Tài giỏi không có nghĩa là không bao giờ phạm phải sai lầm, mà ở chỗ nhanh chóng chuyển bại thành thắng.

Bertolt Brecht

 
 
 
 
 
Tác giả: Tô Chẩn
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 11854 / 94
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hồi 7 - Tên Oan Nghiệt Vào Vườn Bá Hoa,
àng Quyên bực mình vì Tôn Tẩn nên về phủ nghĩ ra một kế, cho
đòi bọn ăn mày ở viện Tỵ Điền tới giao chúng nó phải giữ gìn Tôn Tẩn
cho kỹ, nếu sơ thất sẽ trị tội cả bọn. Từ đó Tôn Tẩn bị bọn ăn mày ở viện
Tỵ Điền đem về thay nhau mà giữ rất nghiêm nhặt.
Nói về nước Tần, ngày nọ vua Hiếu Công ra triều có quan Huỳnh
môn vào tâu rằng:
- Ngoài ngỏ có một đạo nhân khóc ba tiếng, cười ba tiếng rồi xin vào
ra mắt thánh thượng.
Hiếu Công cho mời đạo nhân vào hỏi rằng:
- Đạo sĩ ở núi nào, tên chi, vì cớ sao mà khóc rồi cười?
Đạo sĩ tâu:
- Bần đạo họ Vương tên Ngao, học trò của Huất Liêu ở Di Sơn. Bần
đạo khóc ba tiếng là khóc thương cho người họ Tôn tên Tẩn ở nước Yên
vì người ấy lên núi Vân Mộng học đạo với Quỷ Cốc được thông thiên
thơ, giỏi bát môn độn pháp, lục giáp linh văn, kêu gió thét mưa, khiến đá
làm binh, tưởng đâu có lúc rồng nọ gặp mây, ai dè bị anh em bạn là
Bàng Quyên, phò mã nước Ngụy, sợ Tôn Tẩn giúp nước nào khác thì có
hại cho mình, nên ba lần sai người lên non rước Tôn Tẫn về Ngụy rồi
kiếm cách chận chân và giam cầm ở Tỵ Điền viện. Còn bần đạo cười là
cười các nước chư hầu không nước nào biết dùng kẻ anh tuấn. Nếu nước
nào sai người vào Ngụy lén đem Tôn Tẩn về phò tá thì non sông yên ổn,
xã tắc bền vững. Nay bần đạo tới Tần cũng bởi ý ấy. Hiếu Công nghe
Vương Ngao nói dứt bèn phán:
- Trẫm đâu có dè bậc anh tài đương mai một ở nước Ngụy, nếu không
có tiên sinh chỉ cho thì đã bỏ qua một cuộc may ít có.
Phân dứt lời, một mặt truyền Quang Lộc đại phu lo khoản đãi Vương
Ngao, một mặt hỏi các quan coi có ai dám lãnh mạng sang Ngụy trộm
Tôn Tẩn về. Hỏi đến Võ An Quân là Bạch Khởi thì Khởi xin đi. Hiếu
Công hỏi:
- Khanh làm sao đi được?
Bach Khởi tâu:
- Lúc này Bàng Quyên đương ỷ tài hống hách muốn bắt các nước
cung thần nên lập bài Đại Ngôn. Vậy bệ hạ nên viết tờ hàng biểu, thần
đem theo mình mượn tiếng là đi xin hàng phục, thì khắc vào được trong
nước Ngụy.
hiếu Công khen phải, viết hàng biểu và ra lịnh cho Bạch Khởi sang
Ngụy.
Nói về Bạch Khởi đem ít tên tùng nhân đi sang nước Ngụy vào yết
kiến Ngụy vương rồi dâng hàng biểu lên và tâu rằng:
- Nước chúng tôi nghèo thiếu lắm muốn đem cống lễ sang nạp song
không lấy đâu cho có, vậy nay xin xưng thần còn cống lễ thì hẹn về sau.
Ngụy vương nhận tâu rồi truyền quan khoản đãi Bạch Khởi.
Sau khi tạ từ vua Ngụy ra ngoài, Bạch Khởi liền cải dạng làm anh tú
tài lên tới huyện Tỵ Điền để tìm Tôn Tẩn. Tới nơi thấy ăn mày đông có
trên ngàn đứa, không biết đứa nào là Tôn Tẩn, Bạch Khởi chưa kịp hỏi,
thì ở chỗ thềm thấp kia có người chống hai cây gậy cuối mặt ca rằng:
Nhờ non sông nảy sinh anh tuấn,
Cha con mấy người thảy oai chấn
Bỏ cha mẹ đi tìm thầy tiên,
Học đạo bấy năm núi Vân Mộng
Thông hiểu thiên thơ và linh văn,
Có tài hươi gươm trời đất động,
Kêu mưa, hú gió việc thường chơi,
Quăng đâu làm binh ai dám chống.
Nào rõ mạng vận sao đảo điên,
Sa vào thiên la rồi địa võng.
Ai tưởng ta điên, ừ điên ngay,
Ấy ta giả bộ người lêu lỏng.
Một ngày ta xem như một năm,
Nằm gai nếm mật mãi mong ngóng.
Mong ngóng người nào tới cứu ta,
Ta nguyện thắp hương tạ ơn trọng.
Bạch Khởi chờ người ca dứt, bước lại gần kêu nhỏ rằng:
- Tôn tiên sinh đó à?
Tôn Tẩn ngó lên cười rằng:
- Bạch đại nhân nghe ca mới nhìn được tôi, không thì tìm cả kiếp
cũng chẳng được!
Bạch Khởi nói:
- Lạ thay, tôi chưa tỏ tên họ sao tiên sinh lại biết, hay là tiên sinh biết
rõ việc đã qua và việc chưa tới? Vậy tiên sinh biết làm gì hay không?
Tôn Tẩn nói:
- Đại nhân vâng lời Tần chúa tới trộm tôi ra khởi nước Ngụy!
Bạch Khởi đáp:
- Tiên sinh biết trước như vậy thật là bậc tiên tri. Tôi tới đây chỉ vì ý
đó!
Tôn Tẩn nói:
- Uổng công đại nhân lặn lội tới đây vô ích. Tôi vốn có nạn một ngàn
ngày, nay nạn chưa khỏi hạn, khó mà đi được. Đại nhân chớ ở đây lâu
mà bị hại, lát nữa sẽ có người của Bàng Quyên tới rình chúng ta. Đại
nhân hãy về nước. Sau này tôi sẽ có dịp giúp đại nhân một tay.
Bạch Khởi nghe Tôn Tẩn nói quả quyết như vậy không trả lời được
nữa bèn cáo từ lui ra, rồi trở về nước tâu lại cho vua Trần hay.
Lại nói qua Vương Ngao sang nước Sở hiểu dụ cho vua Sở cứu Tôn
Tẩn về mà dùng. Vua Sở nhận lời sai Huỳnh Hiệp giả vào Ngụy nộp
cống lễ để trộm Tôn Tẩn. Huỳnh Hiệp đi vào Nguỵ trộm cũng không
được. Vương Ngao lại sang hiểu dụ ở nước Hàng và nước Triệu. Hàng
vương sai Trương Xa, Triệu vương sai Liêm Pha, đều giả vào nộp cống
để trộm Tôn Tẩn, song cũng không trộm được. Vương Ngao đi giáp bốn
nước mà vẫn chưa xong việc Tôn Tẩn thì nghĩ thầm rằng: "Có lẽ bốn
nước đó chẳng có duyên với bậc đại tài vậy!".
Bây giờ nói về Bàng Quyên đã nhiều phen bày mưu với Châu Hợi để
tìm cách giết Tôn Tẩn. Mỗi lần bàn là mỗi lần bị Châu Hợi bác đi. Ngày
nọ Châu Hợi đi vào viện Tỵ Điền thăm Tôn Tẩn. Vào tới nơi thấy Tôn
Tẩn nằm trên thềm đá vỗ tay vào đá mà ngâm rằng:
Cội tòng trăm thước cao rườm rà.
Ngọn quét mây chiều đón gió qua,
Nhánh tủa sum xuê mà kể số!
Lá che rậm rạp biết bao xa.
Khi đưa chim phụng về Nam hải,
Lúc đón vua rồng lại Bắc a.
Nếu gặp xuân về thêm tốt rợp,
Có khi rường cột chống muôn tòa.
Tội thấy chú tiều không tai mắt.
Xách búa hăm hở đi trẩy qua,
Dòm ngó dáo dát cây tòng tốt.
Rồi hươi búa chặt nhánh vài ba.
Ừ ừ lúc khóc lúc cười ca.
Như thể cá ở trong rọ mà,
Ai dám buông tha ra biển cả.
Thành rồng ngày ấy chẳng bao xa.
Châu Hợi nghe dứt bước tới hỏi rằng:
- Tiên sinh giả điên à?
Tôn Tẩn không đáp. Châu Hợi lại nói:
- Tiên sinh chớ nghi tôi, Bàng Quyên định kế hại tiên sinh, song mấy
lần bàn với tôi, tôi điều bác cả.
Tôn Tẩn nói:
- Ông đã mách cho tôi hay thì tôi cũng mách cho ông biết. Ông sẽ có
cái nạn một trăm ngày.
Châu Hợi thất kinh nói:
- Tiên sinh cứu tôi được chăng?
Tôn Tẩn nói:
- Ông nên lánh đi một trăm ngày là được.
Châu Hợi nghe dứt, trở về phủ tỏ lại cho phu nhân hay. Lưu phu nhân
nói:
- Tôn Tẩn là học trò của Quỷ Cốc biết việc quá khứ vị lai, vậy ông
nên nghe theo lời y mà tránh đi một trăm ngày cho xong, mai này tôi vào
triều tâu rằng ông đau, nên nghỉ chầu ở nhà dưỡng bịnh. Chừng nào qua
khỏi tai nạn sẽ ra mặt.
Châu Hợi khen phải. Hôm sau Lưu phu nhân vào triều xin phép cho
chồng nghỉ chầu.
Châu Hợi lánh mặt mãi như vậy vừa được chín mươi chín ngày, tới
ngày chót buồn lòng ra sau vườn chơi. Vừa đi tới vườn bỗng thấy có một
con quạ đậu trên vách ngó mình mà kêu rất thê thảm. Châu Hợi giận quá
lấy cung tên ra nhắm nó mà bắn. Tên bay ra không trúng quạ, lại xẹt qua
vườn nhà bên cạnh.
Nguyên vườn bên cạnh là vườn hoa của quan thừa tướng Trịnh An
Bình. An Bình có một nàng con gái tên là Ái Liên năm nay tuổi lên bảy,
sắc đẹp vô song, nên An Bình cưng lắm. Ngày ấy, Ai Liên cùng các thị tì
ra sau vườn hoa chơi giỡn. Ái Liên vừa leo lên cây đu để xích, chẳng dè
có một mũi tên từ bên kia bay qua găm vào giữa ngực, nàng liền nhào
xuống đất chết liền. Các thị tì lớp đỡ Ái Liên lớp la ré lên. Cả thảy
không ai biết tên từ đâu bắn lại. Đương lúc ngơ ngẩn ấy, một đứa gia
đồng của Châu Hợi bắc thang leo lên đầu vách kêu bọn thị tì hỏi rằng:
- Lão gia tôi vừa bắn lạc một mũi tên qua đây các cô nương có gặp
chăng?
Các thị tỳ la rập lên rằng:
- À, vậy thời chủ mày đã bắn chết tiểu thơ ta rồi. Ở láng giềng mà
như vậy để rồi coi!
Chúng nó la dứt liền cầm mũi tên đem vào trong phủ báo rõ đầu đuôi
cho Trịnh An Bình hay.
An Bình nghe báo có họa, lật đật ra vườn hoa thấy con nằm dưới giá
đu thì khóc rống lên rằng:
- Châu Hợi ơi, mi ác lắm. Mi giả bịnh đặng ở nhà diễn tập cung mà
hầu có tạo phản nên mới bắn nhầm con ta chết oan như vậy!
Khóc rồi quày ra lên ngựa chạy thẳng vào triều kêu oan. Ngụy vương
nghe kêu oan, liền cho đòi An Bình vào hỏi. An Bình một mực tâu là
Châu Hợi âm mưu làm phản diễn tập cung mã nên bắn lạc chết con
mình. Ngụy vương không biết thiệt giả, lập tức sai quan quân đi bắt Châu
Hợi tới tra hỏi. Châu Hợi cứ thiệt khai rằng:
- Vì đau vừa bớt ra dạo vườn hoa, gặp con quạ ngó mình kêu thảm
nên giận bắn quạ.
Ngụy vương không tin muốn tra tấn song vì mắc đi cầu mưa ở miễu
Thiên Tề rất gấp nên dạy giam Châu Hợi vào Nam lao chờ ngày xét hỏi.
Vợ Châu Hợi là Lưu phu nhân thấy chồng mắc họa bèn giả cớ đi vào
Tỵ Điền viện thí tiền, để tìm Tôn Tẩn mà cầu cứu. Tôn Tẩn thấy Lưu phu
nhân tới bèn nói:
- Chồng bà không nghe lời tôi nên gây ra họa lớn như vậy!
Lưu phu nhân khóc lóc năn nỉ xin Tôn Tẩn cứu chồng. Tôn Tẩn bảo:
- Thôi bà hãy về, để chuyện đó mặt tôi.
Lưu phu nhân gạt lệ ra về. Đêm hôm ấy, đúng canh ba Tôn Tẩn vẽ
phù, niệm thiên la địa văn, rồi giũ tay áo một cái tức thì trên trời sa
xuống một hanh tinh đỏ lòm to như cái bánh xe và một định tinh trắng
như bạc cũng to như cái chậu. Tôn Tẩn liền thâu hết cả hai vào tay áo.
Hôm sau, vua Ngụy lâm triều rồi mà trời vẫn tối mờ. Vua phán hỏi
quan Tư thiên vì cớ gì? Quan Tư thiên tâu:
- Chẳng rõ cớ chi mà đã tới giờ Thìn mặt trời vẫn không mọc, chẳng
những trong triều mà thôi, cho đến ngoài thành cũng như vậy.
Vua Ngụy suy nghĩ giây lâu, nghi là trong Nam lao có người bị án
oan nên trời u ám. Vì vậy vua bèn hạ lịnh ân xá tất cả tù phạm trong lao
ra bất kỳ tội nặng nhẹ.
Tôn Tẩn hay tin tù phạm ở Nam lao đã được ân xá bèn làm phép, rồi
giũ tay áo, thả hai vầng tinh tú ấy ra. Hai vầng tinh tú ấy chính là Kim ô
Bạch thố nghĩa là thể phách của mặt trời, mặt trăng. Cả hai được buông
ra liền trở về ngôi cũ. Trời bèn sáng tỏ như thường.
Châu Hợi được tha ra hoàn chức cũ thì mừng rỡ hối hả về phủ. Lưu
phu nhân nói:
- Tại ông không tin lời Tôn Tẩn nên gây họa như vậy. Nếu không có
Tôn Tẩn gỡ cứu cho ắt ông đã bỏ thây nơi Nam lao rồi.
Châu Hợi nghe nói ngơ ngẩn giây lâu. Lưu phu nhân đem nguyên do
mà thuật rõ lại. Châu Hợi nghe dứt cám ơn Tôn Tẩn vô cùng, Lưu phu
nhân nói:
- Nếu ông muốn đền ơn Tôn tiên sinh thì phải đem Tôn tiên sinh về
phủ nuôi dưỡng chớ không chi hơn nữa.
Châu Hợi nói:
- Muốn vậy nhưng làm thế nào được?
Phu nhân nói:
- Thiếp có một kế là ngày mai chúng ta lo nấu vài thạch cơm, rồi sai
người khiêng theo thiếp vào viện Tỵ Điền giả nói rằng lúc ông đau thiếp
có cầu nguyện, nếu lành mạnh sẽ bố thí cho người nghèo. Nay ông qua
khỏi bịnh, thoát khỏi họa nên thiếp đem cơm đi trả lễ. Hễ thiếp vào được
trong viện Tỵ Điền, thì sẽ năn nỉ Tôn tiên sinh về phủ nuôi dưỡng mà
đáp ơn.
Châu Hợi nghe vợ nói khen ngợi vô cùng. Ngày hôm sau sắp sửa cơm
canh xong. Lưu phu nhân bảo gia nhân khiêng thạch cơm theo mình vào
viện Tỵ Điền phân phát cho đám ăn mày. Phân phát xong, phu nhân bèn
tới ra mắt Tôn Tẩn tỏ hết ý của vợ chồng mình. Tôn Tẩn nghe dứt nói
rằng:
- Không được! Hôm nay tôi chưa lìa bỏ chỗ này mà đi đâu cả. Nếu
Châu đại nhân có lòng tốt, thì tới ngày Mậu Ngọ tháng sau tới tại miễu
Ngô Khởi mà đón tôi, nhưng cũng phải giữ kín miệng đừng cho ai hay mà
mắc họa. Tới ngày ấy, Bàng Quyên sẽ đốt Tỵ Điền viện mà giết tôi. Tôi
chờ y đốt viện rồi tôi mới đi thì được yên sự, vì nó ngỡ là tôi chết cháy,
ắt không tìm hỏi đâu nữa. Thôi, lời tôi dặn đã cặn kẽ, phu nhân hãy nhớ
và giữ kín giùm!
Lưu phu nhân nghe dứt, gật đầu từ tạ Tôn Tẩn rồi trở về phủ nói rõ
lại cho Châu Hợi hay.
Ngày giờ mau như thoi đưa, lật bật mà đã đến ngày Mậu Ngọ. Châu
Hợi y hẹn đem gia đồng lén tới miễu Ngô Khởi mà chờ. Tôn Tẩn ở trong
viện Tỵ Điền làm phép mù trời tối đất rồi chống gậy trầm hương ra miễu
ấy. Châu Hợi thấy Tôn Tẩn tới bèn hối đi với mình về phủ. Tôn Tẩn nói:
- Chưa đi vội được. Hãy chờ một lát nữa Bàng Quyên phóng lửa đốt
viện rồi sẽ đi.
Thật như lời, tới canh hai, Bàng Quyên và lũ bộ hạ mang cỏ khô, củi,
bổi và dầu tới. Chúng nó đóng cửa viện lại, chất các món nhạy giáp vòng
rồi đánh lửa lên đốt. Ôi, trong giây lát tòa viện Tỵ Điền trở nên đống
than đỏ, hơn ngàn kẻ ăn mày đã thành ra ma! Tôn Tẩn thấy lửa cháy rồi,
bèn cùng bọn Châu Hợi đi về phủ. Bàng Quyên kể chắc Tôn Tẩn đã chết
thiêu nên cũng yên lòng.
Sáng ngày vua Ngụy ra triều, các quan đem việc cháy việc Tỵ Điền
mà tâu. Vua thở ra rồi hỏi:
- Vì sao trong viện Tỵ Điền lại có cuộc lửa cháy hại nhiều sanh linh
như vậy?
Bàng Quyên tâu:
- Ấy là mưu của Tôn Tẩn. Y muốn trốn ra khỏi nước Ngụy nên đốt
viện giả là mình đã chết cháy cho khỏi bị tập nã. Nay không nên lầm
mưu của y. Bệ hạ nên hạ lịnh họa đồ hình Tôn Tẩn treo khắp các cửa
thành để xét bắt cho kỳ được.
Ngụy vương nghe tâu khen phải, lập tức hạ lịnh họa đồ hình Tôn Tẩn
sai đi tầm nã.
Nói lại Vương Ngao đi hiểu dụ bốn nước rồi đều không ai cứu được
Tôn Tẩn. Bây giờ ông ta lại sang nước Yên. Bữa nọ, nhầm buổi chầu,
Vương Ngao tới trước cửa triều nước Yên khóc ba tiếng, rồi cười ba
tiếng, các quan lấy làm lạ vào tâu cho vua Yên hay. Vua Yên cho vời
vào hỏi. Vương Ngao tâu rằng:
- Bần đạo khóc là khóc người công tử thứ ba của phò mã Tôn Tháo,
tên là Tôn Tẩn. Người này có công lên núi Vân Mộng học đạo với Quỷ
Cốc đã thông thiên thơ biết độn pháp, giỏi linh văn. Ngụy chúa nghe
danh, sai sứ lên rước ba phen mới được. Chẳng dè Tôn Tẩn xuống giúp
Ngụy bị người bạn bất lương là Bàng Quyên sàm tấu đến nỗi bị chặt hết
mười ngón chân, nay còn đương bị giam ở Ngụy. Còn bần đạo cười là
cười các nước chư hầu không ai biết trang anh tuấn để lo phương cứu về
giúp xã tắc, định giang san, và thống nhất thiên hạ.
Vua Yên nghe dứt cả mừng phán:
- Nếu không có tiên sinh chỉ bảo thì quả nhân đâu rõ ở đời có bậc ký
tài ấy.
Phán rồi dạy thị thần mời Vương Ngao ra Quan lại Tư thết đãi. Đoạn
hỏi các quan coi ai dám qua Ngụy rước Tôn Tẩn về. Vua hỏi vừa dứt thì
có một vị đại quan bước ra trước điện xin đi.
Xuân Thu Oanh Liệt Xuân Thu Oanh Liệt - Tô Chẩn