Thất bại ư? Tôi chưa bao giờ gặp phải. Với tôi, chúng chỉ là những bước lùi tạm thời.

Dottie Walters

 
 
 
 
 
Thể loại: Giáo Dục
Nguyên tác: Từ Câu Sai Đến Câu Hay
Upload bìa: Nguyễn Hoàng Anh
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3691 / 290
Cập nhật: 2016-07-24 01:46:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Cú Pháp
.1. Câu sai ngữ pháp
9.1.1. Câu sai ngữ pháp là câu viết không đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, nghĩa là viết không đúng cấu trúc câu tiếng Việt. Ví dụ:
- Chuyên án này được Trung tá nĐB vạch ra và thực hiện tuyệt đối bí mật, ngay cả công an phường sở tại và công an quận Tây hồ không được thông báo.
Câu trên thiếu từ cũng, nên không tạo ra cặp hô ứng ngay cả... cũng.
Sửa: ‘[...] ngay cả công an phường sở tại (...) cũng không được thông báo’
9.1.2. Chập cấu trúc: một nguyên nhân tâm lý trong những câu sai
Một nguyên nhân khá phổ biến của hiện tượng sai ngữ pháp là người viết đãng trí nên đã chuyển hướng tư duy
307
trong khi viết. Kết quả là dẫn tới những câu sai mang tên chập cấu trúc.
Mỗi lối nói có những kiểu cấu trúc xác định. Có những lối nói khá gần nhau và chỉ khác nhau ở một vài từ hư. những lúc tư tưởng tập trung, đầu óc tỉnh táo viết thường đúng. Còn khi tư tưởng không tập trung, đầu óc mỏi mệt thì dễ xảy ra trường hợp chuyển từ kiểu câu này sang kiểu câu gần gũi với nó, tức là chuyển hướng tư duy, vi phạm luật liên tục trong mạch văn. Kết quả là đã viết ra một câu chứa hai kiểu cấu trúc khác nhau. hiện tượng này được gọi là sai do chập cấu trúc. Ví dụ:
(1) Anh nên uống thuốc đi. (1a) Anh nên uống thuốc. (1b) Anh uống thuốc đi!
Câu 1a là lời khuyên. Câu 1b là lời đề nghị. Lúc đầu định viết lời khuyên 1a. Tới cuối, sau từ uống thuốc lại thêm từ đi theo khuôn câu đề nghị 1b, thế là thành câu 1. người viết đã chập hành vi khuyên với hành vi đề nghị vào một câu.
Sửa những câu sai ‘chập cấu trúc’ khá đơn giản: hãy viết lại theo một trong hai cấu trúc. Vậy có hai cách sửa:
Theo khuôn khuyên bảo viết câu 1a.
Theo khuôn đề nghị viết câu 1b.
(2) Em có cảm tưởng rằng các em bé dẫm phải mảnh thủy tinh, mảnh sành không biết đau đến thế nào.
Đầu tiên em học sinh định bày tỏ cảm tưởng về nỗi đau đớn vô cùng khi dẫm phải mảnh thủy tinh:
308
(2a) Em có cảm tưởng rằng các em bé dẫm phải mảnh thủy tinh, mảnh sành sẽ đau đớn vô cùng.
Tuy nhiên, khi đãng trí bỏ quên từ sẽ, các em dễ chuyển thành một câu bày tỏ sự thông cảm, chia sẻ ‘không biết đau đến thế nào’ với bạn:
(2b) Các em bé dẫm phải mảnh thuỷ tinh, mảnh sành không biết đau đến thế nào.
Đang viết dở câu 2a phần cuối lại chuyển sang câu 2b, thế là thành câu 2.
(3) Đó là dịp thủ tướng Phạm Văn Đồng sang Mátxcơva, bác vẫn rất quý vợ chồng Trà giang - Bích ngọc, đã yêu cầu Đại sứ quán ta giải quyết tiền cho ngọc được mua một cây đàn tương đối tốt để anh sử dụng cho đến ngày anh mãi mãi phải ra đi. (b., 25.11.2001)
Trong câu 3 có những động từ nào? Đó là: sang, quý, yêu cầu, giải quyết, mua, sử dụng, ra đi. Đọc theo trật tự rồi xét mối quan hệ cơ bản giữa chúng. ‘Sang Mátxcơva’, và ‘vẫn rất quý’ chẳng có mối quan hệ lô gích - ngữ nghĩa nào cả. Vậy hãy tạm gạt sang một bên mệnh đề chứa cụm ‘sang Mátxcơva’. Vẫn rất quý dẫn tới hành động yêu cầu giải quyết việc gì. Cái việc gì ở đây là ‘mua đàn để sử dụng...’. Vậy là động từ ra đi không nằm trong mệnh đề có cấu trúc ‘[vẫn rất quý nên] yêu cầu - giải quyết - việc mua đàn để sử dụng’. nó nằm trong một mệnh đề khác: ‘sử dụng cho đến ngày ra đi, tức là chết’.
Vậy câu trên đã mắc lỗi chập hai cấu trúc làm một. Phần đầu là lý do dẫn tới lời thủ tướng: ‘bác [...] đã yêu cầu Đại
309
sứ quán ta giải quyết tiền cho ngọc được mua một cây đàn tương đối tốt để anh sử dụng’. Phần sau là lời kể của phóng viên: ‘anh đã sử dụng cho đến ngày anh mãi mãi phải ra đi’
Để sửa, chỉ cần tách câu 3 thành hai bộ phận: 1) nhắc lại lời của thủ tướng; 2) nối tiếp bằng lời kể của mình:
(3a) Đó là dịp thủ tướng Phạm Văn Đồng sang Mátxcơva. Bác vẫn rất quý vợ chồng Trà giang - Bích ngọc, (nên) đã yêu cầu Đại sứ quán ta giải quyết tiền cho ngọc được mua một cây đàn tương đối tốt để anh sử dụng. Anh đã sử dụng nó cho đến ngày anh ra đi mãi mãi.
Một ví dụ khác: Chúng ta có hai cách đánh giá: ‘Anh còn kém xa’ và ‘Anh còn kém một bậc’. Chập hai cấu trúc này lại, sẽ dẫn tới câu sai: ‘Anh còn kém xa một bậc’.
- Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy nguy cơ suy thoái kinh tế. (Ti vi, 02.06.2011)
Câu trên sai thế nào? Chúng ta đã chập hai câu ‘Đây là một dấu hiệu rõ ràng’ và ‘dấu hiệu này cho thấy nguy cơ suy thoái kinh tế’ thành một. Sửa lại là:
‘Đây là một dấu hiệu rõ ràng về (/báo hiệu) nguy cơ suy thoái kinh tế.’
- Về buôn lậu thì sự việc không dừng lại chỉ có những dấu hiệu.
Chúng ta nói ‘dừng lại ở đâu’, ‘không dừng lại ở đâu’ chứ không nói ‘không dừng lại có’. Mặt khác cấu trúc ‘không chỉ có’ dùng để phủ định tính duy nhất. Câu trên là kết quả của sự chuyển hướng tư duy: đang viết theo cấu trúc thứ
310
nhất thì chuyển sang cấu trúc thứ hai. Thay ‘có’ bằng ‘ở’, câu khắc đúng: ‘Về buôn lậu thì sự việc không dừng lại chỉ ở những dấu hiệu’.
9.1.3. Câu sai ngữ pháp do viết dài (xem §2.3.2.)
9.1.4. Câu rối do nhiều lần mở rộng thành phần câu
(4) Còn đằng này, mấy chúa ngục không hiểu tiếng Việt, nào có biết ất giáp gì, họ tưởng rằng ban đêm cả thảy im phăng phắc để nghe một anh nói chuyện lột da ếch xào măng như thế nào, hay nói chuyện Tôn hành giả phò Đường Tăng đi thỉnh kinh, đó là những buổi huấn luyện chính trị nên họ chướng mắt lắm.
Đầu tiên, ‘Còn đằng này’ chỉ là trạng ngữ tạo sự liên kết với câu đứng trước đó. Bỏ qua vì không liên quan đến cấu trúc lõi của câu.
Câu trên có những động từ nào? Đó là hiểu, biết, tưởng, im, nghe, nói (chuyện), lột, xào, phò, đi, thỉnh kinh, huấn luyện, chướng (mắt).
Có những quan hệ cơ bản nào? Có hai cấu trúc lô gích nhân quả móc với nhau:
1. a) Không hiểu, không biết nên tưởng A là B. b) (Tưởng lầm) nên chướng mắt.
Cấu trúc cốt lõi là như vậy. Cứ triển khai câu theo trật tự này, chúng ta thấy ngay điểm lỗi trong câu 4. Với:
A = ngồi im nghe nói chuyện X hay chuyện Y X = lột da ếch xào măng
311
Y = phò Đường Tăng đi thỉnh kinh
B = huấn luyện chính trị
(4a) Không hiểu, không biết nên tưởng A là B. (Tưởng lầm) nên chướng mắt.
= Không hiểu, không biết nên tưởng ngồi im nghe nói chuyện X hay chuyện Y là huấn luyện chính trị. (Tưởng lầm) nên chướng mắt.
(4b) Không hiểu, không biết nên tưởng ngồi im nghe nói chuyện X (lột da ếch xào măng) hay chuyện Y (phò Đường Tăng đi thỉnh kinh) là huấn luyện chính trị’. (Tưởng lầm) nên chướng mắt.
Chỗ ‘vênh’ giữa 4 và 4b là câu 4 đã dư từ ‘đó’. Đây là lỗi quan trọng nhất. Chỉ cần bỏ đi từ ‘đó’ là được một câu đúng về cơ bản:
(4c) họ tưởng rằng ban đêm cả thảy im phăng phắc để nghe một anh nói chuyện [lột da ếch xào măng như thế nào, hay nói chuyện Tôn hành giả phò Đường Tăng đi thỉnh kinh,] là những buổi huấn luyện chính trị.
Lỗi ở phần còn lại đứng trong móc vuông là thiếu sự hô ứng giữa hai bộ phận mở rộng của nói chuyện lột da... ‘như thế nào’ và phò... ‘ra sao’. Thêm ra sao vào cuối phần dưới chúng ta được câu sửa:
(4d) Còn đằng này, mấy chúa ngục không hiểu tiếng Việt, nào có biết ất giáp gì, họ tưởng rằng ban đêm cả thảy im phăng phắc để nghe một anh nói chuyện lột da ếch xào măng như thế nào, hay nói chuyện Tôn hành giả phò Đường
312
Tăng đi thỉnh kinh ra sao, là những buổi huấn luyện chính trị nên họ chướng mắt lắm.
9.1.5. Lỗi về cặp từ hay là lỗi về những từ hô ứng
Trong tiếng Việt, có những từ luôn luôn đi thành từng cặp, xuất hiện đồng thời. nghĩa là, nếu xuất hiện từ này là xuất hiện từ kia. Chúng là những từ hô ứng. Chú ý tới điều này, bạn sẽ thấy cách sửa nhiều câu sai trở nên rất đơn giản. Một vài ví dụ:
- Buôn lậu không phải là những nỗi đau cho sự phát triển kinh tế mà còn là một trong những thách thức của đất nước. (b., 11.10.1992)
‘Không phải’ là cụm từ phủ định yếu tố đứng sau nó, nên không có cặp hô ứng không phải... mà còn... ‘Không chỉ’ là cụm từ phủ định tính duy nhất của yếu tố đứng sau nó, nghĩa là nó tiền giả định rằng còn có yếu tố khác nữa bổ sung. Do vậy, trong tiếng Việt có cặp không chỉ... mà còn... Từ đây cách sửa câu trên rất đơn giản: thay phải bằng chỉ: ‘Buôn lậu không chỉ là những nỗi đau cho sự phát triển kinh tế mà còn là một trong những thách thức của đất nước’.
những cấu trúc ngữ pháp đòi hỏi những quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế phải phù hợp với nhau. nếu không, câu vẫn sai dù hai vế có hô ứng. Ví dụ: ‘Con người ở đó không chỉ khổ mà còn rất đẹp’. (TnTÂ, tập 2, t.10) Khổ và đẹp không tương hợp nghĩa, như đòi hỏi của cấu trúc không chỉ... mà còn. Chúng tương phản về nghĩa ‘khổ nhưng đẹp’. Vậy có thể sửa: ‘Con người ở đó khổ nhưng rất đẹp’.
313
(6) nếu như đối với cá basa, khi bị ‘ép’ ở Mỹ chúng ta có thể đẩy mạnh được xuất khẩu sang các thị trường khác. (b., 29.12.2003)
‘nếu như đối với...’ là cấu trúc giả định hai điều A, B hô ứng. Trong câu trên, cá ba sa không hô ứng với một loại sản phẩm khác nào cả. Vậy có hai cách sửa:
- Bỏ từ nếu như để làm mất cấu trúc giả định:
(6a) Đối với cá basa, khi bị ‘ép’ ở Mỹ chúng ta có thể đẩy mạnh được xuất khẩu sang các thị trường khác.
- Thêm một sản phẩm khác, cà phê chẳng hạn, nhằm tạo ra sự hô ứng với cá ba sa:
(6b) nếu như đối với cá basa, khi bị ‘ép’ ở Mỹ chúng ta có thể đẩy mạnh được xuất khẩu sang các thị trường khác, thì đối với cà phê [+ câu].
(7) Đội ngũ các nhà báo phải trong sạch thì uy tín của báo chí càng lớn. (b., 8.1999)
Quan hệ nhân quả là ‘trong sạch thì uy tín’. Câu 7 mắc lỗi cặp‘phải... càng’ không hô ứng với nhau. Có 3 cách tạo cặp hô ứng: phải - mới (phải trong sạch thì mới uy tín); phải - để (phải trong sạch để có uy tín); càng - càng (càng trong sạch thì càng uy tín). Vậy có 3 cách sửa:
(7a) Đội ngũ các nhà báo phải trong sạch thì uy tín của báo chí mới lớn.
(7b) Đội ngũ các nhà báo phải trong sạch để uy tín của báo chí càng lớn.
314
(7c) Đội ngũ các nhà báo càng trong sạch thì uy tín của báo chí càng lớn.
(8) Theo Thông tấn xã Việt nam, hai tổng thống g. Bush lẫn V. Putin đều thừa nhận không giải quyết được những bất đồng liên quan tới các vấn đề then chốt là hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) và hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (nMD) của Mỹ. (b.,17.11.01)
Câu trên sai về sự hô ứng: ‘hai... lẫn... đều’ là một chuỗi từ sai do hiện tượng chập cấu trúc. Chúng ta nói ‘cả A lẫn B đều...’. Vậy câu sai ở từ hai, cần thay bằng từ cả: ‘cả tổng thống g. Bush lẫn V. Putin đều thừa nhận...’ Còn như theo cách nói ‘hai người đều...’ hoặc ‘A và B đều...’ thì câu lại sai ở từ lẫn, cần thay bằng từ và: ‘hai tổng thống g. Bush và V. Putin đều thừa nhận...’
9.2. Liên kết câu
9.2.1. Thế nào là một văn bản và liên kết văn bản?
Văn bản là kết quả của một quá trình tạo lời khi chuyển một nội dung hoàn chỉnh cần thông báo thành câu chữ. Thông thường, mỗi văn bản gồm nhiều đoạn văn: đoạn mở - những đoạn trung tâm - đoạn kết. những đoạn này có liên kết với nhau, thường là liên kết ý, tức là liên kết nội dung.
Mỗi đoạn thường gồm nhiều loại câu: câu mở - những câu trung tâm - câu kết. Các câu trong đoạn có liên kết với nhau. Ví dụ:
315
(A) Có một giai thoại về sách bỏ túi. hôm ấy, henri Filipacchi, phụ trách khâu phát hành của nhà xuất bản hachette, quan sát người lính Mỹ vừa bước ra khỏi một hiệu sách ở Paris. Ông ngạc nhiên khi thấy anh ta xé sách ra làm đôi rồi bỏ vào mỗi túi một nửa cuốn. Một ý nghĩ thoáng hiện ra trong đầu Filipacchi: Tại sao không làm một cuốn sách có thể bỏ vừa vặn vào trong một cái túi? Và ngày 09.02.1953, cuốn sách bỏ túi đầu tiên do nhà xuất bản hachette phát hành đã xuất hiện tại Pháp. (KTnn, số 218)
Đoạn văn trên đây gồm:
Mở đoạn đồng thời là chủ đề của đoạn: Có một giai thoại về sách bỏ túi.
Thân đoạn có 3 câu.
Kết đoạn: Và ngày 09.02.1953, cuốn sách bỏ túi đầu tiên do nhà xuất bản hachette phát hành đã xuất hiện tại Pháp.
Các câu trong một đoạn văn có quan hệ liên kết tức là gắn bó với nhau. Sự liên kết giữa câu mở đoạn và câu tiếp theo trong đoạn trên là liên kết nội dung: Sau khi tuyên bố có một giai thoại thì người ta triển khai - bắt đầu kể về giai thoại. Ba câu phần thân đoạn có liên kết ngữ pháp với nhau qua phép thế và lặp từ vựng: henri Filipacchi - Ông - Filipacchi; người lính Mỹ - anh ta. Ba câu phần thân đoạn và câu kết còn có liên kết nội dung qua phép liên tưởng:nhà xuất bản hachette - hiệu sách - (mua sách) - xé sách - nửa cuốn (sách) - (làm) cuốn sách - cuốn sách (đầu tiên - nhà hachette) xuất hiện.
316
9.2.2. những phương thức liên kết văn bản
Đoạn (A) trên đây cho thấy có hai phương thức liên kết cơ bản:
Liên kết hình thức tức là liên kết ngữ pháp, gồm các phương thức lặp từ vựng, thay thế từ vựng, và các phương thức ngữ pháp khác, đặc biệt là liên kết qua các từ hư.
Liên kết nội dung tức là liên kết lô gích - ngữ nghĩa, gồm sự liên tưởng, phép đối, liên kết qua những thuộc tính, qua những quan hệ lô gích - ngữ nghĩa, qua những hành vi ngôn ngữ.
Khi giao tiếp người này nói, người kia nghe rồi đáp lại. Mỗi lần nói là một lượt lời. Các lượt lời của hai người đối thoại luôn luôn có liên kết với nhau. Đây là sự liên kết của những hành vi ngôn ngữ (speech acts). Chẳng hạn, hỏi - trả lời; yêu cầu - chấp nhận; yêu cầu - từ chối; chất vấn - trả lời; chất vấn - bác bỏ; phê bình - bác bỏ; chê trách - thanh minh; mắng - cãi; khen tặng - cảm ơn; cảnh cáo - phản ứng... Do nội dung của các câu, do tình huống giao tiếp chúng ta biết được hai lượt lời liên kết với nhau thế nào. Tuy nhiên có những tín hiệu ngôn ngữ để thể hiện những hành vi ngôn ngữ cụ thể. Chúng được thể hiện thành những cấu trúc ngôn ngữ. Một câu theo một cấu trúc ngôn ngữ xác định đứng riêng một mình, chúng ta cũng có thể nhận ra nó được liên kết như thế nào với một câu đi trước đó. Một số ví dụ:
(1a) Con sang nhà nhỏ bạn đã.
(1b) Con sang nhà nhỏ bạn chứ bộ. (1c) Con sang nhà nhỏ bạn cơ.
317
Từ đã trong (1a) cho biết câu trước đó là một lời đề nghị. người nói câu (1a) không từ chối lời đề nghị này, nhưng có đưa ra một công việc (sang nhà nhỏ bạn) cần làm trước khi thực hiện lời đề nghị của người đối thoại. Ví dụ:
- Đi giặt đồ đi.
- (1a) Con sang nhà nhỏ bạn đã.
Từ chứ bộ trong (1b) cho biết câu trước đó là một lời nhận xét, quy kết có tính chất tiêu cực đối với một người nào đó. người nói câu (1b) thanh minh và bác bỏ lời nhận xét trên là không đúng bằng cách đưa ra một chứng cứ (sang nhà nhỏ bạn):
- Lại đi chơi rồi.
(1b) Con sang nhà nhỏ bạn chứ bộ.
Từ cơ trong (1c) cho biết câu trước đó là một lời đề nghị, yêu cầu. người nói câu (1c) từ chối lời đề nghị này và đưa ra một đề nghị khác (sang nhà nhỏ bạn):
- Đi giặt đồ đi.
- (1c) Con sang nhà nhỏ bạn cơ.
9.3. Cách viết câu ngắn
9.3.1. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những câu dài
Về phương diện lô gích, đó là kết quả của lối tư duy không mạch lạc, không khúc chiết nên tạo ra những cấu trúc rối rắm, phức tạp.
Về phương diện ngôn ngữ, đó là kết quả của: 318
- Dùng nhiều câu ghép.
- Dùng nhiều câu đơn được mở rộng thành tầng tầng lớp lớp từ.
- Dùng nhiều câu chứa những nội dung lặp lại gây ra hiện tượng dư.
- Dùng nhiều câu ở dạng bị động, nhiều câu đã mở rộng động từ thành danh ngữ.
Sửa những câu có cấu trúc rối rắm, phức tạp cho ngắn lại về thực chất là sửa về cấu trúc tư duy, sửa lại câu theo những cấu trúc tư duy lô gích chặt chẽ rồi tách chúng thành những câu ngắn.
9.3.2. Kỹ thuật tách câu
Một nguyên tắc sửa câu là làm sao vẫn giữ nguyên được nội dung ban đầu của câu như ý định người viết. Để thực hiện việc này, hãy tìm cấu trúc lô gích của câu. Sau đó, dùng những phương thức liên kết câu đã biết để tách chúng thành hai hay nhiều câu. Vài ví dụ:
(1) Đưa dao cắt chiếc bánh kem mà cộng đồng người Malaysia tại Thành phố hồ Chí Minh tặng nhân chuyến thăm thành phố ngày 20 -10, ngoại trưởng Abdul Badawi đã cảm ơn về ‘chiếc bánh đầy tình nghĩa’: cách đây hai tuần, ông đã được bầu làm Phó chủ tịch Đảng cầm quyền UMnO và trao tặng danh hiệu ‘Con người trong sạch’ (Mr Clean) trên chính trường Malaysia đã bị Thủ tướng Mahathir cảnh báo về tình trạng tham nhũng. (b., 22.10.1996)
319
Câu quá dài này có những động từ nào? Danh từ nào bắt nguồn từ động từ?
- Đưa, cắt, tặng, cảm ơn, được bầu, được trao tặng, cảnh báo, chuyến thăm
người viết muốn đưa quá nhiều thông tin thuộc những loại khác nhau vào trong một câu. Cần tìm mối quan hệ lô gích ngữ nghĩa giữa các động từ trên đây.
- Cắt chiếc bánh được tặng. Cảm ơn vì đã được tặng bánh.
Trên đây là hai điều cốt lõi. Động từ cảnh báo dường như chẳng ăn nhập gì với những động từ trước đó. hãy tạm chưa xét.
Ai cắt? Ai được tặng bánh? Ai thăm? Ai được bầu? Ai được trao tặng danh hiệu? Các câu trả lời đều là ngoại trưởng. Trả lời riêng từng câu hỏi, chúng ta được hàng loạt câu đơn giản dễ hiểu:
- ngoại trưởng thăm thành phố hồ Chí Minh. ngoại trưởng đưa dao cắt chiếc bánh được tặng. ngoại trưởng cảm ơn... ngoại trưởng được bầu... và được trao tặng...
- Vì sao được tặng bánh?
- nhân chuyến thăm thành phố hồ Chí Minh và nhân dịp được bầu làm... và (được) trao tặng...
- Vì sao ngoại trưởng cảm ơn?
- Vì được tặng bánh.
Có nhiều cách để sửa câu này:
Cách 1: Tách thành 4 câu, viết theo trật tự các sự kiện:
320
- ngoại trưởng... thăm thành phố hồ Chí Minh. Ông vừa được bầu làm... và (được) trao tặng... nhân dịp này cộng đồng người Malaysia đã tặng ông chiếc bánh kem. Đưa dao cắt chiếc bánh, ngoại trưởng đã cảm ơn về ‘chiếc bánh đầy tình nghĩa’.
Cách 2: Tách thành 2 câu, viết theo trật tự nguyên nhân - kết quả.
- nhân dịp [ngoại trưởng... thăm thành phố hồ Chí Minh và (nhân dịp) ôngvừa được bầu làm... và (được) trao tặng...] cộng đồng người Malaysia đã tặng ông chiếc bánh kem. Đưa dao cắt chiếc bánh kem, ngoại trưởng đã cảm ơn về ‘chiếc bánh đầy tình nghĩa’.
Cách 3: giữ nguyên trật tự các từ trong câu gốc (theo trật tự kết quả -nguyên nhân), chỉ thay dấu hai chấm bằng dấu chấm và chú ý hai điều: 1) Ông có hai cái ‘được’: được bầu làm... và được trao tặng... Vậy cần thêm được trước từ ‘trao tặng’; 2) Thêm cụm ‘một chính trường’ vào sau từ ‘Malaysia’ để mất hiện tượng chập cấu trúc:
- Đưa dao cắt chiếc bánh kem mà cộng đồng người Malaysia tại thành phố hồ Chí Minh tặng nhân chuyến thăm thành phố ngày 20-10, ngoại trưởng Abdul Badawi đã cảm ơn về ‘chiếc bánh đầy tình nghĩa’. Cách đây hai tuần, ông đã được bầu làm Phó chủ tịch Đảng cầm quyền UMnO và được trao tặng danh hiệu ‘Con người trong sạch’ (Mr Clean) trên chính trường Malaysia, một chính trường đã bị Thủ tướng Mahathir cảnh báo về tình trạng tham nhũng.
321
Để sửa một câu quá dài, trước hết bạn hãy tìm các liên từ dùng trong câu đó và viết chúng theo thứ tự như đã xuất hiện trong câu kèm theo một vài từ thể hiện các quan hệ ngữ pháp-ngữ nghĩa trong câu đó. nhờ vậy, bạn dễ nắm bắt được mạch tư duy của người viết.
Xét ví dụ nêu ở §1.2.3:
(2) Nhưng đối với những sinh hoạt văn hóa cho thanh niên trong ấp, dù theo bản sơ kết một năm thực hiện ấp văn hóa của huyện Bình Chánh thì ‘điểm sinh hoạt văn hóa- thể dục thể thao của ấp 4, xã Tân Túc quy tụ được nhiều thanh thiếu niên tham gia hằng đêm phục vụ nhu cầu giải trí sau những giờ lao động của bà con, đồng thời giúp bà con tìm hiểu thêm các thông tin, kiến thức về mặt khoa học kỹ thuật thông qua sách báo của điểm sinh hoạt, nhưng theo ông Sáu, hồi trước cũng có tụ điểm sinh hoạt văn hóa cho bạn trẻ chơi bida, bóng chuyền, đàn hát (hai cây ghi ta tân nhạc, cổ nhạc), đọc sách, có tivi, đầu máy (đầu máy 110V nên chưa sử dụng được), nhưng rồi không duy trì được lâu.
Câu trên dài 143 tiếng (!), vừa rối vừa sai. Có tới 5 liên từ: 3 nhưng, 1 dù, 1 thì. năm liên từ này biểu hiện những quan hệ ngữ pháp nào? Chúng ta gặp những cấu trúc liên kết câu khác nhau viết trong một hàng trông rối mù khiến người đọc không thể nào tiếp nhận nổi ‘nhưng [đối với X dù theo Y thì B, nhưng [theo ông Sáu (thì) [D nhưng E]]]. Để gỡ rối chúng ta tách chúng thành ba tầng ‘nghịch nhân quả’ rồi diễn giải vắn tắt câu trên:
322
‘nhưng A
A =DùBnhưngC C=D nhưngE’
(2b) nhưng không đúng vậy. Dù huyện đánh giá tốt, nhưng theo ông Sáu thì lại khác: trước thì có đấy, nhưng sau không duy trì được.
như vậy, câu trên ít nhất có thể tách thành 4 câu khác nhau mà ý cơ bản là:
(2c) huyện đánh giá tốt. nhưng không hẳn như vậy. Theo một số quần chúng thì lại khác. Ông Sáu nói: trước thì có đấy, nhưng sau không duy trì được.
Cuối cùng câu được sửa là:
(2d) Theo bản sơ kết một năm thực hiện ấp văn hóa của huyện Bình Chánh thì ‘điểm sinh hoạt văn hóa- thể dục thể thao của ấp 4, xã Tân Túc quy tụ được nhiều thanh thiếu niên tham gia hằng đêm phục vụ nhu cầu giải trí sau những giờ lao động của bà con, đồng thời giúp bà con tìm hiểu thêm các thông tin, kiến thức về mặt khoa học kỹ thuật thông qua sách báo của điểm sinh hoạt’. nhưng không hẳn như vậy. Theo một số quần chúng thì lại khác. Ông Sáu nói: hồi trước cũng có tụ điểm sinh hoạt văn hóa cho bạn trẻ chơi bida, bóng chuyền, đàn hát (hai cây ghi ta tân nhạc, cổ nhạc), đọc sách, có tivi, đầu máy (đầu máy 110V nên chưa sử dụng được), nhưng rồi không duy trì được lâu.
(3) Ông Xuân đánh thằng con ngỗ nghịch đã trốn học và ăn cắp tiền của bạn bè ấy năm roi.
323
Câu trên không sai nhưng nghe không thuận tai vì bổ ngữ trực tiếp ‘(đánh) năm roi’ đứng cách quá xa động từ trung tâm đánh làm đứt mạch văn. Có ba cách sửa:
a) Chuyển thành một câu ghép ‘Kết quả - nguyên nhân’: đánh con vì...
(3a) Ông Xuân đánh thằng con ngỗ nghịch ấy năm roi vì nó đã trốn học và ăn cắp tiền của bạn bè.
b) Tách thành hai câu: nguyên nhân A. Do vậy kết quả B. (3b) Thằng con ngỗ nghịch ấy đã trốn học và ăn cắp tiền
của bạn bè. Do vậy ông Xuân đã đánh nó năm roi.
c) Tách thành hai câu theo kiểu liên kết nội dung: sự
kiện - lý do
(3c) Ông Xuân đánh thằng con ngỗ nghịch ấy năm roi. nó đã trốn học và ăn cắp tiền của bạn bè.
(4) Ông Weigang đã thông báo cho chúng tôi sở dĩ ông đột ngột trở về như vậy là để kịp dự lễ tang người em trai ông và tham dự một cuộc họp rất quan trọng với Liên đoàn bóng đá Đức dành cho các huấn luyện viên đang làm việc ở nước ngoài.
Câu trên dài. Đây là lối nói gián tiếp vì chúng ta không trực tiếp nhắc lại lời ông Weigang. Sau từ ‘sở dĩ’ là một câu. Vậy chúng ta dùng phương thức tách câu theo cách chuyển câu 4 thành lối nói trực tiếp:
(4a) Tôi đột ngột trở về Đức là để [...]. Ông Weigang đã thông báo cho chúng tôi như vậy.
324
Phần đầu của câu 4 khá dài. nên dùng phép lặp để tách nó thành hai câu. Vậy được câu:
(4b) Tôi đột ngột trở về Đức là để kịp dự lễ tang người em trai và tham dự một cuộc họp rất quan trọng với Liên đoàn bóng đá Đức. Cuộc họp này dành cho các huấn luyện viên đang làm việc ở nước ngoài. Ông Weigang đã thông báo cho chúng tôi như vậy.
Tiếng Việt Giàu Đẹp Tiếng Việt Giàu Đẹp - Trần Đức Dân Tiếng Việt Giàu Đẹp