How many a man has dated a new era in his life from the reading of a book.

Henry David Thoreau, Walden

 
 
 
 
 
Thể loại: Giáo Dục
Nguyên tác: Từ Câu Sai Đến Câu Hay
Upload bìa: Nguyễn Hoàng Anh
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3691 / 285
Cập nhật: 2016-07-24 01:46:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Dấu Câu
.1. Mở đầu
Dấu câu là một công cụ ngữ pháp để diễn đạt rõ ràng một văn bản viết. Dùng không đúng dấu câu sẽ dẫn tới những câu sai, những câu mơ hồ. Vì vậy, dấu câu có tầm quan trọng đặc biệt trong bài viết.
nhiều nhà văn, nhà báo và cả những chính khách rất chú ý tới dấu câu khi viết.
Có người hỏi văn hào Anh Oscar Widle (1856 - 1900) sao trông ông lại đăm chiêu vậy? O. Widle đáp: ‘Sáng nay tôi đã bỏ quên một dấu phẩy trong một bài thơ. Chiều nay tôi phải lấy lại’.
Câu chuyện về thiếu dấu chấm cuối câu
- Một bé gái mở máy vi tính, học chính tả tiếng Anh trên đĩa CD. Máy đọc một câu, em viết lại câu đó bằng cách đánh máy cho các chữ hiện lên màn hình.
215
Bé gái viết đúng. Máy trả lời: ‘Wrong, I’m afraid’ (Tôi e là sai đấy!)
Bé gái: Bố ơi, tại sao con làm bài đúng mà máy cứ bảo là sai?
Bố tới nhìn, biết rõ vì sao máy trả lời như vậy, nên bảo con gái: Con hãy viết sai đi!
Máy trả lời: ‘Wrong!’ (Sai rồi!)
Thế là không thể tiến lên học những phần tiếp theo.
Bố: Con thấy không, ‘Wrong!’ và ‘Wrong, I’m afraid’ khác nhau nhiều đấy. Con để bố làm lại xem. người bố đánh đúng như con gái và thêm dấu chấm vào cuối câu.
Máy trả lời: Correct! (Đúng!)
Bé gái: Con cũng làm như bố, tại sao máy lại bảo là sai?
Bố: Khác chứ. Con viết thiếu dấu chấm ở cuối câu.
Thế là, với máy tính, không chỉ là ‘sai một li đi một dặm’ mà còn có thể là ‘sai một ly máy đứng ì ra đấy’.
7.1.1. hai loại dấu câu: dấu đặt cuối câu và dấu đặt giữa câu
Viết xong một câu, cần đặt một dấu cuối câu ở chỗ kết thúc câu đó. Phân cách giữa các câu là chức năng chung của những dấu đặt cuối câu. Có những dấu cuối câu sau đây: chấm (.), chấm hỏi (?), chấm cảm (!), chấm lửng (...).
Mới viết xong một phần câu nhưng muốn ghi dấu ngăn cách phần vừa viết với phần còn lại, chúng ta đặt một dấu giữa câu vào cuối phần đó. Có những dấu giữa câu sau đây: dấu phẩy (,), chấm phẩy (;), hai chấm (:), gạch ngang (-), ngoặc đơn: (), ngoặc kép (“ ”), chấm lửng (...).
216
7.1.2. Cách dùng bắt buộc và cách dùng cho phép của mỗi dấu
Cách dùng bắt buộc của một dấu ở một vị trí: Thiếu nó, câu thành sai.
Cách dùng cho phép của một dấu ở một vị trí:
a) Có thể đặt dấu mà cũng có thể không đặt dấu.
b) Có thể dùng dấu đó mà cũng có thể dùng dấu khác.
Mục đích tu từ và phong cách cá nhân ảnh hưởng tới những cách dùng không bắt buộc. nhờ chúng mà một câu có thể hay hẳn lên đồng thời mang dấu ấn cá nhân.
Cùng một người, ở cùng một kiểu câu, trong cùng một tác phẩm, có lúc dùng dấu này, có lúc thay bằng dấu khác, lại có lúc không dùng dấu nào.
(1) Uống xong, Mầm trở vào gặt... (nguyễn Đình Thi)
(2) Ăn xong nàng đi ra ngoài cửa hàng. (nguyễn Đình Thi)
(3) Bộ đội đói. Mỏi. Buồn ngủ. (nguyễn Đình Thi)
(4) Bọn chúng đói, mỏi, buồn ngủ.
(5) Pháp chạy. nhật hàng. Vua Bảo Đại thoái vị.
(6) Pháp chạy, nhật hàng, Vua Bảo Đại thoái vị.
(7) Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. (nguyễn Công hoan)
hai câu 1 và 2 giống hệt nhau. Ăn uống xong rồi làm việc. Cùng là nguyễn Đình Thi, ở câu 1 ông đặt dấu phẩy sau trạng ngữ ‘uống xong’ còn ở câu 2 sau ‘ăn xong’ lại không có dấu nào.
217
hai câu 3 và 4 giống hệt nhau. Ở câu 3 dùng dấu chấm giống như câu 7, vì người ta coi những động từ là những câu đặc biệt. Ở câu 4 lại dùng dấu phẩy vì người ta coi đói, mỏi, buồn ngủ là những thành phần đồng chức năng - đồng vị ngữ.
Là một, nhưng câu (5) dùng dấu chấm vì quan niệm rằng đó là chuỗi ba câu nội dung có quan hệ nhân quả, còn câu (6) dùng dấu phẩy vì quan niệm rằng đó là 3 thành phần đẳng lập trong một câu ghép lỏng.
- Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt (1882 - 1945) khi viết diễn văn rất chú ý tới việc nhập đề. Về văn phạm, ông ít chú ý tới tính chính xác mà nặng về liệu nó làm cho bài diễn văn đọc lưu loát hơn hay rối rắm hơn; ông để tâm nhiều đến dấu chấm câu. grace Tully, Bí thư của ông, cố gắng thêm thật nhiều dấu phẩy và tổng thống lại thích thú bỏ bớt. Một hôm ông bảo:
- này grace, tôi đã nói với cô bao nhiêu lần là đừng có phung phí những dấu phẩy của người nộp thuế.
ngược lại ông thích những gạch ngang, đối với ông là những cái mốc cho con mắt, nhưng ông lại không thích dấu chấm phẩy và dấu ngoặc đơn. (hoàng nguyên Cát, gD&TĐ,18.05.1992)
218
7.2. Những dấu cuối câu
7.2.1. Quy tắc khái quát
1. Về cấu trúc, kết thúc câu tường thuật (còn gọi câu miêu tả) dùng dấu chấm; kết thúc câu hỏi dùng dấu chấm hỏi, kết thúc câu mệnh lệnh, yêu cầu, cảm thán dùng dấu chấm cảm.
2. Một câu có thể viết theo cấu trúc (hình thức) của câu loại này nhưng lại dùng với mục đích của một câu loại khác thì có thể dùng dấu câu theo mục đích của nó.
Ví dụ:
(8) Anh đóng cửa giùm tôi nhé
Câu 8 có hình thức hỏi. Vậy có thể đặt dấu hỏi vào cuối câu này [Anh đóng cửa giùm tôi nhé?]. nhưng nếu câu 8 dùng với mục đích đề nghị thì có thể đặt dấu chấm cảm vào cuối câu này [Anh đóng cửa giùm tôi nhé!].
(9) Bác đến
nếu dùng câu 9 để miêu tả việc Bác hồ đến một nơi nào đó, thì chúng ta đặt dấu chấm vào cuối câu [Bác đến.] nhưng nếu hiểu câu 9 như một lời reo hò, mừng vui thì nó lại là một câu cảm thán. Trường hợp này, chúng ta đặt dấu chấm cảm vào cuối câu [Bác đến!].
7.2.2. Dấu chấm
Bắt buộc dùng dấu chấm đặt cuối câu miêu tả, tường thuật và những câu đặc biệt loại này, như câu 7.
219
những dấu cuối câu có thể
- Chấm hoặc chấm cảm
(10) Thầy hãy ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột
Câu 10 là câu cầu khiến, nên có thể đặt đặt dấu chấm cảm vào cuối. nhưng từ hãy là một tín hiệu hô hào, cầu khiến giảm nhẹ làm câu 10 không còn là một mệnh lệnh nữa, người bệnh không ngồi dậy cũng không sao. Vì vậy, nên đặt dấu chấm ở cuối câu.
(10a) Thầy hãy ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. - Chấm và chấm hỏi
(11) Ớt nào là ớt chẳng cay
(12) Có lẽ chị ấy bệnh
(13) hay chính chị Quế cũng muốn thế
Câu 11 có hình thức hỏi nên có thể đặt dấu hỏi ở cuối câu. nhưng mục đích câu này lại là một lời chất vấn để bác bỏ ‘chẳng cay’, tức là khẳng định ‘mọi loại ớt đều cay’. Vậy cũng có thể đặt dấu chấm vào cuối câu.
(11a) Ớt nào là ớt chẳng cay?
(11b) Ớt nào là ớt chẳng cay.
Câu 12 là một lời đoán định, có hình thức của một câu miêu tả. Vậy nên đặt dấu chấm ở cuối câu. nếu cho rằng người nói còn lưỡng lự, còn nghi ngờ vào chính lời đoán định của mình thì có thể hiểu câu đó có mục đích hỏi. Lúc đó có thể dùng dấu chấm hỏi đặt cuối câu.
(12a) Có lẽ chị ấy bệnh. (12b) Có lẽ chị ấy bệnh?
220
Câu 13 có hình thức hỏi nên có thể đặt dấu hỏi ở cuối câu. nhưng ngữ cảnh của câu này cho biết đây là lời đoán định. Do vậy, tác giả đã đặt dấu chấm vào cuối câu.
(13a) hay chính chị Quế cũng muốn thế?
(13b) những tấm hình đã đánh lừa con, đánh lừa gia đình. hay chính chị Quế cũng muốn thế. Chị không muốn ai biết đến những nỗi đau đớn, tủi cực của chị trên xứ người.
Trong một câu ghép dài, nếu vế đầu đã là một câu trọn vẹn thì chúng ta thường dùng dấu phẩy phân cách hai phần. nhưng cũng có thể dùng dấu chấm đặt cuối vế đầu. Câu ghép được tách thành hai câu. Vế thứ hai được nhấn mạnh.
(14) Chính thật thì cụ đã đang bực mình. Bởi cụ thấy đầu hơi đau. (nam Cao)
7.2.3. Dấu chấm hỏi
Bắt buộc dùng dấu chấm hỏi nếu là câu hỏi thực sự. (15) Anh đi đâu vậy?
(16) Ba mươi tám hay ba mươi chín? Bốn mươi hay là ngoài bốn mươi? Cái mặt hắn không trẻ cũng không già; nó không còn phải là mặt người: nó là mặt một con vật lạ, nhìn mặt những con vật có bao giờ biết tuổi? (nam Cao)
những trường hợp có thể dùng dấu khác: - Chấm hỏi và chấm
Xem câu 11, 12, 13
- Chấm hỏi và chấm cảm (x. §7.2.4)
221
7.2.4. Dấu chấm cảm (chấm than)
Bắt buộc dùng dấu chấm cảm nếu câu cảm thán, mệnh lệnh, cầu khiến hoặc hô hào thực sự.
(17) Vui ơi là vui!
(18) Anh ra khỏi đây ngay!
(19) Xin bố tha cho con!
(20) hãy yêu! hãy yêu! hãy yêu và bảo vệ
Mây nước, cửa nhà, văn học, ngữ ngôn... (Chế Lan Viên)
những trường hợp có thể dùng dấu khác:
Chấm cảm và chấm hỏi, (câu đầu ví dụ 20), thay cho dấu chấm, (câu sau ví dụ 20, 17):
- Chấm cảm và chấm
(21) Mây nhởn nhơ bay, hôm nay trời đẹp lắm! (Tố hữu)
7.2.5. Dấu chấm lửng (dấu ba chấm)
Dấu chấm lửng được dùng để biểu thị một điều vì lý do nào đó nên chưa viết hết. nó có thể đặt giữa câu, cũng có thể đặt cuối câu.
(22) Và ngay lúc ngọc mở lời: ‘Chúng con muốn nói với Ba...’ thì cô Thương hiện ra ở cửa. (Phan Thị Vàng Anh)
Có thể dùng dấu chấm lửng để biểu thị lời nói ngập ngừng, bị ngắt quãng (không cố ý hoặc cố ý) hoặc những âm thanh kéo dài:
(23) Ông nói: ‘Bà đã có một đàn con... đó thôi?’
- Ông ngập ngừng làm gì, cứ nói thiệt ra là đàn con lai cũng có sao đâu?’ (Văn nghệ, 25.12.1995)
222
Dấu chấm lửng là tín hiệu của quãng ngừng khi nói. nó tạo ra ở người nghe tâm lý chờ đợi những thông tin tiếp theo sau dấu này. Vì thế, để nhấn mạnh một chi tiết, một điều không bình thường hoặc bất ngờ ngoài dự đoán người ta có thể đặt chúng sau dấu chấm lửng.
(24) Ông cung cấp 500 đô la mỗi người, cho... 30.000 nhà khoa học mũi nhọn của nước nga [...]. (KTnn, 10.03.1996)
(25) Anh lên đường đi xuất khẩu lao động. Chia tay với chồng, nàng buồn đến nẫu người, buồn đến tận... bữa cơm tối.
Lưu ý: Việc đặt dấu hỏi và dấu chấm than trong ngoặc đơn cũng là một cách thể hiện lời bình luận, thể hiện quan điểm của người viết. Ví dụ:
(26) Tự nguyện đóng góp theo... định mức (!?) (một đề báo)
Với dấu (!), người viết bình luận về một điều mâu thuẫn trong lời nói của một ai đó: ‘Tự nguyện theo... định mức’. Với dấu (?), người viết bày tỏ sự nghi ngờ của chính mình vào nội dung lời phát biểu đó: có thật là ‘tự nguyện’ không?
(25b) Anh lên đường đi xuất khẩu lao động. Chia tay với chồng, nàng buồn đến nẫu người, buồn đến tận... bữa cơm tối. (!)
Với dấu (!) người viết bình luận: ‘chỉ buồn đến tận... bữa cơm tối. Vậy mà lại nói là buồn đến nẫu người’.
(27) Ông ta bảo không hề biết gì về chuyện này(?)
Dấu hỏi đặt trong ngoặc đơn (?) bày tỏ sự nghi ngờ: có thật là ‘không hề biết gì về chuyện này’ hay không?
223
7.3. Những dấu giữa câu
7.3.1. Dấu phẩy
7.3.1.1. Tầm quan trọng của dấu phẩy: Dấu phẩy giá
bao nhiêu?1
Dấu phẩy nhằm tách biệt các phần câu. nó cho phép diễn đạt chính xác điều muốn nói. Đặt sai dấu phẩy, biết bao chuyện dở cười dở khóc xảy ra.
Cách đặt dấu phẩy khác nhau dẫn tới ý nghĩa khác nhau.
hãy tạm gác những dấu phẩy đặt sai làm câu thành ngô nghê, như một sinh viên Lào, năm 1977, đã đặt dấu phẩy cho câu Kiều ‘(Dở dang nào có hay gì,) Đã tu tu trót quá thì thì thôi!’ như sau: ‘Đã tu tu, trót quá thì thì thôi!’
Một giáo viên tiếng Anh đề nghị mỗi sinh viên đặt những dấu thích hợp vào câu sau: ‘Woman without her man is nothing’.
Bọn con trai ngắt câu: ‘Woman, without her man, is nothing’ (đàn bà, nếu thiếu nửa kia của mình, thì chẳng là gì cả).
Bọn con gái lại ngắt câu như sau: ‘Woman: without her, man is nothing’ (phụ nữ: thiếu cô ta, đàn ông chẳng là gì cả).
Vì sao phải đánh vần dấu câu trong bức điện tín?
Một phụ nữ Mỹ đi du lịch ở châu Âu gửi điện về cho chồng: ‘Có một chiếc xuyến đẹp mê hồn, giá 75 đô. Em mua được không?’ Anh chồng lập tức trả lời ‘no, price too high’
1 Bài đã đăng trong SGTT, thứ hai 23.08.2010 224
(không, giá quá cao). nhưng nhân viên điện tín mắc một sai lầm nhỏ đã bỏ qua dấu phẩy và thành: ‘no price too high’ (không giá nào là quá cao). Được lời như cởi tấm lòng, chị chàng mua ngay chiếc xuyến. Khi về Mỹ, cô vợ khoe chiếc xuyến làm người chồng choáng váng. người chồng đem vụ ‘bỏ sót dấu phẩy’ này ra kiện và đã thắng. Từ đây, các hãng điện tín đòi hỏi nhân viên phải đánh vần các dấu câu trong bức điện chứ không dùng ký hiệu. nghĩa là phải viết ‘no comma price too high’ (Không phẩy giá cao quá). Thật ra chỉ viết ‘price too high’ (giá cao quá) là đủ.
Mất người yêu chỉ tại thiếu dấu phẩy
giai thoại: ‘họ yêu nhau nhưng chàng trai rất nghèo. Anh đi xuất khẩu lao động để kiếm tiền cưới vợ. những biến động xã hội nơi xứ người khiến thư từ đi lại thất thường. Sau mấy tháng bặt tin anh, cô gái viết thư sang yêu cầu anh cho biết thái độ dứt khoát, cô không yên tâm và không đủ kiên nhẫn chờ anh... Được thư, anh hốt hoảng viết vội ba chữ trả lời: ‘Đừng chờ anh!’. Thế là cô gái đi lấy chồng. Khi về nước anh trách cô gái bội ước. Cô gái đưa thư cũ của anh ra. Anh té ngửa: trong lúc đầu óc mụ mẫm mình đã viết thiếu một dấu phẩy. Thực ra anh định viết ‘Đừng, chờ anh!’.
nhầm thành dấu phẩy, nhà nước mất bao nhiêu?
năm 1870, trong danh sách các mặt hàng được miễn thuế vào Mỹ lẽ ra là câu ‘Tropical fruit-plants for the purpose of propagation’ (Các cây nhiệt đới ăn trái nhằm mục đích nhân giống) nhưng người ta đánh nhầm dấu nối thành dấu phẩy ‘Tropical fruit, plants for the purpose of propagation’
225
(trái cây nhiệt đới, cây nhằm mục đích nhân giống). Thế là toàn bộ các loại trái cây nhiệt đới được nhập miễn thuế vào Mỹ cho tới khi người ta phát hiện ra sai sót chết người này. Tính ra đã mất khoảng 500.000 USD thời ấy tiền thuế không đòi lại được.
hiểu sai dấu phẩy, quan chủ khảo bị vài chục... gậy
Trong Lều chõng, ngô Tất Tố kể chuyện rằng, danh sĩ đời Lê, cụ nguyễn Công hoàn là bậc văn hay, học vấn uyên thâm, chỉ vì cái tật đặt câu cầu kỳ, thành ra thi mãi không đỗ. Bởi vì, ‘trong lúc quan trường chấm văn, người ta chấm như ăn cướp’, còn thì giờ đâu mà ngẫm nghĩ về ý tứ sâu xa của câu văn. Trong khi đó nguyễn Công Lân là con, sức học kém cụ rất xa, nhưng mà văn chương hoạt bát nên đã đỗ tiến sĩ.
‘Khoa ấy [...] ông Lân đã làm chủ khảo, cụ nguyễn vẫn còn cắp quyển đi thi, và cũng lại hỏng như trước...
(Xong việc trường thi, ông Lân về nhà thăm cha). Cụ nguyễn hỏi:
- Khoa này có được quyển nào khá không?
- Có một quyển khá, chỉ vì phải câu tứ lục thất niêm, không thể lấy đỗ.
- Câu tứ lục ấy thế nào? Có nhớ không?
Ông con thưa rằng, nhớ và đọc:
Lưu hành chi hóa tự Tây Đông, nam Bắc vô tư bất phục.
Tạo tựu chi công tự Cảo Mân, Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng. Ông ngậm ngùi tiếc: nếu như hai câu dưới, họ đảo hai chữ Cảo Mân ra làm Mân Cảo thì hay biết chừng nào... Không
226
đợi con nói hết lời, cụ nguyễn vác gậy phang luôn chừng vài chục gậy:... dốt nát như thế mà đi chấm trường, chôn sống biết bao nhiêu người. [...]
- Thì ra hai câu tứ lục ấy chính của cụ nguyễn, ý cụ đặt như thế này:
Lưu hành chi hóa tự Tây, Đông nam Bắc vô tư bất phục
Tạo tựu chi công tự Cảo, Mân Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng [...] Bởi vì nhà Chu khởi ở phương Tây, đóng kẻ chợ ở đất Cảo, người ta chỉ có thể nói ‘Cái thói trôi đi nổi tự phương Tây, các phương Đông nam Bắc đâu đâu cũng phục cái công đắp dựng gây từ xứ Cảo, các xứ Mân Kỳ Phong đều cùng dấy theo. Chứ ai lại nói ‘Cái thói trôi đi nổi tự phương Tây, phương Đông, cái công đắp dựng gây từ xứ Cảo, xứ Mân’... (ngô Tất Tố, 367)
Được người yêu nhờ quy tắc đánh vần dấu câu
Ông bố nọ muốn lấy tên nhà thơ La Mã vĩ đại Virgile đặt cho con trai mình. Khốn nỗi, ông lúng túng viết nhầm thành VIRgULE, tiếng Pháp có nghĩa là dấu phẩy. Anh chàng lớn lên cũng khẳng khiu như dấu phẩy, không thành nhà thơ mà vào làm bưu điện. Anh thầm yêu trộm nhớ cô hàng xóm Sophie. Cô gái này lại yêu chàng trai không yêu cô. Bao nhiêu thư gửi đi mà không nhận được hồi đáp. Rồi một hôm cô quyết định ra bưu điện gửi bức điện (chứ không viết thư nữa) cho chàng trai nọ.
- Tôi muốn gửi một bức điện. Cô buồn rầu nói mắt không nhìn Virgule - nhân viên bưu điện.
227
- Cô vui lòng đọc nội dung... Virgule cầm bút cảm động lắp lắp nói.
- ‘Je t’aime, virgule, Je t’adore, virgule, Je voudrais tant que tu me dises que tu m’aimes aussi, point.’ (Em yêu anh, phẩy, em thương anh, phẩy, em muốn anh cũng nói với em rằng anh cũng yêu em, chấm). Anh chàng Virgule không cho virgule là dấu phẩy mà hiểu đó là tên mình: Em yêu anh, Virgule, em thương anh, Virgule... Anh chàng bưu điện yêu cầu cô gái nhắc lại. Sophie làm theo Em yêu anh, Virgule, em thương anh, Virgule... Mắt anh ta sáng lên. Sophie nhận ra anh chàng này đáng yêu làm sao. Virgule thì thầm nói ‘Anh cũng yêu em, Sophie!’ Và họ đến với nhau.
Đặt nhầm dấu phẩy, thoát một mạng người
giai thoại về Alexandre Đệ Tam (nga): khi ông từ chối ân xá cho một phạm nhân ‘Pardon impossible, to be sent to Siberia’. Vợ ông là Dagmar (cháu gái vua Đan Mạch Christian IX) là một người vô tâm, nên đã đánh nhầm dấu phẩy thành ‘Pardon, impossible to be sent to Siberia’. Thế là người tù này thoát tội. Đây là kiểu mơ hồ có trong mọi ngôn ngữ do dấu phẩy ngắt phần ‘không được’ vào hai vế khác nhau của câu. Ví dụ:
Tiếng Việt: a) Khi uống bia, không được cho đường.
b) Khi uống bia không được, cho đường.
c) Khi uống bia không, được cho đường.
Tiếng nga: a) Казнить,нелзяпомиловаь[Kaznit’, nelzja pomilovat’] (xử tử, không ân xá).
228
b) Казнитьнелзя, помиловаь[Kaznit’nelzja, pomilovat’] (không được xử tử, ân xá).
Có những tình huống dấu phẩy vắng cũng được, có cũng chẳng sao. nhưng có những tình huống nếu vắng dấu phẩy sẽ gây ra những tổn thất khôn lường.
7.3.1.2. Dấu phẩy dùng để phân ranh giới giữa thành phần nòng cốt (tức là thành phần chủ - vị) với những thành phần khác.
Bắt buộc dùng dấu phẩy
- Khi thành phần trạng ngữ đứng xen giữa chủ ngữ và vị
ngữ.
(1) Chúng tôi, ngày mai, đi Vũng Tàu.
- Để phân cách thành phần nhấn mạnh với thành phần còn lại:
(2) Tôi, tôi là Ba đây.
(3) Làm việc, nó đã làm từ lâu rồi.
- Để phân cách thành phần hô gọi với thành phần còn lại:
(4) Anh năm ơi, em nhờ anh một chút.
- Để phân cách thành phần dùng để giải thích với thành phần được giải thích:
(5) hồ Chủ Tịch, lãnh tụ kính yêu của chúng ta, đã nói: [...]
(6) Cám ơn người, hồ Chí Minh vĩ đại. (thơ Tố hữu)
229
7.3.1.3. Bắt buộc dùng để phân ranh giới giữa những thành phần đồng chức năng.
Ví dụ:
- Đồng chủ ngữ:
(7) Cơm áo, vợ, con, gia đình... bó buộc y. (nam Cao)
- Đồng vị ngữ:
(8) hùng dậy tập thể dục, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng rồi tới trường.
- Đồng bổ ngữ:
(9) Xí nghiệp này cần tuyển một kỹ sư, hai nhân viên vi tính và 15 công nhân xây dựng.
- những vế câu đồng chức năng:
(10) Đường xa, gáng nặng, bước chân đi thoăn thoắt. Dốc núi, đèo cao, đòn gánh kĩu kịt. (Thép Mới)
(11) Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều,
Phần cho thơ, và phần để em yêu. (thơ Tố hữu)
(12) những bạn sau đây sẽ vào đội tuyển của trường: Tuấn, hùng, Bình và hải.
những thành phần liệt kê trong câu 12 cũng là đồng chức năng.
7.3.1.4. Có thể dùng dấu phẩy để:
Phân cách trạng ngữ với thành phần chính. như câu 1
và 2.
Phân cách những thành phần đồng chức năng. như câu 4 và 6 (mục §7.1.)
230
Phân cách chủ ngữ và vị ngữ:
(13) Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngay tôi ăn không ngon, ngủ không yên. (hồ Chí Minh)
(14) Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. (Thép Mới)
(15) Cái nhanh nhảu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da đen giòn và cái nuột nà của người đàn bà hai mươi bốn tuổi, vẫn không đánh đổ những cái lo phiền buồn bã trong trái tim. (ngô Tất Tố)
Trong câu 15, hai dấu phẩy đầu làm nhiệm vụ phân cách các thành phần đồng chức năng, dấu phẩy cuối dùng để phân cách chủ ngữ và vị ngữ.
- Phân cách các vế của một câu ghép:
(16) Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất định thắng lợi. (hồ Chí Minh)
- nhằm diễn đạt rõ ràng khi gặp những câu dài:
(17) Một ngày yêu là một ngày vui.
Câu 17 giống câu 13, chúng đều có dạng ‘A là B’. Câu 17 ngắn nên không cần đặt dấu phẩy trước từ là như ở câu 13 khá dài.
Với câu ngắn ‘Tôi vẫn sống ở đây’ có cấu trúc ‘A vẫn B’, không ai đặt dấu phẩy trước từ vẫn, nhưng câu (15) khá dài nên có dấu phẩy trước từ ‘vẫn’.
231
- nhằm phân cách những yếu tố có thể gây mơ hồ:
(18) Tòa án kết luận tiền vệ Steven gerrard (Liverpool) vô tội dù đấm bị thương người chỉnh nhạc Marcus Mcgee trong một hộp đêm hồi tháng 12-2008 do đó là hành động tự vệ. (b., 26.07.2009)
Chỉ cần một dấu phẩy là có thể sửa được câu trên:
(18b) Tòa án kết luận tiền vệ Steven gerrard (Liverpool) vô tội dù đấm bị thương người chỉnh nhạc Marcus Mcgee... do, đó là hành động tự vệ.
nên chú ý rằng dấu phẩy khác từ và. Thông thường, chúng thay thế cho nhau được nhưng ở những câu phủ định thì bạn cần thận trọng. Ví dụ:
(19)[...] không ai tái cơ cấu mà không sa thải nhân viên, cắt giảm lương cả, dẹp bớt chi nhánh, trừ phi tái cơ cấu bằng mồm! (b., 17.06.2012).
Lẽ ra:
a) Không ai tái cơ cấu mà không sa thải nhân viên, không cắt giảm lương, không dẹp bớt chi nhánh cả. hoặc:
b) Không ai tái cơ cấu mà không sa thải nhân viên, không cắt giảm lương và dẹp bớt chi nhánh cả...
7.3.2. Dấu hai chấm
Phần đứng sau dấu hai chấm dùng để thuyết minh cho phần đứng trước nó.
Viết hoa và không viết hoa
Sau dấu hai chấm sẽ viết hoa khi phần thuyết minh, chú giải là một câu (câu 20), khi qua hàng (câu 21).
232
(20) Tôi không tin: Anh không nói đùa đấy chứ? (21) Lần này đến lượt tôi rối rít:
- Chuyện thế nào, anh kể đi...
Sau dấu hai chấm sẽ không viết hoa nếu là một liệt kê (câu 22) hoặc một cụm từ để thuyết minh, chú giải (câu 23).
(22) Dây đàn bầu có thể gợi dậy trong lòng ta: yêu, ghét, buồn, vui, giận, hờn và hy vọng. (Lưu Quý Kỳ)
(23) hùng bước vào phòng đầu tiên của nhà máy: phòng cưa máy.
7.3.3. Dấu chấm phẩy
Không có quy tắc bắt buộc dùng dấu chấm phẩy.
Có thể dùng dấu chấm phẩy khi viết một câu dài mà mỗi vế là một câu trọn vẹn. (Trong những trường hợp này, có thể dùng dấu chấm để tách câu đã cho thành nhiều câu).
(24) hồi ấy Bá Kiến mới ra làm lý trưởng, nó hình như kình nhau với hắn ra mặt; Lý Kiến muốn trị nhưng chưa có dịp. (nam Cao)
7.3.4. Dấu ngoặc đơn
Dùng để phân cách phần bình luận,chú giải, chú thích với các thành phần khác.
(24) nhà đã đông: hai cán bộ giảng dạy trường đại học bách khoa (đồng nghiệp), một kỹ sư vô tuyến điện (bạn thanh khí từ thuở học phổ thông)... và một sinh viên năm thứ tư (học trò yêu) cùng người bạn gái (không rõ nghề gì) thơm phức và cực kỳ xinh đẹp.
233
(25) Cô gái nhà bên (có ai ngờ)/ Cũng vào du kích/ Khi gặp tôi vẫn cười khúc khích/ Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!) (giang nam)
Dùng ngoặc đơn để diễn đạt rõ ràng. Theo nguyễn hiến Lê câu dưới đây mơ hồ:
(26) Theo pháp luật ngày nay thì nguyễn Khánh phải chịu tội nhưng được hưởng trường hợp giảm khinh, vì ông ta không có quyền trả thù cho cha như vậy.
Chúng ta dùng ngoặc đơn để viết lại rõ ràng nội dung mà tác giả muốn diễn đạt:
(26b) Theo pháp luật ngày nay thì nguyễn Khánh phải chịu tội (nhưng được hưởng trường hợp giảm khinh) vì ông ta không có quyền trả thù cho cha như vậy.
7.3.5. Dấu ngoặc kép: Bộc lộ quan điểm qua dấu ngoặc kép
nếu đặt lời trích dẫn trong ngoặc kép bạn sẽ không chịu trách nhiệm về nội dung này. Bạn đã chia sẻ quan điểm với lời trích dẫn nếu không đặt nó trong dấu ngoặc kép.
Chuyện không nhỏ về dấu ngoặc kép
Trên tạp chí X, số 23, 12.1995, có đoạn ‘Vào những năm1970-1971, trên chiến trường miền nam. Chính quyền Sài gòn tuyên bố “đã bình định xong 90% lãnh thổ”. Sáu tỉnh miền Tây nam Bộ lúc đó chỉ còn vài ba ấp và một số nơi ven rừng U Minh là thuộc quyền kiểm soát của ta.
Trong bối cảnh đó, mùa mưa năm 1971, địch huy động 3 trung đoàn bộ binh của sư đoàn 21 nguỵ, 2 giang đoàn có
234
máy bay và pháo binh yểm trợ mở cuộc càn “nhổ cỏ U Minh” hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của cộng sản ở vùng này.’
Rõ ràng là do vô ý mà nhà báo cách mạng MĐ mắc phải một lầm lẫn tai hại ở câu cuối cùng trong đoạn trên. người ta nhân đó có thể quy chụp là đã nói theo giọng điệu của địch: Tại sao không viết ‘hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của ta ở vùng này’ mà lại viết ‘hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của cộng sản ở vùng này’?
Câu trên còn có hai cách sửa khác:
a) Địch mở cuộc càn “nhổ cỏ U Minh để tiêu diệt cơ quan đầu não của cộng sản ở vùng này”;
b) Địch mở cuộc càn nhổ cỏ U Minh hòng “tiêu diệt cơ quan đầu não của cộng sản ở vùng này”. Cả hai cách sửa trên đều đưa từ cộng sản vào trong dấu ngoặc kép. Thế là cụm từ ‘tiêu diệt... cộng sản’ chỉ còn là giọng điệu kẻ địch.
Khi viết, có những từ ngữ, có những cấu trúc... cho biết cái nội dung trong từ ngữ, trong cấu trúc đó là quan điểm, giọng điệu của ai.
Chức năng cơ bản của dấu ngoặc kép: để trích dẫn trực tiếp
(27) nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra”. (nam Cao)
(28) Từ cửa hàng bán vải đến cửa hàng may đo, một mét vải (chưa ngâm giặt gì) mà cứ co rúm lại như “miếng da lừa”...
235
Miếng da lừa được đặt trong ngoặc kép vì đó là tên một tiểu thuyết của văn hào Pháp h. de Balzac.
Không phải là lời trích dẫn mà cho từ ngữ đứng trong dấu ngoặc kép thì nghĩa sẽ khác đi. Các trường hợp:
a) người viết cố tình dùng không theo nghĩa thông thường:
(29) Đây là một sự lựa chọn khôn ngoan, thức thời. B lấy chồng, ông chồng mang “quốc tịch” hà nội, có nhà cửa đàng hoàng.
Không chú ý tới điều trên, người viết có thể dùng sai dấu ngoặc kép.
b) Dùng dấu ngoặc kép cho những từ chưa rõ nghĩa: tiếng lóng, từ nước ngoài mới nhập. Và cho cả những từ ngoại nhập quá xưa nay không còn thông dụng. Ví dụ:
(30) “Xế nổ”, “dế lửa” đời mới trở thành vật trang sức không thể thiếu của nhiều học trò con nhà khá giả.
(31) Mấy chiếc xe “đề ba” giật nảy, tiếng cười vang lên, mấy cô học trò đang ôm eo bạn chợt siết chặt tay theo kiểu “thắt nút”.
Đề-pa là một từ gốc Pháp (départ, viết ‘đề ba’ là sai) có nghĩa là sự xuất phát. hiện nay không mấy người hiểu nghĩa từ này nữa nên có thể đặt nó trong dấu ngoặc kép.
Đặt tít ‘Bắt hiệp “phò mã” - con rể năm Cam’ vì ở Việt nam hiện nay không còn phò mã. Vậy dù là biệt danh nhưng vẫn cần đặt phò mã trong dấu ngoặc kép. những chức năng trên có thể đan xen nhau trong một câu dùng nhiều dấu ngoặc kép: ‘Đó là câu chuyện “làm quà” với chúng tôi của
236
buổi đầu sơ giao, trên đường P. đi kiếm “gà”. Và đó cũng là lý do để “cò” P. giải thích về việc “tuyển gà” chạy đua với thời gian một cách ráo riết như thế, vì theo P., cuộc gặp gỡ bất ngờ với L.h. chỉ diễn ra cách ngày thi khoảng 3 tháng, trong khi “hợp đồng” - hay đúng hơn là đơn đặt hàng thi thuê- quá nhiều mà “gà” lại quá thiếu... Mọi chuyện sau đó diễn ra theo một “gu” quen thuộc [...]’ (b., 01.07.2003)
Trong câu trên, thành ngữ ‘câu chuyện làm quà’ nay ít dùng nên làm quà được đặt trong ngoặc kép; gu (một từ gốc Pháp, nay nhiều người không rõ nghĩa), cò, tuyển gà (tuyển người đi thi thuê)... là những tiếng lóng, còn hợp đồng là từ được dùng không đúng với nghĩa thông thường.
Dấu ngoặc kép có thể bộc lộ quan điểm
Ví dụ 1: Có một giai thoại về giải Tấn, một học giả tài đức hơn người ở đầu triều Minh Trung Quốc. Ông hay nói thẳng khiến nhiều lúc nhà vua chạnh lòng và để ý. Bởi vậy... ‘Trong một buổi các quan vào triều kiến, khi không còn việc gì nữa, vua truyền Tả thừa tướng nói một câu đúng sự thật còn hữu thừa tướng nói một câu sai sự thật. giải Tấn phải dùng một chữ nối hai câu đó thành một câu sai sự thật.
Tả thừa tướng nói: (1) hoàng đế ngồi trên ngai vàng. hữu thừa tướng nói: (2) Chuột bắt mèo.
giải Tấn liền dùng từ xem để nối:
(3) hoàng đế ngồi trên ngai vàng xem chuột bắt mèo. Các quan trong triều thở phào: giải Tấn đã thoát.
237
nhưng vua lại truyền một lệnh mới: nay giải Tấn hãy dùng một chữ khác để nối hai câu trên thành một câu đúng sự thật!
Các quan lo lắng: Liệu giải Tấn phen này có thoát tội phạm thượng?
giải Tấn cẩn thận hỏi thêm: ‘Tâu Bệ hạ: Câu thứ hai là câu nào ạ?’. Vua đáp: Là câu ‘chuột bắt mèo’.
Chỉ đợi có vậy, giải Tấn ung dung nối:
(4) hoàng đế ngồi trên ngai vàng nói chuột bắt mèo. Một lần nữa giải Tấn lại thoát.
Trong câu 3, chúng ta hiểu rằng giải Tấn đã nhắc lại lời của hai thừa tướng và chia sẻ quan điểm với họ. Dẫn lời mà không đưa vào trong dấu ngoặc kép ấy là đã chia sẻ quan điểm với người nói lời đó. Xem là một từ đòi hỏi bổ ngữ của nó là một điều có thực. nhưng ‘Chuột bắt mèo’ là một điều không thể xảy ra, nên nó là một câu sai. Do vậy câu 3 sai.
Trong câu 4, chúng ta hiểu rằng giải Tấn đã nhắc lại lời của Tả thừa tướng và của nhà vua nhưng không chia sẻ quan điểm với vua. Từ ngữ đặt trong dấu ngoặc kép không phải là quan điểm của người viết.
Không có dấu ngoặc kép trong ngôn ngữ nói, nhưng trong trường hợp này ai cũng hiểu giải Tấn chỉ nhắc lại lời vua, nghĩa là nếu viết ra thì chuột bắt mèo phải được đặt trong dấu ngoặc kép: (4b) hoàng đế ngồi trên ngai vàng nói “chuột bắt mèo”. Do vậy câu 4 chỉ là lời nhà vua vừa nói được giải Tấn nhắc lại theo phong cách ngôn ngữ trực
238
tiếp: ông trích dẫn nhưng không chia sẻ với quan điểm này. Vậy câu đó đúng.
Ví dụ 2: Trước đây một thứ trưởng đã nhận ‘quà biếu’ quá nhiều so với mức bình thường. Bị báo chí phanh phui, ông ta viết thư tới toà soạn báo Tn thanh minh: “Trong tư tưởng không có nhận quà biếu, nhưng...”. Tuần báo Tn phê phán lại và lấy luôn câu này để đặt tít, có điều dấu ngoặc kép được đẩy sớm lên một từ: “Trong tư tưởng không có nhận quà biếu”, nhưng...
Từ nhưng trong đề báo này đã thoát ra khỏi lời trích dẫn. nó không còn là lời thanh minh của ông thứ trưởng nọ nữa mà trở thành lời của toà báo phê phán ông ta. Chỉ nhìn thoáng đầu đề này độc giả thấy ngay được quan điểm của toà báo: không tin vào lời biện bạch của vị thứ trưởng nọ.
người viết có thể thêm cụm từ ‘cái gọi là’ trước câu trích dẫn nếu mình muốn biểu lộ hàm ý ‘tôi trích dẫn nhưng tôi không đồng ý với quan điểm này’.
Khéo kết hợp dấu ngoặc kép với những từ đồng nghĩa mang sắc thái khác nhau là một biện pháp để bộc lộ quan điểm, làm câu văn thêm sắc sảo, hấp dẫn.
Ví dụ 3: hai từ ‘Bác sĩ’ và ‘ông lang’ gần như đồng nghĩa. Để bộc lộ thái độ châm biếm, một phóng viên đặt thầy lang vào trong dấu ngoặc kép: ‘nhưng cũng đến 90% các cuộc điện thoại và thư điện tử đều kết thúc bằng một sự nghi ngờ về khả năng của “thầy lang” đội tuyển khi sử dụng chanh để nhỏ vào mắt Công Minh.’(Tuổi Trẻ, 11.11.2000)
239
7.3.6. Dấu gạch ngang
Có hai chức năng:
(I) Để phân cách thành phần giải thích với thành phần khác.
Khi dùng B để giải thích A, chúng ta có thể đặt B trong dấu gạch ngang và đứng ngay sau A. nghĩa là ‘... A - B -...’. nói cách khác: Từ ngữ đứng trong dấu gạch ngang được dùng để giải thích cho từ ngữ đứng liền trước nó. như ‘niu- tơn - nhà vật lý vĩ đại - đã nói...’
(II) Để liên kết hai thành phần đẳng lập. Đó là:
- Các yếu tố đẳng lập trong một tên gọi: Khoa Toán - Tin, bộ môn hóa - dược, tỉnh Thừa Thiên - huế, Thông tư của liên bộ Tài chính - giáo dục...
- Các yếu tố ở hai mốc của một giới hạn:
a) giới hạn không gian: Chuyến tàu hà nội - huế; Đường bay thành phố hồ Chí Minh - Paris...
b) giới hạn thời gian: Thời kỳ 1945 - 1954; giai đoạn 1930 -1945...
c) giới hạn con số (tối thiểu và tối đa): Tuổi của người dự tuyển: 18 - 35; người vi phạm sẽ bị phạt 50 - 100 ngàn đồng; Trọng lượng mỗi con xuất chuồng là 50 - 80 kg...
Lưu ý: hiện nay vẫn còn nhiều người dùng dấu gạch ngang để nối các yếu tố chỉ ngày tháng năm, như: 02-09- 1945; 30-04-1975... Tuy nhiên, cách dùng này không thể hiện ý nghĩa liên kết các yếu tố ở hai mốc của một giới hạn. hơn
240
nữa, nó sẽ trở nên bất tiện khi cần vạch mốc thời gian chính xác đến từng ngày. Chẳng hạn, với câu ‘những người công tác trong thời gian từ 02-09-1945 đến 30-04-1975 sẽ được xét hưởng chính sách X’, nếu muốn dùng dấu gạch ngang thay từ đến để nối hai mốc thời gian này thì dấu gạch ngang này cần được viết dài hơn hoặc đậm hơn bình thường: ‘... trong thời gian 02-09-945 - 30-04-1975...’. Điều này khá bất tiện. Vì vậy, hiện nay có khuynh hướng dùng dấu chấm để nối các yếu tố chỉ ngày tháng năm, như: 02.09.1945; 30.04.1975; 02.09.1945 - 30.04.1975. Cách viết này còn tiết kiệm được không gian văn bản.
nếu không đứng ở đầu câu, dấu gạch ngang có thể được thay bằng dấu phẩy. Tận dụng chức năng này để tránh những trường hợp có thể gây mơ hồ. Trong ba cách viết sau, nên chọn cách viết (c).
(a) niu – tơn – nhà vật lý vĩ đại – đã nói...
(b) niu-tơn – nhà vật lý vĩ đại – đã nói...
(c) niu – tơn, nhà vật lý vĩ đại, đã nói...
Dấu gạch ngang còn dùng để ‘gạch đầu dòng’ với chức năng liệt kê hoặc mở đầu cho một lượt lời.
Lưu ý: Chúng tôi không chủ trương phân biệt dấu gạch ngang với dấu nối (= gạch ngang ngắn) vì trong thực tế, sự khác biệt của hai dấu này không ảnh hưởng tới phong cách ngôn ngữ.
241
7.4. Những dấu câu dùng hay
Dấu câu có thể chuyển tải được sắc thái nghĩa
Dấu ba chấm diễn đạt được những ngập ngừng, ngắt quãng khi nói.
(32) Em liều viết thử, anh... đọc... chơi... (Tuổi Trẻ, 11.10.2010)
người đọc hình dung ra thái độ rụt rè thiếu tự tin với giọng nói ngập ngừng của anh thanh niên Doãn hoàng giang làm nhiệm vụ pha trà nước lần đầu viết thử khi đưa bài cho ‘sếp’.
Quãng ngừng khiến người đọc chờ đợi, và nội dung bất ngờ ngoài dự đoán khiến câu trở nên hấp dẫn: Tít báo ‘Wozniacki sa thải cha...’ (b. 22.08.2011) không hay. nhưng nếu đặt từ cha sau dấu ba chấm thì câu sẽ hay hẳn lên:
(33) Wozniacki sa thải... cha
Khéo dùng dấu ngoặc kép
(34) Lập luận của các nhà bình luận (Vn - nĐD) đưa ra: 1- ưu thế sân nhà (đương nhiên). 2- Croatia không còn động lực thi đấu vì đã sớm chiếm một suất dự vòng chung kết Euro 2008! Cái luận cứ thứ hai này nghe bàng bạc “mùi” V-League. Kiểu như ‘Sông Lam nghệ An đã đủ điểm để trụ hạng nên không còn động lực thi đấu’... (Tuổi Trẻ, 23.11.2007)
Dùng dấu ngoặc kép để châm biếm
(35) Lơ xe cầm “giấy” (tiền) chạy đến đưa cho viên cảnh sát giao thông, cứ chung “đủ tuổi” (= đủ tiền) là vô tư qua
242
trạm, anh này thấy tờ tiền chưa đúng “chuẩn” liền quát:... (Mãi lộ vẫn hoành hành, Tuổi Trẻ, 15.02.2008)
(36) Bằng lối nói như là đã ấm ức từ lâu lắm, ông Kiệt “méc” với hai người con gái ông Mười: Bà nội ngày xưa cưng ba mày hơn tao. (Tuổi Trẻ, 13.06.2008).
Không có chuyện người lớn và lại là Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đi mách với người bằng tuổi con mình. Vì vậy, dấu ngoặc kép làm câu này thành chuẩn, thích hợp với vai giao tiếp và thành câu hay.
Tiếng Việt Giàu Đẹp Tiếng Việt Giàu Đẹp - Trần Đức Dân Tiếng Việt Giàu Đẹp