Nghị lực và sự kiên nhẫn cần có cho bất kỳ ai, ở bất kỳ vị trí nào.

Theodore F. Merseles

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoa Bằng
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 32
Cập nhật: 2020-11-30 17:54:09 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chú Thích 1
. Thái tử Duy Vỹ, từ bé thông minh, lanh lẹ, đọc rộng kinh sử, ưu đãi và kính lễ sĩ phu; thần dân ai cũng ngưỡng mộ. Chúa Trịnh Doanh (1740-1767) rất quý trọng ông và đem trưởng nữ là Tiên Dung Quận chúa mà gả cho. Ông thường căm nỗi nhà Lê mất quyền bính, khảng khái có chí thu lấy quyền cường. Khi làm Thế tử, Trịnh Sâm vốn ghen ghét vì ông tài giỏi. Một hôm, ông và Trịnh Sâm cùng ở trong phủ chúa. Chúa Trịnh ban ăn và bảo cùng ngồi. Song bà phi của Trịnh Doanh gạt đi mà rằng: “Đối với Thái tử, Thế tử còn có cái phận vua tôi, há nên ngồi cùng?” Rồi sai dọn riêng làm hai mâm. Trịnh Sâm sầm mặt lại, đi ra, nói với người ta rằng: “Trong hai chúng tôi, phải một sống, một thác, chứ quyết không thể cùng đứng với nhau được!”
Kịp khi nối ngôi, Sâm cùng bọn hoạn quan là Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Huy Đĩnh ngầm mưu phế Thái tử, nhưng chưa có cớ để nói. Sâm bấy giờ mới vu Thái tử tư thông với nàng hầu trong phủ Trịnh Doanh, rồi đem tội trạng ấy tâu với Lê đế, xin bắt hạ ngục.
Thái tử biết nạn đã xẩy đến, bèn vào ở tại nơi tẩm điện của vua Lê.
Huy Đĩnh xông vào nơi Đông cung trước, tìm khắp không thấy, bèn vào thẳng trong điện, kể tội trạng của Thái tử, và nói: “Nghe Thái tử ẩn ở tẩm điện của Bệ hạ, vậy xin Bệ hạ bắt giao cho thần.” Vua Lê ôm lấy Thái tử hồi lâu không nỡ rời ra. Huy Đĩnh quỳ dài ở sân rồng.
Tư liệu không thoát, Thái tử khóc lậy vua Lê, rồi rảo bước đi ra chịu trói để điệu về phủ Trịnh. Huy Đĩnh bảo Thái tử bỏ mũ đợi chịu tội. Thái tử không nghe, nói: “Phế lập, thí nghịch là việc nhà ngươi quen làm! Ta có tội gì? Đã có sử xanh nghìn thu ở đó.” Sâm giả mạo mạng lệnh vua Lê, phế Thái tử làm dân thường, giam vào ngục – Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 43, tờ 23-24.
2. Theo Đại Nam nhất thống chí.
3. Quân Tam phủ, cũng gọi là Ưu binh. Nguyên từ hồi trung hưng, nhà Lê chỉ lấy binh đinh ba phủ ở Thanh Hóa và mười hai huyện ở Nghệ An làm lính, đối đãi họ rất ưu hậu (sẽ nói kỹ ở dưới).
4. Hơn nữa. (BT)
5. Theo sự khảo cứu của Biệt Lam Trần Huy Bá thì phủ chúa Trịnh ở khoảng chỗ nền cũ đình làng Trung Phụng gần chợ Khâm Thiên (Hà Nội) bây giờ.
Toàn bộ chú thích ký hiệu BT là của người biên tập.
6. Nay là thôn An Khê (ở vùng Hòn Một, gần đèo An Khê, trên đường đi Pleiku – Kontum) thuộc huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định.
7. Có thuyết cho rằng tổ tiên Nguyễn Huệ vốn họ Hồ, nên có sách chép là Hồ Phi Phúc.
8. Sau đổi là An Tây, rồi sau đổi là thôn An Khê thuộc huyện Bình Khê tỉnh Bình Định ngày nay.
9. Nay là phủ Hoài Nhân thuộc tỉnh Bình Định.
10. Nay là thôn Phú Lạc thuộc huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định.
11. Nay là phủ Tuy Phước thuộc tỉnh Bình Định.
12. Không rõ họ của Hiến là gì.
13. Trích trong một bài văn ở hồi Lê Mạt.
14. Trích dịch nguyên văn chữ Hán trong Hạnh am thi tập.
15. Thúc bách. (BT)
16. Tức vùng “Trong Mán” (Man – Trung).
17. Chữ 樁 này có 2 âm: Thung (thư dung thiết) và Đang (đô giang thiết).
18. Lê dân. (BT)
19. “Ó” nghĩa là la ó.
20. Tức là Hạ đạo ấp Tây Sơn.
21. Sau, Thung bị Nhạc giết.
22. Sau, cả hai cũng đều bị Nhạc giết chết.
23. Gióc: kết nhiều sợi nhở thành sợi to.
24. Khâm định Việt sử, quyển 44, tờ 23; Đại Nam chính biên truyện, sơ tập, quyển 30, tờ 4a.
25. Hay Đàng Trong.
26. Người làng Phụng Công, huyện Yên Dũng, xứ Kinh Bắc (nay làng ấy thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh).
27. Khâm định Việt sử, quyển 44, tờ 11 b.
28. Khâm định Việt sử, quyển 44, tờ 11.
29. Khi bị bắt nộp, Loan sai con đem vô số vàng lót cho Ngũ Phúc, song vẫn không được tha. Qua mùa đông năm Bính Thân (1776), Loan phải ra Thăng Long (nay là Hà Nội), chết ở dọc đường. Truyện Trương Phúc Loan nay có chép kỹ ở Đại Nam tiền biên liệt truyện quyển VI, tờ 35, 36.
30. Đút lót. (BT)
31. Thi đỗ về hàng võ gọi là Tạo sĩ, theo chế độ võ cử thời Lê.
32. Khởi xướng một phong trào (chính trị, văn hóa). (BT)
33. Người Kinh Bắc (hay Bắc Ninh, Bắc Giang).
34. Người làng Trung Cần, huyện Thanh Chương (Nghệ An).
35. Theo Bùi Văn Lăng: “Thành Đồ Bàn”, Tri Tân số 12, trang 4 và 21.
36. Danh từ “Chính phủ” này, theo nghĩa thời đó, là “Vương phủ cầm quyền chính”.
37. Khâm định Việt sử quyển 44, tờ 28b.
38. Khi còn quận Việp Hoàng Ngũ Phúc, triều đình Nam Hà có dâng mấy bức thư, do Trương Phúc Loan chủ trương, yêu cầu quận Việp rút quân để thực hành cái ý vào cứu họ Nguyễn, đánh dẹp Tây Sơn mà Phúc đã hứa từ lúc mới cất quân vào Nam, song quận
Việp không nghe, (theo Nam Hà tiệp lục), nay làm hẳn ra mặt thôn tính chiếm giữ.
39. Theo Khâm định Việt sử thì, để kế chân Hoàng Ngũ Phúc, chúa Trịnh bổ Bùi Thế Đạt và Nguyễn Đình Đống làm Trấn thủ; Phan Lê Phiên, Uông Sĩ Điển, Nguyễn Lệnh Tân làm Tá nhị. Rồi lại bổ Lê Quý Đôn và Nguyễn Mậu Dĩnh làm Hiệp đồng để kinh lý công việc trong quân. Cứ 10 ngày lại một lần đệ trình mọi việc.
40. Lịch triều hiến chương, Bính chế chí, quyển 39.
41. Lịch triều hiến chương, Bính chế chí, quyển 39.
42. Lịch triều hiến chương, Bính chế chí, quyển 39.
43. Có tên nữa là Tố Lý, vừa là cháu, vừa là con nuôi của Hoàng Ngũ Phúc.
44. Về sau, Duy Chi bị Tây Sơn giết.
45. Tên cũ là Duy Kiêm.
46. Tức mai mối.
47. Khâm định Việt sử quyển 44, tờ 33b-34a.
48. Trong Việt sử tổng vịnh truyện Nguyễn Hữu Chỉnh chép là Tố Lý, cũng tức Đình Bảo.
49. Xuất xứ ở Việt sử tổng vịnh, mục Gian thần, truyện Nguyễn Hữu Chỉnh.
50. Nguyên từ tháng tám, năm Bính Thân (1776), Trịnh Sâm thấy Quảng Nam chưa yên mà nhân tình Thuận Hóa lại chưa thiếp phục, bèn triệu bọn Bùi Thế Đạt, Lê Quý Đôn và Phan Lê Phiên về; đồng thời lại triệt về hết cả cơ đội 13 hiệu. Rồi sai Sơn Nam trấn thủ Tạo Quận công Phạm Ngô Cầu vào thay, lĩnh chức trấn thủ Thuận Hóa, được phép tiện nghi làm việc lưu bọn Nguyễn Mậu Dĩnh, Nguyễn Lệnh Tân làm phò tá: đổi cơ đội 10 doanh vào đóng làm thủ binh. (Khâm định Việt sử, quyển 44, tờ 33a)
51. Còn có tên khác là Quyền, đỗ Tạo sĩ, người thôn Hoàng Nghĩa, huyện Hưng Nguyên, trấn Nghệ An.
52. Trong Khâm định Việt sử quyển 46, tờ 15b chép là thư phản gián của Nguyễn Hữu Chỉnh.
53. Đại Nam liệt truyện, quyển 30, tờ 18b chép rằng “nước sông bỗng dềnh lên dữ dội”, nhưng không nói rõ cái cớ tại sao. Thiết tưởng: chắc là sau mấy trận nước lũ nên nước sông mới lên to, giúp cho Tây Sơn cái dịp thuận lợi để bắn vào thành.
54. Một con tên là Đình Vị, một con không rõ tên là gì.
55. Đỗ Tạo sĩ, người làng Hà Hoàng, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).
56. Đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu đời Lê Cảnh Hưng, người làng Trung Cần, thuộc huyện Thanh Chương.
57. Trong Khâm định Việt sử quyển 46, tờ 16a chép Ngô Cầu mở cửa thành, xe quan tài, xuống hàng.
58. Ở địa phận xã Ái Tử, huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị.
59. Thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
60. Không rõ họ Liên là gì. Khi Liên nổi lên, có lực lượng ở ngoài bể rồi, thì tên Sơn, người huyện Thần Khê thuộc trấn Sơn Nam (nay thuộc Hưng Yên) đem đồ đảng đến quy phụ. Vì thế, khí diễm của Liên càng thêm bùng bùng mạnh mẽ. Miền duyên hải phía đông nam phải rối ren, dân không được yên ổn. (Khâm định Việt sử quyển 46, tờ 14a).
61. Ở phía đông bắc, cách huyện Đăng Xương 26 dặm thuộc đạo Quảng Trị. Đến năm Minh Mạng thứ nhất (1820) đổi làm Việt An.
62. Đỗ Tạo sĩ, con Bùi Thế Đạt, người Tiên Lý, thuộc Đông Thành.
63. Mỗi hộc độ 60 lít (litres).
64. Nghĩa là: Tào Tháo, sau khi phá được Kinh Châu, thuận dòng nước, từ Giang Lăng xuôi xuống mạn đông: thuyền mành đằng giăng hàng nghìn dặm, cờ quạt che rợp một góc trời… thật là một tay hào hùng một đời vậy.
651. Nghĩa là quan liêu làm việc bên Trịnh phủ.
66. Là dòng dõi Đinh Văn Tả, Liễn Trung hầu Đinh Tích Nhưỡng, người làng Hàm Giang, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, vốn nổi tiếng là một tướng giỏi thủy chiến.
67. Thuộc huyện Nam Xương, giáp hai huyện Tiên Lữ và Hưng Nhân ở Hưng Yên.
68. Người làng Vẽ (Đông Ngạc), huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông.
69. Hạ lưu sông Nhị Hà, thuộc địa phận xã Phù Sa, huyện Đông An, tỉnh Hưng Yên.
70. Gió thổi hơn một tháng không ngừng.
71. Loại thuyền chiến cỡ nhỏ, bên trái và bên phải mở lỗ để luồn mái chèo, phía trước và phía sau đều mở lỗ bắn nỏ và đâm giáo (BT).
72. Có sách chép là Khản.
73. Chỉ biết tên được 5 người là Thụ, Bồi, Truyền, Tình, Gia còn không rõ tên là gì.
74. Tức đầm Vạn Phúc ở làng Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông.
75. Ở địa phận bãi Thúy Ái, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông.
76. Ở địa phận thôn Hậu Lâu, huyện Thọ Xương, Hà Nội. Có sách chép là Tây Long. Tục gọi là Tây Luông.
77. Thuộc địa phận làng Nam Dư, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông.
78. Trong truyện Phan Thị Thuấn, mục Liệt nữ ở Việt sử tổng vịnh chép là Ngô Phúc Hoàn; Trong Lê quý kỷ sự chép là Ngô Phúc Mai, người làng Trảo Nha, huyện Thạch Hà, trấn Nghệ An.
79. Có sách chép là Mai Thế Dương, người làng Thạch Giản, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.
80. Người làng Linh Đường, huyện Thanh Trì, Hà Đông.
81. Theo Việt sử bổ di.
82. Chỉ vua Lê.
83. Chỉ Nguyễn Hữu Chỉnh, vì bấy giờ Chỉnh đương làm Hữu quân bên Tây Sơn.
84. Người làng Thanh Lệ, huyện Chân Định, (nay đổi Trực Định thuộc Thái Bình).
85. Đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tuất, đời Lê Cảnh Hưng, người làng Vân Canh, huyện Từ Liêm, Hà Đông.
86. Về việc này, Khâm định Việt sử, quyển 46, tờ 21 chép:
Trịnh Khải đến làng Hạ Lôi thuộc Yên Lãng thì quân gia tản hết. Thiêm sai tri lại phiên Lý Trần Quán, trước đó, vâng hịch triệu nghĩa binh, vừa chợt ở đấy; hai bên gặp nhau. Trần Quán nói lừa môn sinh là Nguyễn Trang rằng: “Đây là quan Tham tụng họ Bùi nhân lánh nạn đến đây dựa ta. Ngươi khá hộ vệ đưa người qua địa giới huyện nhà.”
87. Bên mình Trịnh Khải bấy giờ, ngoài một viên nội thị Tập Trung ra, không còn lấy một tên quân nào cả.
88. Việt sử bổ di chép tên Ba lại tranh tuần Trang, bắt chúa Trịnh đem nộp.
89. Trang là môn sinh của Quán.
90. Có sách chép, sau khi Khải chết được hai ngày, thì Lý Trần Quán chết theo.
91. Việc này, trong Lê triều dã sử nhật ký chép hơi khác: khi Quán thấy Trịnh Khải bị bắt, liền nói một câu hình như phân bua: “Tôi vốn thực lòng đến đón tiếp chúa, không ngờ hóa ra lại làm hại chúa!” Rồi Quán tự mổ bụng ngay ở trước mặt chúa Trịnh để tỏ lòng trung. Trong Việt sử bổ di cũng chép Lý Trần Quán mổ bụng mà chết.
Theo tài liệu của Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố tiên sinh đã dịch trong Nam sử tập biên quyển 16, tờ 16a -17a; đăng ở Tri Tân số 75, ngày 19 Décembre 1942, thì Lý Trần Quán là người giản dị, chất phác, tính rất hiếu… Quán bảo quán chủ rằng: “Tôi là bề tôi mà làm nhầm chúa, tội nên chết: không chết, không lấy gì tỏ được lòng này với giời đất!” Nói rồi, xin quán chủ sắm cho một cỗ áo quan và một chỗ đất chôn, ngảnh hướng nam, lạy hai lạy; xong xuôi vào nằm trong áo quan, miệng đọc rằng: “Tam niên chi hiếu dĩ hoàn, thập phần chi trung vị tận” (nghĩa là hiếu ba năm đã trọn vẹn, trung mười phần chưa làm được). Rồi bảo chủ quán rằng “phiền đem câu này dặn lại con ta, dán ở gia tư để thờ ta. Đa tạ chủ nhân. Đậy áo quan hộ ta.” Bấy giờ là ngày 29 tháng sáu, năm Bính Ngọ, 1786.
92. Việt sử bổ di chép:
Khi Trang và Ba bắt được chúa Trịnh Tông (tức Khải), lên yết Nguyễn Huệ, Huệ hỏi Ba:
– Có phải là Trịnh Tông thật không?
Ba thưa:
– Phải!
– Sao mi biết?
– Tôi từng làm gia thần.
– Là tôi mà bắt chúa thì tội đáng chết, chứ còn công gì mà thưởng?
Rồi Nguyễn Huệ sai lôi Ba ra chém. (Có sách chép Hữu quân Nguyễn Hữu Chỉnh sai chém Ba Chúc, tức tên Ba này).
Còn Nam sử tập biên chép:
Về sau, vua Lê Chiêu Thống (1787-1788) truy phong Lý Trần Quán làm Thượng thư, sai xé xác Nguyễn Trang tế ở trước mộ Trịnh Khải.
93. Theo Việt sử bổ di.
94. Trong Khâm định Việt sử quyển 46, tờ 23b-25b đại lược chép:
Khi Văn Huệ đánh được Vị Hoàng, mật đem cái ý tôn phù tâu với vua Lê; lại trước sai viên tỳ tướng đem một cánh quân đợi khi đại binh kéo đến Thăng Long thì vào hộ vệ ở cung điện nhà vua. Bấy giờ vua Lê đang se mình, các hoàng tử đang thị bịnh ở nội điện, thấy ngoài điện có lính và voi, ngờ rằng “giặc” đến bức bách, bèn nâng đỡ vua dậy, toan lánh đi, thì vừa gặp viên tỳ tướng đệ dâng tờ tấu, trong nói trước xin vấn an, rồi xin chọn ngày khác vào yết kiến. Vua Lê thấy tâu như thế, bấy giờ mới yên lòng.
95. Người làng Yên Vỹ, tổng Yên Cảnh, huyện Đông Anh, phủ Khoái Châu, Hưng Yên.
96. Người làng Đông Ngạc (Vẽ), huyện Từ Liêm, Hà Đông.
97. Có sách chép là Sĩ Lãng, người làng Võ Nghị, huyện Thanh Quan.
98. Mẹ là Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
99. Là con Nguyễn Thế, Thời Thấu từng làm quân sư cho hai ông Hoàng Duy Chúc, Duy Mật, dấy quân ở Ninh Trấn, chống lại họ Trịnh.
100. Chúa Tiên là cái mỹ hiệu mà trong cung nhà Lê bấy giờ quen gọi Ngọc Hân.
101. Có sách chép là ngày 18.
102. Về việc này, Lê quý kỷ sự chép hơi khác: Tự tôn (Duy Kỳ) không nói trước với Nguyễn Huệ, đã vội lên ngôi ngay trước cữu vua Hiển Tông, lại tự tiện phát tang rồi mới nói cho Nguyễn Huệ biết. Huệ giận; Công chúa Ngọc Hân phải mật sai người bảo Duy Kỳ. Duy Kỳ phải tạ lỗi lại, bấy giờ Nguyễn Huệ mới thôi.
103. Trong Histoire moderne du Pays d’Annam của Charles B. Maybon cũng có nói đến việc này.
104. Lễ Ninh lăng: đưa đi an táng (BT).
105. Người làng Vân Trình, huyện Phong Điền.
106. Đại ý trong thư nói đã lấy được Phú Xuân, nay cùng Hữu tướng (Nguyễn Hữu Chỉnh) ra Bắc, xin Vua trời (Nguyên Nhạc) đem quân đi tiếp ứng.
1071. Trong sách Lê kỷ (dã sử) chép, Nhạc đi từ Phú Xuân đến sông Gianh, tới đâu lấy hết dân đinh làm lính đến đó, cộng được hơn 10 vạn lính.
108. Chùa Tiên Tích ở xóm Nam Ngư, tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương (nay ở phố Hàng Lọng, Hà Nội).
109. Có sách chép: khi Chỉnh ra đến bờ sông, không một chú lái nào chịu chở thuyền cho Chỉnh cả. Chỉnh bực mình ngâm chơi mấy câu:
Đi cùng bốn biển chín chu
Trở về xó bếp chuột chù gậm chân!
Mãi sau mới vớ được một chiếc thuyền câu, Chỉnh mới đi thoát.
110. Có sách chép là “Nguyễn”.
111. Vua Thái Đức đóng ở Quy Nhơn, coi giữ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên và Nha Trang. Đông Định vương Nguyễn Lữ quản trị Bình Thuận, Đồng Nai, Ba Lạt và Hà Tiên. Bắc Bình vương Nguyễn Huệ thống trị Quảng Nam, Phú Xuân (Huế) và khống chế cả Bắc Hà (Sử ký Đại Nam Việt do Giáo hội xuất bản tại Sài gòn, năm 1898, trang 59).
112. Đỗ Hương cống, người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Đông.
113. Đỗ Hương cống, người làng Xuân Quan (nay thuộc huyện Văn Giang, Bắc Ninh).
114. Đôn đáo, lao nhanh. (BT)
115. Lại có sách chép:
Khi Duệ và Đức nghe biết, trong Nam, anh em Tây Sơn có cuộc nội biến, họ bèn viết mật thư, âm mưu với Chỉnh: cùng họp binh lại, kéo thẳng về Nam, nổi loạn. Khi thành công, sẽ cắt cho Chỉnh cái địa giới từ sông Gianh trở ra Bắc. Nhưng Chỉnh bấy giờ ngần ngừ chưa quyết, nên việc này không thành sự thực.
116. Sau đổi là Thước, người làng Yên Vĩ, huyện Đông An (Hưng Yên) đỗ Tiến sĩ, bấy giờ làm Đồng bình Chương sự.
117. Người làng Tri Chỉ, huyện Phú Xuyên, (Hà Đông), đỗ Tiến sĩ, bấy giờ làm Hộ khoa cấp sự trung.
118. Có sách viết là Lê Duy Án. Duy Hiên là con thứ 6 vua Lê Ý Tông và là ông chú (tụng tổ thúc) vua Lê Chiêu Thống, bấy giờ làm Đại tông chánh.
119. Nay là Vinh.
120. Phản thần, phản nghịch. (BT)
121. Theo Việt sử tổng vịnh, quyển 5, mục Trung nghĩa”, truyện Trần Công Thước và Đông An huyện, Yên Vĩ xã, Nhâm Thìn khoa Tiến sĩ Trần Công Sán sự trạng.
122. Hồi bấy giờ, nhà Lê ngoài Bắc coi Tây Sơn như người “nước” khác, nên tự xưng là “tệ quốc”, kêu Tây Sơn là “quý quốc”.
123. Hòa thuận với nước láng giềng.
124. Nay là ba huyện Bình Chính, Minh Chính, và Bố Trạch thuộc Quảng Bình.
125. Nay là hai huyện Minh Linh và Do Linh thuộc Quảng Trị.
126. Một ngọn núi ở Tuy Hòa, Quảng Nam.
127. Một ngọn núi ở Khánh Hòa.
128. Từ cũ, nghĩa là “mạch rừng” (BT).
129. Xưa thuộc huyện Gia Lâm, trấn Kinh Bắc.
130. Xưa thuộc huyện Gia Lâm, trấn Kinh Bắc.
131. Xưa thuộc huyện Gia Lâm, trấn Kinh Bắc.
132. Nay đổi làm làng An Xá, thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
133. Người làng Nộn Liễu, huyện Nam Đường, Nghệ An.
134. Nay thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông.
135. Nay thuộc tỉnh Thái Bình.
136. Thuộc huyện Quế Dương, Bắc Ninh.
137. Thuộc huyện Thanh Quan, Thái Bình.
138. Tức huyện Cổ Lũng, từ Lê đổi làm Hữu Lũng, đến Nguyễn vẫn nói theo; nay đổi làm châu, thuộc tỉnh Bắc Giang.
139. Quận Thạc Hoàng Phùng Cơ.
140. Đinh Tích Nhưỡng.
141. Sông này thuộc địa phận làng Trinh Sơn, huyện Mỹ Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
142. Sông Thanh Quyết thuộc địa phận làng Thanh Quyết, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
143. Không kể Hữu Du và cơ thiếp đương ở Thăng Long với Chỉnh.
144. Sông Tất Mã ở khoảng tiếp giáp ba huyện Thụy Nguyên, An Định và Vĩnh Lộc thuộc tỉnh Thanh Hóa.
145. Thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
146. Thuộc địa phận làng Gián Khẩu. Nay người ta quen kêu là bến đò Gián Khẩu (Ninh Bình).
147. Thuộc trại Nghệ, làng Đại Hữu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
148. Một làng thuộc Gia Viễn, Ninh Bình.
149. Có lẽ là Quỳnh Ngọc Hầu.
150. Tục gọi Sơn Miêng. Nay thuộc phủ Ứng Hòa, Hà Đông.
151. Tức làng Châu Cầu thuộc huyện Kim Bảng (nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam).
152. Về trận Hữu Du thua này, Khâm định Việt sử chép hơi khác: Hữu Chỉnh “lại sai Hữu Du đem hơn 50 chiếc chiến thuyền, chở hết súng lớn, hỏa khí và các chiến cụ để cả cửa sông, đối ngang với quân địch ở bờ bên kia. Hữu Du dựa theo bờ sông mà đậu thuyền, không hề phòng bị gì cả. Ban đêm quân địch lặn nước ngầm qua sông, lấy thừng dài buộc thuyền của quân Du rồi kéo về bờ bên Nam. Người trong thuyền sợ hãi luống cuống không biết xoay xở ra sao, tranh nhau nhảy xuống nước để chạy. Chiến thuyền và đại bác của quân Bắc đều bị Tây Sơn bắt được cả. Hữu Chỉnh bàn với chư tướng lui giữ Châu Kiều. Nửa đêm nổi trống thu quân. Chư quân kinh sợ một cách vô cớ, bèn tan vỡ lung tung: tranh nhau, giầy đạp nhau chạy trốn. Khí giới và nghi trượng quăng bỏ đầy đường. Chỉnh và Du chỉ còn vài trăm quân chạy về Thăng Long.” (Quyển 47, tờ 14b 15a)
153. Tức làng Bằng thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông.
154. Còn gọi là sông Nhị Hà (BT).
155. Về việc này, Khâm định Việt sử quyển 47, tờ 15b-17a chép như vầy:
Hay tin quân Hữu Chỉnh tan vỡ, vua Lê bàn muốn chạy về phía tây: do thượng đạo đi Thanh Hoa giữ hiểm để tính cuộc hưng phục. Nửa đêm, Hữu Chỉnh về từ Thanh Quyết. Vua sai người vời gọi đến mấy lần mà Chỉnh không tới. Rồi Chỉnh mật sai Tham tri chính sự Nguyễn Khuê vào tấu xin vua chạy về phía bắc:
- Nguyễn Cảnh Thước ở Kinh Bắc là người dũng lược đáng tin cậy. Vả, nương thành kiên cố, có sông lớn cách trở để giữ vững, rồi kíp gọi quân cần vương, thì trên từ Thái Nguyên, Sơn Tây, dưới đến Hải Dương, Sơn Nam, cùng thông khí mạch ở các nơi ấy, chẳng mấy ngày có thể chiêu tập được đại binh. Rồi sau xem thời cơ mà hành động, mới mong có cơ hưng phục được.
Vua Lê ưng theo.
Tảng sáng hôm sau vua Lê sai Hoàng đệ là Duy Lưu hộ tống Hoàng thái hậu, Hoàng phi, Nguyên tử và cung tần đi trước. Khi sắp ra đi, vua Lê vào nơi tẩm miếu khóc lạy. Bấy giờ các thị vệ đều lén tản đi cả. Vua Lê vừa lo vừa sợ, không biết tính chước ra sao. Thị thần Bùi Dương Lịch rảo bước tới trước mặt vua, tâu rằng:
- Hữu Chỉnh tuy vỡ quân, thua trận, nhưng thủ hạ còn nhiều người vẫn e sợ. Xin nhà vua truyền chỉ, ngự sang nhờ Chỉnh, ép Chỉnh đi theo ngự giá. Rồi lâm thời kêu gọi, chắc không đến nỗi quạnh quẽ trơ trọi đâu.
Vua Lê cho là phải. Dương Lịch lại sai người đứng trong sân rồng, lớn tiếng tuyên chỉ. Thị vệ dần dần lại nhóm lại. Vua Lê và nội thần là bọn Nguyễn Quốc Đống, Nguyễn Khải đi sang nhà Hữu Chỉnh. Chỉnh vội vã khóc lạy đón ngự giá, mời ngồi nơi ghế bành đặt ở khoảng chính giữa. Nhà vua vào dụ bảo Chỉnh đi theo giá.
Hữu Chỉnh nhân sai Hữu Du đi trước hỗ tụng. Giây lát Hữu Chỉnh thu nhặt được vài nghìn quân tản mát, ủng hộ vua Lê vượt sông chạy sang Bắc…
156. Thuộc tỉnh Bắc Ninh.
157. Tục gọi là núi Tam Từng, nay thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
158. Trong Bắc Giang địa chí của Nhật Nham Trịnh Như Tấn, trang 24b-24c có chép:
… Tướng Tây Sơn là Nguyễn Văn Hòa đem binh lên đánh. Vua Chiêu Thống chạy về núi Bảo Lộc nương náu ở đất Lạng Giang; còn Hữu Chỉnh thua, chạy đến địa phận xã Quế Nham (nay thuộc phủ Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) đường cùng phải trá hình chui vào cống (Cống Trụng ở xã Quế Nham), nhưng không may có người tố giác, nên bị tướng Tây Sơn bắt đem về làm tội ở Thăng Long.
Trong Lê kỷ (dã sử) chép Nhậm chém Chỉnh.
159. Tang thương ngẫu lục, quyển dưới, tờ 18.
160. Phiên bản theo âm chữ Nôm chép trong sách Lê kỷ (dã sử).
161. Về cớ anh em Tây Sơn bất hòa ấy, trong tập Trần Công Sán sự trạng (sách trường Bác Cổ, số A 2136) chép như thế này:
Sau khi ở Bắc về, Nhạc về thẳng quốc thành, Huệ đến Phú Xuân, đóng binh lại, không tiễn nữa: sửa đắp thành lũy, thân nghiêm hiệu lệnh, giữ lấy hết cả những quân khí và của báu mà khi Bắc chinh lấy được, Nhạc hằng sai sứ vời gọi, song Huệ thoái thác rằng mặt Bắc chưa yên; không chịu về chầu. Phàm những sự phong thưởng đều chuyên quyết cả chứ không bẩm mệnh với Nhạc. Nhạc sai sứ đem ấn sắc phong Huệ là Bắc Bình vương và hỏi các hóa bảo được ở phủ Trịnh. Bắc Bình vương chống mệnh, không chịu dâng, bảo sứ giả về thưa với vua anh rằng: “Tấc đất tấc vàng Bắc Hà còn nhiều, cứ ra mà lấy, còn hỏi cái gì?”
162. Lê kỷ (dã sử) chép:
Nhậm, sau khi đã dẹp yên bốn trấn ở Bắc Hà, uy quyền lớn lao lừng lẫy, có ý muốn đánh vua Thái Đức và Bắc Bình vương để phục thù nhà Lê và tôn phù chúa Nguyễn.
163. Có sách chép Bắc Bình vương đem theo những 3 vạn tinh binh.
164. Về việc này, Khâm định Việt sử quyển 47, tờ 28b-29b chép:
Trước đây, Huệ sai Văn Nhậm ra Bắc, song trong lòng vẫn ngờ lắm, nên sai Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân làm Tham tán để chia bớt quyền của Nhậm. Huệ mật bảo Văn Sở rằng: “Nhậm là con rể của Vua anh. Ta và Vua anh có hiềm khích; Nhậm tất không yên lòng. Chuyến đi này, hắn cầm nắm trọng binh để vào nước người ta, thì sự biến không thể liệu trước được. Điều ta lo lắng không ở Bắc Hà, mà chỉ ở Văn Nhậm thôi. Ngươi nên xét kỹ hắn từ chỗ kín nhiệm để mách bảo ta.
Kịp khi thừa thắng ruổi ra Bắc, vào Thăng Long, bắt được Hữu Chỉnh, Nhậm tự cho rằng oai võ đủ phục được người, lại càng không kiêng nể gì nữa. Nhậm làm nhiều việc trái phép: tự đúc ấn chương, tự ý chuyên chế.
Văn Sở vốn có hiềm khích với Nhậm, liền dâng mật thư vu Nhậm làm phản, Huệ bèn tự cầm thân binh ruổi ra Thăng Long. Nhậm ra đón Huệ vỗ về yên ủi bằng lời ôn tồn rồi sai nhường ngựa mình đang cưỡi, lọng mình đang che cho Nhậm đi vào thành.
Đến nơi, Huệ sai người trói Nhậm đem ra tra hỏi. Tuy xét không đủ chứng cớ là Nhậm phản nghịch, nhưng Huệ vẫn nói cách quyết đoán rằng: “Không cần phải nói nhiều lời! Tài ngươi trội hơn ta, thì ngươi không phải là người ta dùng được.”
Huệ bèn sai chém Nhậm. Rồi nhắc ngay Văn Sở lên làm Đại tư mã, thay coi quân sĩ và kiêm chức trấn thủ Thăng Long.
165. Có sách chép là Hô Hổ hầu.
166. Phan Huy Ích, người làng Thày, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Khi Ngô Thì Nhậm đắc dụng với Tây Sơn, thì Nhậm tiến cử Ích và các bạn khác như Trần Bá Lãm và Vũ Huy Tấn… Ban đầu Ích được dùng ngay làm Thị trung Ngự sử, sau Ích và Nhậm cùng đóng vai trọng yếu trong cuộc ngoại giao với nhà Thanh. Cái ấn “sắc mệnh chi bảo” in ở trong tập này là rập trong đạo sắc của Phan Huy Ích do vua Quang Trung phong cho ngày 18, tháng tư nhuận, năm Quang Trung thứ 5 (1792).
167. Thuộc phủ Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
168. Thuộc Bắc Ninh.
169. Ở giữa hai huyện Vũ Giang (Bắc Ninh) và Việt Yên (Bắc Giang).
170. Thuộc Hải Dương.
171. Nay thuộc huyện Nam Xương, tức Nam Xang, tỉnh Hà Nam.
172. Sước hiệu là cách gọi khác của “biệt danh”, thường do người khác đặt cho, mang ý trêu chọc (BT).
173. Về việc vua Lê bôn ba này, Khâm định Việt sử, quyển 47, tờ 29b-30b chép rằng: Trước đó, vua Lê đến Vị Hoàng, nương tựa vào Viết Tuyển. Đến bấy giờ tướng Tây Sơn là Ngô Văn Sở đem binh từ Thăng Long xuôi dòng xuống đánh. Viết Tuyển đem chu sư đón đánh ở cửa sông Hoàng Giang. Khi quân hai bên giao chiến, Văn Sở đem cha và vợ Viết Tuyển trói ở đầu thuyền đề cho Tuyển biết. Tuyển trông thấy, khóc rưng rức, không dám đánh nữa, rút quân về sông Vị Hoàng.
Vua Lê hay tin Viết Tuyển thua, vội dời thuyền lại đóng ở Quần Anh (thuộc huyện Nam Chân, tỉnh Nam Định). Tối đến Viết Tuyển cũng đem chu sư đến liền. Đêm ấy, gió to, bão lớn, trời tối mờ mịt, thuyền bè tròng trành trôi dạt, cùng nhau lạc lõng hết cả. Thuyền vua Lê trôi vào bến Thiết Giáp (thuộc huyện Nga Sơn) ở Thanh Hóa… Thuyền Tuyển cũng giạt vào cửa Cần Hải (thuộc huyện Quỳnh Lưu) ở Nghệ An.
Sau Viết Tuyển đến Thăng Long, xuống hàng Tây Sơn, bị Tây Sơn giết chết.
174. Thuộc tổng Cao Bằng, phủ Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
175. Trong An Nam nhất thống chí nói 64 người.
176. Theo tờ bẩm của Lục Hữu Nhân, Tri phủ ở phủ Thái Bình bên Tàu (Đông Hoa toàn lục, quyển 107, tờ 37b).
177. Đông Hoa toàn lục, quyển 107, tờ 38b.
178. Đông Hoa toàn lục quyển 107, tờ 39b.
179. Đông hoa Toàn lục, quyển 107, tờ 39b.
180. Theo Bắc hành lược biên của Lê Quýnh thì bọn Túc do ải Đẩu Áo chạy sang Tàu. Chiều mồng 9 tháng năm năm Mậu Thân (1788), Lê Quýnh và Hoàng Ích Hiểu cố chống giữ ở trên cái gò nhỏ trong sông Phất Mê thì quân Tây Sơn kéo đến vây mặt tây nam, mà lính giữ ải bên Thanh thì chống lại ở mặt đông bắc. Bọn Quýnh tiến thoái cùng đường, chỉ chực liều đánh mà chết. Thình lình mưa to, gió nổi, bọn Quýnh, giữa đêm mờ tối, lần theo tia sáng chớp giựt, lội sông tìm lên một con đường nhỏ, sang lọt được đất Tàu. Bấy giờ gia đinh của bọn Lê thần chỉ còn 7 mống!
181. Theo Thanh triều sử lược quyển VI, tờ 19b.
182. “Giấu ta lâng”, trong Kinh Thánh chỉ việc phụng sự không hết mình (BT).
183. Người Quảng Nam.
184. Trong bản gốc, tác giả dùng cả hai chữ Càn Long và Kiền Long, ở đây chúng tôi dùng thống nhất là Càn Long. (BT)
185. Đông Hoa toàn lục, quyển 107, tờ 38b-39a.
186. Xưa, địa bàn Tuyên Quang gồm cả đất Hà Giang, Lao Kay, Yên Bái.
187. Đông Hoa toàn lục, quyển 108, tờ 22a chép là Trương Triều Long, còn sử sách ta thường chép là Trương Sĩ Long.
188. Theo điều thứ 8 trong quân luật bát điều của Tôn Sĩ Nghị.
189. Người Yên ấp, huyện Hương Sơn.
190. Chức quan giữ tài chính, trông coi thuế má.
191. Tức là bến Đông Tân ở sông Nhĩ Hà ngày nay.
192. Tức núi Yên Ngựa ở xã Mai Sao, Chân Ôn, tỉnh Lạng Sơn.
193. Núi Tam Điệp, tức đèo Ba Dội là một dãy núi ở chỗ phân địa giới hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa (ngọn cao nhất được 118 thước tây) chạy đến Thần Phù và Điên Hô có các đèo Yên Ban, Tam Điệp, Đông Giao và Phố Cát…
194. Ở khoảng giữa hai huyện Vũ Giang (Bắc Ninh) và Việt Yên (Bắc Giang).
195. Đời Trần là huyện Long Nhãn, đến Lê mới gọi là Phượng Nhãn, nay thuộc tỉnh Bắc Giang.
196. Ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
197. Khâm định Việt sử, quyển 47, tờ 34a chép là Trương Sĩ Long.
198. An Nam nhất thống chí chép:
… Lân lùa quân vượt sông để khiêu chiến, tướng sĩ vốn sợ oai Lân phải liều rét lội bừa. Đến lòng sông, những người bị rét cóng không lội qua được đều chết đuối cả. Còn những quân đổ bộ được lên bờ thì lại bị lính vận tải của Thanh giết chết. Lân liệu chừng không thể đánh được, liền rút quân chạy lui. Dư đảng tan vỡ trốn vào nơi dân gian lại bị dân bắt đem nộp quân Thanh. Lân phải một người một ngựa chạy về.
Sách Lê kỷ (dã sử) chép:
Khi quân Thanh đến núi Tam Tằng, thì Nội hầu Lận (tức Lân), tướng Tây Sơn, lùa hết binh mã ở năm trấn Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ và Sơn Tây cộng được 12 vạn, đêm vượt sông Thương, đến bình minh hôm sau, giao chiến với quân Tàu ở dưới núi. Quân Thanh đứng trên cao, giương cung vặn súng bắn xuống liền liền, tên đạn rào rào như mưa trút. Lân thua lớn: quân lính chết đuối ở sông Thương kể hàng vạn người. Lân chạy về Thăng Long chỉ còn 28 quân kỵ.
199. Nay thuộc tổng Văn Quan, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Quang Trung Quang Trung - Hoa Bằng Quang Trung