Số lần đọc/download: 3973 / 12
Cập nhật: 2015-11-23 12:52:20 +0700
Chương 8
Tiếng còi xe vang lên ngoài cổng. Ông Tư vi vàng ngừng tay, chạy ra mở cửa. Thì ra ông chủ về tới.
Ông Hoàng Lâm ra hiệu cho người ta xe đừng lai. Ông mở cửa xe bước xuống khi thấy ông Tư quản gia.
đợi anh tài xế cho xe lướt êm vào ga- ra, ông mới hỏi:
- Hôm nay con bé Hoàng Trinh thôi không phá ông nữa à? Mi khi nó vẫn ra vườn cắt tỉa cây kiểng với ông. Nó đâu rồi, sao hoa viên có vẻ im lặng thế?
- à! Nó đi mua ít đồ ngày mai đi làm, nhờ vậy mà tôi mới tập trung để tỉa mấy chậu kiểng cho nó có hồn một chút. Có mặt con bé Ti Ti thì chả làm ăn gì được. Nó làm tôi vướng víu cả tay chân.
Ông Hoàng Lâm không vi vào nhà, mà đi đến bên bộ ghế đá đặt cạnh hòn non b, ngồi xướng.
- Ông Tư còn nhớ chuyện hai con Phượng hoàng của bà nhà tôi chứ?
Ông Tư nhíu mày, nhớ lại rồi bặt cười kha kha:
- Kỳ đó tôi bị bà chủ chữi một trận nhớ đời, làm sao mà quên được.
Ông Hoàng Lâm gật đầu.
- Lúc bây giờ ông ở đâu mà lại để con bé xến mắt râu và đuôi hai con phụng làm chúng trở nên dị dạng như hai con gà trụi lông.
- Ồ! Tôi vẫn còn làm ở kế bên nó. Mãi lo ướn lại kiểu đứng cho con nai kiểng, một hồi nhìn lại thì hỡi ơi! Hai con phụng đã trở nên tơi tả. Dù tôi cố gắng sữa cách mấy cũng không trả nó về hình dáng lúc đầu. Bà chủ có vẻ rất thích hai chậu kiểng, thế là tôi bị mắng không trông côi để con bé Ti Ti làm hư.
- Hai con phụng kiểng đó là do Ông Phi Long tặng hôm gần tết. Bà nhà tôi vẫn hay khen đẹp. Vậy mà đùng một cái, tay nghề hết sức khéo léo của con bé nó đã trở nên đẹp kinh dị. Đến tôi không còn nhận ra được hình thù hai con phụng lúc trước.
Nghe ông Hoàng Lâm nói, bây giờ ông Tư mới vỡ lẽ vì sao mà bà Tú Mỹ lại làm trận làm thượng với ông và Ti Ti. Thì ra người tặng kiểng là ông Phi Long, chuyện dể hiểu quá mà ông lại chẳng nhận ra.
- Ông chủ không biết chứ, nhờ vậy mà bây giờ Ti Ti trở nên khéo tay lắm. Nó nghĩ ra nhiều cách uốn nhánh mà người nhiều năm kinh nghiệm như tôi còn phải bắt ngờ đấy. Con bé tỏ ra rất thông minh trong việc tìm tồi nét đọc đáo cho từng chậu kiểng.
Ông Hoàng Lâm vi xua tay.
- Cái nào của tôi thì được, nhưng của nhà tôi thì ông đừng cho con bé động tới, kẻo không lại xảy ra chuyện. Mà tôi thì không muốn để người trong nhà xích mích với nhau.
Ông Tư quản gia ngồi xuống, tay phủi mấy la kiếng bám vào ở áo, miệng nói:
- Từ hôm gây gỗ với bà chủ, nó nói dứt khoát không thèm đụng tới bất cứ thứ gì của bà. Về chuyện này ông khỏi phải lo.
- Vậy là từ nay ông đỡ khổ với con bé rồi. Tôi nói thật với ông, người ta có lòng quý mến mới tặng hoa kiểng cho tôi. Vậy mà nó cứ cắt xén cho biến dạng đi. Mới đầu, chậu kiểng đẹp là thế để nó tạo hình chừng nữa tiếng là kể như xong. Bạn bè đến tôi không dám dẫn họ ra vườn, sợ họ chết giấc khi thấy những sản phẩm của con bé.
Ông lắc đầu, thở dài tiếp:
- Về đến nhà mà thấy nó hì hục ngoài vườn, loay hoay với mấy chậu kiểng là trong lòng tôi lại phát rầu. Vì không biết hôm nay có bao nhiêu chậu kiểng đi đời dưới tay nó.
Ông Tư quản gia chỉ cười khi nghe lời than của ông chủ. Ở công ty ông oai phong là thế, vậy mà sợ Hoàng Trinh buồn nên không dám rầy cô. Xem ra ông thật mâu thuẫn.
Ông Hoàng Lâm nhìn bao quát hoa viên rồi đứng lại ở chậu sứ, ông kêu thảng thốt:
- Trời ơi! Ông Tư! Sao ông lại để chúng héo que thế này? Tôi nhớ là đã kêu ông để ở phòng khách, sao giờ nó lại đây? Ông có biết chậu sứ đó một người bạn thân cất công mang từ Hà Ni về tặng tôi. Nó đâu tàn tạ như vậy.
Giọng ông Tư hơi lo:
- Thì tôi đã làm theo lời ông dặn là để chậu sứ lên tủ búp- phê. Nhưng Ti Ti nó bảo ở trong nhà không có sương buổi sáng, nó không nhiều và ít đẹp. Thế là mấy bữa trước nó bế ra ngoài này bón phân cách nào ấy mà tôi thấy càng ngày chậu sứ càng héo rũ đi, không còn tươi như lúc ông mang về.
Ông Hoàng Lâm rên lên:
- Ôi! Lại là nó. Thật khổ thân tôi. Ông bạn vừa gọi điện hỏi tôi chậu sứ còn nở hoa không. Tôi nói rất đẹp và có ý mời ông ấy đến nhà chơi, xem chậu kiểng luôn thể. Vậy mà bây giờ..............
Ông bỏ lửng câu nói làm ông Tư quản gia cũng chẳng dám lên tiếng. Ông đang lo giùm Hoàng Trinh vì chậu sứ này có rất nhiều ý nghĩa đối với ông chủ.
Người tặng chậu sứ cho ông vừa là bạn thời niên thiếu vừa là chỗ làm ăn thân tín mà ông chủ rất nể. Vậy mà Hoàng Trinh đã làm cho nó héo queo.
Ông Tư đang chờ cơn thịnh n của ông chủ, nhưng ông Hoàng Lâm chỉ thở dài.
- Đây, ông coi xem có giận không? Bao nhiêu là cây kiểng quý hiếm đã trở thành một lũ sút càng gãy gọng nằm lù khù trong vườn. Ôi! Không biết đứa con gái nghịch ngợm này còn nghĩ ra được trò gì nữa.
- Ông chủ yên trí. Bắt đầu từ mai, nó đi làm rồi. Chắc không còn thời gian phá phách nữa đâu.
Ông Hoàng Lâm nhíu mày:
- -! Mau vậy à? Mới hôm nào nó xin tôi ra ngoài làm việc mà bây giờ đã đi rồi ư? Con bé tệ thật. Nó không thèm nói với tôi. Dù sao gởi gấm người ta một tiếng tôi thấy yên tâm hơn.
Ông Tư thầm nghĩ, thì ra ông chủ đâu có vô tình. Ông vẫn quan tâm tới từng bước chân của Hoàng Trinh đấy chứ.
Ông còn có ý gởi gấm người ta, chứng tỏ ông rất yêu quý đứa con gái này. Vậy mà Hoàng Trinh không hiểu, cứ trách cha không ngó ngàng, thờ ơ với nó.
Nhân lúc không có ai, ông Tư quản gia hỏi thẳng ông Hoàng Lâm:
- Ông không có ý giữ nó lại bên mình ư? Mà lại để nó ra ngoài làm cho người ta. Tôi thà để gần ông vẫn có lợi hơn. Ông nghĩ sao?
- Tôi cũng đâu muốn. Nhưng cái tính bướng của nó thì ông đã biết. Dù tôi có cản thế nào nó cũng không nghe, đành chiều theo nó một lần vậy.
Ông Tư ngập ngừng:
- Nhưng như vậy có ổn không?
- Ông khỏi lo nó có việc gì, vì công ty nó sắp vào làm kinh doanh về bất động sản. Ông giám đốc Đinh bộ tôi cũng có chút ít quen biết. Hôm nào rãnh, tôi qua bên ổng một chuyến để gởi con bé.
- Ông tính vậy cũng phải, mình lên tiếng thì sợ gì mà người ta không chiếu cố. Ti Ti đỡ phải vất vả hơn.
Ông Hoàng Lâm thân mật vỗ vai lão quản gia:
- Tôi rất cám ơn ông đã dành nhiều tình cảm cho Hoàng Trinh. Tôi thật sự an tâm khi có ông trông chừng nó h những lúc tôi đi công tác xa nhà.
- Nó như con gái của tôi nên những lúc nó vui buồn, tôi thấy mình có trách nhiệm phải quan tâm. Ông cũng đừng tham công tiếc việc quá mà cha con ngày càng xa cách, thờ ơ với nhau.
Nét mặt ông Hoàng Lâm trầm ngâm hẳn:
- Từ khi Tú Mỹ về đây, tôi biết con bé ngấm ngầm không đồng ý sự có mặt của bà ấy trong nhà, nhưng không chịu nói ra. Nhìn khuôn mặt buồn buồn của nó, tôi thấy mình có lỗi với nó. Tôi đã không làm tròn lời hứa với mẹ nó, trước lúc bả mất đã trăn trối lại.
Ông Hoàng Lâm im lặng một chút rồi nói:
- Tôi thật sự sai lầm khi chọn giải pháp tìm cho con bé một bà mẹ kế. Những tưởng nó vui vẻ hơn, nhưng đâu ngờ nó trở nên ngày càng xa cách với tôi. Đến nỗi không cần tôi tìm cho nó một công việc mà lại đi nhờ vả bạn nó.
Nghe ông Hoàng Lâm nói, ông Tư quản gia cũng thấy tội nghiệp cho ông. Vì một bên là vợ, một bên là con nên ông ấy khó xử là phải.
Mà chính ông chủ cũng đã tìm mọi cách để mối quan hệ giữa vợ và con gái khả quan hơn, nhưng dù cố công cách mấy thì đâu vẫn vào đấy. Với bà dì và cô em đanh đá, chua ngoa thì làm sao con bé Hoàng Trinh có tình cảm cho được.
Nên trong ngôi biệt thự sang trọng vẫn thường xảy ra những đợt sóng ngầm khi không có mặt ông Hoàng Lâm ở nhà.
Phần nào đã hiểu được tâm tư của ông chủ, ông Tư an ủi:
- Rồi cũng có một ngày nào đó, nó sẽ hiểu ra tình cảm ông dành cho nó. Coi vậy mà con bé rất giàu tình cảm, không vô tình đâu, ông chủ ạ.
- Tôi cũng mong những lời ông nói xảy ra càng nhanh càng tốt - Ông Hoàng Lâm có vẻ vui hơn - Chớ để khi tới ngày tôi chống gậy mà lúc đó nó mới hiểu thì khổ thân tôi.
Ông Tư quản gia cũng thấy vui với câu nói của ông chủ. Ông đùa:
- Ngày đó chắc không xa đâu, cỡ chừng nó chịu lấy chồng chứ mấy. Ông đừng nên bi quan.
Ông Hoàng Lâm cười sảng khoái:
- Con Hoàng Trinh mà chịu lấy chồng là cả một chuyện dài sử kinh thiên động địa đối với tôi đó ông Tư. Với tính tình nghịch ngợm của con bé, không biết tới chừng nào tôi và ông mới uống được ly rượu mừng chứ.
- Nếu gặp anh chàng nào cũng bướng bỉnh, cứng đầu ngang ngửa hoặc hơn nó thì lo gì mà nó không bị xỏ mũi.
- Nó mà biết tôi và ông nói xấu nó từ nãy giờ thì nó không bỏ qua đâu.
Nghe ông chủ nói thế, ông Tư cũng cảm thấy ngán nên nhìn quanh thăm chừng.
Mỗi lần nói chuyện với ai về Hoàng Trinh thì y như rằng cô đã đứng sau lưng tự bao giờ. Nên ông cảnh giác trước vẫn an tâm hơn.
Ông Tư quay qua ông chủ và nói:
- Hôm nay tôi và ông cứ yên tâm thoải mái, vì hồi sáng Ti Ti đã xách xe qua bên bạn nó rồi. Nó nhờ bà vú nói lại với ông là đến chiều nó mới về. Con bé bận đi mua đồ gì đó để ngày mai đi làm.
- Tôi vừa ký xong một hợp đồng lớn, định rủ mọi người đi nhà hàng ăn mừng vào chiều nay. Thế mà con bé lại đi mất, thôi thì để lúc khác vậy.
Vừa lúc đó, tiếng bà Tú Mỹ vang lên:
- Ông về sao không vào nhà? Đứng ngoài đó làm gì cho nắng. Ông vào ăn cơm đi rồi tôi có chuyện bàn với ông.
Ông Hoàng Lâm đứng lên thì thầm với ông Tư:
- Vụ mấy cây kiểng ông đừng kể lại cho con Trinh nghen. Nó đi làm rồi thì tôi không phải sợ cây kiểng của mình bị cụt đầu, cụt đuôi nữa. Ông nhớ đó. Thôi, tôi vào nhà đây.
Ông Tư cười khà khà. Coi vậy mà ông chủ lại sợ con bé giận dỗi nên không dám nói ra. Hoàng Trinh thật có phước khi có người cha như ông.
Ông Hoàng Lâm vừa khuất sau cánh cửa phòng khách, bà Tú Mỹ đã ra tới chỗ ông Tư.
Bà nhìn ông xoi mói, cất giọng lạnh lùng:
- Ông vừa tọc mạch gì với ông nhà tôi đấy?
Ông Tư quay lại, giọng thản nhiên:
- Ngoài chuyện cây kiểng ra, bà nghĩ tôi còn chuyện gì để nói với ông ấy sao?
Bà Tú Mỹ tức điên với câu trả lời mai mỉa của lão già. Bà hậm hực:
- Ông còn muốn ở đây thì đừng học thói bép xép. Nó không có lợi cho ông đâu.
- Bà là chủ, bà có quyền đuổi tôi lúc nào bà muốn. Đâu cần phải rào trước đón sau cho mất công.
Nghe ông Tư nói, bà giận xanh mặt, môi rung rung nhưng bà cố kềm, vì bà biết có nói nhiều thì chỉ gây rắc rối cho bà.
Bà Tú Mỹ căm giận ông thấu xương. Cái lão già ôn dịch này như con kỳ đà chận trước mũi bà. Bà muốn đuổi ong lâu lắm rồi nhưng vì chưa tìm được cách nào ổn thỏa nên đành để ông ở lại.
Được. Đã như thế thì bà sẽ cho ong biết tay. Đừng tưởng bà nhịn rồi hùa với con nhãi ranh Hoàng Trinh làm tới. Bà sẽ không để yên nữa đâu. Nếu như ông còn có thái độ như thế khi nói chuyện với bà.
Bà bĩu môi, mai mỉa:
- Đừng tưởng ông nhà tôi đối đãi tử tế như người nhà rồi kiếm cách moi móc thêm. Không dễ đâu ông Tư ạ.
Ông Tư nhìn thẳng mặt bà, gằn giọng:
- Bà cũng cho rằng ai cũng không có lòng tự trọng như bà, chỉ biết có tiền. Những chuyện xấu xa cũng làm được thì mong chi bà có được một thứ tình cảm tốt đẹp đối với người xung quanh.
Bà trừng mắt nhìn ông.
- Ông nói vậy là có ý gì?
- Tôi chỉ nói chuyện đời chơi thôi mà. bộ bà có ý gì hay sao mà hỏi tôi?
Bà Tú Mỹ cũng hông với câu hỏi của ông. Bà nghĩ, tạm thời đừng chọc tức ông ấy. Với lão già chết tiệt này không dễ ăn thua đủ như con bé Hoàng Trinh, mà phải tìm cách khác để hất lão ra khỏi nhà.
Bà ném tia nhìn tức tối về phía ông, nhưng miệng thì cười giả lả:
- Tôi nói thế không có thì thôi, ông làm gì mà giận dữ lên vậy. Tôi vẫn biết ông rất có uy tín đối với nhà tôi thì tôi cũng coi trọng ông chút đỉnh mới phải.
Nghe bà nói mà ông lợm giọng, ông cười mai mỉa:
- Vậy sao? một người làm công như tôi mà được bà chủ nghĩ tới đó cũng là phần phước cho tôi. Tôi rất cám ơn bà.
Hừ! Tức thật. Ông ta là cái thá gì mà dám đối đáp với bà như thế chứ? Cũng tại ông Phi Long không cẩn thận để xảy ra chuyện nên bây giờ bà phải ngọt nhạt với lão già này.
Bà biết có đứng đây cũng chỉ rước thêm bực bi vào người. Càng nói, lão già càng làm cho bà tức chết, nên bà hắng giọng:
- Ông đã lớn tuổi rồi thì cũng cần tìm một nơi để nương tựa dưỡng già. Nếu cần giúp đỡ ông cứ lên tiếng, tôi không khách sáo gì mà không giúp ông. Nhưng ông đừng thấy tôi dễ dãi rồi ton hót chuyện với ông nhà tôi đấy.
Nói rồi bà giẫm mạnh chân bước đi, sau khi đã nói những câu vừa ngon ngọt vừa đe dọa ông Tư.
Thì ra bà định lấy tiền để bịt miệng ông hòng bưng bít chuyện làm xấu xa, nhưng bà đừng mong mua chuc được ông.
Thứ đàn bà đê tiện này sao ông Hoàng Lâm lại rước về nhà cơ chứ. Thật đáng tiếc cho ông chủ. Ở công ty chuyện kinh doanh ông cứng cỏi, bản lỉnh bao nhiêu thì bây giờ lại bị bà vợ qua mặt mà không hề hay biết.
Không được. Ông không thể ngồi nhìn con hồ ly tinh này bày trơ trẽn bc trong đầu. Ông phải có trách nhiệm nói cho ông chủ rõ mọi chuyện rồi tùy ông ấy xử lý.
Nhưng ông thở dài. Với thân phận mình, khi nói ra biết ông chủ có chịu nghe hay lại cho ông là đặt điều bêu xấu bà Tú Mỹ? Ôi! Thật là đâu đâu. Nhưng dù cho có xảy ra tình huống xấu nhất cho ông, ông vẫn phải nói rõ tất cả.
Chương 9
Ông Hoàng Lâm ngồi bên bàn ăn, thấy bà Tú Mỹ mang gương mặt giận dữ đi vào. Bà hậm hực kéo ghế, buông người xuống lầm bầm:
- Thật là bực bi khi cái lão già chết tiệt ấy cứ muốn chọc cho tôi tức chết mới thôi.
Ông Hoàng Lâm không nghe rõ vợ nói gì. Ông hỏi:
- Bà làm gì mà mặt mày nhăn nhó? bộ có ai chọc giận bà ư?
Giọng bà cau có.
- Ở trong nhà này, ngoài lão già và con Hoàng Trinh ra thì có ai dám chọc đến tôi mà ông khéo hỏi.
- Con Hoàng Trinh đã đi rồi không có ở nhà, chỉ còn lại ông Tư. Vậy ông ấy nói gì mà bà bực mình?
Bà Tú Mỹ làm sao dám thuật lại đầu đuôi cuc đối đáp giữa ba và ông Tư. Bà đâu ngu gì mà tự khai ra chứ.
Nên bà khôn khéo đáp:
- Thì có gì ngoài mấy việc cỏn con trong vườn. Tôi kêu ông ấy làm thế này, nhưng ông ấy lại làm thế khác. Tôi không bằng lòng, bảo ông ấy làm lại cho đúng ý tôi mà ổng còn cãi lại, hỏi ông có tức không?
- Tưởng chuyện gì. Thôi, bỏ qua đi, để mai mốt tôi nói ông ấy cho.
Bà Tú Mỹ giẩy nẩy lên:
- Đó. Ông cứ như vậy hỏi sao mà ổng lại không coi tôi ra gì. Ông dễ dãi quá mai mốt họ chẳng còn nể nang ông đâu. Họ leo lên đầu mình ngồi luôn chứ chả phải chơi.
- Bà nói vậy sao được. Ông Tư và bà vú đã làm cho tôi mấy chục năm trời, từ lúc con Hoàng Trinh còn bé cho tới lớn. Nên tôi coi họ như người nhà, không đối xử giống kẻ ăn người ở. Với lại tính tình của ổng ra sao, tôi biết mà.
- Đối với ông thì không có gì. Còn với tôi, ổng coi thường ra mặt. Chắc vì ghét tôi ổng mới to nhỏ móm lời cho con Trinh chống đối tôi bất cứ chuyện lớn nhỏ đó.
Ông Hoàng Lâm lắc đầu.
- Tại bà bực mình nên mới nghĩ như thế, chứ ổng không đến nỗi như vậy đâu.
Bà Tú Mỹ bĩu môi.
- Không đến nỗi mà tôi nói gì ông cũng cãi lại. Hỏi ông, có người làm nào dám ăn nói ngang tàng như ổng không? Đã từ lâu, tôi muốn đuổi quách lão đi cho khuất mắt vậy mà ông cứ cản. Giữ lão lại chỉ tốn cơm thêm chứ làm gì.
Ông nhìn bà, nhíu mày khó hiểu:
- Không biết bà và ông Tư lại khắc khẩu nhau như thế. Xưa nay ổng hiền như đất. Ai làm gì thì làm, ổng không để ý đến. Chỉ từ khi bà về đây, ổng mới trở nên trầm lặng, ít nói hẳn đi.
- Ông nói thế là có ý ám chỉ tôi gây rắc rối để đổ lỗi cho ông ấy hử?
- Bà sao hay nghĩ méo mó. Tôi nói cốt để cho bà hiểu, đừng khó khăn với ổng quá, mất công lại gây hiểu lầm nhau, tôi thật khó xử.
Thừa cơ hi, bà Tú Mỹ huỵch toẹt luôn ý định của mình:
- Nếu ông không muốn khó xử thì sao ông cứ khăng khăng giữ lão. Cho lão một số tiền rồi kêu lão về quê cho rồi. Tôi nói hoài mà ông đâu chịu nghe.
- Bà nói mà không nghĩ. Bao nhiêu năm ông ấy ở chỗ tôi, chưa làm gì phật ý hay gian dối thì tôi lấy lý do gì đáng đuổi người ta. Bà cứ xúi tôi làm chuyện không thể được.
Đuối lý trước lời lẽ của ông, bà đành ấm ức lặng im. Nhưng trong thâm tâm bà sẽ còn nghĩ cách tống khứ lão già ẩu đi bằng được mới thôi.
Bà vội chuyển hướng câu chuyện:
- Vậy còn chuyện con Mỹ Hằng, ông nghĩ sao?
Ông Hoàng Lâm như chưa hiểu.
- Chuyện ông Tư thì có liên quan gì đến con Hằng?
- Ông sao mau quên. Thì mấy bữa trước con nó nói xin ông vào công ty làm việc. bộ ông không nhớ à?
Ông Hoàng Lâm vỗ trán:
- -! Lu bu nhiều việc quá nên tôi quên khuấy mất. Nhưng nó định chừng nào thì đi, để tôi còn sắp xếp.
Bà không trả lời mà hỏi ngược lại:
- Chứ ông thấy bữa nào tiện cho nó? Tôi ở nhà thì làm sao mà biết được bữa nào tiện hay không.
- Thôi, như vậy đi. Bữa nay là chủ nhật, vậy để thứ tư đi. Hôm đó họp hi đồng quản trị, sẵn dịp có đầy đủ thành phần của ban giám đốc, tôi nói với họ một tiếng đã. Bà thấy có được không?
Bà Tú Mỹ gật đầu:
- Ông tính sao cũng được, miễn nó được đi làm. Nhưng ông định cho con vào khâu nào vậy?
- Để tôi liên hệ phòng nhân sự xem phòng ban nào còn thiếu. Tôi sẽ cho nó biết.
Bà nhanh nhẩu:
- Thế ý ông không cho nó làm thư ký hay trợ lý gì đó cho ông được ư? Mà phải đợi hỏi.
Ông lắc đầu:
- Chỗ đó có ông Phi Long và thằng Nhật Huy, với lại là người có năng lực mới được cât nhắc. Con nó mới vào thì để từ từ, tập cho nó quen dần với công việc đã.
Nghe ông nói có lý, với lại bà cũng sợ tính khí của đứa con gái cưng. Chỉ thích ăn diện mà làm được việc gì cho ra hồn, vì có khi nào nó chịu ở yên một chỗ.
Bà nghĩ thầm:
- Thôi, bước đầu tiên để con Mỹ Hằng đi làm cái đã. Rồi sau này lựa lời nói với ổng sau. Chứ bây giờ làm dữ quá, ổng sẽ nghi.
Ông Hoàng Lâm buông đũa:
- Tôi ra phòng khách, bà kêu con Ba, nói nó pha cho tôi bình trà. Lấy trà hôm bữa tôi mua ở Lâm Đồng pha thử coi, uống có ngon bằng trà ở đây không.
- Ừ. Ông đi đi, để tôi biểu nó làm rồi đem lên cho.
Dáng ông vừa khuất sau cửa, bà cũng thôi không ăn. Cất giọng gọi lớn:
- Con Ba đâu rồi, ra tôi nhờ chút.
Chị Ba giúp việc tất tả chạy lên:
- Thưa bà chủ, bà cần gì ạ?
- Chị coi dọn dẹp rồi pha bình trà cho ông. Nhớ lấy trà ông mới mua hôm nọ đó.
Chị Ba gật đầu:
- Dạ. Tôi sẽ làm liền. Nhưng còn cô Hằng cô có về ăn cơm không để tôi biết đặng còn hâm nóng thức ăn.
Giọng bà khó chịu:
- Thì chị cứ lo phần công việc của chị. Chừng nào nó về mà có biểu chị dọn cơm thì chị biết phải làm gì rồi. Đâu cần tôi nhắc nhở.
Rồi không cho chị bếp trả lời, bà nói luôn:
- Chốc nữa chị lên trên gom mớ quần áo của tôi và con Hằng bỏ vào máy giặt giùm. Mà nè, nhớ ủi luôn cái áo nó để trong phòng, tối nay nó đi sinh nhật bạn.
- Dạ, tôi nghe rồi, bà còn cần gì nữa không?
Bà Tú Mỹ đứng lên:
- Thôi, chị cứ lo trước bao nhiêu đó. Khi nào cần tôi sẽ gọi, nhưng nhớ ủi cáo áo cẩn thận một tí. Con Hằng nó lựa suốt buổi mới có được cái vừa ý. Chị đừng lơ mơ mà làm hư áo của nó, cái áo mắc tiền lắm đấy.
Câu cuối cùng bà lên giọng thật cao như nói cho chị Ba biết, chị sẽ không có tiền đền nỗi cái áo, nếu chuyện xui rủi xảy ra.
Dặn chị bếp xong, bà quay lưng đi lên phòng khách. Đến gạch cửa, bà ngoái lại:
- Chị lấy cho tôi cái dĩa trái cây rồi đem lên luôn.
Chị bếp nhanh tay dọn dẹp các thứ trên bàn. Rồi lấy ấm đi lại bên tủ lấy trà cho vào ấm.
Chị lầm bầm:
- Bà ấy ỷ có tiền rồi quay người ta như chong chóng. Ủi cái áo thôi mà, có cần dặn đi dặn lại như vậy không.
Giọng vú Năm vang lên:
- Thì người ta bỏ tiền ra trả công, họ phải sai biểu cho đáng đồng tiền chứ con.
Chị bếp giật mình quay lại:
- Từ nãy giờ vú ở đâu, làm con hết cả hồn. Cứ tưởng bà chằn lửa xuống tới kiểm tra.
- Kêu như vậy, bộ con không sợ bà chủ nghe được, bả đuổi con ư?
Chị bếp nói nhỏ với vú Năm:
- Con nghe cô Trinh gọi nên mới bắt chước. Mà lo gì vú ơi, bả có đuổi thì xin chỗ khác. Đâu phải làm tôi mọi cho mẹ con bả mới có việc làm.
Vú Năm vừa lau bàn, vừa nói:
- Con Ti Ti mà bà còn kiếm chuyện tối ngày, huống hồ chi kẻ ăn người ở như mình.
- Mà nghĩ cũng lạ hén vú. Ông chủ hiền tốt bụng, lại có bà vợ chằng không chịu được. Còn cô gái, ôi thôi, kênh kiệu, phách lối quá trời.
Chị bếp thì thầm hỏi vú Năm:
- Còn nghe nói, bà chủ lúc trước, là mẹ cô Ti Ti đó Vú, bà hiền lại đẹp nữa phải không vú?
Vú Năm nhẹ gật đầu:
- Ừ. Bà ấy đẹp. Tuy giàu có nhưng phong cách sống bình dân, luôn giúp đỡ mọi người. Bà ấy đối xử với vú và ông Tư như người nhà vậy, không bao giờ lớn tiếng với ai. Vì vậy lúc bà mất, vú đã khóc hết nước mắt, thương con Ti Ti còn nhỏ đã mất mẹ.
Giọng vú Năm nghẹn ngào khi nói đến bà chủ cũ, làm chị bếp cũng thấy xúc động.
- Cô Ti Ti chắc giống mẹ hả vú?
- Nó giống mẹ từ tính tình đến gương mặt nên ông chủ rất cưng nó. Nhưng kể từ khi ông bước thêm bước nữa, nó trở nên xa cách, không còn quấn quýt bên ông mỗi khi đi làm về.
Chị bếp xoay nhẹ ấm trà:
- Nghĩ mà thương cổ chớ. Nếu không vì tình cảm của cổ và ông chủ đối với con, thì con đã xin nghĩ từ lâu rồi.
- Khi xưa, vú có hứa với bà chủ, chăm sóc Ti Ti đến khi trưởng thành. Vú đã nhận lời gởi gấm trước lúc bà mất, nên phải đợi con bé có gia đình thì vú cũng xin ông chủ nghỉ, về quê với con cháu.
Vú Năm nhướng mày hỏi chị bếp:
- Nhưng sao con biết con Ti Ti giống mẹ?
Chị bếp cười tươi khoe với bà:
- Hôm bữa con lên phòng cổ, cổ lấy Al- bum hình cho con coi. Công nhận bà chủ đẹp quá trời quá đất hén vú. Con nhìn mà con thấy mê nữa là.
Vú Năm bật cười trước lời khen thật thà của chị bếp. Bà chép miệng:
- Đẹp người, nhân hậu nhưng lại yểu mạng. Thật tiếc cho bà ấy.
- Mà vú nè! Con thấy cô Ti Ti còn có phần nổi tri hơn bà chủ nữa đấy. Vú có đồng ý với nhận xét của con không?
- Ừ. Đẹp thì rất đẹp, nhưng lí lắc thì không ai bằng nó cả.
Chị bếp than phiền:
- Cô là con ông chủ, nhưng rất bình dân. Còn con nhỏ Hằng, chỉ là con riêng mà phách lối khủng khiếp, cái gì cũng chê. Con sợ nhất là mỗi khi đám bạn cổ kéo lại nhà bày biện lung tung. Ăn nói như dân chơi chính hiệu vú nhỉ?
- Cứ đứng đó so sánh, ấm trà của ông chủ ngui lạnh hết trơn rồi. Còn không mau đem về.
Chị bếp kêu lên:
- Ấy chết! Mãi nói chuyện, con quên mất tiêu. Vú không nhắc, thế nào con cũng bị chửi một trận te tua cho mà xem.
Nói rồi chị lật đật bưng bình trà, đón dĩa trái cây từ tay vú Năm, hối hả đi lên phòng khách.
Chị ngoái lại, dặn vú Năm:
- Vú đi nghĩ đi. Để mớ chén bạ đó con rửa cho.
- Thôi, mau đem lên trên, rồi còn ủi áo cho con Hằng. Kẻo một lát không xong nó về. Nó lại la hét ầm ĩ. Có mấy cái để vú rửa cũng được.
Nghe vú Năm nói thế, chị bếp với quay lưng đi lên phòng khách.
Vừa đặt ấm trà và dĩa trái cây lên bàn, chị đã nghe tiếng bà Tú Mỹ đâu khó chịu:
- Chị làm cái gì ở dưới mà từ nãy giờ mới chịu đem lên? Đợi ăn miếng trái cây, uống được tách trà chị pha có lẽ tôi đã ngủ được một giấc rồi.
Chị bếp giải thích:
- Thưa bà, tại vì nước trong ấm không còn nên tôi phải đung lại cho sôi mới hơi lâu một chút.
Giọng bà vẫn cau có:
- Chị làm ăn lề mề chậm chạp như vậy thì biết bao giờ cho hết việc nhà? Mai mốt tôi có bảo gì thì chị làm ơn nhanh tay giùm một chút, đừng cà kê bắt người khác chờ đợi.
Chị bếp thầm bất mãn với thái độ không coi ai ra gì của bà. Nhưng chị chỉ im lặng, vì có phân trần gì thì bà ấy cũng tìm cách nặng nhẹ.
Với lại thân phận chị là kẻ làm công, chị biết dù mình đúng nhưng chưa chắc bà ấy chịu nghe. Thôi đành nhịn nhục chớ biết làm sao.
Ông Hoàng Lâm ngừng xem tờ báo, ông nói:
- Chuyện có gì đâu mà bà rầy la om sòm. Đợi một chút có chết ai đâu. Thôi, con Ba đi xuống dưới đi.
Chị Ba nhìn ông biết ơn, rồi quay gót. Nhưng bà Tú Mỹ vẫn chưa chịu bỏ qua. Bà nói với theo:
- Hồi nãy, tôi dặn gì chị nhớ đấy. Đừng để tôi phải nhắc lại, mỏi miệng lắm.
Chị Ba trả lời mà vẫn không quay lại:
- Thưa bà, tôi nhớ rồi.
Đợi chị khuất sau cánh cửa, bà quay sang nhằn ông:
- Ở trước mặt nó, ông nói như thế thì làm sao tôi còn sai biểu nó được gì nữa.
Ông ngạc nhiên:
- Tôi nói gì không đúng ư?
Bà nhăn nhó nhìn ông:
- Con nhỏ này nó ở dưới lo nhiều chuyện chứ làm gì. Cái ngữ ấy thì đừng mong qua mặt được tôi, vậy mà ông còn nói đỡ cho nó. Nó chỉ là kẻ ăn người ở cho mình, cần gì ông hạ mình với nó vậy hả?
Ông nhìn bà lạ lẫm:
- Cái bà này hôm nay lạ nhỉ. Hết gây với ông Tư đến con Ba, rồi lại kiếm chuyện với tôi. Chuyện chả có gì mà bà cứ phóng đại lên rồi la lối người ta. Tôi phải nói để con Ba nó đừng hiểu lầm bà mắng oan nó.
- Nhưng tôi không cần ông nói thế trước mặt nó. Tôi đối với nó như vậy là còn nhẹ đó. Mới nói một tiếng đã trả treo, nó là người ở thì tôi có quyền dạy nó. Ông sợ cái gì mà không cho tôi nói chứ. Tôi chưa đuổi cổ là còn may lắm rồi.
Ông Hoàng Lâm nhẹ lắc đầu khi thấy bà hơi quá đáng.
- Người ta đi ở cho mình chẳng qua chỉ muốn kiếm ngày hai bữa cơm. Bà làm quá coi sao được.
Bà Tú Mỹ giận dỗi:
- Tôi đã làm gì mà ông cho là quá đáng. Hừ! Ông định bắt cầu cho đám người làm leo lên đầu tôi chắc. Được rồi, mai mốt không dám nói động đến ai trong nhà đâu.
Nói rồi bà đùng đùng đứng lên, bỏ đi một mạch lên lầu về phòng đóng sầm cửa lại.
Ông Hoàng Lâm nhíu mày tắc lưỡi:
- Không biết sao hôm nay bả trở chứng khó chịu như vậy, mọi lần đâu có thế.
Ông ngã người cầm tờ báo xem tiếp cho hết bản tin tức. Ông thấy chán cái tật hay làm nư của bà, khi có điều gì mà bà ấy không vừa ý.