"It is possible to live happily in the here and the now. So many conditions of happiness are available - more than enough for you to be happy right now. You don't have to run into the future in order to get more.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoàng Kim
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3968 / 7
Cập nhật: 2015-09-14 01:54:48 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4
ừng xe trước cánh cổng sắt nặng nề của ngôi biệt thự cũ kỹ, Lập Duy nhướng mắt nhìn vào trong sân. Trông thấy một bóng người đang lúi húi cạnh luống hoa, anh chú ý nhìn rồi gọi to:
- Cô Út!
Người đang cúi xuống đám hoa chính là Ngọc Vy, cô Út của Lập Duy. Nghe tiếng cháu gọi, cô ngẩng đầu lên nhìn rồi chẳng vội vã gì, cô từ từ đi ra mở cổng. Ra gần đến nơi, bước chân cô Vy khựng lại, cô nói với Lập Duy:
- Chút nữa thì tao quên, để tao vào lấy chìa khóa đã.
Lại vẫn với những bước chân đủng đỉnh, cô Vy chậm chạp đi vào nhà. Lập Duy bực mình lắm nhưng không biết làm sao hơn là chờ đợi mà thôi.
Rút một điếu thuốc, Lập Duy gắn lên môi rồi rút chiếc hộp quẹt trong túi ra. Hút tàn điếu thuốc này không biết bà cô đỏng đảnh của anh đã ra đến nơi để mở cổng cho anh chưa nữa đây? Lập Duy chẳng lạ gì cái thói chảnh chọe của cô Vy, và anh cũng đủ khôn ngoan để hiểu rằng anh chính là người mà cô Vy ghét nhất trên đời. Nếu như mà anh biến mất khỏi cuộc đời này, chắc chắn cô Vy sẽ là người vui mừng nhất và hẳn là một buổi tiệc linh đình sẽ được tổ chức để biểu lộ niềm vui đó.
Vừa suy nghĩ bâng quơ vừa rít từng hơi thuốc dài cho qua thời gian, nhưng hôm nay Lập Duy đã không phải chờ đợi lâu. Điếu thuốc trên tay anh chưa tàn hết một nửa thì cô Vy đã hiện ra với xâu chìa khóa xủng xoẻng trên tay.
Vừa mở khoá, cô Vy vừa càu nhàu:
- Thằng quỷ, mày biến đi đâu cả tháng nay để ông già mong đứng mong ngồi vậy hả? Bộ mày tính chơi trò vắng mặt để ổng càng thêm nhớ thêm thương mày hay sao vậy?
Không thèm trả lời với câu mắng mỏ của cô Vy, Lập Duy ném điếu thuốc xuống đất, dùng gót giầy dí mạnh lên như để thoát bớt nỗi bực tức trong long. Rồi đợi cánh cổng hé ra vừa đủ, anh lầm lì phóng xe thẳng vào trong sân mặc kệ bà cô lắm chuyện nhảy vội sang một bên, miệng la oai oái vì sợ xe của anh tông phải.
Đá vội chiếc chống xe. Lập Duy dựng đại chiếc xe trước thềm, nhưng anh chưa kịp bước đi bước nào thì đã bị một bàn tay níu lại.
Quay ngoắt người lại, Lập Duy định quát to lên thì đã phải vội ngừng lại vì đôi mắt quắc lên của cô Vy đang chiếu thẳng vào mặt anh.
Lập Duy chưa kịp nói gì thì cô Vy đã hằn học quát lên:
- Mày có mắt không, thằng quỷ?
Lập Duy còn đang ngơ ngác vì chưa hiểu là chuyện gì thì cô Vy lại tiếp:
- Bộ mày khong thấy đường hả, chạy xe gì như ăn cướp.
Gỡ tay cô Vy ra, Lập Duy điềm tĩnh hỏi:
- Nhưng là chuyện gì, cô phải nói ra thì cháu mới biết được chứ.
Chỉ tay vào đống lá cây ngòn ngang sau lưng, cô Vy sừng sộ:
- Còn chuyện gì nữa hả? Mày cán dập nát bét mấy cành hoa của ông nội mầy rồi kìa.
Tưởng chuyện gì ghê gớm lắm, ai dè là mấy cành hoa. Đúng là bà cô của anh đang kiếm chuyện với anh đây mà.
Nghĩ thế Lập Duy bật cười:
- Tưởng gì, hoa của cô chứ hoa gì của ông nội.
- Mày nói gì lạ vậy? Vườn hoa này của ông nội mày, ổng ra công chăm sóc mỗi ngày, tao có làm gì đâu mà nói là của tao.
Lập Duy cười to, anh vừa nói vừa quay lưng bước đi:
- Khi nào những đóa hoa đó còn ở trên cây mới là của ông nội, còn khi cắt xuống là của cô rồi. Cô cắt hoa khác đi, đừng có cằn nhằn nữa, mau già lắm đó.
Vừa đặt chân lên bậc thềm, Lập Duy gặp ngay ông Thiện từ trong nhà bước ra. Tiếng xe máy phân khối lớn của anh rền vang vọng vào tận phòng trong đã báo cho ông Thiện biết sự trở về của thằng cháu mà ông cưng nhất.
- Ông nội!
Tiếng chào của Lập Duy vẫn như những ngày còn bé, vẫn ngọt ngào, vẫn trẻ thơ. Và lần nào cũng thế, ông Thiện luôn vui mừng với đứa cháu trai của mình dù rằng tình cảm đó, ông luôn dấu kín chứ không hề lộ ra cho nó biết.
- Cha mày, đi đâu mất biệt vậy con? Nội tưởng mày đi Tây đi Tàu mất rồi chứ.
Choàng tay ôm vai ông Thiện, Lập Duy cười cười:
- Con cũng tính đi rồi đó chứ, nhưng nhớ nội quá phải về thăm nội cái đã rồi đi đâu thì mới đi được nội à.
- Nhớ nội thiệt không hay là về thăm dò cái gia tài của ông nội đó.
Câu nói chanh chua của cô Vy vang lên sau lưng khiến hai ông cháu gia. mình quay lại. Lập Duy chưa kịp nói gì thì ông Thiện đã sầm mặt mắng con gái:
- Con lại nói năng tầm bậy gì nữa đó?
- Tầm bậy tầm bạ mà đúng à ba. Ba cứ tin nó đi rồi bữa nào trợn mắt ra mà ngó.
- Mày… mày …
Câu nói nanh nọc của cô Vy làm ông Thiện giận quá chừng. Mặt ông đỏ lên, ông cứ trợn mắt nhìn con giá mà không nói được.
Lập Duy vội dìu ông ngồi xuống ghế, vuốt ngực cho ông:
- Nội ơi, có gì đâu mà nội giận. Cô Út con nói chơi thôi mà.
Ông Thiện đã lấy lại bình tĩnh, ông trừng mắt nhìn cô con gái Út:
- Cô mày nói chơi mà chết người đó con. Còn không vào trong đi, đứng đó tra gan tao nữa hở?
Tuy đanh đá nhưng vốn rất sợ cha, cô Vy không dám nói gì thêm nữa mà chỉ lườm Lập Duy một cái rồi ngoe nguẩy đi vào trong. Ông Thiện nhìn theo, ông lắc đầu và thở ra một hơi dài thượt.
Lập Duy ân cần nắm tay ông:
- Bỏ đi, nội tức mà làm gì! Tính tình cô Út từ hồi nào tới giờ vẫn như vậy mà. Lúc này nội khỏe không nội?
Ông Thiện thở ra một hơi:
- Khỏe gì được mà khỏe, công việc thì ngập đầu mà con với cháu thì chẳng đứa nào giúp gì được cho nội hết, con nói nội phải làm sao bây giờ đây?
Biết ông Thiện lại muốn lôi vấn đề quen thuộc ra để cằn nhằn, cái vấn đề mà đã từ mấy năm nay, Lập Duy luôn luôn né tránh dù anh biết, đó luôn là điều ước ao cháy bỏng trong lòng ông. Lập Duy tìm cách lảng tránh:
- Nội đi nghỉ mát đi nội, lúc này con thấy nội cũng có vẻ hơi gầy đi một chút đó. Ngày mai con lên dịch vụ du lịch nhận chỗ cho ông bà với con nữa nha.
Ông Thiện lắc đầu nhìn thằng cháu, nó vẫn vô tư và ham vui như bao giờ. Có thật là nó không hề quan tâm tới cái gia tài đồ sộ của ông hay không? Hay là vì nó có tự ái cao ngút trời đến nỗi luôn luôn né tránh như thế.
Với vẻ chán nản, ông Thiện bảo cháu:
- Thôi đi, ông bà nội già rồi, còn đi du lịch với nghỉ mát cái nỗi gì, để dành cho con đi cho vui. Nội thì chỉ nghỉ mát với mấy cái tủ hồ sơ trong công ty kia kìa.
- Việc của công ty thì đã có cô dượng Út rồi, nội còn lo gì nữa? Bỏ đi nội, cứ giao hết cho cô dượng Út để mà thảnh thơi tâm trí nội à.
Lập Duy tìm cách khuyên nhủ ông nội. Nhưng câu nói của Lập Duy vừa dứt thì anh cũng vừa kịp nhận ra sai lầm của mình. Lập Duy chưa kịp ân hận với những điều vụng về mình vừa nói ra thì ông Thiện đã trừng mắt nhìn anh. Ông giận dữ với giọng nói tuy nhỏ nhưng vẫn gằn từng tiếng:
- Con còn nói nữa hả? Bộ con muốn công sức mấy đời của gia đình ta đem đổ song đổ biển hả? Duy à, con có nghĩ đến ông nội không vậy?
Câu nói cuối cùng của ông Thiện nhỏ lại như một tiếng than. Cơn giận đến với ông thật nhanh và cũng nguội thật nhanh. Bởi vì ông biết, dù có mắng mỏ, tranh cãi với thằng cháu nội cứng đầu thì cũng chẳng tới đâu. Để rồi cuối cùng, nó sẽ tránh mặt ông hàng tháng trời. Lúc đó thì ông sẽ tha hồ mà mong nhớ nó.
Trong khi đó, Lập Duy biết cơn giận của ông Thiện đã dịu xuống khi nghe ông xuống giọng ở câu nói sau. Anh vội vuốt ve ông:
- Nội à, đương nhiên là con luôn nghĩ tới nội rồi. Đây nè, con có thằng bạn mới đi China chơi, con gửi mua cho nội hộp trà sâm thượng hảo hạng đây nè.
- Mua làm gì cho tốn tiền hở con? Trà với sâm nội còn chất đầy một tủ kia kìa.
- Nhưng mà loại này đặc biệt hơn nội à, họ ướp thơm lắm.
Vừa nói, Lập Duy vừa mở túi xách lấy ra hộp trà trao cho ông nội. Ông Thiện cầm lấy hộp trà, cảm động vì tình cảm của thằng cháu danh cho mình. Ông làm bộ cằn nhằn để che giấu đi cảm xúc của mình:
- Nếu vậy thì chắc là mắc lắm phải không? Tiền đâu mà con mua, lại xin tiềm mẹ mày chứ gì?
- Đâu có nội, tiền này con làm được mà. Lâu nay con có xin tiền mẹ con nữa đâu.
Tiếng dép vang lên phía sau làm Lập Duy quay lại, anh reo vang:
- Nội!
Bà Thiện đang từ nhà trong chậm rãi bước ra. Trông thấy Lập Duy, bà mừng rỡ nhưng vốn là người điềm đạm, bước chần bà vẫn không đổi nhịp. Chỉ có ánh mắt bà sang hơn và nụ cười nở tươi trên môi bà:
- Con về hồi nào vậy?
Lập Duy đứng lên, anh bước lại gần bà Thiện, choàng tay ôm vai bà dìu lại ghế và kéo bà ngồi xuống:
- Con về này giờ, nội đang làm gì vây nội?
Bà Thiện cười hiền hòa:
- Nội đang làm thức ăn. Nè, hồi nãy con chọc gì cô Út con vậy?
- Chọc gì mà chọc, bà không biết tánh hai đứa sao mà còn hỏi như thế? À, bữa nay bà có làm món gì ngon ngon không?
Lập Duy chưa kịp trả lời câu hỏi của bà nội thì ông Thiện đã chen vào. Bà Thiện lắc đầu:
- Thì cũng như bình thường như mọi khi thôi, có làm gì đặc biệt đâu. Nhưng mà Duy này, bữa nay ở đây ăn cơm với nội nha con.
Vòng tay Lập Duy vẫn ôm ngang người bà Thiện, anh vòi vĩnh như trẻ thơ:
- Nội làm món gì cho con ăn vậy?
Bà Thiện lại cười, nụ cười làm ấm lòng Lập Duy.
- Có một món con thích đấy!
- Món gì hở nội?
Lập Duy háo hức hỏi, bà Thiện chỉ vào trán anh:
- Làm như con đói ăn mấy ngày rồi hay sao vậy? Món mắm kho ăn với rau ghém. Con có ăn không?
- Tuyệt quá, món đó là món ruột của con mà nội, làm sao mà không ăn cho được. Lâu lắm rồi con không có ăn món đó, thèm ghê lắm mà không biết làm sao, đành chịu nhịn thôi. May quá, hôm nay về đây lại được nội cho ăn, nội thấy con hên không?
Lập Duy nói một hơi dài làm bà Thiện chỉ biết lắc đầu. Bà mắng yêu cháu:
- Cha mày, cái món ăn rẻ tiền và bình thường đó mà làm như cao lương mỹ vị gì vậy. Bữa nào muốn ăn gọi điện về cho nội hay, nội làm cho mà ăn. Mà mẹ con làm món mắm kho còn ngon hơn nội nữa, sao không nói mẹ mày làm cho mà ăn?
Nghe nhắc đến mẹ, Lập Duy cười, anh không muốn ông bà Thiện áy náy như mọi lần:
- Mẹ con cũng bận lắm nội à, có bữa con còn phải nấu cơm cho mẹ con ăn nữa đó.
- Con mà biết làm gì?
Bà Thiện ngạc nhiên nhìn Lập Duy, anh gãi đầu:
Đạ, thì cũng làm đại thôi nội. Cơm thì đã có nồi cơm điện rồi, còn thức ăn thì hột vịt chiên với dưa leo, làm cũng gọn mà nội.
Bà Thiện lắc đầu:
- Vậy rồi làm sao mà đủ sức khỏe mà làm việc? Mà mẹ con bay cũng cứng đầu lắm, về đây mà ở thì không chịu. Nhà cửa thì rộng thênh thang, dư năm bảy phòng để không. Trong khi đó, căn nhà của hai mẹ con mày vừa nhỏ vừa tối, vậy mà cũng đành lòng.
- Kệ mẹ con nội ơi, mẹ con không muốn ở đây có chuyện xào xáo, nên tránh đi là hơn. Mà sửa nhà lại rồi nội ạ. Bây giờ không còn chật chội và tối tăm nữa đâu.
Bà Thiện gật đầu. Bà rất hiểu tâm trạng của bà Duyên, mẹ Lập Duy. Thực lòng, bà rất thương đứa con dâu này. Mẹ Lập Duy là do bà chọn, khi ba Lập Duy cưới về, ông đã không có tình yêu với vợ. Nhưng dù biết chồng không có tình yêu với mình, bà Duyên vẫn một lòng một dạ làm người vợ hiền, người con dâu đảm đang.
Khi lấy ông Toàn bà Duyên là một cô sinh viên xinh đẹp, thông minh. Chỉ vì món nợ của gia đình bà đã phải ép lòng để lấy ông Toàn, một công tử nhà giàu, phong lưu khét tiếng và cố làm tròn bổn phận của mình. Cách ăn nết ở của bà Duyên rất được lòng cha mẹ chồng, nhưng người chị dâu của ông Toàn, tức con dâu trưởng của ông Thiện cùng với cô Út Vy của Lập Duy thì tỏ thái độ ganh tỵ ra mặt.
Bà Duyên vẫn nhẫn nhịn dưới sự dè bỉu của người chị dâu và sự nanh nọc của cô em chồng. Và ngay cả khi bà biết chồng mình có nhân tình, bà vẫn nín thinh chịu đựng. Thái độ của bà Duyên không được mọi người nhìn thấy đó là thiện chí mà chỉ cho là bà cố "chịu đấm ăn xôi". Ngay cả ông Toàn cũng coi khinh bà Duyên vì những thành kiến ông dành cho bà ngay từ ngày đầu mới cưới.
Bà Duyên vẫn âm thầm sốn trong cái không khí đầy đố kỵ đó. Nguồn an ủi và luôn tiếp thêm sức mạnh cho bà là tình thương của cha mẹ chồng dành cho bà và Lập Duy, đứa con trai mà ông Toàn không hề mong đợi.
Đã bao lần ông Toàn đề nghị bà Duyên ly dị để ông có thể đường hoàng sống chung với nhân tình và cũng để hợp thức hóa những đứa con của họ. Nhưng lần nào ông cũng nhận được cái lắc đầu của bà Duyên và sự chống đối quyết liệt của ông bà Thiện, bởi ngoài sự yêu quý mẹ con Lập Duy, ông Thiện còn có mối thâm giao với ông ngoại Lập Duy nữa.
Cuối cùng ông Toàn đã dùng đến lời lẽ đê tiện để nhục mạ bà Duyên. Chỉ bằng một câu nói của chồng " Cô cố tình ở lại đây vì cái gia tài của gia đình này cứ gì, ai mà không biết gia đình cô dạo này tàn mạt đến mức không ngóc đầu lên nổi. Chẳng biết mỗi tháng cô dấm díu cho cha mẹ cô bao nhiêu nữa đây?"
Câu nói của ông Toàn đã phá tan sự chịu đựng hàng chục năm của bà Duyên. Không một lời nói nào được thốt ra từ đôi môi mím chặt của bà Duyên, bà chỉ nhìn chồng một lúc lâu bằng ánh mắt khinh bỉ rồi lẳng lặng ký vào đơn ly hôn của ông Toàn đưa ra và thu xếp dắt con đi ngay trong ngày hôm đó, mặc kệ sự ngăn cản của ông Thiện và những giọt nước mắt thương cháu thương dâu của bà Thiện.
Khi long tự trọng đã bị xúc phạm nặng nề, bà Duyên tỏ ra cứng cỏi hơn bao giờ hết. Bỏ lại hết nữ trang của gia đình chồng sắm đã sắm cho trong ngày cưới, khước từ sự giúp đỡ của ông Thiện một cách cương quyết và không nhận trợ cấp nuôi con của ông Toàn, trong ngày tòa sử ly hôn, bà Duyên chỉ yêu cầu ông Toàn một điều: "Đừng bao giờ ông cho tôi nhìn thấy mặt ông nữa."
Phụ bạc người vợ không có một điều gì lầm lỗi đối với mình, hay nếu có thì chỉ vì trong lòng ông không có tình yêu dành cho bà, ông Toàn có lẽ cũng thấy ngượng ngùng. Cho nên từ sau ngày tòa xử và cũng chính là ngày bà Duyên nhất quyết dắt con ra đi với hai bàn tay trắng, ông Toàn đã thực hiện đúng theo lời yêu cầu của bà là không một lần tìm gặp bà. Dù rằng có những khi nhớ lại, ông cũng có chút ân hận đối với bà và một chút tình thương đối với đứa con trai của mình. Nhưng bằng bất cứ giá nào bà Duyên cũng không cho ông gặp Lập Duy.
Cương quyết với chồng là thế, nhưng bà Duyên cũng hiểu tình thương của ông bà Thiện dành cho mẹ con bà, nhất là khi bà biết ông bà Thiện không nhận người vợ sau của ông Toàn và hai đứa cháu nội mà ông bà không hề chờ đợi. Ngay cả ông Toàn và người con trai trưởng ông Thiện cũng không cho làm ở công ty nữa sau khi chia cho hai người một phần tiền khá lớn. Bà Duyên đã cho Lập Duy về thăm ông bà nội khá thường xuyên,nhưng bà thì không một lần trở lại căn nhà chỉ dành cho bà nỗi cay đắng tủi nhục.
Những ngày đầu mới ra đi, mẹ con Lập Duy vô cùng vất vả. Thuê một căn phòng nhỏ làm chỗ nương thân cho hai mẹ con, bà Duyên lao đi tìm việc làm. Với một khởi đầu khó khăn, tiền bạc hầu như không có, việc làm cũng không, bà Duyên đã không khước từ bất cứ công việc gì, ngay cả việc rửa chén bát cho tiệm ăn từ sáng đến tối với một số tiền ít ỏi. Cũng may là cuối cùng, bà cũng tìm được một công việc khá tốt nên cuộc sống của hai mẹ con dần dần ổn định.
Khi xảy ra truyện, Lập Duy đã mười lăm tuổi. Anh đã hiểu biết được sự thật là thế nào. Cũng may là Lập Duy dù đau buồn vớ xự đổ vỡ của gia đình và thất vọng với sự tàn tệ của cha nhưng anh may mắn có một người mẹ cương nghị nên anh không ngã gục mà tự vươn lên để sống. Rất thương ông Thiện, biết ông vất vả rất nhiều từ khi ông tách rời hai con trai khỏi công ty, nhưng vốn tự ái rất cao Lập Duy cũng không về làm việc với ông dù cho ông đã tìm đủ mọi cách lôi kéo anh.
- Ủa, nhà sửa bao giờ, sao con không nói với ông?
Câu hỏi của ông Thiện đã cắt ngang những suy nghĩ của bà Thiện, bà cũng gật đầu với chồng:
- Đúng rồi, sao con không nói để nội phụ thêm một ít, một mình mẹ mày làm sao mà lo đủ được.
- Có làm gì lớn đâu nội, chỉ là xây thêm một lầu để làm hai phòng ngủ cho mẹ với con, còn ở dưới nhà thì để một phòng khách và một phòng làm việc thôi.
- Ứ hự, thiệt là mẹ con mày cũng cứng lòng quá sức. Đã mười mấy năm rồi mà vẫn cứ khăng khăng như vậy. Mà mẹ con còn làm ở chỗ đó không?
Đạ còn, lúc này mẹ con lên trưởng phòng rồi nên cũng bận rộn lắm nội à, có điều lương thì khá hơn.
- Còn con, lúc này con làm gì?
Ông Thiện quay sang hỏi Lập Duy thình lình làm anh chàng lúng túng. Gãi gãi sau ót, anh ấp úng trả lời:
Đạ, thì cũng làm mấy việc như từ hồi đó đến giờ.
Ông Thiện nghiêm mặt nhìn Lập Duy:
- Mấy cái việc vẽ vời lăng nhăng đó làm sao có thể gọi là công việc được? Lập Duy nè, nội cũng không biết là bao giờ con mới nên thân được đây! Tốt nghiệp uni economic, thế mà bảo về công ty phụ với nội thì không chịu, cứ lông ba lông bong mãi trong khi ông thì già rồi mà công việc thì cứ ngập đầu lại không có ai tin tưởng được để mà giao việc.
- Nội à, con chỉ không muốn nội khó xử thôi mà. Nội thấy đó, con không vào làm ở công ty mà chỉ về thăm nội thôi, vậy mà đã có bao nhiêu tiếng bấc tiếng chì quanh con rồi. Thử hỏi khi con về làm việc với nội, sẽ xảy ra bao nhiêu rắc rối nữa?
Lập Duy phân trần với ông Thiện những điều mà đã bao lần làm cho ông cháu bất hòa. Tuy công nhận là Lập Duy nói đúng nhưng ông Thiện vẫn tỏ ra giận dữ:
- Chuyện gì rắc rối xảy ra ở đây? Người nào cũng có phần của người chia hết rồi, còn cái công ty này là công sức suốt đời của nội, ai dám vào đây ganh tỵ với con?
- Đúng lý là như vậy nhưng về tình nghĩa trong gia đình, con có là gì đâu hở nội? Từ nhỏ, con đã theo mẹ ra sống ở ngoài rồi. Nội có thương mẹ con con thì đừng bắt buộc con phải làm những việc dễ tạo cho người khác lý do mà soi mói mẹ con khiến cho mẹ con khó xử.
Những lời của Lập Duy làm cơn giận xẹp xuống thật nhanh. Ông hiểu tình cảnh đứa con dâu của mình, và với lòng tự trọng ngút trời như nó thì hành động của Lập Duy là hoàn toàn đúng, ông còn có thể làm gì được bây giờ.
Thở hắt ra một cái, ông Thiện lắc đầu:
- Ứ hự, thiệt nội rầu quá. Cũng tại mẹ mày tự ái như núi nên không dễ dàng chấp nhận. Nội đã nói rồi, đứa nào nó dèm xiểm thì mặc nó, cứ biết nội đây là được rồi. Vậy mà mười mấy năm trời nay, thành ý của nội cũng không lay động được sự cứng lòng của mẹ mày.
- Nội à, cuộc sống của mẹ con con lúc này cũng khá lắm rồi, nội không phải lo như vậy nữa. Con cũng đang định mở một phòng máy nho nhỏ.
Nghe thằng cháu nội cưng nói tới chuyện làm ăn, ông Thiện chú ý ngay:
- Phòng máy gì? Đâu con nói rõ nội nghe coi.
Đạ, thì mở một dịch vụ về tin học.
- Rồi con làm gì ở đó?
Đạ, người ta thuê gì, mình làm nấy. Thí dụ như lắp máy, cài đặt chương trình…. vậy đó nội.
Lập Duy giải thích ngắn gọn, ông Thiện lắc đầu:
- Không được, làm ăn như vậy hiệu quả không lớn. Trong lĩnh vực này có rất nhiều cách làm ăn mà lợi nhuận rất cao. Con lên kế hoạch làm việc rồi đem cho nội coi, sau đó mới tiến hành.
Lập Duy gãi đầu nhìn ông Thiện:
- Nội ơi, như vậy để làm gì? Nội còn công ty của nội, công việc của con không đáng làm bận tâm nội đâu.
- Sao lại không đáng? Con là cháu của nội mà! Nội cũng nói rõ cho con biết như thế này, nếu con muốn làm việc này thì nội sẽ lo cho con một cơ sở hẳn hoi, không có cái chuyện làm ăn lèng èng được.
- Nội ơi, con hùn với một người bạn nữa, nội tính như vậy khó cho tụi con lắm.
- Thì không hùn nữa, mình đủ sức làm một mình thì tại sao phải hùn hạp cho lôi thôi?
Lập Duy bối rối trước quyết định của ông Thiện:
- Không được đâu nội, tụi con đã bàn bạc với nhau rồi, với lại anh bạn này là một chuyên gia về tin học đó nội.
- Vậy thì cứ hùn nhưng tính tỉ lệ phần hùn cho rõ ràng là được rồi.
- Nhưng làm lớn quá tụi con không đủ sức làm đâu nội.
Lập Duy tìm đủ mọi cách để khước từ nhưng ông Thiện cương quyết lắc đầu:
- Không đủ sức làm một mình thì thuê thêm người, con phải làm ăn cho xứng đáng là cháu của tổng giám đốc Hoàng Thiện này, không thể làm một người vô danh tiểu tốt được. Nội đã chiều ý con mấy năm trời nay, từ khi con tốt nghiệp đại học đến bây giờ rồi. Lần này con không nghe lời nội thì đừng có nhìn nội nữa, không có ông cháu gì hết.
- Nhưng mà nhờ cậy nội thì chắc chắn mẹ con không bằng lòng rồi, còn bác Hai và cô Út nữa, họ có để yên cho con không?
- Đây không phải là chuyện nhờ cậy mà là bổn phận của nội phải lo cho con, con đừng có để ông già này phải ray rức lương tâm nữa. Cong mẹ con, nếu nó phản đối thì bảo nó đến gặp nội. Riêng những người ký thì con không cần phải quan tâm đến, mặc kệ nội với họ. Thôi không bàn cãi chuyện này nữa, cứ quyết định như vậy đi. Bây giờ vào ăn cơm với nội.
Ông Thiện dứt khoát đứng lên khiến Lập Duy không còn nói năng gì thêm được nữa. Anh đành nối gót theo ông Thiện với một tâm trạng nặng nề vì ngập đầy những ý nghĩ rối rắm, trái ngược nhau.
Cho Vừa Dấu Yêu Cho Vừa Dấu Yêu - Hoàng Kim