Being deeply loved by someone gives you strength, while loving someone deeply gives you courage.

Lao Tzu

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7717 / 15
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10 -
ố Oanh ngừng giũa, cô săm soi những chiếc ngón tay hồng hồng rồi trề đôi môi bao giờ cũng rất mọng ra hỏi Mai Nhi:
– Nếu mày là tao hiện giờ thì mày sẽ có thái độ ra sao và đối xử thế nào với lão Duy?
Mai Nhi cho thỏi chocola cuối cùng vào miệng rồi cười cười trước khi trả lời:
– Tao không phải là mày nên cũng khó nói. Có điều tao nghĩ:
nếu tao có một ông sếp kiểu hay hấp háy đôi mắt đã bắt đầu kèm nhem, rà rà rề rề ái thân hình phì nộn thì dứt khoát tao phải làm sao cho ông ta mê mệt, điên cuồng đến mức sẵn sàng quỳ gối trước mặt tao, giống như mấy tên hiệp sĩ quý tộc phương Tây quỳ trước mặt các lệnh bà rồi tao mới cho đụng vào người tao. Dĩ nhiên đẹp như mày thì mới dám làm cao như thế được.
Nhìn Oanh đang mỉm cười, Nhi thích chí nói tiếp:
– Bây giờ mày còn trẻ, còn đẹp, tội gì không lợi dụng vốn trời cho để tiến thân. Thì mày cũng thấy rồi đếy, bọn đàn ông chẳng khoái đàn bà thông minh, sắc sảo bao giờ. Nhất là các lão hói đầu. Tao thấy đầu càng hói, các lão càng thích mấy con bé nai tơ ngư ngơ, khờ khạo mày ạ Tố Oanh nheo mắt:
– Xem chừng mày có kinh nghiệm khi nói về các lão già mất nết dữ! Tao thấy ở chỗ tao làm, mấy con bé nhân viên trẻ khoái tít mắt khi được lão Duy đầu hói gọi “anh anh, em em”. Chúng nó sẵng sàng xỉ vào mặt nhau vì lão ta chứ không phải chơi Nhi cong cớm trả lời Oanh:
– Kinh nghiệm bản thân thì quả chưa, nhưng mắt thấy tai nghe thì tao đã từng chứng kiến y như mày vậy...Ấy! Cũng vì sợ mấy ông thủ trưởng hảo ngọt mà tao mới thay đổi công tác đó. Chứ bên chỗ mày làm hiện giờ ngon ăn lắm đấy, nên tụi nó mới đối xử với nhau như thế.
Oanh gật gù:
– Tao biết! nhưng rầu một nỗi là bây giờ còn thiếu vốn, thiếu phương tiện và tao cũng chưa nghĩ ra là sẽ làm gì...
Mai Thi hất hàm vẻ đàn chị:
– Lo gì chuyện không biết làm gì! Mà mày đừng nên làm mà nên buôn một thứ gì đó. Còn phương tiện à, nó nằm trong nhà mày mà mày không hay.
Oanh ngạc nhiên:
– Phương tiện nào mà nằm trong nhà tao đâu?
Nhi ra bộ bí mật:
– Không biết thật hả? Rõ phí của trời! Tao đã từng nhờ hắn nhiều lần. Có điều phải bí mật vì uy tính ủa cả hai bên.
Oanh cắn môi, mắt cô lóe sáng:
– Trường à?
– Chớ ai! Tài xế xí nghiệp như ông ta có lý đó. Kiếm một tay tài xế từng ngồi đôi ba năm đại học đâu phải chuyện dễ. Tài xế như hắn đúng là có miếng hơn là có tiếng mày ạ. Chàng em rể mày xem ra được việc lắm. Xốc vác và kính miệng. Con Tố Phượng lên đây một thời gian, hai vợ chồng nó khá ra ngay.
Tố Oanh làm thinh. Cô biết Mai Nhi rất giỏi. Thời gian Oanh an phận thủ thừa làm vợ Sang, ngày hai buổi mẫu mực làm văn thư trong trường, là thời gian Mai Nhi xông xáo kiếm ra tiền bằng những chuyến buôn hàng lậu thuế, mà qua công việc Mai Nhi đã tìm hiểu, quen biết, chạy chọt cấu kết để làm. Nhi đã có một số vốn kha khá, dạo nầy hình như đang bị cú “sốc” tình cảm nên cô đang rối, không còn mánh mung gì nổi nữa.
Còn tên em rể si tình kia! Thì hắn cũng khá đấy! Đỡ cho Oanh một mối.
Tố Oanh tính toán rồi cười thầm.Việc điều khiển Trường là việc dễ như trở bàn tay. Nhưng vốn liếng thì ở đâu ra bây giờ?
Mai Nhi cắt đứt dòng suy nghĩ của Oanh:
– Ê nhỏ! Tao thấy cha Lân Đình tướng tá cũng phong chứ mậy! Mày chê à?
Oanh lắc đầu:
– Không phải là chê. Nhưng ông ta có vẻ cao ngạo khi người làm sao ấy, tao thấy chẳng hợp tí nào. Trong khi trong công ty còn có khối kẻ quỳ lụy tao, thề thì cần gì phải để ý tới kẻ...mặt sắt lạnh tanh ấy. Lúc nầy tao đang suy nghĩ xem mình phải làm gì đối với Duy. Nhưng mà mày nói là phải để bọn đàn ông mê mệt khốn khổ, khốn nạn vì mình rồi mới cho... đụng đến bàn tay. Tức là trong đầu mày chất lãng mạng còn hơi nhiều.
Mai Nhi tròn mắt nhìn Oanh để chờ nghe cô nói tiếp:
– Tao chẳng cần ai quỳ gối trước mặt mình. Tốt nhất. hãy đứng thẳng người lên và nói với tao về cái túi của ông ta hiện giờ ra sao, chứ đùng nói với tao trái tim ông ta đập thế nào. Phải thực tế thôi! Tao cần cái túi chứ có cần trái tim già nua dễ bị nhồi máu cơ tim của lão Duy già.
Mai Nhi phá lên cười:
– Mày đúng là hồ ly tinh hiện đại, rù quến người ta không phải vì tình yêu.
Oanh so vai ra chiều bất cần rồi cô nói:
– Tao hỏi thật, Lâm Đình là loại người như thế nào?
Nhi để hai chân lên ghế, cằm tựa trên đầu gối lim dim đôi mắt có hàng mi dày đen nhưng không cong:
– Ông ta thược mẫu người có máu nóng, nhưng biết kiềm chế mình vỏ bọc lạnh lùng, cao ngạo. Ông ta năng động, tính toán nhanh, nhạy cảm trước mọi việc, thông minh và khá sắc sảo. Ngày tao còn làm ở đó thì công ty hợp doanh nầy thua lỗ miết, tao vừa chán vì đã không kiếm chác được bao nhiêu, lại bị tên kế toán trưởng sàm sỡ nên tao mới xin nghĩ để đi chỗ khác. Lúc nầy Lâm Đình chỉ là một nhân viên nhưng phải nói ông ta là một tay chạy việc, chạy hàng rất giỏi.
Mai Nhi uống một hớp nước rồi nói tiếp:
– Sau nầy xí nghiệp đó được giao lại cho tư nhân thì Lâm Đình bắt đầu làm ăn khấm khá, ông ta lên làm giám đốc thì qủa là đời sống công nhân có đỡ ra.
Lâm Đình quan hệ làm ăn rộng lắm mày ạ! Mày vào làm thời điểm nầy là “sa hủ nếp” đó.
Tố Oanh nhịp nhịp bàn tay xuống ghế:
– Đúng đấy quỷ nhỏ! Có thể tao đang được “sa hủ nếp” cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, trong lúc tao đang muốn làm lại tất cả...
Cô đưa bàn tay vuốt mái tóc dài:
– Làm lại tất cả ở tuổi hai mươi lăm khi đã làm đàn bà, có một đời chồng...Bắt đầu với cái vối lý lịch như thế không phải dễ dàng gì, khi hai bàn tay thì trắng tinh, cuộc đời lại đen sì và tình yêu thì tím ngắt.
Nhi ngạc nhiên:
– Ê! Làm gì mà bi quan dữ vậy?
Oanh bĩu môi:
– Tao mà bi quan à! Đó là sự thật, phải đối mặt với nó thì mới vương lên được chứ!
Nhi im lặng rồi cô chợt lái qua chuyện khác:
– Nè Oanh! Tao không hiểu lý do gì mà con Phượng một hai đòi trở lên đây.
Tố Oanh dửng dưng như không quan tâm:
– Thế nó nói gì với mày?
Nhi nhún vai:
– Sắp cưới rồi, “mình một nơi, nàng một nơi” sao tiện. Có lẽ cô nàng sợ mất anh tài xế.
Oanh giễu cợt:
– Đã có chồng tài xế thì phải chịu tính lăng nhăng củ mấy ổng chứ làm sao đua đường trường nổi với họ mà ghen với tuông.
Mai Nhi bỗng nghiêm giọng:
– Tố Phượng không nói ra nhưng tao biết, hình như nó buồn phiền gì bác gái nên mới trở lại đây. Thế nó không nói chuyện gì với mày sao?
Oanh làm thinh, nét mặt cô vẫn bình thảng. Một lát sau cô khéo léo nói trớ:
– Có lẽ nó sợ mất Trường thật nên mới lên đây ở. Chớ con Phượng mà đời nào nó giận ai, nhất người đó là mẹ tao.
Mai Nhi lanh chanh:
– Tính con Phượng buồn vui để bụng, âm thầm chịu đựng một mình. Thật sự là nó giận bác gái mà.
Tố Oanh gằn giọng:
– Không phải đâu.
Mai Nhi hơi hẫn khi thấy Oanh bực bội. cô im lặng. Cả hai nhìn lên trần nhà với những suy nghĩ của riêng mình.
Oanh lại đốt cho mình một điếu thuốc. Cô khó chịu khi có người chõ mũi vào gia đình cô với kiểu cách của một kẻ bề trên, một kẻ nghĩ rằng họ có quyền phê phán, góp ý cho cô chỉ vì kẻ ấy đã giúp cô được nhiều chuyện. Mai Thi đúng là đã làm được nhiều điều tốt cho cả chị em cô, nhưng Mai Nhi không nghĩ rằng cô cũng chỉ là một phương tiện để Oanh đạt được mục đích.
Oanh phà thuốc ra một cách uể oải. Mai Nhi vừa nhắc đến mẹ cô. Thế thì sao cô không về thăm mẹ một chuyến nhỉ? Có thể lần trở về nầy sẽ có lợi cho Oanh nhiều đấy!
Tố Oanh bước chậm rãi theo con đường đất râm mát một màu dịu mắt nhưng vẫn không làm dịu nỗi xốn xang trong lòng Oanh khi cô nghĩ về mẹ mình.
Từ khi trở về Mỹ Tho với ba cô, mẹ cô gần như là một chiếc bóng cô đơn buồn bã. Bà không than van lấy một lời và tận tình chăm sóc chồng đến khi ông lìa đời.
Nhưng chỉ vài tháng sau đó, bà đã đưa một người đàn ông khác về thế chỗ ba cô. Tố Phượng đã bàng hoàng đau đớn, khóc lóc, đấm ngực kêu la, năn nỉ nhưng bà bỏ ngoài tai tất cả. Không thể nào chịu nổi, Phượng đã bỏ lên Sài Gòn và bà cũng không hề ngăn cản.
Thở dài, Oqnh dõi mắt theo con đường trước mặt. Cô bước nhanh hơn dầu đáy lòng cô chẳng hề có chút gì nôn nóng khi trở về mái nhà xưa của ông bà nội, nơi mà hai chị em cô đã sống những ngày tháng tuổi thơ thật đẹp.
Người đầu tiên Oanh thấy không phải là bà Lợi mà là một người đàn ông.
Ông ta đang nằm nghĩ trưa trên chiếc ghế bố hồi còn sống ba cô thường nằm.
Tự dưng lòng oanh dấy lên một nỗi đau khó tả, cô lạnh lùng gật đầu chào ông ta với một ác cảm không dấu giếm.
– Tố Oanh phải không? Cháu mới đến à!
Oanh gật đầu nhìn như xoáy vào ông ta rồi bước vào bếp. “Hừ”! Lão ấy còn trẻ và tràn đầy sinh lực thảo nào mẹ chẳng mê”.
Oanh có thông cảm với mẹ mình hơn ngày xưa vì cô cũng là một người đàn bà không được như ý trong hôn nhân, nhưng cô cũng biết chẳng thể nào cô tha thứ những gì mẹ cô đã làm. Cô giận mẹ vì biết Phượng bỏ nhà đi cũng vì bà, thế mà bà chẳng thèm bước chân đến xem chị em cô sống ra sao. Hình như bà đã quen luôn rằng bà có hai cô con gái lớn. Và nếu chuyện gia đình Oanh êm xuôi thì bây giờ mẹ cô cũng đã là bà ngoại rồi.
Vào tới bếp, Oanh hơi bất ngờ một chút khi thấy bà Lợi thật trẻ trung yêu đời trong chiếc áo ngủ màu hồng...Bà đang pha một ly nước chanh...
Oanh gặp lại gương mặt và ánh mắt bối rối như bị bắt quả tang phạm tội của mẹ mình lần đó mà Oanh không thể nào quên:
– Con mới về tới hả Oanh?
Cô vứt chiếc túi xách trên bàn, trả lời khô khan:
– Vâng! Và con sẽ đi ngay, không có gì để mẹ phải lo.
Bà Lợi dịu dàng:
– Sao lại nói vậy? Đây là nhà con mà.
Tố Oanh cố tình khích bác:
– Thì là nhà con nên con mới về, và ở hay đi tùy thích. Chớ nếu nhà thiên hạ có mời con cũng không đến.
Bà Lợi gượng cười:
– Để mẹ pha thêm ly đá chanh nữa...con ăn cơm nhe Oanh?
– Con không đói đâu mẹ.
Bà Lợi im lặng, Oanh nhìn bà pha nước cho mình và cô thấy rõ ràng cô bây giờ là một người khách. Người đàn ông đã chỉnh tề trong bộ quần áo đang bước xuống xởi lởi:
– Em xem dọn cơm cho con nó ăn đi.
Oanh mỉm cười. cô tự nhủ “ Phải khôn ngoan và mềm mỏng hơn với ông ta.
Nhưng đối với mẹ mình phải thật tàn nhẫn”.
Tố Oanh nhỏ nhẹ:
– Cám ơn dượng. Con ghé quán ăn hủ túi rồi mới về nhà.
Bà Lợi thở phào nhẹ nhõm khi nghe Oanh nói thế. “Ít ra thái độ của con bé chị cũng làm ấm lòng bà lại. Chớ như con bé Phượng thì thôi...”.
Bà đon đả mở tủ lạnh lấy ra một dĩa sabôchê gọt sẵn:
– Ăn đi con!
Tố Oanh lơ đãng nhìn tấm vách tường cũ kỷ, trên đó có hình người ta khẳng khiu, ốm đối với đôi mắt to mở trao tráo mà hồi bé cô đã vẽ lên bằng than bếp.
Ngày ấy cô nói rằng cô vẽ con bé Phượng, nó chê xấu, thế là hai chị em đã cãi nhau, và dĩ nhiên người chịu lép vế không phải là cô...
Gương mặt bà Lệ vang lên đều đều kể lể:
– Năm nay trái cây trúng. Cũng nhờ có dượng Năm đỡ đần một tay, chớ một mình, chắc mẹ cũng bỏ luôn vì làm không xuể.
Oang vẫn dịu dàng:
– Con biết mẹ không quạnh quẽ một mình nên con lâu về thăm mẹ.
Bà Lợi chợt hỏi:
– Con Phượng tìm được chỗ làm chưa?
Rồi bà thở dài:
– Chắc nó cũng còn buồn mẹ lắm...thật khổ, em con lúc nào cũng trẻ người non dạ, chẳng hiểu chuyện một đời người khốn khổ ra sao...
Ông Năm chợt đứng bật dậy:
– Hai mẹ con nói chuyện với nhau. Tôi phải đi công chuyện một chút. Em xem đi chợ mua món gì ngon ngon cho con nó ăn với.
Tố Oanh nhìn theo bước chân mạnh mẽ vững tin của ông ta rồi lên tiếng:
– Con thấy dượng năm so với ngày trước không già hơn chút nào.
Bà Lợi sững người nhìn con. Oanh thản nhiên nói tiếp:
– Ông ấy vẫn mang dáng dấp bệ vệ như lần đầu con biết,dù lần đó dượng Năm không đường đường chánh chánh như hôm nay.
Bà Lợi ấp úng:
– Con đã gặp ông ấy ở đâu, với ai?
Oanh tủm tỉm cười nói một cách hỗn láo cay độc:
– Ông ta chẳng lăng nhăng với ai khác đâu, mẹ đừng lo...Bộ mẹ quên rằng chính mẹ đã đưa dượng về lúc con nhức đầu nằm trên lầu sao?
Bà bỗng rùng mình và tực như mới trở về sau một chuyến đi dài. Bà nhận ra cái cây non mình ướm ngày nào bây giờ đã trở thành cây to. Cái cây ấy đang uốn mình trước gió bão một cách cố tình như bảo với bà rằng:” Tôi đã sống, lớn lên từ rất lâu không hề có bà trong đời tôi”.
Bà ấp úng:
– Thì ra con đã biết từ lâu à, Oanh?
Oanh không trả lời, cô thông thả nhòm một miếng sabôchê, từ tốn nhai và tận hưởng mùi thơm, vị ngọt của thứ trái cây mà khi xưa ông nội cô đã từng trồng.
Giọng cô như cao và nhọn hơn sau khi ăn xong miếng quả ngọt ấy:
– Hồi đó ba hay nói đùa là trong nhà mình có hai phe, vì ba cho rằng con giống tính mẹ, bé Phượng giống tánh cha. Lúc ấy con thích lắm. Quả thật con có nhiều điểm giống mẹ đến mức nghĩ rằng con không được để lộ ra những gì xấu của mẹ, vì con có khác mẹ đâu?
Nhìn bà Lợi ngồi im,Oanh nói tiếp:
– Tuy cùng một tuổi với con Phượng, nhưng khổ sao con không vô tư như nó.
Lúc đầu nhỏ, con đã hiểu mẹ không hề sung sướng khi làm vợ ba. Mẹ đã lén lút có riêng cho mình một người đàn ông khác. Và mẹ luôn sống trong nỗi đam mê vụng trộm đó.
Tố Oanh trầm giọng nhỏ xuống một cách cố ý:
– Hừ! Dạo đó con bênh vực mẹ và con cho rằng mẹ là một phụ nữ lãng mạng đáng thương hại.
Bà Lợi gượng gạo:
– Oanh! Con nhắc lại những điều đó nhằm mục đích gì? Hãy để những thứ tội lỗi của mẹ được nằm yên đi. Mẹ van con mà!
Bà Lợi nhắm mắt lại...”Nó sắp đến mục đích của nó rồi đấy”. Bà bảo:
– Muốn bao nhiêu tiền cứ nói đi. Mẹ đưa cho. Đừng hành hạ mẹ nữa.
Oanh thẳng thừng:
– Tạm thời con cần chiếc xe để đi lại và một số vốn chừng hai cây để làm ăn.
Bà Lợi trợn mắt thốt lên:
– Quá nhiều so với khả năng của mẹ có.
Tố Oanh lắc đầu:
– Con không đòi hỏi gì ở mẹ cả. Con chỉ xin lại những gì của ba thôi.
Bà Lợi cười gằng:
– Ba con có tiền của gì nhiều đâu! Tất cả còn là đất đai và cái Cub đó.
Oanh nhìn thẳng vào mắt mẹ lạnh lùng:
– Ba đã quá tin mẹ để bình thảng nhắm mắt sau khi cho mẹ toàn quyền mọi thứ. Chuyện đó cũng bình thường chẳng có gì phải nói, của chồng công vợ mà.
Nhưng lẽ nào mẹ không nghĩ đến con cái? Chúng con đã trưởng thành và dĩ nhiên đứa nào cũng phải có một cái gì đó...như là sự nghiệp...rồi nghĩ đến chuyện phụng dưỡng mẹ lúc tuổi già.
Bà Lợi ngập ngừng:
– Nhưng mẹ làm gì có ngần ấy vàng để cho con. Chẳng lẽ bán cả đất hương hỏa à!
Tố Oanh chớp mắt yên lặng. Một lát sau cô ấy dịu giọng:
– Nếu thế thì chắc con phải về đây ở với mẹ thôi! Vì làm chỗ nầy xa, không có xe làm sao đi, tiền lương cũng chẳng bao nhiêu. Mà nếu về nhà con phải đỡ đần mẹ nhiều thứ, mẹ không phải than phiền với mọi người là sống đơn độc một mình. Con sẽ thế vai trò đàn ông trong căn nhà nầy, mẹ không cần phải nuôi dượng Năm nữa...
Bà Lợi nén giận khi Oanh nói câu chót:
– Con nói thật chớ Oanh!
Rồi bà tựa vào thành ghế mỉm cười:
– Mẹ không tin được điều mẹ vừa nghe. Nhưng mẹ hiểu con muốn nói gì.
Con định làm tiền mẹ hở Oanh Oanh thản nhiên:
– Mẹ nghĩ sao cũng được! Chỉ còn có ba mẹ con thôi! Mẹ đã có chỗ nương tựa, mẹ có cần đếm xỉa gì tới con. Bé Phượng xem như đã có chồng thì thằng Trường sẽ lo cho nó. Chỉ còn thân con, ngã ngựa một lần vẫn còn ế ẩm, tiền của không có một đồng ten. Mẹ bếit đó, thời buổi nầy không tiền thì sẽ không tình yêu, không hạnh phúc và không tất cả.
Bà Lợi mím đôi môi được tô một lớp son hồng nhạt trẻ trung rất khéo, rồi thong thả nói:
– Đây là nhà ông bà nội con để lại, con cứ về ở. Nế u chịu khó phụ mẹ và dượng Năm thì con vẫn có đủ tiền tiêu như lúc con còn ở nhà với cha mẹ.
Tố Oanh nhìn tấm vách tường có vẽ người ốm đói – tác phẩm bằng than hồi nhỏ của cô – rồi cười:
– Thật là lạ! Tại sao con phải phụ dượng Năm khi con là con của mẹ. Mẹ nói giống như con là một đứa thất nghiệp đang đi xin việc làm. Mẹ hiểu con quá mà cố tình làm khó con.
Bà Lợi tháo chiếc nhẫn đeo ở ngón tay áp út ra và bảo:
– Mẹ chỉ có thể cho con bấy nhiêu. Còn chiếc xe thì phải đợi cả con Phượng rồi tùy hai chị em bây giàn xếp với nhau.
Oanh cất giọng rất cương quyết:
– Nếu thật tình trong mẹ chỉ có ngần ấy thì con đâu dám lấy. Con đành mượn tạm chiếc xe vậy Bà lợi lắc đầu nhẹ nhàng, nhưng giọng cương quyết không thua giọng Oanh:
– Con muốn lấy xe thì phải đợi ý bé Phượng. Nó cất giấy tờ xe của ba con.
Tố Oanh buột miệng:
– Nó đã có xe rồi! Và nó cũng chẳng cần thứ nầy như mẹ với con đâu! Rồi mẹ không muốn đưa, con cũng có cách của con.
Rồi Oanh đứng dậy:
– Con phải về thôi!
Bà Lợi ngạc nhiên:
– Vội vậy con! Không ở nhà được vài hôm sao?
Oanh nhếch môi nhìn bà Lợi:
– Con lên lầu đốt nhang cho ba rồi đi!
Tố Oanh tần ngần trước phòng của ba mẹ cô. Một thoáng lóe sáng trong đôi mắt đẹp của Oanh vụt rụng nhanh khi cô chớp đôi hàng mi cong. Oanh đẩy nhẹ cửa lách mình vào rồi khép lại.
Phòng nầy hôm nay không chê vào đâu được.
Chiếc tivi trắng đen cũ xì, hay nhảy nhức mắt được thay bằng một chiếc tivi màu phủ ren bên ngoài, kế đó là một chiếc đầu máy đa hệ nằm chễm chệ không xa cái giường nệm phủ drap hồng thật gợi cảm.
Chiếc cassette rè rè cổ lỗ sĩ cũng được thay bằng chiếc máy mới hai loa và một kệ băng nhạc tân cổ đủ thứ.
Trời ơi! Tội cho ba cô quá! Lòng Oanh chợt dâng lên một niềm phẫn uất và tự nhiên tâm trí cô trở nên thanh thản vô cùng...Oanh xăm xăm bước lại chiếc giường nệm, cô lấy trong túi xách ra một chùm chía khóa rồi khom người chui xuống gầm giường...
Ở dưới đáy giường có một ngăn tử bí mật mà con bé Phượng khờ khạo không bao giờ ngờ đến và cha mẹ Oanh cũng không bao giờ ngờ rằng cô biết có nó.
Tố Oanh thở phào khi mò tay sờ thấy chiếc hộp sắt tây vẫn còn trong ngăn tủ. Cô chui ra khỏi gầm giường, ngồi bẹp trên nền gạch mở hộp ra...ba cô để vàng nhiều hơn cô tưởng, cô lấy phân nửa rồi cất chiếc hộp vào chỗ cũ. Số vàng nầy hơn hẳn số vàng mà hồi nãy cô xin bà Lợi. Oanh lấy chìa khóa mở hộc bàn lục lạo. Cô tìm thấy giấy xe, chìa khóa, Oanh thản nhiên bước xuống thang.
Bà Lợi ngồi rửa chén bên sàn nước. Oanh đắc thắng đưa chìa khóa cho mẹ xem rồi gằng giọng:
– Con đành phải ăn cắp, tại vì mẹ không muốn cho.
Nước mắt Oanh ứa ra. Cô ào khóc tức tưởi. Cô bước thụt lùi trên nền nhà trên, trong lúc bà ợi run rẩy bước theo cô, miệng lắp bắp:
– Mày không được lấy xe đi. Tao giết mày chết ngay!
Tố Oanh căm hờn thách thức, cô xô mẹ vào vách:
– Mẹ giết thì chết, con nhất định lấy xe đó!
Hai chân bà như đứng không vững khi nhìn Oanh dẫn xe ra cổng. Bà nhịn nhục vuốt mắt vào lòng.
Bà hổn hển dực vào vách nghe Oanh nói:
– Xét cho cùng, con chỉ lấy chỉ lấy những gì là mồ hôi nước mắt của ba thôi.
Những thứ còn lại vẫn đủ mẹ và chồng sau của mẹ sống phủ phê mà.
Bà Lợi chưa kịp hiểu sâu hơn những gì Oanh nói thì cô rồ ga phóng đi mất.
Oanh quẹt giọt nước mắt sau cùng vừa lăn trên má cô. Rồi thì cô cũng đạt được mục đích khi cô trở về nhà, nhưng cái giá cô phải trả quả là cao đến mức cô không ngờ đến.
Ngày xưa, lúc còn nhỏ lắm, có một lần chơi trốn tìm, cô nấp phía sau tấm ri đô trong phòng ngủ của ba mẹ, cô đã tình cờ nhìn thấy ông Lợi mở ngăn tủ bí mật của mình. Oanh cứ bị ám ảnh mãi. Đến khi lớn lên, cô đã đánh cắp chùm chìa khóa và làm cho mình một chùm y như thế. Có vài lần cô mở thử ngăn tủ bí mật đó, Oanh chưa dám làm gì cả. Cô chợt thở dài. Tâm hồn Oanh ngày ấy còn trong sáng quá!
Tố Oanh chạy nhanh hơn chiếc xe đò trước mặt phun khói mờ mờ. Oanh đã lạnh người khi nghĩ đến cô đã lên đến lầu mà không hề tới tủ thờ để đốt được cho ba mình một nén hương, Trái tim Oanh thắt lại, một nỗi sợ huyền bí nào đó khiến cô lầm bầm:
– Ba ơi! Hãy tha lỗi cho con...Và cho cả mẹ nữa!
Khoảng Đời Lấp Lửng Khoảng Đời Lấp Lửng - Trần Thị Bảo Châu