No person who can read is ever successful at cleaning out an attic.

Ann Landers

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoàng Văn Bổn
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Gió
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4411 / 95
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9
gày đầu, Lâm Kỳ quá giang một thuyền buôn, bồng bềnh trên dòng Đồng Nai, đôi bờ rậm rạp. Càng về miệt hạ lưu, dòng sông càng phềnh rộng, sóng vỗ mạn thuyền óc ách. Vợ chồng người lái buôn có vẻ hiền lành. Cơm nước dưới thuyền do cô gái độ mười sáu lo. Cô gái ít nói, thường nhìn trộm Lâm Kỳ dò xét.
Những lúc hai vợ chồng người lái buôn ăn cơm, Lâm Kỳ và cô gái chèo thay. Cô gái ngạc nhiên: chẳng ngờ trắng trẻo, có vẻ học trò vậy mà Lâm Kỳ chèo rất giỏi, như dân sông nước lâu đời. Hai vợ chồng chủ ghe cơm nước xong, Lâm Kỳ và cô gái cùng ăn cơm trước mũi thuyền. Cơm nóng, cá lòng tong kho tiêu, nhiều ớt, vừa ăn vừa hít hà. Cô gái bật cười. Lâm Kỳ ngơ ngác. Cô gái chỉ mấy hạt cơm trên má Lâm Kỳ.
Nhìn cảnh mẹ con cô gái thủ thỉ khi đêm xuống, trăng lên, gió rì rao trên chòm cây hai bờ sông, Lâm Kỳ chạnh nhớ mẹ, nhớ cha.
Khi còn cha mẹ, gần mẹ, Lâm Kỳ không nghĩ đến hạnh phúc khi được trò chuyện cùng cha mẹ, mà chỉ bay nhảy, học võ, lên rừng.
Thấy Lâm Kỳ buồn dàu dàu, cô gái lần hỏi duyên cớ, Lâm Kỳ nói thật là mình đi tìm mẹ. Mẹ bị mất tích trong trận bão lụt khủng khiếp vừa qua.
Cô gái rưng rưng nước mắt, kể lại cho cha mẹ nghe hoàn cảnh, công việc của Lâm Kỳ. Người chồng băng khoăn suy nghĩ, lơi tay chèo.
Một lần, bỗng người chồng hỏi Lâm Kỳ hình dáng, tuổi tác của mẹ.
Nghe Lâm Kỳ tả, ông nhăn trán suy nghĩ mãi, vẫn lắc đầu: “tôi không nghe tin tức mẹ câu. Nếu bị trôi giạt, thế nào cũng tấp đâu miệt Nhà Bè, hoặc bị trôi tận biển..”- Ông lắc đầu thương cảm.
- Cậu cứ trì chí đi tìm. Khúc sông này vợ chồng tôi chú ý hỏi thăm tin tức mẹ câu. Có tin tôi tìm cách báo tin về làng Tri Ân hoặc sóc Po. Tôi có biết Tri Ân, sóc Po, có điều…
Lâm Kỳ chột dạ, chờ đợi. Ông nhìn cô gái, nhìn vợ, nói gần như thì thầm:
- Đi đường cậu phải hết sức cẩn thận. Gần đây, họ bắt người đi đánh giặc, dẹp loạn gì gì đó dưới tận Hà Tiên, Châu Đốc. Trời, đi đánh nhau gian nan lắm cậu ơi. Lại cái thứ giăc, cái thứ loạn gì gì dưới đó, nghe nói tàn ác, dữ dằn lắm. Có bùa ngải độc, có thần linh, ma quỷ giúp sức nữa…Chiều hôm trước, tôi thấy một đội quân, quan đội nón chop, gươm giáo, rần rộ xông vô cái làng bên cù lao cuối sông này, bắt hàng chục trai tráng, nhét gươm, giáo vô tay con người ta..Cũng bữa đó, tôi thấy thuyền ghe chở hàng chục người băng bó đầy người, sắp lớp như cá mòi, từ miệt Hà Tiên chở về cù lao cuối sông…
Nghe người chồng kể, cô gái lo lắng nhìn Lâm Kỳ, rụt rè bảo:
- Hay anh cứ nương náu tạm dưới ghe này, chờ yên yên hãy lên bờ tìm mẹ?
Bà vợ cũng bảo thế nhưng Lâm Kỳ nóng ruột tìm mẹ, nằng nặc đòi lên bờ chỗ khúc quanh của dòng sông, trên bờ có nhiều nhà cửa, trâu bò, cây cối, vườn tược sum suê. Người chồng dặn:
- Có gặp quân, quan họ, cậu phải tránh. Bắt buộc phải nói chuyện với họ, cậu phải nói bằng giọng Đồng Nai, họ ít chú ý hơn.
Cô gái trao tay Lâm Kỳ một gói cơm, cá kho, gói quần áo, hành lý của Lâm Kỳ. Bàn tay cô gái chạm cái gì cồm cồm bên trong gói quần áo, cô gái đưa mắt hỏi Lâm Kỳ. Lâm Kỳ nháy mắt ra hiệu bí mật, vội vã ra đi. Cô gái đứng đó trông theo bóng dáng chàng trai cao lớn dềnh dàng, vai nở, eo thắt, đôi mắt thông minh. Biết bao giờ mới gặp lại?
Ngày thứ tư Lâm Kỳ luồn khắp hang cùng ngõ hẻm cái làng bên sông, chỗ người dân gọi là Nhà Bè. Dọc bờ thấy nhiều nhà cửa cất trên nhiều chiếc bè tre cặp gỗ quý. Người già, trẻ em câu cá, giặt giữ ngay trên nhà bè.
Thấy Lâm Kỳ đi đi lại lại khắp xóm, im lặng, trẻ em chạy theo nhìn ngó, người già quát lũ trẻ. Hỏi ra Lâm Kỳ giật mình: mới hôm qua, xóm làng này đã bị bọn quân lính xông vào bắt hàng chục trai tráng đi đánh “giặc cỏ” dưới kia. Trong nhiều nhà lụp xụp, Lâm Kỳ còn nghe vang ra tiếng kêu khóc thảm thiết.
Bồng từ một mái tranh xơ xác, một ông già cỡ tuổi cha của Lâm Kỳ vung lưỡi mác thông chạy ra chận Lâm Kỳ, quát trong nước mắt:
- Lại mày? Hà có phải hôm qua chính mày chỉ đường cho cái quân chó đẻ ấy tới đây bắt con trai tao không hả? Mày là thằng Phúc phải không?
- Không. Không phải đâu. Cháu không phải tên Phúc- Và Lâm Kỳ chợt nhớ chàng thanh niên phường buôn vải kết thân với Tứ Hải ở làng Tri Ân. Chẳng ngờ, con người như vậy mà…Lâm Kỳ lại càng lo sợ hơn khi nhớ cái tên Phúc ấy quen biết mẹ mình. Biết đâu đấy.
Ông già lau nước mắt hỏi Lâm Kỳ:
- Giờ mày đi đâu mà qua lại chốn này hoài vậy?
- Dạ, cháu đi tìm mẹ cháu. Mẹ cháu bị lụt trôi giạt ở đâu không biết. Cha cháu đã bị chết chìm trong trận bão lụt ấy.
Ông già nhăn trán một lúc, hạ lưỡi mác thông xuống, thở dài:
- Cháu mất cha, lạc mẹ, bác mất con, thằng con trai duy nhất. Cháu còn trẻ, khoẻ, còn đi tìm mẹ tận chân trời góc biển. Còn bác, cái thân già gần đất xa trời này, sống nay chết mai, làm sao đi tìm con được?
- Dạ thưa ông, khi đi tìm mẹ cháu, cháu sẽ chú ý tin tức của anh ấy. Có gì cháu sẽ tìm cách báo tin cho ông hay…
Ông già lại trao tay Lâm Kỳ gói cơm, cá kho, lau hai dòng nước mắt đỏ ngầu như dòng Đồng Nai mùa nước lụt.
Những ngày sau đó, Lâm Kỳ phải trốn tránh triệt để các cuộc lùng bắt lính đi dẹp loạn của bọn quan lính. Khi Lâm Kỳ phải lặn hụp thâu đêm dưới những vùng đất mênh mông, chằng chịt kênh rạch, nồng nặc mùi bùn non thum thủm. Phải moi củ cỏ năng, củ ấu đen thui nhai ngấu nghiến. Có khi, phải nhai hạt sen, lá sen, hoa sen thơm ngát cả cánh đồng. Rất nhiều tổ chim muông khắp vùng đất như không chân, như chìm xuống dưới mặt biển. Lâm Kỳ say đắm luồn lách giữa cánh đồng bát ngát kỳ lạ, bí hiểm ấy, như lạc vào cõi tiên thuở bé thường nghe mẹ kể. Chim trời quạt cánh, ríu rít trên cành lá sen. Cá nhảy trắng trên các dề cỏ, dề lục bình hoa tím. Rau muống đồng mập, đỏ, bò soãi nơi nơi. Đêm khuya mệt mỏi, Lâm Kỳ trèo lên những gò đất, nằm khoanh con tôm, muỗi bay như sáo thổi, dưới chân đỉa lềnh như bánh canh.
Nhiều ngày, Lâm Kỳ lạc vào một cánh rừng mặn, nước vỗ sóng lưng chừng giữa thân cây. Rừng cây đước gân guốc, chùm rễ to rộng, bám sâu vào đất chìm nghỉm dưới mặt nước. Có cảm giác như lạc vào một thế giới già cỗi, nhưng cốt cách tiên ông, bất tử hiển hiện. Thấp thoáng giữa rừng cây đước dẻo quánh, hiên ngang ấy, Lâm Kỳ gặp nhiều mái nhà cất trên mặt nước, giữa các chòm cây đước giao cành với nhau.
Một sáng bừng tỉnh, Lâm Kỳ nghe mùi cơm vừa nấu thơm nức, cả mùi cá kho mặn khiến Lâm Kỳ nghẹn ngào nhớ mẹ. Ráng bò theo các cành đước khẳng khiu rất già mà rất trẻ ấy gặp một bà lão và một cô gái tuổi trăng tròn. Cả hai đều quấn sà rông sọc, quánh mặn, tóc người già bạc trắng, má lõm, mắt sáng quắc. Cô gái da bánh ít, tóc xoắn như sém lửa, quấn sơ một mảnh vải che thân đang dậy thì, ngồn ngộn như cái ngó sen.
Người mẹ nói gì đấy tay chỉ Lâm Kỳ và chỉ mái chòi lợp bằng lá dừa nước, quyện khói như bốc hơi, Lâm Kỳ bò vào nhà. Bà mẹ lấy loại dầu cay xè bôi khắp cổ, trán Lâm Kỳ. Cô gái lật đật xuống nhà sau, một lát mang lên cho Lâm Kỳ một chén cơm nghi ngút hơi thơm, một tô cá kho mặn quánh muối. Không sĩ diện như mọi khi, Lâm Kỳ ăn ngon lành, không kịp nuốt. Cả hai mẹ con nhìn Lâm Kỳ ăn ngon lành, mỉm cười hài lòng. Cô gái có giọng nói lơ lớ, nặng nề, nhát gừng. Qua cách nói và vài giờ trò chuyện, Lâm Kỳ hiểu đây là dải đất tận cùng của đất nước, nơi có bọn giặc bên kia thường tràn sang cướp bóc. Nhiều năm qua, nhiều cuộc chém giết dã man đã diễn ra trên mảnh đất tận cùng này. Hiện nay, có một đạo quân từ phía Bắc kéo vào dẹp loạn vùng này. Nhiều trai tráng trên đường đạo quân đi qua bị bắt theo, phải cầm gươm, giáo đánh nhau. Rất nhiều người bị kẻ nổi loạn giết chết, bêu đầu trên các cây mắm khẳng khiu kia. Cô gái và bà mẹ khuyên Lâm Kỳ chớ ra ngoài, tránh quân của cả hai bên.
Những lúc yên ổn không nghe tiếng reo hò xáp trận, cô gái dẫn Lâm Kỳ men theo các gốc cây đước, cây mắm bắt cá, tôm. Tôm hùm to bằng cổ tay bám đầy rễ đước. Khuơ tay một cái có thể tóm được vài con cá to, vài chú tôm càng búng tanh tách. Có hôm, hai người vào cả khu rừng có hàng trăm loại chim, cò, bù nông, cà cưỡng, sen, sếu, vạc…hàng trăm tổ chim các loại lủng lẳng trên đầu. Chim con trong tố há mỏ kêu khào khào. Bất giác, Lâm Kỳ so sánh cánh rừng Đồng Nai trên kia cùng vùng đất thần tiên này. Cả một vùng trời cho còn hoang vu, ngày đêm chờ đợi. Đêm, Lâm Kỳ có cảm giác đang nằm phía dưới mặt biển, bên trên bốn chung quanh rì rầm tiếng sóng, bềnh bồng, đu đưa.
Và nhìn đâu Lâm Kỳ cũng thấy mẹ, thấy cha. Nhất là mẹ, mẹ hay lướt đi phía trước, bên trên lớp sóng rì rầm mềnh mông ấy. Chợt tỉnh, mới biết đó là mẹ già đen đúa của cô gái thuộc một tộc người khác lạ, na ná như tộc người sóc Po của Suman trên kia.
Một đêm khuya, ánh trăng trải bạc, dưới là nước mênh mông, Lâm Kỳ không sao ngủ được, lén lội xuống rừng cây đước đại ngàn.
Độ một giờ sau, bỗng có tiếng chân lội bì bõm, thận trọng, tiếng thở nặng nề, khò khè như kẻ bị trọng thương, Lâm Kỳ bò nhẹ trên các chùm rễ đước, bỗng bị một bàn tay chụp mạnh vào vai
Giật bắn, ngẩng lên nhìn, Lâm Kỳ trợn tròn mắt, miệng há rộng.
Người lạ cũng hệt Lâm Kỳ, mắt trợn tròn, miệng há rộng.
- Anh Tứ Hải
- Lâm Kỳ. Sao em lại xuống tận đây? Trên đó…
Lâm Kỳ ôm chầm Tứ Hải, lau nước mắt. Tứ Hải nhăn mặt vì cơn đau dấy lên đâu đó trong cơ thể, ngã tựa vào Lâm Kỳ, thở gấp.
Lâm Kỳ vội vàng ôm chầm Tứ Hải, cả hai tựa vào thân cây mắm,
Lát sau, Lâm Kỳ bảo:
- Anh bị thương ở đâu? Để em kiếm thuốc trị cho anh, kiếm cơm cho anh. Trời, anh ốm nhom, râu ria tua tủa. Anh bị bắt đi dẹp loạn dưới này hả?
Tứ Hải xoa đầu Lâm Kỳ, nén đau:
- Từ từ, rồi anh kể em nghe.
Lâm Kỳ đã cùng chị Lâm Huỳnh được chỉ dẫn sơ qua cách chữa trị vết thương, vội vàng cởi áo Tứ Hải, xem xét rất lâu vết dao chém vắt sau lưng Tứ Hải nói:
- Vết chém cũng nặng nhưng không sâu lắm. Nước ở đây mặn thay muối rửa vết thương được. Tránh đừng để nó làm mủ, lâu lành.
Xé một mảnh áo đang mặc, Lâm Kỳ lau rửa vết thương sau lưng Tứ Hải. Xong, Lâm Kỳ bảo Tứ Hải:
- Anh ở đây, em vô nhà bà mẹ và cô gái trước, kiếm cái ăn cho anh. Anh gầy guộc, thảm quá.
Tứ Hải giữ tay Lâm Kỳ lại, ngờ vực. Lâm Kỳ quả quyết:
- Bà mẹ và cô gái đã nuôi giấu em mấy ngày nay, họ là người tốt. Để em vô trước….
Lát sau, cô gái theo sau Lâm Kỳ, lội bì bõ, hai người thấp thoáng dưới ánh trăng đêm soi qua rừng đước, lấp loáng, lao xao.
Cô gái cùng Lâm Kỳ kè Tứ Hải men theo rừng đước, leo lên sàn nhà bà mẹ. Bà mẹ đã đợi sẵn, kêu nhỏ một tiếng, vội vàng chỉ vào buồng kín bên trong.
Trong ba ngày trốn tạm ở nhà bà mẹ và cô gái, Tứ Hải đã biết tình hình bão lụt ở quê Đồng Nai, biết tin cái chết oai hùng của ông giáo Kỳ Ngoại, tấm lòng cao thượng của ông Bách, Suman và dân các làng mới lập. Khi Lâm Kỳ hỏi tin tức về tên Phúc bạn thân của anh, Tứ Hải mất bình tĩnh chồm dậy:
- Không ngờ, cả anh và bác Sáu Đồng Nai thận trọng đến vậy mà vẫn để nó phản. Chính nó chỉ chỗ, anh mới bị bắt đi dẹp loạn thế này. Nhiều người bị nó chỉ cho lính bắt đi xuống đây đã chết, cũng có thể gọi là chết trận. Vì đây là dẹp loạn để giữ gìn bờ cõi nước mình. Chính vì ý nghĩ đó mà anh chưa muốn trốn sớm hơn để phải bị trọng thương thế này. Chúng giao anh cai quản hơn ba chục người, toàn gươm, giáo, mác…Cái bọn nổi loạn ấy, từ bên kia biên giới tràn sang.
Ngừng một lát, để Lâm Kỳ thay băng cho, Tứ Hải mới nói tiếp:
- Đến nay cuộc dẹp loạn ở vùng đất cuối cùng phương Nam này tạm coi như xong. Họ còn cho biết sẽ kéo quân ra phía Bắc đồng bằng sông Hồng tiếp tục dẹp loạn. Anh và đạo quân của anh cai quản đã bỏ trốn. Phía ngoài đó, để họ lo. Mình chỉ lo giữ yên bờ cõi phía Nam này thôi. Giữ ở đây, tức là giữ cáci vùng đất Đồng Nai mình trên kia…Mấy tháng trường cầm gươm đi đánh nhau, anh đã có thêm nhiều bạn bè chí cốt khắp nơi, vùng đất hoang này, trên xứ mình.
Rất tiếc là do trốn tránh nên lúc này anh không thể cùng em đi tìm mẹ được. Nhưng anh sẽ nhờ bạn bè chí cốt của anh, họ ở khắp nơi. Anh có linh tính là mẹ vẫn bình yên, rồi mẹ sẽ trở về với em và Lâm Huỳnh thôi. Cuộc đời chúng mình sao gian nan quá, không mấy khi vui. Hết chuyện này tới chuyện khác…
Nghe nhắc đến mẹ, Lâm Kỳ lại lau nước mắt, sụt sùi:
- Em cũng linh cảm thế. Mẹ chị bị trôi giạt thôi. Rồi mẹ sẽ về, thờ cúng bố em trong cái đền thờ đó…Nghĩ mà thương bố, mẹ, thương chị Lâm Huỳnh, anh Suman, cụ Bách, cụ Sáu Đồng Nai….
Đêm cuối cùng hai anh em chia tay, kẻ ra đi tìm mẹ nơi đồng đất xa lạ, lành ít, dữ nhiều. Tứ Hải thức trắng dặn dò Lâm Kỳ đủ chuyện cần phải đề phòng, cần phải đối phó với muôn nghìn cạm bẫy. Đến lúc ấy, dưới ánh trăng, Tứ Hải mới thổ lộ cho Lâm Kỳ biết:
- Thằng Phúc hiện nay được bổ làm một chức quan gì đó khá quan trọng trong đạo quân dẹp loạn ở đây. Sắp tới, có thể nó sẽ kéo về làng Tri Ân, các sóc, các làng vùng Đồng Nai thượng, Đồng Nai hạ mộ quân, kéo ra xứ Bắc, đồng bằng sông Hồng dẹp loạn. Phải hết sức coi chừng tên phản phúc ấy. Nó thâm độc, tàn ác lắm. Mấy hôm chỉ huy đạo quân tảo phạt ở đây, nó đã giết người, trực tiếp cầm dao mổ bụng người làm loạn, hãm hiếp con gái trẻ đẹp, chém bị trọng thương nhiều thanh niên chống lại lệnh của nó.
Lâm Kỳ giật mình, lo lắng nhìn Tứ Hải:
- Làm cách nào hở anh? Em lo lắm. Không phải lo cho bản thân em đâu, anh đừng hiểu nhầm. Em lo là lo cho bà con các làng, các sóc trên xứ mình, lo cho chị Lâm Huỳnh, anh Suman, cụ Bách, cụ Sáu Đồng Nai…Phải tìm cách báo tin này cho trên đó biết, trước khi em hoặc anh về tới.
- Anh và các bạn anh đã lo chuyện ấy rồi. Việc báo tin đấy. Còn cách đề phòng, cách trị cái thằng phản bội ấy, chưa thể nhắn ai được. Lộ ra thì chết cả đám. Nhưng thôi để việc ấy bọn anh lo cho, em cứ yên tâm tìm mẹ…À nè, có khi lúc em đang bôn ba khắp xứ này tìm mẹ, thì mẹ đã về trên đấy rồi chưa biết chừng.
- Anh có tin tức gì à? – Mắt Lâm Kỳ bừng sáng.
- Không có, nhưng bằng linh tính thôi. Lúc bố Kỳ Ngoại bị nạn, ở trong đạo quân tảo phạt này, anh tự dưng run bần bật như một cánh tay bị chặt vậy.
Cuối cùng Tứ Hải nói:
- Phải giữ vững vùng đất Đồng Nai mình. Xứ này, tuy còn hoang dã, trú phú, hứa hẹn nhiều lắm nhưng không phải vùng đất cắm chân lâu dài của người dân Đồng Nai mình đâu. Em nên nhớ điều ấy, anh đã suy nghĩ rất nhiều trong mấy tháng trời cầm gươm, đổ máu cho mảnh đất màu mỡ này.
Có tiếng chim cú gần đó kêu ba tiếng. Tứ Hải ôm chầm Lâm Kỳ vào lòng thật lâu mới bước vô nhà kính chào bà mẹ và cô gái đã nuôi dưỡng anh và Lâm Kỳ hàng tháng qua…
Một con thuyền ba lá từ bóng tối cánh rừng đước ngập mặn xuất hiện. Hai thanh niên mang gươm chèo mũi, chèo lái, cúi đầu chào Lâm Kỳ, ra hiệu yên tĩnh cho Tứ Hải, có thể ra đi được.
Con thuyền quay mũi, chui nhanh vào bóng tối cánh rừng đước rì rào. Nghe tiếng hai ba con thuyền khác chờ sẵn, tiếng chuyện trò của họ, cứ xa dần!
Lâm Kỳ đứng ngẩn ngơ nhìn ánh trăng mênh mông trên cánh rừng ngập mặn, nghe trong gió loáng thoáng lời trao đổi của anh Tứ Hải và các bạn thân của anh lẫn trong tiếng chèo khua nước:
- Bây giờ tính sao với cái thằng chó đẻ đó hả Tứ Hải?
- Chính anh, anh thay tôi tính chuyện với nó nhưng phải thật khéo léo. Anh chưa bị lộ, anh có thể trà trộn trở lại trong hàng ngũ quân tảo phạt của nó, tìm cơ hội. Tôi và các bạn đây sẽ bí mật yểm trợ anh, được không?
Im lặng một lát, nghe tiếng cứng rắn của bạn Tứ Hải:
- Các anh phải theo dấu đội quận của nó và tôi. Tôi không thể làm ám hiệu cho các anh được đâu.
- Còn anh, làm cách nào anh thay tôi về vùng Đồng Nai càng nhanh càng tốt, báo tin quan trọng đó cho ông Sáu Đồng Nai, chuẩn bị đối phó với chúng. Kế hoạch như vầy như vầy….
- Tôi hiểu rồi, ba cái chuyện đó, tôi làm được. Còn anh?
Tiếng nói của Tứ Hải:
- Tôi cũng tìm cách cùng hai chục bạn bè về trên đó, nhưng chắc là sau anh. Nếu chúng kéo đội quân ăn cướp của chúng lên đó trước, tôi và mấy chục anh em này sẽ tiếp cứu.
Lâm Kỳ hình dung công việc bí mật, quan trọng bấy nay của Tứ Hải khắp xứ sở hoang vu, thần bí này. Và Lâm Kỳ cũng biết được ông già Sáu Đồng Nai và Tứ Hải tuy hai mà một.
..Suốt đêm hôm đó, Lâm Kỳ nằm trên đám rễ đước quấn chùm vào nhau, cắm sâu xuống lòng đất bị nước ngập. Giật mình thức giấc, Lâm Kỳ ngơ ngác nhìn trăng một lúc, bỗng nghe tiếng chèo khua nước gần đấy, lẫn khuất giữa rừng đước mênh mông nước. Lâm Kỳ rón rén xuống chiếc ghe nhỏ như chiếc vỏ gòn của cô gái và bà mẹ, bơi nhanh theo con thuyền chấp chới phía trước như đang vẫy gọi, thách thức Lâm Kỳ. Người đàn bà đứng trước mũi con thuyền ánh trắng, sao giống mẹ mình đến thế? Hồi hộp nhiều lần, Lâm Kỳ suýt kêu to: “mẹ ơi” nhưng kịp kìm lòng, xán mạnh mái chèo xuống nước.
Gần sáng, con thuyền của Lâm Kỳ vẫn bám con thuyền có bà mẹ giống mẹ mình, khi hiện khi biến mất giữa cánh rừng đước rì rào, miên mang sóng vỗ. Đến một cánh rừng có nhiều búp dừa nước như rừng gươm giáo chĩa thẳng lên trời, lá dừa nước nghiên ngửa hửng ánh trăng, con thuyền của bà mẹ biến mất.
Lâm Kỳ hoảng sợ, nhẹ nhàng cho thuyền luồn lách giữa rừng lá dừa nước, bỗng một con rắn rất to, rất dài cất cao đầu từ trên ngọn cây đước già lao xuống con thuyền của Lâm Kỳ. Kêu rú một tiếng, Lâm Kỳ rút dao, toan chém con rắn Thần. Nó rất to, rất dài, đầu có chớp mòng đỏ tươi như máu, long lanh đôi mắt tròn chiếu sáng nhìn Lâm Kỳ, lưỡi nhọn thè dài. Hai bên thủ thế, gầm ghè nhau một lúc, khi ánh trăng bị đám lá đước che khuất, con rắn Thần lao biến đi. Lâm Kỳ bang hoàng xán mạnh mái chèo. Phía trước con thuyền, con rắn Thần dài đến bốn sải tay, cất cao đầu đến tán lá đước đầm đìa ánh trăng, lướt đi một lúc, lại ngoái chờ.
Mũi thuyền của Lâm Kỳ cắm vào thềm một ngôi đền bằng gỗ, nổi trên mặt nước, bên trên là tán lá đước che rợp. Con rắn Thần biến mất.
Một bà già từ ngôi đền cổ kính bước ra, đưa tay ngoắc Lâm Kỳ
Hoảng sợ thật sự, Lâm Kỳ thụt lùi, suýt rơi xuống nước. Cô gái quen thuộc mấy tháng nay chạy ra cúi đỡ Lâm Kỳ.
Bà mẹ tộc Khơme bản địa lâu đời chiếu đôi mắt như đốt đèn trong đó nhìn thẳng mắt Lâm Kỳ, giọng khào khào như tiếng chim rù rì:
- Mẹ cháu được người cứu đi rồi. Mới đi được vài tiếng hú thôi. Đừng buồn. Mẹ vẫn khoẻ mạnh. Ai cứu mẹ, cháu biết rồi.
- Dạ thưa mẹ, ai cứu mẹ cháu? – Lâm Kỳ run bần bật, nhìn ngó khắp bàn thờ bên trong ngôi đền, đưa tay rờ tấm sạp gỗ mẹ từng nằm đây mấy tháng nay, nghẹn thắt ở ngực. Cô gái an ủi Lâm Kỳ thay mẹ:
- Chính anh Tứ Hải và bạn anh ấy. Nhờ bạn anh ấy chỉ chỗ này. Cách nay năm tháng, bà mẹ bị lạc trên chiếc ghe chài chở cá, mắm lên xứ Đồng Nai bán, lại chở trái cây, mật gấu, nhưng nai, vải sồ từ trên ấy về đây. Gặp mẹ trôi giạt theo bè tre gần cửa biển, họ cứu mẹ cho thuyền chạy luôn về đây. Gặp lúc quân trên đó kéo tràn xuống đây dẹp loạn, chủ ghe giấu mẹ trong ngôi đền này, báo cho mẹ con em biết..
Bà mẹ cất giọng khào khào kỳ lạ, bí hiểm, tóc bay xoã trong gió và ánh trăng:
- Trong cái đám quân xuống đây có một người tên Phúc, dữ dằn lắm, giết người như ngoé, còn dữ hơn trăn tinh, lâu lâu lại tới dò hỏi tin tức một người mẹ có tên là mẹ cháu, từ Đồng Nai lưu lạc xuống đây sau cái trận bão lụt dữ dội trên đó…Một lần, nó dẫn quân sục vào tận đây, may nhờ ông rắn Thần cản đường, có hàng chục người của chúng bị ông rắn Thần mổ bị thương đó…
Lâm Kỳ vội vàng qùy sụp xuống dưới chân bà mẹ tộc Khơme bản địa. Cô gái vội vàng đỡ Lâm Kỳ đứng dậy, giọng pha nước mắt:
- Anh làm gì thế? Tội chết đó. Anh có lạy thì lạy ông rắn Thần kìa..
Lâm Kỳ ngước mắt nhìn lên, trông thấy một vùng ánh sáng chói trên trang thờ bằng gỗ, phất phơ mấy tấm vải đỏ: Rắn Thần đang nằm khoanh tròn trên trang thờ, vòng khoanh to bằng cái nong phơi lúa. Rắn Thần lim dim mắt, cái mồng đỏ tươi như lửa cháy.
Lầm Kỳ quỳ lại rắn Thần ba lạy tạ ơn cứu mẹ, bỗng như nghe đâu đây lời của bố trước lúc hy sinh vì hàng chục học trò bị bão lụt, Lâm Kỳ rùng mình, nghĩ: “hay bố hiện hồn xuống tận đây nhờ rắn Thần cứu mẹ, dắt mình tìm gặp mẹ..”.
Cô gái Khơme lau nước mắt, bảo nhỏ Lâm Kỳ:
- Anh ráng tìm đường về lại trên xứ Đồng Nai của anh. Khi nào bị đè nén, cướp giựt đến không còn đất dung thân, anh và bà con kéo xuống đây với mẹ con em. Vùng đất này mênh mông, hoang vu, có thể cưu mang triệu triệu người dân xứ anh trên đó.
Thuở Hồng Hoang Thuở Hồng Hoang - Hoàng Văn Bổn