Love appears in moments, how long can I hold a moment, as my moment fades, I yearn to catch sight or sound of you, to feel the surging of my heart erupt into joyous sounds of laughter.

Chris Watson

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 67
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1600 / 43
Cập nhật: 2016-06-20 21:15:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9
ăm 1570, bởi chịu không nổi sự bức bách của Trịnh Tùng và những lời bàn ra bàn vào của bá quan văn võ, vua Lê Anh Tông hoảng hốt bỏ cả ngai vàng mà chạy vào Nghệ An. Trong lúc vội vã, nhà vua chỉ kịp mang theo bốn trong số năm vị Hoàng tử của mình. Trịnh Tùng cũng chỉ mong được như vậy mà thôi. Ngay sau đó, Trịnh Tùng cho người đến xã Quảng Thi, huyện Thụy Nguyên (nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), đón Hoàng tứ thứ năm là Lê Duy Đàm, lúc này mới lên sáu tuổi, về lập làm vua, đó là vua Lê Thế Tông (1573 - 1599).
Bấy giờ, đất đai Nam triều quản lãnh còn nhỏ hẹp, vậy mà có đến những hai vua, sự thừa thãi đấng chí tôn quả là rất đáng sợ. Giữa hai vua, hiển nhiên Trịnh Tùng chỉ có thể chọn vua con là Lê Thế Tông, vì Lê Thế Tông bất quá cũng chỉ là một đứa trẻ con không hơn không kém. Chọn vua con thì phải thủ tiêu vua cha, nhưng để tránh tội thí nghịch, Trịnh Tùng lại phải đặt mưu tính kế. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ tục biên, quyển 17, tờ 2 - b) chép rằng:
"Bấy giờ, Hồng Phúc Hoàng đế (chỉ vua Lê Anh Tông. Hồng phúc là niên hiệu của Lê Anh Tông, dùng từ năm 1572 đến năm 1573 - ND) phiêu bạt đến đất Nghệ An. Các Hoàng tử là Bách, Lựu, Ngạnh và Tùng đều đi theo. Tả tướng Trịnh Tùng sai bọn Nguyễn Hữu Liêu tiến quân đến đánh thành (Nghệ An). Nhà vua chạy trốn ra ruộng mía. Bọn Hữu Liêu liền quỳ lạy ở ngoài ruộng mía và nói rằng:
- Xin bệ hạ mau trở về cung để thỏa yên lòng mong đợi của thần dân trong nước, bọn thần không hề có ý gì khác cả.
Chúng đem bốn con voi đực đi đón Vua trở về. (Trịnh Tùng) sai Bảng Quận công là Tống Đức Vị theo hầu sát ngày đêm. Ngày 22 (tháng 1 năm Quý Dậu, 1573 - ND), Vua về đến huyện Lôi Dương (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa - ND). Hôm ấy Vua băng. Khi ấy, Tả tướng Trịnh Tùng sai Tống Đức Vị ngầm bức hại Vua, xong thì nói phao lên rằng, Nhà vua đã thắt cổ tự tử."
Lời bàn: Làm thường dân mà tai thích nghe chuyện đàm tiếu thì nguy hại cho thân danh và gia giáo, đời chẳng ai ưa. Làm bậc "cha mẹ của dân" mà tai thích nghe chuyện đàm tiếu thì nguy hại cho cả một vùng, hậu quả khó mà lường trước được. Làm vua thiên hạ mà tai thích nghe chuyện đàm tiếu thì nguy hại cho cả xã tắc, trăm họ điêu đứng và ngai vàng cũng khó mà giữ được. Vua Lê Anh Tông buộc phải từ bỏ cung điện nguy nga để... vào núp trong ruộng mía, trước là bởi Trịnh Tùng bức bách, nhưng xem ra thói quen thích nghe chuyện đàm tiếu cũng đã hại Nhà vua. Nạn nhân cũng chính là thủ phạm, thương hại thay!
Lê Anh Tông có gan và có sức chạy đến Nghệ An nhưng lại không có gan và sức để chống lại đám quân sĩ đi bắt mình. Bảo là lực lượng của Trịnh Tùng quá mạnh cũng được mà bảo là năng lực và bản lĩnh của nhà vua quá yếu cũng được. Bình sinh, Vua thích nghe lời bàn ra bàn vào, thì khi gặp nạn, chẳng ai dám cứu Vua, chuyện ấy không có gì khó hiểu cả.
Hình như Nguyễn Hữu Liêu không giết Vua ở Nghệ An là bởi sợ làm hư ruộng mía đó thôi. Chua chát thay!
Việt Sử Giai Thoại - Tập 6 Việt Sử Giai Thoại - Tập 6 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 6