Những lần thất bại chính là hạt giống gieo mầm cho thành công sau này. Bạn có thể buồn nhưng đừng tuyệt vọng.

Khuyết danh

 
 
 
 
 
Tác giả: Jack London
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Đào Xuân Dũng
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: nhok2
Số chương: 30
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2158 / 37
Cập nhật: 2015-11-10 18:12:21 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6
a chả cần phải nói cũng biết Văng-sơ Coóc-lit rất ao ước được kết thân với cô gái mà anh đã có dịp tiếp đón.
Anh càng nghĩ đến buổi gặp gỡ đó thì anh mong gặp lại Phrôna Oen-sơ. Viễn cảnh lần gặp gỡ thứ hai nữa làm nẩy sinh ở anh một cảm giác xốn xang thú vị và một tâm trạng hứng khởi rất tự nhiên. Người thiếu nữ ấy là một kiểu mẫu phụ nữ mới lạ, hoàn toàn khác với những phụ nữ mà anh đã có dịp gặp. Cặp mắt màu hạt dẻ đã tươi cười với anh, bàn tay mềm mại mà mạnh dạn đã vẫy chào thân thiết anh. Hình ảnh ấy có sức quyến rũ đối với anh cũng mạnh mẽ như sức cám dỗ của quả cấm.
Dẫu rằng Văng-sơ Cooc-lit không phải là một người ngây thơ, cũng không phải là người theo lối sống khổ hạnh, nhưng sự giáo dục gia đình đã để lại ở anh màu sắc của chủ nghĩa nghiêm khắc cực đoan mà anh chưa thoát ly được hoàn toàn. Tư chất thông minh và hiểu biết rộng rãi của anh chỉ giảm được phần nào ảnh hướng của một người mẹ khắc nghiệt chứ chưa nói đến chuyện xóa bỏ. Ảnh hưởng đó vẫn bắt rễ âm thầm trong con người anh.
Văng-xơ Coóc-lít khao khát được gặp lại Phrôna Oen-sơ, anh thường nhớ lại những hình ảnh mà anh vẫn giữ trong tâm trí về cô. Dù anh đã nhanh chóng vượt qua khe, qua lộ, qua sông nhờ có đồng tiền, nhưng Phrôna vẫn tới Đao-sơn trước anh 15 ngày. Trong khi Văng-xơ phải dùng đồng tiền để san bằng những trở ngại thì chỉ cần mỗi cái tên Oen-sơ thôi - cái bùa hộ mệnh còn công hiệu hơn cả vàng bạc - cũng đủ tạo ra những điều thần kỳ để phục vụ cho Phrôna.
Sau khi đã tới Đao-sơn, Coóc-lít tiến hành ngay việc tìm một chỗ ở, chưa đầy 2 tuần anh đã mua được một căn nhà nhỏ. Kê dọn xong xuôi và đưa những thư giới thiệu gửi gấm tới những nơi quen biết. Mọi khó khăn dần dần đều vượt qua, một buổi tối, khi dòng sông đã đóng băng, thuyền bè không còn đi lại được nữa, anh đi về phía nhà của ông Gia-côp Oen-sơ. Anh hân hạnh được bà Xô-vin, phu nhân của ông ủy viên công chứng về khai thác vàng tháp tùng.
Coóc-lít không còn tin ở mắt mình nữa. Ở Klông-đai mà cũng có hệ thống lò sưởi do một trung tâm cung cấp! Khi đi vào tiền phòng và bước qua cánh cửa gỗ dày, anh đứng trong một phòng khách, một phòng khách thực sự! Đôi giầy mềm bằng da hươu rừng của anh lún trong nhửng tấm thảm mềm mại và đập ngay vào mặt anh là bức họa Mặt trời mọc của Tớc-nơ treo trên tường. Trong phòng còn trang trí nhiều bức tranh và nhiều đô mỹ thuật khác nữa. Những khúc gỗ thông lớn đang cháy lốp đốp trong hai lò sưởi kiểu Hà Lan.
Phrôna vừa dạo đàn dương cầm vừa hát. Cô rời ghế đứng dậy niềm nở ra đón tiếp Văng-xơ. Lúc gặp lại ngay trong nhà cô, bên ánh lửa bập bùng, cô thiếu nữ trông càng rực rỡ, khỏe khoắn, anh phải thầm thừa nhận rằng hình ảnh cô gái lần này đã làm lu mờ hẳn hình ảnh trong trí tưởng tượng của anh mặc dù vẫn rất giống nhau. Khi anh bắt tay cô, anh cảm thấy hơi bối rối xúc động vì một niềm vui khó tả. Bà Xô-vin đã gỡ cho anh:
- Thì ra! Cháu đã quen ông Coóc-lít rồi ư? Bà reo lên.
- Vâng, cháu đã gặp ông ấy trên đường mòn Đi-ê. Quen biết nhau trong hoàn cảnh như thế thì không thể nào quên được. Phrôna đáp.
- Thật là lãng mạn!
Bà vợ ông ủy viên công chứng tán dương.
Người thiếu phụ 40 tuổi mập mạp và lãnh đạm này bao giờ cũng cường điệu những lời tán tụng và vỗ tay đôm đốp mỗi khi bà chưa lơ mơ buồn ngủ. Đức lang quân của bà vẫn thường nói vung rằng không biết có phải Chúa đã nhập vào vợ ông hay không thì bà lại vỗ 2 bàn tay chuối mắn và reo lên: "Thật là lãng mạn!".
- Kể cho tôi nghe câu chuyện ra sao nào, bà nói tiếp. Ông ta đã cứu cháu trong một vụ đắm tàu phải không, nhận đi! Ông Coóc-lít, thế mà ông không kể với tôi chuyện đó. Tôi muốn biết rõ câu chuyện đến chết được.
Ô! Có gì đâu. Anh vội đáp lại. Tôi... nghĩa là chúng tôi...
Nhờ vị trí xã hội của gia đình anh và sự giao du của anh trong giới thượng lưu Coóc-lít tiếp xúc dễ dàng với tất cả mọi người ở đây. Anh làm cho Đen Bi-xốp phải khâm phục và thèm muốn sự thoải mái của anh. Đen Bi-xốp lúc đó đang ngồi trên mép chiếc ghế đầu tiên anh ta thấy và đang kiên nhẫn chờ đợi một người nào đó đứng dậy cáo từ ra về dể biết cách phải làm ra sao. Anh đã chuẩn bị sẵn cung cách cho việc cáo từ, đã tính trước từ chỗ anh ngồi ra tới cửa là bao nhiêu bước đi và đã biết phải nói gì với Phrôna nhưng anh vẫn còn phân vân không biết có phải bắt tay tất cả mọi người hay không. Anh dự định tới thăm Phrôna và "ghé qua chào cô thôi" nhưng anh lại thấy cô trong một xã hội gồm toàn những người xa lạ đối với anh...
Coóc-lít sau khi trao đổi vài câu với một tiểu thư Moóc-ti-mơ nào đó, về sự suy thoái của trường phái văn học tượng trưng Pháp liền tiến lại chỗ Đen-bi-xôp. Anh chàng thợ mỏ đã trông thấy anh đứng trước lều ở Trại chào mừng nên nhận ra anh ngay. Anh ta đã cảm ơn rối rít về việc anh tiếp đãi Phrôna, thề thốt sẽ nhớ mãi và để đền ơn thì dù cho chỉ còn có một mảnh chăn thôi cũng sẵn sàng xan xẻ.
Còn Đa-vơ Hác-nây thì không phải vì lầm lẫn mà đến phòng khách này, lại không chịu ngồi ngay vào chiếc ghế đầu tiên trông thấy. Với tư cách là ông vua vàng miền Enđôrađô, lão thấy mình xứng đáng góp mặt ở cái xã hội thượng lưu này với vị trí của nhà triệu phú, dẫu rằng lão chẳng biết nói năng lịch sự gì mấy ngoài những lời lão vẫn dùng trong sòng bạc nhưng lão đã đóng rất đạt, và rất hài lòng về bộ điệu mà tân khách quen thuộc. Lão cũng đối đáp trôi chảy và tỏ ra tự tin nhờ bộ đồ lịch sự và dáng điệu ung dung của lão tôn thêm lên. Với ai lão cũng buông được một đôi câu bâng quơ, không ăn nhập gì với nhau cả. Tiểu thư Moóc-ti-mơ nói tiếng Pháp đúng giọng Pari làm cho lão hơi kiềng một chút với những câu thơ của phái tượng trưng. Lão dùng đúng tiếng lóng của giới thợ săn Canada để đề nghị cô nhượng cho lão 25 li-vrơ đường trắng hay đỏ cũng được, nhưng tiểu thư Moóc-ti-mơ cũng chẳng ưu ái gì hơn mấy người khác với lão. Mỗi lần như vậy lão đều vừa cười vừa hỏi lại một cách khéo léo: "Không có đường ư? Thôi, cho tôi xem đi!".
Lão coi thành công xã giao cực kỳ nhất của lão là đề nghị cô Phrôna đàn bài Anh đã bỏ tổ quốc vì em. Cô không thuộc bài tình ca này, nhưng vì lão hát nho nhỏ với cô mấy nốt nhạc đầu cho nên cô đệm theo bằng đàn piano. Đa-vơ hát bằng một giọng khỏe và Đen Bi-xốp lúc đó bỗng thấy mình cũng có giọng đôi chút nên đã hát hòa theo với lão ở quãng điệp khúc. Từ lúc đó Đen Bi-xốp thấy thoải mái hẳn lên nên cuối cùng đã rời ghế đứng dậy. Khi về tới nhà, anh ta dùng chân đánh thức người chung lều với anh dậy để kể lại buổi tối vui vẻ vừa qua tại nhà ông Oen-sơ.
Bà Xô-vin lúc nào cũng hớn hở cho rằng buổi tiếp tân hôm nay thật tuyệt vời. Bà rất vui thích được nghe chàng trung úy đội cảnh sát kỵ binh và hai người đông hương với bà hát ông ổng bài Quyền lực của nước Anh và Chúa chở che cho Nữ Hoàng. Những tân khách người Mỹ đáp lại ngay bằng bài Tổ quốc tôi đây cũng là của anh và bài Giôn Brao. Gã cao lớn A-lêch. Bô-biêng, ông vua của thị trấn Tròn yêu cầu hát bài La Méc-xây-e. Rồi cuối cùng các vị khách kết thúc bằng bài Người lính canh trên sông Rin.
Anh đừng lui tới những buổi tiếp khách như thế này nữa. Phrôna nói nhỏ với Coóc-lít lúc cáo từ ra về. Chúng ta chẳng nói được với nhau đến 3 câu, mà tôi thì cảm thấy rằng chúng ta sẽ trở thành đôi bạn tuyệt vời. Lão Đa-vơ Hác-nây có moi được anh tý đường nào không?
Cả hai cùng cười, thế rồi Coóc-lit trở về nhà anh trong ánh sáng của mặt trời bắc cực vừa đi vừa phân tích những cảm nghĩ của anh.
Cô Gái Băng Tuyết Cô Gái Băng Tuyết - Jack London Cô Gái Băng Tuyết