Nguyên tác: Từ Câu Sai Đến Câu Hay
Số lần đọc/download: 3691 / 290
Cập nhật: 2016-07-24 01:46:52 +0700
Từ Và Nghĩa
8
.1. Sai từ và nghĩa: những tiểu loại
8.1.1. Đại cương
Câu có những từ không tương hợp nhau về quan hệ lô gích - ngữ nghĩa là câu sai từ vựng.
Có nhiều cách sửa một câu sai từ vựng. hoặc trực tiếp sửa từ đó, hoặc sửa từ khác sao cho quan hệ giữa các từ ngữ trong câu, trong đoạn thành chuẩn mực. Ví dụ:
(1) ngày tôi về quê, mẹ tôi đã mất. Tôi nói với vợ: con tôi nào có thấy bóng dáng bà ngoại.
Câu này sai ở từ bà ngoại. Vậy sửa từ này thành bà nội:
(1b) ngày tôi về quê, mẹ tôi đã mất. Tôi nói với vợ: con tôi nào có thấy bóng dáng bà nội.
nếu coi bà ngoại là đúng thì sẽ có từ khác sai. Bà ngoại chính là mẹ vợ. Vậy sửa mẹ tôi thành mẹ vợ tôi:
244
(1c) ngày tôi về quê, mẹ vợ tôi đã mất. Tôi nói với vợ: con tôi nào có thấy bóng dáng bà ngoại.
nhưng nếu muốn coi cả mẹ tôi, và bà ngoại đều đúng thì chúng ta đưa câu này vào tình huống hay văn cảnh. Khi về quê vợ, nói mẹ tôi có thể được hiểu là ‘mẹ vợ tôi’. Vậy sửa:
(1d) ngày tôi về quê vợ, mẹ tôi đã mất. Tôi nói với vợ: con tôi nào có thấy bóng dáng bà ngoại.
nhưng nếu cho rằng vế đầu câu thứ nhất là đúng thì lại sửa theo cách đây là lời người vợ:
(1e) ngày tôi về quê, mẹ tôi đã mất. Tôi nói với chồng: con tôi nào có thấy bóng dáng bà ngoại.
Một nguyên nhân dẫn tới lỗi từ vựng: Dùng từ hán Việt nhưng không hiểu nghĩa, hoặc chỉ nhớ mang máng nghĩa, nhất là giữa những từ gần âm và nghĩa cũng na ná nhau nên dùng nó chệch theo một từ quen dùng khác. nói cách khác, không phân biệt được nghĩa của những từ hán Việt đồng âm hoặc gần âm với những từ thuần Việt.
Lúc đó dễ xảy ra tình trạng ‘râu ông nọ cắm cằm bà kia’. Khi gặp từ ‘cát cứ’, chúng ta có thể hiểu nghĩa đại để là ‘chia cắt một vùng đất mà chiếm giữ độc lập’, nhưng ‘cát’ là một từ hán Việt có nghĩa là ‘chia cắt’, mà hai từ cát và cắt rất gần âm, lúc đó dễ có khuynh hướng chuyển cát cứ thành cắt cứ: ‘Tình trạng quản lý phân tán cắt cứ dẫn đến lãng phí cơ sở vật chất không nhỏ’. Cách ghép hỗn hợp một từ hán Việt với một từ thuần Việt theo trật tự tiếng hán như vậy đã tạo ra một từ không chuẩn (cắt cứ) nhưng vì có một yếu tố thuần Việt trong đó nên ‘dễ hiểu’. Thế là được nhiều người
245
chấp nhận. Và nhiều người dễ mắc lỗi này. Kiểu tạo từ sai này nhiều người dùng mãi sẽ thành quen, lâu dần rồi cũng được xã hội chấp nhận là... đúng (!): phá hoại → phá hại; sáp nhập → sát nhập; hợp chúng quốc → hợp chủng quốc; chúng cư → chung cư; đi tham quan → đi thăm quan...
Không chỉ học sinh mà có cả người viết sách hướng dẫn ngữ văn cũng dùng sai từ hán Việt. Trong sách hướng dẫn làm bài tập tự luận và cảm thụ văn thơ 12 (nxb ĐhQghn, 2008), tác giả LMT đã viết ‘Lỗ Tấn là một danh thủ truyện ngắn trên thế giới’. nhà văn nổi tiếng vì cái đầu chứ đâu phải phải bàn tay. Sao lại gọi ‘Lỗ Tấn là một danh thủ’? Trong sách Rèn kỹ năng làm bài thi [...] môn ngữ văn nghị luận xã hội (nxb ĐhQghn, 2009) tiến sĩ LXA viết ‘... Mikhin goocbachop [...] có làm cuộc vi hành đến Lêningrat. Để tạo hình ảnh một nhà lãnh đạo trẻ, [...] ông đi bộ ra quảng trường Cung điện Mùa Đông để trò chuyện với nhân dân’. Đã vi hành là phải giữ bí mật, làm sao người dân thấy được ‘hình ảnh một nhà lãnh đạo trẻ’? Còn nếu ‘đi bộ ra quảng trường... trò chuyện với nhân dân để tạo ‘hình ảnh một nhà lãnh đạo trẻ’ thì sao còn gọi là vi hành được?
Không biết chắc từ hán-Việt, lại nhớ mang máng một thành ngữ, một câu nói cũng dễ gây những sai lầm đáng tiếc: ‘Trên cương vị đó nguyễn Văn Thiệu đã lặng lẽ ngọa sơn quan hổ đấu để đợi thời cơ’. (dẫn Tuổi Trẻ Cười, 438) người ta ngồi (tọa) xem hổ đấu chứ không nằm (ngọa). nằm theo dõi tình hình lỡ ngủ quên thì có khi vuột mất thời cơ.
Lại nữa, chùm thơ thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm 246
nổi tiếng của nguyễn Khuyến, sách ngữ văn lớp 11, tập 1 (nxb giáo Dục, 2007) gọi là Vịnh mùa thu, Câu cá mùa thu, Uống rượu mùa thu. Viết vậy, tác giả đã hiểu vịnh là động từ. Sách Văn học, tập 1 (nxb giáo Dục, 2001) cũng giảng vịnh là động từ: ‘... nghĩa của nó phải là ‘Mùa thu làm thơ, Mùa thu câu cá, Mùa thu uống rượu’ (Tuổi Trẻ Cười, 01.09.2010). Lấy Thu vịnh để bàn. Khi Vương Duy làm Tây Thi vịnh (bài thơ tả nàng Tây Thi), theo kết cấu hán-Việt, từ ‘vịnh’ ở đây là danh từ. Còn Đỗ Phủ sáng tác Vịnh hoài cổ tích (làm thơ nhớ chuyện xưa), từ ‘vịnh’ ở đây là động từ.
Vậy trong Thu vịnh, từ vịnh là danh từ, nên bài này là bài thơ tả mùa thu chứ không phải là mùa thu làm thơ.
Chúng ta lưu ý là trong tiếng Việt có hàng loạt từ gốc hán, cũng gọi là từ hán-Việt, mà nghĩa và cách dùng không còn giữ nguyên như ở tiếng hán, thậm chí nghĩa đã khác đi rất nhiều. Chẳng hạn, từ ‘khốn nạn’ trong tiếng hán có nghĩa là ‘khó khăn’ nhưng ở tiếng Việt hiện nay nó lại có nghĩa là ‘khốn khổ đến mức thảm hại’ hoặc là tính cách ‘hèn mạt, đáng khinh, không còn tính người’.
giữa từ hán-Việt và từ thuần Việt đồng nghĩa luôn luôn có tranh chấp về khả năng sử dụng. Từ ‘ăn cắp’ thuần Việt có từ hán-Việt đồng nghĩa là ‘đạo’. Trong tiếng Việt có những từ đạo tặc, đạo chích, đạo văn,... nhưng hiện nay nhiều trường hợp người Việt vẫn chưa quen hoàn toàn với từ ‘đạo’, nên nó vẫn được dùng trong dấu ngoặc kép: ‘Tại buổi làm việc,... P đã thừa nhận việc “đạo” ảnh và trả lại hai giải thưởng trên.’ (Tuổi Trẻ, 15.09.2010)
247
Có nhiều từ chúng ta chưa hiểu nghĩa và có rất nhiều từ gần nghĩa nhưng chúng ta không phân biệt được những khác nhau tinh tế trong các sắc thái nghĩa của chúng. hàng ngày, chúng ta thường thấy cách dùng lẫn lộn hai danh từ màng và mạng: mạng nhện/màng nhện giăng đầy nhà; mạng lưới/ màng lưới các cộng tác viên; thụi vào mạng mỡ/màng mỡ... Sắc thái nghĩa của chúng như sau: màng là một lớp mỏng với diện tích rộng, có tác dụng bọc ngoài hay ngăn cách hai đối tượng với nhau: màng mỡ, viêm màng não, tràn dịch màng phổi, thủng màng nhĩ... Còn mạng là một đối tượng gồm nhiều mắt, nhiều khâu nối kết lại và có thể giăng ra, trải rộng ra: mạng nhện, mạng lưới, mạng xã hội... nói ‘màng nhện’ là không chuẩn.
Do chỉ nhớ mang máng về âm và nghĩa, thành thử nhiều khi định diễn đạt nghĩa này lại hóa ra nghĩa kia. Kiểu sai này hay xảy ở những từ song tiết ít dùng trong đó người ta nhớ đúng một âm tiết còn âm tiết kia thì thường nhớ chệch sang một từ song tiết hay dùng có nghĩa.
Chẳng hạn, tử ngữ nhớ thành từ ngữ: ‘Trương Vĩnh Ký là người nói giỏi 15 thứ sinh ngữ, từ ngữ của phương Tây’.
Cánh sao nhớ thành ánh sao: ‘Cũng trong ngày 02-09- 2009, lá cờ đỏ sao vàng được may y như thời Mặt trận Việt Minh (ánh sao vàng to hơn và hơi lệch hơn một chút so với lá cờ hiện tại) sẽ được phủ lên mặt tiền nhà hát lớn...’ (b., 31.08.2009)
Ra lăng ti (ralenti: chế độ chạy chậm) nhớ thành garanti: 248
‘Dòng người ứ đọng trên các đại lộ, chỉ để các xe chạy garanti cũng đã đốt hết hàng trăm triệu USD xăng dầu mỗi năm.’
Phong thanh nhớ thành mong manh: ‘Cứ mong manh đâu có con gái đẹp là nó mang lũ vô lại tới tận nơi bắt đi’.
Trường Bá nghệ nhớ thành Trường Bá công kỹ nghệ: ‘Trường Bá công kỹ nghệ đào tạo công nhân kỹ thuật đầu tiên ở nam Kỳ (1897) nay có tên gì?’. Đáp án: Trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng. (Thử tài thách trí, TV, 04.03.2012). Thực ra, trường này được thành lập năm 1906 mang tên L’École des méchaniciens Asiatiques (Trường cơ khí Á Châu), nhưng người đương thời quen gọi là Trường Bá nghệ. Ở hà nội, cũng một trường như vậy người ta gọi là Trường Bách nghệ - dạy trăm nghề.
Lối sai do nhớ mang máng này còn để lại đặc biệt nhiều và đậm dấu ấn trên những thành ngữ và tục ngữ: Cạn tình nhân ngãi được nhớ thành ‘Kể làm như vậy cũng hơi tận tình nhân ngãi đó’. ‘Đi buôn có bạn đi bán có phường’ được một nhà văn nhớ thành ‘Thế gian đã có câu rồi: Đi buôn có bạn đi bán có thuyền’. (DTh)
Chỉ cần chú ý tới quan hệ lô gích-ngữ nghĩa giữa hai vế là đã bớt được nhiều câu kiểu râu ông cằm bà. Quan hệ nhân quả là gieo-gặt nên tục ngữ đúng là ‘gieo gió gặt bão’ chứ không phải ‘gieo gió gặp bão’. những sự kiện có hình thức thay đổi nhưng bản chất vẫn vậy được gọi là ‘bình mới rượu cũ’ chứ không phải ‘nhưng kiện toàn (VFF) như thế nào để không phải là “bình cũ rượu mới”?’ (b., 03.01.2005)
249
Chẳng ai cầu mong vực dậy ma túy nên không thể cải biên ‘Có thực mới vực được đạo’ thành ‘Có thực mới vực được... ma tuý chứ!’
8.1.2. Câu sai tri thức
Viết một điều không đúng với thực tế hoặc không đúng với những kiến thức khoa học đã biết là viết sai tri thức. hiểu biết lõm bõm, lười suy luận, trí nhớ không tốt nhưng lại không có thói quen tra cứu, kiểm tra những điều đã viết dẫn đến sai tri thức. Từ sai tri thức dẫn tới sai từ ngữ, sai những khái niệm, tên riêng, con số, ngày tháng... khiến râu ông nọ cắm cằm bà kia.
Vì Indies nghĩa là Ấn Độ và những vùng phụ cận, nên có bài báo nói đến thổ dân ở Mêhicô đã dịch từ Indiens là ‘người Ấn Độ’. nếu chịu tra cứu thì biết được gốc gác từ này. những người thám hiểm khi tìm ra châu Mỹ, tưởng đó là Ấn Độ, nên gọi thổ dân là Indiens. Từ đó về sau, từ Indiens được dùng để gọi thổ dân nam Mỹ hoặc người da đỏ ở Trung và Bắc Mỹ.
Thấy ở hà nội có 82 bia tiến sĩ đặt ở Văn Miếu (và hẳn là nghe thành ngữ ‘Bảng vàng bia đá’, lại có câu ca dao ‘Trăm năm bia đá thời mòn/ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ,) liền tưởng rằng cứ đậu tiến sĩ là được khắc ghi vào bia đá nên có người đã viết:
- Thời trước những người thi đậu tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá, dựng trước nhà Văn Miếu, gọi là bia tiến sĩ. nay còn 82 tấm. (b., 23.09.2000)
250
Thực ra không phải tất cả những người thi đậu tiến sĩ thời trước đều được khắc tên vào bia đá dựng trước Văn Miếu. Chỉ khoảng một nửa thôi. hơn nữa, còn có 32 bia tiến sĩ đặt ở Văn Miếu huế.
- Khi Mỹ tấn công vào kinh Suez, bấy giờ thông tin chưa tràn ngập như bây giờ với cuộc chiến... (b., 16.09.1999)
Mỹ chưa bao giờ tấn công vào kinh Suez. (Chỉ có liên quân Anh-Pháp đổ bộ vào kinh này ngày 31.10.1956. Trước áp lực quốc tế, ngày 06.11.1956 họ đã phải rút quân)
Không ít những chương trình vui chơi trên truyền hình mắc những lỗi về tri thức.
- Beethoven là nhạc sĩ người Áo. (Rung chuông vàng, 28.07.2008). Sai vì Beethoven là người Đức. Rồi: ‘người Mỹ phát minh ra tủ lạnh đầu tiên’. (Đấu trường 100, 04.08.2008) Thật ra, một kỹ sư người Anh là Jacob Prekins đã chế tạo thành công chiếc tủ lạnh đầu tiên vào năm 1834. Lại nữa: ‘Có 12 cấp bão’. (Đường lên đỉnh Olympia, 17.08.2008). Ở đây đã lẫn cấp gió với cấp bão.
- Có người lại viết ‘nghi Tàm, quê hương của bà Đoàn Thị Điểm, thi nhân nổi tiếng thế kỷ XVIII, quê huyện Văn giang’. Tác giả đã lẫn Đoàn Thị Điểm (1705-1748) với Bà huyện Thanh Quan. nữ thi sĩ họ Đoàn sinh ở làng giai Phạm, sau đổi là hiến Phạm, hưng Yên.
- nước Pháp ở phương Tây Việt nam, nên ta gọi người Pháp là người Tây. Ấy thế là lầm tưởng nước Pháp ở Tây bán cầu. Và có người viết ‘... hàng năm, cứ vào độ chớm rét cuối
251
năm, ở hà nội lại xuất hiện bà cụ già người Pháp... Vâng, rất đều đặn, từ 12 năm ấy, bà cụ già từ Tây bán cầu ấy đã dành cho những phận đời bất hạnh thủ đô những tình cảm đầy lòng nhân ái’. Thực ra, Châu Âu và châu Á cùng thuộc Đông bán cầu.
hiểu lầm chữ tắt
- USD đồng nhất với đôla: ‘... thu được 33 triệu USD hồng Kông’ (b., 27.02.08)
Đơn vị tiền tệ được quy ước viết tắt bằng 3 chữ: USD, VnD,... Đô la hồng Kông viết tắt là hKD. Viết ‘33 triệu USD hồng Kông’ vô nghĩa.
- ‘hà nội những năm 2000’ - tên một bài hát của TT. ‘những năm 2000’ gồm 1000 năm, từ 2000 đến 2999. (!) hóa ra TT thấy trước cả 1000 năm và bất đổi.
- ‘nhà thơ Xuân Diệu đã viết:
Cái buổi ban đầu lưu luyến ấy
ngàn năm đã dễ mấy ai quên’ (b., số 10.2 - 02.03.1994) Câu trên có 4 từ sai. Thật ra là:
‘nhà thơ Thế Lữ đã viết:
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
ngàn năm chưa dễ đã ai quên’
- Một đề thi đại học 1998: ‘Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định trong truyện ngắn ‘Vi hành’; qua đó làm rõ tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của ngòi bút nguyễn Ái Quốc’. (b., 05.06.1999, tr.7)
252
Sai vì truyện này không hề có nhân vật ‘Khải Định’. Đề đã yêu cầu thí sinh phân tích một nhân vật không có trong văn bản, đồng thời thu hẹp nội dung và ý nghĩa truyện ngắn này’. (Vi hành không ám chỉ riêng Khải Định, mà qua nhân vật ‘hoàng thượng’ trong Vi hành để phê phán bản chất xấu xa của nhiều ông hoàng bà chúa khác.)
Sai do không hiểu khái niệm
- năm 1980, ông nuôi bò theo phương pháp thụ tinh nhân tạo.
nhân giống bò không phải là nuôi bò.
- Ma tuý đang là một vấn nạn của toàn xã hội.
- Siđa là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng vấn nạn vẫn là con số tiêm chích ma tuý và gái điếm gia tăng.
Sai ở từ vấn nạn vì vấn nạn là ‘đặt câu hỏi để làm phiền, làm khó người khác’. Từ này có nghĩa là những câu hỏi khó chưa có lời giải đáp thoả đáng.
- Dịp đầu năm, cuối năm học là giai đoạn các hiệu cầm đồ nhắm đối tượng sinh viên làm ăn khá.
giai đoạn là khoảng thời gian khá dài, nên sửa thành lúc (/thời điểm) thì hợp hơn.
- Làm gì để hạn chế tai nạn lưu thông?
Sửa: Làm gì để hạn chế tai nạn giao thông?
- Và Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc, ngoại ô, hai chị em, Đằng sau một số phận, Tình không biên giới thay nhau ra đời. (b.,23.12.1991)
253
những sáng tác đó kế tiếp nhau chứ có thay thế nhau đâu mà ‘thay nhau ra đời’.
- nhà trường đã cấp 14 suất học bổng cho học sinh nghèo và tổ chức 10 giải thưởng Lê Quý Đôn hằng năm để khuyến khích các học sinh xuất sắc.(b., 12.11.1992)
Có trường nào mỗi năm tổ chức tới 10 giải? Chắc chỉ 1 lần tổ chức và trao 10 giải Lê Quý Đôn thôi.
- Cháu bé kiên quyết đòi chơi game.
Cháu bé nằng nặc đòi chơi game còn cha mẹ kiên quyết không nuông chiều.
- người cô đợi tên là gì nếu chẳng may anh ta đến đây? (Phim nữ thanh tra phá án)
Đã chủ ý đợi, sao lại chẳng may? Phải chăng là tình cờ/ ngẫu nhiên?
8.1.3. Sai từ hán Việt
Không biết từ hán-Việt có nguy cơ không hiểu tác phẩm văn chương.
- hoàng Cầm kể giai thoại: ‘Trong một kỳ thi tú tài, một giám khảo Tây hỏi một thí sinh - công tử bột về câu Kiều:
Ba quân chỉ ngọn cờ đào
Đạo ra Vô Tích đạo vào Lâm Chuy - Còn một đạo nữa đâu?
Chàng công tử bột trả lời:
- Ở nhà giữ thành.’
254
Anh ta không biết ba quân tức là tam quân. Theo chế độ nhà Chu, nước chư hầu lớn được phép có tam quân, từ này chuyển nghĩa thành quân đội. Tất nhiên chàng công tử bột này bị đánh trượt. Viên giám khảo Tây này hỏi hoàng Cầm:
Đoạn nào nói rằng Thúy Kiều có chửa? hoàng Cầm đáp:
Đầy sân gươm tuốt sáng lòa
Thất kinh/ nàng chửa/ biết là làm sao.
- Bàn về những bản thảo bị thất lạc có nhà văn viết: ‘Phần thể phách còn tán loạn thế, nói chi đến phần tinh anh, tam sao thất bản’. (b., 15.05.1993)
Trong tam sao thất bản thì ‘thất bản’ không phải là mất, hay ‘thất lạc bản thảo’, chỉ là sai nguyên bản thôi. Lại nữa, ‘Philippines và Vatican là hai chỉnh thể duy nhất còn cấm chuyện này...’ (Chuyện ly hôn, b. 03.06.2011). Duy nhất là ‘chỉ có một’. Đã 2 đối tượng thì không còn duy nhất nữa.
- Câu chuyện về người uyên thâm hán học không thích ‘nói chữ’: năm 1926, cụ huỳnh Thúc Kháng định xuất bản một tờ báo chữ quốc ngữ. Khi bàn về tên báo, có người đề nghị lấy tên là Trung Thanh - tiếng nói của miền Trung. Có người muốn đặt là Dân Thanh - tiếng nói của người dân. Uyên thâm về hán học nhưng cụ Phan Bội Châu nói đại ý: Đã là báo chữ quốc ngữ thì không nên nói ‘chữ’ làm gì, cứ gọi là Tiếng Dân. Thế là cụ huỳnh đã gửi đơn lên toàn quyền Đông Dương xin ra báo Tiếng Dân. Và tờ báo này ra đời từ năm 1927.
255
Điều ngược đời là ở Việt nam hiện nay, ít người hiểu và rất ít người thành thạo chữ hán, nhưng do muốn nổi trội nên ngày càng nhiều người thích ‘nói chữ’ (cả chữ ‘Tây’ lẫn chữ hán), và do vậy, ngày càng nhiều người dùng sai và không phân biệt nhiều từ hán-Việt có nghĩa gần giống nhau. Ví dụ:
(1) Có lẽ ông giám đốc công ty mình sắp đi bước nữa.
(2) Cha tôi muốn tái giá với một phụ nữ trẻ. (b., 12.09.1995)
Để diễn đạt hành động ‘kết hôn lần nữa’, trong tiếng Việt có những từ ngữ như: tái hôn, tái thú, tục hôn, tái giá, cải giá, tục huyền, đi bước nữa, qua hai lần đò... Trong số này có những từ dùng chung cho cả nam lẫn nữ: tái hôn, tục hôn. Có những từ chỉ dùng riêng cho nam hoặc riêng cho nữ.
giá là một từ hán Việt có nghĩa là ‘trồng lúa’. Vì vậy, lúa cấy lại sau khi cấy lần đầu bị hỏng được gọi là lúa cấy tái giá. nghĩa của từ hán-Việt này liên quan tới sự sinh sôi nẩy nở. nhưng giá còn là một từ hán-Việt có nghĩa là phụ nữ lấy chồng. Vì vậy, người con gái đi lấy chồng lần đầu mà không thành (chồng chết) thì khi làm lại cuộc đời với một người đàn ông khác cũng được gọi là tái giá. Chúng ta lại có thành ngữ gà luộc lại, gái cải giá. Một phụ nữ đi lấy chồng khác sau khi chồng chết hoặc sau khi đã ly hôn được gọi là ‘cải giá’. gà luộc lại thì không ngon. Đó là một kinh nghiệm nhiều người biết. Vậy gái cải giá để nói rằng một phụ nữ đã sang hai lần đò, đã đi bước nữa thì giảm giá trị đi nhiều.
Một người đàn ông đi lấy vợ khác sau khi vợ chết được gọi là tục huyền. (x.§8.1.10.) Ở hai câu trên cần thay từ đi bước nữa và tái giá bằng tục huyền.
256
- hưng Đạo Vương nghĩ nhiều đến ý chí của hai vua..., người chong đèn thức khuya viết một bức thư ngắn, xúc tiến lời lẽ vô cùng thắm thiết’. (b., 12-1998) Lẽ ra là súc tích.
-... những con rùa đội bia trong Khuê các Văn Miếu. (b., 04.06.1999)
Khuê các: cửa nhỏ ở trong cung; phòng của người con gái ngày xưa. [khuê= a) cửa nhỏ, b) phòng của con gái), các = lầu, gác]. Thật ra là ‘Khuê văn Các’ Do ngày nay mọi người biết với tên Văn Miếu nên đã lầm như vậy.
- Tổng thống Ấn Độ mời bà Sonia gandhi (vợ quá của Cựu Thủ tướng Ragiw gandhi đã bị ám sát) ra thành lập chính phủ mới.
Ở câu trên, phần giải thích đứng trong ngoặc đơn đã mắc tới 3 lỗi. Sửa lại: vợ goá của Cố Thủ tướng Rajiv gandhi...
Đừng sính dùng từ hán-Việt. nếu dùng, cũng đừng dùng từ quá cổ, vì viết cho người đời nay đọc thì hãy dùng những từ ngày nay mọi người dùng: - Trong báo Văn nghệ số 19 ngày 15.05.1993 Chu Văn có bài những cánh bướm trắng kể một câu chuyện về giai nhân tài tử xứ huế, tiểu thư như Tâm ở với mẹ trong ‘biệt dã Chương đài’. Trong các từ điển tiếng Việt, chỉ có biệt thự chứ không có từ biệt dã. Mặc dù trong từ điển Từ hải mục thự, có ghi ‘Thự còn có âm là dã’, nhưng nay cả người Trung Quốc cũng không dùng biệt dã (dẫn theo Trương Chính, Thế giới Mới, số 62, 07.1993). Vậy người Việt dùng biệt dã làm gì? nhưng Chu Văn (Thế giới Mới, số 10.1993) cho rằng từ biệt dã có trong giai thoại đặt tên cho ngôi nhà cụ Tú Thanh Quan về quê dưỡng lão, ông
257
mượn tên đó cho thích hợp với văn cảnh và nhân cảnh - nơi nghỉ ngơi cô tịch của tiểu thư như Tâm con một mệ huế xế chiều. Xem ra văn chương không chịu những ràng buộc về từ ngữ như vậy.
Có những từ song tiết gần nghĩa, trong đó có một yếu tố đồng nhất. nghĩa của loại này là nghĩa tổ hợp. Từ yếu tố chung không thể dùng yếu tố thứ hai để suy ra nghĩa của từ song tiết. Cho nên khó tìm cái lý cho sự hình thành nghĩa của lớp từ này. nhưng yếu tố thứ hai có thể là một gợi ý cho việc tìm nghĩa.
giữa các dân tộc có những khái niệm tương đương được thể hiện qua từ ngữ. Việc đối chiếu từ ngữ cũng là một cách để chỉ ra sự khác biệt giữa những từ gần nghĩa.
Ví dụ: tiêu phí và tiêu thụ là hai từ hán-Việt, nhưng người Trung Quốc dùng những từ này có phần khác với người Việt.
người Trung Quốc dùng từ tiêu phí đồng nghĩa với từ tiêu dùng trong tiếng Việt. Trong khi người Việt nói ‘hàng tiêu dùng’, ‘người tiêu dùng’, ‘thành phố tiêu dùng’... thì người Trung Quốc nói ‘hàng tiêu phí’, ‘người tiêu phí’, ‘thành phố tiêu phí’... họ nói ‘hợp tác xã tiêu phí’ với nghĩa là hợp tác xã mua hàng tiêu dùng về bán lại cho xã viên. Trong tiếng Việt, tiêu phí có nghĩa là chi tiêu và phí tổn vô ích. Chẳng hạn, ‘Công trình này xây xong rồi không dùng được. Chúng ta đã tiêu phí vào đó cả chục tỉ đồng’.
Trong từ tiêu thụ thì tiêu (thuộc bộ kim) lại có một nghĩa là bán và có một nghĩa của từ thụ cũng là bán. người Trung Quốc gọi quầy bán vé là thụ phiếu sở, hiệu bán hàng là thụ
258
hóa điếm. Do vậy, trong tiếng hán tiêu thụ là một từ ghép hai yếu tố đồng nghĩa, và đều có nghĩa là bán ra, bán đi. Trong tiếng Việt, ngoài nghĩa này tiêu thụ còn được dùng với nghĩa là dùng dần dần hết vào việc gì, như: ‘xe tiêu thụ nhiều xăng’, ‘tiêu thụ nhiều năng lượng’... Vậy chúng ta nói: ‘Loại xe ấy tiêu hao nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của người tiêu dùng nên rất khó tiêu thụ. Không ai dại gì mà tiêu phí vào đó một món tiền lớn’.
- giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư Tp.hCM cho biết sẽ rút ngắn thời gian trả lời từ năm ngày xuống còn ba ngày. (b., 19.01.2008).
Cần thay ‘thời gian’ bằng ‘thời hạn’.
- Đội bóng của họ chỉ là một thành phần tạm bợ, do chấn thương và do một số vị trí không hợp lệ.
Đã không hợp lệ sao trọng tài và ban tổ chức trận bóng còn cho phép ra sân? Phải chăng là không thích hợp (/không phù hợp)?
Vài nhóm từ gần nghĩa
(a) Tham nhũng, tham ô, tham lam, tham tàn, hối lộ
(b) Tham quan, thăm viếng;
(c) hoàn thành, hoàn thiện, hoàn chỉnh, hoàn hảo, hoàn mĩ, hoàn tất;
(d) Tiêu dùng, tiêu xài, tiêu pha, tiêu thụ, tiêu hao, tiêu phí;
(e) Tản cư, di cư, sơ tán, di tản; (f) Biến cố, sự cố, biến đổi;
259
(g) Cố kết, câu kết, cấu kết, kết cấu, cấu trúc;
(h) Cố nhân, cổ nhân;
(i) hiền, hiền đức, hiền hậu, hiền lành, hiền từ, lương thiện;
(j) nhân, nhân đức, nhân hậu, nhân từ, nhân nghĩa;
(k) An ninh, bình an, yên ổn, an toàn;
(l) Ân, ân đức, ân huệ, ân nghĩa, ân tình, ơn nghĩa, ơn tình, ơn huệ, ơn đức;
(m) hung, hung ác, hung bạo, hung dữ, hung tàn, hung hãn, hung hăng, hung tợn;
(na) Bạn bè, bạn hữu, bầu bạn, bằng hữu;
(o) Chê bai, chê cười, chê trách, gièm pha, mắng nhiếc, trách cứ, trách móc, phê bình;
(p) Bất chính, bất lương, gian tà, mờ ám, phi nghĩa;
(q) Long trọng, trang trọng, trịnh trọng, trọng thể, bảo trọng;
(r) Bất nhất, bất tất, bất nhẫn, bất trắc; (s) Bảo an, bảo đảm, bảo vật;
(t) Thói, tật;
(u) Bỏ qua cho và bỏ quá cho;
Bỏ qua cho: Bỏ qua (bỏ bớt đi) một khâu trong thủ tục.
Bỏ quá cho: (Lời xin lỗi) không chấp nhặt trước một thiếu sót: Tôi lỡ lời, xin ông bỏ quá cho.
(v) Đa đoan và đa mang; 260
Đa đoan: Lắm chuyện lôi thôi, rắc rối, khó lường. Con tạo đa đoan.
Đa mang: Tự vương vào cái điều khiến ta phải bận lòng nhiều. Đa mang lắm thì oan trái nhiều.
(Xem thêm §5.7.1 Ẩn dụ)
8.1.4. Trật tự từ (x. §4.5. Vai trò của trật tự từ)
8.1.5. nghĩa
- Khi anh quân y sỹ 21 tuổi trước ngày đi chiến dịch về nhìn trộm cô gái xinh đẹp cùng quê ở tuổi trăng tròn 17... (b., số 25, 2002)
Một cô gái xinh đẹp, rực rỡ vào tuổi 17, 18. hồ Xuân hương từng viết ‘Mười bảy hay là mười tám đây/ Cho ta yêu dấu chẳng dời tay’ (Cái quạt). nhưng trăng tròn vào ngày 15, tuổi trăng tròn là tuổi 15, còn tuổi 17 có chăng là tuổi trăng... méo. Kiểu sai trên đây được gọi là sai ngữ nghĩa.
8.1.5.1. Tiền giả định
Tiền giả định là gì? Trong một câu, đó là điều không nói ra (không hiển ngôn) nhưng tất yếu tồn tại để câu đúng. Từ câu ‘Ba ăn mặc bảnh bao’ suy ra Ba là con trai, vì bảnh bao có tiền giả định nói về con trai. Câu ‘cô ấy ăn mặc bảnh bao’ không chuẩn. Cũng vậy, nói bảnh trai. hầu như không ai nói bảnh gái. như vậy, bảnh có tiền giả định nói về con trai.
Tiền giả định của một câu giúp chúng ta biết được những thông tin không nói ra trong câu đó. Quan sát đoạn thoại:
261
a. Tôi biết rồi. Mẹ tôi đã từng làm cho ‘Tổ chức’.
b. Mẹ anh đang làm cho chúng tôi. (p. Vượt ngục)
‘Đã từng V’ có tiền giả định trước đây V, nay không còn V nữa (do những nguyên nhân khác khau: bỏ sang làm cho cơ sở khác hoặc đã chết...). Từ đang trong lời đáp đã phủ định tiền giả định ‘mẹ người đó đã chết’ đồng thời nêu hàm ý ‘Tổ chức’ chính là chúng tôi.
- nhà Trắng chối bỏ (tin) dự định lật đổ Chính phủ Iran. (b., 27.05.2003)
‘Chối’, ‘chối bỏ’ một điều gì có tiền giả định điều đó là có thật. Do vậy, câu trên giúp ta suy ra dự định lật đổ Chính phủ Iran là có thật. nếu nói ‘nhà Trắng bác bỏ (tin) dự định lật đổ Chính phủ Iran’ thì không thể suy ra điều trên đây.
Tiếng Anh dùng từ black để chỉ những vật gì, con gì có màu đen trong khi đó ở tiếng Việt có nhiều từ đen khác nhau cho một số loài vật và đồ vật. Chúng có những tiền giả định đặc thù: ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen là gà quạ, bò đen là bò hóng, mực đen là mực tàu, tóc đen được gọi là tóc nhung hoặc tóc huyền.
Tiền giả định liên quan đến nhận thức sâu thẳm của mỗi người về nghĩa của từ ngữ. nhiều từ gần nghĩa chỉ khác nhau rất ít về tiền giả định.
Ví dụ về tiền giả định của từ dắt. Vì sao trong những ví dụ dưới đây có câu đúng, có câu không đúng và có câu đáng ngờ?
262
- nói ‘Chị dắt em đi chơi’. Có thể nói ‘Chị em dắt nhau đi chơi’, nhưng không thể nói ‘Em dắt chị đi chơi’.
- Có thể nói ‘hướng dẫn viên dắt du khách thăm thành phố’, nhưng không thể nói ‘Du khách dắt hướng dẫn viên thăm thành phố’. Khó chấp nhận câu sau đây là chuẩn mực: ‘Du khách và hướng dẫn viên dắt nhau thăm thành phố’.
- nói ‘Ông cháu ông già mù dắt nhau đi ăn xin’. Có thể nói ‘Đứa cháu dắt người ông mù đi ăn xin’ nhưng khó chấp nhận câu ‘người ông mù dắt cháu đi ăn xin’.
Câu trả lời là từ dắt trong ‘A dắt B đi’ có tiền giả định A định hướng được cho B đi. Tiền giả định này không còn nữa trong ‘A, B dắt nhau đi’.
Tương tự, hai từ đụng, chạm có tiền giả định khác nhau. Vì sao có thể nói ‘Trái banh chạm vào vạch (màu) trắng’ nhưng không thể nói ‘Vạch màu trắng chạm vào trái banh’? Bởi lẽ, từ chạm có một tiền giả định là ‘vật chuyển động chạm vào vật bất động’. Vì sao có thể nói ‘Sao băng đụng (/ va) vào mặt trăng’ nhưng không thể nói: ‘Mặt trăng đụng(/ va) vào sao băng? Bởi lẽ từ đụng (/va) có một tiền giả định là vật chuyển động nhanh hơn đụng (/va) vào vật chuyển động chậm hơn.
Chúng ta gặp khá nhiều câu đúng ngữ pháp nhưng không chấp nhận được vì sai tiền giả định.
- Sự vắng mặt suốt tháng của họ chắc chắn sẽ làm Arsenal suy yếu cho dù huấn luyện viên Arsene Wenger có thể lấp liếm những vị trí đó bằng những cầu thủ trẻ hữu dụng.’ (b.,
263
03.01.2008). Câu này sai vì lấp liếm có tiền giả định chỉ hoạt động nói năng chứ không phải những hành động. Có thể thay bằng bù lấp.
- Đêm khuya, cặp vợ chồng son và đứa con bé bỏng đang ngủ. (b., 20.06.2003)
Câu này sai vì ‘vợ chồng son’ có tiền giả định chưa có con.
- Trong khi đó dịch cúm gia cầm vẫn đang lưu hành tại Việt nam. (Tivi, 02.01.2008) Câu này không chấp nhận được vì lưu hành có tiền giả định những gì đưa ra sử dụng rộng rãi. người ta không đưa ra sử dụng ‘dịch cúm gia cầm’. Có thể thay: đang còn ở, đang tồn tại ở.
- Bọn tham nhũng nhận được sự cộng tác của đám xã hội đen.
những người bình thường chung sức làm một việc gì đó thì gọi là ‘cộng tác’, còn những kẻ hợp sức với nhau để làm những việc xấu thì gọi là câu kết, cấu kết. Vậy nói ‘Bọn tham ô nhận được sự cấu kết của đám xã hội đen.’
những cách nói ‘Ông có đôi chân dài quắc thước’; ‘thân mình quắc thước’; ‘đôi mắt quắc thước’; ‘một em bé quắc thước’; ‘một bà lão quắc thước’ đều sai vì đều trật tiền giả định của quắc thước là một ông già khỏe mạnh, nhanh nhẹn, còn đầy sức lực.
Chủ ý dùng sai một tiền giả định sẽ tạo ra hàm ý liên quan đến tiền giả định đó.
Suốt buổi ông ngồi xổmtrước cũi để ngắm mèo, như người ta ngắm ‘mèo gái’ vậy. (nguyễn Công hoan)
264
nói lợn nái, mèo cái, cô gái. ‘gái’ có tiền giả định nói về người. Dùng sai cụm ‘mèo gái’ dẫn tới hàm ý ‘ông như người ngắm gái’.
- Làn gió ấm áp đang đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, trì trệ, lấy lại sự sôi nổi, hoạt bát vốn có của cách mạng nước ta.
Câu trên sai vì ‘hoạt bát’ có tiền giả định nói về người mà cách mạng không phải là người.
Trong báo X, số 30, trang 72, ghi ‘năm mùi: mặn, đắng, chát, cay, ngọt...’ Đã là mùi thì phải được thẩm định bằng mũi. Còn ‘mặn, đắng, chát...’ được thẩm định bằng lưỡi nên gọi là vị mới đúng. Câu trên sai từ mùi. Có thứ mùi chứa cả các vị đắng, cay, ngọt, bùi, mà muốn thẩm định bằng gì cũng được là... mùi đời!
Tiền giả định & từ gần nghĩa
Từ đây & từ nay: ‘từ đây’ định ranh giới không gian. Còn ‘từ nay’ định ranh giới thời gian. Suy ra nói ‘từ đây trở đi các chú cần cẩn thận hơn’ được hiểu là lời dặn dò khi đang đi trên đường. Còn ‘từ nay trở đi các chú cần cẩn thận hơn’ lại được hiểu là ‘từ lúc này về sau...’
- hậu quả cho AC Milan thật tai hại: bị UEFA trừ hai điểm đội này lọt xuống cuối bảng, ngoài ra trong hai trận trên sân nhà tiếp theo phải đá trên sân cách xa Milan tới 300km! (b., 23.10.1994)
người ta nói ‘lọt vào bán kết’, ‘lọt vào mắt người đẹp’... nhưng không nói ‘*tụt vào bán kết’. Tụt là đi xuống, nên nói
265
‘tụt hạng’, ‘tụt dốc’, ‘tụt hậu’,... nghĩa là từ lọt có thể dùng để chỉ một sự kiện tốt đẹp, còn tụt thì không. Vậy cần sửa lại là: ‘tụt xuống cuối bảng’.
- năm 1937 Reimuth phát minh ra tiểu hành tinh hermes. (b., 23.10.1992)
người ta phát minh ra (hoặc chế tạo ra) cái mới, cái chưa từng có và phát hiện, khám phá ra cái đã tồn tại. Mà tiểu hành tinh hermes đã tồn tại. Vậy cần thay ‘phát minh’ bằng ‘phát hiện’ hoặc ‘khám phá’.
- Obama đã đến Kenya gặp các anh chị em cùng cha khác mẹ và hòa giải với các kỷ niệm về cha mình. (b., 08.06.2008)
Con người hòa giải với nhau. Đồ vật đâu có biết suy nghĩ mà hòa giải. hay tác giả muốn viết ‘Obama đã đến Kenya gặp các anh chị em cùng cha khác mẹ và hòa giải với họ những kỷ niệm về cha mình’?
- hình ảnh những cô gái tóc vấn đuôi gà, chiếc khăn lụa đen quàng hờ trên vai, quảy kĩu kịt gánh hoa tươi hẳn vẫn còn in đậm trong tâm trí nhiều cụ ông, cụ bà sống lâu năm ở hà nội.
‘Kĩu kịt’ có tiền giả định gánh nặng, đôi quang cọ sát vào đòn gánh và gây ra tiếng kĩu kịt. gánh hoa mà quảy kĩu kịt thì nát hết hoa!
Tuy nhiên, có thể khai thác hiện tượng chuyển nghĩa của từ qua cách dùng lệch chuẩn về tiền giả định:
- Chị trở thành đề tài màu mỡ cho những ‘bà tám’ trong cơ quan. (b., 31.10.2010)
266
Ruộng đất màu mỡ, phì nhiêu thì thu hoạch, khai thác được nhiều. Cái gì màu mỡ cũng sẽ được khai thác nhiều. Do vậy, ‘đề tài màu mỡ’ được hiểu là ‘đề tài đượckhai thác nhiều’.
Cũng vậy, ‘Bài thơ còn xao xuyến, rung nắng vàng ban mai’; ‘Mắt buồn vin ngọn cây’... là những cách nói chấp nhận được, có thể gọi là hay.
8.1.5.2. Phép so sánh sai về tiền giả định
Phép so sánh ‘A giống như B’ có tiền giả định A không là B.
Vậy thì ‘Lời trần tình này giống như một tiếng gọi tha thiết đối với việc làm’(b., 29.09.92) có tiền giả định ‘lời trần tình này không phải là một tiếng gọi tha thiết (!)’ hơn nữa, có tiếng gọi tới một đối tượng vô tri hay sao mà ‘tiếng gọi tha thiết đối với việc làm’? Chỉ có ‘tiếng gọi tha thiết đối với những người có trách nhiệm’ hoặc ‘tiếng gọi tha thiết về việc làm’.
nên sửa câu trên thành: ‘Lời trần tình này là một tiếng gọi tha thiết đối với những người có trách nhiệm về việc làm.’
8.1.6. Phương ngữ và hiện tượng sai chính tả
người mỗi vùng phương ngữ thường có những lối sai đặc thù.
người miền Bắc không phân biệt vần ươu/iêu nên khi không nắm chắc từ hán-Việt thì có thể nhầm ngự tửu thành ngự tiểu: ‘Thượng hoàng Thánh Tôn và hoàng đế nhân Tôn
267
rất vui, sai ban ngự tiểu và lưu hưng Đạo Vương ở lại dùng cơm liền...’ (b., 12-1998)
ngự tửu thì quý còn ngự tiểu liệu uống nổi không?
người miền nam phát âm không phân biệt vần ay/ai nên khi không nắm chắc từ hán-Việt thì có thể viết lầm đái thiên thành đáy thiên: ‘Từ ấy, họ như hai kẻ thù ‘bất cộng đáy thiên’, vẫn ở chung mà cơm ai nấy ăn, giường ai nấy ngủ’. (b., 03.1999)
Thành ngữ hán-Việt Bất cộng đới thiên có nghĩa là ‘không đội trời chung’. Từ đới (đội) còn có cách phát âm là đái. ‘Đái thiên’ nghĩa là ‘đội trời’ còn ‘đáy thiên’ thì lại thành vòm trời này có... đáy!
8.1.7. Vay mượn
Vay mượn là một xu hướng tất yếu nhằm làm tiếng Việt thêm phong phú. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, không ít trường hợp thiếu từ tiếng Việt để diễn đạt những khái niệm mới, nhất là những từ thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ, kinh tế... Trong khi chờ đợi xã hội tìm ra những từ thích hợp, chúng ta buộc phải mượn từ nước ngoài. Lưu ý là lần dùng đầu tiên bao giờ cũng phải chua nghĩa tiếng Việt sau từ nước ngoài vừa dùng. Ví dụ: ‘Ban điều hành kiến nghị hội đồng quản trị JPA thông qua phương án mua xăng theo hình thức hedging (dự trữ trước nhiên liệu) để kiểm soát giá nhiên liệu trong năm 2008 và 2009...’ (Tuổi Trẻ, 17.12.2009) Sau chú thích này, thì bài báo thoải mái dùng tới 6 lần từ hedging.
268
Cái lý của những từ nước ngoài.
Khi xuất hiện báo mạng liền xuất hiện sự cạnh tranh với báo giấy, xuất hiện cạnh tranh giữa các trang mạng, xuất hiện những hình thức ‘câu khách’ mới. Có hình ảnh là một phương thức đặc biệt báo mạng dùng để thu hút độc giả xem (view). Ấy thế là: ‘nếu họ (những trang báo mạng) không muốn câu view thì sẽ không đăng tải lặp đi lặp lại những bức ảnh đó’. (Ca sĩ TM, Tuổi Trẻ, 19.06.2012)
Dùng ‘câu khách’ không phản ánh được tình huống đặc biệt ‘câu xem hình ảnh’ này. Đó là cái lý tồn tại của ‘câu view’.
Tuy nhiên, nếu có từ tiếng Việt tương đương thì không nên dùng từ nước ngoài.
- Cuối năm 2000 tất cả các trường ở hàn Quốc đều được cung cấp computers và vào internet. (đ., 26.07.2000)
Từ internet đã trở thành một thuật ngữ tin học bình thường rồi, giữ nguyên ngữ không sao. nhưng đã từ lâu, người Việt đã quen dịch computer là máy vi tính (ít người dịch máy điện toán). Vậy phải chăng nên viết ‘Cuối năm 2000 tất cả các trường ở hàn Quốc đều được cung cấp máy vi tính và vào internet’?
Sai do phỏng đoán mò - tạo ra cách giải thích theo kiểu ‘từ nguyên dân gian’.
- Trong một tạp chí số 94 (10.2007), ông ĐnT viết: ‘hoa dơn là từ tiếng Pháp - jeunne = trẻ. hoa này đích thực là tuổi xanh. (Tuổi Trẻ Cười, 355) Thật ra, dơn, lay-ơn là những biến
269
thể rút gọn của glayơn phiên âm từ glaïeul - một từ Pháp. người Pháp hiểu hoa này biểu trưng cho sự hẹn hò (rendez- vous) chứ không phải là tuổi trẻ.
hiện nay có khuynh hướng phát âm từ Pháp theo kiểu Anh, dẫn tới cách phiên âm kiểu Anh (!). Xe buýt là từ mượn tiếng Pháp - bus - nhưng nhiều thanh niên gọi là xe bớt. Tên nhà bác học người Pháp Yersin có công lao lớn với Việt nam không được nhiều người Việt đọc theo âm Pháp Éc-xanh mà lại theo kiểu Anh thành Éc-xin. Bộ vòng đeo tay 7 chiếc là vòng xơ men (do từ Pháp semaine) cũng thường bị đọc theo kiểu Anh thành vòng xi men.
- Tôi cũng yêu cầu cô ấy ký nhận xơri đôla mà. (b., 10.05.2003)
Từ Pháp série (một dãy, một loạt) nhập vào tiếng Việt thành xêri. Từ tiếng Anh đồng nghĩa là series nhưng không đọc là xơri. Từ Anh cerise (anh đào) mới phiên thành xơri.
- Sau bữa tiệc búp-phê vui vẻ, khách dự sinh nhật còn được... (b., 01.30.2010).
Lỗi này do không biết tiếng Pháp hay là do cách phiên âm tiếng Pháp theo kiểu Anh? Lẽ ra là buýp phê (buffet).
- Sau cùng là đội ngũ media (thông tin đại chúng) bản địa - máy quay phim, máy ảnh lăm lăm trong tay.
Lẽ ra ‘Sau cùng là đội ngũ các nhà báo’. Bởi media (← mass media) là phương tiện thông tin đại chúng, chứ không chỉ người làm ngành nghề thông tin đại chúng.
270
8.1.8. Từ hư: liên từ, giới từ, từ tình thái
Lỗi về từ hư chủ yếu là lỗi do các quan hệ cú pháp và ngữ nghĩa trong câu không phù hợp với nhau.
Trong tiếng Việt có kiểu câu ghép thể hiện quan hệ nghịch nhân quả - trái ngược với quan hệ nhân quả: Tuy A nhưng (mà)B;TuyAsongB;DùAnhưng(mà)B;DẫuAsongB;Mặc dù A song B; Mặc dầu A song (vẫn) B. Quan hệ ngữ nghĩa giữa A và B trong những câu này là không phù hợp luật nhân quả. nghĩa là, theo luật nhân quả lẽ ra từ A sẽ xảy ra điều X, nhưng ở những câu trên lại xảy ra B là điều trái ngược với X. những cách nói khác: A và B đối lập nhau; B là điều người ta không chờ đợi từ A. Có nhiều lỗi thuộc loại này. Ví dụ:
- Và với chúng tôi, vốn không mặn mà khuynh hướng kỹ thuật hóa các tiết mục múa, cũng không thể phủ nhận đây là một tiết mục rất hấp dẫn, mặc dù, rất bài bản và điêu luyện.
Dàn dựng rất bài bản và điêu luyện theo lẽ thường sẽ thành một tiết mục hấp dẫn. nói cách khác, hấp dẫn không tạo ra ý đối lập với rất bài bản và điêu luyện. Câu trên dùng sai từ mặc dù. Vậy cần bỏ đi: ‘[...] đây là một tiết mục rất hấp dẫn, rất bài bản và điêu luyện’.
- Tuấn cho biết rằng do nằm ở ‘trận địa’ săn voi từ ngày đầu đến giờ nhưng do sự ngăn cản của lực lượng bảo vệ nên anh chưa hề ghi được hình ảnh nào.[...] họ lại không có vũ khí và bảo vệ như các chuyên gia? Đường lên chỗ voi nằm chỉ có một con đường duy nhất thì lực lượng bảo vệ sẽ chốt rất chặt. (b., 16.11.2001)
271
Đoạn trên gồm 3 câu. Câu thứ nhất sai ở cặp do... nhưng. Thật vậy, theo lẽ thường nằm ở trận địa ngay từ ngày đầu hẳn ghi được hình ảnh. Vậy mà chưa ghi được hình nào. Cặp tuy - nhưng, mặc dù - nhưng mới nói được điều ngược đời này: ‘Tuấn cho biết rằng mặc dù nằm ở ‘trận địa’ săn voi từ ngày đầu đến giờ nhưng do sự ngăn cản của lực lượng bảo vệ nên anh chưa hề ghi được hình ảnh nào.’ Câu thứ hai sai dấu hỏi. Câu thứ ba lặp từ đường và sai từ sẽ: lên chỗ voi nằm chỉ có một con đường duy nhất thì lực lượng bảo vệ lại chốt rất chặt.
- Đội Áo với vị trí 92... là đội bóng ‘đội sổ’ trong 16 đội có mặt ở vòng chung kết Euro 2008. Và cho dù là chủ nhà, 92 cũng là 92. (b., 09.06.2008)
Với lợi thế sân nhà trong bóng đá, theo lẽ thường chủ nhà sẽ đạt được một kết quả nào đó. Chủ nhà mà đội sổ là chuyện ngược đời. Từ cho dù phản ánh quan hệ ngược đời này. Cho dù... vẫn mới đi thành cặp. Cần sửa là ‘Và cho dù là chủ nhà, 92 vẫn là 92’.
Một vài kiểu lỗi khác:
Các & những:
- Ông đề tặng cuốn sách Sự táo bạo của hy vọng cho mẹ và bà ngoại Madelyn Dunham là các phụ nữ đã nuôi dạy tôi nên người. (b., 08.06.2008)
Các phụ nữ là tất cả phụ nữ một cách tuyệt đối. Còn ‘những phụ nữ’ chỉ tất cả những đối tượng là phụ nữ được nói tới. Đó là mẹ và bà ngoại. Chỉ thay các bằng những là
272
được một câu chuẩn: ‘... là những phụ nữ đã nuôi dạy tôi nên người’.
Có tới:
- Cứ đi gặp mười người thì có tới mười người kêu như thế.
Có tới dùng để nhấn mạnh số lượng lớn, nhưng không phải là tất cả. nên sửa: Cứ đi gặp mười người thì cả mười người kêu như thế. hoặc ‘Cứ đi gặp mười người thì có tới chín người kêu như thế’.
Là:
- hai sinh viên của đại học Purdue vừa khám phá ra một lỗi quan trọng trong hệ thống an ninh từng được nể trọng của internet. Việc này đã đưa ra một cú đấm lớn cho nền thương mại điện tử.
người ta nhận định ‘việc này là A’ chứ không nói ‘việc này đưa ra A’. nên sửa: ‘... Sự kiện này là một cú đấm lớn cho nền thương mại điện tử.
- Bao lâu vẫn chưa có một hệ thống kiểm soát quan chức hiệu quả thì sẽ khó có thể ngăn cản họ kiếm chác lợi ích từ các doanh nghiệp nhà nước cũng như từ bộ máy công quyền. (Tuổi Trẻ, 01.06.2011)
+ nếu từ ‘thì’ dùng đúng: đây là câu giả định. Vậy phần đầu phải là ‘nếu như’: ‘nếu như chưa có một hệ thống kiểm soát quan chức hiệu quả thì sẽ khó có thể ngăn cản họ kiếm chác lợi ích từ các doanh nghiệp nhà nước cũng như từ bộ máy công quyền’.
+ nghĩa trong bài không phải là giả định, mà là sự việc đã 273
tồn tại lâu nay. Cho nên đây là câu ghép nguyên nhân-kết quả. Kiểu liên kết sẽ là vì... (cho) nên. Tức là từ thì dùng sai. Câu cần sửa là: ‘Bao lâu nay, (vì) vẫn chưa có một hệ thống kiểm soát quan chức hiệu quả (cho) nên sẽ khó có thể ngăn cản họ kiếm chác lợi ích từ các doanh nghiệp nhà nước cũng như từ bộ máy công quyền’.
8.1.9. Dùng từ hay: những từ tình thái
nhiều từ tình thái mơ hồ về nghĩa, một nghĩa thể hiện nhận thức của người nói và một nghĩa do đối tượng khác áp đặt. Khi nghĩa áp đặt không cần thiết phải bộc lộ, dùng khéo từ tình thái mơ hồ sẽ giấu đi được điều này.
- hết khóa học, năm 1964 Đặng Quý phải về nước, Ermakova tình nguyện bế con theo chồng về hà nội. (TTCT, 01.11.2009) Cái điều hàng loạt sinh viên Việt nam học ở Liên Xô năm 1964 bắt buộc phải về nước đã được kín đáo che giấu đi qua từ phải mơ hồ: có lệnh bắt buộc phải về là từ phải mà tự thấy cần phải về cũng là từ phải. Vậy là hay.
Từ mới: những sắc thái ngôn từ mới lạ
Theo hồ Anh Thái, trong vài thập kỷ gần đây có dòng ‘văn học Ấn Độ tràn đầy hơi thở đời sống, thấm đẫm bản sắc và độc đáo hiếm thấy. hiện tượng này cũng góp phần tạo ra một thứ tiếng Anh mới, sinh động và khác lạ. Rất nhiều khái niệm văn hóa và đời sống tưởng như dị biệt đã được bổ sung vào tiếng Anh, ban đầu là những chữ nghiêng rồi dần dần bình thường hóa, không in ngiêng nữa. nhiều từ tiếng Anh ta sử dụng hiện nay có nguồn gốc Ấn Độ’.
274
- Chủ nghĩa thực dân đã ra đi từ lâu, nhưng bóng ma so sánh vẫn ám ảnh giới trí thức bản địa. họ nhìn đời sống đất nước mình trong sự so sánh theo những chuẩn mực Âu Mỹ. (TTCT, 01.11.2009) Bóng ma so sánh - một khái niệm của giáo sư chính trị học Mỹ Benedict Anderson đã được dùng thích hợp.
Bất ngờ: những kết hợp bất thường
- Tiếng cười tung ra, làm ngoái cổ cả những cô tiểu thư xinh nhất và lười nhất trần đời...(nguyễn Công hoan)
Với từ và, trọng tâm thông báo của câu châm biếm lộ ra: những tiểu thư lười nhất trần đời.
- Anh không nhìn gái, không nói tục, đến cả viết tiểu thuyết và làm thơ mới, anh cũng không nốt.
Dùng cụm từ đến cả, nguyễn Công hoan vô tình (hay cố tình?) bộc lộ ý tự giễu: viết tiểu thuyết và làm thơ mới còn xấu hơn nhìn gái và nói tục.
Lô gích của những cách nói đồng nghĩa
- Tôi xin lỗi, nhưng tôi muốn được ở một mình. (nCTơh, t.4)
Từ ở có thể hiểu là ‘sống tại nơi nào đó’. Từ ngồi không có nghĩa này. Khi không muốn có ai bên cạnh làm phiền mình thì nên dùng từ ngồi: ‘Tôi xin lỗi, nhưng tôi muốn được ngồi một mình’.
Tư duy
- gần đây nạn đua xe lạng lách lại tái diễn theo chiều hướng xấu.
275
Đua xe lạng lách có diễn ra theo chiều hướng tốt? hẳn không. Vậy, nên sửa thành: ‘gần đây nạn đua xe lạng lách tái diễn theo chiều hướng nghiêm trọng hơn.
giữa hai câu dưới đây, chúng ta chọn câu nào?
(a) nếu không trừng trị kịp thời, tội ác sẽ lây lan. (b)nếu không trừng trị kịp thời, sẽ làm cho tội ác lây lan.
hai vế của những câu trên đều có quan hệ nhân quả. Dùng cặp từ nối nếu... thì sẽ diễn đạt được quan hệ này. nghĩa là, thêm từ thì vào đầu vế sau sẽ được những câu bình thường. nhưng quan hệ nội dung đã rõ, nên không cần từ nối nếu. Bỏ đi sẽ được một câu đơn giản hơn:
→ Không trừng trị kịp thời, tội ác sẽ lây lan.
Tránh dùng những từ ngữ không hay. Đó là những từ ngữ kiêng kị, những từ thô lậu, tục tĩu, không hợp phong cách (x. §4.4) và cả những từ đã mòn nghĩa. Có những từ ngữ rất hay được nhiều người ưa dùng, nhưng dùng quá nhiều sẽ thành nhàm và khiến từ trở thành mòn nghĩa, những từ ngữ ‘ăn theo’ nhàm chán. (x. §5.7.4)
8.1.10. Phụ lục: Dạy chữ Hán hay dạy từ Hán-Việt?1
a. Trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần (27.06.2010) PgS. TS Đoàn Lê giang viết bài Cần khôi phục việc dạy chữ hán trong nhà trường, trong đó nói người hàn và người nhật cũng dạy chữ hán cho học sinh trung học. Tác giả viết ‘chừng nào chúng ta còn coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc, chừng nào chúng
1 Bài đăng trên Tu i Trẻ, mục Tiếng nước tôi, ngày 06.07.2010 276
ta còn nhìn các nước Đông Á như những cái mốc cần phải đuổi kịp thì chừng ấy chúng ta còn cần phải dạy chữ hán’. Tôi đồng ý một phần với bài viết này: Trong trường trung học cần dạy từ Hán-Việt nhưng không cần dạy chữ Hán.
b. người hàn, người nhật dạy chữ hán cho học sinh trung học là cần thiết nhưng người Việt thì không vì chữ Việt không giống chữ hàn hay chữ nhật.
hangul là chữ viết của người hàn, cũng là thứ chữ ghi âm. Cũng như tiếng Việt, rất nhiều từ tiếng hàn có gốc hán. Tiếng hán có 4 thanh còn tiếng hàn không có thanh điệu nên những từ cùng vần khác thanh khi nhập vào tiếng hàn sẽ thành những từ đồng âm, dẫn tới nhiều hiện tượng mơ hồ trên mặt chữ hơn tiếng Việt. Khi cần chính xác, trong những văn bản khoa học người ta thường chua thêm chữ hán sau những cụm từ quan trọng. Tiến sĩ Trần Văn Tiếng nêu ví dụ: Trong tiếng hàn, có nhiều từ phát âm là sung nên công ty Samsung khi viết từ này đã phải chua chữ hán tinh vào cuối để người đọc hiểu rằng Samsung là tam tinh. Logo trước đây của Samsung là ba ngôi sao. nếu không biết những chữ hán cơ bản thì chính người hàn cũng không đọc hiểu được chữ hàn nên học sinh hàn cần học tiếng hán. Còn người Việt không biết chữ hán vẫn có thể đọc thông thạo chữ Việt dù không hiểu một số từ nào đó. hiện nay nhiều người dùng sai từ hán-Việt vì không hiểu nghĩa của chúng chứ không phải vì không biết chữ hán. Chúng ta chỉ cần biết nghĩa chứ không cần biết mặt chữ hán của những từ hán-Việt (từ Việt gốc hán). nhiều nhà nghiên cứu nói rằng, trong tiếng
277
Việt có khoảng 60% - 70% từ gốc hán. Có học 1000 chữ hán thì vẫn còn dăm nghìn chữ chưa biết. hiểu nghĩa của một từ hán-Việt dễ dàng hơn rất nhiều so với công sức bỏ ra để nhớ mặt chữ, hiểu nghĩa và viết nó (sao cho không như gà bới). Thời gian bỏ ra để học 1.000 chữ hán ít nhất có thể dùng để học 5.000 từ hán-Việt. Chương trình học hiện nay vốn đã nặng nề, dạy thêm chữ hán lại càng thêm nặng nề. hơn nữa, biết mặt chữ hán không phải là điều kiện cần để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Do vậy, để học sinh hiểu sâu sắc hơn tiếng Việt, chỉ cần dạy từ Hán-Việt.
c. Chúng ta dạy những gì? hãy dạy những gì để người Việt không mắc những lỗi do thiếu hiểu biết về từ hán-Việt.
1. Dạy những từ cơ bản, thường dùng trong đời sống và những từ có trong sách giáo khoa trung học.
2. hiện tượng đồng âm giữa yếu tố hán-Việt với yếu tố thuần Việt thường dẫn tới hiểu lầm nghĩa. Cần đặc biệt chú ý dạy nghĩa của lớp từ này.
Ví dụ: Yếu, cứu vừa là từ hán-Việt vừa là từ thuần Việt. Ấy vậy nên ‘yếu nhân’ thay vì ‘nhân vật quan trọng’ lại hiểu lầm là người yếu. Cũng vậy, ‘yếu điểm’ hiểu lầm là điểm yếu, nhược điểm, ‘cứu cánh’ được hiểu là cứu vớt, cứu giúp. Từ hán-Việt ‘yếu’ có nghĩa là ‘quan trọng’ (nghĩa này có trong chính yếu, cơ yếu, cần yếu, trích yếu, kỷ yếu, thiết yếu, yếu địa, yếu lĩnh, cốt yếu, thứ yếu...). Còn ‘cứu cánh’ là ‘mục đích cuối cùng’.
Có rất nhiều từ gần âm, do không hiểu nghĩa nên dễ dùng chệch sang một từ gần âm khác quen dùng: nhậm chức →
278
nhận chức; kiểm sát → kiểm soát; tinh tuý → tinh tú; ưu đãi → chiêu đãi; huy hiệu → danh hiệu; tham quan → thăm quan (hàng ngày, chàng đội lốt gấu, đi đi lại lại, làm một số trò cho khách thăm quan. - b., số 25, tháng 3.1999).
3. Đặc biệt cần lưu ý những hiện tượng liên quan tới trật tự từ.
Không thấy tầm quan trọng của trật tự các yếu tố trong từ hán-Việt, nên có những cách hiểu mơ hồ, lầm lẫn ở nhiều người, kể cả những người cầm bút: nhân văn/văn nhân, nhân tình/tình nhân, thân nhân/nhân thân, chính quốc/quốc chính, công nhân/nhân công (‘Sáu đối tượng bị bắt tại chỗ trong số gần cả trăm nhân công tháo chạy tán loạn. - b., 16.12.2003). nhân công là ‘sức người’ sao lại có thể tháo chạy được?
nhiều từ ghép hán-Việt đã đảo lại trật tự theo khuynh hướng của cấu trúc thuần Việt. Báo viết ‘Philippin, Inđônêxia là hai quốc đảo’. Đài nói ‘huyện đảo Lý Sơn’, ‘quốc đảo Cu Ba’ (Chào Buổi Sáng, 27.07.2011) Lẽ ra cần đảo lại trật tự là đảo quốc, đảo huyện. Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, năm 1992, ghi rằng chứng nhân/nhân chứng đều là ‘người làm chứng’. Thật ra chỉ chứng nhân mới là người làm chứng, (thường cho những sự kiện lớn, ‘những chứng nhân lịch sử’), còn nhân chứng là chứng cứ của người (làm chứng). hầu như hiện nay mọi người đều dùng huyện đảo thay cho đảo huyện, nhân chứng để chỉ người làm chứng. Phải chăng vì sai lâu rồi nên nay đã thành đúng?
Khi nhập vào tiếng Việt, nhiều từ hán-Việt được hiểu theo 279
lối dùng thuần Việt dẫn tới khác trật tự tiếng hán gốc. Ví dụ: nếu như tiếng Việt là thời tiền sử (thời kỳ chưa có sử), tiền khởi nghĩa (trước khởi nghĩa), tiền tư bản (trước chủ nghĩa tư bản) thì tiếng hán là sử tiền, khởi nghĩa chi tiền, tư bản chủ nghĩa dĩ tiền.
Từ đây cần đặc biệt quan tâm tới những hiện tượng chuyển nghĩa, biến đổi của từ hán-Việt. Chẳng hạn, từ những cách hiểu ‘dân gian’, nhiều từ hán Việt biến đổi theo một cái lý nào đó và nay được được coi là chuẩn: chúng cư → chung cư, trú sở → trụ sở, thống kế → thống kê,... (hàng loạt từ có yếu tố kế chỉ công cụ đo đạc: điện kế, nhiệt kế, áp kế, vol kế, lực kế...)
nhà cao tầng, hươu cao cổ là những từ thuần Việt, nhưng cách cấu tạo lại phỏng theo trật tự hán Việt: cao ốc, cao lâu (nhà có gác cao), cao đường (nhà lớn)
4. Cần dạy những thành ngữ, tục ngữ cơ bản gốc hán, vì có quá nhiều người hiểu chúng rất lơ mơ: An nhiên tự tại: thư thái, không có điều gì lo phiền.
Bách bộ xuyên dương: (Dưỡng Do Cơ thời Chiến Quốc có tài bắn cung) cách trăm bước vẫn trăm phát trăm trúng lá liễu được chọn).
Bách niên giai lão: trăm tuổi đều già = lời chúc sống trọn đời bên nhau.
Ý tại ngôn ngoại: lời bên ngoài còn ý ở bên trong.
Xập xí xập ngầu: đọc theo âm Quảng Đông của thành ngữ hán thập tứ thập ngũ = lèm nhèm trong tính toán, bớt xén của người khác.
280
Vô kế khả thi (không cách gì giải quyết), ưu thời mẫn thế: ưu = lo, mẫn = thương xót, lo lắng đau lòng trước sự đời và thời cuộc.
Trầm tư mặc tưởng: trầm = chìm, mặc = im lặng, lặng lẽ tập trung suy nghĩ.
Tam bành lục tặc: tam bành = ba thần Bành Kiêu, Bành Cứ, Bành Chất chuyên xui khiến con người làm những việc xằng bậy; lục tặc = 6 điều làm người ta sa ngã, tu hành không đắc đạo (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).
nhất tự thiên kim: một chữ đáng ngàn vàng = văn chương tuyệt hay...
d. Dạy từ hán-Việt thế nào?
1. Dạy các tự và cách kết hợp chúng thành từ. Căn cứ theo mặt chữ mà chia mỗi tự (chữ) thành các nhóm nghĩa. Dạy nghĩa thông qua những ví dụ. Tùy theo trình độ, khi dạy cố gắng liên hệ với nghĩa của những từ thuần Việt. Chẳng hạn: Có 4 từ quy. 1) Về, trở về: quy tiên (về với ông bà ông vải, về chín suối), quy hàng, hồi quy, đồng quy, quy nạp, quy kết, quy ra vàng, quy về một mối... 2) Phép tắc, hoạch định: quy cách, quy chế, quy luật, quy phạm, nội quy, phạm quy, quy hoạch, quy định... 3) Rùa: thần Kim quy, 4) Theo: quy y, quy Phật, quy tăng, tam quy...
2. Dạy từ hán-Việt, nhất là dạy những từ quen dùng, nếu chú ý tới nguồn gốc, gắn nghĩa đen với nghĩa bóng trong quá trình hình thành ý nghĩa sẽ gây hứng thú và giúp học sinh nhớ lâu.
281
Ví dụ 1: Trong từ cổ đông, từ cổ - một phần vốn trong số vốn được tập hợp lại, còn đông - người chủ. (Thời xưa, người Trung hoa có phong tục khi tiếp khách thì chủ ngồi phía đông, khách ngồi phía tây. người thuê nhà gọi người chủ là đông gia.) như vậy: cổ đông - pháp nhân là chủ sở hữu một số cổ phiếu.
Ví dụ 2: Từ tục huyền có nghĩa đen là ‘nối lại dây đàn’ (tục là nối lại, huyền là dây đàn). Từ sự liên tưởng vợ chết khiến cuộc đời người đàn ông bị gián đoạn tựa như dây đàn bị đứt, lấy vợ một lần nữa là nối lại dây đàn mà hình thành nghĩa bóng - ẩn dụ - của tục huyền: người đàn ông đi lấy vợ khác sau khi vợ mất.
e. những công việc cấp thiết cần làm:
1) nếu coi việc giảng dạy từ hán-Việt là quan trọng và cấp thiết thì Bộ giáo dục không nên xây dựng những chương trình, những dự án cấp ‘quốc gia’, cấp ‘nhà nước’ với những ‘hội đồng’ này nọ đứng đầu là các nhà quản lý. Theo kinh nghiệm thực tế, sẽ lãng phí rất nhiều tiền của và thời gian mà chất lượng sẽ không bằng dăm ba chuyên gia thực thụ soạn thảo đề cương rồi tổ chức cuộc thi viết sách dạy từ hán-Việt cấp trung học. như vậy, sẽ có bộ sách giáo khoa tốt dạy kèm theo chương trình ngữ văn.
2) Chỉnh lý, bổ sung những từ điển công cụ đã có về từ hán-Việt và viết thêm những sách mới.
282
8.2. ‘Từ lạ’: những số phận khác nhau1
ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, thường xuyên xuất hiện những từ lạ - những từ ngữ không bình thường. Theo thời gian, nhiều từ sẽ mất đi nhưng cũng có những từ trở thành thông thường.
Có 3 lớp từ lạ đáng lưu ý.
8.2.1. những khái niệm mới
Xã hội luôn luôn biến đổi nên thường xuyên xuất hiện những từ ngữ chỉ những khái niệm mới lạ. hàng năm, những nhà xuất bản lớn luôn luôn có từ điển những từ ngữ mới xuất hiện trong năm. nhưng nhiều khi vừa in xong thì ngay trong năm đó lại xuất hiện những từ rất mới nữa. Ví dụ quyển Oxford Dictionary of English new Words.pdf (lần thứ hai) của Oxford University Press, xuất bản năm 2003 nhưng lại không có từ yuppie, một từ xuất hiện năm 2003 và được tạo thành từ 4 từ: young (trẻ), urban (ở thành phố), professional (có chuyên môn), hippie (có tham vọng và một chút nổi loạn). Khái niệm này đã được thảo luận trên Diễn đàn thanh niên thế giới (Voice of Youth).
nhiều từ ngữ lạ bị thời gian đào thải nhưng cũng nhiều từ ngữ tồn tại mãi làm vốn từ của chúng ta tăng lên, phong phú lên.
những từ ngữ lạ xưa như trái đất là những từ liên quan tới những khái niệm khoa học. Một từ mới được đặt ra cho
1 Phần chính của bài đã đăng trên SGTT, với tít Trước lạ sau quen, ngày 20.12.2010. 283
một khái niệm khoa học thường được dùng vĩnh viễn. Một nhà khoa học Mỹ phát hiện một loại hạt cơ bản. Trong lúc loay hoay tìm tên đặt cho loại hạt này thì nghe tiếng quạ kêu. Ông bèn gọi loại hạt này là quark. Cái từ mô phỏng tiếng quạ kêu nghe lạ lẫm này trở thành một thuật ngữ được dùng chết luôn trong vật lý lượng tử. nó cũng được dùng trong tiếng Việt. Cũng có trường hợp tiếng Việt vay mượn một thuật ngữ khoa học lẫn biến thể đại chúng của nó và dùng song song. ngày 04.07.2012, giới vật lý toàn thế giới thở phào nhẹ nhõm: giả thuyết về sự tồn tại của một hạt cơ bản mà Peter higgs (và 5 người khác) phỏng đoán từ năm 1964 đã được xác nhận. hạt boson (truyền lực yếu) này mang tên khoa học là boson higgs, nhưng tên đại chúng của nó lại là ‘hạt của Chúa’. Duyên do như sau: Cái hạt boson higgs rất khó hiểu này được nhà vật lý đoạt giải nobel 1988 Leon M. Lederman, trong một cuốn sách phổ biến khoa học, gọi là hạt chết tiệt (goddamn particle). Biên tập viên ngại cái từ chửi thề (goddamn) này nên đã sửa lại thành một thuật ngữ đại chúng phủ màu huyền bí god particle (hạt của Chúa). Cả hai tên gọi này sẽ nhập vào tiếng Việt.
Khi mới xuất hiện, những đơn vị đo lường kg, km, ha, m, cm... cũng là những từ lạ. nhiều người không hiểu tại sao lại viết như vậy. Không hiểu nhưng vẫn phải dùng. Có những nông dân nói: ‘nhà tôi có 3ha đất’ mà không nói ‘nhà tôi có 3 héc ta đất’. Đơn vị đo diện tích héc ta được viết tắt là ha là một ký hiệu quốc tế nhưng dưới mắt nhiều nông dân nó vẫn là một từ tiếng Việt có diện tích 10.000m2.
284
hiện nay cách viết 300K (với nghĩa là 300.000) trông lạ mắt. Có người cho là tiếng lóng. Thật ra, K là quy ước cho số 1000, theo chữ đầu k trong km (= 1000 m), kg (=1000 gam), kw (= 1000 watt)... Số là trong thế kỷ 20, có quy ước cách viết cho máy tính như sau: mỗi ngày, tháng, năm được viết bằng 2 chữ số, chẳng hạn ngày 30 tháng 4 năm 1975 sẽ được viết là 30.04.75. gần bước sang thiên niên kỷ thứ ba, những chuyên gia tin học trên thế giới rất lo lắng về ‘sự cố máy tính Y2K’, tức là ‘sự cố máy tính năm 2000’. Y2K là viết tắt của Year 2000. Lo vì không biết trong một hợp đồng kinh tế, hoặc giở lại những văn bản ngoại giao, nếu gặp 30.04.75 thì máy sẽ hiểu thế nào? ngày 30.04.1975 hay ngày 30.04.2075? Thấy cách viết Y2K ngắn gọn, một số nước đã dùng cách viết tắt này, thay vì ba chữ số 0 người ta dùng một chữ K. Quy ước này có hạt nhân hợp lý, nên ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Việt nam không là một ngoại lệ. Điều gì hợp lý thì sẽ tồn tại. Trước lạ sau quen. Cách viết 300K (với nghĩa là 300.000) trông lạ mắt, thậm chí trông khó chịu với một số người, nhưng trong một tương lai gần, sẽ trở thành phổ biến, và được công nhận chính thức. hiện nay ở chợ Đồng Xuân hà nội nhan nhản cách ghi giá quần áo với chữ K trỏ 1000.
8.2.2. Tiếng lóng
Tiếng lóng cũng là những từ lạ. Tiếng lóng hoặc là những từ dùng không theo chuẩn mực thông thường; hoặc là những từ ngữ đặc biệt dùng riêng trong từng nhóm xã hội, thường là những tầng lớp thấp, nhằm truyền những thông tin bí mật.
‘hội dịch pắc’ là tiếng lóng của giới cầm bút trước đây. 285
Duyên do là trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, chúng ta thường gọi lính nam Triều Tiên Pắc Chung hy (gọi tắt là lính Pắc) là lính đánh thuê. Ấy thế là tên gọi trên để chỉ ‘hội dịch thuê’. ngày nay, nếu có dùng từ lóng này thì cũng chả còn mấy ai hiểu. hội dịch Pắc đã lùi vào quá khứ. Vậy thì, không nên quá lo khi thấy trẻ em dùng tiếng lóng. Một đặc điểm của tiếng lóng là tính phù du, chóng tàn. Tiếng lóng phản ánh hiện thực xã hội, khi hiện thực xã hội qua đi thì tiếng lóng cũng âm thầm rút lui. Lứa tuổi 8x, 9x liệu có còn biết đi vùng chiến thuật; gà cồ gáy; chó lửa; nhicôlai, cụ khốt... là những tiếng lóng chỉ sự chết, đại bác bắn, súng lục, trẻ vị thành niên, cụ già cổ lỗ sĩ...? Một loạt tiếng lóng trong những phóng sự của Vũ Trọng Phụng hay Bỉ vỏ của nguyên hồng nay cũng không còn mấy người biết chứ chưa nói đến dùng.
Đôi khi, có những tiếng lóng được xã hội chấp nhận, và vượt qua được thử thách nghiệt ngã của thời gian. Chúng chuyển thành cách dùng bình thường. nhiều tiếng lóng xuất hiện từ thập kỷ 50, 60 thế kỷ trước đến nay được sử dụng rộng rãi. Đó là: mánh, xịn, dỏm, quê một cục, chôm chỉa, cớm, cây (vàng), quậy,... (Lúc đầu chỉ nói trẻ em ‘quậy’).
Có những tiếng lóng nay không dùng nữa, nhưng đặt trong ngữ cảnh thì vẫn hiểu được: Chẳng hạn, mang ba lô:
‘Em vì tình mang ba lô đằng trước Anh vì nước mang ba lô sau lưng.’
8.2.3. Tiếng nước ngoài
Tiếng nước ngoài cũng là những từ lạ. Do tâm lý chuộng
286
lạ, chuộng ngoại, lại muốn khẳng định ‘trình độ’ của mình nên không ít người sính dùng tiếng nước ngoài. Một khi xã hội thay đổi thì hiện tượng dùng tiếng nước ngoài cũng thay đổi.
Thời Pháp, không ít người xài tiếng Pháp trong xưng hô như moa (←moi: tôi), toa (←toi: anh, chị...), lúy (←lui: nó, hắn), en (←elle: cô ấy), ô-rơ-voa, ô voa (←au revoir: chào tạm biệt).
Khi tiếng nga thịnh hành thì lại xuất hiện spaxíbô (cảm ơn); kharasô (tốt). hoặc ‘Đã chẳng có trường hợp những người lương thiện, sống có nguyên tắc, nhất quán với lý tưởng, ở nhà bị con cái chê là bôn, là xơ cứng... đấy ư?’ (hà nội mới, 13.08.1983). hiện nay còn mấy người trẻ biết được ‘bôn’ là một từ gốc nga: bônsêvích?
hiện nay, những từ Pháp, từ nga được thay bằng những từ Anh: ai (←I: tôi), ju (← you: anh, chị...), bai (←bye: chào tạm biệt), OK,... Một khi những từ ngoại này không còn lạ, không còn là ‘mốt’ nữa và trở thành dư thừa, nhàm chán, thì nó có thể bị loại đi nếu như vẫn tồn tại những từ tiếng Việt đồng nghĩa thật sự với chúng. người Việt luôn luôn có khuynh hướng nói theo mã tiếng Việt, nghĩa là nói theo những từ ngữ và cấu trúc căn bản được lưu truyền qua nhiều thế hệ. (Theo cách nói thời thượng, đó là khuynh hướng loại bỏ những yếu tố ngoại lai để ‘giữ gìn bản sắc tiếng Việt.’)
Tuy nhiên, có những từ nước ngoài mang lại một sắc thái mới lạ làm giới trẻ thích thú mà những từ Việt tương đương lâu đời nghĩa dùng đã quá quen thuộc không mấy kích thích.
287
‘Teen’ là một ví dụ. Trong nhiều trường hợp nên thay ‘tuổi teen’ bằng ‘tuổi thiếu niên’, ‘tuổi hoa niên’, ‘tuổi choai choai’ (nam),‘tuổi ô mai’, ‘tuổi chanh cốm’ (nữ). nhưng ‘tuổi teen’ vẫn hấp dẫn nhiều bạn trẻ. Từ nhu cầu lôi kéo giới trẻ tò mò tìm đọc mà mới đây một nhà xuất bản và công ty sách đã in bộ sách 4 tập: Khi teen ở nhà, Khi teen đến trường, Khi teen kết bạn & hẹn hò... (Chào Buổi Sáng, 17.11.2010). Từ ‘teen’ sẽ có chỗ đứng và trở thành một từ ‘quen dùng’ trong tiếng Việt.
8.3. Từ câu sai tới câu hay: phép liên tưởng1
8.3.1. những từ không tương hợp nghĩa
Có sinh viên ngữ văn viết:
(1) Mặc cho máy bay địch bắn phá, các ông bụt chùa Tây Phương vẫn phớt lờ ngồi trầm tư suy nghĩ.
Câu trên xem ra khá văn vẻ nhưng đọc lên cả lớp cười nôn ruột. Vì sao?
Đã là ông bụt sao lại phớt lờ được? Trong câu trên, nếu thay ông bụt bằng những tay anh chị hoặc phớt lờ bằng điềm nhiên thì chúng ta được một câu đúng:
(2) Mặc cho máy bay địch bắn phá, những tay anh chị vẫn phớt lờ ngồi đánh bài.
1 Bài đã đăng trên SGTT, 08.11.2010 288
(3) Mặc cho máy bay địch bắn phá, các ông bụt chùa Tây Phương vẫn điềm nhiên ngồi trầm tư suy nghĩ.
Vì sao câu 1 là bất bình thường, nghe không xuôi?
Theo cách miêu tả đơn giản nhất để dễ đọc, từ phớt lờ là một hành vi có hai nét nghĩa sau: [có chủ thể là người] + [bỏ qua, không để ý đến]
Trong cuộc sống, có những điều không thể phớt lờ được. Từ đây có những tình huống mà phớt lờ là thiếu lòng nhân ái.
Bụt luôn luôn từ bi, nhân ái, trái ngược với phớt lờ. hai từ ông bụt và phớt lờ không tương hợp về nghĩa: Có những nét nghĩa của từ này ‘chỏi’ - trái ngược - với nét nghĩa của từ kia. Vì vậy câu này không chuẩn về từ vựng.
Câu đúng về từ vựng là câu mà giữa các từ của nó có sự tương hợp nghĩa. [xem thêm §8.1.1]
8.3.2. Từ câu đúng tới câu hay: phép liên tưởng
Bình thường, không thể nói ‘con gà phớt lờ’. nhưng với mục đích ‘nhân hóa’ như trong truyện đồng thoại cho thiếu nhi, có thể coi con gà như con người thì người viết đã thực hiện một phép liên tưởng và câu dưới đây chấp nhận được:
(4) Mặc cho anh gà trống cục cục tán tỉnh, con gà mẹ vẫn phớt lờ bới rác cùng đàn con.
Chúng ta minh họa phép liên tưởng qua từ ngủ.
Từ ngủ có nét nghĩa (tiền giả định) ‘là sinh vật’ và 3 nét nghĩa cơ bản:
289
ngỦ = (a) nhắm mắt + (b) bất động + (c) các giác quan tạm ngưng hoạt động
Quy tắc: nếu một đối tượng có ít nhất một trong các nét nghĩa trên đây thì chúng ta có quyền liên tưởng rằng đối tượng đó đang ‘ngủ’.
Một con búp bê mở mắt khi đứng và lúc đặt nằm nhắm mắt sẽ có nét nghĩa (a). Chúng ta liên tưởng: ‘Con búp bê ngủ rồi kìa!’.
Một con quay, con gụ khi quay tít dường như đứng yên lại có nét nghĩa (b). Lúc đó, trẻ em nói: ‘Con quay của mình đang ngủ kìa’. Một thị trấn ban ngày tấp nập, náo nhiệt. Chiều tối trở nên vắng lặng tức là có nét nghĩa (b). Chúng ta nói: ‘Chiều mùa đông, thị trấn miền núi heo hút này đi ngủ sớm’. Con người thức và hoạt động ban ngày, ngủ về đêm. Mặt trời mọc và ‘làm việc’ ban ngày, tối đến thì lặn nên ‘hôm nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm’. (Xuân Diệu)
Khi ngủ giác quan tạm ngừng hoạt động (nét nghĩa c), chúng ta không nhận thức được thế giới chung quanh. Một người không biết gì tới những biến động của thời cuộc, là có nét nghĩa (c). người ta nói ‘Ông này đang ngủ mê hay sao ấy’. Một tổ chức thanh niên được lập ra cho có và chẳng hoạt động gì thì bị nói ‘Đoàn thanh niên ở đây ngủ suốt nhiệm kỳ rồi’. những cách dùng từ ngủ trên đây còn được gọi là dùng theo phép ẩn dụ. Từ ngủ đã được mở rộng nghĩa.
Khái quát: Có hai đối tượng A, B. nếu A có thuộc tính x còn B có thuộc tính y giống x về bản chất hoặc hình thức, thì ta được quyền liên tưởng B cũng là A.
290
Ví dụ: Mạ vàng, mạ bạc... là phủ lớp mỏng vàng bạc lên một vật kim loại để nó đẹp hơn và không bị gỉ. Dùng mỹ từ gọi tên cho những sự việc xấu xa có thể được gọi là mạ cho sự kiện đó: ‘Đã thế bọn sâu mọt lại triệt để lợi dụng, trù dập đuổi việc được mạ thành giảm biên chế để cải tiến cơ cấu hành chính’. (ChCC, tr. 91)
Tôi mượn những ví dụ từ bản dịch truyện của nhà văn Đan Mạch h.C. Andersen để làm rõ một điều: bản chất của phép liên tưởng dựa trên những quan hệ lô gích - ngữ nghĩa khái quát giữa các từ ngữ.
Ví dụ 1: Không gian có quan hệ trên dưới, từ đây tạo ra cặp từ đối lập cao thấp. Quan hệ không gian chuyển thành quan hệ xã hội, ở đây cũng có những cặp từ đối lập về tôn ty, thang bậc xã hội cao thấp. nghĩa của những từ trỏ không gian được dùng cho những từ trỏ quan hệ xã hội. Ấy thế nên một con lợn bằng sành để đựng tiền đặt trên một chỗ cao là nóc tủ liền được Andersen liên tưởng thành ‘một con lợn bụng đầy tiền có một chỗ vắt vẻo trên cao có thể mua được tất cả những thứ đồ chơi có trong phòng, nó chẳng còn nghe thấy ai nữa, dù có kêu to lên mời mọc’. nhảy cao trong điền kinh được liên tưởng tới leo cao trong các nấc thang xã hội: Truyện Các hiệp sĩ nhảy cao viết về một cuộc thi nhảy cao. Con nhảy (cơ giới) đã suy nghĩ rất nhiều và nó đã nhảy để rơi vào lòng công chúa. Con bọ chét có tài nhất, nhảy cao nhất lại thua cuộc. ‘hờn giận, bọ chét bỏ ra đi và nghe đâu đã chết nơi đất khách quê người’.
Đằng sau những câu chuyện trẻ em này là những câu 291
chuyện người lớn trong xã hội ngày nay về đối nhân xử thế, về quyền năng của đồng tiền, về sử dụng người tài...
Ví dụ 2: Trong Chú lính chì dũng cảm, có ‘Chiếc thuyền chui vào cống, thấy vật lạ, con chuột cống bò ra đánh hơi’. Khi ra kiểm soát giấy tờ người ta cũng phải tiến lại gần, giống như chuột cống bò ra đánh hơi. hành động này khiến Andersen liên tưởng: ‘Có giấy thông hành không? Đưa trình mau lên!’. Về bản chất, chuột cống hôi hám và ăn bẩn giống như tính cách của người có quyền kiểm soát và ban phát giấy tờ. Tất nhiên, thuyền cứ lặng lẽ trôi qua trong cống hôi hám. hiện tượng này gây ra sự liên tưởng chú lính chì khinh bỉ con vật đó. Khi khinh bỉ người ta im lặng. Và một loạt 7 cách liên tưởng độc đáo khác liên quan đến sự im lặng: ‘Lính ta im lặng, với địa vị của chú, chú muốn tránh mọi quan hệ với con vật kinh tởm này’; ‘Kể từ đó, chú tha hồ ngắm (chứ không bắt chuyện làm quen - nĐD) cô nàng xinh đẹp’. Thấy vậy con quỉ lùn nói: ‘Thằng nhóc con què quặt kia, sao lại dám nhìn những người ở địa vị cao quý...?’ Chú lính ta vẫn lặng thinh chẳng nói chẳng rằng. Bị rơi xuống khe gạch, người ta xuống tìm, để báo hiệu chú định kêu lên có tôi, nhưng sực nhớ tới điều lệnh của quân đội cấm nói khi đang bồng súng. Chú lại im bặt. Sau khi bị cá đớp, tình cờ được trở về với chủ cũ, được thấy lại nàng vũ nữ xinh đẹp... ‘chú nghẹn ngào cảm động suýt khóc nhưng lại thôi, vì nếu khóc thì nước mắt sẽ là những giọt chì và như vậy sẽ không nghiêm chỉnh’. Bị ném vào lửa, ‘chú chỉ ngước mắt về phía vũ nữ xem thái độ nàng ra sao’.
292
Vậy đấy, Andersen đã tài tình liên tưởng quan hệ cao thấp, sự im lặng tới hàng loạt hiện tượng khác nhau tạo ra những câu hay và những thiên truyện ngắn hay.
8.4. Những từ thời thượng1
Xã hội luôn luôn vận động, xuất hiện những khái niệm mới, nổi lên những vấn đề mới là trung tâm chú ý của dư luận. Do vậy hàng loạt từ mới xuất hiện. Có những từ mang hơi thở của thời cuộc.
8.4.1. Tâm lý chuộng lạ và khuynh hướng làm sang trí tuệ
Trong giao tiếp, lời nói có vai trò quan trọng, mỗi người đều có nhu cầu ‘học ăn học nói’... ngôn ngữ là một phương tiện thể hiện phẩm chất trí tuệ con người. Muốn khẳng định mình qua ngôn từ không ít người thích dùng những từ mới lạ để ít nhất cũng cảm thấy không thua kém người khác. Bởi vậy không tránh khỏi những khuynh hướng lạm dụng từ ngữ mới. Bắt đầu có từ được dùng theo cách rất lạ. người khác thấy hay, thấy ngồ ngộ, mới lạ bèn đua nhau dùng theo, đua nhau ‘trưng diện’ từ này trong lời nói và bài viết. họ sử dụng chúng như là những ‘mốt’ nói mới nhằm tô điểm cho trí tuệ.
Cuối thập kỷ 80 thế kỷ trước, ở Liên Xô (cũ) trên các phương tiện truyền thông đầy rẫy và ra rả từ perestrojka (sự cải tổ). Tiếp đó danh từ ‘pljuralism’ (chủ nghĩa đa nguyên), một danh từ mới nhập từ tiếng Anh (pluralism), tiếng Pháp
1 Bài đã đăng trên SGTT, ngày 17.01.2011
293
(pluralisme) thời cải tổ, xuất hiện rất nhiều. Chứng cứ cho điều này là trong quyển Từ điển tiếng nga nổi tiếng, bản in năm 1982, của S.I. Ozhegov hoặc trong Từ điển cấu tạo từ tiếng nga, xuất bản năm 1978 của A. n. Tikhonov đều còn chưa có danh từ pljuralism.
Sau Đại hội IV của Đảng cộng sản Việt nam, xuất hiện cụm từ ‘làm chủ tập thể’. Từng có lúc, trên các trang báo nhan nhản những ‘làm chủ tập thể’. Sau Đại hội VI, ‘làm chủ tập thể’ được dùng ít dần đi; thay vào đó là ‘đổi mới tư duy’ và ‘những việc cần làm ngay’. Ở thập kỷ 70 nếu trong bài viết hoặc đăng đàn diễn giảng ai không nói làm chủ tập thể là ‘trình độ lý luận còn thấp’. nửa cuối thập kỷ 80, ở đâu cũng ‘đổi mới tư duy’. Không nhắc tới cụm từ này là người ta chưa yên tâm, chưa chứng tỏ mình nhạy bén và có năng lực. Bàn về những điều đã thành chuẩn mực cũng cứ cần có chữ đổi mới tư duy.
nhiều kết hợp lạ là những đặc sản xã hội, gây bất ngờ trong nhận thức và nhanh chóng thành cụm từ mới lạ. Chẳng hạn, từ ‘khiêm tốn’ biểu thị thái độ con người. Có ai đó dùng nó để biểu thị thuộc tính. nQT viết trên báo Phụ nữ ‘Tôi là một người có chiều cao hơi khiêm tốn’. Thấy một kết hợp lạ hay hay. Ấy thế là thành ra cái mốt ‘khiêm tốn’: đồng lương khiêm tốn, bộ quần áo khiêm tốn, ngôi nhà khiêm tốn, chiều cao khiêm tốn, số con cháu tôi cũng khiêm tốn: chỉ 20 đứa... ‘Đêm 11.03, chúng tôi tập trung lại, chia sẻ bữa tối khiêm tốn...’ (b., 13.03.2011) Trong chuyện thường ngày trên Tuổi Trẻ, ngày 24.09.1998, Bút Bi viết: nhớ hồi
294
quận 3 bắt đầu dọn dẹp bia ôm, con đường kề bên Ủy ban quận này chỉ có một ‘nhà hàng đặc sản’. Bây giờ con đường này có vô số nhà hàng đặc sản karaoke máy lạnh, tha hồ cho các đấng mày râu đến dự thi... ‘bàn tay vàng’. Đọc đến đoạn này, sinh viên trường V cười nghiêng ngả. Tôi nghĩ đó là ngày sinh chính thức trên báo chí của ‘bàn tay vàng’ với nghĩa châm biếm. (Ai biết nó sinh sớm hơn xin chỉ giùm!). Lập tức sau đó trên các trang báo thành phố rộ lên cụm từ châm biếm ‘bàn tay vàng’.
Xã hội luôn luôn có khuynh hướng vay mượn từ nước ngoài, mặc dù vẫn có những từ ngữ đồng nghĩa. Vay mượn phần vì khuynh hướng chuộng lạ, có yếu tố kích thích, bắt mắt, nhưng còn vì những từ ngữ vay mượn này phản ánh được những sắc thái mới. Trong tiếng nga đã có từ korennoj (thuộc về gốc rễ, nền tảng) nhưng tiếng nga vẫn nhập từ radical của tiếng Anh và Pháp để thành tính từ radical’nyj đồng nghĩa với korennoj. Và radical’nyj còn thêm nghĩa cấp tiến mà korennoj không có.
người Việt cũng vậy. Báo chí Thành phố hồ Chí Minh thời nay dẫn đầu cả nước khuynh hướng ‘Anh hóa’ nhiều từ vay mượn đã được phiên âm. Chúng ta đã từng phiên âm an-bom (‘Anh ngồi đây, xem quyển an-bom này mà chờ tôi’ - Vũ Trọng Phụng, Số đỏ); ‘những quãng vòng nó vênh vênh lổng chổng, chụp cái ảnh mà đưa vào an-bom Bộ giao thông hoặc Công ty du lịch thì hấp dẫn biết mấy!’ (nT, Ký). Cũng từng có những từ chạy sô, sô diễn, sôlô (‘Vẫn múa, em tham gia hầu hết các điệu múa và nhiều tiết mục em chọn
295
sôlô hoặc đuy-ô từng đoạn’ (nDCn, 04.10.1990)), xì-tốp, đăng-xinh... (‘Bỗng Maika la lên: Xì-tốp! Dừng, mình lại xem trên cây cầu này có chuyện gì mà con người bu đông như con kiến’. - Tuổi Trẻ Cười, 06.1991).
- Cái hồ ấy, khi đã thành đất phẳng,
Tôi sẽ xin dựng một trường ‘Cao đẳng đăng-xinh’
Rước những ông du học tài tình
Dạy những món văn minh nghệ thuật. (Tú Mỡ, giòng nước ngược)
nhưng hiện nay người ta thích dùng nguyên ngữ album, solo, show, live show, stop, dancing. Thậm chí ‘Anh hóa’ cả các từ vay mượn đã được Việt hóa: nói hàng giảm giá, hạ giá... nghe ‘giảm giá trị’ đi. nói bán xôn, bán xon (mượn tiếng Pháp solde) cũng xưa rồi. Phải là sale, on sale, sale off mới sang và sành điệu!
1. Sáo ngữ: những lối mòn
Cái gì quá lạm dụng rồi cũng trở thành bình thường, nhiều quá hóa nhàm, và kết quả là lượng thông tin của từ bị giảm đi, nghĩa bị mòn đi. những từ mới lạ trở thành sáo ngữ. Khi trung tâm chú ý của xã hội thay đổi thì sáo ngữ cũng nhanh chóng thay đổi. Rồi những từ ngữ mới khác lại xuất hiện.
Cùng thời với ‘đổi mới tư duy’, trong đường lối hoạch định chính sách rộ lên những từ kinh tế vĩ mô, vi mô; hộp đen, đầu vào, đầu ra,... Không hiểu bản chất của một khái niệm nhưng thấy thiên hạ dùng nhiều thì cũng cố mà dùng
296
cho cỏ vẻ ‘trình độ’, ‘thức thời’. ‘nói như lời ông Trần Đình hoan là [...] không còn quy hoạch cán bộ theo kiểu ‘chiếc hộp đen’ như trước nữa mà thay bằng ‘sân chơi bình đẳng’. [...] Ai đá hay thì đoạt quả bóng vàng chứ không chấm trước ai chắc chắn sẽ làm Bí thư Tỉnh ủy hay Bộ trưởng cả’. (TTCn, 01.06.2003) giáo sư hoàng Tuỵ đã phê phán sự lạm dụng từ ngữ này. Từ hộp đen trên báo chí ít hẳn đi, nó được trả lại đúng vị trí trong những bài viết về lý thuyết thông tin.
Lớp từ thời thượng sau Đại hội VII là kinh tế thị trường, kinh tế trang trại, cổ phần hóa... rồi những phần mềm, internet, thị trường chứng khoán, nền kinh tế tri thức... những từ này nay trở thành bình thường. Mặc dầu từ điện tử đã xuất hiện từ lâu, nhưng từ năm 2002, mới nở rộ lên những ‘chính phủ điện tử’, ‘Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn điện tử’, ‘công dân điện tử’ với một ‘thẻ căn cước thông minh’, ‘cử tri điện tử’ rồi nghị viện điện tử cho toàn cầu, Quốc hội điện tử...
2. Mấy từ thời thượng hiện thời
hiện nay buôn bán phát triển nên ‘thương hiệu’ trở thành mốt. Cái gì cũng ‘thương hiệu’. Từ này đang bị lạm dụng, đang lan sang nhiều ngành mà ở đó không có chuyện kinh doanh buôn bán gì cả: ‘Bà đã giúp làm tăng thương hiệu Sarkozy’; ông đã làm nên một ‘thương hiệu Putin’. những chính khách, những nguyên thủ quốc gia có buôn bán gì đâu (ngoại trừ buôn bán chính trị) mà thương hiệu? Trở thành những con người nổi tiếng, sao không nói ‘làm tăng tên tuổi Sarkozy’, làm nên ‘tên tuổi Putin’? Trong lĩnh vực
297
giáo dục cũng vậy. người ta quyết tâm ‘xây dựng thương hiệu ‘Khoa Báo chí và Truyền thông’, ‘xây dựng thương hiệu trường chuyên X’... nhà trường, sao phải xây dựng thương hiệu mà không là xây dựng học hiệu? Không rõ thiên hạ có dùng thương hiệu havard, Oxford, Cambridge không? người Việt sao thích thương hiệu quá vậy?
gần đây nhất là những từ tầm nhìn, tái cơ cấu... người ta hoạch định những đề án, những công trình, những chiến lược với tầm nhìn 30 năm, 40 năm,... Phải có tầm nhìn 50 năm để làm đường sắt cao tốc. Rồi sách ‘Việt nam tầm nhìn 2050’. Tầm nhìn nào cho khu đô thị Trung Yên hà nội mới xây hiện đại kiểu Pháp, sau trận mưa lớn (2008) đã biến thành sông hồ? Tầm nhìn nào cho những công trình giao thông vừa bàn giao đã xuất hiện nhiều chục ‘hố tử thần’?
Chúng ta đang tái cơ cấu Vinashin. nay mai liệu có ‘tái cơ cấu EVn’ khi Tập đoàn điện lực Việt nam đang đứng ở ‘chân tường’? (Tuổi Trẻ, 11.01.2011) Và còn tái cơ cấu những gì nữa?
những ví dụ khác về từ thời thượng
- ngoài ra, nơi đây đang tồn tại nhiều bất cập khác nhưng khó lòng được giải quyết.
‘Bất cập’ là một từ hán-Việt, được dùng như một tính từ có nghĩa là không kịp, không đủ mức cần thiết. Cách dùng ‘nhiều bất cập’ trên đây như một danh từ khiến người ta hiểu một cách chung chung là còn ‘nhiều cái chưa tốt’. Trên báo chí hiện nay đang lạm phát từ những từ bất cập, trầm kha...
298
- ngày nay, lầm lỗi đó trở thành những căn bệnh trầm kha. (b., 23.09.1995) [Kha có nghĩa là bệnh (từ hán cổ), trầm kha = bệnh nặng]
8.5. Dấu vết xã hội qua ngôn từ1
8.5.1. Qua từ ngữ chúng ta nhận ra hiện thực xã hội.
những bài báo được phản hồi nhiều nhất là những bài được xã hội quan tâm nhất. Trong số ‘mười bài được phản hồi nhiều nhất năm 2010’ (Tuổi Trẻ, 01.01.2011) có 8 bài về xã hội xuống cấp đạo đức với những từ hành hạ (3 lần), hành xử ‘địa ngục’, đánh dã man, độc ác, đâm chết người, (bê tông) lộ... cốt tre, 1 bài về cuộc sống đi xuống (tăng giá điện), 1 bài xã hội quan tâm tới số phận con người (trục vớt xe khách mất tích).
những con số thống kê định lượng về từ ngữ lại cho ta một bức tranh định tính về xã hội. người ta ‘đọc’ được báo chí nói chung và từng tờ báo nói riêng đề cập tới những điều gì. Trong những điều mà báo chí đề cập thì những điều gì được xã hội đọc nhiều nhất, quan tâm nhất (và tất nhiên, cả những điều gì nói ra và chẳng được mấy ai quan tâm)? Và những báo nào được xã hội đọc nhiều nhất? nói cách khác, dễ thấy có độ vênh nhất định giữa những điều được nói ra và những điều được quan tâm. Thông tin về những chủ đề, những bài báo đang ‘hút’ khách trên các báo trực tuyến một
1 Phần này đăng trên Tu i Trẻ, ngày 03.01.2011, với tít Hiện trạng xã hội qua ngôn từ với một vài chi tiết được lược bỏ.
299
mặt phản ánh dư luận xã hội và mặt khác rất quan trọng là chúng thực sự trở thành vũ khí hướng dẫn dư luận xã hội. Muốn định hướng dư luận xã hội, không thể không quan tâm tới hiện tượng này.
người ta sẽ không dùng những từ ngữ nói về những gì không còn tồn tại trong xã hội hoặc không còn được xã hội quan tâm. Đời sống của những từ ngữ của thể chế, dấu ấn chính trị ngắn ngủi nhất. những từ ngữ cụ Chánh, cụ Bá, xã xệ, lý toét, ông cai, chia quả thực, anh đội, bắt rễ, xâu chuỗi, đồng chí... trên thực tế đã trở thành thứ tiếng của một thời.
Có những từ ngữ lâu đời, đã một thời ít dùng, những kiểu quan hệ xã hội tưởng như đã lùi vào dĩ vãng, nay xuất hiện trở lại và bùng nổ khiến lớp từ này có số lượng từ ngữ mới và số lượt từ ngữ được dùng nhiều tới mức đáng kinh ngạc. Lấy hai từ tặc và chạy để minh họa.
Về từ tặc, trong Việt nam tự điển của hội Khai Trí Tiến Đức, xuất bản năm 1931, cho ví dụ đạo tặc, nghịch tặc với nghĩa giặc cướp, phản nghịch. Còn đứa con bội nghịch thì gọi là tặc tử. Trong Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ, xuất bản năm 1992, cho 4 ví dụ: đạo tặc, gian tặc, nghịch tặc, phản tặc. Thời kháng chiến chống Mỹ có thêm từ không tặc (kẻ lái máy bay Mỹ xâm phạm, bắn phá miền Bắc). Các kiểu ‘tặc’ ngày nay nhiều gấp bội: đạo tặc, hải tặc, lâm tặc, đinh tặc, cáp tặc, đất tặc, nghêu tặc, tin tặc, ‘thợ săn tin tặc ở Mỹ’ (người Lao Động, 09.06.2005), vàng tặc (những người khai thác vàng trái phép), dế tặc...
300
Về từ chạy, trong Việt nam tự điển cho hai ví dụ với nghĩa ‘xoay xở để lo việc’: chạy chọt, chạy quan. Trong khi đó Từ điển tiếng Việt đã loại đi từ chạy quan, chỉ còn lại chạy chọt. Riêng chạy tiền, chạy thày chạy thuốc cả hai từ điển đều hiểu theo nghĩa ‘khẩn trương lo liệu để đạt cái đang cần, đang mong muốn’. Bạn muốn biết tiếng Việt hiện nay? Chỉ riêng tít báo chúng ta đã gặp: chạy án: ‘hoàn tất kết luận điều tra mảng chạy án vụ PMU 18’ (Thanh niên, 07.04.2007); chạy chức: ‘nạn chạy chức, chạy quyền xảy ra khá phổ biến’ (Tuổi Trẻ, 20.11.2007); Chạy điểm: ‘Xét xử vụ “chạy điểm” tại Bạc Liêu’ (Thanh niên, 26.11.2007); chạy hạn ngạch: ‘Con trai thứ trưởng cũng tham gia chạy hạn ngạch’ (Tuổi Trẻ, 15.03.2007); chạy quyền: ‘nạn chạy chức, chạy quyền xảy ra khá phổ biến’ (Tuổi Trẻ, 20.11.2007); chạy trường: ‘Thi đâu học đấy, không còn chạy trường’ (Tuổi Trẻ, 07.04.2007). Rồi chạy dự án, chạy việc làm, chạy bằng, chạy thạc sĩ, chạy huân huy chương, chặng bằng khen, chạy quota, chạy ghế, chạy tuổi (hòng kéo dài thời gian quan chức)...
Qua từ ngữ chúng ta nhận ra hiện thực xã hội là như vậy.
8.5.2. Dấu vết văn hóa qua ngôn từ: Luật tôn ty trong tiếng Việt1
1. nghị quyết của Đại hội Đảng cộng sản Việt nam lần thứ tư (1976) viết: ‘Xây dựng Việt nam thành nước công nông nghiệp hiện đại. Xây dựng các huyện thành những huyện nông công nghiệp hiện đại.’ Phải chăng vô tình mà
1 Bài đã đăng trên SGTT, ngày 19.09.2011
301
câu trước, câu sau viết theo hai trật tự khác nhau: công nông nghiệp... và nông công nghiệp? hẳn không, vì có cả một đội ngũ những người soạn thảo, nhiều tháng trời săm soi từng câu chữ cho văn kiện Đại hội chỉn chu.
Lại xét trật tự từ trong lời cảm ơn. năm 1995, sau khi đạt huy chương bạc tại SEA games 18, đội tuyển bóng đá Việt nam có thư cảm ơn như sau: ‘Đội tuyển bóng đá Việt nam kính gửi lời cảm ơn trong vô vàn xúc động đến các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước, các Thành ủy, Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân ở các địa phương; các đồng chí lãnh đạo ngành Thể dục Thể thao Việt nam, Liên Đoàn Bóng Đá Việt nam, các cán bộ và chiến sĩ ở biên giới và hải đảo; các huấn luyện viên đã không quản khó khăn vất vả, đào tạo những vận động viên ưu tú cung cấp cho đội tuyển quốc gia, các đơn vị, cơ quan xí nghiệp, các nhà doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông đại chúng, tất cả các bác, các cô, các chú, tất cả các anh chị em và toàn thể người hâm mộ bóng đá trong cả nước’. (Tuổi Trẻ, 26.12.1995) Cái công thức ‘cảm ơn’ và ‘kính thưa’ của người Việt dài ơi là dài! Có thật các cầu thủ nghĩ như vậy không? hay họ chỉ nghĩ tới ông thầy người Đức Karl heinz Weigang, tới dòng người hâm mộ diễu hành nghẹt đường phố, cờ hoa đón tiếp với những nụ cười và nước mắt sung sướng? Điều này rất rõ ràng, vì khi đội tuyển thất bại những đối tượng được cảm ơn kia biến mất trong những lời trách cứ, chỉ còn huấn luyện viên trưởng đội tuyển - Weigang, Riedl hay Calisto... chịu trận.
hiện tượng ngôn ngữ đáng quan tâm qua hai ví dụ trên là: tôn ty là một phạm trù đặc biệt quan trọng trong tiếng Việt.
302
Giả thuyết Sapir - Whorf
hai nhà ngôn ngữ học người Mỹ E. Sapir (1884 - 1939) và B. L. Whorf (1879 - 1941) nêu giả thuyết nói rằng ngôn ngữ là chỉ dẫn cho hiện thực xã hội, mỗi ngôn ngữ đồ họa lại thực tại thế giới một cách khác nhau. Tức là, những đặc điểm về môi trường sống, về thiên nhiên, về văn hóa (phong tục, tập quán, triết lý...) của một dân tộc được phản ánh vào ngôn ngữ của mình.
2. Từ tôn ty trong tâm thức thành tôn ty trong tiếng Việt
Phạm trù tôn ty thường trực trong tâm thức người Việt. Theo giả thuyết Sapir - Whorf, điều này ảnh hưởng tới tất cả các phương diện ngữ pháp và giao tiếp tiếng Việt: trật tự từ trong câu, trong cấu tạo từ ngữ, trong xưng hô...
Tiếng Việt có những từ ghép - hai từ đơn ghép lại. Từ ghép có nhiều loại.
nhà gạch, nhà hàng, nhà máy,... là những từ ghép chính phụ - tiếng đứng đầu là chính, tiếng thứ hai là phụ nhằm làm rõ nghĩa cho tiếng thứ nhất, nhưng nghĩa cơ bản của 3 từ trên vẫn là một loại nhà. Trật tự này bất biến. Đảo lại trật tự, nghĩa của chúng thay đổi hoàn toàn, không còn là nhà nữa.
nhà cửa, đường sá, vợ chồng, chợ búa, ăn chơi, phải trái, trước sau, trên dưới, đi lại, thắng thua, được mất... là những từ ghép đẳng lập - hai từ cùng loại ghép với nhau để tạo ra một từ cùng loại nhưng có ý nghĩa khái quát hơn. Vai trò của hai yếu tố nhà và cửa, đường và sá, vợ và chồng... như nhau. Trật tự hai yếu tố trong những từ trên đây hầu như không
303
đổi. Một số từ không đảo được trật tự, như đường sá, đi lại, ăn chơi,... một số từ nếu đảo lại trật tự nghĩa sẽ thay đổi đi. nói ‘nhà cửa vùng này to đẹp’ nhưng mấy ai nói ‘Cửa nhà vùng này to đẹp’. Điều này nghĩa là trong tiềm thức, người Việt vẫn nhận ra yếu tố nào cần được đứng trước trong một từ ghép đẳng lập.
Ở đây, chúng ta chỉ đề cập tới tôn ty trong cấu tạo từ ghép đẳng lập.
Tâm thức người Việt về tôn ty như sau: Yếu tố trọng yếu đặt trên, yếu tố thứ yếu đặt dưới. Điều này thành quy tắc trọng - khinh chi phối cách nói năng và cấu tạo từ, trong đó có từ ghép đẳng lập.
Trong từ ghép đẳng lập trỏ quan hệ thân tộc hay xã hội, yếu tố nào ở bậc cao hơn là quan trọng hơn nên cần đứng trước. Vì vậy nói ông cháu, chồng con... còn *cháu ông, *con chồng... không thể là từ ghép đẳng lập. nói các trưởng phó phòng mà không nói các *phó trưởng phòng. Dẫu bà và ông, chị, anh và em cùng vai nhưng do trọng nam khinh nữ nên tiếng trỏ nam giới đứng trước. nói ông bà, anh chị em mà không nói *bà ông, *chị anh em.
Vì sao nói bàn ghế, giường chiếu, ấm chén, nồi niêu, sách vở, trên dưới... mà không nói theo trật tự ngược lại? Bởi lẽ, nếu các yếu tố trong từ ghép đẳng lập có thể định khối không gian, thì yếu tố nào lớn hơn, cao hơn, rộng hơn sẽ quan trọng hơn nên được đặt trước.
Cũng bởi lẽ yếu tố thời gian xuất hiện trước thì quan trọng hơn nên chúng ta nói ‘Sớm muộn quan tham này cũng lộ
304
mặt’ nhưng không thể nói ‘*Muộn sớm quan tham này cũng lộ mặt’. nói sớm trưa, chiều tối, chiều hôm, tối khuya... cũng theo lý do tương tự.
giữa hai yếu tố trái nghĩa, người Việt cảm nhận yếu tố tích cực, dương tính quan trọng hơn. Vậy là sinh ra từ ghép đẳng lập giàu nghèo, sang hèn.
Ở những từ ghép đẳng lập chỉ bộ phận cơ thể con người thì sao? người Việt cũng có cái lý về tầm quan trọng của tiếng đứng trước: mặt mũi (mặt là thể diện), răng lợi, tóc tai (hàm răng, mái tóc một góc con người), mắt mũi, tay chân (giàu hai con mắt, khó hai bàn tay)...
Lại có hàng loạt từ ghép đẳng lập nhưng yếu tố đứng sau nay đã mờ nghĩa như: đường sá, chợ búa, tre pheo, làng mạc... Các nhà Việt ngữ học đã chứng minh rằng trong những từ trên đây yếu tố đứng sau là tiếng Việt cổ đồng nghĩa với yếu tố đứng trước: sá là đường, búa là chợ, pheo là tre... Có thể thấy tiếng đứng sau dùng để giải thích tiếng đứng trước. Sách Tam tự kinh cũng dạy tiếng theo kiểu này: thiên là trời, địa là đất... Vậy là thiên trời, địa đất, tử mất, tồn còn, tử con, tôn cháu, lục sáu, tam ba...
Trật tự trong những từ ghép đẳng lập suy sụp, sụp đổ, đổ vỡ, bệnh tật, cổ kính, giàu sang... lại do quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố quy định: vì suy nên sụp, do sụp mà đổ, có cổ thì mới kính...
Cái lý của ngoại lệ
Trong một từ ghép đẳng lập, khi vai trò của hai yếu tố như nhau thì trật tự tùy ý: nắng mưa/mưa nắng
305
Khi gặp những từ ghép đẳng lập ngược với trật tự trên đây chúng ta cần hiểu khái niệm ‘trọng yếu’ khái quát hơn. Ví dụ:
+ Theo trật tự thời gian, nói ‘trước sau’. Thế nhưng trong bài Việt Bắc, Tố hữu viết ‘Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh’. Viết vậy, nhà thơ muốn nhấn mạnh thời gian sau này khi trở về thủ đô, tình cảm vẫn sắt son như trước kia. Vậy điều nhấn mạnh là yếu tố trọng yếu.
+ Theo quy tắc trọng nam - khinh (coi nhẹ) nữ, nói cha mẹ, chồng vợ. nhưng vì sao cũng rất hay nói mẹ cha, vợ chồng? Có 3 lý do chứng tỏ rằng cách nói sau vẫn nhấn mạnh vai trò quan trọng của người phụ nữ trong gia đình:
a) Mẹ cha, vợ chồng là dấu vết của xã hội mẫu hệ.
b) Ông cha ta quan niệm ‘đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm’. Phụ nữ là nội tướng trong gia đình.
c) Con cái gần mẹ hơn cha. người Việt coi trọng phạm trù khoảng cách.
những hiện tượng chưa lý giải được
Vì sao trong những từ ghép đẳng lập một tiếng Bắc một tiếng nam, có từ tiếng nam đặt trước, như dơ bẩn, chén bát, kêu gọi, dư thừa, kỳ cọ, đường phố, mê say, ốm đau... lại có từ tiếng Bắc đặt trước, như bơi lội, hang cùng ngõ hẻm; nông cạn, thứ hạng, tìm kiếm, đón rước, chửi bới, (‘Bới lắm thì càng lú lẫn đi’ phương ngữ Thanh hóa), say mê? (So sánh: Chú ngủ say quá chừng!; Chú ngủ mê quá trời!)
Chúng ta tạm bằng lòng vì tính võ đoán (arbitrariness) của ngôn ngữ.
306