Fear keeps us focused on the past or worried about the future. If we can acknowledge our fear, we can realize that right now we are okay. Right now, today, we are still alive, and our bodies are working marvelously. Our eyes can still see the beautiful sky. Our ears can still hear the voices of our loved ones.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Trinh Thám
Dịch giả: Nguyễn Văn Thảo
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1379 / 26
Cập nhật: 2016-06-18 07:57:25 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
ái gì níu giữ con người cạnh nhau? Gì buộc họ ở bên nhau? Lực hấp dẫn không thể vượt qua? Hay đơn giản là sự tiện lợi?
Nghe Trernưsev kể về cuộc nói chuyện của anh với Lena, Naxtia không sao có thể quyết định rằng những sự kiện mới có lợi cho Cartasov hay là chứng cứ chống lại anh ta.
Lena là người cùng Victoria sửa chữa chính căn hộ gần kề nhà Cartasov. Anh ta làm quen với hai cô cùng một lúc, vả lại, khi thuần tuý suy tính rằng Victoria đẹp lộng lẫy chắc chắn đã “bị chiếm” một cách bền vững, lập tức có thể dừng sự chú ý của mình ở Lena xinh xắn. Cô này đơn giản hơn, không có những tham vọng đặc biệt và có vẻ là bà nội trợ tốt. Thoạt đầu, thậm chí Cartasov còn thoáng có ý nghĩ, hay là nên cưới cô bé mồ côi đáng yêu, quán xuyến việc nhà và không nặng gánh họ hàng này. Lepa không hứng thú với rượu, không hút thuốc lá và hoàn toàn có thể đẻ cho anh một thằng con kháu khỉnh khoẻ mạnh. Nhưng chẳng bao lâu sau một tình huống tầm thường của đám cưới không môn đăng hộ đối theo tính toán trở thành một tam giác tình càng tầm thường hơn: can thiệp vào sự việc là Victoria kiên quyết và tự tin, người chả khó gì kéo hoạ sĩ lên giường gần như là ngay trước mắt bạn gái. Cartasov mê say thực sự, còn Lena thầm lặng nhẫn nhục lùi sang một bên theo thói quen nhường nhịn ưu thế hàng đầu cho Victoria xinh đẹp hơn. Tất cả những gì Cartasov kể về “chén trà” và “bữa ăn được nấu cho đàn ông”, là sự thật, nhưng không phải là toàn bộ sự thật.
Sau một thời gian nào đó Lena chuẩn bị lấy Colobov, và giữa cô, Victoria và Cartasov tăng thêm sự căng thẳng. Victoria xinh đẹp và may mắn phát điên vì hằn học, rằng Lena, đã nhiều năm, từ thời trại mồ côi, luôn luôn là “bản phụ” của cô, đã biết cách lấy được chồng trước cả chính cô. Lena âm thầm đau khổ vì mối tình đối với Cartasov và hiểu một cách rõ ràng, đi lấy chồng, chỉ là để lấy chồng thôi. Chính Cartasov thì chửi rủa bản thân vì sự ngu ngốc và sự yếu đuối, đã nguyền rủa cái ngày khi cho phép những bản năng thô lỗ thắng lí trí, và thu hết can đảm để thuyết phục Lena tránh đám cưới này bằng mọi cách, bởi anh thấy rằng cô không yêu chàng rể, và biết đằng sau mọi sựấy không chỉ là việc thiếu hi vọng có đám cưới với anh, Cartasov, mà còn cả cái mong muốn trẻ con ngốc nghếch dù chỉ một lần trong đời, dù là gì đó vượt lên mĩ nhân Victoria. Một tuần trước ngày cưới Lena đến nhà Cartasov và nói:
— Anh Cartasov, hãy làm quà cưới cho em...
Và anh ta đã làm cho cô, tình nhân cũ của mình một món quà cưới mà cô xin: một tuần hoan lạc và đắm đuối.
— Em thật muốn để Victoria biết được, - Lena nói mơ mộng khi duỗi dài trên giường. - Cứ để cô ta đau như em đã từng đau lúc ấy, khi bắt gặp anh và cô ta trên chính cái đi-văng này.
— Đừng ngốc nghếch, - Cartasov xua đi khi trong lòng lạnh buốt. Can đảm của anh có chẳng bao lăm, và triển vọng giải thích với Victoria bất trị và nóng nảy không làm anh mừng vui.
Và dẫu thế, lúc ấy thậm chí anh còn thuyết phục Lena suy nghĩ lại và bỏ Colobov trong khi còn chưa muộn.
— Thế anh cưới em chứ? - có lần Lena hỏi. - Nếu anh đuổi Victoria và cưới em, em sẽ tống Colobov đi với quỷ.
Cô đã chuẩn bị đi làm và đang đứng trước gương, ăn mặc chu đáo và đang thoa phấn lên má.
— Em cho anh một ngày để suy nghĩ, - cô mỉm cười. - Em đi làm về, và anh sẽ nói “được” hay “không”. Nếu “được” thì cứ theo anh, sau hai ngày sẽ không có đám cưới. Còn khi đã là “không” - đừng trách, nhưng để em không bao giờ phải nghe thêm một lời nói xấu về Colobov. Hiểu chứ, người yêu quý của em?
Càng đến cuối ngày làm việc bao nhiêu Cartasov càng hiểu bấy nhiêu rằng, anh không đủ sức đuổi Victoria đi. Khi quan hệ tự nó hình thành là một chuyện, nhưng hoàn toàn lại khác khi phải sắp xếp và điều chỉnh nó một cách có ý thức. Nói gì với Victoria đây? “Anh đã sung sướng với em suốt cả năm, còn giờ bỗng trở nên tồi tệ ư? Vớ vẩn thế nào ấy. Mấy ngày trước mọi sự vẫn ổn thoả vậy mà hôm nay anh sẽ cưới bạn gái của em. Khi em quyến rũ anh, anh không chống, bởi vì em đẹp, còn qua đi một năm anh đã hiểu rằng em không phải là loại người để cùng lập gia đình và sinh con đẻ cái.
Cơn mê sảng. Và sau nữa. Lena lấy chồng, cuộc đời của cô được thu xếp, chứ thả Victoria khỏi mình - cô ấy sẽ ra sao với tính cách của cô ấy? Không, dù có nói gì đi nữa, chỉ trong sách vở mới đơn giản như thế: vứt bỏ một cô, đến với cô khác... Trong đời thực, mọi sự phức tạp hơn nhiều.
Và thế, Victoria ở lại với Cartasov, còn Lena lấy Colobov. Cartasov vẫn gắn bó như cũ với Victoria bất trị và hay thay đổi, đối xử với cô ta như với một đứa bé ngốc nghếch phải luôn luôn để mắt tới và là kẻ khi không ngỗ ngược, có thể ban tặng những giây phút ấm áp, hồn hậu và dịu dàng sung sướng đáng kinh ngạc. Cartasov thậm chí cảm thấy mình có trách nhiệm với cô bạn, luôn luôn lo rằng cô sẽ có ngày dính vào một chuyện gì đó, và mủi lòng suýt khóc khi nghe qua điện thoại giọng nói không tỉnh táo của cô: “Anh yêu, anh đừng lo, em vẫn ổn”. Quan hệ giữa Lena với chồng càng xấu đi bao nhiêu thì quan hệ giữa hai cô bạn càng tốt lên bấy nhiêu. Victoria dần dần thôi giận dữ, tự nghĩ rằng chả có gì để mà ghen tị, còn Lena, về phần mình, mừng rằng dù Cartasov không quyết định cưới cô, nhưng cũng không trói buộc liên minh của anh với Victoria một cách chính thức. Định kì, khi Victoria rơi vào cuộc trác táng thường tình hay đi đâu đó với khách hàng, Cartasov gặp gỡ Lena, hoàn toàn không thấy trong việc đó có gì đáng trách và an ủi bản thân rằng cả hai người bọn họ đều bị lừa: Lena - bởi chồng, anh - bởi Victoria. Cứ thế kéo dài đến tận tháng 10 khi Victoria mất tích...
— Hãy xem, đã thành ra một cảnh như thế nào. Lena sẵn sàng vứt bỏ chồng vì Cartasov, nhưng anh không thể từ bỏVictoria nổi, không đủ sức mạnh đạo đức. Với cái chết của Victoria, mọi sự đơn giản đi, anh thấy thế không?
Naxtia ngồi thoải mái hơn trên ghế băng và rút thuốc lá. Trernưsev gỡ dây cổ chó, nói nghiêm khắc: “Đừng đi xa”, quay lại với Naxtia.
— Cô nghĩ, Lena có dính líu đến vụ giết Victoria?
— Hoặc cô ta hoặc Cartasov, hoặc lập tức cả hai. Đã nghĩ ra câu chuyện xé lòng về bệnh tâm thần của Victoria nhằm đổ cho sự biến mất của cô ấy. Thế nào? Giả thuyết hoàn toàn được. Và những lời khai của Lena về việc cô ta nói chuyện với Victoria đêm thứ sáu, ngày 22 tháng 10, cũng có thể là giả. Không thể nào kiểm tra nổi điều đó, lúc ấy chồng của Lena không có ở nhà. Chỉ có điều không hiểu là Victoria lang thang ở đâu suốt cả một tuần. Từ 23 đến 30 tháng 10 không ai trông thấy cô ấy, mà cô bị giết, xét theo kết luận của giám định viên, vào ngày 31 tháng 10 hay mồng một tháng 11. Cần kiểm tra một cách kĩ lưỡng nhất, trong suốt tuần đó Cartasov và Lena ở đâu. Từng bước một, chính xác đến từng phút.
— Một tháng đã qua, - Trernưsev lắc đầu vẻ nghi ngờ. - Bây giờ ai nhớ chính xác nổi khi nào và ở đầu đã trông thấy họ, đã nói chuyện gì với họ... Cơ hội của chúng ta là bằng không.
— Tôi đã chèo kéo được Dosenco chỗ Gordeev, cậu ấy là nghệ nhân về những việc như thế. Với cậu ấy - dù anh không muốn - vẫn nhớ ra.
— Cậu ta đánh vào đầu hay sao? - Tremứsev cười to.
— Anh cười khì khì là vô ích. Anh chưa thấy Dosenco trong công việc. Cậu ấy đã học một cách sâu sắc, đọc cả đống sách về các vấn đề trí nhớ và kĩ thuật trí nhớ. Cậu ấy sẽ rất có lợi cho anh.
— Cầu Chúa được như thế, - Trernứsev đồng tình, - thì tôi có chống đâu. Mà sao cô không hối tôi về khu Tây Nam?
— Thế ở đấy có gì thú vị? - Naxtia ngẩng lên.
— Rất tiếc, chẳng có gì. Vụ xe đâm người bình thường. Loại như thế càng ngày càng nhiều và nhiều hơn. Tài xế đâm ngã một khách bộ hành và biến mất khỏi nơi xảy ra sự cố. Một ngõ bình lặng, đêm khuya, không có người nhìn thấy. Cư dân những ngôi nhà gần đó không trông thấy gì và không nghe tiếng xe kít phanh. Không phát hiện ra vệt bánh xe hãm phanh trên lòng đường, dù với thời tiết tệ hại thế này thì không thể tìm ra chúng, thậm chí là có đi nữa: nước ngập mắt cá. Trên quần áo Coxar tử nạn đã tìm ra các vi chất của sơn chiếc ô tô. Chiếc xe, xét mọi nhẽ, đã sơn lại hai lần, thoạt đầu nó màu xanh da trời, sau đó là màu nâu sôcôla, còn giờ đây có màu gọi là “nhựa đường ướt”. Toàn bộ chỉ có thế.
Theo khẳng định của các nhà giám định, độ cao của cú va dập chứng tỏ rằng, đúng nhất đó là loại xe nội của chúng ta, chứ không phải mác ngoại. Chẳng còn gì hơn.
— Thế bản thân Coxar? Ông ta là người thế nào?
— Coxar, bốn mươi hai tuổi, tốt nghiệp đại học y khoa, nhưng làm nghề y chỉ bốn năm, sau đó thu xếp làm biên tập trong nhà xuất bản “Y học”. Từ đó chỉ làm việc trong lĩnh vực nhà xuất bản, len vào tạp chí “Sức khỏe", những năm gần đây chuyển sang hoạt động kinh doanh, tổ chức xuất bản những sách mỏng về cây cỏ thuốc, y thuật và ngoại cảm. Chức vụ cuối cùng - phó tổng biên tập tạp chí “Cô chủ nhỏ” được tính dành cho người về hưu và các bà nội trợ. Thực đơn, lời khuyên, chuyện đàm tiếu, truyện trinh thám, những chú giải chi tiết các chương trình tivi và đủ thứ trong tinh thần ấy. Có vợ, hai đứa con.
— Đáng buồn, - Naxtia thở dài. - Tiếc cho ông ta - Chúng ta đành phải hồi phục lại dây xích dựa vào lời khai của Cartasov và bác sĩ.
— Cô nghĩ, điều đó sẽ cho gì đó chăng?
— Ai mà biết nó? Nhưng cần phải thử xem. Cartaspy phải giải thích thế nào đó với Coxar, tại sao anh ta cần sự tư vấn của bác sĩ tâm thần. Còn Coxar, đến lượt mình, thoả thuận trước với bác sĩ, hoàn toàn có thể nói với ông ta rằng người quen của ông ta có vấn đề gì. Biết đâu Cartasov đã nói gì đó với Coxar, dẫu chỉ một lời mà sẽ không nằm trong huyền thoại về bệnh tật của Victoria. Hôm nay lúc 5 giờ 30 tôi có cuộc gặp với bác sĩ này.
Con béc giê tên gọi Kirill đã dạo chơi thoả, đi lại gần ông chủ và lịch sự ngồi xuống cạnh chân anh: tế nhị đặt đầu lên đầu gối anh.
— Nó to quá, - Naxtia nói vẻ kính trọng. - Nuôi nổi nó chắc chẳng tiền nào cho đủ.
— Điều đó thì chính xác, - Trernưsev khẳng định, gãi gãi sau tai con chó. Sự nuôi dưỡng đúng cho một con chó thế này đáng giá một đống tiền khổng lồ.
— Thế cách nào anh xoay xở nổi?
— Khó lắm. Cô thấy tôi ăn mặc thế nào? - anh chỉ chiếc quần bò cũ, chiếc áo bludông không còn mới, đôi giày, dù được đánh xi cẩn thận nhưng đã tã.
— Tôi không rượu, không thuốc lá, tôi không vào nhà hàng, không ăn uống trong nhà ăn công cộng, tôi đem bánh cặp thịt từ nhà đi. Một chế độ tiết kiệm nghiêm khắc! - Anh cười to. - Thật ra, Irina của tôi kiếm ra được gấp đôi tôi. Cô ấy cho tôi ăn cho tôi mặc, còn mối quan tâm của tôi - chiếc xe và Kirill.
— Anh gặp may. Thế cái người không có một Irina như thế thì biết làm gì? Với đồng lương của tôi của anh thì không thể cho phép có cả xe hơi lẫn chó to. Cứ thế này chúng ta chỉ chết đói. Thôi, ta đi làm việc vậy.
o O o
Cuộc nói chuyện với bác sĩ, người mà Cartasov đã đến tư vấn, liên quan tới Victoria, thực tế không đem lại gì mới, ngoại trừ việc là Naxtia một lần nữa tự khẳng định sự thiếu chu đáo của đồng nghiệp Larsev. Ngay từ lần đầu tiên khi chị đọc biên bản hỏi cung phó tiến sĩ y học Maxlenicov, chị đã cảnh giác rằng bác sĩ đã đưa ra chẩn đoán gián tiếp với sự tin chắc như thế. Theo như chị rõ, các bác sĩ không bao giờ làm điều đó, đặc biệt là các bác sĩ tâm thần. Nếu xét theo biên bản, bác sĩ Maxlenicov không hề nghi ngờ chuyện Victoria thực sự bị bệnh nghiêm trọng và cần đưa vào viện cấp tốc.
— Chúa phù hộ chị, - bác sĩ tâm thần vẩy tay, khi Naxtia hỏi ông về điều đó. - Đó là một sai lầm thô thiển nhất. Chị biết đấy, trong những trường hợp như thế chúng tôi quay cuồng như trong lòng chảo, liên hồi thốt ra “có thể là”, “trong một số trường hợp”, “rất giống”, “đôi khi vẫn có” và tương tự, chúng ta cố hết sức chỉ để không nói gì đó khẳng định. Để dự đoán, chúng tôi cần không dưới một tháng theo dõi bệnh nhân, mong là trong bệnh viện, mà kể cả khi ấy, đôi lúc cũng không thể tự tin khẳng định điều gì đó, còn gián tiếp thì, xin lỗi, không thể. Không một bác sĩ đứng đắn nào lại cho phép bản thân điều đó.
— Đó là chữ kí của ông?
Naxtia chìa cho Maxlenicov tờ biên bản do Larsev lập.
— Của tôi. Có gì đó không như thế chăng?
— Ông đã đọc biên bản trước khi kí nó chứ?
— Không. Tôi không có cơ sở để không tin đồng nghiệp của chị. Mà có chuyện gì vậy?
— Xin ông hãy đọc biên bản và nói, ông có thoả mãn với tất cả trong đó không?
Maxlenicov chăm chú đọc biên bản được viết bằng nét chữ nhó khó đọc của Larsev. Đến nửa chừng trang thứ hai, ông giận dữ vứt những tờ giấy xuống bàn... - Từ đâu ra điều đó? - ông hỏi tức tối. - Tôi nói hoàn toàn không như thế. Hãy xem ở đây đã viết: “Cô người quen của anh cần nhập viên không chậm trễ, bởi đang ở ngưỡng bệnh tâm thần cấp tính”. Ý là tôi đã nói với Cartasov như thế. Thế nhưng trong thực tế tôi nói với anh ta rằng, nhất thiết phải đưa cô người quen của anh ta đến gặp bác sĩ. Không loại trừ là cô ta có thể bịốm thật, và bác sĩ sẽ xem, cô ta có cần chữa trị hay không. Thế nhưng cần sẵn sàng, nếu bác sĩ xác định cô ta bắt đầu có bệnh tâm thần cấp, cần yêu cầu cô ta nhập viện. Chị có thấy sự khác nhau không? Đồng nghiệp của chị đã vứt bỏ từ những lời khai của tôi mọi sự ngờ vực và nói chung đặt mọi thứ chân chống lên trời. Còn đây? “Trạng thái như ở cô ấy, được gọi là triệu chứng Candinxki- Clerambo”. Từ đâu tôi có thể biết chính xác trạng thái của cô ta thế nào?! Tôi đã tận mắt nhìn thấy cô ta đâu! Tôi nhớ là đã nói: “Những dấu hiệu mà anh kể với tôi có thể rất đặc trưng đối với triệu chứng...” Không, tôi không còn hiểu nổi, sao có thể xuyên tạc những lời của tôi như thế!
Maxlenicov tức giận không phải chuyện đùa. Còn Naxtia, lần nữa lại rơi vào vai “kẻ gánh chịu”, những cơn giận dữ mà ai cũng có thể đổ lên chỉ cần không lười, cảm thấy rằng trong chị đang sôi sục sự điên giận đối với Larsev. Có thể vội vàng và rút gọn sự trình bày, nhưng không thể bóp méo những lời khai!
— Nào chúng ta cùng ghi lại lời khai của ông một lần nữa, - chị nói vẻ nhẫn nhịn. - Tôi sẽ cố ghi lại đúng từng lời, còn sau đó nhất định ông phải đọc lại hết. Mọi sự bắt đầu từ đâu?
— Vào tháng 10, có người bạn học cũ đến gặp tôi. Coxar đã nhờ tôi tiếp Cartasov, người quen của anh ta để tư vấn. Coxar giải thích với tôi rằng, Cartasov lo cho tình trạng sức khỏe của bạn gái mình, người đã nảy ra những ý tưởng không buông tha rằng có ai đó xem trộm giấc mơ của cô ấy và tác động lên cô ấy bằng radio...
Naxita cố gắng ghi lại những lời khai của bác sĩ Maxlenicov, buồn rầu nghĩ rằng lại chỉ là sự vô ích. Chị đã không thể tìm ra sự khác nhau giữa lời khai của Cartasov và của Maxlenicov. Điều đó vẫn không một chút gỡ bỏ mối nghi ngờ khỏi người hoạ sĩ, nhưng cái sợi chỉ mà Naxtia muốn bíu lấy, lại tuột khỏi tay. Ôi chao Larsev! Sao anh không chịu mất thêm một giờ trò chuyện với Lena cơ chứ? Tại sao anh không làm cho rõ, Cartasov làm cách nào đã tìm được bác sĩ Maxlenicov? Cả một tháng trời bị mất toi vô ích. Giả thuyết về sự biến mất của Victoria liên quan với sự mất định hướng trên cơ sở bệnh tâm thần đã đòi hỏi những nỗ lực khổng lồ để kiểm tra, mà tất cả chỉ vì anh, Larsev, tự cuốn theo giả thuyết này và đã lập biên bản theo hướng này, bỏ đi những chi tiết mà anh cho là không cần thiết, vì đơn giản là anh không có thì giờ. Tất nhiên, không loại trừ rằng cái giả thuyết này là đúng, nhưng mà song song với nó vẫn có thể kiểm tra cả những giả thuyết khác mà chính là để làm rõ chúng lại thiếu đúng những thông tin mà anh coi thường. Anh là con người trần tục, lòng anh luôn đau vì con gái đang một mình ngồi ở nhà và dần dần có thể buông xuôi tất cả, nhưng...
Naxtia viết xong biên bản và chìa nó cho Maxlenicov.
— Ông hãy đọc kĩ cho. Dù chỉ một từ không đúng ý ông, chúng ta sẽ sửa lại. Sau đó hãy kí dưới từng trang. Có thể gọi nhờ điện thoại của ông không?
— Mời chị. - Bác sĩ đẩy điện thoại gần lại chị. - Bấm thêm số 9.
Naxtia bấm số của Olsanxki.
— Tôi là Naxtia, chào anh. Có gì mới không?
— Có, - giọng nam cao của công tố viên trong ống nghe, - Đã có sự giám định về cuộn băng.
— Trong nó có gì? - Tim chị như thắt lại và đập nhanh.
— Ghi âm trên cuộn băng số 1 bị xoá. Trong các ghi âm khác cũng ở cuộn băng này không có giọng của Lena. Thoả mãn chưa?
— Không biết nữa. Tôi phải suy nghĩ đã.
— Thì nghĩ, nghĩ đi. Mai tôi vắng mặt cả ngày, tôi đi đến một thử nghiệm điều tra. Nếu cần gấp, hãy tìm tôi qua công an khu Bắc, đồn “Otradnoie”.
o O o
...Từ bệnh viện tâm thần số 15 nơi bác sĩ Maxlenicov làm việc, Naxtia đi về nhà, trên đại lộ Siolcovxki. Đường đi không ngắn, và qua thời gian đi chị dã kịp một lần nữa tự khẳng định trong ý nghĩ rằng những nghi ngờ đối với Carlasov không phải là thiếu cơ sở. Nếu ai đó, ngoài chính Cartasov, cần phải huỷ ghi âm trên băng, anh ta đơn giản xoá toàn bộ hoặc ăn cắp cuốn băng tai hại này. Nhưng Cartasov, vốn giữ các cuốn băng cũ cho lúc cần đến, chắc không bao giờ làm như vậy. Chính trong phong cách của anh ta hẳn là sẽ chỉ xoá một lời ghi âm duy nhất, chính là đoạn ghi có thể vạch trần sự liên đới của anh ta đến vụ sát hại Victoria mà vẫn giữ được những ghi âm khác để “phòng xa”. Naxtia gần như tin chắc rằng đoạn băng bị xoá đã chiếu tia sáng lên sự mất tích của cô gái.
Đưa cho Gordeev tờ giấy với nhiệm vụ tiếp theo của Dosenco, Naxtia đóng cửa ở trong phòng của mình. Hôm nay chị quyết định làm việc tại phòng chứ không chạy loạn khắp nơi. Đã đến lúc sắp xếp lại các ý tưởng, còn toàn bộ thông tin hiện có - thành một cái gì đó gần như là hệ thống.
Chị cắm ấm điện, lấy trên bàn hộp cà phê hoà tan và gói đường, xích cái gạt tàn lại gần, bày ra mấy tờ giấy trắng, viết lên mỗi tờ một tiêu đề mà chỉ mình chị hiểu, và chìm vào công việc.
Thời gian trôi đi, cái gạt tàn đã đầy đầu mẩu, những tờ giấy đầy những câu, những lời riêng biệt, những ô vuông, những vòng tròn và những mũi tên...
Khi có tiếng gõ cửa, chị quyết định không mở cửa. Nếu thủ trưởng cần, ông sẽ gọi điện thoại nội bộ. Còn nói chuyện với các đồng nghiệp thì chị hơi sợ. Chị muốn tránh cái tình huống khi cần phải nhìn vào mắt và mỉm cười thân ái còn trong lòng thầm nghĩ: “Có phải bạn là kẻ mà Gordeev nói đến?”
Nhưng người ngoài cửa không bỏ đi, vẫn kiên trì gõ. Naxtia lại gần cửa và xoay chìa khoá trong ổ. Đứng trên ngưỡng cửa là Larsev.
— Xin lỗi, Naxtia, tôi cần gọi điện thoại gấp mà trong phòng bọn tôi, Corotcov cứ buôn dưa lê mãi.
Mặt Larsev lõm vào, anh gầy đi trông thấy qua một năm nay, khuôn mặt xám ngắt. Khi anh quay số, Naxtia nhận thấy tay anh run run.
— Nadia à? Con đã ở đâu?.. Hôm nay con có năm bài học, con phải đến lớp đúng vào một giờ rưỡi... A, thế... thôi được... Con ăn trưa chưa?.. Tại sao?.. Vừa ghé vào à?.. Những điểm gì?.. Giỏi lắm... Bé thông minh ạ.. Tại sao hai điểm địa lí?... Không đem bản đồ thi đến hả?.... Thôi được, con yêu ạ, ta sẽ qua nổi thôi, bố sẽ cố mua, bố hứa đấy... Đến bạn nào? Iulia nào? Cùng lớp con hả? - Từ nhà hàng xóm? Thế con quen với bạn ấy như thế nào? Trong sân ư? Bao giờ? Nadia à, có thể, tốt hơn để bạn ấy đến nhà mình chơi? Chà, chơi vi tính... Thế thì tất nhiên. Iulia có điện thoại không?... Không biết à?... Thế họ bạn ấy là gì? Con cũng không biết!. Nhưng ít ra thì địa chỉ, số nhà... Cũng không biết? Thôi, thoả thuận thế này nhé. Giờ con ăn trưa đi, rồi sau nửa giờ bố sẽ gọi cho con lần nữa, lúc ấy ta sẽ quyết định về Iulia. Và đừng quên, trên cửa sổ có xoong nước quả đấy. Chào con! - Larsev đặt ống nói và nhìn Naxtia vẻ có lỗi.
— Có thể gọi được nữa không?
— Gọi đi. Anh đúng là con chó gác cổng, anh Larsev ạ. Tại sao con gái không thể đến nhà bạn gái chơi vi tính chứ?
— Bởi vì tôi cần phải biết chính xác, nó đi đâu và để làm gì và trở về nhà như thế nào. Năm giờ trời đã tối. Alo! Chị Acaterina đấy à? Chào chị, tôi là bố của cháu Nadia. Xin lỗi đã làm phiền chị, tình cờ chị có biết trong nhà của chị có một gia đình có cháu gái tên là Iulia chừng 11 tuổi không? Nhà Obraxov à? Họ là người thế nào? Có thể, chị biết số điện thoại và số căn hộ của họ? Cảm ơn, cảm ơn lắm, chị Acaterina nhé. Thêm câu hỏi nữa: ban ngày ở đó có người lớn nào không? Bà nội à? Tên bà là gì? Cảm ơn chị nhiều lắm. Chị là thiên thần hộ mệnh của tôi, tôi biết làm gì nếu thiếu chị! Chúc chị may mắn!
— Ôi chà, - Naxtia khâm phục.- Những khả năng điều tra của anh mà đem đi phụng sự cho lợi ích xã hội thì tuyệt quá.
Và chị vội nín bặt. Chị hoàn toàn không muốn thảo luận với Larsev về chất lượng công việc của anh, đặc biệt qua tháng gần đây. Chị đã hứa với Olsanxki là không thể hiện thái độ với Larsev. Ngoài ra, sự thể hiện đó tất yếu dẫn đến việc bàn bạc các chi tiết vụ điều tra án mạng Victoria. Mà điều đó thì Gordeev đã cấm chị. Nhưng hình như Larsev không để ý đến những lời nói sơ suất của chị.
— Bao giờ cô có con gái 11 tuổi, cô sẽ hiểu hết. Hàng ngày tôi phải nhét vào đầu nó những chân lí hiển nhiên liên quan đến những bà cô ông chú không quen biết, và dù thế, nếu nó đi học về muộn chỉ mười phút thôi - tôi bắt đầu lo thót tim. Tôi liên tục nhắc: đừng chạy sang đường trước mũi xe, hãy qua đường ở nơi nào có đèn hiệu, trước hết nhìn sang bên trái, sau đó - sang phải, vòng qua xe buýt từ phía sau, tàu điện - từ phía trước. Thế mà suốt ngày vẫn run như lá liễu, tưởng tượng ra nó dưới bánh xe... Ôi, Naxtia ạ, - giọng anh run lên, mắt rực sáng, - cầu Chúa đừng bắt cô phải chịu sự đau đớn như thế ngày ngày. Vợ với đứa bé đã là quá đủ với tôi rồi, thêm một nỗi đau nữa tôi không chịu nổi... Có thể, tôi gọi thêm nhé?
— Gì mà anh hỏi hoài vậy? Tất nhiên là có thể.
Làm quen qua điện thoại với bà của bé Iulia, cô bé có vi tính, và nhận được từ bà lời hứa rằng Nadia sẽ được cho về nhà khi trời còn sáng hoặc có ai đó trong số người lớn đưa nó về đến nhà, Larsev gọi cho con gái và cho phép cháu đến bạn gái chơi. Naxtia nhìn anh và nghĩ rằng, phải rất là vô tâm để trách cứ anh làm việc yếu kém. Không, Olsanxki không thể mở miệng nói chuyện với Larsev. Và chị cũng vậy.
o O o
Nhìn thấy từ xa mái tóc vàng bù xù quen thuộc, Naxtia ngạc nhiên. Có lẽ, đã nhiều năm, lần đầu tiên Alexei đến đúng giờ. Họ thoả thuận gặp nhau trong metro để cùng đến thăm bố dượng của Naxtia. Leonid Petrovich thực hiện lời hứa, định làm quen Naxtia với người phụ nữ đang làm đẹp cho sự cô đơn xa vợ của ông.
Trong đời, Naxtia chưa bao giờ đi đâu trễ muộn. Chị vốn lười và chậm chạp, không thích đi nhanh, còn thậm chí chưa hề nghĩ đến cái việc chạy đuổi theo xe buýt. Sức khoẻ chị không tốt, và đôi khi trong oi bức và sự chen lấn chị cảm thấy tồi tệ đến mức buộc phải ra khỏi xe buýt hoặc toa metro khi chưa đi đến bến cần thiết, và ngồi hồi lâu trên ghế băng, hít lọ dầu satui mà chị luôn đem theo trong xắc. Lưu ý đến sự yếu ớt của mình, Naxtia lên kế hoạch các tuyến đi với một dự trữ thời gian lớn và thường đến nơi trước giờ hẹn. Nhưng với anh bạn Alexei của chị thì không thể nói được như thế. Một nhà toán học tài ba, ba mươi tuổi trở thành tiến sĩ khoa học, anh đãng trí và hay quên, điều đôi khi làm Naxtia điên tiết, khi lẫn lộn ngày thứ hai với mồng hai, còn bến Bibirevo với Biriulevo.
— Anh làm em kinh ngạc muốn chết, - Naxtia nói khi hôn vào má anh. - Tại sao anh không trễ như vẫn thường thấy?
— Một trường hợp sự cố. Sẽ không lặp lại hơn.
Alexei đùa bỡn kéo tai chị, đỡ lấy khuỷu tay và dẫn chị nhanh đến băng chuyền.
— Bà lão, gì mà có vẻ rầu rĩ thế, chuyện gì đã xảy ra? - Anh hỏi khi họ đi trên ngỏ hẻm sẫm tối từ metro về phía nhà bố mẹ Naxtia đang sống.
— Em căng thẳng, - Naxtia đáp gọn.
— Vì chuyện gì? - Vì người đàn bà kia ư?
— Vâng.
— Chính em xin được làm quen cơ mà.
— Nó là thế, nhưng dù sao... Em bị kích động, thậm chí không biết vì gì nữa.
Nhỡ đâu em lại thích bà ta?
— Thì có gì xấu trong việc đó?
— Thế còn mẹ thì sao? Lúc ấy thì em phải cân bằng thái độ của mình giữa bà ta với mẹ.
— Em hơi nói quá đấy, Naxtia ạ. Còn nếu em không thích, em đành phải xem lại thái độ của mình đối với bố dượng, thế chứ?
— Chính thế. Và nói chung, tình huống nó thế nào ấy... Lập lờ. Có thể, em bày ra trò này là vô ích chăng?
— Khi em đã bày ra, nghĩa là không vô ích. Em vốn thông minh, chẳng làm gì vô ích cả. Thôi giật cục lên nữa đi.
— Đừng an ủi em, anh yêu. Bên trong em mọi thứ run lên. Ta hãy đứng lại, em hút thuốc đã.
— Nghe này, em có khi nào đó thành người lớn được không? Xử sự như một cô bé con: tốt - xấu, thích - không thích.
Họ dừng lại cạnh cổng nhà bố mẹ. Naxtia ngồi xuống ghế băng và lôi bao thuốc lá trong xắc ra. Rít một hơi dài, chị cầm tay Alexei và áp lên má mình.
— Anh Alexei, em là con ngốc. Nào, hãy làm em tỉnh ra, hãy nói gì đó thông minh đi để em trấn tĩnh lại. Em thật xấu hổ, hệt như đã phản bội mẹ.
Alexei ngồi xuống cạnh Naxtia, âu yếm ôm hai vai chị.
— Em đúng vẫn là một đứa bé, Naxtia ạ. Em đã ba mươi ba tuổi, thế mà em vẫn không sao hình dung nổi thế nào là gia đình và cuộc sống vợ chồng.
— Anh hình dung được chứ? Cũng là chuyên gia về những vấn đề hôn nhân cơ đấy. Anh là một gã độc thân mọc rêu rồi.
— Anh lại là khác. Từ trước đến giờ anh sống với cha mẹ và quan sát quan hệ của họ hàng ngày. Còn em từ lâu đã sống một mình, và quên mất rằng điều đó là thế nào sau khi suốt nhiều năm trời chia sẻ với ai đó mái nhà và các vấn đề sinh hoạt. Tiện thể, chung chăn chiếu nữa. Vậy nên hãy thôi ăn năn vội vã đi. Hút nhanh lên rồi chúng ta đi thôi.
— Anh Alexei, anh biết em đã nghĩ gì không?
— Nếu lúc ấy em không nạo thai, thì con chúng ta bây giờ đã mười ba tuổi.
— Sao anh đoán được?
— Thì anh cũng đang nghĩ về điều đó lúc này. Mà thêm nữa, Naxtia ạ, chúng ta quen nhau gần hai chục năm rồi. Anh đã học được cách đọc ý nghĩ của em.
— Thật ư? Thế anh hãy đọc tiếp đi.
— Em nghĩ rằng, nếu em để đứa bé lại và lấy anh, thì bây giờhẳn em không phải dày vò bởi câu hỏi, đạo đức đến mức nào việc em làm quen và ngồi cùng một bàn với bồ của bố dượng trong khi ông ấy vẫn còn là chồng của mẹ em. Chắc đơn giản em sẽ chẳng nghĩ đến nữa. Mà cũng có thể, thái độ đối với vấn đề cũng khác.
Đúng không?
— Anh yêu, anh muốn em nói thật không?
— Hãy nói sự thật của em đi và chúng ta đi thôi, anh đã cóng người chờ ở đây trong khi em vẫn chưa hết bị kích động.
Anh đứng lên và nắm tay kéo Naxtia. Chị chậm chạp đứng dậy.
— Nào, sự thật em đã hứa đâu? - Anh mỉm cười hỏi.
— Em rất yêu anh. Nhưng đôi khi anh làm em sợ.
— Em chỉ nói dối thôi, - Alexei nói nhỏ và thận trọng vuốt má chị. - Nếu em yêu anh thì đã không giữ anh lại ngoài trời lạnh, khi những chú gà tơ nổi tiếng của dượng đang chờ chúng ta. Còn người có khả năng làm em sợ thì chưa sinh ra trên đời.
o O o
Naxtia lắng nghe tiếng thở đều của Alexei. “Hình như ngủ rồi, - chị thầm nghĩ. - tại sao ông trời lại phân chia ơn huệ của mình không công bằng thế nhỉ? Một số nhẩm đến mười đã ngủ khì. Còn những người khác kiểu như ta, thiếu thuốc ngủ thì có thể nằm đến sáng với mắt mở trừng trừng”.
Chị đứng lên khỏi giường, khoác chiếc áo choàng bông ấm và nhón chân đi ra bếp. Trong căn hộ rất lạnh bất kể lò sưởi hoạt động hết cỡ, bởi vì các khe hở rất lớn ở các khung cửa sổ và giữa cửa ra ban-công với mép khung trên. Chẳng có ai sửa sang chúng, mà chèn bông hay giẻ thì Naxtia vốn lười. Chị bật bốn ô bếp gas, và sau mấy phút hơi ấm ngột ngạt đã tràn đầy.
Naxtia lật lại trong trí những sự kiện ngày hôm qua.
Anh Alexei đã đúng, không nên lẫn lộn quan hệ cha con với quan hệ của cha mẹ với những người khác. Sự căng thẳng gò cứng Naxtia trước cánh cửa căn hộ của bố mẹ, dần dần qua đi, bạn gái của Leonid Petrovich là một phụ nữ tuyệt vời dễ mến, hoàn toàn không giống mẹ Nadejda. Alexei cố hết sức là người dí dỏm và lịch lãm, và anh đã khá đạt. Chí ít, anh đã tuyệt đối chinh phục được người phụ nữ mới quen. Bố dượng, có vẻ thoả mãn với mọi thứ, cho họ ăn những chú gà tơ nướng tuyệt hảo, không có thái độ ỡm ờ hay thô thiển với bà khách, và rốt cuộc Naxtia đã thấy nhẹ nhõm hẳn. Nhưng một cảm giác mơ hồ về sự có lỗi với mẹ vẫn tiếp tục hiển hiện ngay cả bây giờ. Chị ngặp ngừng nhấc ống nói và quay mã số điện thoại đường dài ở Thuỵ Điển xa xôi nơi còn chưa khuya như ở Moskva.
— Naxtia, có chuyện gì vậy con? - bà Nadejda lo lắng hỏi.
— Chẳng có gì đâu ạ. Đơn giản là lâu quá rồi mẹ không gọi điện thoại.
— Mọi việc của con ổn chứ? - bà mẹ vẫn tiếp tục chất vấn: bởi là quá khác thường cái việc chị tự gọi cho bà, mà lại vào một giờ thế này nữa.
— Mọi việc của con tốt cả mẹ ạ, đừng lo. Con hoàn toàn yên lành.
— Thế bố?
— Ông cũng thế. Hôm nay con và anh Alexei vừa ở chỗ dượng. Dượng cho chúng con ăn gà tơ hết xẩy.
— Con không nói dối mẹ đấy chứ? Ở nhà đúng là mọi sự tốt đẹp thật chứ?
— Thật mà. Chả lẽ nhất thiết phải có gì xảy ra thì chúng ta mới gọi cho nhau à? Đơn giản là con nhớ.
— Mẹ cũng nhớ con, con gái ạ. Ở chỗ làm có gì không?
— Vẫn như thế. Ngày 12 tháng 12 con bay đi Roma với phái đoàn công an bọn con.
— Thật thế ư! - bà mẹ kêu lên mừng rỡ. - Tuyệt làm sao! Chúc mừng con.
Con nói bao giờ bay?
— Ngày 12, quay về ngày 19.
— Sao trước đây con không nói? Trong giọng bà Nadejda có sự rầu rĩ. - Chắc gì mẹ kịp làm thị thực, nhưng mẹ sẽ cố. Từ 14 đến 17 ở Pháp có cuộc hội thảo của các nhà ngôn ngữ học, phát biểu của mẹ được lên kế hoạch vào ngày 15, và nếu mẹ kịp với thị thực xuất cảnh, thì sẽ gặp con tại Roma. Sẽ tìm con ở đâu?
— Con không biết. Thế tìm mẹ?
— Mẹ cũng không biết - bà mẹ cười to. - Chúng ta sẽ làm thế này. Nếu mọi sự đúng theo ý muốn, chúng ta sẽ gặp nhau lúc 7 giờ ngày 16 trên quảng trường cạnh nhà thờ Thánh Pie. Quảng trường hình tròn, rộng, nhìn rõ từ xa. Con sẽ không bị lạc đâu. Thoả thuận thế nhé?
Naxtia có phần luống cuống trước sự dứt khoát của mẹ.
— Nhưng mẹ ạ, con không đi một mình, mà với một nhóm cán bộ. Từ đâu con biết được lịch trình của bọn con thế nào. Nhỡ đâu chính ngày 16 con lại không thể dứt ra được?
— Vớ vẩn, - mẹ cắt ngang chị một cách kiên quyết. - Mẹ sẽ đợi con đến 8 giờ. Nếu con không đến, ta sẽ gặp nhau ngày hôm sau, và cứ thế tiếp theo. Mẹ sẽ cố gắng sắp xếp mọi sự và sẽ đợi con đấy, con nghe thấy chưa?
— Được rồi, mẹ ạ, - Naxtia gấp gáp nuốt nước bọt, cố giấu mẹ là nước mắt chị đang rơi như mưa trên má. - Nhất định con sẽ đến.
— Ngoại ngữ của con ở mức nào rồi? - bà mẹ hỏi một cách nghiêm khắc. - Con còn nhớ dù là một chút hay quên sạch rồi?
— Mẹ đừng lo, ở đấy có thể dùng tiếng Anh cũng ổn.
— Không, bé con ạ, không thế được. Hãy hứa với mẹ là con gắng nhớ lại tiếng Italia. Thuở nhỏ con biết nó tốt lắm kia mà.
— Mẹ ơi, tuổi thơ của con đã qua lâu rồi. Con làm việc từ sáng đến tối và không tin chắc là sẽ tìm ra thì giờ để học. Mẹ đừng giận nhé.
— Mẹ có giận gì đâu, - Naxtia tin chắc rằng mẹ mỉm cười khi nói những lời này. - Mẹ tự hào về con, Naxtia ạ. Và cấm khóc đấy. Con nghĩ mẹ không nghe con khụt khịt mũi à? Đi ngủ đi và đừng phung phí cái sức khoẻ yếu ớt của mình bằng những dày vò ngốc nghếch. Hãy nhớ, mỗi tối lúc 7 giờ, cạnh nhà thờ Thánh Pie. Hãy hôn dượng, và cả Alexei thay mẹ.
Naxtia chậm chạp thảống nghe xuống máy và chỉ lúc đó mới nhận ra Alexei đứng im ở cửa bếp.
— Sao? Yên tâm rồi chứ? - anh cười mỉa hỏi. - Đã tin chắc là mẹ vẫn yêu em như cũ chứ?
— Em đánh thức anh à? - chị lắp bắp vẻ có lỗi. - Xin lỗi nhé.
— Trời ơi, thực chất em đúng là trẻ con, - Alexei thở dài.
Họ ngồi thêm nửa giờ trong phòng bếp ấm áp cho đến khi Naxtia hoàn toàn trấn tĩnh lại.
Giấc Mơ Bị Đánh Cắp Giấc Mơ Bị Đánh Cắp - Alexandra Marinina Giấc Mơ Bị Đánh Cắp