Cách bạn sử dụng thời gian quan trọng hơn cách bạn tiêu tiền. Sai lầm về tiền bạc còn có thể chỉnh sửa được, nhưng thời gian thì không bao giờ quay lại.

David Norris

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 39
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1801 / 45
Cập nhật: 2016-06-18 07:57:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7: Cuộc Song Hành Giữa Quyền Lực Và Học Thuật Của Hồ Quý Ly
ách Đại Việt Sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 8, tờ 22 a - b và tờ 23 - a) có chép lại một mẩu chuyện khá độc đáo về nhân vật Hồ Quý Ly như sau:
"Quý Ly soạn sách Minh đạo gồm 14 thiên rồi dâng lên (Thượng hoàng). Sách ấy đại lược cho rằng Chu Công (tức Chu Công Đán, con của Chu Văn Vương, người định ra quan chế, lễ nhạc cho Trung Quốc xưa - ND) là tiên thánh, Khổng Tử là tiên sư. (Bởi vậy), trong Văn Miếu, tượng của Chu Công phải được đặt ở chính giữa, mặt nhìn về hướng Nam (hướng nhìn tượng trưng cho thiên tử - ND), còn tượng của Khổng Tử thì chỉ đặt ở một bên, mặt nhìn hướng Tây. (Quý Ly) cũng cho sách Luận ngữ (một trong Tứ thư - ND) có bốn chỗ đáng ngờ. Đó là:
- Khổng Tử ra mắt nàng Nam Tử (vợ của Vệ Linh Công, rất đẹp nhưng cũng rất dâm dật - ND).
- Khổng Tử bị hết lương ở nước Trần.
- Công Sơn (tức Công Sơn Phất Nhiễu) và Phật Hất cho gọi, Khổng Tử muốn tới giúp cả hai.
- (Chỗ đáng ngờ thứ tư, không thấy chép, chắc bỏ sót - ND).
Quý Ly cũng cho Hàn Dũ (danh Nho đời Đường - ND) là kẻ "đạo Nho" (nghĩa là kẻ ngoài miệng thì nói đạo nghĩa thánh hiền mà việc làm thì chẳng khác - kẻ trộm cắp - ND), cho bọn Chu Mậu Thúc (tức Chu Đôn Di, ông tổ của phái Lý học ở Trung Quốc, người đời Tống - ND), Trình Di, Trình Hạo (hai anh em, cũng là hai bậc danh Nho Trung Quốc đời Tống - ND), Dương Thì, La Trọng Tố, Lý Diên Bình, Chu Tử (Chu Tử tức Chu Hy, Chu Hy là học trò của Lý Diên Bình, Lý Diên Bình là học trò của La Trọng Tố, La Trọng Tố là học trò của Dương Thì, Dương Thì là học trò của Trình Di và Trình Hạo, còn Trình Di và Trình Hạo cũng đều là học trò của Chu Đôn Di,... tất cả đều là những danh Nho Trung Quốc đời Tống - ND) tuy học rộng nhưng ít tài, không sát với sự việc, chỉ thạo cóp nhặt (văn ý của người xưa). Thượng hoàng (xem xong) ban chiếu dụ khen.
Quốc tử trợ giáo là Đoàn Xuân Lôi dâng thư nói rằng, như thế là không phải, bị đày đi châu gần. Xuân Lôi người Ba Lỗ, huyện Tân Phúc (nay thuộc ngoại thành Hà Nội - ND), là người thông minh, nhanh trí, hiểu biết nhiều, có kinh nghiệm, sau làm quan đến chức Trung thư hoàng môn thị lang kiêm tri Ái Châu thông phán, chết trong khi tại chức. (Khi bị đi đày), Xuân Lôi khai là Đào Sư Tích có xem thư ấy, nên Sư Tích (người đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Dần, 1374 - ND) bị giáng làm Trung thị lang đồng tri thẩm hình viện sự.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Đạo của tiên thánh, nếu không có Khổng Tử thì không ai phát huy được. Hậu thánh sinh ra, nếu không có Khổng Tử thì không còn ai làm khuôn phép nữa. Từ thuở có sinh dân đến nay, chưa có ai nổi tiếng hơn Khổng Tử, thế mà Quý Ly lại dám khinh suất bàn về ngài thì thực là không biết tự lượng sức mình vậy.”
Lời bàn: Vị trí của Khổng Tử trong Nho học ra sao, Ngô Sĩ Liên và các bậc đại khoa túc Nho đã nói, kẻ hậu sinh không dám lạm bàn nữa, chỉ xin có đôi lời về cuộc song hành giữa quyền lực và học thuật của Hồ Quý Ly.
Ở đời phàm kẻ có thực tài bao giờ cũng thuyết phục thiên hạ một cách rất tự nhiên bằng chính cái thực tài của mình, chẳng cần sự phụ giúp của bất cứ một phương tiện nào, kể cả quyền lực. Cũng có những bậc chân tài xuất chúng, thông minh mẫn tuệ đến tột bậc, người đồng thời chưa dễ hiểu được cao kiến của họ, nhưng thường thì họ thà cam chịu sự cô đơn bất hạnh chớ quyết không bao giờ tìm cách thuyết phục mọi người bằng bất cứ thứ gì ngoài sở học của mình. Và, họ luôn được đền bù thỏa đáng bởi sự kính trọng và ngưỡng mộ của hậu thế.
Ai đó còn muốn dùng uy quyền để áp đặt tư duy thiên hạ, có lẽ cũng nên đọc chuyện này
Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 4