Số lần đọc/download: 2241 / 25
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 8 -
H
ôm ấy Uyển Hoa đi ghi tên thi cử thật dễ dàng nhẹ nhõm. Nàng đi với các bạn cùng lớp, có vị giáo sư già hướng dẫn, lại có Trần Kiến Quốc đi kèm giúp đỡ.
Mới mười giờ sáng, nàng đã khoan khoái nắm cánh tay Kiến Quốc, “giung giăng giung giẻ” ra khỏi cổng bộ Giáo dục.
Hắn cố ý định đưa nàng ra hồ Bích Ðầm hoặc khu cửa Ðông bơi lộị Nhưng nàng đang muốn về nhà gấp. Nàng chắc mẹ nàng đưa Thanh Thanh đi ghi tên, cũng đã xong trước mười hai giờ rồị Nàng muốn về để họp mặt trò chuyện với cả nhà cho thật vui vẻ.
Nhưng nàng có ngờ đâu, đã mười một giờ rưỡi, về đến nhà vẫn chẳng được gặp những người mà nàng muốn gặp: Ngoài các thầy thợ làm việc trong hãng, chỉ có con sen Lệ Quyên và người đầu bếp ở nhà trong! Mẹ nàng, Thanh Thanh và ông Tuyền đều chưa về. Quốc Hùng đã đi đến nhà bạn chơi từ sáng sớm.
Uyển Hoa đưa Kiến Quốc lên lầu, thấy bốn bề vắng ngắt, nàng phát ngượng với hắn. Nàng mời hắn vào ngồi trong phòng khách, lớn tiếng kêu Lệ quyên đem khăn mặt dấp nước nóng vào để nàng và hắn lau mồ hôi mặt, kế nàng lấy tờ báo đưa cho hắn xem, rồi thừa dịp lui về buồng riêng thay quần đổi áọ Nàng cởi bộ áo nữ sinh, và lại mặc cái rốp đầm mầu vàng vào mình, cái rốp nàng đã mặc để đi chơi với hắn bữa hôm mới đi du lịch trở về. Nàng đánh qua loa chút phấn lên má, yểu điệu bước ra phòng khách, bỗng nàng ngây người chán ngán khi thấy người nhà chưa một ai trở về. Chỉ có trơ một mình Kiến Quốc ngồi đó, đang chăm chú xem tờ nhật báọ Nàng nhón chân đi ra cầu thang, ngó xem bên dưới, thấy cô sen đang bước lên lầụ Nàng nóng nảy hỏi:
- Bà với mọi người chưa ai về hả?
Lệ quyên đáp:
- Chỉ mới có ông Tuyền về thôị ông ấy cho hay: Bà đưa cô Thanh Thanh đi dạo chơi khu Vạn Hoạ
Cơn ghen ngầm nổi lên. Nàng buồn vô hạn: mẹ nàng đã có Thanh Thanh rồi, nên đã quên hẳn nàng! Lệ Quyên khẽ hỏi:
- Có cậu Quốc đến chơi, cô cần bảo nhà bếp làm thêm món ăn không, thưa cổ
- Khỏi cần. Trái lại, chỉ có hai chúng tôi ăn, nên làm ít đi, và tùy tiện, món gì cũng được.
Nàng trở vào phòng khách, cố gượng nụ cười bảo Kiến Quốc:
- Trưa nay chúng ta ăn cơm ở nhà, anh nhé! Như vậy vừa thong thả dễ chịu, vừa được tự do, vì chỉ có hai chúng ta ăn thôị
- Tốt lắm. Cơm nước rồi, anh sẽ mời em đi chơị
Xế chiều hôm ấy, hai người bàn tính qua loa, rồi quyết định ra hồ Bích Ðầm bơi lộị
Ra đến nơi, Uyển Hoa lại đổi ý. Nàng kêu quá mệt, ngại lội xuống nước, và đòi mướn thuyền chèo chơị Hắn bèn chiều ý nàng, không một lời bàn lạị
Dưới ánh nắng chiều vàng, trên làn nước biếc, Bích Ðàm lúc ấy đông đảo những tài tử giai nhân, nào những cặp dìu nhau, đuổi nhau dưới hồ, nào những nhóm tụ tập cười nói trên bờ, đủ mầu áo tắm rực rỡ, vô cùng đẹp mắt.
Kiến Quốc là một tay chèo thuyền rầt cừ. Hắn nắm hai mái chèo, đưa con thuyền uốn éo len lách qua những thân hình nẩy nở, những cánh tay, cặp giò thon đẹp của đám người bơi lội ... Lách qua chỗ ấy rồi, hắn chèo mạnh cho thuyền lướt phăng phăng ra ngoài xẹ
Lát sau thuyền hai người tiến đến giải bờ phía thượng lưu, với đồi xanh in bóng nước biếc. Về bên tay mặt, có một cái bãi nho nhỏ, những cây dù xanh, đỏ, tím vàng chống lên lố nhố như những cây nắm khổng lồ.
Kiến Quốc buông chèo tạm nghỉ, đưa khăn lau mồ hôi, sung sướng ngắm nhìn Uyển Hoa ngồi ở đầu thuyền, dưới cây dù nhỏ. Nàng như đang mơ mộng, thả hồn vào cảnh đẹp thiên nhiên. Hắn khẽ gọi:
- Hoa em!
Nàng chưa nghe ra, hắn phải gọi lớn hơn, nàng mới như bừng tỉnh:
- Dạ? ... A! ...
- Em nghĩ ngợi gì mà như xuất thần vậỷ
Nàng mỉm cười kín đáo, tay kéo mép áp xuống theo tiềm thức.
- Hoa ơi! Nói thật với anh đị Gần đây em có tâm sự gì u uẩn?
- Em? (Nàng nhoẻn miệng tươi cười) Anh thử nghĩ xem: em đâu còn tâm sự gì nữả mà tại sao tự dưng anh lại hỏi em như thế?
- Anh thấy em bơ thờ bất an trong lòng thế nào ấỵ
Nàng lườm hắn:
- Nhà tâm lý học của tôi ơi! Ðịnh đem tôi ra làm việc thí nghiệm, phải không?
- Ðừng “hành” anh như thế, Hoa ơi! Chỉ vì anh quá quan tâm đến tình trạng tâm thần của em, nên anh phải hỏị
Nàng cảm kích vì tình yêu của hắn, đưa ánh mắt, nhìn trìu mến, như để tạ ơn. Hắn trở lại vui vẻ, hăng hái chèo mạnh cho thuyền lướt trên mặt nước.
Dạo chơi một hồi nữa, như cảm thấy quá tịch mịch, hắn cất tiếng trò chuyện cho vui:
- Hoa à! Anh có một ông cậu ở bên Mỹ, em biết chưa nhỉ?
Nàng mỉm cười đáp:
- Rồị Anh đã có lần kể cho em biết. dường như ông ấy dạy ở một trường đại học tại miền Nam tiểu bang California phải không?
- Phảị Gần đây ông có gửi về cho anh một lá thư rất dàị
- Thế ử
- Trong thư, ông kễ rõ ràng về tình hình trường ấy (hắn mỉm cười kể tiếp) và ông hỏi anh rằng: sau khi tốt nghiệp ở nưóc nhà, anh có muốn qua bên ấy du học để tiến thêm nữa chăng ...
Câu chuyện thật bất ngờ đối với nàng, vì nàng xem đấy là việc quan trọng. Và nàng bắt đầu bối rốị Tuy nhiên, nàng cố gượng cười:
- Mừng cho anh nhé! Bằng rày năm tới, có lẽ anh đang sống ở Hoa kỳ rồị
Hắn không nhận ra thâm ý câu nói của nàng. Hắn tiếp tục kễ:
- Cậu mợ anh không có con cái nào cả. Sống mưới mấy năm qua ở Mỹ quốc, ông bà cảm thấy rất cô tịch. Cho nên ông bà coi việc anh tốt nghiệp ở nước nhà và xuất ngoại du học, như việc của chính ông bà. Và hiện nay ông bà đang sốt ruột chờ đợị
- Anh thật tốt phúc, nên có được ông cậu bà mợ yêu mến như con ruột. Vậy, ngày anh đậu bác sĩ, tiến sĩ, hoặc thạc sĩ ở bên ấy rồi, chắc ông bà giữ lại luôn, không cho anh về nước nữạ
Hắn lắc đầu nói quả quyết:
- Ðiều đó chắc không thể được. Dầu cậu mợ anh có muốn thế, ba má anh cũng chẳng khi nào chịụ Em nhớ rằng: ba má anh cũng chỉ có một mình anh!
Nàng vui vẻ bảo:
- Rõ là “con vàng con ngọc”! Có lẽ anh là người được trời cưng đặc biệt, con duy nhất của cha mẹ, cháu độc nhất của cậu mợ.
- Cứ như em nói (hắn cười) anh chẳng là “viên ngọc sống” hay saỏ
Nàng phá lên cười khanh khách, trỏ tay vào mũi hắn:
- Danh từ “hòn ngọc sống” là do miệng anh tự xưng đấy nhé. Em chỉ nói: anh là “hòn ngọc của cha mẹ” anh thôị
- Ðâu phải chỉ có vậỷ anh là đứa con một của dòng họ Trần đã “ba đời con một”, và lại là đứa duy nhất của ông bà ngoại nữạ Bà ngoại anh đã dặn từ trước. Sau này, anh lấy vợ sinh con, khi đặt tên cho con thì phải nhớ lấy tên họ Từ bên ngoại làm “chữ lót” đặt vào sau chữ họ Trần, thí dụ “Trần từ anh Dũng, ” “Trần từ lệ Hoa” ...
Nàng bỗng đỏ mặt, gượng nói pha trò để đánh lạc hướng:
- Như vậy, mai mốt anh đi hỏi một người khác làm vợ, anh nên nói rõ điểm này cho gia đình người ta biết trước. Nếu không, sau này vợ anh không chịu đặt tên con với chữ “lót” họ Từ, lại đòi đặt tên họ vợ anh làm chữ “lót”. Rồi bà ngoại anh sẽ nổi giận, “hưng binh phạt tội” đấy!
Hắn nghe nàng nói, bỗng giật mình, buột miệng lẩm thẩn nói:
- Ði hỏi “một người khác” làm vợ?
Nàng cảm thấy hối tiếc vì câu nói đùa của mình. Câu này có thể bị hắn hiểu lầm hai cách, mà cách nào cũng không hay cho nàng. Hoặc hắn có thể nghĩ rằng nàng khôing thích hắn nữa, nên ngầm khuyên hắn đi kiếm một cô gái khác để cầu hôn. Hoặc hắn có thể nghĩ: Nàng nói thế là có ý thúc giục hắn nên sớm sớm ngỏ lời cầu hôn để cưới nàng làm vợ. Nếu hắn hiểu lầm cách thứ hai này, thì càng không tốt cho nàng: làm thân con gái, dù đến thế nào đi nữa, cũng không bao giờ nên mở miệng thúc giục người yêu sớm cầu hôn và cưới mình.
Kiến Quốc vốn rất thông minh tinh ý, nên vừa thoáng phát hiện nét đăm chiêu nhăn nhó trên mặt nàng, hắn đã hiểu ngay nỗi hối tiếc của nàng. Hắn liền gác bỏ chuyện này nói lảng sang chuyện khác:
- à sao vừa rồi em lại ghi tên học ban C?
- Em muốn theo ngành điện hóa nông nghiệp.
- Thế thì tương lai em cũng có thể xuất ngoại dễ dàng! Hay lắm!
Câu chuyện xoay hẳn qua vấn đề học hành ...
Và sau một hồi nghe hắn dự tính về tương lai, nàng mới thấy rõ hy vọng của hắn là: được cùng nàng du học và sống với nhau trên đất Mỹ.
Lòng lâng lâng vì trút hết mọi nghi ngờ thắc mắc, nàng trở lại tươi cười vui vẻ như cũ. Tóm lại, buổi đi chơi hôm ấy đã củng cố thêm tình thân ái giữa hắn và nàng.