Sở dĩ bạn thất bại là do bạn dám tiên phong đi tìm vùng đất mới, phương pháp thực hiện mới, và những cách thức thể hiện mới.

Eric Hoffer

 
 
 
 
 
Thể loại: Trung Hoa
Upload bìa: Vũ Hải
Số chương: 56
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 13190 / 450
Cập nhật: 2015-03-02 12:48:56 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần II - Thời Quân Chủ
ỔNG QUAN VỀ THỜI QUÂN CHỦ
1. Tần Thủy Hoàng chấm dứt thời phong kiến dài non ngàn năm và mở đầu thời Quân chủ đế quốc dài nhất trong lịch sử Trung Hoa, trên hai ngàn năm.
Khi ông mất thì dân tộc Trung Hoa đã có đủ những yếu tố của một nền văn minh rực rỡ và đặc biệt: đất đai rất rộng mà liền một khối (khác hẳn đế quốc La Mã), bằng hai phần ba châu Âu ngày nay; dân số đông nhất thời đó: khoảng 40 triệu người; một tổ chức hành chánh tập quyền, mạnh về võ bị; một nền nông nghiệp tiến bộ nhờ sự phát triển về thủy lợi; công nghiệp gồm đồ gốm, đồ đồng đời Thương rất đẹp, đồ sắt rất bén; kiến trúc có một công trình đồ sộ: Vạn lí trường thành, nhiều đường sá tốt, rộng, nhiều cung điện và lăng tẩm nguy nga (tiếc rằng nay không còn đấu vết vì hầu hết dùng gỗ làm vật liệu), nhất là một nền triết học rất nhân bản, thực tế mà nhiều vẻ; một nền văn học với những thơ văn bất hủ; và một nền khoa học tuy còn bập bẹ, kém La Mã, nhưng cũng đã có một số phát minh... ấy là chưa kể đến một lối chữ tượng hình, biểu ý không giống một lối nào.
Nhà Hán, non một thế kỉ dò dẫm, tạo nên một chế độ quân chủ đặc biệt mà tôi muốn gọi là chế độ quân chủ sĩ trị, nghĩa là ngôi vua thì thế tập, truyền tử mà quan lại các cấp thì là kẻ sĩ được tuyển, chứ không ở trông giai cấp quí tộc như chế độ quân chủ của phương Tây. Nền quân chủ đó tuy chuyên chế nhưng theo nguyên tắc, vẫn trọng ý dân, do các sử quan và gián quan phát biểu. Nó được các đời sau củng cố, mở rộng ra và sửa đổi tùy hoàn cảnh bên ngoài, nhưng những nét chính thì vẫn giữ đủ, khiến nhiều học giả phương Tây ngạc nhiên rằng trong khi các nền văn minh khác bị tiêu diệt thì nền văn minh Trung Hoa vẫn đứng vững, hơn nền văn minh Ấn Độ nữa. Dân tộc và văn hóa Trung Hoa có một sức kết hợp, một nguyên động lực ra sao mà có thời trong nước bị chia năm xẻ bảy, có thời lại bị ngoại nhân cai trị cả mấy trăm năm, mà khi lấy lại chủ quyền rồi, thống nhất lại rồi, thì nền văn hóa của họ vẫn thuần nhất. Hình như sau mỗi lần nguy kịch, họ được tiếp huyết để rồi mạnh hơn trước. Họ biết mau thích hợp với hoàn cảnh, cương quyết tiếp thu cái mới mẻ của ngoại nhân, biết thích ứng mả vẫn giữ được căn bản của họ. Có lẽ như vậy là nhờ họ tin ở nòi giống của họ, ở số đông của họ, ở văn hóa đặc biệt của họ?
Họ mạnh nhờ chữ viết của họ, đoàn kết họ với nhau. Họ tôn quân nhưng vua phải trọng ý của họ, nếu không thì họ lật đổ. Hễ tài sản (đất đai) mà bất quân quá thì họ nổi loạn và nhà cầm quyền lâu lâu phải tìm cách chia lại. Họ được truyền thống của đạo Khổng, coi trọng sự tu thân, tề gia và kính kẻ sĩ áo vải hơn cả những kẻ giàu sang nhất trong nước.
o O o
2. Đọc lịch sử Trung Hoa thời Đế Quốc, tức thời Quân chú chuyên chế, chúng ta thấy tất cả các triều đại chỉ lo đối phó với ba vấn đề:
- Giữ được sự nội trị: thời thì theo chế độ quận quốc nửa phân quyền, nửa tập quyền như đời Hán, đời Đường, giao bớt quyền hành trung ương cho các thân thích hoặc đại thần tận trung để họ gần như tự ý cai trị các địa phương ở xa; thời thì trái lại, như đời Tống, đời Thanh, theo chế độ trung ương tập quyền, tước hết quyền hành của thái thú địa phương, kiểm soát họ chặt chẽ để họ khỏi làm phản.
- Phân phát đất đai cho dân cày để đừng có sự cách biệt quá giữa kẻ giàu và người nghèo, kẻ giàu khỏi có thế lực quá mạnh mà người nghèo khó điêu đứng đến nỗi không còn sợ chết nữa, “đành bỏ thí cái thân mà cha mẹ vợ con trông cậy vào, để làm đạo tặc” (lời Tô Tuân); và nông dân Trung Hoa rất hay nổi loạn, thời nào cũng lập những hội kín để chống chính quyền.
- Chống đỡ ngoại xâm ở hai mặt: bắc và tây, vì đông là biển, họ khỏi phải lo cho tới khi tàu chiến của phương Tây vào hải phận họ; còn về phía nam, các dân tộc như Việt Nam, Miến Điện, đất hẹp, người ít, chuyên về nông nghiệp, ưa hòa bình, không làm cho họ phải bận tâm lắm, trái lại hễ lấn được là họ lấn. Trái lại về phía tây và phía bắc, các dân tộc hung hăng hiếu chiến, vẫn thường quấy nhiễu, uy hiếp họ nhiều lần, chinh phục được họ nữa; luôn luôn họ phải gian nan chống đỡ và chính vì vậy mà họ mở mang thêm được đất đai như đời Hán. Có thể nói lịch sử đế quốc Trung Hoa là lịch sử tranh chấp giữa người Hán và người Hồ (các rợ).
Nên nhớ thêm điểm này nữa, ở trên tôi đã nói qua: chế độ quân chủ của Trung Quốc thường bị cái họa ngoại thích và hoạn quan mà phương Tây không có. Ngay từ thời Tây Chu, hễ nhà vua còn nhỏ hoặc nhu nhược, nhất là hoang dâm, thì anh em, họ hàng của hoàng hậu hoặc thái hậu, lập bè đảng để cướp ngôi báu; từ đời Hán triều đình có thời đã phải dùng bọn hoạn quan để trừ ngoại thích, do đó hoạn quan lộng quyền, sĩ phu và hoạn quan thanh toán lẫn nhau. Thời nào mà ngoại thích và hoạn quan liên kết với nhau thì triều đại tất sụp đổ.
o O o
3. Dưới đây là bảng các thời thịnh suy, thống nhất và phân tranh của Trung Hoa từ đầu Hán tới cuối Thanh.
Như mọi dân tộc khác, dân tộc Trung Hoa mà sử thường gọi là người Hán cứ một thời thịnh lại tới một thời suy.
Suy ít thì trong nước chia làm nhiều địa phương tự trị chống đối nhau.
Suy nhiều hơn thì bị các rợ Bắc và Tây (tôi gọi chung là người Hồ) chiếm một phần, có khi trọn phương Bắc, tới sông Dương Tử.
Suy cùng cực thì bị mất luôn chủ quyền trong một hay nhiều thế kỉ
Xét chung thì người Hán mạnh nhất ở đời Hán, Đường; đời Tống đã bắt đầu suy (mặc dầu văn minh rực rỡ); từ đời Nguyên trở đi dân tộc Hán suy nặng: trong non 6 thế kỉ rưỡi thì mất chủ quyền về Mông Cổ và Mãn Thanh trên 3 thế kỉ rưỡi. Trái lại đế quốc Trung Hoa thì nhờ Mông và Mãn mà bành trướng thêm.
Vì vậy tôi chia thời đế quốc quân chủ Trung Hoa làm hai giai đoạn:
- giai đoạn Hán thịnh, Hồ còn yếu (từ Hán đến Tống).
- giai đoạn Hán suy, Hồ mạnh lên (từ Nguyên tới Thanh).
Sử Trung Quốc Sử Trung Quốc - Nguyễn Hiến Lê Sử Trung Quốc