That is a good book which is opened with expectation and closed with profit.

Amos Bronson Alcott

 
 
 
 
 
Tác giả: Cao Hành Kiện
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Trần Đĩnh
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 82
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7882 / 158
Cập nhật: 2015-08-05 20:17:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9
m có chuyện phiền hả?
Mi tìm cách đùa nàng.
Căn cứ đâu mà anh nói thế?
Rõ thế còn gì, một cô gái trốn đến một nơi thế này.
Thì anh đấy, anh cũng một mình thôi, đúng không?
Anh quen như thế rồi. Anh thích đi la cà một mình, lúc ấy người ta có thể chìm vào ý nghĩ của riêng mình. Còn một cô gái như em...
Đủ rồi! Không chỉ đàn ông mới nghĩ thôi nhé.
Anh chẳng nói là em không nghĩ.
Đúng ra có những đàn ông chẳng nghĩ gì hết.
Xem vẻ em đã gặp những khó khăn.
Ai cũng nghĩ, chẳng phải chờ khi có khó khăn.
Anh không muốn tranh cãi với em.
Em cũng thế.
Anh hy vọng giúp được em chút ít.
Khi nào em cần.
Bây giờ chưa cần sao?
Cảm ơn, chưa. Em chỉ cần ở một mình và người ta đừng đến quấy em.
Thế là đủ rõ em đang có những chuyện phiền.
Nếu anh thích nói như thế.
Em đang có điều ẩn ức.
Không nghiêm trọng đến mức ấy.
Vậy là em nhận có chuyện phiền muộn.
Ai cũng có chuyện phiền mà.
Nhưng em, em tìm lấy chuyện phiền muộn.
Tại sao?
Chẳng cần phải bác học lắm.
Anh ấy, anh thật là ranh ma.
Nếu như đây không phải là lời chán ghét.
Thì cũng không có nghĩa là thích!
Nhưng đi một vòng dọc bờ sông thì em không từ chối đấy nhỉ?
Mi có nhu cầu thể hiện với chính bản thân mình rằng mi còn có khả năng hấp dẫn các cô gái. Cuối cùng nàng đi theo mi. Hai người đi theo con đê lên ngược sông.
Mi có nhu cầu tìm hạnh phúc, nàng có nhu cầu tìm đau khổ?
Nàng nói nàng không dám nhìn xuống dưới thấp, mi nói mi biết rất rõ là nàng sợ.
Sợ cái gì?
Sợ nước.
Nàng bèn cười, nhưng mi cảm thấy cái cười hơi miễn cưỡng.
Em sẽ không dám nhảy đâu, mi nói, cố tình đi sát bờ. Dưới chân đê nước sông sủi cuộn.
Thế nếu em nhảy?
Anh sẽ nhào xuống cứu em. Mi biết, nói như thế mi giành được thiện cảm của nàng.
Nàng nói hơi chóng mặt, rằng nhảy thì dễ thôi mà, chỉ cần nhắm mắt lại, rằng đó là cách chết ít đau đớn nhất và hơn nữa lại phấn khích như say. Mi nói ở con sông này, một cô gái trẻ như nàng, cũng từ thành phố đến như nàng, đã nhảy xuống. Cô gái ấy trẻ hơn, càng đơn giản hơn. Mi không muốn nói rằng nàng, chính nàng, là đặc biệt phức tạp, nhưng người bây giờ cũng chẳng ngu hơn hay ngu kém người ngày xưa, mà cái ngày xưa ấy cũng chẳng có xa quá lắm đâu. Mi bảo rằng những đêm không trăng, con sông có vẻ càng sâu hơn. Vợ người chở đò vương gù sau này kể, lúc ấy, mụ đã khẽ lay thức chồng dậy, bảo hắn là mụ nghe thấy xích giữ các dây cáp kêu lanh canh. Mụ đã muốn dậy để đi xem, rồi mụ lại nghe có tiếng hú và ngỡ là gió. Mụ đã nghĩ rằng không thể có người ăn cắp thuyền, vì tiếng hú rất vang và chó má đã không sủa trong cái đêm khuya khoắt và yên tĩnh ấy. Vậy mụ lại đi ngủ. Đang ngủ mụ lại nghe thấy tiếng hú vẳng lên một lần nữa. Mụ dậy lắng tai nghe. Mụ bảo dạo ấy nếu có ai chạy đến, cô gái có lẽ đã không tự tử. Tất cả do lỗi của lão quỷ già này ngủ say như chết. Thường vẫn có một ai đó gõ vào cửa sổ hay gọi khi muốn qua sông gấp giữa đêm. Điều mụ không hiểu là tại sao cô gái lại dịch xích đi để tự tử, phải chăng muốn lấy thuyền đi huyện lỵ rồi từ đấy về thành phố tìm lại bố mẹ? Lẽ ra cô ấy có thể đáp xe khách của huyện vào buổi trưa, trừ phi cô ấy sợ bị người ta trông thấy. Không ai có thể nói cô ấy đã nghĩ đến cái gì trước khi chết. Thực tế là cô gái rất đoan trang này chẳng có lý do rõ rệt nào để phải đến làm ruộng làm nương ở cái làng cô chẳng hề có họ mạc bè bạn ở đấy. Cô đã bị hiếp, tội kẻ gây ra chuyện mới gớm làm sao! Mới tảng sáng, mấy người sống trên một cái bè đã tìm thấy cô gái ở trên một mom cát cách đây ba chục dặm. Trần truồng, quần áo chắc đã bị móc vào cành cây ở một khúc sông lượn. Giầy thể thao thì còn, xếp ngay ngắn trên một hòn núi đá, cái hòn núi đá có khắc các chữ tô đậm bằng vết son bến vũ. Rồi mai kia, khi khách du lịch leo lên hòn núi đá ấy để chụp ảnh, họ sẽ giữ lại hai chữ này làm kỷ niệm, còn vong hồn cô gái, nạn nhân của một bất công thì sẽ bị quên đi mãi mãi.
Em nghe đấy chứ? Mi hỏi.
Nói tiếp đi, nàng khe khẽ trả lời.
Ngày xưa, ở đây luôn có người chết. Trẻ con, thiếu nữ, trẻ con nhảy từ hòn đá xuống. Nếu chúng không nổi lên thì người ta bảo thế là chúng "mò cái chết". Thế là vì bố mẹ kiếp trước của chúng đón chúng về. Các nạn nhân của bất công luôn là đàn bà. Nếu không là các cô nữ sinh bị xua đuổi khỏi thành phố thì là các nàng dâu trẻ bị mẹ chồng và chồng hành hạ, và có cả những cô gái đẹp đến tự tử vì thất tình nữa. Cho nên trước cả các khảo chứng của ngô giáo sư về thị trấn, nông dân đây đã gọi Bến Vũ là "vách đá oan hồn" do đó khi trẻ con đến đây tắm, người lớn chẳng bao giờ yên tâm. Người ta còn kể rằng vào nửa đêm thường thấy hiện ra một con ma nữ mặc quần áo trắng toát hát một bài mà người ta nghe không rõ lời. Người thì bảo là một bài đồng dao, người thì bảo là lời than thở của một kẻ ăn mày. Dĩ nhiên là mê tín dị đoan thôi, con người ta thường tự mình dọa cho mình sợ. Nhưng ở đây thực sự có một con chim nước, người địa phương gọi nó là con đầu xanh, nhưng người có học hành thì nói đấy là con lam điểu, chim lam đã được viết đến trong thơ Đường. Nông dân đặt cho cái tên đầu xanh vì lông nó dài mà xanh. Em thấy nó rồi đấy, hẳn là thế rồi, nó bé, thân màu xanh lam thẫm, lại có hai cái mào ở trên đầu màu ngọc bích, con này rất khéo và đầy linh hoạt, dáng lại đẹp nữa. Nó hay đậu ở nơi râm mát, chân đê hay rìa rừng tre rậm, bên mép nước, rình trái ngó phải, rất thung dung. Em có thể nhìn thẳng vào nó để ngắm nó nhưng hễ chỉ động một tí là nó bay vù đi lập tức. Con chim xanh mổ hạt cho Tây Vương mẫu mà Sơn Hải kinh nói đến là một loài chim tuyệt vời. Nó không cùng loài với con đầu xanh của nông dân nhưng cũng có phép thần thông tương tự. Mi bảo con chim xanh này giống như đàn bà. Dĩ nhiên là có những đàn bà ngốc nghếch nhưng ở đây mi nói đến những đàn bà tế nhị nhất, đa cảm nhất. Những người này hiếm được biết đến một cuộc đời sung sướng, bởi lẽ đàn ông muốn một người đàn bà để cho cái lạc thú của riêng hắn, người chồng muốn một người vợ để trông nom nhà cửa và làm cơm nước, những người già muốn một nàng dâu để bảo đảm dòng giống. Không ai tìm kiếm tình yêu. Rồi lúc mi nói đến một cô gái khác nữa, một nông dân trẻ thì nàng chăm chú nghe mi. Khi mi nói cô gái ấy chết, nạn nhân của một bất công, tại con sông này, khi mi giải thích những cái người ta nói thì nàng gật gật đầu. Nàng ngây dại nghe mi. Cái vẻ ngây dại ấy làm cho nàng càng đáng yêu hơn trong con mắt mi.
Mi nói cô gái trẻ tuổi đó đã được hứa gả cho một người nhưng khi người của nhà chồng đến đón thì nàng đã biết mất. Nàng đã đi với người tình của nàng, một chàng trai trẻ thôn quê.
Anh ta cũng múa đèn rồng chứ? Nàng hỏi.
Đám thanh niên đến thị trấn để đấu đèn rồng là của làng Cốc Lai. Gia đình của gã trai trẻ kia lại ở Vượng Niên, cách đây năm chục dặm và chuyện đó xảy ra còn xa hơn nữa về thời gian. Đấy là một chàng trẻ tuổi tuyệt vời, chẳng tiền của cũng chẳng quyền thế. Gia đình anh chỉ có vài chục thước đất, ruộng lại còn ít hơn. Ở đấy, nếu người ta làm lụng vất vả, người ta không sợ chết đói. Dĩ nhiên, với điều kiện không bị thiên tai, không bị chiến tranh, điều đã từng xảy ra và khi ấy thì dân làng chết chín còn một. Chàng trẻ tuổi này, người tình của cô gái, không đủ của cải để cưới cô gái vừa thông minh vừa đẹp. Một vị hôn thê như thế đáng một cái giá đã được định rõ: một đôi vòng bạc làm tiền cưới trả dần, hai lần tám hộp bánh ngọt làm lễ sêu, hai rương và hai tủ quần áo kim tuyến làm hồi môn, tất cả do người mua cô gái - vị hôn thê gánh vác. Người đã mua cô gái sống ở một cái ngõ nằm ở sau hiệu ảnh hiện nay. Ngôi nhà đã thay chủ sở hữu từ lâu. Hồi ấy, vợ người chủ ngôi nhà chỉ sinh toàn con gái. Do muốn có một đứa con trai, ông ta đã quyết định lấy một nàng hầu. Về phía mình, mẹ của cô gái, một bà góa đầy khôn ngoan, nghĩ rằng với con gái mình thì làm nàng hầu của một gia đình giàu có còn hơn đi với một đứa nghèo buộc phải cày cuốc miếng đất của hắn suốt đời. Việc này đã được giải quyết nhờ một người mối. Người ta đã quyết định bỏ kiệu hoa, quần áo, đồ lót đã may nhưng vào ngày đã định, cô gái bỏ trốn trong đêm chỉ mang một tay nải đựng vài bộ áo quần, cô gái giữa đêm hôm khuya khoắt đã đến gõ cửa sổ nhà người bạn mình, kéo anh ra ngoài rồi lửa tình thiêu đốt, cô hiến thân cho anh ngay tại chỗ. Sau đó, lau nước mắt, họ thề mãi mãi trung thành và quyết định bỏ trốn vào núi, khai hoang trong đó sống lần hồi. Khi họ đến bến đò, ngắm nhìn mặt nước nổi bọt, chàng trai bèn do dự, nói phải về lấy một cái rìu. Rồi bố mẹ anh bắt gặp anh ăn cắp vài thứ đồ để sống. Ông bố lấy gậy đánh đứa con trai xấu xa này, bà mẹ nát ruột nát gan nhưng cũng không dứt khoát được là để cho anh đi. Ông bố đánh tiếp và bà mẹ khóc cho đến khi bình minh tới. Những người qua đò lúc sáng sớm nói đã thấy một người đàn bà khoác tay nải, trước khi sương mù tan. Ngày càng muộn, sương mù càng dầy, trôi trên sông vần vụ. Ngay cả khi mặt trời đã như một hòn than đỏ rực. Người chở đò càng cần cảnh giác: nếu va phải một cái thuyền khác thì chẳng có gì nghiêm trọng nhưng bị một đoàn gỗ cây đóng bè va phải, ấy mới là tai họa. Đám đông đi chợ tụ tập trên bờ như họ đã làm như thế từ ít nhất ba nghìn năm. Trong đám, chắc một ai đã nghe thấy tiếng kêu xuyên trong sương mù rồi tan đi ở đằng xa, sau đó tiếng một thân người rơi xuống nước. Nhưng họ bắt đầu trò chuyện lại và chẳng còn tiếng động nào còn có thể nghe lọt nữa. Đây là một bến đò rất náo nhiệt, nếu không vua Đại Vũ đã chẳng đi qua. Con thuyền chở củi, than củi, kê, khoai lang, nấm hương, hoa huệ khô, mộc nhĩ, trà, trứng, người và lợn, cây sào tre uốn quằn lại vì sức nặng, nước lên chớm mạn thuyền, trên mặt nước nhờ nhờ trắng, người ta chỉ nhận ra cái bóng xam xám của hòn Vách đá Oan hồn. Các bà lắm lời đã có thể nói rằng sáng hôm đó, rất sớm, họ đã nghe thấy tiếng quạ, điềm gở. Con quạ lượn trên đầu và kêu. Nó chắc đã đánh hơi thấy mùi chết. Ngay trước khi chết đi, con người toát ra một mùi vị chết chóc, nó giống như cái khí gở nhìn không thấy, nghe không ra, hoàn toàn dựa vào cảm giác.
Em có mang cái khí gở ấy không? Nàng hỏi.
Chẳng qua là em không qua nổi được với em thôi. Em có xu hướng tự làm cho em khổ.
Mi cố ý trêu ghẹo nàng.
Không phải thế đâu, cuộc đời đầy đau khổ mà! Mi nghe thấy nàng kêu lên.
Linh Sơn Linh Sơn - Cao Hành Kiện Linh Sơn