vị tổng tư lệnh đang ước lượng lực lượng của kẻ thù và chuẩn bị mọi khả năng của chính mình cho một trận đánh quyết định.
2/ Nó cho chúng ta thấy Chúa Giêsu tiếp nhận sức mạnh từ đâu. Ngài đang quay về với cảnh yên lặng của làng Bêtania. Trước khi tham chiến với loài người, Ngài tìm gặp Thiên Chúa. Hằng ngày Ngài đều gặp Thiên Chúa, nên Ngài có thể đối diện với loài người cách can đảm.
3/ Đoạn sách ngắn ngủi này cho chúng ta thấy thái độ của mười hai tông đồ. Họ vẫn ở với Ngàiệ Vào thời điểm này, như họ đã được thấy, rõ ràng Chúa Giêsu đang tự đi tìm cái chết. Lắm lúc ta chê trách họ thiếu lòng trung thành với Chúa trong những ngày cuối cùng, nhưng đoạn sách này đã nói lên lòng họ, dù lúc ấy các tông đồ hiểu rất ít về chuyện sắp xảy ra, họ vẫn còn đứng vững bên cạnh Chúa Giêsu.
Cây Vả Không Trái
Máccô 11,12-14.20-21
Hôm sau, khi thầy trò rời khỏi Bètanỉa, thì Đức Giêsu cảm thấy đỏi. 13 Trông thấy ở đàng xa có một cây vả tốt lá, Người đến xem có tìm được trái nào không. Nhimg khi lại gần, Người không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi, vì không phải là mùa vả. 14 Người lên tiếng bảo cây vả: “Muôn đời sẽ chang còn ai ăn trái của mày nữa! ” Các môn đệ đã nghe Người nói thế.
Sáng sớm, khi đi ngang cây vả, các ngài thấy nỏ đã chết khô tận rễ. 21 Ông Phêrô sực nhớ lại, liền thưa Đức Giêsu: “Kìa Thầy xem: cây vả Thầy rủa đã chết khô rồi! ”
Tuy chuyện cây vả trong sách của Máccô được chia hai, chúng ta cũng nhập lại làm một. Phần đầu câu chuyện xảy ra vào buổi sáng trước và phần thứ hai xảy ra vào sáng hôm sau giữa thời gian đó là câu chuyện dẹp sạch đền thờ. Để tìm ý nghĩa của câu chuyện, cần gộp chung nó lại.
Chẳng có gì phải nghi ngờ, cũng không có ngoại lệ, đây là một trong số các câu chuyện khó hiểu nhất mà sách Phúc Âm đã tường thuật. Hiểu nó theo nghĩa đen sẽ dẫn đến nhiều khó khăn hầu như khó lòng vượt qua nổi.
1/ Câu chuyện nghe như không thích hợp với Chúa Giêsu, như có chút gì nóng giận. Nó chính là loại chuyện kể về những người thi thô" phép lạ khác chớ không bao giờ về Chúa Giêsu. Hơn nữa chúng ta có gặp điểm khó khăn căn bản này: Chúa Giêsu luôn luôn từ chối dùng quyền năng làm phép lạ cho riêng Ngài. Ngài đã không hóa đá thành bánh trong hoang địa. Ngài cũng không hề dùng khả năng làm phép lạ để giải thoát khỏi tay kẻ thù. Ngài không dùng quyền phép vào việc riêng. Nhưng tại sao ở đây Ngài lại dùng quyền năng để diệt bỏ một cây vả đã làm Ngài thất vọng vì Ngài đang đói?.
2/ Câu chuyện trở nên khó hiểu vì vô lý. Bây giờ là mùa lễ Vượt Qua, vào giữa tháng tư dương lịch. Một cây vả mọc chỗ râm mát có thể có lá sớm và đầu tháng Ba nhưng không thể có cây vả nào có trái trước cuối tháng Năm, tháng Sáu. Máccô cũng nói bấy giờ không phải là mùa vả. Tại sao Chúa Giêsu lại quở cây vả đến nỗi nó phải chết, chỉ vì nó không có được điều nó không thể có? Làm thế thì vừa vô lý, cũng vừa bất công. Nhằm cứu vãn tình thế, vài nhà chú giải Kinh Thánh cho rằng Chúa Giêsu đã mong tìm được những trái vả xanh hoặc mới bắt đầu chín. Nhưng loại trái chưa chín đó rất khó ăn và chẳng có ai ăn bao giờ. Cả câu chuyện chẳng chút phù hợp với Chúa Giêsu. Vậy chúng ta phải nói làm sao?
Câu chuyện đã thực sự xảy ra, chúng ta không nên hiểu theo đùng nghĩa đen của nó, chúng ta phải hiểu nó như một “Dụ ngôn” bằng hành động. Thật vậy, phải hiểu nó như một hành động có tính cách tiên tri, theo ý nghĩa biểu tượng, và đầy kịch tính. Nếu chọn cách này thì câu chuyện có thể giải thích như nhằm lên án hai điều.
Nó lên án lời hứa không thực hiện. Có thể hiểu lá cây vả là lời hứa cây vả phải cho trái, nhưng cây vả này không có trái. Đặc biệt đây là phần lên án dân Israel. Toàn thể lịch sử của họ là sự chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế. Tất cả lời hứa của dân tộc họ là khi Đấng Thiên Chúa tuyển chọn đến, họ sẽ sốt sắng, niềm nở tiếp rước Ngài. Nhưng khi Ngài đến thì lời hứa đó bị vi phạm các thảm hại. Charles Lamb có kể câu chuyện của Samuel le Grice. Đời sông ông ta được chia làm ba giai đoạn, thuở thiếu thời thiên hạ nói về ông ta “Hắn sẽ làm, nên chuyện”. Khi lớn hơn một chút và không làm gì thiên hạ bảo “Nếu cô" gắng anh ta có thể làm nên chuyện”. Đến cuối đời, thì thiên hạ nói “Đáng lẽ ông ta phải cố gắng để làm được một chuyện gì chứ?” Cả cuộc đời ông ta là chuyện về một lời không bao giờ được thực hiện. Vậy, nếu câu chuyện này là một dụ ngôn bằng hành động, thì nó lên án một lời hứa không thực hiện.
Nó là lời lên án kẻ nói mà không làm, lý thuyết mà không thực hành. Ta có thể hiểu cây vả có lá hứa hẹn cho người ta một điều gì đó, nhưng đã không cho gì cả. Toàn thể tiếng kêu của Tân Ước cho chúng ta nhận biết một người như thế nào, bởi trái của đời sống người ấy. “Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được nó” (Mt 7,16). “Hãy sinh hoa quả xứng với lòng hoán cải” (Lc 3, 8). Không phải một người chỉ thành kính nói “Lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời đâu, nhưng là người làm theo ý của Thiên Chúa” (Mt 7,21). Nếu tôn giáo của một người không làm cho người ây trở nên tốt hơn, hữu dụng hơn, nếu nó không làm cho gia đình người ấy có hạnh phúc hơn, nếu nó không làm cho những người tiếp xúc với họ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn, thì đó không phải là tôn giáo chân chính. Không ai có thể tự xưng mình theo Chúa Giêsu mà chẳng có chút gì giông với vị thầy mình đang yêu mến và thờ phượng.
Nếu biến cố này phải được hiểu là một dụ ngôn bằng hành động thì ý nghĩa của nó như trên. Dù các bài học ấy thích hợp cho đời sống thì vẫn khó rút tỉa được từ biến cố này, vì thật vô lý nếu người ta trông đợi một cây vả cho trái trong khi phải chờ sáu tuần lễ nữa mới tới mùa vả?
Chúng ta phải nói làm sao? Luca đã không ghi lại biến cô" này nhưng ông có một dụ ngôn về cây vả (Lc 13,6-9), với kết cục chưa có gì dứt khoát cả. Khi chủ vườn nho muốn nhổ bỏ cây vả ấy đi thì người làm vườn khẩn khoản xin cho nó một cơ hội nữa. Cơ hội cuối được chấp thuận. Ông chủ đồng ý nếu nó cho trái thì sẽ được để lại bằng không thì phải nhổ bỏ. Phải chăng biến cố ở đây là một cách tiếp nối cho dụ ngôn kia? Dân Israel đã có cơ may nhưng họ đã không kết được quả, bây giờ đã đến lúc họ phải bị tiêu diệt. Và sự việc đã xảy ra như vậy- là trên đường từ Bêtania đến Giêrusalem có một cây vả bị chết khô đứng chơ vơ một mình. Có thể lúc ấy, Chúa Giêsu đã bảo các môn đệ Ngài rằng “Các ngươi còn nhớ dụ ngôn ta đã nói với các ngươi về cây vả chứ? Dân Israel vẫn không có kết quả cho nên sẽ bị khô đi như cây vả này đây”.
Độc giả có thể hiểu cách nào tùy ý. Theo thiển ý, nếu hiểu nó theo nghĩa đen, sẽ có nhiều chỗ gay go khó vượt qua... và dường như nó có liên hệ thế nào đó với dụ ngôn về cây vả. Dù sao toàn thể bài học của biến cố này cũng nhắc nhở chúng ta: cái gì vô dụng, nhất định phải chịu thảm họa.
Cơn Giận Của Chúa
Máccô 11,15-19
Thầy trỏ đến Giêrusalem. Đức Giêsii vào Đen Thờ, Người bắt đầu đuối nhũng kè đang mua bán trong Đen Thờ, lật bàn của nhũng người đối bạc và xô ghế của những kẻ bán bồ câu.1 Người không cho ai được mang đổ vật gì đi qua Đen Thờ. 17 Người giảng dạy và nói với họ: “Nào đã chang cỏ lời chép rằng: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc sao? Thế mà các người đã biến thành sào hnvệt của bọn cướp ĩ ” '8Các thượng tế và kinh sư nghe thấy vậy, thì tìm cách giết Đức Giêsu. Quả thế, họ sợ Người, vì cả đám đông đều rất ngạc nhiên về lời giảng dạy của Người.19 Chiều đến, Đức Giêsu và các môn đệ ra khỏi thành.
Chúng ta hình dung được khung cảnh này rõ ràng hơn nếu có thể vẽ ra trước mắt sơ đồ của khôn viên đền thờ. Trong Tân Ước có hai từ đã được kết hợp chặt chẽ với nhau. Từ thứ nhất là hieron, nghĩa là nơi thánh, bao gồm toàn thể khu vực đền thờ. Khu vực đền thờ bao gồm cả đỉnh núi Siôn, rộng khoảng ba mươi mẫu Anh (4060m2). Toàn khu vực được bao bọc bởi một vách tường lớn, mỗi chiều dài từ 300-400m. Phía ngoài có một khoảng đất rộng gọi là sân dành cho người ngoại. Mỗi người, cả Do Thái lẫn người ngoại đều có thể vào đó. Phía trong sân dành cho người ngoại có một vách tường thấp, có nhiều tấm biển gắn trên đó cho biết nếu có người ngoại nào vượt bức tường này sẽ bị xử tử. Phần sân tiếp theo gọi là sân dành cho phụ nữ. Sở dĩ nó được gọi như vậy vì nếu không vào dâng của lễ thì một phụ nữ không được phép đi xa hơn phần sân này. Phần sân kế tiếp gọi là sân dành cho người Israel. Tại sân này dân chúng thường tụ tập vào các ngày trọng đại và từ nơi này người đến thờ phượng trao của lễ cho thầy tư tế. Sân cuối cùng về phía trong được gọi là sân dành cho các thầy tư tế. Từ quan trọng thứ hai là naos có nghĩa là chính ngôi đền thờ, và đền thờ chính thức nằm trong sân dành cho các thầy tư tế. Toàn thể khu vực gồm tất cả các sân, là nơi thánh (hieron) còn công trình xây cất đặc biệt nằm trong sân dành cho các thầy tư tế là đền thờ (naos).
Biến cố đã xảy ra trong sân dành cho người ngoại. Sân dành cho người ngoại đã dần dần hầu như bị phàm tục hóa hoàn toàn. Ngay từ đầu, đó vốn là chỗ dành cho việc cầu nguyện, chuẩn bị, nhưng vào thời Chúa Giêsu, bầu không khí của việc mua bán đã khiến người ta không thể nào cầu nguyện, tĩnh tâm và suy gẫm được nữa. Tình trạng ấy càng tồi tệ hơn vì việc mua bán đó dần dần trở thành việc bóc lột trắng trợn các khách hành hương. Mỗi người Do Thái, hàng năm phải đóng thuế cho đền thờ nửa siếclơ, tính theo tiền Anh thì sô" đó tương đương 1 hào 2 xu. Thoạt nghe, sô" tiền đó không phải là lớn, nhưng nó vốn được lượng định bằng tiền công hàng ngày của một công nhân là 8 xu. số tiền thuế này phải được nộp bằng một loại tiền đúc riêng. Đối với những việc tiêu pha thông thường khác, thì loại tiền đúc của người Hy Lạp, Roma, Syri, Ai Cập, Phênixi, Tia đều có giá trị ngang nhau. Nhưng tiền thuế cho đền thờ thì phải nộp bằng đồng siếclơ của đền thờ và phải nộp vào mùa lễ Vượt Qua. Nhân ngày lễ Vượt Qua, người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới đều kéo nhau về. Muốn được đổi tiền, họ phải trả chi phí là 2 xu, nếu đồng tiền của họ lớn hơn số thuế phải trả, họ phải chi thêm 2 xu nữa. Phần đông khách hành hương đều phải trả thêm 4 xu phụ trội trước khi có thể đóng thuế đền thờ. Chúng ta phải nhớ rằng đó là tiền của nửa ngày công lao động, và đôi với phần đông thì đó là một số tiền lớn. về phần những kẻ bán bồ câu, thì bồ câu được sử dụng phần lớn vào việc tế lễ (Lv 12,8; 14,22; 15,14). Một con vật để làm của lễ phải không tì vết. Ở ngoài, bồ câu được bán thật rẻ, nhưng các nhân viên kiểm nghiệm của đền thờ chắc chắn sẽ tìm thấy một tì vết nào đó trong các con chim này nên những người dâng của lễ được khuyên cáo nên mua chim bồ câu tại các gian hàng của đền thờ. Ớ ngoài, một cặp bồ câu giá cao nhất chỉ 9 xu, nhưng trong khuôn viên đền thờ người dâng lễ phải trả đến 15 hào. Hơn nữa, việc này có tính cách bó buộc, điều càng tệ hại hơn nữa, là các dịch vụ mua bán này đều thuộc về quyền quản nhiệm của gia đình thầy cả thượng phẩm lúc đó. Tất cả người Do Thái đều biết chuyện lạm quyền này. Kinh Talmud đã cho biết rằng khi Rabi Simôn ben Gioanmaniên nghe nói một con bồ cầu mua bên trong khuôn viên đền thờ phải trả tới một đồng vàng, đã nhân mạnh rằng giá ấy phải được giảm xuống còn một đồng bạc mà thôi. Chính sự kiện các khách hành hương nghèo khổ bị bắt chẹt, lừa đảo, ép buộc như vậy đã khiến Chúa Giêsu phẫn nộ. Lagrange, nhà đại học giả vốn biết rõ về phương Đông đã cho chúng ta biết ngày nay cũng có tình trạng như thế diễn ra tại Mecca. Khách hành hương muốn ra mắt Thiên Chúa, cảm thấy mình bơ vơ giữa một đám đông người hò hét, quay cuồng, trong đó mục đích duy nhất của những kẻ buôn bán là đòi cho được giá càng cao, càng tốt, còn người hành hương cũng mặc cả để tự bảo vệ túi tiền của mình bằng một thái độ dữ dằn không kém. Chúa Giêsu đã dùng một hình ảnh so sánh sống động để mô tả phần sân đền thờ. Con đường đi từ Giêricô đến Giêrusalem vốn nổi tiếng là đầy dẫy bọn trộm cướp. Đó là một con đường nhỏ hẹp, khúc khuỷu, hai bên là những dãy núi hiểm trở. Trong núi đá có nhiều hang động nên bọn trộm cướp thường phục ở đó chờ khách đi đường. Vì thế Chúa Giêsu phán “Trong các sân đền thờ, cũng có những bọn trộm cướp tồi tệ như trong các hang đá trên con đường đi Giêricô vậy”.
Câu 16 ghi rằng Chúa Giêsu cấm không cho ai được đem đồ vật gì đi ngang qua đền thờ. Thật ra thì sân đền thờ có một lối đi tắt từ phía Đông thánh phô" đến núi Ôliu. Ngay trong kinh Mishnah đã có quy định “Một người không được vào đền thờ mà tay cầm gậy hoặc chân mang dép hoặc mang theo túi tiền hoặc với đôi chân dính đầy bụi đất, cũng không nên theo đường tắt mà vào”. Khi Chúa Giêsu làm như vậy là Ngài chỉ nhắc lại các luật lệ của chính người Do Tháiể Vào thời của Ngài, dân Do Thái chẳng nghĩ đến sự thánh thiện của phần sân ngoài đền thờ, đến nỗi họ đã sử dụng nó như một phương tiện thuận lợi cho việc lui tới mua bán của họ. Chúa Giêsu chỉ lưu ý họ về chính các luật lệ của họ, và Ngài chỉ trích dẫn chính các ngôn sứ của họ. (Is 56,7; Gr 7,11).
Vậy điều gì đã khiến Chúa Giêsu nổi giận như thế?
1/ Ngài nổi giận vì các khách hành hương bị bóc lột. Các viên chức trong đền thờ đã không đối xử với khách hành hương như những con người đến thờ phượng Thiên Chúa, cũng không phải như các người thường, nhưng như những vật họ có thể lợi dụng, khai thác, nhằm thu lợi cho riêng mình. Kẻ bóc lột luôn khiến Thiên Chúa phẫn nộ và cơn giận ấy sẽ tăng gấp bội nếu việc lạm dụng này lại khoác chiếc áo tôn giáo.
2/ Ngài nổi giận vì nơi thánh của Thiên Chúa bị làm ô uế. Loài người quên mất sự hiện diện của Thiên Chúa ngay trong nhà Ngài. Bởi thương mại hóa các vật thánh nên họ đã vi phạm.
3/ Chúa Giêsu còn cảm thấy tức giận sâu xa hơn thế chăng? Ngài đã trích dẫn Isaia 56,7 “Nhà ta sẽ là nhà cầu nguyện của muôn dân”. Nhưng ngay trong ngôi nhà ấy, lại có một bức tường mà nếu một người ngoại vượt qua thì sẽ bị xử tử. Có thể Chúa Giêsu nổi giận bởi sự thờ phượng độc quyền của người Do Thái và Ngài muốn nhắc cho họ nhổ rằng Thiên Chúa không phải chỉ yêu thương riêng dân Do Thái, nhưng Ngài yêu thương mọi người khắp thế giới.
Các Quy Luật về cầu Nguyện
Máccô 11,22-26
22Đức Giêsu nói với các ông: “Anh em hãy tin vào Thiên Chúa.23 Thầy bảo thật anh em: nếu có ai nói với núi này: À Dời chỗ đi, nhào xuống biến! mà trong lòng chang nghi nan, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì sẽ được như ỷ.24 Vì thế, Thầy nối với anh em: tât cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin ỉà mình đã clưọv rồi, thì sẽ được như ý.25 Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em cổ chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em ỉà Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em. (26 Nhưng nếu anh em không tha thứ, thì Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng sẽ không tha lỗi cho anh em). ”
Bây giờ chúng ta quay lại với một sô"câu nói mà Máccô đã gắn liền với câu chuyện về cây vả bị khô. Hơn một lần, chúng ta ghi nhận nhiều câu nói của Chúa Giêsu vẫn in sâu vào tâm trí người ta, tuy họ quên mất Ngài đã phán những câu ấy cơ hội nào. Ớ đây cũng vậy, câu nói về đức tin dời núi có trong Mt 17,20 và Lc 17,6. Mỗi sách Phúc Âm thấy xuất hiện trong những cơ hội khác nhau. Lý do là vì Chúa Giêsu từng nói như thế nhiều lần, nhưng Ngài nói đúng vào dịp nào thì người ta đã quên. Câu nói về việc cần tha thứ cho anh em mình trong Mt 6,12.14 cũng xuất hiện nhân các cơ hội khác hẳn nhau, chúng ta phải xét những câu ấy không theo một Sự việc xảy ra riêng biệt nào cả, nhưng xem đó như những quy luật chung mà Chúa Giêsu đã đưa ra rất nhiều lần.
Đoạn sách này cho chúng ta ba quy luật về cầu nguyện:
1/ Cầu nguyện phải bởi đức tin. Câu nói về việc dời núi là một câu nói rất thông thường của người Do Thái. Nó là một câu nói phổ biến, sống động về việc tháo gỡ những khó khăn. Đặc biệt nhất là họ thường dùng để nói về các vị giáo sư khôn ngoan. Ông thầy giỏi giải tỏa được những khó khăn khỏi tâm trí các học trò mình vẫn được gọi là người dời núi. Có người được nghe một Rabi nổi tiếng đã nói “Ông ta thấy Resh Lachish dường như đang nhổ núi lên vậy”. Vậy câu này có nghĩa là nếu chúng ta có đức tin thật, thì cầu nguyện có quyền giải quyết bất kỳ nan đề nào, và giúp chúng ta đủ sức đối phó với bất cứ khó khăn nào. Thoạt nghe thì rất đơn giản, nhưng nó bao hàm hai điều. Một là nó bao hàm việc chúng ta bằng lòng đem các nan đề, các khó khăn của chúng ta đến cho Chúa. Điều đó tự nó là một trắc nghiệm thực sựế Một trong những trắc nghiệm quan trọng nhất đối với bất kỳ vấn đề nào là “Tôi có thể đem nó đến trình cho Chúa và xin Ngài giúp đỡ tôi hay không?” Thứ hai nó bao hàm cả việc chúng ta phải sẵn sàng tiếp nhận sự hướng dẫn của Chúa khi Ngài chỉ bảo chúng ta. Điều hết sức phổ biến trên đời là con người cần xin để biết ý Chúa. Thật ra người ấy chỉ muốn Chúa tán thành một hành động mà chính mình đã tự ý quyết định. Đến với Chúa để xin Ngài chỉ dẫn sẽ trở thành vô ích nếu chúng ta không chịu hạ mình xuống và sấn sàng vâng lời, chấp nhận sự chỉ dạy của Ngài. Nếu chúng ta đem vấn đề của mình đến cho Chúa và có đủ khiêm nhu cũng như dũng cảm tiếp nhận sự chỉ dẫn của Ngài, thì chúng ta sẽ được quyền năng để chiến thắng những khó khăn cả trong tư tưởng lẫn hành động.
2/ Cầu nguyện phải có sự mong đợi. Một sự kiện phổ quát, ấy là bất cứ việc gì được thực hiện bằng tinh thần mong đợi vững chắc thì có cơ hội thành công hơn gấp đôi. Một bệnh nhân đến với bác sĩ không tin vào những phương cách điều trị của bác sĩ thì ít có cơ may được lành bệnh hơn người đến với lòng tin chắc là bác sĩ ấy trị được chứng bệnh của mình. Đừng bao giờ chúng ta cầu nguyện máy móc, hình thức. Đừng bao giờ cầu nguyện như thực hiện một nghi thức mà không có hy vọng. Với nhiều người thì cầu nguyện được xem như là một nghi lễ tin kính hoặc một hy vọng hão. cầu nguyện phải là một sự mong đợi bùng cháy. Điều rắc rối cho chúng ta, là chúng ta muốn Thiên Chúa nhậm lời theo cách giải quyết của chúng ta, và nếu không được vậy chúng ta không nhận ra câu trả lời của Thiên Chúa dù đó là điều luôn luôn đến.
3/ Cầu nguyện phải là do tình yêu. Lời cầu nguyện của con người đang cay đắng không thể nào xuyên thủng nổi bức tường cay đắng của chính người ấy. Tại sao? Nếu chúng ta thưa chuyện với Chúa, phải có một sự ràng buộc nào đó giữa hai nhân vật không có gì giông nhau. Nguyên tắc của Chúa là yêu thương vì Chúa là tình yêu. Nhưng nếu nguyên tắc chỉ đạo của lòng con người là cay đắng, thì người ấy đã dựng lên một chướng ngại vật giữa mình với Chúa rồi. Muốn cho lời cầu nguyện của một người như thế được Chúa nhận, trước nhất người ấy phải cầu nguyện xin Chúa tẩy sạch lòng mình khỏi tinh thần cay đắng ấy và thay vào đó là tinh thần yêu thương. Khi ấy người đó mới thưa chuyện với Chúa, và Chúa mới chuyện trò cùng người đó được.
Câu Hỏi MƯU Mẹo Và Câu Trả Lời sắc sảo.
Máccô 11,27-33
Đức Giêsu và các môn đệ lại vào Giêrusalem. Người đang đi trong Đen Thờ, thì các thượng tế, kinh sư và kỳ mục đến cùng Người và hỏi: 28 “Ông lấy quyển nào mà làm các điều ấy, hay ai đã cho ông quyền làm các điểu ẩy? ”29 Đức Gỉêsu đáp: “Tôi chỉ xin hỏi các ông một điều thôi. Các ông trả lời đi, rồi tôi sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy. 30 Vậy, phép rửa của ông Gioan là do Trời hay do người ta? Các ông trả lời cho tôi đi! ” 31 Họ bàn với nhau: “Neu mình nói: “Do Trời”, thì ông ấy sẽ vặn lại: ‘‘Thế sao các ông lại không tin ông ẩy? 32 Nhimg chăng lẽ mình nói: {'Do người ta"? “ Họ sợ dân chủng, vì ai nấy đều cho ông Gioan thật là một ngôn sứ.33 Họ mới trả lời Đức Giêsu: “Chúng tôi không biết. ” Đức Giêsu liền bảo họ: “Tôi cũng vậy; tôi cũng không nói cho các ông ỉà tôi lay quyền nào mà làm các điều ấy. ”
Tại đển thờ có hai hành lang nối tiếng, một ở phía Đông và một ở phía Nam sân dành cho người ngoại. Hành lang ở phía Đông được gọi là Hiên cửa Salômôn. Đó là một vòm cửa lộng lẫy đã được xây bằng những cột trụ kiểu Côrintô cao hơn lOm. Hiên cửa ở phía Nam còn huy hoàng hơn, được gọi là Hiên Cửu Vua. Nó gồm bốn hàng cột bằng cẩm thạch trắng, đường kính gần 2m, cao non lOm, có tất cả 162 cột. Các Rabi và các giáo sư thường đi tới đi lui giữa các hàng cột ấy, vừa đi vừa thuyết giảng. Phần lớn các thành phố quan trọng đời xưa đều có những hành lang. Nó có thể dùng làm nơi thuyết giảng những đề tài về tôn giáo và triết học. Một trong những trường phái nổi tiếng nhất về triết học cổ đại là trường phái Khắc Kỷ (Stoicism). Sở dĩ được mệnh danh như vậy là do Zeno, nhà sáng lập trường phái ấy thường vừa đi vừa thuyết giảng dưới hành lang Stoa Poikile, hành lang Tranh võ tại Athène. Từ Stoa có nghĩa là vòm cửa và trường phái Stoicism là trường phái Vòm Cửu. Chúa Giêsu cũng vừa đi vừa giảng dạy dưới các vòm cửa của đền thờ. Có một phái trong đoàn các tư tế và Kinh sư, gồm các chuyên gia về luật, các Rabi và các Kỳ mục đã tìm đến để gặp Ngài. Đây là phái đoàn từ Tòa Công Luận, vì nhóm người ấy phải đông các nhân viên trực thuộc Tòa Công Luận. Họ đưa ra một câu hỏi hết sức tự nhiên. Vì một thường dân mà dám tự ý dẹp sạch sân dành cho người ngoại, đánh đuổi những kẻ buôn bán là các viên chức chính thức của đền thờ và của nhà nước, là chuyện khiến mọi người phải sửng sốt. Cho nên họ hỏi Chúa Giêsu “Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy?” Họ mong Chúa Giêsu không thể nào trả lời được. Nếu Ngài nói Ngài tự quyền làm thế, có thể sẽ bắt Ngài ngay vì dám trả lời cách ngông cuồng như vậy trước khi Ngài có thể gây nhiều thiệt hại khác. Còn nếu Ngài nói Ngài cậy uy quyền của Thiên Chúa để hành động thì họ cũng bắt Ngài ngay vì đã công khai phạm thượng, vì Thiên Chúa chẳng bao giờ uỷ quyền cho ai để gây rối ngay trong các sân của nhà Ngài. Chúa Giêsu thấy rõ cái bẫy nan giải mà họ đang âm mưu đưa Ngài vào tròng, cho nên bằng câu trả lời của mình, Ngài đưa họ vào một thế bí tệ hại hơn. Ngài bảo rằng Ngài chỉ trả lời họ với điều kiện họ phải trả lời trước một câu hỏi của Ngài. Câu hỏi của Ngài là “Theo các ông, phép rửa của Gioan Tẩy Giả là do Trời hay do người ta?” Câu hỏi này đã đẩy họ vào một nan đề, một thế bí, không lối thoát. Nếu họ trả lời là do Trời, nhất định Chúa Giêsu sẽ bảo rằng thật ra Gioan đã chỉ cho mọi người hãy đến với Ngài, do đó, Ngài vốn được chính Thiên Chúa chứng thực cho, không cần phải cậy một uy quyền nào khác nữa. Nếu các viên chức Tòa Công Luận nầy đồng ý rằng công tác của Gioan là do Trời, thì họ cũng bị bắt buộc phải thừa nhận Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Ngược lại, nếu họ bảo rằng công tác của Gioan là do người ta, mà bây giờ Gioan đã được thêm vinh dự của một bậc thánh tử đạo nữa, thì họ cũng biết chắc chắn khi nghe vậy, dân chúng sẽ nổi loạn ngay. Cho nên họ bị bắt buộc phải trả lời yếu ớt rằng họ không biết, do đó, Chúa Giêsu thoát được cạm bẫy của họ, vì Ngài không cần phải trả lời câu hỏi của họ.
Cả câu chuyện này là một thí dụ sống động về chuyện gì sẽ xảy đến cho những kẻ không chịu đương đầu với chân lý. Tránh né đối diện với sự thật, bóp méo và vặn cong sự thật cuối cùng sẽ phải lâm vào tình trạng vô vọng, phải chịu ngậm miệng mà không thốt được lời nào. Người dám đối diện với chân lý có thể sẽ phải xấu hổ tự nhận rằng mình sai quây hoặc có thể gặp nguy cơ là phải đứng ra làm chứng bênh vực cho sự thật, nhưng ít ra tương lai của người ấy cũng còn sáng lạn, vững mạnh. Kẻ không dám đối diện với chân lý sẽ chẳng còn gì khác hơn là cứ ngày càng đắm chìm sâu hơn vào một tình trạng khiến kẻ ấy phải gặt lấy tuyệt vọng và chịu bó tay chẳng xoay trở gì được.
Chú Giải Tin Mừng Mác-Cô. Chú Giải Tin Mừng Mác-Cô. - William Barclay Chú Giải Tin Mừng Mác-Cô.