Số lần đọc/download: 1177 / 4
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 8 - CHU NGUYÊN LÝ LỘ TÔNG TÍCH
N
guyên đại ca! Thuyền này thuộc loại chiến thuyền của bọn Tàu ô.
Chúng lướt cực nhanh đến ta kia!
Phúc Chân cả kinh nói:
– Mau mau cho ghe của ta lủi vào cù lao. Chúng muốn đụng tan xác ghe ta đó!
Hai người vội nhổ sào cho ghe nhỏ sấn nhanh vào cù lào,lúc đó chiếc thuyền Tàu ô đã đến nơi, suýt nữa đụng bể ghe. Nó dừng lại cách xa bãi một sải nước vì sợ mắc cạn.Còn Phúc Chân và Phúc Thiện thì nhảy vút lên bờ. Trên thuyền lô nhô đám thủy thủ mặc toàn đổ đen cũng như màu cờ và màu thuyền chiến cúa họ.
Phúc Chân nói:
– Giặc Tàu ô do Tây Sơn yểm trợ, phong tất cả là mười hai Tổng binh cho bọn chỉ huy của chúng. Trước đây chúng đánh phá vùng bề Trung Quốc, nay lại đến tận vùng bình nguyên thì quả là liều lĩnh thật.
Phúc Thiện nói:
– Bọn Thanh đã chiếm cứ Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị đóng cung tại Tây Long cung như đại ca nói. Thế mà quân Lê lẫn quân Thanh không kiểm soát được Bắc Hà để bọn Tàu Ô hoạt dộng như vầy thật là dùng binh còn kém lắm vậy?
Cả hai đang trò chuyện thì trên chiếc thuyến Tàu ô nhảy xuống ba đại hán cởi trần trùng trục, lưng đeo đao ngắn, thắt khăn đen ngang trán, thắt vuông vải đen ngang bụng, tướng mạo rất dữ tợn. Chúng bước thắng về phía hai người và nói:
– Khính chào đại công tử Chu!
Phúc Thiện tái mặt lắp bắp hỏi:
– Ai là công tử Chu?
– Chính người này.
Một tên vừa nói vừa làm lễ ra mắt và tiếp:
– Nay Tổng binh Tần Hùng đến đây, mong được hội kiến cùng đại công tử.
Phúc Thiện xua tay:
– Các ngươi đã lầm rồi.
Ngay lúc ấy trên ghe có người nhảy như con én đáp xuống bên cạnh họ.
Người ấy lưng hùm vai cọp tiếng nói như chuông rền:
– Kính chào đại công tử! Chúng tôi theo đại công tữ từ Tây Phong Lãnh đến đây. Ngày nay quân Thanh vào nước Nam, khắp nơi phong trào "Phản Thanh phục Minh" đều theo về Tây Sơn chống giặc Thanh, có lẽ vì thế mà đạI công tử rời Bát Trận đồ, xuống núi về với Tây Sơn?
Phúc Thiện còn ấp úng chưa biết nói sao thì hắn tiếp:
– Tôi là Tổng binh Tần Hùng mang quân thủy bộ đến đây mong rước đại công tử về Biện Sơn đế gập đại tướng Ngô Văn Sở và Ngô Thời Nhiệm bàn định việc lớn. Đây là cơ hội duy nhất cho nhà Minh chúng ta khôi phục giang sơn.
Phúc Thiện đành cầu cứu Phúc Chân:
– Thế nào đại huynh?
Phúc Chân cũng không biết nói sao. Chàng yên lặng ngẫm nghĩ một lúc rỗi nói:
– Anh em ta gặp nhau đến đây chắc mỗi người phảI chia mỗi ngả. Sự nghiệp tổ tông không lẽ bỏ ngoài tai? Vả lại họ cần có hiền đệ để nêu cao danh nghĩa chống giặc Thanh. Tiểu huynh nghĩ là hiền đệ nên theo Tần Hùng về núi Biện Sơn ngay.
Phúc Thiện trầm ngâm rồi bồi hồi nói:
– Vâng lệnh đại ca, xin giã biệt. Tuy nhiên đệ xét thờI và thế thì chắc cũng là chuyện vẽ rắn thêm chân thôi chứ chẳng nên gì đâu.
Phúc Chân an ủi:
– Gặp lúc phục nghiệp tổ tông thì cũng nên vùng vẫy kẻo phí một đời. Thôi, hiền đệ cầm lấy túi hành trang này mà lên đường.
Biết Phúc Chân cố ý trao túi đựng ngọc tỷ, Phúc Thiện đưa mắt lặng lẽ nhìn Phúc Chân:
– Nay chưa biết thời thế ra sao. Đại huynh hãy giữ hộ tiểu đệ chiếc túi này.
Để về sau minh bạch sẽ hay. Tiểu đệ nay đơn độc vào đất Tây Sơn, không cần hành trang gì cả Mong sau này anh em mình gặp lại. Nếu đại huynh có rảnh cũng nên đến Biện Sơn một chuyến, tiểu đệ mong nhớ lắm đấy.
Phúc Chân đành nói:
– Hành lý... thì tiểu huynh tạm giữ cho hiền đệ, nhưng đất lạ quê người khá nên cẩn thận. Thiên Địa Hội đang giúp Tây Sơn rất gắn bó, còn Mạc Thiên Tứ thì về với nhà Cựu Nguyễn ở tận phương Nam... có lẽ nếu tiện dịp, tiểu huynh sẽ tìm đến đó thăm người rồi ra sao sẽ đình liệu.
Phúc Thiện nói với rần Hùng:
– Nay vì cơ nghiệp tiên đế ta theo về với Tây Sơn, nhưng liệu Tây Sơn đối xử thế nào?
Tần Hùng cung kính nói:
– Tây Sơn Nguyễn Huệ là ngườI trọng nghĩa, biết chiêu hiền đãi sĩ và hết lòng ủng hộ phong trào phản Thanh phục Minh của các nhớm Thiên Địa Hội, Bạch Liên Giáo. Đại công tử theo về sẽ được trọng dụng. Chính Ngô ThờI Nhiệm đã nhờ chúng tôi tìm kiếm đại công tử lâu rôi.
Phúc Chân tìm lời khích lệ:
– Anh hùng gặp thời như rồng vượt cạn lên mây chớ nên thoái chí. Hãy vững dạ, tiểu huynh sẽ luôn luôn có mặt trong những lúc hiền đệ lâm nguy, đừng e sợ gì cả.
Rổi đó Phúc Thiện cùng bọn Tàu Ô chào tữ giã Phúc Chân. Nhìn theo bóng người bạn mới, Phúc Chân cũng thấy lòng lưu luyến buồn buồn...
Đợi chiến thuyền Tàu ô đã đi xa rồi, Phúc Chân cũng xô ghe ra giữa dòng nước đi một đỗi rồi chàng chống sào cho ghe vào bờ. Đây là nơi chàng đã nhiều lần đậu ghe bên sông vì trên bờ có một xóm chài quen thuộc chàng vẫn thường ghé mua sắm các vật dụng cần thiết.
Đang lúi húi buộc dây giữghe, chợt Phúc Chân thấy trên bến đi lại ba người ăn mặc theo lối đạo sĩ Tây Tạng và võ sĩ đạo Thần Cung miếu Phù Tang...
Nhìn thái độ bọn người này, Phúc Chân biết họ cố ý gặp chàng. Họ dừng lại gọi lớn:
– Tên tiểu tử! hãy lại đây cho tụi ta hỏi t!.
Phúc Chân đoán có việc gì không lành. Bọn đạo nhân này thường đi làm nghề dạy võ thuật và tà thuật cho các vương tôn công tử, cả các bậc vương hầu và cả đến các vị Hoàng đế nhà Thanh từ Khang Hi, Ung Chính đến Càn Long...
Họ rất có uy quyền, đứng vào hạng tôn sư của giới quý tộc nhà Thanh.
Nay Tôn Sĩ Nghị sang Thăng Long tất nhiên có bọn pháp sư võ dạo này theo để hộ vệ và cả làm quân sư nữa.
Nhưng chĩ nghĩ thoáng qua thôi, Phúc Chân vẫn tiến tới:
– Các vị là ai và hỏi tôi có việc gì?
Một đạo nhân lên tiếng:
– Ta là Huyền Đức đạo nhân muốn hỏi ngươi một việc.
– Việc gì?
– Có phải ngươi từ Bát Trận đồ ở Tây Phong Lãnh xuống đến đây?
Phúc Chân nhìn thằng mặt đối phương nói:
– Đúng! Ta từ nơi ấy đến.
– Ngươi đi cùng một tên hậu duệ Chu Nguyên Chương phải không?
– Không! Có lẽ đó là gã tiều ở Tây Phong Lãnh...
Mấy tên đạo sĩ cười hô hố:
– Láo khoét! Ngươi lừa bọn ta sao được! Tên họ Chu định chôn sống mình ở ngọn Tây Phong, nay thấy bọn tân Nguyễn đang sống với nhà Thanh nên vội vàng xuống núí mong gây dựng lại cơ đồ. Nó trốn đâu rồi, hãy nói thật cho chúng ta biết...
Ta không biết...
Một tên Lạt Ma Tây Tạng có vẻ nhận ra Phúc Chân nên nói:
– Tên này từng gặp bọn Bạch Liên Giáo Tứ Xuyên Đại Phúc,Huyền Nham...
Ta nghe hắn đi tàn con gái đẹp nào đó.
Rồi quay lại, hắn nói với Phúc Chân:
– Chúng ta biết ngươi đang đi tìm Phượng Trì. Bây giờ chúng ta có quyền trao đổi vì Phượng Trì đang nằm trong tay chúng ta tại Tây Long cung, hãy chỉ rõ hà tung của Chu Nguyên Lý, chúng ta sẽ trao trả Phượng Trì...
Phúc Chân thăm hỏi:
– Về Chu Nguyên Lý quả thật ta không biết, nhưng còn Phượng Trì ta cũng không tin nàng ở Tây Long cung.
– Ha ha! Tin hay không thì mặc ngươi thôi, nhưng Phượng Trì đã bị bắt trong khi đang lấn quẩn trên bờ Tây Giang và hiện đang bị nhốt trong đại bản doanh của Tôn Tổng binh. Nếu muốn cứu nàng hãy đến đó mà cứu.
Nghe tin Phượng Trì bị bắt, Phúc Chân đã díu thấy tữc giận hừng lên nhưng vì tin tức về nàng liệu nằm trong tay bọn đạo sĩ này nên đành nhịn nhục để dò hỏi tiếp Chàng bèn nói khích:
– Phượng Trì võ nghệ cao cường lại có thanh "Bạch Quang kiếm" các ngươi làm gì được mà hòng gạt ta?
Tên đạo sĩ cười vang:
– Ha ha! tên này ngu xuẩn thật! Lần trước bọn hảo hán đã bắt được nàng trong tay ngươi, lần này nàng một mình, chỉ cần một mẹo nhỏ là tóm dược ngay chớ có khó gì?
Đột nhiên, ngay lúc ấy một giọng trong trẻo cất lên trong tán cây cổ thụ bên sông gần đó:
– Bọn đạo sĩ gian tà kia! Đừng có vọng ngữ! Có ta đây, bị bắt bao giờ?
Vừa dứt tiếng, từ trên tán cây một nữ nhần đẹp như tiên nữ nhảy vút xuống.
Trong nháy mắt nàng đã ở cạnh Phúc Chân:
– Đại huynh ơi! Chớ nghe bọn dối trá này. Có tiểu mụi chờ chàng ở đầy đã lâu!
Bọn đạo sĩ giật mình, sau đó cười toáng lên:
– Ha ha! Chúng ta ngở chỉ tóm được một tên ai ngờ quăng mẻ lưới này lại được cả đám cá to! Này Phượng Trì cô nương ơi! Đức Hoàng đế đã ần cần như thế mà còn trốn đi khiến người nổi giận giáng chỉ cho Tôn Sĩ Nghị làm cỏ cả dân Nam đấy! Vậy nếu muốn yên dân lợi nước nàng mau mau theo ta trở về Yên Kinh. Mọi người vẫn ở điện Tập Hiền chờ nàng trở lại...
Phúc Chân đã gặp được Phựơng Trì, chàng cảm thấy phấn chấn hắn lên bèn rút kiếm khỏi vỏ ra, nạt:
– Bọn xuẩn động kia! Mau mau cút khỏi bến Tây Giang này! Lần này ta tha mạng chó lừa cho các ngươi!
Cả ba tên đạo sĩ cũng đã tuốt sẵn binh khí còn tên võ sĩ đạo Phù Tang tẽn là Sài Điến Thực múa thanh trường kiếm vế hướng Phúc Chân quát:
– Man tặc Phúc Chân! Hãy coi cho rõ kiếm đạo của Thần Cung miếu Phù Tang...
Vừa nói vừa ngầm vận công lực lên hai bàn tay từ từ đưa gươm lên khỏi đầu, toàn thân khí thế bốc lên ngùn ngụt.
Phúc Chân biết lần này chàng đụng độ với một võ công kiếm đạo lợi hại.
Chàng chưa hề giao đấu với kiếm gia Phù Tang nhưng đã nghe nói là kiếm đạo Phù Tang vô cùng ác liệt, bọn võ lâm Mãn Chầu và Trung Nguyên thường tỏ ra sợ hãi khi chạm trán với họ. Phúc Chân định đối phó thì Phượng Trì đã rút thanh Bạch Quang kiếm ra khỏi vỏ, thanh kiếm loé ngời đạo bạch quang xông thắng đến Sài Điền Thực mà Phóng kiếm đánh tới.
Thế kiếm đầu tiên chỉ là dò xét hư thực nội lực của Sài Điền Thực mà thôi, nên mũi kỉếm vừa chênh chếch tung ra chưa đến yết hầu Sài Điền Thực, nàng đã rùng bộ xuống hạ tấn và đổi thành một thế "phạt thảơ tầm xa" chém lia vào cổ chân đối phương. Sài Điền Thực không đở cũng không nhảy tránh. Hắn hét lên một tiếng khủng khiếp làm chấn động cả đêm truởng.
Tiếng hét dễ sợ khiến cho đường kiếm của Phượng Trì bỗng nhiên run lên, lảo đảo và ngừng hẳn lại. Lúc đó thanh gươm võ sĩ đạo từ trên nhanh như điện chớp chém bổ xuống. Cả đấu trường sững lại, bàng hoàng vì thấy Sài Điền Thực đã dùng tiếng hét "sư tử hống phá vở kinh mạch đối phương rồi mới sử dụng kiếm đạo của mình.
Đến cả Huyền Đức đạo nhân và tên Ban Thiền Lạt Ma Tây Tạng cũng không ngờ.
Phượng Trì trong một phút kinh hoâng, đạo Bạch Quang kiếm dừng lại thì nhát kiếm của Sài Điền Thực đã xuống tới đỉnh đầu nàng.
Chợt một tiếng Hự" như cọp rống vang lên, rồi chỉ thấy tơàn thân Phúc Chân bay vèo đến, ngọn song long cước tung ra đá trúng vào cổ tay Sài Điền Thực rồi tiếp theo thế đánh Song long xuất hải của võ lâm đất Việt núi Hồng tạt sang đánh bật ngược vào huyệt huyền cớ của đối phương thật thần tốc.
Sài Điền Thực rú lên một tiếng, ôm cổ hợng lùi lại, sùi bọt mép thét vang dậy và phóng kiếm tràn chém vào Phúc Chân. Chát! Chát! Chát! Ba thế gươm lợl hại của Sài Điền Thực đều bị kiếm báu của Phúc Chân chận cảng lại.Chàng điềm tĩnh như núi trước sự giãy giụa thê thảm của tên kiếm sĩ Phù Tang, chàng nói:
– Ta đã nhường cho người khởi thế công đến ba lần.Nay hãy chuẩn bị mà chận đường kiếm của ta đây!
Nhưng Sài Điễn Thực đã cúi đầu như tạ tội, kéo tay phắt một cái đút gươm vào vỏ rồi đặt hai tay lên hai đùi, lưng gập xuống:
– Kiếm pháp của nước Nam quả là siêu phàm, tiểu đệ xin bái phục.
Phúc Chân cũng tra gươm vào vỏ lẳng lặng đứng nhìn hắn không nói một lời.
Chàng quay lại nắm lấy tay Phượng Trì kéo ra khỏI vòng chiến và cùng bỏ về phía bờ sông. Hai người đến một con thuyền nhỏ đậu sẵn trên bến Tây Giang. Phúc Chân dịu dàng nói với Phượng Trì:
– Chúng ta đi hết quãng sông này em nhé.
Phượng Trì lặng lẽ không đáp, gương mặt nàng lộ vẻ u buổn. Phúc Chân an ủi:
– Vừa rồi vì mải đuổi theo kẻ địch để lở xảy ra việc tai biến cho hiền muội, xin hiền muộí tha lỗi cho tiểu huynh.Chẳng hay hiền muội còn giữ chiếc đàn tỳ bà kia không?
Phượng Trì ngồi bên khoang thuyễn nhìn xa xãm hồi tưởng lại lúc còn ở nơi Tập Hiền điện:
– Nghe người thái giám già nói chiếc đàn ngọc ấy còn đang để trong kho báu của vua Càn Long.
Phúc Chân suy nghĩ một lát rồi nói:
– Hiện nay tiểu huynh có giữ một báu vật chỉ cần trao đổi với Càn Long thì sẽ thu hồi được chiếc đàn tỳ bà ấy.
Nhưng tiếc rằng báu vật lại không thuộc quyền sở hữu của mình.
Phượng Trì lấy làm lạ hỏi dồn:
– Vậy báu vật ấy của ai? Và đó là vật gì?
Phúc Chân đành đáp:
– Đó là viên ngọc tỷ truyền quốc của Đại Minh Hồng Võ Chu Nguyên Chương truyền lại đến nay. Tiểu huynh được một hậu duệ họ Chu gửi gắm, chưa biết sử dụng thế không phải. Hiền muội có nghe đến họ Mạc Cữu hay không?
Phượng Trì lắc đầu:
– Tiểu muội chưa nghe đến họ Mạc này, có liên quan gì đến Mạc Kính Cung ở Cao Bằng hay không?
Phúc Chân nói:
– Có lẽ không.
– Tại sao nhân huynh biết?
– Dòng họ này tữ Tứ Xuyên đến Vân Nam, Phúc Kiến rồi bị nhà Thanh đánh đuổi phải chạy sang vùng Hà Tiên ở tận phương Nam nước ta, vùng này có nhiều núi non, eo vịnh đẹp như chốn thần tiên và hùng tráng hơn cả hồ Động Đình của Trung Quốc. Hay chúng ta đi về đó tìm họ Mạc thử xem?
Phượng Trì tỏ dấu mệt mỏi, ưu tư nói:
– Chuyện của mình đã đầy khó khăn, dây thêm vào việc của người càng thêm phiền não. Theo tiểu muội thì đạI huynh nên gửi viên ngọc tỷ lại cho chủ họ Chu của nó.
– Người ấy đã quyết tâm trao cho tiểu huynh để đi vào cuộc sinh tử của sứ mệnh thiêng liêng dòng họ nhà Chu. Bây giờ có lẽ người đã về đến núi Tam Điệp rồi...
Nhắc đến Tam Điệp, Phượng Trì bỗng cau mày:
– Tiểu muội chắc phải về lại để gặp tướng phụ và tướng quân Ngô Văn Sở để phục lệnh. Chắc lần không thoát khỏi ngục hình.
Phúc Chân nói:
– Hiền muội biết điều ấy khó khăn, trở về làm chi. Nay sông nước hữu tình, ta ngao du sơn thủy bên nhau há lạI không thích hơn sao?
Phượng Trì lắc đầu:
– Tiểu muội đã đi quá xa bờ bến của đạo lý làm người rồi. Tình cảm chẳng khác nào con thuyền ra khơi mãi, biết nó sẽ ghé lại bến bờ nào?
Phúc Chân cười nói:
– Cõi tiêu dạo của con người cốt ở chỗ ấy, đạo 1ý mà làm gì?
Phượng Tri đáp:
– Không phải vậy đâu! Con người còn có gia đình cha mẹ anh em, có tổ quốc dân tộc và nước Nam. Nay giặc thù xâm lược, há nỡ bỏ gia đình, dân tộc đi vào cõi nhàn dật ngao du riêng bản thân mình thì sao cho hợp lẽ làm người.
Phúc Chân nói:
– Hiền muội cớ vẻ còn hoang mang lắm phải không?
– Vâng! Hiện nay tiểu muội rất lo âu. Quên lời giáo huấn của cha và Ngô tướng quân rong ruổi theo chàng làm tiểu muội tự thấy lạ lùng cho mình Nói rồi đưa đôi mắt đẹp u buồn nhìn Phúc Chân một cách thê lương vô hạn.
Phúc Chân cầm tay nàng, âu yếm nói:
– Trời đêm lạnh lẽo, tay hiền muội lạnh giá thế này, ta hãy vào khoang thuyền uống trà cho ấm kẻo nhiễm hàn sinh bệnh.
Chàng cắm chặt con sào xuống chỗ nước cạn cùng Phượng Trì vàơ trong khoang thuyền.
Bên ngoâi, dòng nước lặng lờ trôi xuôi, con thuyền nhấp nhô trên những làn sóng biếc nho nhỏ lấp xấp va vào hai bên be thuyền như những cái vỗ về, ấp yêu của dòng sông tình ái đối với người yêu nho nhỏ xinh xinh.Vài ba cánh vạc ăn đêm bay ngang trời sương lạnh, để lạI khoảng không gian những tiếng kêu như muốn đùa nghịchcùng sự tịch mịch của bờ bến mông muội nào.
Phúc Chân nhìn vẻ thiên kiều bá my của nàng trong đêm dưới ánh sáng của ngọn lữa bập bùng trên bếp gần sau lái thuyền. Phượng Trì đã ngủ yên. Phúc Chân không muốn phá giấc ngủ của nàng. Nhưng chàng vẫn không buồn ngủ.
Chàng thấy Phượng Trì đã ngủ say bèn lấy túi hành lý, lôi ra chiếc hợp vàng giở báu vật ngọc tỷ của nhà Minh ra xem. Sắc ngọn đỏ rực trên núm chạm thành một con rồng những hàng chữ cổ triện vừa kính cẩn vừa tinh vi đến nỗi Phúc Chân nghi hoặc không biết đây có phảI do tay người thợ khéo nàơ đó làm ra hay đúng là do một “thiên mệnh bí mật nào đã đẽo gọt và ban xuống cho triều đại vua chúa kia?
Chàng vừa xem ấn vừa nghĩ thầm:
"Cũng chỉ vì cái ấn ngọc này mà thiên hạ đổ máu đến giờ chưa dứt, âu là ta ném quách nó xuống dòng Tây Giang cho rồi.
Để cho kẻ khác đoạt lại gây thêm nhiều việc đổ máu chẳng ích gì.Vả lại xét thấy số nhà Minh đã tàn. Xét lịch sử thì dòng họ này đã mang nợ máu quá nhiều cho đân nước Việt...
Phúc Chân quả quyết bước ra ngoài khơang thuyền.Chàng ra ngơài khoang thì nghe dường như dưới nước song dợn, con thuyền dao động mạnh một cách khác thường. Phúc Chân biết là có kẻ rình lặn hụp gần bên be thuyền. Chàng vội đút ngọc tỷ vào túi. Xong chàng ngồi yên sau lái định tĩnh lắng nghe.
Một bàn tay to như hộ pháp nắm chặt vào mạn thuyền đu vút lên.
Chiếc thuyền nghiêng hẳn về một bên, rồi toàn thân một người như một con cá vượt vũ môn vọt lên đứng vững trên mui thuyền.
Phúc Chân vẫn ngổi yên, nhưng thuyền chao động đã đánh thức Phượng Trì dậy, nàng gọi lớn:
– Phúc Chân ơi! Chàng làm gì ngoài ấy?
Nghe giọng Phượng Trì, người ấy cười gằn:
– Thật giỏi cho con tiện tỳ mất nết, đã trao thân cho kẻ thù mau mau trở về chịu tội với Ngô tướng quân.
Người đó vừa dứt tiếng thì nghe trên bờ có tiếng gọi – Hoàng Hoa Bằng! Ngươi đã đến được trên thuyền rồi phải không?
Thì ra đó là Hoàng Hoa Bằng và nghĩa sĩ Tây Sơn. Hoa Bằng đáp vọng lên bờ:
– Hãy án ngữ phía trên bờ. Lần này chớ để Nguyễn Phúc chạy thoát!
Lúc đó lại có một người to lớn chẳng thua Hoa Bằng cũng từ dưới nước nhảy vọt lên thuyền, khua đao nói:
– Ta biết thế nào chúng cũng đến đây. Chim về tổ cũ mà, có đi đâu cho thoát.
Phượng Trì giật mình bước ra khoang thuyền. Người mới đến không ai khác hơn Bùi Trọng Sơn. Còn mấy kẻ trên bờ chắc là Lê Bối và Nguyễn Trường Nghĩa cùng đi với một đại cao thủ Tây Sơn là Mã Phi Hùng, người này vốn là bọn Thiên Địa Hội ở Quảng Đông sang theo đầu tướng Ngố Văn Sở để chống nhà Thanh, được tướng Sở rất tin dùng vì võ nghệ hắn cao cường...
Bùi Trọng Sơn gọi:
– Phượng Trì hiền muội...
Phượng Trì vẫn đứng yên.
– Phượng Trì hiền muội! Có nghe lời của ta không?
Phượng Trì vẫn đứng như pho tượng đá.
– Hiền muội quên nghĩa trọng, theo đuối một mối tình bất chính!
Phượng Trì cảm thấy xót xa đau khổ không biết biện bạch ra sao, nàng chỉ ú ớ.
– Tiểu muội... tiểu muội... ơ ơ...
Bùi Trọng Sơn càng oán trách:
– Nợ nước thù nhà, quên cha phản chúa. Nàng có vui vẻ gì mà làm việc ấy cho đành?
Phượng Trì chưa biết trả lời ra sao thì Phúc Chân đã cười lạt:
– Nhà ngươi lấy quyền hạn gì mà bắt bẻ? Con người đã đến tuổi trưởng thành có quyền chọn cho mình một cuộc sống chứ.
Mã Phi Hùng nạt:
– Ta từ tỉnh Tứ Xuyên bên Trung Quốc mà còn nghe tiếng thơm Nguyễn Huệ về đầu dưới trướng, bọn ngươi ở nước Nam sao nói hồ đồ với vị anh hùng trong thiên hạ.Thôi Bùi đại ca chớ nói nhiều, để tiểu đệ bắt quách chúng mang về Tam Điệp sơn trị tội.
Lê Bối cũng nói:
– Hiền muội nên về lại với chúa cũ, không nên sống đời gió bụi giang hồ như thế này. Vừa rồi bá phụ và Ngô tướng quân nghe tin hiền muội bị bắt đã cho người tìm khắp nước, đến cả Tây Long cung nơi đóng quân của Tôn Sĩ Nghị rồi lại nghe giải về Yên Kinh. Ngô tướng quân đã khổ công liên lạc với nhóm Thiên Địa Hội để quyết tìm cho ra hiền muội...
Lời Lê Bối có vẻ thiết tha trìu mến, không một câu trách cứ Phượng Trì khiến lòng nàng lại cảm thấy hối hận nao nao...
Phúc Chân nạt:
– Các ngươi về lại Tam Điệp bấm với Ngô Văn Sở rằng:
hiện nay quân Thanh xâm lấn hãy dồn sức mà lo chống lại ngoại xâm, đừng mượn cớ chống Thanh mà ức hiếp bắt buộc mọi người phải cúi đầu trước quyền uy thống trị của Tây Sơn...
Lê Bối nhìn Phượng Trì với mắt đầy đau khổ như van nài nàng hãy đồng ý quay về. Trong sổ nghĩa sĩ Tây Sơn, Lê Bối xấp xỉ tuổi nàng và tâm hồn cũng cởi mở rộng rãi đã dành tình cảm đẹp với nàng nhiều hơn hết. Thấy Phượng Trì vẫn còn lưỡng lự chưa dứt khoát, hắn đau khổ buông một câu than dài:
– Phượng Trì có nhớ nơi cũ chăng? Hay quên cả người bạn chí thân của mình?
Phúc Chân bỗng nói:
– Các ngươi mau rời thuyền của ta. Một là ta không mời. Hai là Phượng Trì với ta đã giao du từ lâu rồi. Van gọi để làm gì?
Phượng Trì đưa mắt nhìn khắp lượt rồi thu hết can đảm nàng nói:
Thôi các đại huynh hãy về đi... Tiểu muội ngày nay không còn là tiểu muội ngày nào nữa... Hãy để tiểu muội đi hết con đường gian nan... mặc tình gió sương đau khổ... cũng đành thôi!
Lê Bối đứng trên bờ la lớn lên:
– Đã gặp lại nơi này, hôm nay hiền muội không thể ra đi được nữa!
Phượng Trì khẽ mỉm cười:
– Con chim có tổ, con người có tông. Lẽ nào tiểu muội chẳng bao giờ trở về với gia gia hay sao? Các vị hãy cứ về trước, tiểu muội còn vài việc xong sẽ về sau.
Nguyễn Trường Nghĩa có vẻ cáu tiết nói:
– Lê huynh chớ dỗ dành nài nỉ cho mệt lòng. Bắt chúng đem về cho rỗi.
Mã Phi Hùng chờ đôi co sết ruột tán đồng ngay:
– Phải đó, tóm cổ chúng cho xong!
Phúc Chân quay lại Phượng Trì:
– Có lẽ không thể nào tránh được cuộc giaơ chiến, hiền muội nên vào trong khoang thuyền để mặc tiếu huynh tự liệu.
Phượng Trì vẫn không nhúc nhích.
Phúc Chân hét lớn:
– Bọn võ sĩ Tây Sơn hãy lên tất cả đây mà bắt ta!
Tây Sơn trên bờ không đợi Phúc Chân dứt tiếng liền cả bọn nhảy vọt xuống thuyền.
Phúc Chân như một con én liệng nhảy vèo đến rứt phắt chiếc sào dài đưa thuyền ra giữa dòng nước Tây Giang đang cuồn cuộn chảy.
Sóng bủa ì oạp và bỗng nhiên đất trời bờ bến như tối sầm lại báo hiệu một trận cuồng phong sấp đến. Thuyền vọt ra xa, lảo đảo dữ dội lật úp sang một bên.
Phượng Trì chỉ kịp la lên một tiếng thất thanh rồi biến mất trong sóng nước Tây Giang. Nàng hôn mê không biết bao lâu đến lúc chợt nghe bên tai có tiếng mơ hồ gọi:
Hiền muội ơi, hiền muội hãy tĩnh lại!
Phượng Trì khẽ hé mắt nhìn lơ láo chung quanh rổi mê hoảng kêu lên:
– Đây có phải là Tập Hiền điện chăng?
Phúc Chân ngồi bên nàng cúi dầu xuống nói khẽ:
– Không phải đâu hiền muội ơi. Đây là đền thờ tổ phụ chúng tôi ở Côn Sơn, tiểu huynh đã đưa nàng đến đây trong ba ngày đêm nàng hôn mê đấy.
Phượng Trì gượng ngồi lên nhưng nàng choáng váng rồi ngã ngửa xuống.
Phúc Chân đã đỡ sẵn, từ từ đỡ nàng dậy nói:
– Ở đây tuy gần Thăng Long thành nhưng hoang vắng nên bọn nhà Thanh và cả Tây Sơn cũng ít khi dòm ngó đến. Nàng hãy yên tâm mà thth dưỡng...
SÓNG GIÓ KÉO ĐẾN CÔN SƠN Sau khi bị Phúc Chân nhận chìm thuyên rồI mang Phượng Trì thoát khỏi bến Tây Giang nghĩa sĩ Tây Sơn bị sóng nước cuốn trôi đi thật xa mới mon men lên bờ được mà trở về Thăng Long:
Nhắc lại sau khi cùng Chu Nguyên Lý ra đi, bọn Thiên Địa Hội đã tìm biết được Phúc Chân đang giữ dược ngọc tỷ của nhà Minh. Chúng lập tức báo tin cho Lý Tài lúc này là lãnh tụ của Thiên Địa Hội đeo theo Nguyễn ánh ở Gia Định, Lý Tài bèn tụ hội tất cả các võ sĩ Thiên Địa HộI lại mà bàn bạc tìm đủ mư chước, truy tầm cho ra Phúc Chân, Phượng Trì để đoạt lại truyền quốc ngọc tỷ.
Tại thành Trấn Biên Lý Tài ngồi trên ghế bọc da hổ. Thiên Địa Hội là bọn lúc thì theo họ Nguyễn chống Tây Sơn lúc lại theo Tây Sơn chống Nguyễn ở phương Nam:
Họ Lý ngất ngưởng nói với các tùy tướng:
– Nay Nguyễn Phúc Chân không theo Nguyễn Ánh không theo cả Nguyễn Huệ, cũng không theo nhà Thanh mà lại chiếm đoạt ngọc tỷ của Minh thế tổ như vậy hẳn mưu đinh gì đây?
Võ Hồng, viên dũng tướng núi Côn Lôn nói:
– Dường như tên này có tính phiêu lưu, chỉ ưa tiêu dao với hào kiệt làm vui chớ không có ý đồ chi cả, cho nên hắn không theo phe cánh nào mà thường sống trên sông dưới chợ, không dựa vào núi để cát cữ hùng trấn cùng các tay võ lâm mưu việc thiên hạ.
Lý Tài nói:
– Nay ta phái Võ Hồng đi với Lịch Đạo Sơn hai người cố lùng ra Phúc Chân đem viên ngọc tỷ về đây. Nếu cần thì cứ giết luôn hắn đi cho tưyệt hậu hoạn.
Lịch Đạo Sơn nói:
– Tôi có tên đệ tử võ công đệ nhất nước Tây Hạ là Kim Nhất, hắn có vợ là Kim Bà Bà. Cả hai người này nội công có thể phá vở núi bà, sức địch muôn người. Kim Bà Bà có chiếc thiết phiến ba tiêu, cây quạt sắt đã từng sát tướng đoạt thành, hiện nay có mặt trọng đoàn quân Tôn Sĩ Nghị nhưng hắn đang theo tướng Sầm Nghi Đống dưỡng quân tại ngoại vi thành Thăng long Lý Tài cười nói:
– Nếu thế tướng quân nên đưa thư cho họ cùng mưu trừ Phúc Chân đoạt ngọc tỷ đem về dâng Nguyễn Ánh thì còn chi bằng. Đó là công trạng của bậc khai quốc công thần đó!
– Còn tên Chu Nguyên Lý thì sao?
– Hắn ta đã ra khói Bát Trận đồ theo nhóm đạo gia về Nam đến đảo Thổ Châu thì bị chìm thuyền...
– Thế ra hắn đã chết?
Lý Tài gật gù:
– Kẻ sống sót báo lại với chúng ta, trước khi chết hắn có nhắc tới viên ngọc tỷ do Phúc Chân giữ. Hắn nhờ người Thiên Địa Hội cố gắng trao lại cho lãnh tụ đất Hà Tiên...
Lịch Đạo Sơn nói:
– Vậy chúng ta phải đoạt được ngọc tỷ thì cơ đồ mới chắc nắm trong tay.
Lý Tài dặn dò:
– Võ nghệ Phượng Trì không phải tầm thường. Lại có Bạch Quang kiếm lợi hại thuật phi kiếm của ả chỉ có Ngư Nhương và Lã Tứ Nương của Thiếu Lâm tự biết được mà thôi. Còn tên Phúc Chân vào ra Bát Trận đồ như đi dạo. Hai tay này kết thành đôi kỳ hiệp đã lừng danh thiên hạ.Võ sĩ Tây Sơn mấy lần chạm trán đều không làm gì nổi.Đến các cao thủ Mãn Thanh và Thiên Địa Hội cũng chẳng chạm được cái gấu áo của hắn...
Lịch Đạo Sơn gạt đi:
– Tướng quân quá khen người làm nhục nhuệ khí của ta. Phen này gặp Phúc Chân tôi quyết bắt hắn mang về đây cho tướng quân xem.
Lý Tài động viên:
– Vì ta rõ tài nghệ tướng quân và Võ Hồng nên mới cắt cữ đi tìm Phúc Chân chứ không dám sai các võ sĩ khác sợ hỏng việc. Các tướng hãy cố gắng đoạt ngọc tỷ mang về Gia Định cho ta càng sớm càng tốt, chớ để Tây Sơn chiếm được thì hỏng đại sự. Thôi các tướng sớm liệu lên đường.
Hắn còn dặn nhỏ:
– Nếu cần hãy hóa trang giấu tông tích và tránh va chạm với quân Thanh lẫn Tây Sơn.
Võ Hồng vâng dạ:
– Chúng tôi sẽ tìm gặp vợ chồng Kim Nhất rồi tính sau.
– Tìm được Phúc Chân và Phượng Trì hãy nhớ rằng họ có Bạch Quang kiếm là thanh bảo kiếm đối địch áp đão được Long Tuyền báu kiếm và Thái Dương kiếm của Xuyên Đảo Phương Tử nữa đó...
Võ Hồng như chợt nhớ ra:
– Xưa kia Hồng Sơn nghĩa sĩ của Tây Sơn có thanh "Thiên Long bảo kiếm" từng tung hoành tại đất Trung Hoa như chỗ không người, không biết lâu nay đã biệt tích nơi đâu?
Lịch Đạo Sơn đáp:
– Võ lâm có biết bao người với những binh khí lợi hại. Nghe nói Hồng Sơn tìm ra được "Chiêu Minh vương đạo" của tướng Trần Quang Khải đời Trần nên đã trao thanh kiếm quý cho Vũ Hùng. Vũ Hùng đang theo Nguyễn Tuyết, Nguyễn Lộc và Nguyễn Long, ba người lừng lẫy tài danh đã từng cắm ngọn cờ Tây Sơn tại tư dinh Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị lúc còn ở Quảng Tây.
Lý Tài nói thêm:
– Nguyễn Tuyết hiện là Đô dốc thủy quân của Tây Sơn, hắn là bậc võ công đại tài được Kê Minh Sơn đạo sĩ tặng cho chiếc khăn mà võ lâm thiên hạ gọi là "Mao Tử Kỳ", mỗi lần rút ra không ai thoát chết được cả. Các ngươi nên cẩn thận... Thôi, hãy ra lãnh lương tiền lên đường ngay đi, có gì cấp báo hãy dùng bồ câu đưa yề Gia Định...
Về hai tay bộ tướng của Lý Tài này, Lịch Đạo Sơn là một võ sĩ của Phù Tang từng theo đoàn thượng khách vào vùng Hà Tiên buôn bán, gặp dòng họ Mạc Cửu rồi được Lý Tài chiêu mộ làm bộ ba, tài nghệ hắn tưyệt luân, chưa ai thắng nổi nội lực kinh hồn của hắn bao giờ.
Còn Võ Hoàng là bộ hạ thân tín đã có lần cùng Lý Tài mưu đồ ở Yên Kinh suýt ám toán được vua Càn Long. Cả hai đều là những kẻ theo lược võ công ngoại hạng.
Đo nghe đồn đại hiện nay chưa ai có thể hạ thủ được Phúc Chân và Phượng Trì nên Lý Tài mới giao cho hai tên bộ tướng cao cường tâm phúc của mình nhiệm vụ mà y cho rằng hết sức hệ trọng là đoạt lại ấn ngọc tỷ truyền quốc, di vật của triều Minh để phô trương thanh thế cho công cuộc "phản Thanh phục Minh".