It's so amazing when someone comes into your life, and you expect nothing out of it but suddenly there right in front of you, is everything you ever need.

Unknown

 
 
 
 
 
Thể loại: Giáo Dục
Nguyên tác: Từ Câu Sai Đến Câu Hay
Upload bìa: Nguyễn Hoàng Anh
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3691 / 285
Cập nhật: 2016-07-24 01:46:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Logic Trong Tiếng Việt
0.1. Câu sai lô gích
Câu viết không đúng quy tắc lô gích và tư duy là câu sai lô gích. Ví dụ:
- họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.
Chỉ sau khi nằm xuống mới úp nón lên mặt. Câu trên viết không đúng thứ tự hành động. Thế là sai lô gích.
- Tác giả TTB đã dẫn thơ Bánh trôi nước của hồ Xuân hương như sau:
‘Thân em thì trắng phận em tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non’
Viết vậy là mâu thuẫn trong tư duy lô gích: nếu đã ‘phận em tròn’ tức là an phận rồi, là cuộc sống phẳng lặng rồi thì
326
làm sao lại có chuyện ‘bảy nổi ba chìm’ và ‘rắn nát mặc dù tay kẻ nặn’ nữa. Trong nguyên tác, câu đó là:
‘Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non’
- nhiều người đi lên đấy bỏ về hết. (p., Đường đời, tập 10)
nhiều không phải là tất cả, sao lại về hết? Lẽ ra nhiều người đã bỏ về. nếu muốn giữ lại từ ‘hết’ thì phải thay ‘nhiều’ bằng ‘những’: những người đi lên đấy bỏ về hết.
hỏi một đường, trả lời một nẻo cũng là sai về tư duy.
- Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?
- Ông lão vứt tiền xuống ao vì ông biết đó không phải tiền do con tự làm ra. (hướng dẫn làm bài tập tiếng Việt 3, tập I, t.115)
‘Để’ là một từ chỉ mục đích. học để mở mang đầu óc; Luyện tập để thân thể cường tráng... Còn nghĩa hay dùng nhất của từ ‘vì’ là chỉ nguyên nhân: nghỉ học vì bệnh; Cha mẹ buồn vì con hư;... Đoạn trên hỏi về mục đích của hành động vứt tiền xuống ao lại được trả lời bằng nguyên nhân của hành động. Thế cũng là sai về tư duy.
Cho dù không nắm vững nghĩa của những từ hư như để, vì... thì có một nguyên tắc để có câu trả lời đúng là nếu trong câu hỏi dùng từ nào để hỏi thì hãy dùng luôn từ đó mà trả lời:
hỏi: A để làm gì? Trả lời: A để... hỏi: Vì sao lại A?
327
Trả lời: Vì... nên A (/A vì...)
Lập luận mâu thuẫn cũng là sai lô gích.
- nếu đòi hỏi nguyên gốc, gốc mất rồi còn đâu nữa. Vấn đề là đảm bảo tính chân xác, điều đó thể hiện ở tính tư tưởng. (Lời ông PP, b., 01.06.2003)
Không còn nguyên gốc thì làm sao đảm bảo được tính chân xác? Vậy là vế đầu của câu sau mâu thuẫn với câu đầu tiên.
Phân loại khái niệm không đúng cũng là sai về tư duy.
Tới dự lễ khai giảng năm học mới tại một trường ở hà nội, một cán bộ lãnh đạo phát biểu: ‘... chúng ta [...] phải lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức là ưu tiên’ (b., 06.09.2006). Dấu phẩy trong câu trên có chức năng phân cách hai thành phần đẳng lập về phương diện ngữ pháp, có quan hệ ngang hàng về phương diện lô gích. Thay dấu phẩy bằng từ và thì cái sai lô gích của câu trên lộ ra rõ hơn: ‘chúng ta [...] phải lấy giáo dục con người làm gốc và giáo dục đạo đức là ưu tiên’. Trong câu này, phạm trù ‘con người’ và phạm trù ‘đạo đức’ đã được đặt ngang hàng. Lẽ ra nên nói ‘chúng ta [...] phải lấy giáo dục con người làm gốc, trong đó giáo dục đạo đức là ưu tiên’.
Lời đề nghị ‘Ukraine giúp đỡ sửa chữa những thiết bị mà trước đây Liên Xô và Ukraine viện trợ cho Việt nam’ (b., 26.03.2011) cũng sai lô gích. Từ ‘và’ khiến trước đây Ukraine không thuộc Liên bang Xô viết. Trong trường hợp này, nên chấp nhận cách nói dài hơn nhưng chính xác: ‘Ukraine giúp
328
đỡ sửa chữa những thiết bị mà trước đây Ukraine và các nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô đã viện trợ cho Việt nam.’
Dùng một từ không đúng với những nguyên lý cơ bản của tư duy như các nguyên lý đồng nhất, phi mâu thuẫn, bài trung... là sai lô gích. nói nôm na, dùng một từ không đúng với những lý lẽ thông thường cũng là sai lô gích. Chú ý ‘lý sự’ một chút bạn sẽ nhận ra những kiểu sai này.
-... Đời sống vật chất thường ngày của gia đình thường diễn ra cảnh ‘sáng ăn cơm với dưa, chiều ăn cơm với nhút’... Vì thế, về quê gặp được anh tôi rất mừng. (b., số 14.1994)
Cuộc sống ‘sáng ăn cơm với dưa, chiều ăn cơm với nhút’ khổ như thế mà mừng lấy được hay sao? Chả có lý do gì mà ‘vì thế’. Cần bỏ ‘vì thế’.
- Đọc một mạch hết 167 trang tiểu thuyết của ngô ngọc Bội, người đọc cảm nhận ngay đây là một tập tiểu thuyết viết về tình yêu.
Đọc qua vài trang đầu, bạn có thể cảm nhận ngay tiểu thuyết đó viết về gì, chứ đã đọc hết truyện, hết 167 trang mới nhận ra đó là tiểu thuyết viết về tình yêu thì cái cảm nhận ngay này quá chậm.
Trong sách Văn 11 (nhà xuất bản giáo Dục, 1994, trang 41), phần viết về nguyễn Khuyến có bài thơ Chợ Đồng ở làng Và (còn gọi là Vị hạ):
‘Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng..................
hàng quán người về nghe xáo xác nợ nần năm trước hỏi lung tung’
329
‘năm trước’ hóa ra đã sang năm mới rồi. Mà phiên chợ Đồng mở ngày hai mươi bốn tháng chạp là ngày năm hết Tết đến. Câu trên phải là ‘nợ nần năm hết hỏi lung tung’. người viết lầm ‘năm hết’ thành ‘năm trước’.
- Trước đó, Quận ủy quận 8 đã ra quyết định khai trừ chín trường hợp nguyên là đảng viên Đảng Cộng sản Việt nam. (b., 29.05.2002)
nguyên là đảng viên tức là nay không còn là đảng viên. Sao quận ủy lại khai trừ những người không còn là đảng viên?
- Dàn nhạc giao hưởng, tại lễ kỷ niệm 15 năm xây dựng và phát triển Đại học Quốc gia Thành phố hồ Chí Minh (27.01.1995 - 27.01.2010) trình bày hợp xướng Tự nguyện:
‘nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương’
nhạc sĩ sáng tác và những người hát bài này không phải là người hay sao?
- Do tôm chết hàng loạt nên ở xã này ‘hộ nợ thấp nhất là 50 triệu đồng và cao nhất từ 300 đến 400 triệu đồng’. (Ti vi, 29.06.2010)
Có hai mức cao nhất ‘từ 300 đến 400 triệu đồng’ sao? (!)
Sai khái niệm khoa học cũng là sai lô gích.
‘Có bao nhiêu cấp bão?’ Phần khởi động trong chương trình ‘Đường lên đỉnh Olympia’ (17.08.2008) cho đáp án: 12.
Đáp án này sai vì đã lẫn cấp gió với cấp bão.
Sức gió theo thang độ Beaufort có 13 cấp. Cấp O ứng với
330
tốc độ gió dưới 2km/giờ. Cấp 12 ứng với tốc độ gió 118km - 133km/giờ. Còn lại là ‘sức gió trên cấp 12’.
‘Áp thấp nhiệt đới (tropical depression)’- ứng với sức gió từ cấp 5 đến cấp 7. ‘Bão nhiệt đới’ (tropical storm) ứng với sức gió từ cấp 8 trở lên.
Có 5 cấp bão theo thang bão Saffir-Simpson: Cấp 1 ứng với sức gió cấp 13, cấp 2 ứng với sức gió cấp 14,... cấp 5 ứng với sức gió từ cấp 17 trở lên.
Viết những câu vô nghĩa cũng là sai lô gích.
- Một chương kết diễn ra trong tiểu thuyết thật xúc động và tự tin.
Câu trên dư và vô nghĩa. Dư vì không xảy ra trong tiểu thuyết thì xảy ra ở đâu? ‘Một chương tự tin là cách nói vô nghĩa.
Sai trong tư duy là sai lô gích.
- Công ty chúng tôi yêu cầu học viên phải học nội quy. Đối với học viên nữ khi lái xe không được đi guốc cao gót, không nói chuyện điện thoại di động. Đối với học viên nam, không được hút thuốc lá. (Ti vi, 22.03.2011).
Lấy thuộc tính phổ biến làm thuộc tính đặc thù là sai về tư duy. Đành rằng nữ thường ‘tám’ trên điện thoại di động hơn nam, còn nam thì hút thuốc lá. nhưng được phép thực hiện những gì nội quy không cấm. hệ quả là khi lái xe, nam được phép nói chuyện điện thoại di động, còn nữ được phép hút thuốc lá. (!?)
Có những câu không sai lô gích, nhưng...
331
- Sự công minh liêm chính đi tới đâu thì sự thật ở đó lên tiếng. (b., 13.10.2000)
Cái lô gích của câu này nghe kỳ kỳ: sự thật sẽ không lên tiếng ở những nơi không có công minh, liêm chính hay sao? Sự thật bao giờ cũng là sự thật. Dù chưa có công minh liêm chính thì người dân bị đối xử sai trái vẫn đi khiếu kiện. Vấn đề là sự thật có được sáng tỏ (lên tiếng), có được tôn trọng hay không thôi. Vậy nên sửa đề báo trên thành:
- nơi đâu công minh liêm chính, nơi đó sự thật được tôn trọng.
10.2. Lô gích của vài từ cơ bản
10.2.1. nước - một từ đặc Việt1
Lấy nơi sinh sống đặt tên cho lãnh địa dân tộc mình là lẽ thường tình. nhiều nước có tên gọi gắn với đất (land). Scotland là đất của những người nói tiếng gaelic; Phần Lan (Finland) là đất của những người nói tiếng Finnic; hà Lan (holland) là vùng đất cây cối rậm rạp, và cũng là những vùng đất thấp (netherlands); Ba Lan (Poland) là đất của dân tộc Poles. nhưng người Việt dùng từ nước để chỉ lãnh thổ dân tộc: nước Việt nam. Điều này gắn với huyền sử Việt, số con của bà Âu Cơ nửa lên núi, nửa xuống biển nên non nước, đất nước cũng là nước, là quốc gia.
1 Bài đăng trên Tu i Trẻ ngày 28.12.2009
332
1. Trong tiếng Việt, từ làng nước để chỉ những người cùng làng. gặp hiểm nguy người ta kêu ‘Ối làng nước ơi!’. Thú vị là từ làng cũng gắn với ‘những dải nước lớn’, vì người Việt cổ ‘quần cư quanh những dải nước lớn (cũng như đồng bào miền núi thường quần cư bên bờ suối, bờ sông) mà ngày xưa gọi là lang và sau này khi tiếng Việt đã có thanh điệu, cơ sở quần cư ấy được gọi là làng’ (nguyễn Kim Thản). Khi xâm lược nước ta, người hán gọi dải nước rộng lớn, chạy dài suốt từ Yên Lãng, Đông Anh lên Từ Sơn, v.v. là Lãng Bạc. Theo mặt chữ, lãng là sóng, bạc là hồ nước lớn chung quanh có núi. Chữ lãng ở đây dùng để phiên âm từ láng mà người Việt nam dùng để gọi dải nước này. Từ láng, theo Từ điển tiếng Việt (hoàng Phê), có nghĩa là đầm, đìa. hiện vẫn còn nhiều địa danh mang chữ láng: làng Láng (ở hà nội, Dưa La cà Láng), Láng Le, Láng Thé, Láng Cò, Láng Thờ (dưới Đền hùng),v.v.
2. nơi ở của người Việt gắn chặt với nguồn nước nên tổ tiên ta đã dùng từ nước (water) đặt tên cho đơn vị hành chính lớn nhất của mình, nước là quốc gia (state). Theo quy luật lấy con người làm trung tâm và lấy những sự vật gần gũi nhất quanh ta để đặt tên nhiều hiện tượng khác, từ nước được người Việt dùng theo nghĩa bóng rất nhiều, những cách dùng từ ngữ hiếm thấy ở những dân tộc khác.
Bắt đầu một ngày, mặt trời nhô lên khỏi biển được người Việt gọi là ‘mặt trời mọc’ giống như cây mọc từ đất, hoa sen, hoa súng mọc từ nước, trong khi các dân tộc Anh, nga, Pháp nói là ‘mặt trời đi lên’ (to rise, podnimatsja, se lever). Chuyển
333
từ ngày sang đêm, mặt trời buông xuống rồi biến mất, giống như khi ta lặn xuống nước không ai thấy nữa. Vậy là người Việt nói ‘mặt trời lặn’.
Trong tiếng Việt, từ nước có tính độc lập cao, nó kết hợp được với tính từ, động từ, danh từ theo những trật tự khác nhau. hãy so sánh với tiếng Anh: Tiếng Việt có 117 cụm từ trong đó có yếu tố nước, sông, trong số này có 97 cụm mà tiếng Anh lại diễn đạt bằng những từ khác, chứ không phải là nước, sông (water, river), tuy tiếng Anh cũng có 19 cụm từ chứa water, river nhưng ở cách nói tương ứng trong tiếng Việt lại không dùng hai từ sông, nước. (theo luận văn thạc sĩ của nguyễn Thị Thanh Phượng) Chu Lai viết ‘Chị hàng nước mang hàm giảng viên đại học... còn có nhã ý bán thêm mặt hàng mía đẫn để phục vụ riêng cho Lãm’. (Phố) hàng nước đâu chỉ có bán nước, còn bán cả kẹo bột, kẹo vừng, mấy gói thuốc lào, dăm bao thuốc lá. người uống nước có thể mua thêm cút rượu nhắm vuông kẹo lạc, kẹo vừng... Từ nước đã thay cho nhiều mặt hàng ăn uống lặt vặt.
3. Các bạn thử xem có thể dùng những cụm từ chứa water để dịch những từ nước in nghiêng dưới đây được không?
Tức nước vỡ bờ, nước biểu trưng cho sức mạnh, cho năng lực. Từ đây có những cách nói: học hành như vậy chưa nước non gì đâu; nó thì nước gì, đến nước ấy là cùng; làm thế cũng chả nước mẹ gì (xin lỗi!)... Thay vì nói ‘ra tay, trổ tài’ người ta cũng nói ‘ra nước’.
nước thì có bề mặt phản chiếu, nên có thể dùng từ nước 334
để chỉ những gì trên bề mặt có màu sắc: nước da trắng hồng, nước bóng, nước mạ, nước kền, nước sơn, màu chiếc xe đã xuống nước không còn như lúc mới.
những con nước lên xuống, rồi một sông nước chảy đôi dòng, dẫn tới những tình huống mà con người phải xử trí hàng ngày, hoặc nói năng ngang bằng sổ thẳng hoặc theo nước đôi muốn hiểu thế nào thì hiểu. Tình huống trong cuộc đời giống như tình thế trong cuộc cờ. Vậy nên nước còn dùng để nói về nước cờ, thế cờ, ‘Cờ đang dở cuộc không còn nước’ (nguyễn Khuyến). nhiều lúc, dù có xoay xở hết nước thì vẫn không thoát khỏi nước bí trong cuộc cờ cũng như trong cuộc đời nếu như không có những lời mách nước. Kẻ được nước, ở vị thế cao thì lấn nước, người kia mất nước, ở vị thế thấp đành chịu nước lép hoặc tính tới nước nói dối. Thậm chí nếu hết đường binh thì chỉ còn nước đầu hàng. nước đời là vậy.
Dòng nước chảy gợi nên sự chuyển động, khiến ta liên tưởng tới cách thức đi đứng, hành xử tìm ra đường đi nước bước trong công việc. ngựa chạy được ví như nước chảy, có lúc đi nước kiệu, lúc lại phi nước đại. Về gần đích, vận động viên chạy nước rút. Cuối năm, nhà máy, xí nghiệp cũng mở cuộc đua nước rút hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch.
Mời các bạn suy ngẫm và dịch tiếp những từ ‘nước’ dưới đây: nước chấm, nước dùng, nước lèo, nước cốt, nước hàng, nước màu, nước hoa, nước trái cây, sắc tới nước thuốc thứ hai, thêm thứ này vô sẽ mất nước, nước độc, bị sốt rét ngã nước, buôn bán nước bọt,...
335
Ấy là chúng ta chưa nói về nghĩa bóng của từ nước trong thành ngữ, tục ngữ Việt.
10.2.2. Cái bụng chứa... tinh thần1
1. Đọc đề báo này chắc có bạn nghĩ bụng lại chuyện gì nữa đây? nếu trong bụng còn nửa tin nửa ngờ xin bạn cũng đừng nóng lòng, sốt ruột, hãy bền lòng đọc tiếp và trước hết trả lời câu hỏi sau: Xin bạn vui lòng cho biết có thể tìm được những từ tiếng Anh, Pháp, nga... chỉ bộ phận cơ thể con người ứng với ‘bụng’, ‘lòng’, ‘ruột’... của tiếng Việt để dịch những từ ngữ viết nghiêng trên đây được không? Tôi nghĩ là không. nếu bạn tìm được những trường hợp như vậy, xin đừng giữ trong bụng. hãy nói ra, tôi sẵn lòng và hài lòng lắng nghe, vì tin rằng bạn không có bụng dạ gì. nếu bạn đúng, dù hơi phiền lòng nhưng vì tôn trọng chân lý nên tôi buộc lòng chấp nhận và ghi lòng tạc dạ những điều tôi chưa hiểu thấu đáo. Với những điều chưa thỏa đáng, tôi xin được nói lại, mong bạn đừng mếch lòng và cũng đừng để bụng làm gì. Vậy thì tôi cứ viết miễn sao các bạn ưng cái bụng là tốt lắm rồi.
2. Phần lớn cách dùng từ lòng trong tiếng Việt theo nghĩa bóng lại chuyển thành từ tim trong tiếng Anh, Pháp hoặc nga... Vì sao vậy?
Lý thuyết ẩn dụ trong ngôn ngữ học hiện đại cho rằng, con người là một vật chứa và thể hiện sự trải nghiệm thế giới vào ngôn ngữ. Tiếng Việt là một trường hợp điển hình.
1 Bài này đã đăng trên Tu i Trẻ ngày 26.01.2010 336
Với người Việt, cái bụng là vật chứa tiêu biểu, nó chứa đựng và thể hiện những gì thuộc phạm trù tinh thần. Một chứng cứ là trong kho giai thoại Việt từng có người cởi trần nằm ngoài nắng để ‘phơi sách’ - phơi chữ trong bụng. những người lắm chữ nghĩa được coi là đầy một bụng sách. Mới rồi nguyễn Quang Sáng viết ‘Đúng là quên nhiều... nhưng viết lại khác, cái gì mình muốn viết nó nằm trong bụng rồi, chỉ cần khui ra thôi’. (Tuổi Trẻ, 13.01.2010) Trong tiếng Việt, bụng và những bộ phận của cái bụng lòng, dạ, gan, ruột... trở thành biểu tượng cho phạm trù tinh thần. Chúng là một công cụ biểu hiện tư duy, tâm lý, tình cảm, ý chí, sức chịu đựng.
Trong tiếng nói nhiều dân tộc khác, người ta dùng từ ‘tim’ để biểu hiện điều này. người Việt nói ‘học thuộc lòng bài thơ’ thì người Anh lại nói ‘học thuộc bài thơ bằng trái tim’. Không nhiều ẩn dụ được người Anh thể hiện qua các từ ngực, lồng ngực, tụy, đại tràng, ruột (he busted a gut laughing, nó cười đau cả ruột). Trong tiếng Việt cũng xuất hiện không ít từ tâm, tim với ý nghĩa biểu trưng (khẩu phật, tâm xà, một túp lều tranh hai trái tim vàng, hiến dâng con tim và khối óc cho Tổ quốc...). Tâm là một từ hán Việt. Theo nguyễn Đức Tồn cách dùng từ tim theo nghĩa bóng có lẽ được du nhập từ các nền văn hóa khác trong mấy thế kỷ gần đây.
3. Cùng biểu thị phạm trù tinh thần, nhưng mỗi bộ phận lòng, dạ, ruột, gan... lại nhấn mạnh một mặt nào đấy.
nhìn một người theo bề ngoài, thấy mặt nhưng không thể thấy lòng, dạ, ruột, gan... nên những từ này có một điểm
337
chung là biểu thị những trạng thái tinh thần thầm kín. Cũng vì vậy, có hàng loạt các từ ghép các yếu tố này: gan dạ, lòng dạ, bụng dạ, ruột gan...‘Các thày giáo thì bụng dạ cũng đại khái như thế.’ (Tô hoài); ‘Lại một lần nữa, ruột gan cô Thúy không kìm được sự hồi hộp.’(ngô Tất Tố).
Từ dạ có khả năng diễn đạt những mức độ của trạng thái tinh thần: chột dạ, nhẹ dạ, vững dạ,... ‘Mạ thằng Tư hiền ngẫm thấy mình quá nhẹ dạ cả tin.’ (Xuân Thiều); ‘năm mười ba tuổi, tôi xin ra khỏi nhà trường. Tôi thấy rằng dù còn trẻ người non dạ thì tôi cũng đã đủ tư cách kiếm lấy mà ăn.’ (Vũ Trọng Phụng)
Từ lòng được dùng rộng rãi nhất, biểu hiện được tất cả những cung bậc tình cảm con người. Thể hiện tình cảm mong muốn, khát khao của thời thanh niên sôi nổi chúng ta hát: ‘Lòng ta hằng mong muốn và ước mơ/ Bàn tay son sắt dâng cao ngọn cờ’.
Khi vui sướng, người ta mở cờ trong bụng. Được khen, dù biết đó chỉ là những lời nói lấy lòng ta thường vẫn hởi lòng hởi dạ, mát lòng mát dạ, nở từng khúc ruột.
Lúc yêu thương, say mê bạn khác giới là ta đã phải lòng họ rồi. ‘Không gian quanh Mây tạo nên sự quyến rũ đến cháy lòng một cuộc sống yên tĩnh và ấm áp...’ (Trầm hương)
Khi buồn thương chỉ nghe tiếng cuốc kêu là lòng buồn tái tê, lòng đau như cắt. Trước cảnh bất hạnh, ‘Vân thấy mủi lòng, nước mắt bỗng nhiên ứa lên cổ khiến chàng nghẹn ngào thương xót.’ (Thạch Lam) ‘Dưới ánh đèn vàng vọt mờ từ cánh cửa của chung cư, khuôn mặt gầy khắc khổ của Định
338
như dài thêm ra. Tôi bỗng chạnh lòng’ (Trầm hương). ‘Lúc lo lắng, bồn chồn đợi chờ thì lòng như lửa đốt’. ‘Tin dữ làm ta sợ mất mật’. ‘Lúc khó chịu, không bằng lòng thì cãi lại. Tức giận nhau vẫn có thể bằng mặt đấy nhưng chẳng bằng lòng’. ‘Chuyện mẹ chồng nàng dâu, dì ghẻ con chồng thường do khác máu tanh lòng.’
Bụng, dạ nhấn mạnh tới những điều thầm kín trong tâm tư: ghi lòng tạc dạ, thậm chí sống để dạ, chết mang đi.
Bụng còn để tư duy. Khi suy xét, đánh giá một điều gì đó nhưng không nói ra là bạn nghĩ bụng. Có ý định làm một việc gì đó là ta đã định bụng. Tự nhủ mình là bụng bảo dạ, tự làm mình hoảng sợ là bụng nát dạ. Trong tế lễ ma chay nhiều người tin rằng cõi dương sao thì cõi âm vậy ấy là đã suy bụng ta ra bụng... thần.
Dạ còn chỉ khả năng ghi nhận. học hành mau hiểu, mau nhớ là sáng dạ. người tối dạ thì ngược lại.
Từ ruột, ruột gan nhấn mạnh tới sự chịu đựng về tình cảm.
‘Cao thấp nát gan con sóng lượn,
ngạt ngào đứt ruột tiếng chim kêu’ (hồ Biểu Chánh)
Khi lo lắng, ruột gan rối như tơ vò. Con hư thì bố mẹ đứt từng khúc ruột. Bị chọc quê đau, ta có thể ứa gan lộn ruột, buốt ruột buốt gan. nhiều khi tức đến ‘tím gan, tím ruột với trời xanh’. (nguyễn Khuyến) ‘Thảm cho em vì muốn báo thù cho mẹ mà phải hư thân, thiệt qua nghĩ đến việc ấy chừng nào, qua càng nát gan đứt ruột chừng nấy.’ (hồ Biểu Chánh)
339
‘Khê Trung hầu thấy Lương ngự sử quá nóng, (nên) nói dịu tuy hầu cũng đang thâm gan tím ruột.’ (nguyễn huy Tưởng)
gan nhấn mạnh tới ý chí mạnh mẽ, bền bỉ, không lùi bước trước khó khăn, hiểm nguy. Đó là gan con cóc tía dẫn đàn súc vật lên kiện trời đòi mưa. người non gan thường không làm được việc lớn. họ ‘không có gan chạy trốn đến tận cùng bằng tự sát’. (Chu Lai) Có chí làm quan, có gan làm giàu. những người cả gan là những người liều lĩnh, dám làm những việc động trời khác người: ‘Thuở nay người giàu sang thường kiếm con nhà giàu sang mà cưới, chớ có ai cả gan dám tính cưới con nhà nghèo hèn bao giờ.’ (hồ Biểu Chánh) giới nữ thường mềm yếu, hiếm thấy những ai như trong Bão biển của Chu Văn: ‘nó đánh cán bộ mình mà một con đàn bà trời giáng mặt sứa gan lim, hỏi cung hai lần, nó nhất định không khai’. Trong Cát bụi chân ai, Tô hoài nhiều lần dùng từ gan biểu trưng cho ý chí: ‘Các cậu này to gan, liều quá’. ‘Vẻ thản nhiên trơ gan cùng tuế nguyệt của cảnh vật gợi một nỗi buồn thê lương.’; ‘Cô nào kiên gan lắm cũng chỉ đi dạy, đứng bán mậu dịch bách hóa được ít lâu rồi bỏ về.’; ‘Mấy tên lính Thái gan lỳ vẫn dai dẳng bắn xuống phát một.’...
Trong tâm thức người Việt, cái bụng và lục phủ ngũ tạng chứa đựng tinh thần là như vậy.
10.2.3. Sự chuyển nghĩa của từ ăn1
1. ‘Ăn’ là một từ cơ bản và có trong ngôn ngữ của mọi
1 Bài đăng trên SGTT, ngày 01.11.2010 trang 30, với tựa đề “Nhiều cách nói ăn đặc sắc mất dần”.
340
dân tộc. Từ ăn trong tiếng Việt cực kỳ lý thú, phản ánh quá trình nhận thức đặc biệt của người Việt về hiện tượng ‘ăn’.
giáo sư hoàng Tuệ có một bài viết rất hay trên Tác phẩm mới (1973) liên quan đến từ ăn. Đây là một gợi ý quan trọng để tôi viết bài này.
Thuở hồng hoang, tiếng nói của chúng ta có rất ít từ. Trong quá trình phát triển có nhiều từ mới được thêm vào hoặc dùng từ cũ với nghĩa mới. Ăn là một từ điển hình có nghĩa được mở rộng.
Khởi thủy, ‘ăn’ là một hành động của con người. nghĩa của từ ‘ăn’ được mở rộng dần dần theo cách lấy khuôn mẫu con người để nhận thức vũ trụ.
2. Việt nam tự điển (1931) của hội Khai trí tiến đức định nghĩa:
(1) Ăn là cắn, gặm, bỏ vào miệng nhai rồi nuốt đi.
Loài vật cũng có hành động ‘ăn’. Có điều con rắn chỉ có nuốt con mồi. Con cóc, con thằn lằn chỉ tợp một cái là con mồi vào bụng chứ không ‘cắn, gặm, nhai’. Vậy cần hiểu lại từ ăn khái quát hơn cho phù hợp với cả loài vật. Từ điển tiếng Việt (1992) của Viện ngôn ngữ học định nghĩa:
(1) → (2) Ăn là tự cho vào cơ thể thức nuôi sống
Trong câu ‘Thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ, thợ bồ ăn nan, thợ hàn ăn thiếc’ (Tục ngữ), có thể hiểu ‘ăn giẻ, ăn hồ...’ để nuôi sống. nhưng người Việt còn có tục ăn trầu. Không ai nuốt trầu như Bill gates khi tới thăm vùng quê quan họ, mà là nhai rồi nhả bã trầu... Vậy thì trầu không phải là thức nuôi
341
sống. Ca dao có câu cá không ăn muối cá ươn. Cá nào có tự cho muối vào cơ thể. nó bị con người rắc muối lên ướp để khỏi ươn, để tồn tại. Lại nữa, đồ vật cũng ‘ăn’: ‘Con tàu neo ở cảng ăn hàng’; ‘Chiếc mô tô này chạy 100 cây số ăn hết 2 lít xăng.’ Động cơ xe máy, tàu thủy, máy bay... phải ăn xăng, ăn than mới chạy được, mới tồn tại được. Khái quát tiếp:
(2) → (3) Ăn là tiếp nhận chất để tồn tại
Thậm chí trong khái niệm ‘ăn’, người Việt không chú ý tới ăn chất gì. Thi hào nguyễn Du lại cho ăn chất trừu tượng: ‘nói lời rồi lại ăn lời như không’. Ăn lời là nuốt lời. Cũng chả ai nghĩ cho ăn đòn, ăn roi là để tồn tại. Chúng ta đi tới một khái quát cực kỳ quan trọng:
(3) → (4) Ăn là sự tiếp nhận
Chết là tiếp nhận đất. Vậy nên ăn đất là ẩn dụ của cái chết.
3. nghĩa của từ càng khái quát càng dễ dùng cho nhiều tình huống khác nhau. Ăn là tiếp nhận, và có dăm bảy đường tiếp nhận: chủ động, bị động, đồng thuận hoặc theo tục luật.
Chủ động tiếp nhận với ý nghĩa không chính đáng, xấu xa là ăn bám, ăn chực, ăn hại, ăn ghẹ, ăn ké, ăn báo cô; ăn bớt, ăn bòn, ăn vụng, ăn hoang, ăn không, ăn dỗ (trẻ em), ăn quẩn, ăn quèo; ‘Khôn ngoan thì kiếm ăn người, mạt đời thì kiếm ăn quanh’ (Tục ngữ)... Không ít hạng người có thủ đoạn ăn lưu manh, phi nghĩa: ăn cắp, ăn trộm, ăn gian, ăn lường, ăn lận, ăn quịt, ăn hớt, ăn bửa, ăn chằng, ăn thông lưng (trong cờ bạc). những tên đạo chích và gái đứng đường thì ăn sương. Tục ngữ có câu ‘Kiếp trâu ăn cỏ, kiếp chó ăn
342
của dơ’. những hạng kỳ hào, lý dịch, quan chức ăn chặn, ăn chẹt, ăn cướp cơm chim, ăn tiền, ăn đút lót, ăn hối lộ (xưa gọi lịch sự là ăn lễ), được gọi chung bằng từ ăn bẩn. Từ đây, có cách chửi mắng là bảo một người ‘ăn cái nọ, ăn cái kia’. (ô uế, xấu xa)
Sự tiếp nhận bị động là nước da ăn ảnh, ăn phấn, ăn đèn, ăn nắng, ăn gió. Có người ‘mặc đồ đen lại ăn hơn đồ trắng’. giấy sản xuất thời bao cấp rất xấu, thường bị ăn mực.
Tiếp nhận theo quy luật, theo luật chơi, theo tục lệ là sự tiếp nhận hợp lý. Đó là ăn bổng, ăn lộc, ăn hương hỏa, ăn thừa tự, ăn bát họ, ăn cái; làm công ăn lương; làm ở hợp tác xã ăn công điểm. Trong cá cược nói ‘đặt một ăn ba’. Trong buôn bán, nói ‘hàng này đã ăn giá 300 ngàn’. người làm trái tụclệliềnbịlàngxómkéođếnănvạ(ngảlợngàraăn).Ănvạ còn nhằm bắt đền, tức tiếp nhận sự đền bù của người khác.
Tiếp nhận từ cả hai phía thường mang nghĩa hài hòa: Tủ này ăn mộng. những người ăn cánh thường nói ăn khớp nhau. Đội bóng này chơi cực kỳ ăn giơ (jeu); chưa thấy hai tiền đạo nào chơi ăn ý nhau như vậy. Dàn đồng ca này hát bè không ăn nhịp lắm...
4. Để ăn được một đối tượng khác thì phải mạnh hơn. Từ đây ăn có ý nghĩa là vượt trội, là thắng, là làm tiêu hao đối tượng. Đó là ăn tôm, ăn lèo, ăn chắn trong bài bạc, ăn xe, ăn pháo trong đánh cờ, đánh bài. Rồi ‘Cờ bạc ăn nhau về sáng’ (Tục ngữ), ‘Anh ta thì ăn giải gì, có mà giải rút’, ‘Về đầu óc, đứa em ăn đứt thằng anh’, ‘Đấu với nó sao được, nó sẽ ăn gỏi cậu’...
343
Từ đây thêm một dòng nghĩa mới: ăn là tiêu hao đối tượng. Đó là nước ăn chân; gấu ăn trăng (hiện tượng nguyệt thực); acid ăn mòn kim loại; vải này ăn màu; buôn bán ế ẩm, bị ăn cụt vốn; biển đã ăn vào 100 mét; đường kẻ này ăn sang trái; ‘Sơn ăn tùy mặt ma bắt tùy người’(Tục ngữ)...
5. Từ ‘ăn’ thường trực trong tâm thức người Việt. Và tiếng Việt có nhiều từ ghép ‘ăn + X’, ở đó:
- Có X nói về duyên cớ ăn: Ăn Tết, ăn tân gia, ăn hỏi, ăn mừng, ăn khao, ăn giỗ, ăn cơm khách, ‘Ăn có mời làm có khiến.’ (Tục ngữ); ‘Mồng ba cá đi ăn thề, mồng bốn cá về cá vượt vũ môn.’ (Ca dao)...
- Có X nói về tính chất, phương thức ăn: ăn già, ăn non, ăn vặt, ăn vay, ăn đong...; ăn xó mó niêu, ăn xin, ăn mày cửa Phật; ‘Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối’ (Tục ngữ); ‘những người ăn xổi ở thì/ Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày’ (Truyện Kiều)...
- Khi ghép ‘ăn’ với một động từ X khác, như ăn học, ăn tiêu, ăn mặc, ăn ngủ, ăn nói, ăn nhậu, ăn chia, ăn ngồi... vai trò của ăn và X như nhau, những tổ hợp này còn có thể nói về một điều X khái quát: Ăn chơi nói về chuyện chơi bời, ăn ở nói về cách ứng xử trong cuộc sống, còn ăn nằm chủ yếu nói về chuyện hai người có quan hệ... ‘nằm’ với nhau.
Con đường phát triển nghĩa của từ ăn phong phú là như vậy. Mong bạn hãy liên hệ với từ ‘ăn’ trong ngoại ngữ mình biết và hãy thử dịch những ví dụ gặp trong bài này xem bao nhiêu trường hợp có thể dùng eat (Anh), manger (Pháp), est’ (nga) để dịch từ ăn của chúng ta.
344
Một điều đáng suy ngẫm: nhiều cách nói đặc sắc về từ ăn đang mất dần đi trong xã hội hiện đại.
10.2.4. Đường đi của từ lại1
Một đặc điểm lô gích của ngữ nghĩa các từ cơ bản: Sự
chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa phái sinh.
Có nhiều từ cơ bản đa nghĩa. Ban đầu mỗi từ chỉ có một vài, thậm chí chỉ một, nghĩa gốc. Trong quá trình tiến hóa ngôn ngữ, có sự phát triển về nghĩa của chúng một cách lô gích theo những tình huống mới và nhận thức mới của con người về tự nhiên và xã hội. Sự chuyển nghĩa trên cơ sở nhận thức của chúng ta về mối quan hệ giữa các phạm trù, từ phạm trù không gian tới các phạm trù khác. Điều này xảy ra với những từ cơ bản - những từ miêu tả những bộ phận bên ngoài dễ nhận biết nhất của con người, những hành động xảy ra hằng ngày của con người, những từ trỏ những hiện tượng thiên nhiên dễ thấy nhất quanh ta. Chúng ta minh họa điều này qua từ lại, một từ trỏ sự chuyển động trong không gian.
2. giả thuyết: Ban đầu từ lại chỉ có một nghĩa gốc liên quan đến nhận thức không gian.
Có hai từ cơ bản đối lập nhau trỏ sự vận động, di chuyển trong không gian. Đó là đi và đối lập với đi là lại. Con người di chuyển đến một chỗ khác liên tiếp bằng hai chân và luôn luôn có một chân tựa lên mặt đất được gọi là đi. Từ điển
1 Bài công bố trên Tạp ch Ngôn Ngữ, số 11. 2010, trang 9 - 14, với tựa đề Con đường chuyển nghĩa của từ cơ bản: trường hợp của LẠI
345
tiếng Việt 1992 của Viện ngôn ngữ học (hoàng Phê chủ biên) cấp cho động từ đi 18 nghĩa khác nhau. Ấy là chưa nói đến 4 tổ hợp trợ từ mang tính thành ngữ chứa đi. gần như toàn bộ 18 nghĩa khác nhau này đều có liên quan với nhau qua hiện tượng chuyển nghĩa liên quan đến một nét nghĩa gốc của đi:
Đi: [+] vận động dời khỏi một gốc
hai từ về và lại trỏ vận động theo hướng ngược lại với đi, hướng về điểm gốc. Từ đây hình thành nét nghĩa căn bản của lại:
Lại: sự chuyển động hướng về điểm gốc (mốc đến) trong phát ngôn. (Điểm mốc ở đây thường là người nói, vì người nói thường lấy mình làm mốc.)
Ví dụ 1: ‘Lại đây với mẹ!’ nghe tiếng gọi này, đứa con chạy lại phía người mẹ là mốc hay điểm nhìn trong phát ngôn trên.
Ví dụ 2: ‘Anh lại đằng này với tôi’. người nói câu này đã nghĩ tới mốc đến ‘đằng này’ mà người đó đã xác định.
3. Sự phát triển nghĩa của LẠI theo nhận thức không gian và hoạt động
3.1. Một chuyển nghĩa căn bản
Đi là dời khỏi gốc xuất phát, lại là trở về gốc đã xuất phát. Do vậy, từ lại có một tiền giả định khái quát là tồn tại một xuất phát điểm - một gốc - nào đó. Trong quá trình phát triển nghĩa, sẽ hình thành những tiền giả định cụ thể ứng với những nghĩa cụ thể của từ lại.
346
Trở lại một vị trí đã xuất phát là sự lặp lại vị trí đó. Do vậy:
Lại → lại 1: sự lặp lại một vị trí (ký hiệu → trỏ sự chuyển nghĩa)
3.2. Sự chuyển quan hệ không gian (lặp lại vị trí) thành quan hệ sự kiện và thuộc tính (lặp lại sự kiện, lặp lại thuộc tính). như vậy:
Lại 1 → lại 2: lặp lại một hành động, lặp lại một sự kiện hay lặp lại một thuộc tính.
Ví dụ: lại mưa, lại ăn, ăn lại, nói lại...
Khái quát: Tổ hợp ‘lại X’, và ‘X lại’ có tiền giả định ‘đã xảy ra X’. Ví dụ: ‘Lại nói chuyện vua ngô là hạp Lư từ khi đánh được nước Sở, uy danh lừng lẫy, sinh ra chơi bời,...’ (Đông Chu Liệt Quốc, quyển 6). Câu này có tiền giả định là ‘trước đây đã nói tới chuyện vua ngô tiến đánh nước Sở, [sau đó nói sang chuyện khác]...’
Ở tổ hợp ‘X lại’, nếu X là những động từ có tiền giả định ‘hành động X được thực hiện tại một địa điểm A nào đó’ thì tổ hợp này có tiền giả định là ‘chủ thể của hành động X đã ở A’. tiền giả định này mất đi nếu hành động X xảy ra trong tương lai. Ví dụ: ở lại; đứng lại; ngồi lại... đều có chung một tiền giả định là chủ thể của những hành động trên đã có mặt ở nơi mà người ấy ở lại; đứng lại; ngồi lại. ‘Tôi ở lại Đà Lạt 2 ngày’ có tiền giả định là ‘tôi đã có mặt ở Đà Lạt’. nhưng với câu ‘Tôi sẽ ở lại Đà Lạt 2 ngày’ chúng ta không thể khẳng định tôi đã có mặt hay chưa có mặt ở Đà Lạt.
347
Sự chuyển nghĩa từ hành động và sự kiện thành thuộc tính
Lặp lại hành động thì hai hành động giống nhau, lặp lại sự kiện thì hai sự kiện giống nhau, lặp lại thuộc tính thì hai thuộc tính giống nhau. Phạm trù giống nhau nằm trong phạm trù khái quát hơn: sự phù hợp. Do vậy, ta đi tới một chuyển nghĩa mới:
Lại 2 → lại 3: sự phù hợp
Đây là sự phù hợp về mục đích, kết quả hay tính chất của
hai hiện tượng, hai hành động.
Ví dụ: - hai ông ấy đã làm nghề tri huyện lại kiêm cả nghề đào mỏ, chẳng qua cũng muốn vinh thân như mọi người. (nTT)
Để được vinh thân, những con người ấy đã làm hai nghề, tri huyện và ‘đào mỏ’ (lấy vợ con nhà giàu). nghề đào mỏ cũng lặp lại mục đích vinh thân như nghề tri huyện. nói cách khác, hai nghề ấy phù hợp với nhau về mục đích.
Để cấu trúc ‘A và B’ được bình thường thì giữa A và B phải có sự phù hợp ngữ nghĩa [x. nĐD, 1987]. Còn ‘nữa’ cũng ‘biểu thị sự tiếp diễn của hành động, sự lặp lại của hành động’ (Từ điển tiếng Việt). Thế là hình thành những cụm từ có các từ lại, và, nữa mang ý nghĩa lặp lại để thể hiện sự phù hợp:
‘A vả lại B’(làbiếnâmcủa‘A và lại B’) ‘A lại B nữa’
‘Đã A lại B’
348
Ví dụ:
- Thấy anh bây giờ khổ sở, em đã chẳng thương lại còn xỉa xói, nhắc đến những lúc hoang phí trước mà xỉ vả. (nam Cao, Đôi mắt)
- ngón tay búng tách tách, miệng lại huýt sáo nữa.
- họ cần cù, vả lại tiềm lực lớn nên thành công là đương nhiên.
3.4. Một sự chuyển nghĩa của lại liên quan tới đi
Vận động đi - dời khỏi gốc - là vận động mở ra, làm tăng khoảng cách, còn vận động đối lập lại - vận động trở về điểm gốc - là vận động hướng tâm, thu hẹp về khoảng cách, về thể tích, về không gian. hệ quả là sự tập trung. Chúng ta có hai sự chuyển nghĩa mới liên quan tới đi và lại.
3.4.1. Sự chuyển nghĩa của từ đi
Chuyển động đi là chuyển động dời khỏi gốc, xa dần điểm gốc, xa dần tầm nhìn của người nói và tới một lúc nào đó sẽ không thấy nữa. Vì vậy:
Chuyển nghĩa 1: Sự dời khỏi gốc khiến đi chuyển thành sự suy giảm. Và khái quát nữa: đi được dùng cho những sự vật, những đối tượng có thuộc tính âm [ - ].
Chúng ta nói: đen đi, xấu đi, gầy đi, mờ đi, nghèo đi, hèn đi, kém đi, chậm đi, yếu đi, tái đi, xám đi, vơi đi, lặng người đi, lười đi...
Chuyển nghĩa 2: Khi dời khỏi gốc xa tới mức độ nào đó sẽ thoát khỏi tầm nhìn rồi chuyển thành không thấy được. Vậy:
đi → không thấy được
349
Chúng ta nói: trốn đi, giấu đi, che đi, lấy đi, khuất đi, ném đi, biến mất đi...
Kết hợp hai ý nghĩa trên sẽ dẫn đến cách nói: loại đi, bỏ đi, vất đi, khử đi...
Chuyển nghĩa 3: Dời khỏi gốc chuyển thành dời khỏi gốc rễ. gia đình là cội nguồn, gốc rễ. Một người chết là người đã ‘bỏ gia đình, anh em, con cháu mà đi.’ Từ đây mà đi là ẩn dụ của cái chết. Chúng ta nói: cụ đã đi rồi. ‘Bác đã đi rồi sao Bác ơi!’ (Tố hữu)
3.4.2. Sự chuyển nghĩa lại → lại 4: sự hướng tâm, sự tập trung, cuối cùng thành khoảng cách, không gian bị thu nhỏ.
Tất cả những chuyển động hoặc hành động nào được nhìn nhận là hướng tâm, tập trung hoặc làm khoảng cách, làm không gian, làm thể tích của đối tượng thu nhỏ lại đều cho phép dùng từ lại để biểu thị ý nghĩa này. Đó là lý do cho các cách nói: nhỏ lại, bé lại, ngắn lại, co lại, tóp lại, hóp lại, teo lại, cụm lại, dúm lại, ríu lại, choắt lại, quắt lại, hẹp lại, đặc lại, cô lại, khít lại, góp lại, gom lại, vun lại... co tay lại, dồn cục lại, tập hợp lại, xúm lại, chất đống lại, thót bụng lại, thu mình lại, nhắm mắt lại, trói lại, gói lại, cuộn lại, gấp lại, đọng lại...
Chúng ta thử dùng hiện tượng chuyển nghĩa này để phân tích giá trị của lại trong câu thơ ‘Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá bạc như vôi’ (Mời trầu, hồ Xuân hương). Trong miếng trầu, vôi bạc, lá trầu xanh, ban đầu là những đối tượng rời nhau với những màu riêng rẽ. Khi thành duyên, chúng gắn kết với nhau. Chính nét nghĩa ‘sự
350
hướng tâm’, ‘sự tập trung’, ‘khoảng cách bị thu nhỏ’ của từ lại làm cho thắm lại có nét nghĩa hai đối tượng hướng đến nhau, không còn khoảng cách mà gắn kết nhau trong sắc thắm tình yêu.
3.5. Sự chuyển từ nghĩa vận động sang nghĩa biểu hiện phạm trù trừu tượng
Chuyển động hướng về điểm mốc, điểm gốc được hiểu là chuyển động trở về nơi xuất phát, trở về trạng thái ban đầu:
lại → lại 5: trở về trạng thái ban đầu
Tiễn khách chúng ta nói: ‘Ông (/Bà) lại nhà ạ!’. người miền Bắc đặt sính lễ cưới trong những quả sơn son và mang đến nhà gái. Sau lễ cưới, nhà gái đưa lại nhà trai một phần lễ vật đó. Một phần lễ vật đã trở về nơi xuất phát nên thành cách nói lại quả. người miền nam thường đặt sính lễ trong mâm, mà hồi là trở về, nên phương ngữ nam Bộ nói hồi mâm, cũng có nghĩa là lại quả. ‘Lại người’ là sau một thời gian sức khoẻ bị giảm sút, nay trở lại trạng thái bình thường ban đầu. ‘Lại hôn’ là gì nếu không phải là từ bỏ việc hôn nhân đã định để trở về trạng thái ban đầu? những cách nói lại giống, lại sức, tỉnh lại, trẻ lại, khoẻ lại, lấy lại tinh thần, nhớ lại, tìm lại họ hàng... cũng được hiểu là trở lại trạng thái đã có lúc ban đầu. ‘nghe thấu hiểu lời của Evtushenko, nika đã rút những giận hờn của mình lại [...]’ (An ninh Thế giới, 10.2005)
3.6. Lại một chuyển động ngược chiều với đi
Một khi đi được hiểu là vận động thuận (xuất phát từ
351
gốc) thì lại được hiểu là vận động ngược, trái hướng vận động của đi. Do đó:
lại → lại 6:
a) những hành động, chuyển động mang ý nghĩa ‘đáp
trả’, ‘phản ứng’ lại một hành động trước đó.
hòn đất ném đi hòn chì quăng lại, cãi lại, mắng lại, phê phán lại, đánh lại, bắn lại, bật lại, văng lại... Ý nghĩa ‘đáp trả’ cũng được hiểu theo nghĩa ‘sòng phẳng’: có đi có lại cho toại lòng nhau; Ở đời này bánh ú trao đi bánh chì trao lại, có ai cho không bao giờ đâu! Có nói đi cũng xin được nói lại.
b) Vận động ngược chiều - phát triển thành một nghĩa mới trỏ những hiện tượng ngược với thông thường, ngược với người khác về thuộc tính, về kết quả, về sự đánh giá
‘nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra’ (Chí phèo). Tức vì chuyện ngược đời càng uống càng tỉnh. Điều này trái với lẽ thường càng uống càng say. ‘Điều bất ngờ lớn đã xảy ra: Đội chặn đứng được chuỗi trận bất bại của đội đầu bảng MU lại là đội Wolverhampton đang đứng cuối bảng’ (b., 08.02.2011). Thế là lại 6 xuất hiện trong mô hình ngôn ngữ nghịch nhân quả [x. nĐD, 1987] và so sánh đối lập:
‘X thì A (nhưng) (mà) Y lại B ‘(IIa)
‘X thì A còn Y lại B ‘(IIb)
Ví dụ: ‘Quả này trông thì đẹp nhưng ăn lại chua’; ‘Cô chị hiền thế, còn thằng em lại hư quá.’
hệ quả của điều này là ‘Lại X’ là một cấu trúc mơ hồ: một 352
mặt có thể hiểu X là hiện tượng ‘ngược đời’. Mặt khác, do ‘lại X’ có một tiền giả định ‘trước đó đã xảy ra một một sự kiện thuộc cùng phạm trù với X.’ [x. nĐD, 1987], nên có thể hiểu X có thuộc tính phù hợp với một điều trước đó.
3.7. những cấu trúc ngữ pháp chứa hàm ý
Chính vì lại trỏ những hiện tượng ngược, cho nên nó được dùng trong những câu bác bỏ: Khi người ta chất vấn một hiện tượng ngược với sự nhìn nhận của mình là người ta bác bỏ hiện tượng đó: ‘Không nghe tiếng máy bay sao lại có pháo sáng!’. (nMC) Lẽ ra không nghe tiếng máy bay thì không có pháo sáng. ‘Sao tôi lại không biết!’ có nghĩa là tôi biết; ‘Sao lại không nói điều đó!’ có nghĩa là lẽ ra cần nói điều đó; ‘Sao lại nói điều đó’ có nghĩa ngược lại lẽ ra không nên nói điều đó. những câu trên đều là những câu bác bỏ.
Trong ngôn ngữ, có những cấu trúc ngữ pháp chứa đựng những hàm ý xác định. nghĩa là cứ có một hình thức nào đó là có một hàm ý tương ứng xác định mà không phụ thuộc vào nội dung của từ ngữ cụ thể trong cấu trúc. Đây là những hàm ý ngôn ngữ. Ví dụ:
‘A gì mà lại B thế (/vậy)’
Dù không biết nội dung cụ thể của A và B là gì nhưng câu
1 là một cấu trúc luôn luôn có hàm ý:
Theo quan điểm người nói ‘đối tượng này không xứng đáng là A’.
Thay A, B bằng những từ ngữ cụ thể thích hợp, chúng ta sẽ được những hàm ý tương ứng. Ví dụ: Với A = người mẫu;
353
B = mắt lác (/xấu, /mập, /chân vòng kiềng...) thì câu ‘người mẫu gì mà lại mắt lác’ sẽ có hàm ý là ‘người này không xứng đáng là người mẫu’. Với A = tiến sĩ, B = ăn cắp công trình của sinh viên, (/không hiểu điều này, /dốt...) thì câu ‘Tiến sĩ gì mà lại đi lấy khoá luận của sinh viên làm công trình khoa học của mình’ sẽ có hàm ý ‘người này không xứng đáng là tiến sĩ.’ Với A = yêu, B = ki bo (/lăng nhăng với nhiều người) thìcâu‘Yêugìmàkibothế’sẽcóhàmýnhưvậykhôngxứng đáng, không thể gọi là yêu.
Cơ sở lô gích cho sự hình thành hàm ý này là cơ chế ‘chất vấn nhằm để bác bỏ’ quan hệ nghịch nhân quả ‘A mà lại B’.
Có sự kiện A. Theo lô gích thông thường từ A dẫn tới sự kiện không B. nhưng thực tế lại xuất hiện sự kiện B trái ngược, nghĩa là B có quan hệ nghịch nhân quả với A. Từ ‘mà’ trỏ quan hệ nghịch nhân quả, còn ‘lại’ biểu thị những hiện tượng ngược đời. ‘nếu trong một câu có nhiều từ định hướng nghĩa thì các định hướng nghĩa đó không trái ngược nhau.’[x. nĐD, 1984] Do vậy, hai từ ‘mà’ và ‘lại’ có nét nghĩa phù hợp. Ấy thế là cấu trúc ‘A mà lại B’ cũng biểu thị một kết quả ngược đời. Vậy là người nói dùng từ mà và từ lại để liên kết A và B trong cấu trúc chất vấn ‘A gì mà lại B thế (/ vậy)’. Và cấu trúc này có những thông tin sau:
a) Có một đối tượng là A.
b) Tiền giả định ‘A sẽ dẫn tới kết quả không B.’
c) Đã xảy ra B.
Mặt khác ‘A gì’ là một câu chất vấn về A nhằm bác bỏ A. nhưng đã là A trong thực tế, không thể bác bỏ được nên ‘A
354
gì’ chỉ có thể là lời đánh giá ‘không xứng đáng là A’ mà thôi. Từ đây câu 1 có hàm ý là câu 2.
Trong cấu trúc 1 có thể lược bớt một trong hai từ cùng định hướng nghĩa ‘mà’ hoặc ‘lại’ và hàm ý của nó vẫn vậy. Cả hai câu ‘A gì mà B thế (/vậy)’, ‘A gì lại B thế (/vậy)’ đều có hàm ý ‘không xứng đáng là A’.
10.2.5. Có chân trong ban chấp hành1
1. Tiếng Việt cũng như mọi ngôn ngữ khác, theo dòng thời gian luôn luôn có những từ ngữ mới xuất hiện. Trở lại thời tiền sử khi vượn-người đang trở thành người, thì tiếng nói bộ lạc nào chắc cũng chỉ chừng dăm bảy chục từ liên quan đến cuộc sống bầy đàn cần thiết cho những truyền tin hàng ngày như ăn uống, đi lại, săn bắt, con mồi, kẻ thù, sống chết, cây cối, trời đất, nắng mưa... và một vài từ trỏ bộ phận cơ thể con người đầu, mặt, tay, chân... Xã hội phát triển và nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng thì những khái niệm, những thông tin mới ngày càng nhiều, và con người phải đặt ra những từ ngữ mới. nhưng đặt từ ngữ mới thế nào khi ngoài chính mình con người hầu như chưa hiểu biết gì về thiên nhiên? Thế là con người lấy mình để nhận thức thiên nhiên và đặt tên cho những đối tượng xung quanh. Từ đây có giả thuyết con người là trung tâm vũ trụ (anthropocentrism).
Có thể hình dung quá trình đặt ra từ mới như sau: thấy những đối tượng nào về hình thức hoặc tính chất giống những bộ phận cơ thể con người thì cho chúng cùng tên
1 Một phần của tiểu mục này đã đăng trong SGTT, 04.07.2012
355
với bộ phận con người. Con người nhìn bằng mắt thì cái bộ phận mà con thú dùng để nhìn cũng được gọi là ‘mắt’. Đó là cách lấy con người làm trung tâm để gọi tên các con vật, các sự vật, hiện tượng... Mỗi dân tộc nhìn chính mình và nhìn thế giới theo những cách khác nhau. Chẳng hạn, người Việt thấy con người có tứ chi (hai tay, hai chân). Và tay là một bộ phận khái quát mà những bộ phận nhỏ của nó có tên gọi chung là tay: cánh tay, bàn tay, ngón tay mà người Anh gọi bằng những từ hoàn toàn khác nhau: arm, hand, finger. ‘Cánh tay’ là ‘arm’ nhưng với người Việt từ ‘cánh’ gợi trong nhận thức là cái gì đó từ trung tâm vươn xa ra, thế là hình thành mấy chục từ ghép mà tiếng đầu tiên là cánh: cánh buồm, cánh bướm, cánh chim, cánh bèo, cánh cửa, cánh cung, cánh hoa, cánh quạt, cánh quân (chiến đấu), cánh sen... Trong khi đó, người Anh lại dùng ‘arm’ để tạo ra những cụm từ arm of the tree, arm of the sea, arm of a chair, armchair, arm of a record-player,... mà người Việt gọi là cành cây, nhánh biển, tay ghế, ghế bành, cái cần của máy quay đĩa,... Sự khác nhau trong nhận thức về phân cắt thế giới khách quan, về những đặc điểm các bộ phận con người cùng sự khác biệt loại hình giữa các ngôn ngữ dẫn tới quá trình phát triển nghĩa của những từ ngữ trỏ bộ phận con người cũng khác nhau. Lấy chân, tay làm ví dụ.
2. Trong con người, chân là bộ phận thấp nhất giúp ta đứng vững. Từ đây bộ phận thấp nhất làm giá đỡ cho những đối tượng tự nhiên hoặc nhân tạo được nhiều dân tộc gọi tên là ‘chân’: chân tường, chân cột, chân giường, chân bàn,
356
chân đèn, chân cầu thang; chân đồi, chân núi, chân chống (xe đạp), chân kính (đồng hồ), chân vạc... Có những cái chân có hình dáng riêng: sập chân quỳ; lư hương chân quỳ; quần cắt kiểu chân què của phụ nữ nông thôn Bắc Bộ xưa...
nhưng với chân trời, hoặc ‘chân mây mặt đất một màu xanh xanh’ (nguyễn Du), thì người Pháp, người Anh và người nga lại dùng một từ gốc Latinh horizon, chẳng dính líu gì tới ‘chân’ cả.
Trong khi chúng ta nói chân răng, chân tóc, chân móng tay, thì người Pháp, người Anh lại thấy ở những đối tượng trên có đặc điểm cắm sâu vào như rễ cây để đứng vững nên họ có lối nói rễ răng (la racine des dents, roots of teeth), rễ tóc (la racine des cheveux, root of the hairs), rễ móng tay (la racine des ongles, root of the fingernail).
Chân vịt, chân rết là cách lấy chân người gọi tên chân con vật. Từ đây lại dùng tên này để gọi những đối tượng nào có hình dáng hoặc công dụng giống như thế: chân vịt của con tàu, hệ thống mương máng chân rết, công ty mở thêm nhiều chân rết ở các địa phương...
3. Chân để con người đứng ở một vị trí. Vậy thì ‘có chỗ đứng trong thị trường’ là ‘có chân trong thị trường’. Cái vị trí này là vị thế con người trong một tổ chức xã hội. Ấy thế là chân được dùng hoán dụ cho thành viên của một tổ chức: ‘chạy được một chân trong ban chấp hành’, ‘có chân trong hội đồng quản trị’; ‘có chân trong đội tuyển quốc gia’; ‘xin được một chân bán hàng ở Trung tâm thương mại’; ‘còn thiếu một chân tổ tôm’... Tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng
357
nga không có kiểu chuyển nghĩa theo cách dùng hoán dụ từ chân. người ta dùng trực tiếp từ ‘thành viên’ (member, membre,член).
Kết hợp nghĩa ‘thành viên’ với nghĩa ‘ở vị trí thấp nhất’, người Việt nhận thức ở từ chân một nghĩa mới. nó trỏ người ở những nghề nghiệp có vị trí thấp trong một tổ chức, những người phụ việc, phục vụ cho cán bộ lãnh đạo: ‘Anh ta là một chân chạy trong công ty’, ‘Chưa tìm được việc làm, thôi thì trước mắt kiếm một chân sai vặt, chân chạy cờ, chân loong toong hay một chân bảo vệ nào đó cũng được’... Tục ngữ ‘giàu hai con mắt, khó hai bàn tay’ đã khái quát tay để cầm nắm thành tay là công cụ lao động. Mà chân ở vị trí thấp nhất, nên từ tay chân, chân tay chỉ loại công cụ lao động thấp nhất - bọn đàn em, bộ hạ, thuộc hạ cho những đại ca, những ông trùm và những người quyền thế.
4. Dùng tay, chân để trỏ người là một điểm đặc biệt của tiếng Việt. hầu như không thấy trong tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng nga. Trong khi chúng ta nói tay chơi, tay ngang, tay sai, tay súng, tay thợ, tay trong... thì để chỉ mỗi loại người này tiếng Anh lại dùng một từ trong đó không có yếu tố ‘tay’: playboy; layman; lackey...
Tay, chân được dùng trỏ các vận động viên thể thao. Dùng tay trỏ vận động viên chơi môn thể thao bằng tay. ‘Võ sĩ thép’ Mike Tyson chỉ được xếp vị trí cuối cùng trong danh sách 10 tay đấm huyền thoại của quyền Anh’; ‘Minh Quân vô địch giải các tay vợt xuất sắc’, ‘Việt nam góp mặt hai tay cơ tại vòng tứ kết giải Billards 9 bóng châu Á’; ‘Tay đua 24
358
tuổi người Ý Marco Mimoncelli tử nạn ngày 13.01.2011’; ‘27.12 tới, vào đúng mùa cưới, chân sút vàng của đội tuyển Việt nam Phạm Thành Lương đã quyết định ‘đưa nàng về dinh’... (trích vietbao.com), ‘danh hiệu kỳ đạo của các tay cờ Việt nam’ (trang www.thanglongkydao). Các bạn còn gặp ‘tay đập’, ‘tay chắn’ trong bóng chuyền. Và ‘tay kiếm cừ khôi’ là tên một trò chơi game.
Điều thú vị trên đây hầu như cũng không thấy trong tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng nga.
5. Tay thì dài và dùng để cầm nắm. người có tay thì loài vật, cây cỏ và dụng cụ con người tạo ra cũng có ‘tay’.
gấu có tay gấu. Dài thì có tay đòn, cánh tay đòn trong đòn bẩy. nó cũng có thể vươn ra xa như tay tre. Cây dây leo phải dùng ‘tay’ của nó bám vào vật khác mà leo lên. Đó là tay bầu, tay bí, tay mướp. người Việt gọi vật tạo ra có hai ‘tay’ được buộc vào nhau, tức là tự nắm lấy nhau, dùng để đeo lên vai là tay nải hay tay đẫy. Đối tượng nào có đặc điểm ‘dài, vươn ra xa để nắm bắt đều có tay: Vòi bạch tuộc còn gọi là tay bạch tuộc. Và chúng ta nói ‘Các công ty đa quốc gia đã với tay hay là vươn vòi bạch tuộc, tới tận hang cùng ngõ hẻm trên thế giới’.
Tay còn biểu trưng cho năng lực lao động, cho người lao động. người Việt nói một tay lão luyện, một tay già đời, phải giữ tay nghề cho khỏi xuống tay, và người Anh cũng nói giống vậy: an old hand, keep a good hand in,... Lao động tinh xảo ở cái ngón tay. Phải chăng vì vậy mà từ ‘tay nghề’ tạo ra một từ mới mang sắc thái âm tính: ngón nghề?
359
Làm nhiều khắc giỏi: trăm hay không bằng tay quen. nói ‘việc đó trong tầm tay’ là dễ dàng làm việc đó. nếu không làm nổi thì ‘việc đó ngoài tầm tay (với)’ và đành bó tay. Để mất cơ hội là ‘cơ hội vuột khỏi tầm tay’, nhưng người Anh nhấn mạnh dùng ngón tay cầm nắm nên nói ‘vuột khỏi ngón tay’ (to let something slip through one’s finger).
‘Bàn tay lao động’ chuyển thành nghĩa khái quát ‘bàn tay hành động’. hành động tốt thì có bàn tay sạch. hành động xấu, nhẹ thì tiếp tay cho kẻ khác, nặng hơn thì có ‘bàn tay nhớp nhúa’, thậm chí ‘bàn tay vấy máu’. người hay ăn cắp được người Anh nói là người ‘có ngón tay dính như keo’ (to have sticky fingers).
Từ nghĩa cầm nắm dẫn tới nghĩa sở hữu. Không sở hữu là tay không. ‘giấc nam Kha khéo bất bình/ Bừng con mắt dậy thấy mình tay không’ (Cung oán ngâm khúc) Trắng tay, tay trắng là bàn tay sạch, nhưng cũng là tay không, như một câu đối về thân phận giáo viên:
Phấn trắng, giấy trắng, bàn tay trắng. Bảng đen, mực đen, cuộc đời đen.
10.3. Lô gích của những hiện tượng ‘phi lô gích’
10.3.1. Ở đây bán bột trẻ em
Có những biển hàng nghe mà rùng mình: Ở đây xay bột trẻ em; Ở đây bán bột trẻ em. nghĩ cho cùng, những lối nói này có sai không?
360
Đầu tiên chúng ta chú ý rằng trong tiếng Việt có những lối nói ‘mâu thuẫn’ nhau: áo ấm và áo lạnh, áo rét; dưỡng thai và dưỡng bệnh; cứu đói và cứu hỏa; cứu quốc và cứu nguy; đánh thắng và đánh bại...
Theo cái ‘lô gích’ hình thức của nguyên lý cấm mâu thuẫn thì giữa hai lối nói mâu thuẫn hẳn phải có một lối nói sai. Ấy thế mà người Việt dùng cả hai. Điều gì cả xã hội dùng có nghĩa là điều đó đúng và có lô gích của chúng. Vấn đề là cần chỉ ra bản chất lô gích của mỗi lối nói đó.
những cách nói mâu thuẫn này bắt nguồn từ hiện tượng rút gọn, theo nguyên lý tiết kiệm trong ngôn ngữ. nguyên lý này cho rằng trong giao tiếp, con người dùng lượng ngôn ngữ tối thiểu để truyền đi lượng tin tối đa. nói ít mà người nghe vẫn hiểu đúng thì không việc gì phải nói dài. Từ đây, những hiện tượng có vẻ phi lý này lại là kết quả rút gọn của những cấu trúc ngôn ngữ khác nhau. Một điều phiền toái là quá trình rút gọn này dẫn tới những hiện tượng mơ hồ (nhập nhằng) trong ngôn ngữ. Ví dụ: hũ vàng được hiểu là kết quả rút gọn của 3 câu khác nhau: hũ đựng vàng; hũ làm bằng vàng; hũ sơn màu vàng. Và bột trẻ em cũng vậy. nó được rút gọn từ bột dùng cho trẻ em.
hiện tượng rút gọn này tuân theo quy luật người ta rút gọn đi (bỏ đi) những yếu tố mà vắng chúng người nghe vẫn nhận ra. nghĩa là rút gọn những yếu tố đương nhiên nhận ra được nhờ những yếu tố còn lại.
Ví dụ 1: Quan sát 3 cụm từ đồng nghĩa áo ấm và áo lạnh, 361
áo rét. Mỗi danh ngữ trên là kết quả rút gọn của một cấu trúc riêng:
1) áo lạnh ← áo mùa lạnh ← áo [dùng] cho mùa lạnh hãy so sánh với những cách nói khác cùng kiểu: sách thiếu nhi ← sách [dùng/viết] cho thiếu nhi
máy lạnh ← máy làm cho lạnh
sữa trẻ em ← sữa dùng cho trẻ em bột trẻ em ← bột dùng cho trẻ em 2) áo ấm ← áo mặc cho ấm truyện vui ← truyện đọc cho vui bùa mê ← bùa làm cho mê
3) áo rét ← áo mặc (để) chống rét
áo mưa ← áo mặc (để) chống mưa
áo gió ← áo mặc (để) chống gió
thuốc đau bụng ← thuốc uống để khỏi (/chống) đau bụng.
Ví dụ 2: ‘Cứu nước’ thì hiểu được nhưng sao lại ‘cứu hỏa’? Còn ai mong muốn bà hỏa lan rộng mà đi cứu hỏa?
Cấu trúc nghĩa cơ bản của từ cứu là ‘cứu A thoát khỏi mối đe doạ sống còn của B’ Theo nguyên tắc điều gì hiển nhiên rõ ràng thì có thể rút gọn, chúng ta vận dụng vào một số tình huống điển hình:
1) Rút gọn B.
Khi nói tới cứu nước chúng ta hiểu đương nhiên là cứu nước thoát khỏi mối đe doạ mất nước trước giặc ngoại xâm,
362
trước bọn xâm lược... Vậy thì bỏ đi cụm từ giặc ngoại xâm, bọn xâm lược. Chỉ cần nói cứu nước là đủ.
Khi nói cứu người chúng ta hiểu đương nhiên là cứu người thoát khỏi mối đe dọa hiểm nguy, đặc biệt là của cái chết. Vậy bỏ cái chết đi, chỉ cần cứu người là đủ.
Đó là lý do của những cách nói cứu quốc, cứu nước, cứu người, cứu nhân độ thế,...
2) Rút gọn A.
Khi nói cứu A thoát khỏi mối đe dọa của bệnh tật, đói kém, tai nạn, thương tích, nguy nan,... Đương nhiên A là người. nếu A là gia súc, gia cầm... thì chúng ta nói rõ, như ‘cứu đàn trâu bò thoát khỏi dịch lở mồm long móng’. Vậy bỏ từ người đi.
Đó là lý do của những cách nói cứu bệnh, cứu đói, cứu khổ, cứu nạn, cứu nguy, cứu thương, cứu hỏa... Trong tiềm năng chúng ta có thể gặp lối nói cứu lụt, cứu lũ, cứu bão, cứu động đất...
Ví dụ 3: nói ‘dưỡng thai’... nghe được nhưng sao lại ‘dưỡng bệnh’?
Tất cả đều được rút gọn từ cấu trúc ‘dưỡng A trong thời gian có (/mang) B’
Trong lối nói ‘dưỡng A trong thời gian có (/mang) B’ đương nhiên A là con người (‘dưỡng A’ có tiền giả định A là người). Bỏ điều đương nhiên A đi. Cụm từ giải thích về thời gian của A ‘trong thời gian có (/mang)’ không còn ý nghĩa gì nữa nên cũng được bỏ đi, chỉ còn lại dưỡng B: dưỡng bệnh, dưỡng già, dưỡng lão, dưỡng thai...
363
Ví dụ 4: Đánh bại kẻ địch/ đánh thắng kẻ địch
Đánh bại có cơ sở lô gích giống như đánh tan, đánh thua, đánh chìm, đánh đắm, đụng chìm... rên đường rơi, chiếc A300 đã đụng chìm một chiếc tàu bỏ neo gần bờ Rockaway...’ (Tuổi Trẻ, 13.11.2001). nó là kết quả của chuỗi rút gọn sau:
‘A đánh B và B bại’ → ‘A đánh và B bại’ → ‘A đánh B bại’ → ‘A đánh bại B’
‘Đánh thắng’ là kết quả của chuỗi rút gọn sau:
‘A đánh B và A thắng B’ → A đánh và A thắng B’ → A đánh thắng B’
Ví dụ 5: Tôi đi khám bệnh. Tôi đi khám bác sĩ.
Lối nói ‘Tôi đi khám bệnh’ có cùng cơ sở lô gích với các lối nói ‘Tôi đi cắt tóc’, ‘Tôi đi may áo’, ‘Tôi đi nhổ răng’, ‘Tôi đi sửa xe’... Chúng cùng có khuôn là ‘Tôi đi [đến tiệm] để người ta cắt tóc/may áo/nhổ răng/sửa xe cho tôi’.‘Tôi đi khám bệnh’ là ‘Tôi đi [đến bác sĩ] để bác sĩ khám bệnh cho tôi’. Còn ‘Tôi đi khám bác sĩ’ là lối nói rút gọn của ‘Tôi đi khám bệnh ở bác sĩ’.
Cách nói ‘mâu thuẫn’ do hiện tượng đồng âm
Ví dụ: Bẩn sạch và ướt ráo. Phải chăng cũng là sai lô gích vì ‘sạch’ trái nghĩa với ‘bẩn’ còn ‘ráo’ trái nghĩa với ‘ướt’? Không phải vậy, vì hai từ này còn có nghĩa là ‘hết tất cả’. Sạch và ráo trong cụm từ trên đây dùng theo nghĩa này.
10.3.2. Triết lý tiếng Việt: hai cực trỏ tổng thể
Trong mục này tôi cố gắng nói có đầu có đuôi để minh
364
oan cho thành ngữ Thượng cẳng chân hạ cẳng tay1 mà không ít người cho đến nay vẫn tưởng là vô lý, thiếu lô gích.
1. Tôi thường nghe nhiều lời bình (và cả một số bài viết) về những hiện tượng ‘phi lý’, ‘thiếu lô gích’ ở tiếng Việt. Trong số này có thành ngữ Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Chân thấp tay cao, sao lại là thượng cẳng chân? Có giáo sư giải thích rằng chân đá hất lên cao, tay đập xuống nên mới nói vậy. Và cũng có bài viết theo như thế. Bạn có thể hỏi cắc cớ thế chân đạp, tay thụi có phải là thượng cẳng chân, hạ cẳng tay không? Cái ‘phi lý’ của thành ngữ này mạnh đến nỗi hai nhà nghiên cứu văn học dân gian nL và LVĐ trong quyển từ điển Thành ngữ tiếng Việt (1978, nxb Khoa học Xã hội) được đánh giá cao, khi trích dẫn thành ngữ này cũng đã sửa lại cho nó ‘lô gích’ hơn (?): ‘Bà cai hách không dám hé răng nửa lời, vì cai hách là kẻ phàm phu, chỉ biết có thượng cẳng tay, hạ cẳng chân?’ (Vũ Trọng Phụng, giông Tố) Quyển Từ điển thành ngữ Việt nam (1993, nxb Văn học) của một nhóm tác giả thuộc Viện ngôn ngữ học cũng dùng lại lời trích dẫn đã bị sửa lại này. (hay những tư tưởng sai thì gặp nhau?) Thật ra nhà văn họ Vũ viết ‘thượng cẳng chân, hạ cẳng tay’. (giông Tố, chương 27)
Tôi tâm đắc câu cái gì hợp lý thì tồn tại của triết gia g.W.F. hegel và đi tìm cái lý cho những cách nói có vẻ ‘phi lý’ nhưng vẫn được dùng rất bình thường này.
1 Bài đã đăng trên Tu i Trẻ ngày 14.04.2010
365
2. Trước hết, mời các bạn quan sát và trả lời những câu hỏi sau:
Trong vở Thị Màu lên chùa, người mõ ‘chiềng làng chiềng chạ, thượng hạ, Tây Đông, con gái phú ông là Thị Màu không chồng mà chửa...’ Vì sao lời trình thượng hạ, Tây Đông là lời trình tới cả làng?
Tô hoài viết ‘họ buôn ghê lắm, thượng vàng hạ cám. Từ cái bát ăn đến sợi tơ bóng, tơ mờ của nhật nhà cậu vẫn làm đấy...’ (Mười năm) Vì sao buôn thượng vàng hạ cám được hiểu là buôn đủ mọi thứ?
nghĩa của câu ‘Làm trai cho đáng nên trai/ Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên’ được hiểu là ‘tài trai là đi tới nơi nào liền đưa lại yên bình cho nơi đó’. Vì sao xuống Đông lên Đoài được hiểu là đi khắp nơi?
Vì sao ‘đầu đuôi câu chuyện’ được hiểu là ‘toàn bộ câu chuyện’?
Và một bài thơ tứ tuyệt châm biếm: ‘Khen ai khéo khéo tạc con voi
Có đủ cả đầu đủ cả đuôi
Chỉ có cái kia là chẳng thấy
hay là thầy Lý bớt đi rồi?’
Vì sao chỉ cần ‘có đủ cả đầu đủ cả đuôi’ là thành con voi? Thiếu những bộ phận khác chỉ là chuyện vặt, không ăn nhằm gì. người ta nhắc tới ‘cái kia’ cốt châm biếm thầy Lý hay bớt xén, ăn bẩn của dân. Vậy thôi.
366
Tục ngữ ‘Con vua vua dấu, con châu chấu châu chấu yêu’ có nghĩa ‘Mọi sinh vật đều yêu con cái mình.’ Vì sao cặp từ vua-châu chấu được hiểu là mọi sinh vật?
Còn ‘Chuyện bậy bạ của quan chức X chỉ một hôm trong nam ngoài Bắc đều biết’ có nghĩa là ‘... chỉ một hôm cả nước đều biết.’ Vì sao cặp từ nam-Bắc lại là cả nước?
3. Chúng ta quy nạp: các cặp từ thượng - hạ, đầu - đuôi, Đông - Đoài, nam - Bắc, vua - châu chấu,... giống nhau ở chỗ đều trỏ hai cực của một chỉnh thể và chung nghĩa ‘tất cả’. Vậy đã rõ: người Việt có triết lý lấy hai cực để biểu trưng tổng thể và tạo ra nghĩa tất cả. Chúng ta nêu vài ví dụ khác:
Đất nước hình chữ S có hai cực Bắc - nam, nên câu ‘Từ Bắc chí nam người ta đều làm thế’ có nghĩa ‘Cả nước đều làm thế’.
Theo chiều thẳng đứng có hai cực trên - dưới, nên câu ‘Trên dưới một lòng’ được hiểu là ‘Mọi người đều một lòng’.
Theo phương mặt trời mọc lặn có hai cực Đông - Tây (Đoài là phương Tây), nên ‘chuyện Đông, chuyện Tây’ là chuyện đủ mọi nơi trong thiên hạ. Còn ‘xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên’ có nghĩa là ‘đi đến nơi nào là dẹp yên loạn lạc nơi đó’.
Theo trục thời gian có hai cực xưa - nay, trước - sau nên ‘Lệ làng này xưa nay là vậy’ có nghĩa là ‘Mọi thời, lệ làng này là vậy’. Còn ‘Trước sau vẫn vậy’ nghĩa là ‘luôn luôn vậy’.
Theo phương nhìn thẳng có hai cực trước - sau nên ‘Trước sau nào thấy bóng người’ nghĩa là ‘không thấy một ai quanh
367
ta’. Còn ‘Mắt trước mắt sau’ là ‘để ý tới mọi phương’ (và chuẩn bị chuồn).
4. nghĩa của ‘thượng cẳng chân hạ cẳng tay’ được hình thành thế nào?
Thành ngữ này có hai cặp từ (thượng, hạ) và (cẳng chân, cẳng tay). Cặp (thượng, hạ) trỏ tổng thể. Còn cẳng chân, cẳng tay là những bộ phận cơ bắp nên trỏ hành động đánh đập (giới ngôn ngữ học gọi là biểu trưng hành động đánh đập). Trong truyện ngắn Một bữa no đòn, nguyễn Công hoan đã viết ‘Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay.’ ghép hai phần nghĩa này lại, sẽ được nghĩa của thành ngữ trên: Về tổng thể là những hành động đánh đập vũ phu. Khi định nghĩa thành ngữ này nhiều người chua thêm đó thường là hành động của đàn ông đối với vợ con. Đáng buồn là tôi phải bỏ chi tiết này cho ‘phù hợp’ với nạn bạo lực học đường, nhất là kiểu đánh hội đồng có nhiều nữ sinh cũng thượng cẳng chân hạ cẳng tay như ai, ngày càng phát triển ở ta hiện nay.
nhiều thành ngữ có nghĩa được hình thành từ những cặp từ biểu trưng và chúng ta dễ dàng giải thích nghĩa của chúng. Ví dụ:
- (những mảnh ruộng, mảnh vải...) đầu thừa đuôi thẹo
Thành ngữ này có hai cặp (đầu, đuôi) và (thừa, thẹo). Đầu đuôi trỏ tổng thể, còn (thừa, thẹo) trỏ những thứ không ra gì. Vậy đó là ‘những mảnh ruộng, mảnh vải... nhìn chung (/về tổng thể) không ra gì’.
368
- (Bọn) đầu trộm đuôi cướp.
Thành ngữ này có hai cặp (đầu, đuôi) và (trộm, cướp). Cặp (trộm, cướp) trỏ hạng lưu manh. Vậy ‘nhìn chung, đó là bọn lưu manh.’
(họ buôn ghê lắm,) thượng vàng hạ cám. Thành ngữ này có hai cặp đều trỏ hai cực: (thượng, hạ) và (vàng, cám). Trong các thứ đồ vật, của cải, vàng là thứ quý nhất xếp ở cực cao nhất, còn cám là thứ không ra gì (có câu ‘có mà ăn cám!’) nên xếp ở cực cuối. Do vậy (vàng, cám) trỏ tổng thể các thứ đồ vật, của cải. Vậy là họ buôn đủ mọi thứ.
5. Trong nhiều ngôn ngữ khác, rất ít cách nói lấy hai cực trỏ tổng thể.
Cách nói từ đầu đến cuối cũng gặp trong tiếng nga (s nachala do kontsa), tiếng Pháp (depuis le premier jusqu’au dernier) và phổ biến nhất là thành ngữ lấy chữ đầu và chữ cuối của bộ chữ cái La tinh hoặc hy Lạp. (A): from A to Z; (P): depuis A jusqu’à Z; (n): ot al’fy do omeghi. người Việt dễ dàng tiếp nhận thành ngữ ‘Từ A đến Z’ để làm mới lạ thêm cách diễn đạt từ đầu đến cuối của mình.
Ki-tô giáo lấy chữ đầu (A) và cuối (V) trong bộ chữ cái hy Lạp và vẽ hai chữ này lồng lên nhau để tạo ra biểu trưng ‘tổng thể’ về thế giới, về nhận thức, về thời gian, về không gian. Ta là Alpha và Oméga - đó là Chúa Ki Tô.
những thành ngữ khác có hai cực biểu trưng tổng thể
Làng trên xóm dưới; đầu mày cuối mắt; sớm muộn thể nào cũng lộ; lấm từ đầu đến chân...
369
Trong ‘đầu chày đít thớt’ (đầu, đít), biểu trưng tổng thể; còn (chày, thớt) biểu trưng bị đánh đập, hành hạ, sai bảo. Vậy thì, đầu chày đít thớt trỏ loại người về tổng thể là hạng để bị sai bảo, hành hạ.
nhiều thành ngữ mới xem thì có vẻ ‘ngược đời’, ‘phi lý’ như cao chạy xa bay; mẹ tròn con vuông; nhường cơm sẻ áo; mình đồng da sắt; con ông cháu cha; ăn gió nằm sương; hương lạnh khói tàn (←hương tàn khói lạnh); Im hơi lặng tiếng ( ← im tiếng lặng hơi); nhường cơm sẻ áo ( ← nhường áo sẻ cơm); ruộng cả ao liền [← ruộng liền (bờ) ao cả (/ sâu)]; đường kim mũi chỉ ( ← đường chỉ mũi kim)... lại hoàn toàn có lý nếu nhìn nhận nghĩa của chúng theo các cặp biểu trưng.
Thành ngữ cao chạy xa bay có hai cặp (chạy, bay) và (cao, xa). Cặp (chạy, bay) biểu trưng cho trốn đi. Cái gì càng cao, càng xa thì càng khó thấy. Tới một lúc sẽ không thấy đâu nữa. Vậy cặp (cao, xa) biểu trưng cho biệt tăm. Cộng hai nghĩa này lại, chúng ta được: cao chạy xa bay = (chạy, bay) + (cao, xa) = trốn đi biệt tăm.
Xin các bạn lưu ý:
a) Theo cách tiếp cận biểu trưng chúng ta dễ dàng giải thích được vì sao có thể hoán vị các yếu tố trong những thành ngữ này.
b) Không chỉ trốn đi theo cách chạy, bay. Trốn chạy bằng taxi hay bằng honda ôm thì vẫn là cao chạy xa bay, là xa chạy cao bay, là cao bay xa chạy.
370
Thành ngữ mẹ tròn con vuông cũng có hai cặp: (mẹ, con) và (tròn, vuông). Cặp (mẹ, con) biểu trưng cho việc sinh nở. hình vuông, hình tròn là hai hình hoàn hảo. người Việt làm bánh chưng bánh giầy theo hai hình này. Vậy cặp (tròn, vuông) biểu trưng cho sự hoàn hảo. Cộng hai nghĩa này lại, chúng ta được: mẹ tròn con vuông = (mẹ, con) + (tròn, vuông) = việc sinh nở thuận lợi (hoàn hảo).
Cứ vậy, các bạn dễ dàng giải thích được những thành ngữ ‘nghịch nhĩ’ hoặc không nghịch nhĩ khác.
Sáng tạo biến thể của những thành ngữ loại này thế nào?
Trong bài thơ hoan hô chiến sĩ Điện Biên (1954) của Tố hữu có câu ‘những chiến sĩ chân đồng vai sắt’. Sau này, một bài hát về pháo binh cũng có câu ‘Pháo binh ta chân đồng vai sắt’ (/ Chiến sĩ ta bắn giỏi đánh hay/ Từ mùa khô cho đến mùa mưa/ Vào trận ta đã đánh là thắng)’ Vì sao từ thành ngữ ‘mình đồng da sắt’ trỏ một siêu nhân dễ dàng vượt qua được mũi tên hòn đạn lại có thể chuyển thành ‘chân đồng vai sắt’?
Câu trả lời là thành ngữ trên gồm hai cặp từ biểu trưng (mình, da) và (đồng, sắt). Cặp thứ nhất là phần bề ngoài con người, biểu trưng cho hình thể. Cặp thứ hai (đồng, sắt) gồm hai loại kim loại được coi là rất cứng biểu trưng cho sức mạnh vô song. Kết hợp hai cặp biểu trưng này lại sẽ tạo ra hình tượng một siêu nhân có thể trạng siêu phàm. Chiến sĩ Điện Biên vai kéo pháo, đôi chân đi bộ hàng ngàn dặm từ hậu phương lên chiến trường. Đó là những người ví như siêu nhân. Cặp (chân, vai) cũng là phần bề ngoài con người
371
nên có thể thay thế cho (mình, da) biểu trưng cho hình thể. Và Tố hữu đã tạo ra một biến thể thành ngữ mới thích hợp cho chiến sĩ pháo binh: chân đồng vai sắt.
Lưu ý: Tách các bộ phận ra, thành ngữ có thể chỉ còn có nghĩa đen chứ không còn nghĩa biểu trưng nữa.
Ví dụ: thành ngữ ‘mang nặng đẻ đau’ có thể tách thành hai vế dùng theo nghĩa đen, như: ‘(Bác sĩ quyết định mổ để lấy đứa bé ra, vì như thế sự ràng buộc giữa cô và đứa con cô sẽ ít đi). Do vậy có câu: Cô sẽ mang nặng chứ không đẻ đau’ (TTCn, số 39.1998)
10.3.3. Có chăng những tục ngữ ‘mâu thuẫn’?
(1) Một giọt máu đào hơn ao nước lã
(2) Bán anh em xa mua láng giềng gần
nghĩa của hai tục ngữ trên là gì? Chúng có mâu thuẫn nhau không?
hai câu trên là những tục ngữ so sánh. Về bản chất, tục ngữ so sánh là so sánh phạm trù. Trước hết, nghĩa của tục ngữ chủ yếu không phải là nghĩa đen mà là nghĩa biểu trưng, nghĩa phạm trù: lấy cái cụ thể để nói lên phạm trù khái quát.
những tục ngữ so sánh như vậy cho biết người Việt coi phạm trù nào quan trọng hơn, sắp xếp cao hơn phạm trù kia. Phương pháp khái quát cho phép tìm ra bản chất của một tục ngữ so sánh như sau:
Bước 1. Thay những từ ngữ biểu hiện quan hệ so sánh hơn kém bằng dấu > (hơn) hoặc dấu < (kém) chúng ta sẽ
372
được một tục ngữ so sánh dưới dạng bất đẳng thức có hai vế rõ ràng.
những từ ngữ cụ thể trong tục ngữ biểu hiện những phạm trù nào, dương hay âm? Mỗi phạm trù đều có những yếu tố ngôn ngữ biểu trưng cho phạm trù dương (tích cực) và phạm trù âm (tiêu cực). Bằng cảm nhận của người bản ngữ chúng ta nhận ra được điều này.
Bước 2. Chuyển mỗi vế của tục ngữ thành các phạm trù.
Bước 3. Bản chất của tục ngữ được thể hiện ở phạm trù dương trong mỗi vế.
Minh họa. Với hai tục ngữ trên, chúng ta làm như sau: Bước 1:
(1a) Một giọt máu đào > (một) ao nước lã
(2a) Anh em xa < láng giềng gần
hai tục ngữ trên có 3 phạm trù:
- Các từ máu đào, nước lã, anh em, láng giềng biểu trưng cho phạm trù họ hàng (HH); ở đó máu đào, anh em biểu trưng phạm trù họ hàng dương hh (+), còn láng giềng, nước lã biểu trưng cho phạm trù họ hàng âm hh (-).
- Các từ gần, láng giềng, xa biểu trưng cho phạm trù khoảng cách (KC). người Việt coi khoảng cách gần là tích cực, nên gần, láng giềng biểu trưng cho phạm trù khoảng cách dương KC(+), còn xa biểu trưng khoảng cách âm KC (-). Chả thế mà từng có câu về hai yếu tố tạo sức mạnh tình cảm trong quan hệ nam nữ ‘Thứ nhất cự ly, thứ nhì cường độ’.
373
- Các từ ao, giọt biểu trưng phạm trù số lượng (SL). Điều hiển nhiên là ao lớn hơn giọt. Vì vậy ao biểu trưng cho phạm trù số lượng dương SL (+), còn giọt biểu trưng số lượng âm SL (-).
Bước 2: Chuyển bất đẳng thức ở bước 1 thành bất đẳng thức các phạm trù.
(1a) giọt máu đào > ao nước lã (1b) SL (-) hh (+) > SL (+) hh (-) (2a) anh em xa < láng giềng gần (2b) hh (+) KC (-) < hh (-) KC (+)
Bước 3: Mỗi vế của 1a, 2a đều có 2 phạm trù giống nhau, một dương, một âm. Bản chất của tục ngữ được thể hiện ở phạm trù dương trong mỗi vế. Do vậy:
(1b) ⇒ hh(+) > SL (+)
hay là họ hàng > số lượng
như vậy, triết lý của câu 1 là:
Phạm trù họ hàng quan trọng hơn phạm trù số lượng.
(2b) ⇒ hh (+) < KC (+)
hay là họ hàng < khoảng cách
như vậy, triết lý của câu 2 là:
Phạm trù họ hàng kém quan trọng hơn phạm trù khoảng cách.
Kết luận: hai tục ngữ trên không mâu thuẫn nhau. Kết hợp lại, chúng ta thấy được triết lý của người Việt về thứ tự quan trọng của 3 phạm trù trên là:
374
khoảng cách > họ hàng > số lượng
những tục ngữ sau đều nhấn mạnh tới tầm quan trọng của khoảng cách: Quan xa, bản nha gần; Phép vua thua lệ làng; Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ. Cũng vậy là lời hát ‘con chim đa đa, chồng gần không lấy mà lấy chồng xa...’
Phạm trù khoảng cách trong tâm thức người Việt vô cùng quan trọng. Điều này giải thích vì sao xóa bỏ tính cục bộ, địa phương, vùng miền vô cùng khó khăn.
Lại xét tục ngữ:
(3) Đi 10 bước xa hơn đi 3 bước lội.
Trong so sánh đối chiếu hai đối tượng có những thuộc tính đối lập nhau, được phép bỏ đi những yếu tố ngầm ẩn. Ví dụ ‘hoa cúc đẹp nhưng hoa ngâu thơm hơn’ được hiểu là ‘hoa cúc đẹp (nhưng không thơm) còn hoa ngâu (tuy không đẹp, nhưng) lại thơm’. Với tục ngữ so sánh cũng vậy, chúng ta tái hiện câu 3:
(3) ↔ ‘Đi 10 bước khô mà xa hơn đi 3 bước gần mà lội’
Ở đây, 10 bước/3 bước biểu trưng cho ‘độ dài’ (ĐD), khô/ lội biểu trưng cho phạm trù ‘sự thuận tiện’ (ThT). Đi gần thì thuận lợi nên ‘đi gần’ biểu trưng ĐD (+). Theo cách làm 3 bước trên đây, ta được:
(3) ↔ 10 bước khô > 3 bước lội
↔ ĐD (-) ThT (+) > ĐD (+) ThT (-) ↔ ThT (+) > ĐD (+)
375
Suy ra triết lý của câu 3 là:
Trong đi lại, sự thuận tiện > độ dài.
(Ý nghĩa của dấu > là ‘quan trọng hơn’;
ý nghĩa của dấu < là ‘kém quan trọng hơn’)
Theo cách này, dễ dàng tìm ra triết lý của những tục ngữ so sánh:
‘Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì bạc.’ ⇒ họ hàng > tiền bạc
‘Chết đứng còn hơn sống quỳ.’
⇒ tự do > mạng sống
‘Trăm hay không bằng tay quen.’
⇒ lý thuyết < thực hành
‘Tình thương quán cũng là nhà
Yêu nhau có nghĩa hơn toà ngói cao.’ ⇒ tình yêu > của cải
‘nói hay hơn hay nói.’
⇒ chất lượng > số lượng
‘Một mặt người bằng mười mặt của.’
⇒ con người > của cải
‘học thầy không tầy học bạn.’
⇒ tri thức cá nhân < tri thức tập thể
‘Một kho vàng không bằng một nang chữ.’ ⇒ của cải < tri thức
376
10.3.4. Có những câu tục ngữ-ca dao ‘mâu thuẫn’?
Trong kho tàng ca dao Việt nam có những tục ngữ dưới hình thức ca dao ‘mâu thuẫn’ nhau hoàn toàn:
(4) Thà rằng ăn nửa trái hồng
Còn hơn ăn cả chùm sung chát lè.
(5) Thà rằng ăn cả chùm sung
Còn hơn ăn nửa trái hồng dở dang.
Thoạt nhìn, dễ tưởng rằng hai câu trên dẫn tới những kết luận mâu thuẫn:
(4) ⇒ nửa trái hồng > cả chùm sung
(5) ⇒ cả chùm sung > nửa trái hồng
Thực ra chúng không hề mâu thuẫn. Phương pháp phát hiện bản chất của những câu này cũng hệt như phương pháp đã thực hiện ở những tục ngữ so sánh. Có điều cần chú ý tới tín hiệu bổ sung. Đó là từ dở dang trong câu (5).
Bước 1.
(4) ↔ nửa trái hồng > cả chùm sung chát lè
↔ cả chùm sung > nửa trái hồng dở dang
Trong 2 câu trên có các từ ngữ hồng, sung, nửa, cả. Chúng biểu trưng cho 3 phạm trù khác nhau: chất lượng, số lượng và toàn khối (Do từ dở dang, chúng ta hiểu hai từ cả, nửa trong câu 5 biểu trưng cho phạm trù toàn khối).
Chất lượng: hồng CL (+); sung CL (-) Số lượng: cả SL (+); nửa SL (-)
377
Toàn khối: cả TK (+); nửa TK (-)
(4) ↔(4b)SL(-)CL(+)>SL(+)CL(-)
↔ CL (+) > SL (+)
Chất lượng > số lượng
như vậy, triết lý của câu 4 là phạm trù chất lượng quan trọng hơn phạm trù số lượng.
(5) ↔ (5b) TK(+) CL (-) > TK (-) CL (+)
↔ TK(+) > CL (+)
Toàn khối > chất lượng
như vậy, triết lý của câu (5) là người Việt coi phạm trù toàn khối, chỉnh thể quan trọng hơn phạm trù chất lượng.
Theo phương pháp này, chúng ta dễ dàng giải thích được những câu ca dao sau cũng không mâu thuẫn:
(6) Vợ chồng là ruột là rà
Anh em thì có cửa nhà anh em. (7) Anh em là ruột là rà
Vợ chồng như áo cởi ra là rồi.
Tiếng Việt Giàu Đẹp Tiếng Việt Giàu Đẹp - Trần Đức Dân Tiếng Việt Giàu Đẹp