Books are immortal sons deifying their sires.

Plato

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 9
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 7279 / 13
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3 -
à Dung nhìn Bảo Khuyên, giọng hơi trách:
Nếu Chiêu Liên không nói, mẹ đâu biết Đăng và Phát là hai thằng đi moto đụng con dập hết bông hôm trước. Tại sao lại giấu mẹ hả?
Bảo Khuyên nhăn nhó:
Tại con quên chuyện đó rồi. Chớ giấu mẹ làm gì
Hừ! Con là vua nhớ những thứ vớ vẫn. Mẹ không tin con quên, khi ngày nào cũng đụng mặt chúng nó
Úp mặt vào tay, Khuyên ấm ức:
Con chỉ nhớ xem họ có thiếu tiền yaourt không để đòi thôi. May thay họ chẳng khi nào mua chịu hết. Dù có nhiều lúc ông Đăng mua cả chục hủ yaourt, cả chục chén rau câu để đãi bạn bè
Đang ngồi lặt rau, bà Ly xen vô;
Điều đó chứng tỏ tụi nó không phải dân ăn lường bần tiện
Bà Dung nói:
Nhà cửa bề thế, xe cộ bóng loáng thế kia làm sao bần tiện cho được
Rũ rũ tay cho ráo nước, bà Lý nói:
Em nghĩ vậy là lầm. Bần tiện hay không do ở bản thân kìa
Chống tay dưới cằm, Khuyên lầm bầm:
Vài chục hủ yaourt đâu nói lên được bản chất con người. Con không hiểu sao mẹ và cô Hai lại quan tâm đến họ chi vậy
Giọng bà Dung nghiêm nghị:
Vì họ là hàng xóm. Ở kế người đàng hoàng vẫn tốt hơn, dù thành phố này đèn nhà ai nấy sáng đã trở thành cách sống phổ biến
Bảo Khuyên cười tủm tỉm:
Hôm trước đèn nhà mẹ tắt, người ta sang sửa dùm, thay dùm một đường dây điện khá dài rồi đó. Mẹ tính sao đây khi người ta không lấy tiền công?
Bà Dung chưa kịp trả lời, bà Lý đã nói:
Thì hôm nay mẹ bây nấu nhãn nhực, hột sen, táo tàu để trả ơn đó
Khuyên kêu lên:
Trời ơi! vậy nồi chè đó không phải nấu cho con sao? Con khoái món này nhất mà mẹ! cho uổng.
Bà Dung gắt:
Làm gì um sùm thế. Lớn rồi vẫn không biết giữ mồm, giữ miệng. Người ta nghe phải kỳ chưa.
Khuyên đưa tay lên cắn. Cô hơi đỏ mặt khi nghĩ những lời vừa rồi lọt vào tai Đăng. Người ta sẽ nghĩ cô vừa tham ăn lại vừa xấu nết
Giọng yểu xìu, cô lí nhí:
Con đùa mà mẹ!
Chuyện ăn uống không đem ra đùa, người ta sẽ tự ái nếu lỡ nghe thấy
Bảo Khuyên làm thinh đầy ân hận. Thật ra cô không hiểu sao vừa rồi mình lại ăn nói vô duyên thế, trong khi lòng Khuyên đang mong muốn quan hệ giữa gia đình và Đăng ngày một tốt hơn.
Chiều mưa ấy, bước vào nhà, Bảo Khuyên đã bất ngờ đến mức mất tự nhiên khi thấy Đăng ở tận trong bếp. Anh vừa sửa điện vừa trò chuyện với mẹ thật từ tốn, khác với thái độ bộp chộp cô thường gặp ở Phát
Thấy Khuyên, anh chỉ mỉm cười rồi tiếp tục việc đang làm, mặc kệ Phát bô lô bô loa trăm ngàn chuyện trên đời. Đêm ấy Khuyên cứ trằn trọc mãi, cô buồn vì Đăng có vẻ lơ là với mình. Trong mắt anh, cô không có gì đặc biệt cả. Tốt nhất cô đừng đặt ở anh một kỳ vọng nào hết
Định bước ra phòng khách, Bảo Khuyên chợt nghe mẹ nói:
Con bưng thố chè trong tủ lạnh sang cho hai đứa ở bển rồi về liền
Khuyên ngập ngừng:
Ngay bây giờ à mẹ? Con phải nói sao đây?
Bà Dung nhún vai:
Thiếu gì cách nói. Ngày thường con giỏi lắt léo lắm mà!
Gãi đầu, Khuyên thành thật nói:
Con chỉ sợ làm bọn họ tự ái thôi.
Với tay lấy giỏ xách trên bàn, bà Dung quay lại nhìn cô:
Vậy con cứ suy nghĩ, chừng nào tìm ra câu nói hay nhất thì đem chè qua. Bây giờ mẹ đi đây!
Mẹ tới nhà bà Tú Nhi phải không?
Đúng vậy! có chuyện gì à?
Tự nhiên Khuyên buột miệng:
Con nhỏ Hoàng Điệp đang thất tình ông Đăng này đó mẹ
Trợn mắt đầy ngạc nhiên, bà Dung hỏi:
Sao con biết? Rồi bà kêu lên - Ạ..mẹ nhớ rồi! Hôm sinh nhật, nó hò hét với con vì con đâm vào xe thằng Đăng chớ gì? Thật buồn cười! Hoàng Điệp làm sao lọt vào mắt Đăng cho được. Vừa ngu ngốc, hợm hỉnh lại vừa hư hỏng. Đêm nào cũng đi nhảy đầm, bảo sao nó không đau tim với đau phổi.-- Lắc lắc đầu kiểu chê bai, bà nói tiếp --Chiều con gái kiểu bà Nhi tức là hại nó. Bà ấy may mắn được thằng Hoàng An, chớ con bé Điệp xem như hỏng rồi!
Bảo Khuyên đứng nhìn mẹ dắt chiếc Dream ra, lòng nghĩ lung tung về việc bà vừa giao.
Mẹ cô đúng là rạch ròi, sòng phẳng tới mức Khuyên thấy ngại khi phải mang chè sang cho Đăng và Phát! Kiểu bánh ít đi bánh quy lại rõ rệt như vầy thoạt đầu tưởng là tế nhị, nhưng lại không tế nhị chút nào
Thật tình cô chưa biết nói sao khi đoán chắc chắn sẽ chẳng bao giờ có việc biếu xén tương tự như vầy lần thứ hai, trừ phi Đăng lại giúp mẹ việc gì đó
Nén thở dài, Khuyên lên tiếng:
Cô Hai ơi! Cô có thấy mẹ hơi qúa khi vội vàng trả lễ người ta như vầy không?
Bà Lý ngẫm nghĩ:
Vội vàng à? Ối, trước sai gì cũng phải làm thế. Sớm còn hơn muộn, người ta sẽ trách mình không biết điều
Khuyên càu nhàu:
Con không muốn đem sang chút nào!
Bật cười, bà Lý mắng:
Mầy tiếc hả con bé tham ăn?
Đâu phải tiếc, con chỉ sợ không biết sẽ nói thế nào cho thật mát, thật ngọt như chè mẹ nấu thôi!
Vung tay lên, bà dạy:
Thì cứ bảo "mẹ em mời các anh ăn tí chè lấy thảo", rồi trở về ngay sau khi đã ấn thố chè vào tay chúng
Bảo Khuyên che miệng cười khúc khích:
Con sẽ làm y như cô dặn nghĩa là y như mấy đứa ngố
Với con trai, lắm lúc ngố lại hay hơn đanh đá, chanh chua đó. Ngày xưa ba mày từng nói thế đấy!
Nhưng mẹ con đâu có ngố
Bà Lý gật gù:
Ngược lại, ba mày mới là ngố! Thôi đi đi!
Bảo Khuyên mở tủ lạnh lấy thố chè bằng thủy tinh có nắp đậy để lên chiếc dĩa kiểu vẽ hoa hồng, rồi cẩn thận bưng đi.
Cô không nghĩ là mình sẽ âp a ấp úng như con bé ngốc, nhưng nói gì với Đăng, cô vẫn chưa nghĩ ra.
Nhà anh không đóng cổng, cửa phònh khách chỉ khép hờ. Ngần ngừ một thoáng, Bảo Khuyên gọi to:
Anh Phát ơi!
Vẫn không nghe trả lợi cô nghiêng đầu réo:
Anh Ph...a...t...
Tìm Phát à?
Mãi lom lom nhìn vào nhà, Khuyên giật mình khi nghe tiếng Đăng sát sau lưng. Trấn tỉnh lại, cô nổ một "tăng"
Trời ơi! Làm người ta hết hồn. Anh ở đâu mà hiện ra như... ma vậy?
Giọng Đăng hơi ởm ờ:
Anh đứng ngoài sân. Em mãi lo tìm Phát nên đâu thấy anh. Sao? Tìm hắn có chuyện gì quan trọng hả?
Bảo Khuyên ngậm tăm. Đăng lại hỏi:
Không nói được à? Nếu định gởi gì cho Phát, cứ đưa anh cất hộ cam đoan không bốc hơi đâu.
Thố chè như nặng trĩu trên tay Khuyên, cô ấp úng:
Tôi không có tìm anh Phát. Tưởng anh vắng nên tôi gọi thế vì...vì chả lẽ gọi một lúc người sao cho được --liếc Đăng một cái, cô phụng phịu --mẹ tôi bảo mời... mời hai anh ăn chè lấy thảo.
Đăng trầm giọng:
Dì Dung làm anh thấy ngại. Hàng xóm giúp nhau là chuyện thường mà
Thì chuyện biếu nhau chén chè, miếng bánh cũnh thế. Anh không nhận tôi sẽ bị mắng đó!
Đăng nheo mắt:
Dì Dung khó đến thế sao?
Bảo Khuyên cong môi:
Làm không xong việc được giao bị mắng là phải rồi, chớ có gì mà khó
Mở rộng cửa ra, Đăng đỡ thố chè và bảo:
Bảo Khuyên vào nhà anh cho biết
Trước đây tôi đã từng vào chơi, nhà này có gì lạ đâu, ngoài việc đổi chủ mới.
Để thố chè lên bàn, Đăng cười cười:
Chủ nó có nhiều cái lạ lắm đó!
Lấy lại vẻ nghịch ngợm thường ngày, Bảo Khuyên khoanh tay nghênh nghênh mặt nhìn Đăng:
Có gì lạ đâu? Chẳng lẻ tay anh tới sáu ngón?
Không phải sáu, mà chỉ còn 4 ngón thôi, nhìn nè!
Khuyên tò mò nhìn Đăng huơ nhanh bàn tay trước mặt mình và cô thấy hình như anh thiếu mất ngón áp út
Cô buột miệng:
Vậy là anh hết đeo nhẫn cưới rồi! Tội nghiệp ghê.
Thấy Đăng tủm tỉm nhìn mình, Khuyên đỏ mặt cô ngập ngừng:
Tôi về! Anh ăn chè đi kẻo hết lạnh
Sao vội vậy? Anh chưa kịp nói cảm ơn đã đòi về. Buồn thật!
Bảo Khuyên lạnh nhạt:
Mẹ tôi dặn, phải về ngay!
Đăng gật gù:
Dì Dung giữ con gái kỹ qúa làm anh nhớ đến chuyện cô bé choàng khăn đỏ, khi cho cô bé ấy ra khỏi nhà một mình, bà mẹ cũng căn dặn đủ điều. Rốt cuộc...chậc!
Bảo Khuyên gân cổ lên:
Tôi không ngốc như cô bé choàng khăn đỏ ấy đâu!
Dường như chỉ đợi Khuyên nói thế, Đăng tiếp lời ngay:
Anh cũng đâu phải là con sói già. Sao em lại sợ ngồi lại đây khi dì Dung đã vắng nhà?
Nhìn Khuyên bằng cái nhìn rất lém, anh hạ giọng thì thầm:
Em sợ mẹ hay sợ anh vậy?
Chỉ vào ngực mình, Bảo Khuyên trề môi:
Tôi mà sợ anh. Xì...bốn ngón chưa phải là gì ghê gớm lắm đâu. Có xòe tay ra cũng chỉ dọa con nít thôi!
Đăng cười thành tiếng vì câu nói của Khuyên, anh lắc đầu:
Đúng cô hàng yaourt, chua ơi là chua. Nè! Phát thích yaourt nhà Khuyên lắm đó!
Bảo Khuyên nhói ngực khi nghe Đăng...gán ghép mình với Phát
Cô vùng vằng:
Anh đừng có vô duyên nữa. Tôi về đây!
Thấy cô ngoe nguẩy dợm bước, Đăng dang tay ngăn lại. Bảo Khuyên trợn mắt khi nhận ra hai bàn tay anh trả thiêu ngón nào cả
Cô giận dồi kêu lên:
Anh chỉ giỏi xí gạt người ta.
Mặt Đăng tỉnh queo:
Anh có gạt em gì đâu?
Khuyên chua ngoa:
Vậy chả lẻ tay anh giống đuôi thằng lằn, vừa rụng mất đã mọc lại rồi?
Đưa tay lên ngắm ngía, Đăng vờ vĩnh:
Ừ nhĩ! Sao kỳ ghê, mới đó đã mọc lại rồi. Chắc bàn tay anh biết sợ...
Bảo Khuyên lờm anh:
Sợ gì? Đúng là thấy ghét!
Đăng cười. Nét lầm lì thường ngày trên mặt anh biến đâu hết, Khuyên ngẩn ngơ mất mấy giây vì ánh mắt ấm áp, vì đuôi mắt dài rất đa tình của Đăng. Cái miệng rộng anh hay mím lại đầy kiêu ngạo, lạnh lùng bỗng dưng tràn đầy nét thoải mái, thân tình. Khuyên vội vã quay mặt đi, người nóng bừng bừng
Trời ơi! Sao lại xúc động... dậy kỳ thế! Đăng chả nghĩ về mình như mình nghĩ về anh ấy đâu, đừng có ngốc nữa!
Giọng Đăng bỗng vang lên thật trầm:
Đừng về nha bé Khuyên. Có em ngôi nhà nầy sống lại, còn không chỉ là thời gian chết, tẻ ngắt, buồn thiu.
Bảo Khuyên nhếch môi:
Anh khéo nói, chứ nhà này lúc nào chẳng có bạn bè, đông vui, nhộn nhịp
Đăng cười buồn:
Chính vì nhiều bạn qúa nên anh mới lẻ loi, cô độc. Anh chỉ cần một người hiểu mìnhm thông cảm với mình chớ không cần đám đông ồn ào, náo nhiệt như em vẫn thấy
Khuyên băn khoăn không biết sao Đăng nói với cô những lời như tâm sự thế này. Thật ra cô vẫn chưa hiểu gì về cá nhân anh. Cũng như mẹ và cô Hai, Bảo Khuyên mơ hồ đoán rằng gia đình Đăng giàu lắm, nên mới cho anh ở một mình trong ngôi nhà đầy đủ tiện nghi thế này. Có thể vì sự giàu có này, nên bạn bè thân sơ gì đều bám lấy anh cũng không chừng. Một người như thế nếu sống nghiêng về nội tâm, ắt hẳn phải thấy cô đơn giữa đám đông rồi.
Cô ngập ngừng:
Sống với gia đình sẽ không thấy lẻ loi cô độc, dù gia đình chỉ có hai nguòi như gia đình tôi. Tại sao anh ở có một mình vậy.
Đăng nói:
Vì anh không có gia đình, dù chỉ một mẹ một con như em. Từ nhỏ anh sống với người dì ruột ở dưới quê, khi học đại học anh mới về lại đây.
Khuyên tò mò:
"Về lại đây". Nghĩa là anhtừng sống ở Sài Gòn?
Đăng khẻ gật đầu. Hai người chợt im lăng. Khuyên rất muốn biết ba mẹ anh đâu, tại sao họ không sống với anh, nhưng cô không dám hỏi. Cô rụt rè nhìn về phía nhà mình như muốn về. Đăng chợt lên tiếng:
Anh khao khát có được một nguòi mẹ như dì Dung...
Bảo Khuyên nhỏ nhẹ:
Thế mẹ anh hiện giờ ở đâu?
Giọng Đăng khô khan:
Anh không biết!
Anh không bao giờ tìm hiểu sao?
Có chứ! Nhưng lúc còn bé xíu kìa. Lớn lên anh không quan tâm nữa.
Khuyên ngạc nhiên:
Tại sao vậy?
Đăng mím môi:
Vì nhiều nguyên do lắm! Em không hiểu được đâu, khi em may mắn có một nguòi mẹ hết sức yêu thương và lo lắng cho mình
Bảo Khuyên chạnh lòng:
Nhưng em cũng là con mồ côi. Em ao ước có một người cha, một nguòi anh, một chị gái hay một đứa em cho đỡ tủi thân.
Anh cũng từng ao ước giống Khuyên. Anh thích được bị mắng như em. Nhưng thú thật, dì Kim cưng anh qúa nên từ bé đến giờ anh chưa hề bị đòn, bị mắng lần nào. Dì ấy nuông chiều đến mức anh đâm ra hư đốn...
Chớp mắt để ngăn cơn xúc động chợt ùa đến vì lời nói chân tình của Đăng. Bảo Khuyên khúc khích cười:
Ơ hay! Sao anh lai... tự thú với tôi khi tôi chưa hề hay biết gì về những cái... hư đốn của anh hết
Không bối rối khi bị Khuyên trêu, đăng nghiêm nghị:
Anh muốn thành thật với em.
Tại sao? Và để làm gì?
Im lặng hồi lâu, Đăng mới ngập ngừng nói:
Anh rất thích có một cô em gái như em, nghịch ngợm, bướng bỉnh, thông minh và hơi chanh chua tí xíu. Có thể, Bảo Khuyên không cần, thậm chí không thèm có một ông anh thế này, nhưng nếu được làm anh của em thì thật tuyệt
Bảo Khuyên hếch mũi lên, giọng đầy tự ái:
Chắc chắn anh từng có nhiều cô am gái ngang hông rồi phải không? Hừ! Đừng tưởng tôi cũng giống các cô em ấy của anh. Chúng ta chỉ là hàng xóm không hơn, không kém
Hơi ngỡ ngàng vì thái độ của Khuyên, đăng phân bua:
Khuyên hiểu lầm ý anh rồi!
Vừa lúc đó có tiếng bà Hai Lý gọi vọng qua:
Khuyên à! Có khách
Ném cho anh cái nhìn lạnh lùng, Bảo Khuyên vụt chạy ra ngoài. Đăng hấp tấp bước theo:
Bảo Khuyên!
Không thèm quay lại, Khuyên chạy một mạch về nhà. Tim đánh thình thịch trong ngực, cô ngồi xuống ghế đá ngoài sân để thở, và trông thấy Hoàng An.
Anh ta không nhìn cô mà đang trừng trừng mắt về phía hàng rào. Bảo Khuyên vụt đứng dậy, cô ngỡ ngàng trước vẻ sừng sộ của hai gã thanh niên, nhất là Đăng. Dù anh đang bên kia hàng rào, trên bậc thềm nhà mình, Khuyên vẫn thấy mắt anh long lên, môi mím chặt, cằm bạnh ra trông thật dữ tợn. Còn An thì khoanh tay, cười nhạt với vẻ thách thức ra mặt. Thời gian như chậm lại, hai người gờm nhau thật.Dẫu biết cả hai sẽ không xông vào nhau được, Bảo Khuyên vẫn hoảng hốt trước vẻ đối chọi quyết liệt này. Cô thở phào nhẹ nhỏm khi Đăng bước vào nhà và đóng cửa thật mạnh
Hoàng An nhìn cô soi mói:
Em quen hắn ta à?
Bảo Khuyên khó chịu:
Đúng vậy! Ở kế bên, không quen sao được
Lâu chưa?
Nghe cách hỏi cộc lốc của An. Khuyên chợt tự ái, cô làm một hơi:
Tôi biết Đăng trước khi biết anh. Trả lời như vậy được không? Hừ! Chắc anh tới không phải để điều tra chứ! Có việc gì cứ nói ra đi. Tôi bận lắm!
Hoàng An phớt lờ trước thái độ chả mấy lịch sự của Khuyên. Anh từ tốn nói:
À! cô Dung nhờ tôi nhắn lại với em rằng tối nay cô ấy sẽ về hơi tối vì cùng dự buổi tiệc mừng bà bạn của mẹ tôi vừa ở mỹ về
Bảo Khuyên cáu kỉnh:
Chuyện này anh nhắn cô Hai cũng được cần gì gọi tôi về chứ! Đúng là rộn!
An châm chọc:
Em tiếc rẻ vì không được ở lại nhà hàng xóm nữa à? Hắn ta chẳng đáng để em cáu lên thế đâu!
Liếm môi, Khuyên mỉa mai:
Chắc chỉ có anh mới đáng cho người ta cáu thôi. Tôi ghét người hợm hỉnh lắm
An thản nhiên nói:
Tôi cũng vậy. Vì thế tuy mang tiếng học chung, nhưng tôi và Đăng như mặt trời với mặt trăng. Hắn ta không thể là bạn của bất kỳ ai vì hắn rất tự cao và hợm hỉnh
Tại sao anh dám nói chắc thế?
Tại vì Đăng nhiều bạn qúa, hắn giao du rộng, quen biết không chọn lọc, đám nguòi bu lấy hắn, tâng bốc hắn lên mây, do đó hắn đâm ra khó gần được.
Bảo Khuyên vuốt mũi:
Nhưng Đăng là nguòi được em gái anh yêu mà. Lần đó chị ta chết giấc vì Đăng còn gì?
An cười nhạt:
Em biết nhiều qúa tôi cùng chả giấu. Trước đây tôi tưởng Đăng là người tốt nên mời hắn về nhà chơi, ngờ đâu hắn đã tán tỉnh Hoàng Điệp. Con bé khờ bệnh hoạn ấy yêu thật, còn Đăng lại đùa. Hắn đã bỏ con bé vì một lỗi lầm không phải của nó. Thật ra lỗi ấy chỉ là cái cớ...
Khuyên ngắt lời:
Nhưng cụ thể lỗi ấy là gì?
Thấy cô có vẻ quan tâm, An hỏi:
Em cần biết à?
Gật đầu. Khuyên cao giọng:
Đang lên án một người. Anh phải nói rõ những việc liên quan đến người ấy chứ!
An trầm ngâm:
Có một lầ trò chuyện giữa đám bạn, tôi đã buột miệng phê phán lối sống của các bà vợ không nên nết, không làm tròn bổn phận với chồng con. Đăng đã nổi khùng lên vì cho rằng tôi cố ý nhục mạ mẹ hắn. Đăng xông vào đánh tôi, hôm đó nếu không có người can, hai thằng chắc từ chết tới bị thương.
Bảo Khuyên kêu lên:
Tại sao Đăng làm vậy?
An nhún vai:
Tại hắn qúa nhạy cảm khi nghĩ về mẹ mình
Nhớ tới lúc nãy, Đăng bảo không biết mẹ mình ở đâu, Bảo Khuyên thấy thắc mắc, cô dò dẫm:
Anh có biết mẹ Đăng không?
Hoàng An thủng thỉnh gật đầu:
Mẹ hắn thì cả thế giới này đều biết chớ đâu phải riêng tôi.
Khuyên nhíu mày:
Sao kỳ vậy?
An nhếch mép, giọng hơi chế nhiễu:
Cô em tò mò nhiều qúa rồi!
Không phải tò mò. Nhưng Đăng bảo với tôi không biết ba mẹ mình ở đâu kia mà!
An bật cười:
Trước đây hắn cũng nói thế với Hoàng. Đến khi vỡ lẻ Đăng mới trở mặt, hắn xấu hổ vì mẹ hắn không lạ gì với đám bạn ham chơi.
Khuyên thắc mắc:
Nhưng tại sao Đăng lại nói dối?
Tại bà ấy đúng là hạng đàn bà toi đã phê phán. Thật xui cho Đăng.
Bảo Khuyên bĩu môi:
Vậy chắc chắn lần đó anh không vô tình động tới nỗi đau của anh ta đâu. Xì! Ngay cách nói nãy giờ, cũng chứng tỏ anh đầy ác cảm với anh rồi
Hoàng An chéo miệng:
Em nghĩ sao cũng được. Điều duy nhất tôi muốn nói với em là đừng tin hắn
Tại vì em anh từng bị Đăng phỉnh phờ à?
An vung tay:
Hoàng Điệp chỉ là một trong những con cừu non bị Đăng dụ dỗ thôi. Ở gần hắn, rồi em sẽ thấy lời tôi nói là có cơ sở
Khuyên im lặng nhìn ra đường, vừa lúc một chiếc Angel dừng ngay nhà Đăng, trên xe một cô gái mặc mini jupe bó sát bước xuống. Đăng trong nhà đi ra. Hai người nói gì chả biết, chỉ thấy thái độ Đăng có vẻ quyết liệt, trong khi cô gái dường như xuống nước năn nỉ. Cuối cùng của vở kịch câm mà Khuyên và An xem là cảnh Đăng bỏ mặc cô gái đứng ngoài cổng, bực bội đi vào nhà đóng mạnh cửa lại
Hoàng An thở dài:
Mong rằng con bé Điệp đừng bao giờ biết hắn ở đây. Nếu không, một ngày nào đó em sẽ thấy Điệp thảm bại như cô gái này. Biết chừng đâu với chứng đau tim bẩm sinh, nó còn tệ hơn nữa
Bảo Khuyên hoang mang nhìn cánh cửa đóng kín bên trong nhà Đăng, cô nuốt nghẹn xuống và nói:
Cám ơn những gì anh vừa nói về Đăng. Tôi cần phải biết con người đó để chủ động trong đối sử. Hừm! Nhưng tôi không phải là con cừu non đâu.
An nhẹ nhàng:
Tôi cũng nghĩ thế!
Nghênh mặt lên, Bảo Khuyên bắt bẻ:
Anh biết gì về tôi mà nói vậy?
Nhìn cô đăm đăm, An nói:
Mỗi lần tới nhà tôi, cô Dung rất thường nói về Bảo Khuyên.
Khuyên ậm ự than:
Chắc mẹ lại kể xấu rồi! Khổ thật!
Ai lại đi kể xấu cô con gái cưng của mình
Khuyên vội bào chữa:
Không phải kể xấu, nhưng trong mắt mẹ, tôi có nhiều điểm chưa được lắm! Bà không thích nói tốt con mình
Dù cô bé có nhiều điểm hơn người
Bảo Khuyên cười ròn tan:
Tôi mà hơn ai. Nè! anh có lộn tôi với chị Tố Lan của anh không đó?
Hoàng An vẫn không rời mắt khỏi gương mặt lém lỉnh, hồn nhiên của Khuyên. Anh như bị thôi miên bởi tiếng cười của cô. Mãi đến khi nghe Khuyên nũng nịu hỏi:
Sao không trả lời người ta?
An mới ấp úng:
Ạ..n...h đâu thể lộn kỳ vậy
Chống hai tay dưới cằm, Khuyên nheo nheo mắt:
Anh kể về chị ấy đi. Chị Lan đâu rồi?
An buồn buồn:
Tố Lan đã theo gia đìng sang Mỹ gần một năm nay.
Và anh vẫn không thể nào quên. Đúng là chung tình, có được người yêu như anh, thế nào chị ấy cũng trở về mà
An gượng gạo:
Khuyên an ủi tôi đấy à? Tố Lan không bao giờ trở về đâu.
Tại sao anh bi quan dữ vậy khi chuyện trở về đâu còn khó khăn như xưa nữa?
Hoàng An cay đắng:
Tố Lan không hề yêu tôi, cô ấy về làm gì
Bảo Khuyên lặng thinh. Cô nao nao lòng khi nghe An trầm giọng:
Tố Lan có quyền chọn tương lai của mình. Và cô ấy đã trọn miền đất lạ kia.. Qua tới bển, Tố Lan đã lấy chồng, một ông đứng tuổi giàu sụ.
Cô chưa kịp hỏi: "Sao anh biết", anh đã nói tiếp:
Cô ruột Tố Lan vừa từ Mỹ về cho tôi haỵ.Chắc cuối năm nay Lan sẽ làm mẹ đó
Khuyên thấy mình cần phải khách sáo:
Xin lỗi đã khơi lại trong anh nỗi buồn
Có sao đâu! Tôi dã quên rồi.
Khuyên mau miệng:
Vậy tôi chúc anh sớm có nguòi yêu mới.
An hơi nghiêng đầu:
Hy vọng lời chúc của em sẽ ứng nghiệm:
Che miệng cười, Bảo Khuyên nhí nhảnh nói:
Chắc là...ứng, vì hồi đó tới giờ tôi có chúc ai như vậy đâu! --Rồi như sực nhớ ra, cô thì thầm --Nè, phải bà khách Việt Kiều nhà anh đãi tiệc tối nay là cô ruột của Tố Lan không?
An gật đầu, giọng xa xôi:
Nghĩ cuộc đời cũng lạ, gia đình Tố Lan thì nằn nặc đòi cô Hạc bảo lãnh qua Mỹ, ngược lại cô Hồng Hạc lại cương quyết trở về quê lập nghiệp. Chính cô ấy là người bỏ vốn ra mở nhà hàng và mời mẹ tôi làm quản lý đó
Tự nhiên Bảo Khuyên buột miệng:
Chắc bà ấy giàu lắm?
Hoàng An xác nhận:
Ừ! Cô Hạc rất giàu. Lúc còn ở VN. Gia đình bên chồng bà ấy đã nổi tiếng giàu. Nhà hàng Hồng Hạc ở Sài Gòn ai mà không biết
Tròn mắt lên, Khuyên ngạc nhiên:
Giàu mà lại bỏ xứ đi à?
Giọng An đều đều:
Chuyện ấy đâu có gì lạ khi ai cũng muốn càng ngày càng giàu hơn. Và Cô Hạc đã giàu hơn nữa, nhưng đó lại là nỗi bất hạnh lớn lao mà cổ phải gánh chịu. Ở đất khách quê người gia đình cô ấy đã vỡ tan, đứa con trai duy nhất bị tai nạn chết, chồng có vợ khác. Cổ trở về VN với một gia tài đồ sộ và một cõi lòng trống vắng. Với số tiền lớn đó, cô ấy sẽ làm gì để tìm lại được hạnh phúc cho bản thân khi bà con cũng chẳng còn cai.
Bảo Khuyên chợt thấy tội nghiệp người đàn bà cô chưa hề quen biết này. Mẹ cô vẫn hay nói, dù trong tay có nắm tiền muôn bạc ức cũng không sung sướng gì, nếu phải sống hiu quạnh, không con cái, người thân. Xem ra bà Hồng Hạc này đáng thương đấy chứ
Hoàng An bỗng thở dài:
Nãy giờ tôi toàn nói chuyện đâu đâu làm mất thời gian của Khuyên qúa.
Ồ! Đâu có. Anh đang kể về mình kia mà. Và tôi đã được biết chút chút về anh.
Cũng như về cả anh chàng hàng xóm
Bảo Khuyên bẻ tay, giọng khiêu khích:
Có gì không tốt à?
An im lăng. Anh nhìn đồng hồ và bảo:
Tới giờ Bảo Khuyên đi học Lý phải không?
Cô kêu lên:
Anh tài thật!
An nhún vai:
Tôi nghe cô Dung nói
Khuyên nhấn mạnh:
Nhưng anh vẫn tài, ở chổ nhớ chuyện không liên quan tới mình
Nhìn Khuyên bằng ánh mắt ấm áp, An thì thầm:
Tôi vẫn nghĩ em có liên quan tới cuộc sống của tôi đấy!
Mặt Khuyên đỏ ửng lên, cô vùng vằng:
Thật vớ vẩn! Tôi đi học đây.
An tủm tỉm cười:
Tôi đưa em tới trường nhé?
Bĩu môi, cô nói:
Đời nào có chuyện đó! Anh về đi. Tôi hứa sẽ kể với mẹ toàn bộ những lời... tán vừa rồi của anh. Lúc ấy xem ai quê cho biết
Hoàng An lì mặt:
Cứ kể đi, xem cô Dung bảo sao. Anh dám cá mẹ bằng lòng cho anh đưa em đi học mỗi ngày. Chỉ sợ em không nỡ mách mẹ về anh thôi!
Đứng dậy bước tới chỗ dựng xe, An nói nhỏ:
Anh đợi Khuyên ngoài đầu ngõ nha!
Cô quýnh lên:
Không được! T...u.i ghét lắm! Anh về đi.
An nheo mắt:
Em năn nỉ hay ra lệnh cho anh vậy?
Bảo Khuyên đành xuống nước:
Tôi năn nỉ. Anh về kẻo bác Nhi chờ ở nhà
An leo lên xe mặt tươi roi rói:
Cám ơn em lo cho anh. Đi học ngoan nhé! Tối nay mẹ về, anh sẽ gởi qùa đó!
Khuyên cắn môi:
Anh không được đợi người ta ngoài ngõ đấy!
Em không thích, anh đợi làm gì. Nhưng chắc chắn mình còn gặp nhau nữa. Về nhé baby..
Bảo Khuyên thở phào khi chiếc Dream của An vọt ra khỏi cổng. Trời ạ! Hôm nay là ngày gì vậy. Sao lúc nào hai gã dễ ghét này cùng một lúc làm rối tung hồn cô lên thế?
An và Đăng ai là người thành thật? Rõ ràng Đăng sống buông thả qúa. Mình không thể nào, không thể nào để hắn lung lạc bằng ánh mắt, bằng gương mặt lạnh nhưng đầy thu hút. Mình không thể... Nhưng trời ơi! Mình không thể không nghĩ tới Đăng mới khổ. Chã lẽ những lời An nói, và những cô gái thường vào nhà Đăng chưa đủ để mình tỉnh hồn sao?
Buồn bã Bảo Khuyên ngồi thừ ra ghế. Mãi lúc nghe bà Hai Lý gọi vào đi học, cô mới hoảng hồn bật dậy
Nhìn sang balcon nhà Đăng, cô thấy anh đang nhìn xuống, miệng phì phà thuốc lá, mặt lạnh tanh vô cảm
Tự nhiên Khuyên quay phắt đi, nhanh đến không ngờ. Cô muốn tránh mặt Đăng hay muốn lẩn tránh chính bản thân không biết nữa. Điều Khuyên biết rõ nhất là cô đang buồn, buồn ghê gớm......
Tình Khúc Tình Khúc - Trần Thị Bảo Châu