"True self is non-self, the awareness that the self is made only of non-self elements. There's no separation between self and other, and everything is interconnected. Once you are aware of that you are no longer caught in the idea that you are a separate entity.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 4
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1031 / 6
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4 -
hiều thứ bảy trời mưa và gió nhẹ, đủ lạnh để cho mọi người không muốn ra khỏi nhà. Diễm và Dung ngồi coi TV trong phòng khách còn Dũng thì đã đi đâu từ mấy ngày nay không thấy bén mảng về.
Có tiếng chuông gọi cửa. Diễm lầm bầm:
- Ai vậy cà? Không gọi điện thọai trước thì chỉ có mấy ông bà giảng đạo hoặc mấy người bán hàng door-to-door. Phiền quá!
Diễm không muốn nhưng tiếng chuông lập lại liên hồi khiến nàng bắt buộc phải ra mở cửa. Người thanh niên đứng chờ trông có vẻ bụi đời. Hàm râu quai nón không được chăm sóc, quần jean, thắt lưng to bản, áo T-shirt đầy hình vẽ quái đản làm Diễm hơi ngần ngại:
- Yes?
- Chào chị, xin cho tôi gặp chị Diễm.
- Tôi đây. Anh … cần gì ạ.
- Tui có thư của thằng Dũng. Chị cho tui dô nhà nói chiện chút được hông?
Diễm thật tình không muốn nhưng nghe nói có thư của Dũng nên miển cưỡng đứng tránh qua một bên:
- Dạ được, mời anh.
Phù-Dung tắt TV, ngước nhìn, nhưng chợt rùng mình khi thấy đôi mắt thiếu thiện cảm của người khách lạ nên vội vã bỏ vào phòng trước khi anh ta ngồi xuống chiếc ghế do Diễm mời.
- Tên tui là Sony - người thanh niên tự giới thiệu ngay khi ngồi yên – Tui là bạn thằng Dũng. Nó nhờ tui đưa thư này cho chị.
Diễm đưa tay nhận chiếc phong bì đã được mở sẵn, lịch sự xin lỗi người khách và rút lá thư ra đọc.
“Chị Diễm,
Dũng phải đi xa ít lâu, có lẻ đến vài tháng. Dũng muốn gặp chị nói chuyện trước khi đi nhưng thấy chị lu bu với đám tang bà cô nên không có dịp đành phải nhờ Sony mang thư này tới gặp chị.
Thật tình Dũng rất yêu mến căn phòng trang nhã và khu phố yên tĩnh của mình nên Dũng sẽ trở về. Dũng gửi kèm cái ngân phiếu 3 tháng tiền nhà để chị yên tâm giữ phòng cho Dũng. Dũng chỉ có một yêu cầu là trong lúc Dũng đi vắng chị cho Sony tá túc trong phòng Dũng. Tạm thời thôi, cho đến khi Dũng trở về.
Sony là bạn của Dũng. Trông bề ngoài nó có vẻ ‘du-đãng’ và ăn nói bậm trợn nhưng bản chất nó rất hiền, chỉ khi nào bị chọc giận nó mới nổi sùng! Sony cũng là cao-đồ không-thủ-đạo nên có thể bảo vệ mọi người trong lúc bất thường. Nó cũng yêu thiên nhiên và xúc vật nên chị có thể nhờ nó làm vườn, cắt cỏ hoặc bất cứ việc gì nặng trong nhà, không như Dũng ‘yếu như sên và lười như hủi’! Chị nói chuyện với nó một hồi chị sẽ thấy là nó rất dễ thương.
Chị giúp Dũng và giúp Sony. Dũng cám ơn chị nhiều và hẹn gặp lại ít lâu sau.
Dũng (nhiều nicknames quá, kể sao cho hết)”
Diễm gấp lá thư thở dài:
- Xin phép cho tôi gọi anh là Sony. Anh cũng có thể gọi tôi là Diễm cho thân mật.
Sony nhún vai, gật đầu:
- OK. No sh.t.
Diễm nhăn mặt, cố gắng dịu dàng:
- Sony có biết Dũng đi đâu không, và tại sao?
- Nó nói với tui là nó về San Diego với bố nuôi Ngụy của nó ít lâu cho tâm hồn thanh thản, cố gắng hoàn tất cái thesis. He’s son-of-the-gun!
Diễm e-dè:
- Chỉ có vậy thôi sao?
Sony nhún vai:
- He’s crazy. Tui có hỏi nhưng he said nothing!
Diễm mĩm cười lắc đầu:
- Có lẻ Dũng điên thật – Nàng trầm ngâm - Thế Sony và Dũng là bạn ra sao? Sony cũng chơi nhạc cho phòng trà Ritz?
- Tụi tui là high-school class mates. Nó học giỏi, được học bổng theo học đại học, còn tui chỉ lo đánh lộn nên đi bụi đời, nhưng bây giờ tui tu rồi. Tui cũng chơi nhạc nhưng là đánh trống cho một ban nhạc bỏ túi, chuyên giúp vui đám cưới, sinh nhật hoặc sinh hoạt cộng đồng!
Ngừng một chút Sony nhe răng cười:
- Tụi nó ngu thấy mẹ! Đám cưới nói chuyện ồn ào như cái chợ, ai thèm nghe nhạc. Tụi tui chơi hay dở gì họ cũng ‘bù’ biết!
Diễm cũng bật cười:
- Tại sao chỉ lo đánh lộn mà không chịu học hành?
- Oh man! mấy thằng ABC gọi tụi tui là FOB nên tui ‘oánh’ thấy mẹ tụi nó. Bị suspended thế là tui đi bụi đời luôn. Tôi và thằng Dũng thân nhau từ độ đó. Hổng có tui là chúng nó mần thịt thằng ‘Dũng đui’ rồi.
- ABC, FOB - Diễm giơ hai tay lên trời, và cũng nói bằng tiếng Anh – What the hell are they? I have no idea!
- American Born Chinese! mấy thằng chệt đó. Chúng nó chê tụi tui là ‘Fresh Off the Boat’ nên tụi tui uýnh liền. Tôi nghiệp thằng Dũng mang kính cận, gần như đui, bị tụi nó ‘tả’ hết thấy đường! Tôi nổi sùng vác gậy base ball đập tụi nó chạy dài.
Diễm lắc đầu:
- Sony ẩu quá! Thế còn gia đình Sony ra sao?
Sony lại nhe răng cười:
- Ông già tui hả? Ổng còn bậm trợn quá cha! Tôi nghe kể hồi ổng đi ‘cải tạo’ ngoài Bắc má tui ra thăm, hai người hôn môi, nút lưỡi coi mùi dữ, bị cán bộ nạt “Lày, không có được bú mồm”. Ổng cằn nhằn “Ở trong Nam tụi tui còn bú ‘gì ấy’ nữa chứ”. Bạn bè ổng cười hộc, cán bộ ‘quê’ quá, mang ổng cùm biệt giam! Chừng ổng được thả về tui mới sanh sau đó. Không biết ổng nghĩ sao mà đặt tên tui là ‘Són’, chắc là muốn nói ‘rớt ra một cục’! Đi học tui úynh lộn hoài vì cái tên, sau má tôi phải năn nỉ nhà trường sửa tên tôi thành ‘Sơn’, còn ở nhà gọi tôi là Tư. Chừng qua Mỹ tên tui biến thành Sony. Damn! It sounds OK to me!
- Tôi muốn hỏi bây giờ gia-đình Sony ở đâu, và hiện nay Sony có ở với gia đình không?
- Tui đâu có ở với gia-đình. Hiện chung phòng với hai đứa nữa trong ban nhạc. Phòng nhỏ thôi nên cả ba đưa phải nằm trên thảm, không đêm nào ngủ yên. Thằng Dũng nó thương tôi nên xin chị cho tui ở tạm đây trong lúc nó đi xa. Ông già tôi cũng mới moved từ San Jose xuống gần Little Sài-Gòn. Cũng share phòng! Bây giờ ngày ngày ổng ra Phúc Lộc Thọ ngồi đánh cờ tướng bạn cũ, bàn chuyện chính trị, đòi lập chính phủ lưu vong. Ổng điên rồi. Còn má tôi cũng mới qua đời đây thôi.
Sony cúi đầu nhìn xuống đôi chân, giọng chùng xuống:
- Chừng tui biết, đâu có về kịp nhìn bả lần cuối cùng! Đ.M. đời thiệt khốn nạn.
- Tôi hiểu. Sony à, em đừng buồn nữa - Diễm ngạc nhiên thấy mình tự nhiên đổi cách xưng hô - Bà cô tôi cũng vừa mất đây thôi.
Sony gật đầu:
- Thằng Dũng trước khi đi có cho tôi biết. Thằng cù-lần, có chỗ ở ngon lành như vầy mà bỏ đi!
- Em có biết gì về bố Ngụy của Dũng không?
- Biết chút chị. Dũng nó có đưa tui về chơi nhà ổng dưới San Diego mấy lần. Dũng gọi ổng bằng ‘bố’ nên tui cũng gọi ông là ‘bố’ luôn chứ thực ra ổng đâu có nuôi tui ngày nào.
- Ổng làm gì dưới đó?
- Bây giờ chỉ thấy ông ngồi dịch mấy cuốn sách chữ nho. Hồi còn ở bển ông là ‘quan tàu thủy’, chừng qua đây ổng làm đủ nghề. Có hồi ổng buôn bán nhà cửa gì đó, thấy trong phòng làm việc nhà ổng có treo hình cái tàu to đùng, trên viết mấy câu thơ, đọc chị nghe nhưng đừng có cười, và không phải tui biạ đâu. Như vầy nè:
Biển xanh xa tắp đời lưu lạc
Tàu cũ anh đem trả mất rồi
Có nhà muốn bán kêu anh nhé
Được cái ‘loan’ nào anh cũng chơi.
Diễm đỏ mặt lầm bầm:
- Đúng là “Ngụy”!
Sony kể thêm:
- Cũng có cái hình, chắc là cắt từ nhật trình ra, ổng đúng nghiêm chào tay mà nuớc mắt chảy dài. Tui hỏi ổng sao khóc. Ổng nói đâu phải mình tao khóc, mấy ngàn người khóc lận, khi đoàn tàu ở Subic Bay tháng Năm năm 1975 hạ cờ VNCH và hát quốc ca lần cuối. Sh.t, năm đó tui đâu đã ra đời nên hổng biết mấy cha khóc cái gì.
Ngừng một lát Sony nói tiếp:
- Thằng Dũng cũng kể với tui là bố nó bỏ đi đâu mất cả năm, chừng ổng về nó hỏi phải bố đi kháng chiến không, ổng chỉ cúi đầu không nói, đưa tay dụi mắt. Từ đó không thấy ổng làm gì nữa.
- Thế rồi ổng lấy gì sống? Hình như lâu lâu ổng còn cho Dũng tiền đóng học phí!
- Ha hà, ổng nói ổng ‘ăn lương vợ’. Bà vợ ổng là dược sĩ, có cái pharmacy to đùng. Bả cũng cỡ tuổi chị thôi và còn ‘ngon lành’ lắm!
Diễm tủm tỉm cười không nói. Sony nhìn ra vườn, chỉ mấy cây thông cao ngất:
- Mấy cây thông nhà chị cao quá, chừng nó đổ vô nhà là thấy mẹ! Chị để tui tỉa bớt cho. Một buổi là sạch quách hà.
Diễm cười thành tiếng:
- Cám ơn em. Đợi qua muà đông rồi tụi mình tính. Ở VN, em người miệt nào?
- Tui quê Mỹ Tho, chị. Nghe Dũng nói chị quê Bến Tre, vậy là tụi mình coi như đồng hương.
Diễm gật đầu. Nàng nghĩ thầm có lẽ Dũng nói đúng. Sony bậm trợn nhưng chân thật và có chút dễ thương cũa những đứa em nàng nơi quê nhà. Nàng nhìn thẳng vào mắt Sony nói nhẹ nhàng:
- Nếu Sony muốn ở đây thì cũng được, nhưng có vài điều kiện như là phải tôn trọng privacy của người khác và lịch sự với mọi người, có nghĩa là bớt … chửi thề. Chịu không?
Sony lại nhe răng cười:
- Chịu quá mạng. Bụi đời thành ra quen thói chửi bậy, nhưng … em không làm phiền ai đâu. Cám ơn chị.
Người khách lạ bây giờ không còn lạ nữa, đúng lên:
- Chị Diễm cho Sony kêu chị bằng chị và xưng em. Chị lớn tuổi hơn em nhiều mà, à chị cho em hỏi – Sony hạ thấp giọng – cái ‘bà’ mà em thấy lúc vô nhà có phải là ‘bà chằng’ của thằng Dũng không?
Diễm đưa ngón tay chỏ lên môi suỵt khẽ:
- Hàng xóm của em đấy! Em phải lịch sự với cô ta!
- Dạ. Nhưng nếu … mà thôi, I don’t give a damm!
- Rồi! mới hứa đây thôi!
Sony không nói, chỉ nhăn răng cười khì.
**
Sony dọn vào được ít lâu là đã thân mật với hàng xóm láng giềng vì tính tình bộc trực dễ thương. Sony làm quen với Biêu vào một buổi sáng trời còn sương.
- Hello anh Biêu, chạy bộ hả?
- Hi Sony, Yup! You too?
- Chạy chút cho dãn gân dãn cốt. Coi anh ngon quá ta. Fifty something mà giám chạy bộ buổi sáng mùa đông! Nghe nói anh cùng ‘lò’ với võ sĩ Lê Cung.
- No, no, man! Fan thôi chứ có tập tành gì đâu mà cùng ‘lò’. Sony này, ở bên đó thoải mái không?
- Not bad. Chỉ có cái là hơi vắng vẻ, không có ai chiện trò. Từ ngày dọn vô tui vẫn chưa có dịp nói chiện với Tô Phù-Dung. Chắc phải nhờ anh chiện này.
Sony ngừng chạy, và Biêu cũng đứng lại nhìn Sony ngạc nhiên:
- What’s up, man?
- Thằng Dũng nhờ tui nói với bà Dung một chiện nhưng tui không có dịp.Vả lại tui nói chiện dở lắm, lại hay chửi thề, văng tục, bả không muốn nghe đâu.
- Oh man, mà chuyện gì vậy?
Sony thở dài:
- Anh biết Dũng phải hông. Thằng đó nó đang buồn. Chắc chết quá. Nó nói với mọi người là nó dzià San Diego cho tâm hồn thoải mái, viết cho xong cái thesis khốn khổ, nhưng thực ra nó có viết mẹ gì đâu. Bố Ngụy mới cho tui hay là, ngày nào nó cũng ra biển, bó gối nhìn ra khơi, nếu không lại xách kèn lên khu đồi sau nhà thổi những bản nhạc buồn. Bố Ngụy cũng nói là hàng ngày nó ngồi thiền, nhưng mà tâm chưa tĩnh thì thiền cái con mẹ gì!
- Really? Sony biết tại sao không?
- Mới biết đây thôi. Tui gọi nó chửi bới ầm ĩ, cuối cùng nó mới há miệng. Thì ra nó vẫn còn yêu bà Dung! Nó nói bả hay chê và ‘kê tủ đứng’ vào miệng nó nên có hôm nó hơi nặng lời với bả, do đó hai người say good bye, so long, soyonara, adieu, never want to see you again, bar… bar…! Bây giờ nó hối hận, nó nói đáng lẽ đàn ông không nên chấp nhất, nặng lời với đàn bà con gái, cứ lặng lẽ ra đi thì hay hơn nhiều. Nó muốn xin lỗi bà ấy mà không giám gọi thẳng, sợ bà ấy không thèm nói chuyện, hoặc hai người lại cãi nhau thêm nên nó nhờ tui chuyển lời. Cái thằng gà chết, làm tui cũng khó nghĩ!
- Hừm… Không biết là Dung còn yêu Dũng không, hay đúng hơn là có bao giờ yêu Dũng không?
- Sh.t! Tui cũng hỏi nó câu ấy. Nó kể là bà Dung có lần đã tự nhận là ‘Dung nhi’ và gọi nó là ‘Quách Dũng’ như vậy chắc là cũng có chút tình ý. Còn bây giờ bả nghĩ sao thì ông nội tui cũng hổng biết. Anh hỏi dùm tui chiện đó đi. Mong là bả lên tiếng để cho thằng Dũng nó sống dậy về đây mà thổi kèn, hoặc là chết luôn để tui dzià tui chôn nó cho rồi.
- Độc miệng chi dzậy cha! Để tui tìm dịp nào nói chuyện với Phù-Dung. Lâu lâu cổ có ghé tui nói chuyện với bà xã tui và bà Ba người làm, chắc cũng là để cho đỡ buồn!
Sony giơ cao bàn tay phải cùng Biêu ‘high five’:
- Dzậy là tốt rồi. Nếu anh chuyển lời được thì dù sao thằng Dũng nó cũng yên tâm hơn. Cám ơn nghe. Giờ chạy nữa không hay là hết xí-quách rồi?
Biêu cười:
- Còn lâu! Cái ‘dzụ đó’ thì tui đều đặn lắm à. Hết sao được. Hề hề!
Hơn một tháng sau Biêu mới lại có dịp gặp lại Sony.
- Hi Sony, long time no see!
- Hi anh Biêu. Qua coi tui làm vườn hả?
- Yep! từ ngày có Sony vườn trước vườn sau nhà Diễm đẹp quá.
- Damn right! Tui moved out rồi nhưng chị Diễm bây giờ mượn tui làm gardener mỗi tuần tới làm vuờn một lần vào thứ Bảy, dzậy đó nên anh Biêu ít gặp tui!
- Thiệt hả, vậy Dũng về lại rồi sao.
- Đâu có anh. Thằng gà chết đó nó đi luôn rồi!
- Hả?
- Nó xin chuyển trường về UCSD, và mới tìm được một job làm bán thời trong lab của một công ty về Bio-Tech nên cũng không cần đi chơi nhạc kiếm sống. À, nó chuyển lời cám ơn anh và nói chừng nào Tim hết bệnh anh mở party nó sẽ mang kèn về thổi một buổi cho Tim nghe!
Biêu thở dài:
- Từ ngày Dũng đi khu phố này yên tĩnh hơn nhưng cũng buồn hơn. Dũng lóng rày sao? Cho tôi gửi lời hỏi thăm và cám ơn hảo ý của Dũng. Thấy Dung và Dũng break-up tôi cũng rầu thúi ruột!
- Dạo này nó cũng đỡ rồi anh. Tôi nghĩ là vẫn còn buồn chút chút, nhưng chắc không lâu đâu. Đây cũng đâu phải là lần đầu tiên nó thất tình. Tui cá là chỉ chừng ít lâu là nó có bồ khác. UCSD thiếu gì sinh viên đẹp và hiền hơn bà …
Sony ngừng nói, dùng ngón tay cái chỉ ngược về phiá căn nhà và nhe răng toét miệng cười. Biêu hỏi thêm:
- Sony dọn ra rồi đã có ai mướn phòng đó chưa?
- Hiện giờ thì chưa, anh Biêu. Nhưng nghe chị Diễm nói là để dành phòng đó cho một du-sinh từ VN qua theo học Santa Ana College. Ảnh tên Thăng hay Thắng gì đó. – Sony hạ giọng – Bà ‘you know who’ dạo này đã có vẻ vui, gặp tui bả đã mỉm cười và còn ra vườn sau phơi nắng, hát hay ngâm thơ nho nhỏ nữa.
Biêu gật gù:
- Hy vọng là mọi chuyện sẽ tốt đẹp cho mọi người.
- No sh.t! Tui OK. Nhờ chị Diễm trả cho ít tiền làm vườn tôi mướn được một phòng nhỏ trong khu mobil home gần chỗ ông già tui. Dù sao thì tui cũng thương ổng. Lâu lâu chạy về ngó qua coi ông sống chết! Tui cũng đang dụ con bồ café ôm của tui moving-in! Hà hà, ‘đời đã vui rồi khi có em’ – Sony vừa vung kéo tỉa bụi cây vừa hát ông ổng.
Biêu cười:
- Tính lấy vợ hả?
- Ê, bộ điên sao cha! Cặp đỡ dzậy thôi. Sex is good! Chừng không hạp nhau là giã đám nhanh, không buồn, không thắc mắc, chứ không như cái thằng Dũng gà chết. Với lại tui còn nghèo mạt rệp, làm sao mà lo cho vợ con! Nhớ năm trước đau, không có medical insurance, phải lấy đại cái card của thằng Dũng đi khám bệnh! Mẹ kiếp, thằng cha bác sĩ ‘Bi Xi’ ngó ngó vài giây dzô cổ họng, cho cái đơn mua thuốc, dzậy đó thôi mà charge bảo hiểm cả ngàn đô ‘tiểu giải phẩu’. Nếu thằng Dũng không can là tui đã tới ‘đục’ cho cha bác sĩ gian tham đó một trận rồi.
- Hey, cool off, man. Dạo này bác Ngụy ra sao?
- À, ổng vui lắm. Thấy thằng Dũng buồn ổng rỡn, đòi đưa nó về VN kiếm dzợ, ổng nói mày một con, tao một con. Bà Ngụy la chói lói, còn ổng cười hề hề. Cái nhà đó dzui thiệt.
Biêu cười ha hả:
- Để kiếm bác Ngụy xin đi cùng. OK, bye nhé. See you soon. – Biêu vừa nói vừa chạy vì thoáng thấy Hằng đúng vẫy mình trước nhà.
**
Đoạn kết của một chuyện tình, email của Dũng gửi Phù Dung:
“Dung nhi,
Lâu lắm rồi Dũng mới lại nói thành lời dù rằng cái tên ấy vẫn nằm trong tiềm thức và hầu như không lúc nào Dũng có thể quên!
Sony nói hình như ‘cô Tô’ có điều muốn gửi gấm tới Dũng, cái gì như ngọn lửa còn rực rỡ trong người con gái khó hiểu mà Dũng đã từng thiết tha. Thật ra thì Dũng lúc nào cũng vẫn còn thiết tha với những ngày tháng cũ, ngày mà Dũng có Dung-nhi ngồi nghe Dũng nói chuyện vơ vẩn nhưng giọng trầm đầy ắp ân tình, ngày mà tiếng kèn của Dũng bay cao vời vợi yêu thương.
Dũng bỏ đi không phải vì những tranh cãi vớ vẩn – có đôi lứa nào không – nhưng là vì Dũng nghĩ rằng Dung-nhi chưa bao giờ thành khẩn thiết tha. Có thể Dũng hiểu lầm, có thể là vì Dũng là kẻ thiếu tình thương, đơn độc ở đời, nên lòng mong ước từ người mình thương yêu mãnh liệt hơn bình thường do đó dễ thất vọng, chán nản để rồi buông xuôi!
Dũng đã bỏ đi nhưng cứ tưởng như là Dung-nhi đã bỏ Dũng ra đi. “Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi, còn gì đâu nữa, mà khóc với cười …” Dũng đã âm thầm hát bài hát này nhiều đêm, tiếng kèn của Dũng bây giờ cũng ai oán nghẹn ngào chứ không còn bay bổng lên trời cao! San Diego chỉ cách xa Fountain Valley có một giờ lái xe mà Dũng tưởng như một ngàn năm ánh sáng, không có đường cho Dũng về.
Không, có lẽ là Dũng không trở về căn nhà đó nữa, ít ra là lúc này, nhưng tấm lòng của Dũng với Dung-nhi, với bạn bè trên đó thì chưa bao giờ đổi thay. Nhưng hãy để chúng mình xa cách nhau một ít lâu. Thời gian là liều thuốc nhiệm mầu và cũng là một thử thách xem chúng mình có thật sự yêu nhau.
Muốn gọi nhưng mà e rằng chỉ thêm buồn. Dung nhi, take care nghe!
Dũng của một thời yêu đương.”
Chuyện Tình Tô Và Chén Chuyện Tình Tô Và Chén - Trần Quang Thiệu