Số lần đọc/download: 11927 / 34
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 9 -
V
ứt cái cào cỏ vào đống rơm, Nam buông tiếng chửi thề rồi chui qua hàng rào đi về dãy nhà nghĩ. Vừa ngồi xuống giường hút điếu thuốc, anh đã thấy Mười Hết bước vào.
Với cái nón rộng vành trên đầu, trông hắn y như dân chăn bò Texas chính hiệu. Hất hàm nhìn Nam, Mười Hết nói:
- Chà! Chủ tớ ở chung lán trại, khong phân biệt giàu nghèo. Hai Quốc đúng là giỏi đánh đòn tâm lý. Hèn chi công nhân trại chân núi này xả thân vì bò cho cậu Hai.
Nam cáu kỉnh:
- Chỉ có tôi thường xuyên ở lại đây thôi, chớ... lão ấy tếch ngay sau khi bò về chuồng.
Mười Hết nháy mắt:
- Chú mày phải thông cảm, hắn còn con bé Sài Gòn ngon lành ngoài thị trấn, làm sao ở lại ngủ với bò được.
Nam sừng sộ:
- Ông đừng...sủa bậy, Khanh không phi hạng bá vơ đâu.
Mười Hết hỏi:
- Mày cũng quen con nhỏ đó à?
Nam bực dọc rít một hơi dài, Mười Hết phá ra cười hô hố:
- Mày mết nó hả?
Nam nổi khùng lên:
- Mắc mớ gì đến anh?
Đưa tay nhổ những cọng râu... vô hình dưới cằm, Mười Hết lim dim:
- Dĩ nhiên là khong mắc mớ tới tao rồi. Nhưng tao có thể giúp mày...của nó.
Nam bật giọng:
- Hổng dám đâu.
- Mày không tin tưởng chứ gì? Hề! Hề! cái vùng này đàn bà từ trẻ đến sồn sồn mê tao thiếu gì. Chỉ cần tao truyền chút ngón nghề, bảo đảm con nhỏ bỏ Hai Quốc theo mày liền.
Nam khinh khỉnh:
- Ngón nghề gì ghê vậy? Ngải yêu hả?
Mười Hết ngịt mũi:
- Không tin hỏi làm quái gì?
Vẫn cái kiểu tự nhiên như người nhà làm Nam ngứa mắt, Mười Hết ngồi xuống ghế chộp lấy gói thuốc. Bập một hơi, hắn cao giọng:
- Sao? Hổm rày Hai Quốc cho bọn nhóc dạy mày những trò nào rồi? Mẹ kiếp! Mày mắc mưu của nó rồi. Học xong ba cái vặt vãng ấy mày thành thằng chăn mướn chớ đâu phải thành ông chủ. Nó không muốn giao trại lớn ngoài lộ nên mới kiếm cớ... để cho mày nản mà về Sài Gòn, xin làm cho một công ty nào đó. Hằng tháng dù nó cho mày hết tiền phân bò nó vẫn còn lợi chán.
Nam nóng mặt:
- Đừng nói nữa. Tôi đang hận ổng thấu xương đấy.
Chồm tới vỗ mạnh lên vai Nam, Mười Hết nói chắc nịch:
- Hận cũng chả giải quyết được vấn đề. Nếu mày tin tao có cách giúp mày.
- Cách gì?
Mười Hết nhổ râu:
- Hồi mua đất ở khu chân núi. Dì Tuyết đã phải bán hết nữa trang của mình để đưa tiền cho Quốc. Số nữ trang ấy trị giá rất lớn.
Nam ngạc nhiên:
- Sao tôi không biết kìa?
- Tại mày vô tâm quá mà! Bây giờ như vầy. Mày cứ ráo riết đòi Hai Quốc giao đất. Mặt khác phải tranh thủ bà già. Tao biết dì Tuyết cưng mày hơn nó nhiều, nói mãi thế'' nào bả cũng nghẹ
Nam ngập ngừng:
- Lỡ như Hai Quốc cương quyết không chịu?
Mười Het cười đểu giả:
- Thì bảo dì Tuyết đòi mói tiền ngày xưa đã đưa cho nó. Mẹ con mày mua đất khác lập trại nuôi bò.
Nam thở dài:
- Nói nghe dễ lắm nhưng thật sự khong dễ với Hai Quốc đâu.
- Mày sợ nó dữ vậy sao? Không có gì nhục bằng làm đàn ông mà sợ một thằng đàn ông khác.
- Toi không sợ ảnh, nhưng anh em trong nhà khó mở miệng nói thẳng quá!
Mười Hết cười:
- Mày coi nó là anh nhưng nó có coi mày là em không? Tranh chấp đất đai là chuyện thường tình, miễn sao hợp lý thì thôi. Tao tin Quốc không có lý do gì giữ lại trại ngoài lộ hết. Cứ suy nghĩ cho kỹ đi, tao hứa sẽ làm quân sư cho mày.
Nam đứng dậy đi loanh quanh trong phòng rồi nói:
- Sao Hai Quốc lại nuôi con anh vậy?
Mười Hết loé lên tia gian xảo:
- Con nào của tao đâu? Con rơi của nó ấy chứ. Nếu con tao, sao Hai Quốc lại chăm sóc kỷ dữ vậy.
- Nhưng mẹ nó là ai?
- Tao không biết.
- "Lão" ta gớm thật. Vậy mà trong mắt Hoài Khanh, Hai Quốc là nguoi đàng hoàng nhất. Tôi nói gì về...ổng, cô ấy cũng không nghẹ
Mười Hết nháy mắt:
- Tao nói con bé ấy sẽ nghe ngay. rồi tao sẽ giúp cho. Ngặt một điều Hai Quốc đã thề nếu gặp tao, nó sẽ ăn thua đủ. Bởi vậy tao không dám tới nhà bà giáo Điệp.
Nam nhếch môi:
- Anh cũng sợ ổng hả?
- Không phải sợ mà là biết người biết ta. Lùi một bước để tiến ba bước, có gì là nhục.
Nam nói:
- Dạo này Hai Quốc không ở đây.
- Ủa! Vậy nó ở đâu?
- Tôi chả biết. Trong công việc ổng kín như bưng. Ổng mới đi, ít ra nửa tháng nữa mới về.
Mười Hết gật gù:
- Đây là thơi điểm tốt nhất để mày lấy những gì mày muốn. Tao sẽ giúp cho! Đầu tiên là phải thuyết phục dì Tuyết đứng về phía mày. bà sẽ yêu cầu Hai Quốc chia đất đai cho em mình. Điều này hợp tình hợp lý quá đi chứ.
Nam mỉa mai:
- Sao anh tốt quá vậy?
Mười Hết cười híp mắt:
- Tao không tốt đâu. Nếu xong việc mày phải trả thù lao cho tao đó.
Nam khoát tay:
- Tôi làm chủ trại, nhất định anh có phần mà.
- Lỡ như Quốc bắtt mày nhận trại chân núi thì sao?
Nam trả lời không ngần ngại:
- Thì tôi vẫn nhận rồi tùy cơ ứng biến vì tấtt đất là tất vàng mà. Nói thật, không ai ngu như Hai Quốc, mua một miếng đất cùng đường bí lối.
Mười Hết chép miệng:
- Tại lúc đó hắn không có tiền để mua ngon hơn. Bây giờ muốn bán hơi khó đấy.
Nam điềm tĩnh:
- Nhưng ít nhất cũng có một người muốn muạ
Mười Hết chăm chú nhìn Nam rồi phá lên cười:
- Mẹ kiếp! mày cũng khôn lắm chứ! Tao sẽ làm trung gian cho mày với Tú Vân. Nếu muốn bán đất, mày nên lấy trại chân núi vì nó lớn gấp mấy trại ngoài quốc lộ.
Nam lơ lửng:
- Tôi có nói là sẽ bán nó đâu.
- Nhưng hợp đồng thuê đường đi sắp hết hạn rồi. Tú Vân sẽ không ký hợp đồng tiếp nữa.
- Sao anh biết?
Mười Hết so vai:
- Chuyện gì nhắm sinh ra lợi, tao đều biết hết. Mày cứ tính toán rồi kiếm người định giá đất đai trong bí mật, tao cho Tú Vân biết, cô ả chắc khoái lắm.
Nam nhếch môi:
- Chưa nuôi bò đã đòi bán bò con. Ông im lặng cho tôi nhờ. Hai Quốc nhạy bén lắm, chỉ cần nghe phong phanh tôi đủ mất phần rồi.
Mười Hết búng tay đánh tróc:
- Nếu việc này thành, mày có cơm tao cũng có cháo. Tao đâu đến nỗi ngốc mà bép xép.
Đứng dậy rồi câu cổ Nam, hắn nói:
- Anh em đi lai rai vài xị mừng hợp tác lâu dài sẽ thành công tốt đẹp.
Nam khệnh khạng đứng lên:
- Nhậu thì tôi không từ chối, còn hợp tác lâu dài, chắc phải xem lại.
Ngửa mặt lên trời, Mười Hết cười kha khả. Hắn lạ gì thằng em của Hai Quốc. Thứ miệng hùm gan sứa, nói nghe ghê gớm lắm nhưng nhát hơn thỏ, đã vậy còn dễ tin. Chỉ cần tưng nó lên mây thì chuyện gì cũng được. Nhìn nó mà nhớ tới bà Tuyết. Ngày xưa bà ấy luôn làm ra vẻ góa phụ phả kính, thế nhưng khi gặp hắn bà ta đã bị đốn ngã. Hai Quốc căm hận hắn là phải! Hừ! Rồi Quốc sẽ phải ân hận dài dài khi cái cơ ngơi được gây dựng bằng mồ hôi nước mắt thoáng bỗng thành của người khác.
Muoi Het thấy phấn chấn bởi những toan tính trong đầu. Hắn leo lên ngồi sau lưng Nam. Chiếc Suzuki hai thì nổ chát chúa, khói mịt mù nhưng Mười Hết không quan tâm. Hắn thích người khác chở rồi chỉ đường cho họ chạy theo. Trước kia Hai Quốc đã từng vô tình làm tài xế cho hắn, bây giờ Nam thì nhằm nhò gì. Cả hai anh em Quốc rồi sẽ lọt ổ gà hết thôi. Chỉ cần mồm mép thật dẻo để dụ Nam uống say quắc cần câu, rồi chở nó về ngôi nhà đó thì hắn đã cầm hơn nữa phần thắng trong tay rồi.
o O o
Mười Hết nhìn thật lâu người đàn bà ngồi trước mặt rồi thở dài:
- Đã hơn bảy năm rồi tôi mới gặp lại bà. Nếu Nam không say, tôi không đưa nó về thì biết chừng nào mới có dịp ngồi với nhau như vầy.
Bà Tuyết cố tránh ánh mắt của hắn, giọng bồn chồn:
- Sao lại rủ nó uống rượu? Hồi trước đã gây họa một lần rồi, Hai Quốc mà biết, lại có chuyện rắc rối.
Mười Hết nhỏ nhẹ:
- Tôi đâu có rủ. Tại nó buồn nên bỏ trại, bỏ bò để đi nhậu và gặp tôi, một gã thất tình, thất chí, thất thời cũng đang mượng rượu giải sầu.
Im một chút, hắn xúc động nói:
- Bà vẫn trẻ y như xưa, chỉ có tôi là già gấp đôi hồi đó.
Bà Tuyết thở than:
- Tôi biết mấy năm qua, Mười rất khổ nhưng không làm sao giúp được, nhiều đêm nằm nghỉ xa nghĩ gần tôi cứ muốn chết cho xong một kiếp người.
- Sao lại nghĩ dại vậy? Còn sống mới còn gặp lại nhau chứ. Rồi con mình nữa, tôi không để thằng Quốc nuôi nó đâu. Chỉ tiếc rằng hiện giờ tôi tay trắng, muốn làm gì cũng chẳng được.
Bà Tuyết dè dặt:
- Mười muốn định làm gì?
Mắt Mười Hết xa xôi:
- Tôi muốn có một miếng đất nhỏ, một cái nhà lá, dăm ba con bò, vài vồng rau và sống với người đàn bà của mình.
Giọng bà Tuyết nghẹn đi:
- Mười đã... đã lấy vợ rồi sao?
Hơi nghiêng người ra pha trước, Mười Hết thầm thì:
- Tôi chỉ có một người đàn bà duy nhất. Không được sống với người ấy, tôi thà đơn độc đến hết đời.
Gương mặt đã qua thời xuân sắc của bà Tuyết chợt ửng hồng, tim bà đập mạnh như vừa nghe lời tỏ tình. Gã đàn ông nhỏ hơn bà gần hai mươi tuổi này luôn là nỗi ám ảnh bà suốt mấy năm nay. Sau khi chồng chết, bà tưởng đời mình khép kín, bà sẽ không cò yêu thương được ai khác. Nào ngờ bà lại say mê bạn của con trai mình. Mối tình khập khễnh tội lỗi ấy đã làm bà quên hết thực tại. Khi Quốc biết chuyện, bà đã sắp sanh Cẩm Tiên... Đứa con không mong mà lại có. Bà đã đem nó cho người ta và suốt ngần ấy năm, bà không bao giờ ngờ Hai Quốc đã nuôi con bé thật chu đáo.
Giọng Mười Hết tha thiết vang lên:
- Tôi không thể quên, nhất là khi nhìn thấy con. Nó xinh đẹp và rất giống bà. Tại sao chúng ta phải khổ như vầy chứ? Tại sao chúng ta không được sống với nhau chứ?
Bà Tuyết thở dài:
- Tôi già lắm rồi. Bảy tám năm xa cách đã giết lần giết mòn tôi. Hãy quên đi Mười à.
Mười Hết khổ sở:
- Nếu quên được, tôi đã không đáng bạo tới đây.
Nhìn giọt lệ ứa ra từ khóe mắt có nhiều dấu chân chim của bà Tuyết, Mười Hết thấy nhẹ nhõm. Hắn hiểu bà đang cảm động vì những lời như hát của hắn. Nhưng ở lần thăm dò này hắn không nên để lộ mục đích của mình, ngưôc lại, phải luon tỏ vẻ đau khổ vì tình mới mong đụng tới cái túi tiền của bà ta được.
Bà Tuyết sụt sùi:
- Đừng bao giờ tới nơi này nữa, thằng Quốc không tha cho Mười đâu.
Mười Hết nhếch môi:
- Tôi bất chấp tất cả, miễn sao được gặp, được ngồi với nhau nhu vầy là sung sướng rồi. Mấy tháng nay tôi quanh quẩn ở đây, muốn vào thăm bà rồi lại ngại... Biết lòng bà có đổi thay không? Nhờ Tú Vân báo cho bà biết về tin con của mình, tôoi thấy an tâm khi nghĩ sớm muộn gì bà cũng mang nó về nhà.
Bà Tuyết hít hít mũi:
- Thằng Quốc nhất định không chịu. Tôi chưa biết phải làm sao đây khi con bé mỗi ngày một lớn. Nó cần một gia đình, một bà mẹ nhưng tôi không làm được chuyện đó.
Mười Hết nóng nảy:
- Chả lẽ nó cứ mướn hết người này đến người nọ nuôi con bé? Bà phải cương quyết trong vấn đề này.
Bà Tuyết rầu rĩ:
- Cương quyết sao được khi ngày xưa Mười đã đem cho nó. Nếu thằng Quốc khong âm thầm chuộc con bé rồi gởi con Bông nuôi thì giờ chả biết nó trôi dạt tới đất nào. Thằng Quốc không cho Cẩm Tiên về đây vì nó nghĩ tới ba nó...
Mười Hết cười nhạt:
- Và bà cũng nghĩ tới ổng chớ gì?
Giọng bà Tuyet xìu xuống:
- Dầu sao tôi cũng có lỗi.
- Ổng chết lâu rồi chúng ta mới... với nhau. Mình không có lỗi gì hết. Trước pháp luật mình có quyền cưới nhau và đăng lý kết hôn mà!
Bà Tuyết ôm ngực:
- Trời ơi! Mười lải nhải cái gì vậy?
Mười Hết tha thiết:
- Tôi nói thật đó!
- Không được đâu! xã hội này không chấp nhận chuyện đó. Hai Quốc và Nam sẽ chống đối tới cùng, riêng tôi cũng không chịu..
- Vậy suốt kiếp này mình phải lén lúc gặp nhau à?
Bà Tuyết rên rĩ:
- Mười nên đi xa khỏi đây và đừng bao giờ trở lại nữa. Chuyện đã qua hãy để nó qua luôn.
Mím môi đầy đau khổ, Mười Hết nói:
- Nếu bà không còn nghĩ đến tôi, tôi sẽ đi ngay. Bà hãy nói thật lòng mình đi!
Bà Tuyet gục đầu im lặng. Mười Het lầm lì trong tính toán...Có lẽ nên chuyển đề tài là đúng lúc. Nhưng nên bắt đầu thế nào nhỉ?
Làm ra vẻ cực kỳ phiền não, Mườii Hết trầm ngâm:
- Tôi sẽ đi nhưng nhớ tới những lời Nam nói lúc ngà say, toi thấy không yên tâm.
Ngẩng lên, bà Tuyết cau mày:
- Nó lại than phiền Hai Quốc, đúng không?
Mười Hết nhẹ nhàng:
- Nó đòi hỏi đúng đấy chứ. Hai mươi bốn tuổi đời rồi nó đâu còn nhỏ dại gì, sao lúc nào cũng bí thằng Quồc sử ép. Hồi bằng tuổi nó, Hai Quốc đã nắm trong tay mấy khu trại. Vậy mà không hiểu sao Quốc không tin thằng em mình nhỉ?
Bà Tuyếtt ngao ngán:
- Nam vừa háo thắng vừa ham vui. Nó thua thằng Quốc xạ
- Nhưng nó rất thương mẹ. Sau này bà chỉ nhờ được nó thôi. Còn Hai Quốc là đồ bỏ đị
- Cũng không hẳn là vậy.
Mười Hết nhếch môi:
- Lại còn bênh vực. Hai Quốc tốt với bà điểm nào chứ? Hừ! mấy năm nay nó giam lỏng bà trong nhà, chia rẻ tình mẹ con. Những việc làm đó đúng là quá quắc! Tôi nghĩ bà nên bắt Quốc chia đất cho Nam. Hai anh em không hạp nhau, không thể làm chung được đâu.
Ngừng một chút để suy nghĩ. Mười Hết nói tiếp:
- Khi đã chia đất rồi, bà sẽ về ở với Nam. Có vậy toi mới yên tâm mà đi xạ
Chớp mắt đầy cảm động, bà Tuyết nói nhỏ gần như thì thầm:
- Cuối cùng Mười Hết quyết định đi thiệt à?
- Tất cả còn tùy thuộc vào câu trả lời của bà. Bà còn nghĩ đến tôi không?
Giọng bà Tuyết ai oán:
- Dầu sao cũng có với nhau một mặt con. Giờ tới chết tôi còn biết nghĩ tới ai khác.
Mười Hết buông tiếng thở dài:
- Chỉ nghĩ tới chau thì làm được gì chứ.
Bà Tuyết thẩn thờ:
- Vậy mình phải làm sao đây?
Mười Hết cau mày:
- Tạm thời tôi chưa nghĩ ra cách, nhưng tôi thề kông để... em khổ nữa. Chúng ta sẽ bên nhau, sẽ là một gia đình có chồng có vợ có con y như những gia đình khác.
Dáo dát nhìn quanh bà Tuyết lo lắng:
- Coi chừng thằng Nam nghe...
Bật cười đầy khoái chí vì biết mình đã thắng, Mười Hết nói:
- Em khéo lo. Nhà có xập nó cũng không hay...
- Nhưng... nhưng... Mười nên về đị
Khổ sở đứng dậy, Mười Hết trầm giọng:
- Tôi hiểu... chừng nào tôi được gặp lại em?
Bà Tuyết lắc đầu, nhưng miệng lại nói:
- Đừng bao giờ để hai Quốc biết...
- Tôi sẽ sắp xếp chu đáo để mình gần nhau. Giờ tôi về đây...
Bà tuyết bước ra mở cửa. Mười Hết lẹ làng giữ tay bà lại và kéo vào lòng. Tôi nhớ em quá.
Bà Tuyết lả người trong vòng tay của gã đàn ông trẻ khỏe mạnh. Lúc bà ngước lên chờ đợi một nụ hôn thì Mười Hết đã nhẹ đẩy bà ra và thì thầm:
- Tôi về đây...
Còn lại một mình, bà Tuyết ôm ngực tiếc nuối. Mười Hết đã đánh thức trong lòng bà nỗi khao khát lâu nay bà cố dìm xuống tận đáy lòng. Bà nghe tin Mười Hết trở về lâu rồi, nhưng không nghĩ hắn còn...y êu bà dữ dậy. Trời ơi! Những lời hắn nói nghe y như trong tuồng cải lương, nó vừa mùi mẫn vừa ngọt ngào làm bà vừa sung sướng vừa khổ sở.
Hắn nói.."Chúng ta sẽ bên nhau ". Nhưng bằng cách nào ngoài cách bỏ xứ này mà đi? Bà Tuyết úp mặt vào gối hồi tưởng lại giây phút trong tay Mười Hết. Nếu phải chết để được những lần như vậy, bà rất sẵn sàng. Khổ nỗi cái chết không giải quyết được gì cả. Bà phải có hành động cụ thể cho tình yêu của chính mình. Hơn bao giờ hết sức mạnh của tình yêu lại tràn trề trong thân thể còn hết sức sung mãn của bà.
Nuốt tiếng thở dài vào lòng, bà Tuyết trằn trọc trên cái giường rộng. Đêm nay bà sẽ khó ngủ, có lẽ vớ Mười Hết cũng thế.
Trong lúc đó, Mười Hết đang trên đường ghé nhà của Tú Vân. Hắn cũng nhớ lại những giây phút vừa qua và thấy nực cười. Mụ đàn bà ấy ngây thơ còn hơn gái mười tám. Nhưng cũng nhờ vậy hắn mới lợi dụng mụ ta được.
Dạo này Hai Quốc rất thường đi vắng. Đây là cơ hội thuận tiện để Mười Hết thực hiện ý đồ của mình. Hắn đã lôi kéo được Nam, gieo vào trong lòng bà Tuyết những hy vọng về tình yêu. Thời cơ đã ở trong tay hắn khi Hai Quốc đã giao cả hai trại cho Tý Lớn trông coi còn bản thân cứ đi biệt. Nó đi đâu nhỉ? Chắc là đi Sài Gòn thôi. Thói thường khi đã có tiền rủng rỉnh nguoi ta hay đổi cách. Hai Quoc chắc khong ngoại lệ. Cái con bé ngoài thị trấn không đủ sức giữ chân nó, hay vì nó không muốn tranh với Nam?
Lúc nãy nhờ rượu vào,Nam mới phun ra những ẩn ức trong lòng. Thì ra hai anh em nhà nó cùng... yêu một đứa con gái. Thằng anh đanh có thế và thằng em đang đay khổ vì thất tình. Đây là mâu thuẫn dai dẳng lâu nay giữa hai anh em, mà hắn sẽ triệt để khai thác mau chóng đạt được mục đích chánh.
Mười Hết lại cười thầm... Mày cứ ăn chơi cho nhiều vào, rồi cơ ngơi của mày sẽ thành của tao. Đưa mắt nhìn đồng hồ, hắn nhíu mày. Giờ này Tú Vân đang dài cổ chờ. Đời hắn sống nhờ đàn bà. Trước kia nhờ bà Tuyết, bây giờ là Tú Vân, nhưng đối với Tú Vân, hắn khá thận trọng vì ả ta rất ranh ma. Hắn phải làm việc cật lực với đám bò của cô ả. Một sự trả công sòng phẳng và không kém phần lảng mạn. Nhưng phải nói so với bà Tuyết, Tú Vs6n trẻ đẹp hơn nhiều. Nếu cần phấn đấu nhiều mặt để được làm chồng ả ta thì cũng nên cố gắng.
Gió đêm lồng lộng thổi làm đầu óc hắn bới căng thẳng. Ngửa mặt lên trời hít một hơi dài đầy sảng khoái. Mười Hết thong thả bước đi, hồn lâng lâng như đã nắm cả đất trời trong taỵ
o O o
Hoài Khanh nghe tim đập mạnh khi nhận ra cái dáng to cao sừng sững ngay cửa là của Quốc. Cô chỉ muốn khóc khi anh bước đến mà suốt cả tháng trời nay, anh gần nhu bặt vô âm tín. Anh ở đâu, làm gì Hoài Khanh hoàn toàn không biết. Cô buồn đến ốm o khi nghĩ Quốc đã quên những lời yêu thương anh đã nói hết sức chân tình, chỉ vì anh giận cô. Cô khổ sở khi cho rằng Quốc quá cố chấp. Theo cô một khi đã thật sự yêu, người ta sẵn sàng bỏ qua những lời nói không phải của người yêu. Riêng Quốc thì không. Anh nhẫn tâm đến thế là cùng. Giờ còn tìm đến đây làm chi nữa?
Hai người rơi vào im lặng. Căn phòng vốn nhỏ bé của cô dường như càng nhỏ bé hơn, ngột ngạt hơn. Chịu không nổi sự nặng nề đó, Khanh vụt đứng dậy, nhưng Quốc đã kéo mạnh cô lại. Khanh té ngồi vào lòng anh, chưa kịp phản ứng môi cô đã bị khóa chặt bằng một nụ hôn tưởng như bất tận.
Đến khi Quốc buông cô ra, Khanh mới ấm ức:
- Em không cho rằng đây là cách giảng hòa của anh... đâu...
Mắt Quốc vẫn không rời gương mặt giận dỗi của cô:
- Đây là cách anh thể hiện tình yêu của mình sau nhiều ngày xa cách.
Khanh kêu lên:
- Yêu à! Anh còn nhớ là đã yêu em sao?
- Sao em hỏi kỳ vậy?
- Yêu mà nỡ bỏ em cả tháng trời không tin tức. Không lời nhắn hỏi. Đã vậy trước khi đi còn nói: " Anh muốn được một mình" Hừ! muốn được một mình sao bây giờ còn đến làm... phiền người ta nữa.
Quốc hơi tự ái:
- Có thật anh làm phiền em không?
Khanh gật đầu. Quốc mím môi:
- Thôi anh về đây.
Khanh lầm lì:
- Nếu vậy anh sẽ không còn dịp gặp em nữa.
Quốc nhíu mày:
- Em đi đâu à?
Mặt Khanh lạnh lùng:
- Em sẽ về Sài Gòn.
Tại sao vậy?
Liếc Quốc một cái thật dài, Khanh cong môi lên:
- Tại vì ở đây không còn người làm phiền em nữa. Ở lại có nghĩa gì đâu?
Quốc cười. Anh vòng tay ôm cô, nhưng Khanh né sang một bên, giọng giận dỗi:
- Em ghét anh lắm! Suốt thời gian qua người ta khổ như thế nào, khóc bao nhiêu đêm, anh không hề biết. Đừng tưởng ở đâu đâu về, lầm lầm lì lì chả thèm nói một lời, rồi ôm hôn người ta là huề.
Quốc chớp mắt thật... ngây thơ:
- Vậy em muốn anh phải làm sao mới được?
Khanh bật khóc ngon lành:
- Em không đùa với anh đâu. Cả tháng nay em lo, em trông nhưng chẳng biết anh ở đâu, làm gì. Khi yêu ai cũng muốn có người yêu ở bên. Em không ích kỷ bắt anh ở một bên, nhưng ít ra em cũng được biết tin của anh chứ. Đằng này đang giận lại bỏ đi không một lời, làm sao em chịu nổi.
Quốc vội lau nước mắt cho cô, giọng bồi hồi:
- Đừng khóc mà Bù Tọt! Đúng là anh quá đáng khi giận rồi bỏ đi! Anh xin lỗi. Anh xin lỗi đã làm em khổ, đã làm em lo. Có ghét anh thì... cắn hay ngắt nhéo cho hả, chớ đừng khóc. Anh chịu không nổi nước mắt của em. Lần nào thấy em khóc, tối về anh cũng trằn trọc ngủ không được. (đúng là nước mắt con gái là một vũ khí giết người không đau, hèn chi trong hoahoctro này cũng có một người...... hehehehe)
Hoài Khanh bĩu môi dù nước mắt vẫn còn lưng tròng:
- Xí! Nói làm như thương người ta lắm không bằng.
Quốc trầm giọng:
- Với anh cuộc đời này chỉ có em. Một mình em thôi. Suốt thời gian qua anh làm việc rất nhiều và suy nghĩ cũng rất dữ. Anh thấy làm người khổ quá vì bị ràng buột bởi trăm ngàn mối quan hệ. Trong đó có những mối quan hệ chồng chéo với những người thân rất khó xử.
Hoài Khanh chép miệng:
- Anh lại nghĩ tới Nam à?
Quốc nói:
- Anh nghĩ tới mẹ anh, rồi Cẩm Tiên, còn Nam thì anh coi như đã giải quyết xong.
- Xong nghĩa là sao?
- Nghĩa là anh để em lựa trọn người em yêu.
Hoài Khanh xụ mặt:
- Em đâu có yêu nhiều người mà phải chọn. Tại sao anh cứ nói những lời làm lòng em đau vậy?
Quốc thở dài. Anh nâng cằm Khanh lên và nhìn thật sâu vào mắt cô:
- Trong công việc anh rất nhẫn tâm và dứt khoát khi quyết định vấn đề. Nhưng trong tình yêu lại khác. Có thể vì anh thiếu kinh nghiệm, lại ích kỷ, anh chịu không nổi việc đối đầu với Nam, cũng không chịu nỗi việc mất em. Hôm anh bỏ đi, anh mừng vì đã tìm ra cớ để giận, để chia tay. Nhưng thật ra anh tự dối mình. Anh vụng về không biết giải thích tại sao, anh chỉ biết nếu thiếi em cuộc sống sẽ rất vô nghĩa.
Hoài Khanh xúc động dữ dội:
- Em cũng vậy! Kiếp này em chỉ có anh thôi. Đừng bao giờ ràng buộc em vào Nam nghe anh.
Môi Quoc đậu xuống bờ mi cong long lanh nước mắt của cô. Hai người mê mãi hôn nhau (hai người này cứ kiss hoài.... làm tôi thèm)
Giọng Quốc nồng nàn:
- Thà không hôn thì thôoi, đã hôn rồi bao nhiêu vẫn chưa đủ. Anh tham quá phải không?
Khanh âu yếm nhìn Quốc:
- Tội tham này rất đáng yêu
- Vậy thì anh hôn nữa.
Khúc khích cười, cô giấu mặt vào tay, Quốc hôn cả ken những ngón tay mềm. Khanh đành phụng phiệu cong đôi môi vốn rất chanh chua. Cô hạnh phúc đón nhận tình yêu của anh rồi phụng phịu đẩy Quốc ra khi anh cắn mạnh vào môi cộ
Quốc say đắm:
- Như vậy em sẽ nhớ mãi đến anh.
Mặt đỏ rần, Khanh nhéo anh một cái đau điếng và ấm ức:
- Ác như quỷ, ai thèm nhớ... Nói thật, em không hiểu tại sao có lúc anh hết sức dửng dưng, hết sức lạnh lùng như hôm anh giận và bỏ đi, rồi có lúc anh lại nồng nàn cháy bỏng đến mức làm em không thở được như vừa rồi. Em tưởng chừng có hai người khác nhau hoàn toàn đang tồn tại trong anh.
Quốc nhẹ lắc đầu:
- Anh chỉ là một thôi, nhưng khi yêu anh đã khác đi, khác đến mức không lạnh, không lỳ được nữa.
- Nhưng lạnh và lỳ trông sợ lắm!
- Ủa! Anh nhớ em từng mê cái lạnh và lỳ của anh mà! Sao bầy giờ lại sợ rồi?
Khanh hất mặt đanh đá:
- Hổng dám đâu! Suốt một tháng đi đâu, làm gì, ở với ai anh chưa nói với em đó!
Tựa lưng vào tường, Quốc tủm tỉm cười:
- Cái em cần biết trước hết là anh ở với ai phải không?
- Không!
- Vậy anh thông qua mục đó!
Hoài Khanh nheo mắt:
- Em không cần biết trước, chớ đâu phải em không muốn biết.
Quốc hỏi:
- Riêng anh lại rất muốn biết trước xem cả tháng nay có ai quấy rầy em không?
Khanh gượng gạo:
- Ngoài Nam ra đâu còn ai. Ảnh cứ mời em về nhà cho mẹ biết mặt hoài, đã vậy còn dám nói anh cũng đồng ý chuyện này nữa.
Quốc im lặng. Trán anh cau có lại đầy lo nghĩ. Lâu lắm anh mới nói:
- Anh đã chuẩn bị cho em và Cẩm Tiên về Sài Gòn để học tiếp, nhưng không biết ý em thế nào?
Khanh nhỏ nhẹ:
- Điều đó có cần thiết không?
Quốc gật đầu:
- Cần chứ! Thứ nhất em sẽ tránh được Nam. Thứ hai em giúp anh chăm sóc Cẩm Tiên. Cũng như em, nó không thể ở lại đây được nữa. Anh đã suy nghĩ rất kỹ nên mới tính đưa nó đi. Em đừng ngại vì anh rất sòng phẳng. Mỗi tháng anh gởi tiền lương cho em và khoảng tiền để lo cho Cẩm Tiên. Hai chị em sẽ được ăn học tới nơi tới chốn.
Khanh thắc thỏm:
- Còn anh thì sao?
Quốc trả lời:
- Anh cũng sẽ không ở đây lâu. Sau một thời gian dài đi khảo sát thực địa. Anh đã chọn đồng cỏ ở Buôn Mê Thuột để di chuyển đàn bò.
- Nhưng anh nói chi phí vận chuyển tốn kém lắm mà.
- Vì lợi ích lâu dài phải ráng hết sức thôi. Đây là bí mật anh chỉ nói với em. Khu chân núi chỉ đủ cho bò của anh ăn trong ba năm nữa là hết mức. Nếu không có kế hoạch di chuyển, chúng ta không thể nào phát triển đàn bò lên gấp đôi như ước muốn. Ninh Thuận hạn hán quanh năm làm sao trồng cỏ được, mà không có cỏ thì không thể nghĩ đến chuyện cải tạo giống bò, rồi bao nhiêu chuyện khác nữa. Bởi vậy, anh đã quyết định lên Buôn Mê Thuột lập nghiệp mới.
Siết nhẹ tay Khanh Quốc nói:
- Nếu yêu anh, ráng chờ anh ba năm nữa mình sẽ làm đám cưới.
Khanh đỏ mặt:
- Em có... đòi anh cưới ngay đâu! nhưng suốt bao năm đó, em chả phụ được gì cho anh hết.
Quốc trầm ngâm:
- Chăm sóc Cẩm Tiên là đã giúp anh nhiều rồi.
Chống tay dưới cằm, Hoài Khanh hỏi:
- Em vẫn chưa biết Cẩm Tiên có quan hệ gì với anh?
Quốc khó nhọc trả lời sau một thoáng im lặng:
Nó là em gái của anh, là con của mẹ anh và Mười Hết.
Nhìn gương mặt bỗng như già đi mấy tuổi của Quốc. Khanh chợt mũi lòng. Cô biết đây là nỗi đau, sự sĩ nhục không lấy gì xoá được trong tim anh. Tự dưng cô thấy mình ác khi ép anh nói ra sự thật nghiệt ngã này.
Khanh buột miệng:
- Xin lỗi! em đã qúa tò mò.
Không để ý lời cô, Quốc nói tiếp:
- Trước kia Mười Hết là bạn anh. Thấy hoàn cảnh hắn khó khăn, anh đã đưa về nhà để phụ quản lý các trại bò giống. Hắn đã tỏ ra một tay biết tính toán làm ăn. Chính nhờ hắn giới thiệu, anh mới mua được khu chân núi rộng sáu bảy mẫu với giá tương đối rẻ, rồi cũng chính nhờ hắn làm trung gian mới ký hợp thuê đường đi với Tú Vân. Mười Hết là một tay giảo hoạt, mồm mép, nhưng vì tin mình sẽ sử dụng được con người này nên anh vẫn để hắn làm việc giúp mình. Trong công việc hắn không qua mặt được anh, nhưng về mặt tình cảm Mười Hết đã cướp hết những gì anh có.
Buồn bã hướng mắt ra cửa sổ, Quốc nói:
- Sau này anh mới biết hắn luôn kích động cho Nam căm ghét anh từ lúc nó mới mười hai tuổi. Năm Nam mười bốn tuổi Mười Hết dắt nó đi uống rượu, thằng nhóc say đến mức vố vào mặt anh một cái ly mạnh như đóng một dấu ấn. Kết quả anh mang thẹo suốt đời trên mặt, còn trong tâm hồn Nam, cái vết sẹo chìm của mặc cảm phạm tội luôn đeo đẳng khiến nó luôn cảm thấy thua kém anh. Càng chống đối, phản kháng nó càng đối nghịch với anh. Rốt cuộc anh và Nam không thể hòa hợp được. Cuối cùng anh đưa nó ra Phan Rang học hết cấp ba rồi vào Sài Gòn học đại học.Một năm gặp nhau đôi ba lần và chẳng lần nào vui.
Không ngờ vết sẹo trên mặt Quốc là do Nam gây ra. Khanh xót xa nhìn kỹ anh. Trước đây cô có hỏi nhưng Quốc tránh né khong trả lời, Nam luôn bảo Quốc xấu nhu quái vật. Chẳng biết anh có mặc cảm phạm tội như Quốc nghĩ không, sao lại nói về chuyện mình đã gây ra một cách thản nhiên đến thế.
Cô bồi hồi nghe anh nói tiếp:
- Việc làm ăn phát triển tốt khiến anh trở nên chủ quan và ngạo mạn. Anh không bao giờ ngờ Mười Hết lại dan díu với mẹ mình, người lớn hơn hắn những hai chục tuổi. Hồi ấy anh vừa buồn vì gương mặt thẹo, lại mê bò ngựa nên suốt ngày ở trong trại chân núi. Anh giao khu trại ngoài quốc lộ và cả nhà mẹ mình cho hắn quản lý. Mãi đến lúc bà sanh, người ta vào cho hay anh mới té ngữa. Về đến nhà, Mười Hết đã bồng Cẩm Tiên đem cho và người xin nó không ai khác hơn là chị Điệp.
Khanh sửng sốt:
- Cô Điệp xin nó làm gì?
Quốc trầm giọng:
- Chị Điệp muốn có một đứa con nuôi nhưng anh năn nỉ quá chị đã đồng ý trả Cẩm Tiên lại cho anh. Tên con bé cũng do chị Điệp đặt. Chả hiểu sao tới bây giờ chị ấy vẫn chưa xin đứa nào khác... Sau khi tìm lại được con bé, anh bó mật mướn một cô gái tên Bông nuôi giùm. Gia đình cô ta nghèo, nợ nần tùm lum. Bông nuôi Cẩm Tiên khá chu đáo, ngược lại anh phải nuôi hết gia đình cô ta. Sau khi mẹ Bông chết, cô ấy đi lấy chồng. Anh đành đem Cẩm Tiên lại nhờ chị Điệp trông nom. Tội nghiệp! trông nó lúc nào cũng buồn bã, sợ hãi khép kín vì Bông có người anh tên Tín, hắn là một gã nát rượu, lúc nào cũng say xỉn rồi đánh những người xung quanh. Vì vậy chỉ cần nghe lớn tiếng hoặc thấy ai có thái độ quá khích là con bé mất bình tĩnh, thậm chí đôi lúc còn bị co giật nữa. Dạo này sống với em, Cẩm Tiên khá hơn trước về mọi mặt.
Hơi mỉm cuoi, Quốc nói:
- Em đúng là chị dâu... lý tưởng của nó.
Hoài Khanh thắc mắc:
- Đã biết anh nuôi Cẩm Tiên, nhưng bác gái không có ý kiến gì hết sao?
- Mẹ anh muốn đem nó về nhà chăm sóc. Nhưng anh dứt khoát không chịu. Bà khóc và nằm bẹp cả tuần trong thật thảm thiết.
Cô cắn môi:
- Như vậy có quá nhẫn tâm không khi không cho mẹ đuoc gần con?
Quốc trầm ngâm:
- Về tình thì có nhẫn tâm đấy, nhưng về lý thì anh cho rằng mình giải quyết đúng. Không có Cẩm Tiên bên cạnh, mẹ anh chẳng mất mát gì hết, nhưng mang nó về nhà, cả Nam, cả bà và danh dự gia đình sẽ mất trắng. Ba anh vô tội, ông chết rồi còn phải chịu nhục sao?
Hoài Khanh nhìn anh:
- Em không nghĩ vấn đề lại nghiêm trọng giữ vậy?
Giọng Quốc vẫn lạnh tanh:
- Nơi đây không phải Sài Gòn để có thể mạnh ai náy sống, nhà ai nấy biết. Chắc em cho rằng anh cố hủ, nhưng thật ra cố hủ là đúng.
- Chỉ sợ Mười Hết đã rêu rao khắp nơi chuyện này rồi.
- Nếu vậy càng phải nhanh chóng đưa Cẩm Tiên đi. Hắn rêu rao, mặc xát hắn. Nói cho đúng, trên thế gian không có điều gì là bí mật. Nhưng có những chuyện cứ để nó lơ lơ lửng lửng, hư hư thật thật rồi người ta sẽ mau chóng quên đi. Lúc đó thật cũng thành giả.
Khanh châm biếm:
- Đó là sách lược của anh à?
Quốc gật đầu, cô cười cười:
- Với em, với em anh có lơ lơ lửng lửng hư hư thật thật khoông?
- Đừng kiếm chuyện nữa mà Bù Tọt! Em vẫn chưa trả lời anh chuyện về Sài Gòn đấy!
Hoai Khanh lưỡng lự:
- Em chưa trả lời ngay được.
Quốc nói:
- Cẩn tắc vô áy náy. Em cứ suy nghĩ cho kỹ, nhưng anh rất mong em giúp cho anh. Nếu đồng ý, anh sẽ đưa hai chị em về sau khi Cẩm Tiên thi xong học kỳ hai.
Khanh sững sờ:
- Vội dữ vậy sao? Anh nói với cô Điệp chưa?
Quốc gật đầu:
- Chị ấy bảo tùy em quyết định. Anh muốn nhanh chóng thu xếp chỗ ở cho hai chị em, để còn yên tâm dời trại. Đây là việc quan trọng và vất vả, anh muốn dốc toàn tâm trí vào nó.
- Còn hai khu trại ở đây thì sao?
Quốc tránh câu trả lời:
- Anh đã có kế hoạch cả rồi, em khỏi phải lọ
Khanh ngồi thừ người ra với bao nhiêu toan tính trong đầu. Cuối cùng cô nói:
- Em sẽ chăm sóc Cẩm Tiên giúp anh. Nhưng em không đi học mà sẽ tìm việc làm. Em không muốn bị lệ thuộc, dù anh đã rạch ròi sòng phẳng trong chuyện mỗi tháng sẽ trả lương cho em. Nhưng nghĩ cho sâu, đó cũng là một cách tế nhị để ràng buộc nhau. Em không muốn sống nhờ vào người khác, nhất là nhờ vào người mình yêu.
Mắt ngời lên tia ngưỡng mộ. Quốc mỉm cười:
- Anh hiểu và khâm phục cô bé Bù Tọt của mình. Em hoàn toàn không lệ thuộc hay sống nhờ anh, ngược lại gia đình anh phải nhờ em, chịu ơn em.
Khanh tủm tỉm:
- Anh làm em nở to mũi rồi. Em yêu anh, thương Cẩm Tiên và không muốn ai hiểu sai tình ý của em hết. Nhưng em nghĩ anh phải cho bác gái biết chuyện này xem ý bác thế nào?
Mắt Quốc đăm chiêu. Lưỡng lụ một chút anh nói:
- Trước khi em và Cẩm Tiên đi vài ngày anh sẽ cho mẹ biết.
- Giống như thông báo chuyện đã rồi?
Quốc hơi cáu:
- Bà không có quyền chen vào đời tư của Cẩm Tiên, dù đã sinh ra nó.
Hoài Khanh dịu dàng nắm tay anh:
- Em hy vọng ngày nào đó anh sẽ nghĩ lại và không khe khắt với mẹ như vậy.
Quốc lắc đầu:
- Chuyện đã thế rồi, không khác được đâu em.
Khanh buột miệng:
- Anh quả là cố chấp!
Quốc thản nhiên:
- Nhưng anh không cho đó là tật xấu của mình.
Khanh buông thêm một câu:
- Đúng là hợm hĩnh.
Quốc xoa cằm:
- Vậy mà có người khóc sướt mướt vì yêu anh đấy!
Khanh khoanh tay làm thinh, nhung làng đầy trắc ẩn. Cô bỗng thấy lo sợ trước tính cách quá cứng, quá lạnh của Quốc. Tình yêu của cô và anh mới bước khởi đầu, ai biết ngày sau sẽ ra sao khi cả hai người đều ngang bướng. Quốc không chìu chuộng, qụy lụy cô như Nam. Trái lại anh có vẻ tự mãn khi đã chiếm được trái tim cô. Bỗng dưng Khanh ray rứt khi nghĩ tới Nam, sâu thẳm trong tâm hồn cô, Nam dường như vẫn có một chỗ đứng riêng. Có phải do dạo này anh thường ghé thăm cô không?
Người ta thường nói "Đẹp trai không bằng chai mặt". Đằng này Nam vừa đẹp trai, vừa chai mặt lại ngọt ngào, galăng gấp mấy lần Quốc. Khanh không muốn so sánh, nhưng vẫn dễ dàng nhận ra nét trội bật này của Nam và chính nét đó là cô vương vấn...
Nhưng tại sao cô lại nghĩ tới Nam vào lúc này nhỉ? Len lén nhìn Quốc, Khanh bắt gặp gương mặt đăm chiêu lo nghĩ quen thuộc ở anh. Tự nhiên cô lại mũi lòng... Số Quốc đúng là cực, đến mức ngồi với yêu cũng không dứt mình với công việc... Chả biết anh ghé đây vì nhớ cô, hay vì muốn nhờ cô chăm sóc Cẩm Tiên?
Hoai Khanh chợt bàng hoàng trước suy nghĩ khủng khiếp của mình. Cô sững sờ nhìn làm Quốc ngạc nhiên:
- Em sao vậy?
Khanh chớp mắt:
- Em sợ phải sướt mướt suốt đời vì anh.
Quốc cười nhẹ:
- Anh khong tệ đến thế đâu!
Dứt lời anh cúi xuốn hôn cô. Phút chốc hanh lại quên những suy tư trong lòng. Cô vòng tay ôm Quốc và bồi hồi đón nhận môi anh.
Sau cùng Quốc nuối tiếc đứng dậy:
- Anh không muốn về chút nào. Bên em, tâm hồn anh thanh thản hơn bao giờ hết. Về nhà có nghĩa là đối diện với công việc, với những điều giải quyết liền được.
Hoài Khanh xót xa nhìn anh, cô nói:
- Em hiểu những vất vả anh đang gánh vác. sức người có hạn, anh đừng ham việc quá.
Quốc tư lự:
- Không ham mê thì không làm được việc lớn. Anh có thể xa em một tháng, nhưng xa đồng cỏ một tuần đã chịu hết nỗi. Nói thế, em giận không?
Khanh nhè nhẹ lắc đầu. Cô im lặng bước theo anh ra cổng. Quốc vuốt nhẹ mái tóc cô rồi quay đi. Chiếc xe tải còn bám đầy đất đỏ đang nằm chờ anh ngoài đầu ngõ. Nam nhắn người gọi anh về. Dù nó không nói lý do, Quốc cũng đoán đuoc phần nào mục đích. Chính vì vậy anh thấy chán khi trở về nhà, nơi mà lâu rồi anh chỉ ghé qua và không bao giờ ở lại đêm.
Quốc nóng nảy kéo tay ga. Cái xe nặng nề rướn lên và bắt đầu phóng ào ào trên đường. Anh nhủ lòng phải bình tâm trước những lời mỉa mai khích bác của Nam. Phải sử sự cho đúng vai trò một người anh, nếu không anh sẽ không xứng đáng với Hoài Khanh.
Bước vào nhà, Quốc thấy Nam ngồi chễnh chệ ở salon, bên cạnh là bà Tuyết.
Buông người xuống ghế, anh giễu cợt:
- Mọi người chờ tôi đấy à?
Nam nói:
- Ngóng anh thì đúng hơn. Nghe tin anh về từ sáng mà bây giờ mới tới nhà?
- Mày theo dõi tao à? Muốn quái gì, nói đại đị
Khịt khịt mũi, Nam cao giọng:
- Lần này không phải tôi muốn mà là mẹ.
Quốc bình thản hỏi:
- Vậy sao? Thế mẹ muốn gì ở con?
Ngần ngừ mãi bà Tuyết mới nói thẳng một lèo:
- Trước đây mẹ có đưa một số nữ trang để con mua trại chân núi, nay mạ muốn lấy lại.
Quốc vung tay gạt ngang:
- Con sẽ trả cho mẹ, nhưng không phải bây giờ.
Bà Tuyết cương quyết:
- Không được! Trước đây con từng nói thế rồi.
- Mẹ cần nó làm gì?
Bà Tuyết nói:
- Cho thằng Nam mượn để mua đất. Anh em bây không thuận tốt nhất nên làm ăn riêng.
Quốc chậm rãi đốt thuốt và tránh không nhìn gương mặt hiu hiu tự đắc của Nam. Nó đi nước cờ này khá đấy. Nam đúng là tham lam khi muốn có nhiều hơn những gì anh hứa sẽ chia cho nó, nhưng bản chất Nam không phải là đứa thích lao động. Rồi nó sẽ bán cái nó có...
Quốc lên tiếng:
- Con đã nói sẽ giao cho Nam khu trại ngoài lộ. Nó cần gì phải mua thêm đất nữa.
Nam chen vào:
- Tôi muốn có phần riêng của mình. Còn khu trại đó của ba để lại, đương nhiên nó thuộc về tôi rồi.
Quốc rành rọt từng chữ:
- Không có chuyện đương nhiên ở đây. Công sức tao dồn vào trại đó cả mười năm đầy mồ hôi nước mắt. Tao để cho mày vì tao là anh, có trách nhiệm chăm lo đối với em mình. Ba chết bất ngờ không làm di chúc, nhưng không ai có quyền chia hay bán khu trại đó và nó cũng không thuộc về cá nhân nào hết.
- Đấy là ý kiến riêng của anh. Trong gia đình này còn tôi và mẹ nữa, đâu phải anh bỏ công sức rồi tự địng đoạt mọi việc. Mẹ mới có quyền đó vì đây là tài sản của cha mẹ để lại cho con cái. Ba chết rồi, nhưng mẹ còn sống huống hồ chi mẹ từng bỏ tiền ra cho anh mua khu trại ở chân núi. Phần tiền đó vẫn có thể xem như tiền hùn hạp làm ăn. Bởi vậy đối với cả khu trại ở chân núi mẹ cũng có quyền nữa kìa.
Quốc cười gằn:
- Có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề đất đai. Tao ghét nhất cách dồn người khác vào thấ bắt buột. Những lý lẽ mày và mẹ đưa ra đều không áp đảo được tao. Nói loanh quanh dong dài nhưng cái cốt lõi vẫn là đòi đất. Nếu mày muốn có đất riêng thì cứ nói thẳng ra, cần gì phải kéo mẹ vào.
Bà Tuyết lắc đầu:
- Mẹ muốn con rạch ròi chuyện đất đai, tiền bạc, chớ Nam không hề lôi kéo mẹ.
Quốc mệt mõi nhìn lên trần nhà. Đã đến nước này thì còn gì tranh cãi nữa. Anh cũng không ở đây. Đất đai trước sau cũng giao lại cho Nam, quan trọng là cách tính toán kìa.
Quốc quyết định thật nhanh:
- Được rồi! Con sẽ giao trại ngoài lộ cho nó. Còn tiền thiếu mẹ, sang năm con sẽ trả.
Bà Tuyết nói:
- Mẹ không muốn con hẹn lần hẹn lựa nữa. Bây giờ như vầy, giao toàn bộ khu chân núi lại cho mẹ và thằng Nam. Coi như sạch nợ và khu ngoài lộ là của con.
Quốc cười thầm trong bụng. Anh biết chắc sự việc sẽ diễn tiến như thế. Mẹ và Nam nói năng y như có người bày tuồng sẵn. Người đó là ai nếu không phải là Tú Vân. Cái mộng làm chủ khu chân núi vẫn ngự trị trong lòng ả. Nam từng chê anh vụng tính mới mua sáu bảy mẫu đất đó. Bây giờ nó lại muốn, dĩ nhiên không phải để tiếp tục nuôi bò mà để bán cho kẻ thèm miếng đất ấy nhất.
Từ khi có kế hoạch chuyển bò từ chân núi lên Buon Mê Thuộc tới nay. Quốc vẫn chưa cho mẹ và Nam biết. Với những công nhân thân tín theo mình, anh cũng buột họ giữ bí mật. Một phần tại tính anh thận trọng trong công việc, phần anh ghét những kẻ lắm mồm chõ vào chuyện của mình.
Dân chăn dắt ở Ninh Thuận vẫn mơ hồ biết "Vua Bò" đang đi tìm đất mới, nhưng họ chưa biết anh đã tiến hành tới đâu, và lý do cụ thể khiến anh phải lặn lội làm kẻ khai phá, trong khi đất đai của anh ở đây rộng bát ngàn.
Tù Vân không hề biết tại sao. Ngay cả Mười Hết, người từng chung vai xây dựng khu chân núi với anh cũng khong biết được. Bảy tám năm qua rồi, thiên nhiên thay đổi rất nhiều, nạn phá rừng làm rẫy ngày càng thu hẹp diện tích chăn thả. Phạm vi sáu bảy mẫu đất rộng thật, nhưng cao lắm là ba năm nữa nơi này sẽ hết điều kiện tốt để chăn thả bò. Anh đi Buôn Mê Thuộc là đúng hướng.
Quốc dự định trại chân núi sẽ thu hẹp lại vì nghĩ khó lòng bán được nó. Bây giờ thì khác, mẹ và Nam sẽ bán nó hộ anh. Đúng là nhất cữ lưỡng tiện.
Tuy nghĩ thế nhưng Quốc vẫn nói:
- Khu trại chân núi đất rộng gấp ba khu ngoài lộ, nhưng phải lệ thuộc đường xá của Tú Vân, hơn nữa trong đó rất khô, chỉ vài năm nữa là hết cỏ....
Nam cười ha hả:
- Anh sợ hết cỏ cho bò ăn à? Đúng là tức cười. Tôi lại nghĩ anh không muốn giao lại cho tôi thì có.
Quốc hất hàm:
- Mày biết trị giá bảy mẫu đất vào thời điểm này là bao nhiêu không?
Nam tỏ vẻ dè dặt:
- Làm sao tôi biết được. Nhưng theo tôi nghĩ cũng phải gấp ba lần giá hồi anh muạ
Quốc hỏi:
- Vậy tại sao tao phải giao cho mày? Bán nó đi tao trả nợ cho mẹ xong còn lời chán.
Nam cười khẩy:
- Có quỷ mới mua khu đất đó cho anh.
- Nếu vậy sao mày lại đòi khu chân núi đó.
Giọng Nam tỉnh khô:
- Vì tôi muốn làm giàu như anh đã làm giàu. So với tôi, anh giỏi gấp mấy lần. Anh thừa sức mang người đi khai phá đất mới. Còn tôi thì không. toi chỉ có thể thừa hưởng những gì anh đã làm sẵn.
Quốc lừ mắt:
- Hừ! Bây giờ mày mới thấy điều này à! Nhưng trong lãnh vực làm ăn, tao không nhân nhường bất cứ ai. Khu chân núi ấy không có thể có một ông chủ lười như mày.
Mặt Nam sa sầm xuống, anh nhìn bà Tuyết rồi nhì sang Quốc:
- Lời anh nói ra, rồi anh lại nuốt vào như không thật tồi!
Mắt Quốc quắt lên:
- Mày liệt mà giữ mồm, không thôi sẽ không còn răng ăn cơm đấy!
Thấy anh đứng lên, bà Tuyết vội nói:
- Chừng nào con trả tiền cho mẹ đây?
Quốc nhăn nhó:
- Mẹ đừng làm khó con vào lúc này mà!
Nam nghiến răng:
Tiền không trả, đất không giao. Anh đúng là ăn cướp. Tôi sẽ thưa để luật pháp sử lý chuyện này.
Làm như không nghe những lời Nam nói, Quốc lẳng lặng bước ra ngoài. Còn lại trong phòng, hai mẹ con tức tối nhìn nhau.
Bà Tuyết ré lên:
- Mẹ không chịu thua nó đâu. Đồ con bất hiếu.
Nam góp lời:
- Con cũng thế!
Nhưng làm thế nào để thắng Quốc, cả hai người đều chưa nghĩ ra, Nam đứng dậy:
- Con phải đi tìm Mười Hết mới được!
Bà Tuyết dặn dò:
- Coi chừng thằng Quốc biết...
Nan gật đầu:
- Con sợ anh Hai sẽ bán khu chân núi cho Tú Vân, chớ không đợi tới phần mình.
- Bán khu đó rồi nó nuôi bò ở đâu? Con khéo lọ
- Nghe người ta đồn ảnh đang xây dựng một khu chăn nuôi mới rất qui mô ở Buôn Mê Thuột. Nếu thế thì vốn đâu phải nhỏ? Ảnh sẽ bán khu chân núi cho mẹ xem.
Bà Tuyết bồn chồn nghĩ tới Mười Hết. Nếu Hai Quốc bán đất, chưa chắc nó trả tiền cho bà liền. Còn Nam bán đất bà vẫn có lợi hơn. Bằng mọi giá phải đòi bằng được khu chân núi, nếu không cơ hội để bà và Mười Hết sống với nhau khó thành hiện thực.
Trong lúc đó Quốc lại đang tính nhượng quyền sở hữu đất cho Nam. Dù sao cũng tới lúc phải làm việc đó. Với anh thời điểm này là thuận tiện nhất. Cứ để cho mẹ và Nam nghĩ rằng anh phải nhượng hai người vì đang bị rơi vào thế bí. Rồi đâu cũng sẽ vào đấy cả. Mạ anh sẽ vừa lòng. Nam sẽ hả hê, Tú Vân có lẽ sẽ khoái vô cùng khi làm chủ khu chân núi. Chỉ riêng anh là khốn đốn khổ sở vì phải dời trại tới nơi đèo heo hút gió nào đó chỉ bằng lòng thơm thảo: giao đất đang chăn nuôi lâu nay cho em trai mình.
Thiên hạ muốn nghĩ sao cũng được. Quốc chỉ mong sao tất cả những tính toán của anh đề trở thành hiện thực.