Số lần đọc/download: 0 / 1
Cập nhật: 2025-02-15 21:33:11 +0700
Chương 2: Nghiệm Thi Tại Nghĩa Trang
Nghiệm thi tại nghĩa trang
Cơn mưa qua đi, hoa hợp hoan trong sân bị ướt nước co rúm lại. Nhìn từ xa tựa như những chiếc ô tí hon màu đỏ, ủ rũ nhưng cũng khá đáng yêu.
An Thịnh Bình đến gần nhìn đóa hoa kia, bất chợt nhớ đến cảnh tượng máu me mình nhìn thấy hôm trước. Hỉ phục đỏ rực của công tử họ Nhạc bị Phương Ngọc Đình vạch mở, khoét một hôm bê bết máu trước ngực.
Trong hôm không có trái tim, nhưng khi chết y vẫn giữ nụ cười trên môi.
Một nụ cười nhẹ nhàng đầy vẻ si tình, không biết rốt cuộc khi còn sống y đã nhìn thấy gì mà đến tận lúc chết vẫn hạnh phúc đến thế.
Không biết, khi trái tim của mình bị ma nữ kia móc ra, y có thấy đau hay không?
Y là người chồng thứ tư của Phương Ngọc Đình, nhưng An Thịnh Bình có thể khẳng định chắc chắn y không phải người cuối cùng.
Hôm qua nhận được tin báo nói rằng hôm nay Tống Từ sẽ vào thành, nhưng y đợi suốt từ sáng đến giờ vẫn chưa thấy bóng dáng quen thuộc kia...
Chắc là do cơn mưa đổ xuống vào giờ Thần nhỉ?
Từ đại nhân đến thành Nam để đón y cũng chưa thấy quay lại, không biết bây giờ hai người họ đã gặp nhau hay chưa?
Đương suy nghĩ, chợt thấy An Quảng, thị vệ thân cận của mình ăn vận gọn gàng, bước qua cửa vòm hình bán nguyệt đi về phía mình.
An Quảng được huấn luyện võ nghệ từ khi còn nhỏ, xưa nay không thích nói cười, nhưng lúc này lại mang vẻ mặt lạnh lùng hơn mọi khi, An Thịnh Bình biết người y đợi đã đến rồi. “Thiếu chủ.” An Quảng chỉ nói hai chữ, An Thịnh Bình đã bật cười xua tay ra hiệu cho hắn đi theo mình ra ngoài đón khách.
Một con ngựa cao lớn với bộ lông đen bóng chậm rãi dừng lại trước cổng Đồng phủ, người ngồi trên lưng ngựa có thân hình thẳng tắp, đầy vẻ uy nghiêm, đích thị là Từ Đình Sóc. Một cậu người hầu mặc quần áo vải thô một tay xách tay nải, một tay dắt con lừa, tinh thần hăng hái theo sát phía sau cách y không xa.
Có một người ngồi trên lưng lừa, tuy khí thế không bằng Từ Đình Sóc ngồi trên lưng ngựa, nhưng ánh mắt như cười như không kia lại toát ra vẻ thông minh khó tả. Người đó vẫy tay với An Thịnh Bình, thấp thoáng nụ cười trên môi, tựa như gợn sóng nhè nhẹ trên mặt hồ khi có cơn gió thoảng qua.
An Thịnh Bình cũng cười, chắp tay nói: “Huệ Phủ huynh, đã lâu không gặp.” Tống Từ vẫn luôn cảm thấy An Thịnh Bình là người thú vị nhất trong số những người y quen biết.
Thuở thiếu thời, họ là bạn học đồng môn. Không như các công tử nhà giàu thông thường, An Thịnh Bình tuy là con trai của Quận công, nhưng hoàn toàn không có dáng vẻ công tử ăn chơi, ngược lại mang theo ba phần phóng khoáng, hai phần phong lưu cùng năm phần chân thành.
An Thịnh Bình từng vung tay nghìn lượng cho một người không quen biết chỉ vì người đó là một đứa con có hiếu, trước khi thành thân gia đình gặp biến cố, cha mẹ lâm trọng bệnh, để chữa trị cho song thân, người đó gần như đã tiêu tán toàn bộ gia tài, vị hôn thê cũng từ hồn! An Thịnh Bình bất bình với người con gái kia tham sang phụ khó bèn lấy ra một nghìn lượng bạc mua lại một cửa hàng lớn nhất trong thị trấn cho vị hiếu tử kia, để sau này hắn có được cuộc sống tốt.
An Thịnh Bình cũng từng ra tay đánh một người bạn học, suýt bị thầy loại tên khỏi học đường, chỉ vì người bạn học kia tính tình phong lưu, thích trêu hoa ghẹo nguyệt, trong nhà đã có người vợ đang mang thai mà vẫn chạy ra ngoài trêu ghẹo con gái nhà lành, về sau hại người vợ sinh non, cô gái nhà lành kia cũng suýt nghĩ quẩn mà gieo mình xuống sông...
Sở dĩ hai người thân với nhau đến vậy không chỉ vì cùng chung chí hướng, mà nguyên nhân chủ yếu hơn là vì An Thịnh Bình đã từng cứu mạng Tống Từ.
Hôm đó học đường tổ chức cho học sinh đi đạp thanh, cả nhóm túm năm tụm bảy, lúc đi lúc dừng, vừa ngâm thơ vừa đối từ, khá là vui vẻ. Nào ngờ bỗng có một con hổ nhảy từ ven đường ra, về ngã một học sinh họ Vương.
Vương Sinh kia là người nhỏ tuổi nhất trong lớp, bình thường rất được các vị học trưởng yêu mến, nhưng bên bờ vực sinh tử, không một ai dám tiến lên giải cứu.
Tống Từ gan dạ cách mấy cũng không dám ngang nhiên đối đầu với mãnh hổ, nhưng y từng nghe nói dã thú đều sợ lửa và tiếng ồn, bèn nhanh trí nhặt chiếc chậu đồng dùng để nấu nướng nơi dã ngoại, sau đó tìm một khúc gỗ rồi ra sức gõ hòng dọa cho mãnh hổ bỏ chạy.
Không ngờ lại chọc giận con hổ kia. Trong cơn tức giận, con hổ bỏ qua cho Vương Sinh đã bất tỉnh nhân sự vì sợ hãi, không rỏ sống chết, quay sang lao về phía Tống Từ.
Lúc này, An Thịnh Bình đứng ngay bên cạnh Tống Từ.
Là con trai của Quận công, y luôn có một hộ vệ tên An Quảng đi theo bên cạnh; tuổi tác của hộ vệ này cũng xấp xỉ y, bình thường không thích nói cười, cũng không ai biết võ công của hộ vệ tài giỏi đến mức nào, chỉ xem hắn là người hầu, không ai để ý đến.
Nay con hổ kia đang đe dọa tính mạng của chủ mình, An Quảng mặt không đổi sắc tiến lên trước. Khi con hổ kia đến gần, hắn mới bắt đầu ra tay, tay phải sờ lên thắt lưng, bỗng nhiên rút ra một thanh nhuyễn kiếm.
Mãi đến lúc này mọi người mới vỡ lẽ ra, thứ nằm trên thắt lưng của An Quảng mọi ngày không phải dây lưng mà là vũ khí.
Con hổ hung mãnh dị thường, nhưng An Quảng chỉ dùng đôi ba chiêu đã rạch vài vết thương trên mình con hổ. Vết thương túa máu, hổ kia giận đỏ cả mắt, chỉ hận không thể ăn tươi nuốt sống kẻ trước mặt mình.
Thấy hai bên mải đánh nhau, Tống Từ nhân lúc hỗn loạn vứt bỏ chậu đồng trong tay, muốn chạy qua xem thử học sinh họ Vương kia có còn hơi thở hay không, An Thịnh Bình cùng lo lắng cho học đệ của mình, bèn cùng Tống Từ đi vòng qua chỗ An Quảng và mãnh hổ đang chiến đấu với nhau, một lòng muốn cứu người trước.
Nào ngờ hành động của hai người lại khiến An Quảng phân tâm vì lo lắng cho thiếu chủ. Con hổ kia như nhìn thấu được tâm tư của An Quảng, đột nhiên lách mình lao thẳng về phía Tống Từ và An Thịnh Bình.
Tống Từ đi phía trước, đối mặt trực tiếp với mãnh hổ vừa quay lại kia, tại thời khắc mấu chốt, không biết xuất phát từ bản năng hay vì nguyên nhân nào khác, An Thịnh Bình nhanh nhẹn kéo Tống Từ sang một bên, che chắn trước ngực mình.
Con hổ kia hành động rất nhanh, vung móng vuốt cào đúng ngay lưng của An Thịnh Bình, rạch mấy đường rướm máu trên lưng y… Tống Từ được y che chắn, chỉ cảm nhận được tiếng gió vù vù thoảng qua và mùi máu tanh tỏa ra từ miệng con hổ.
Tống Từ chết điếng người trước hành động đột ngột của An Thịnh Bình và đòn tấn công của con hổ, khi y tỉnh táo lại, thấy An Thịnh Bình đã ngã gục xuống dưới chân mình.
Con hổ kia một đòn đã đánh trúng mục tiêu, tiếp tục lao về phía trước, chỉ chốc lát thôi sẽ nhào đến chỗ Tống Từ.
Đúng ngay lúc này, nó đột nhiên khựng lại. Kế tiếp, con hổ đã bị chém thành những mảnh vụn tan tác ngay trước mặt Tống Từ...
Trong cơn mưa máu, Tống Từ nhìn thấy An Quảng giơ kiếm đứng trước mặt mình, những giọt máu tung tóe nhuốm đỏ áo hắn cũng in hằn lên đôi mắt hắn.
Nếu An Thịnh Bình chết, An Quảng cũng không thể sống tiếp.
Tuy đã biết tính cách của thiếu chủ từ lâu, nhưng An Quảng làm sao cũng không thể ngờ được rằng thiếu chủ lại không màng đến tính mạng của bản thân để cứu Tống Từ.
Nếu thiếu chủ chết thật, trước khi tự kết liễu, hắn nhất định phải giết tên họ Tống kia để đền mạng cho thiếu chủ!
Trớ trêu thay, Vương Sinh chẳng hề bị thương, chỉ ngất xỉu vì sợ hãi. Còn An Thịnh Bình vì cứu Tống Từ mà bị hổ cào một nhát dẫn đến mất máu quá nhiều, suýt phải bỏ mạng.
Tống Từ không hề biết võ công của An Quảng lại giỏi đến vậy, cũng không hề biết An Thịnh Bình là một người trọng tình trọng nghĩa đến thế, đánh liều cả tính mạng của mình để cứu y.
Trải qua sự việc này, hai người có cơ hội tiếp xúc với nhau nhiều hơn, sau khi hiểu rõ về nhau mới phát hiện, trên một vài phương diện nào đó họ có nhiều điểm tương đồng. Một người năng động, một người an tĩnh, một người hướng ngoại, một người hướng nội, tính cách bù trừ cho nhau, thế là hai người đã trở thành đôi bạn thân một cách tự nhiên.
Nhưng kể từ đó, An Quảng luôn có thành kiến với Tổng Từ, mỗi lần nhìn thấy y đều sa sầm mặt mày, khiến người khác thấy khá bất lực. “Ta đã nghe nói về chuyện của bá phụ, chỉ khổ cho Huệ Phủ huynh...”
Cạn thêm một chén rượu, nụ cười của An Thịnh Bình đượm buồn.
Năm ngoái, Tống Từ thi đỗ tiến sĩ, vốn dĩ sẽ nhậm chức Huyện ủy huyện Ngân, Chiết Giang, chẳng mấy chốc là nhận được lệnh điều chức thì cha của y lại làm trọng bệnh. Để chăm sóc cho người cha tuổi đã cao, y đành phải từ bỏ chức quan đã nằm trong tầm tay.
Nhắc đến cha của Tống Từ, Tống Củng cũng là một nhân vật lẫy lừng. Ông là quan tiết độ Quảng Châu, làm quan mấy chục năm, không biết đã phá bao nhiêu vụ án. Tài khám nghiệm thi thể xuất sắc của Tổng Từ từ nhỏ đã mắt thấy tai nghe, nhận được chân truyền từ cha mình, về sau có nền tảng khám nghiệm thi thể, kết hợp với quan sát sự vật xung quanh, đồng thời phân tích hoàn cảnh của người bị hại mới có được thành công như hiện tại.
Lúc nãy, nhân lúc chờ chuẩn bị tiệc rượu, Từ Đình Sóc đã kể sơ qua vụ án của Lý Tiểu Liên ở thành Nam cho An Thịnh Bình nghe, y biết lần này mời Tống Từ đến giúp đỡ là quyết định đúng đắn.
Nếu trên thế gian này thật sự có người phá được vụ án ma nữ móc tim, người đó chắc chắn là Tống Từ. “Ta cũng chỉ làm tròn đạo hiếu mà thôi.” Tống Từ xua tay, vốn định nói tửu lượng của mình không tốt, không thể uống thêm nữa, nhưng An Thịnh Bình nhắc đến cha già ở quê nhà xa xôi, không kìm được có chút nhớ nhung, lại nâng ly lên uống một ngụm.
“Vậy sức khỏe của bá phụ hiện ra sao?” An Thịnh Bình thấy nét lo âu trên gương mặt Tống Từ, cũng thấy ái ngại. Nếu không tại y nhờ cậy, Tống Từ cũng chẳng ngàn dặm xa xôi từ Hồ Nam đến giúp y phá án.
Đi đi về về ít cũng mất cả tháng, nhiều phải vài tháng đến nửa năm, không biết Tống bá phụ có gặp nguy hiểm gì hay không. “Gần đây tương đối ổn định. Huynh cùng biết đấy, gia phụ bình sinh ghét nhất là án oan án sai, quan tâm nhất là an nguy gian khổ của bá tánh, nếu không nhanh chóng phá giải vụ án này, sẽ càng có nhiều người bị hại hơn. Ông biết chuyện rồi cũng khó mà an lòng tĩnh dưỡng được.” Nói đến đây, mắt y lấp lánh thứ ánh sáng khó tả, dù sao cha mình có lòng đại nghĩa như vậy, là con trai hẳn vô cùng tự hào. “Trong thư huynh chỉ nói đã xảy ra hai vụ án tương tự, không biết hiện tại đã xảy ra vụ thứ bao nhiêu rồi?” Ba tháng trước, cũng tức là lần đầu ma nữ móc tim xuất hiện, vụ án này không nhận được sự xem trọng đáng có. Ngược lại, nhiều thôn dân chỉ xem đây là một sự việc ma quái, thêm mắm dặm muối, làm cho thôn xóm, thị trấn gần xa đều xem đây là một chuyện kỳ lạ để bàn tán lúc trà dư tửu hậu.
Không ai ngờ được rằng, sau đó còn xảy ra vụ thứ hai, vụ thứ ba… Cả An Thịnh Bình cùng đến khi vụ án thứ hai xảy ra mới chú ý đến, tự xin lệnh đến thôn Trường Lạc để điều tra vụ việc này.
Bấy giờ y vô kế khả thi, ngoài hai thi thể bị móc mất tim và chút
ghi chép ít ỏi về “Phương Ngọc Đình” trong Huyện chí ra, chẳng còn manh mối gì khác.
Trong lúc bất lực, y nhớ đến Tống Từ.
Tuy hai người đã xa cách khá lâu, nhưng những năm qua vẫn giữ liên lạc với nhau. Bao gồm thư từ, quà cáp dịp lễ tết, thậm chí mỗi khi đến một nơi nào đó, họ đều có thói quen gửi thư, hoặc những ghi chép của mình về văn hóa con người, những chuyện kỳ thú ở địa phương cho đối phương.
Thế nên, sau khi đến thôn Trường Lạc, An Thịnh Bình đã nhanh chóng viết thư cho Tống Từ đang ở Phúc Kiến xa xôi, kể lại vụ án lúc bấy giờ mới chỉ có hai người bị hại.
Tống Từ không chậm trễ, sau khi nhận được thư đã nghiền ngẫm rất lâu, trăn trở suốt đêm không chợp mắt, hôm sau sắp xếp mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà rồi tự tay viết một lá thư hồi âm cho An Thịnh Bình, nhờ người nhà đem gửi giúp mình.
Thư còn chưa gửi đi, y đã lên đường trước.
Nhờ vậy An Thịnh Bình mới biết trong vài ngày tới y sẽ đến nơi.
Trong thư, Tống Từ đã dự đoán trước, vụ án này chắc chắn sẽ còn có thêm người bị hại. Sở dĩ sau khi nhận được thư, ngay ngày hôm sau y đã lên đường ngay là vì muốn cố gắng hết khả năng giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp trước khi vụ án này trở nên nghiêm trọng hơn.
An Thịnh Bình cười đầy bất lực: “Không gì có thể thoát khỏi con mắt của huynh, tuy huynh ở Phúc Kiến, nhưng nhìn thấu đáo hơn cả những người trong cuộc như ta.”
Nói đoạn, y đặt ly rượu xuống, nhìn sắc trời đang tối dần bên ngoài cửa sổ. Hoàng hôn lại sắp buông xuống rồi, không biết sau khi mặt trời xuống núi, Phương Ngọc Đình kia liệu có chui ra khỏi mộ, đi bắt tiểu tướng công của nhà nào đó để ăn hay không. “Hôm qua vừa chết người thứ tư, nạn nhân lần này là con trai của ông chủ Nhạc ở thành Nam. Nhà ông ta mở tiệm cầm đồ, cũng khá giàu có, nghe nói Nhạc công tử đó năm nay chỉ ngoài đôi mươi, đang ở độ tuổi hào hoa phong nhã.” “Đã xem qua thi thể chưa?” “Xem qua rồi, cũng như ba người trước, đều bị khoét mở lồng ngực, móc mất quả tim.” Kể đến đây, khuôn mặt của Nhạc công tử vừa nhìn thấy hôm qua lại hiện lên trước mắt An Thịnh Bình, “Người đã chết nhưng trên môi vẫn nở nụ cười, có vẻ như lúc ra đi không đau đớn gì.” Tống Từ cau mày, tuy đã đoán trước vụ án này vẫn chưa kết thúc, nhưng không ngờ y bôn ba dầm mưa dãi nắng đến đây mà vẫn trễ một bước!
Chẳng qua chỉ chậm trễ hai ngày, chỉ hai ngày mà thôi!
Nếu y có thể đến sớm hơn một bước, nói không chừng vị Nhạc công tử này sẽ... “Người đầu tiên là Nhiếp công tử, hồi đầu năm vừa thi đỗ tú tài, gia cảnh bình thường, mười chín tuổi. Người thứ hai họ Trương, là một tay buồn, từng có một đời vợ, về sau vợ hắn qua đời vì bạo bệnh, hai mươi bảy tuổi.” Trên đường đi, Tống Từ đã đọc đi đọc lại lá thư của An Thịnh Bình không biết bao nhiêu lần, do đó đã thuộc ngầm
lòng những thông tin về nạn nhân và Phương Ngọc Đình kia từ lâu. “Nay nạn nhân thứ tư họ Nhạc, tuổi ngoài đôi mươi, nhà mở tiệm cầm đồ... Không biết nạn nhân thứ ba có lại lịch gì?” Tuy những người này có vẻ như chẳng có điểm tương đồng gì, nhưng so với ba người này, nạn nhân thứ ba lại khá đặc thù. “Người này ba mươi tuổi, họ Ngô, tên một chữ Tấn,” An Thịnh Bình cười buồn, “Là sư gia của huyện lệnh Đường Tùng của thôn Trường Lạc này.” Sư gia?
Nghe y nói, Tống Từ mới chợt nhỏ ra, khi ở nhà Lý Tiểu Liên, bên cạnh Đường huyện lệnh có sai nha theo hầu, nhưng lại không thấy người nào giống như sư gia.
Như vậy kể ra thì Phương Ngọc Đình khẩu vị cùng độc đáo thật, không kén cá chọn canh, tim loại nào cũng ăn được! “Nếu là sư gia của thôn Trường Lạc, chắc hẳn Đường huyện lệnh cũng vô cùng xem trọng vụ án này nhỉ?” “Nghe nói Ngô Tấn đã đi theo ông ta nhiều năm, nhưng…” Nói ra cũng lạ, hôm đó sau khi phát hiện thi thể của Ngô Tấn, Đường huyện lệnh gào khóc nức nở, không màng cơm nước, có vẻ đau lòng thật, nhưng chưa đầy hai ngày ông ta đã tiếp tục cơm no rượu say như cũ, dường như đã lãng quên cái chết của thuộc hạ mình từ lâu.
Thấy Tống Từ cau mày im lặng trầm tư suy nghĩ, An Thịnh Bình bỗng nhỏ đến thời hai người còn đi học.
Bấy giờ Tống Từ cũng giống như vậy, hễ gặp vấn đề nan giải nào đó đều vô cùng hào hứng, dốc hết toàn lực cùng phải tìm ra
lời giải.
Khác với Tống Từ thích đắm mình trong thế giới riêng của mình, thân phận con trai của Quận công buộc An Thịnh Bình nhất định phải dấn thân vào chốn quan trường. Y không muốn bước theo con đường của đại ca và nhị ca, dựa vào vinh quang của cha và gia tộc để đi lên. Tuy y cũng khao khát quyền lực, nhưng so với những thứ đó, y muốn dựa vào sự nỗ lực của chính mình để trèo lên đỉnh cao hơn.
Vượt qua huynh trưởng, thậm chí là cha mình...
Nên khi biết được sự việc lần này y mới chủ động xin được đảm nhận. Vụ án càng khó, càng chứng tỏ được tài năng. Mong rằng sau khi kết thúc vụ án này, dựa vào năng lực của bản thân giành được chỗ đứng trong triều đình giống như cha anh.
Y có thể biết đến vụ án ly kì và đáng chú ý này cũng nhờ công của một người. Một người có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với y và Tống Từ.
Nghĩ đến đây, An Thịnh Bình bất giác rời mắt nhìn xuống mặt bàn. Tuy có gia cảnh hiển hách hơn gia đình Tống Từ, y không bao giờ khoe khoang quá mức. Hôm nay muốn mừng hai người lâu ngày gặp lại, y cố ý dặn nhà bếp chuẩn bị một mâm cơm vừa đặc sắc vừa long trọng để tiếp đãi bạn cũ.
Nhìn một bàn đầy món ngon rượu nồng, ánh mắt của An Thịnh Bình chậm rãi dừng lại trên phần bánh hạt sen Phù Dung trông chẳng có gì bắt mắt.
Bánh hạt sen này do Tống Từ mang đến, nghe nói hôm nay sau khi vào thành, y không vội đến gặp An Thịnh Bình ngay mà
đi đường vòng, ghé qua Vọng Nguyệt Lâu ở thành Nam, đích thân mua hai gói bánh hạt sen Phù Dung.
Nhưng y mua hai gói, có sao chỉ để vài miếng lên bàn thế này?
An Thịnh Bình muốn trêu ghẹo y, cầm một miếng lên, không chút khách sáo, tự mình ăn. Cách làm bánh hạt sen này vô cùng cầu kỳ, hơn nữa nguyên liệu chính là hạt sen nên phải vào mùa mới ăn được, tuy trong không được bắt mắt, nhưng vô cùng quý báu, số lượng bán mỗi ngày có hạn, không phải ai đi rồi cũng mua được.
Bánh hạt sen hình hoa mai, trắng trẻo dẻo dai, trên mặt còn điểm xuyết năm chấm đỏ, nhìn hệt như nhụy hoa, rất tỉnh xảo.
Cắn vào miệng mềm dẻo thanh ngọt, còn có mùi hạt sen dìu dịu, đậm nhạt vừa phải, hương thơm đọng lại trong miệng, ăn một lần rồi khó mà quên được. “Huệ Phủ huynh thật có thể diện, bánh hạt sen Phù Dung của Vọng Nguyệt Lâu mỗi ngày chỉ bán với số lượng có hạn, có lúc trời còn chưa sáng người đã xếp thành hàng dài. Ta đến thôn Trường Lạc đã lâu, cũng chỉ từng ăn một lần, còn phải trổ chút tài mọn mới xin được từ kẽ tay của người khác, nào giống huynh, vừa đến đã đem theo hai cân!” Nói đoạn, còn cố ý liếc nhìn chỗ bánh hạt sen đã ăn chẳng còn lại bao nhiêu, giảo hoạt nói: “Nhưng không ngờ nhiều năm không gặp, Huệ Phủ huynh cũng trở nên keo kiệt rồi, rõ ràng mua hai gói, thế mà chỉ lấy một gói ra để chia sẻ, làm vậy hơi thiếu nghĩa khí đấy?”
Tống Từ biết y cố ý trêu ghẹo mình, bao năm qua, chỉ cần chuyện liên quan đến “người kia”, y thường lấy đó để trêu đùa mình, lâu dần cũng quen rồi. “Nếu thích thì ăn nhiều một chút!” Nói đoạn, Tống Từ gắp một miếng đặt vào chiếc đĩa trước mặt An Thịnh Bình, “Rõ ràng viết thư cho ta để nói về vụ án Phương Ngọc Đình, thế mà cuối thư lại viết bánh hạt sen của Vọng Nguyệt Lâu ở thành Nam ngon biết mấy. Vì không muốn làm phiền người ở, ngại bắt họ phải xếp hàng, lá thư này trên đường đi ta đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần, sắp thuộc ngầm lòng đến nơi rồi, huynh đã không muốn nhọc công người khác, ta đành phải vất vả phen này thôi.” “Ăn thêm một miếng nữa, không tin không chặn được cái miệng của huynh!” An Thịnh Bình không khách sáo, chỉ vài miếng đã ăn xong miếng bánh mình tự gắp khi nãy, tiếp đó gắp miếng bánh Tống Từ vừa đặt vào đĩa của mình lên, “Ngon đến mấy cũng chỉ từng ăn một lần, ta nhớ được là bao, chẳng qua vì có người thích ăn, huynh mới cố ý đi đường vòng để mua thôi chứ gì? Chỉ giỏi so đo trước mặt ta, ở trước mặt người kia sao chẳng thấy huynh nhanh nhạy như thế!” Suy cho cùng, năm xưa nếu Tống Từ có can đảm thể hiện đôi chút ở trước mặt người kia thì hai người cũng chẳng đi đến bước đường ngày hôm nay.
Tống Từ sao không hiểu điều này, thế nhưng... đến hôm nay, có những người, những việc đã bỏ lỗ rồi, thật sự không thể vãn hồi được nữa.
Nghĩ vậy, y ngoảnh đầu nhìn xung quanh, phủ đệ này tuy không khang trang lộng lẫy bằng phủ Quận công, nhưng được lo liệu ngăn nắp sạch sẽ, cũng là phong cách của nàng ấy.
Khi vào phủ, chữ “Đổng” thật lớn trên biển hiệu vẫn làm nhức mắt y.
Đổng phủ, bây giờ nàng ấy cũng được người khác gọi một tiếng “Đổng phu nhân” mới phải.
Ngẫm nghĩ lại mượn rượu tiêu sầu, tuy uống không bao nhiêu nhưng lại cảm thấy lồng ngực bức bối, hình như đã ngà ngà say.
Cùng lúc đó, tại hậu viện phía Tây.
Trên bàn bát tiên được bày bốn món ăn một bát canh cùng một xửng điểm tâm đơn giản: cá lát Tao Lưu, nấm xào bí xanh, vịt muối đặc chế, canh mướp Phỉ Thúy và một xửng bánh hạt sen Phù Dung trắng trẻo.
Một a hoàn khoảng độ hai mươi, xinh xắn lanh lợi đứng bên chiếc bàn, trong phòng còn có một ma ma ngoài năm mươi, mặt mày hiền từ đầy phúc hậu đứng cạnh cửa. “Tiểu thư, đến giờ dùng cơm rồi.” “Vậy à?” Nàng ngồi trong phòng đọc một tập thơ mà quên cả thời gian, nếu vừa rồi Ánh Nguyệt không đến thắp đèn, nàng cũng không biết đã muộn đến thế.
Mùa hè ngày dài đêm ngắn, ánh sáng vẫn khá đầy đủ, lúc chiều cũng không ra hậu hoa viên đi dạo để giết thời gian như
thường lệ, ăn cơm trưa xong nàng chỉ ở trong phòng đọc sách, cũng không thấy đói. Không ngờ đã đến giờ này rồi.
Một ngày lại cứ thế qua đi.
Đặt quyển sách trong tay xuống, nàng chỉnh trang lại quần áo rồi đứng dậy, chậm rãi bước ra gian nhà ngoài.
Chiếc váy màu hồng cánh sen giản dị, bên trên phối với áo ngắn thêu hoa cùng màu, suối tóc như mây buông xõa trên bờ vai, do hôm nay nàng không ra ngoài nên chỉ vấn tóc qua loa.
Trên búi tóc cài một cây trâm vàng, bên trên có một đôi bướm sinh động như thật, tựa như đang bay lượn giữa vườn hoa, cùng vây quanh một hạt trân châu. Tương ứng với câu thơ: “Thân vô thải phượng song phi dực, tâm hữu linh tế nhất điểm thông”.
Đôi hoa tai ngọc bích hình giọt nước rủ xuống bên tai, khẽ khàng lay động theo nhịp bước, càng tôn lên vẻ đẹp như hoa và nét dịu dàng đoan trang của nàng. “Phu nhân, hôm nay dùng hoa hồng hay hoa nhài ạ?” A hoàn mặc bộ váy màu xanh biếc đứng bên cạnh cúi đầu nói.
An Vũ Nhu nhìn nàng ta, mỉm cười đáp: “Hoa nhài đi.” Nàng thích vẻ đẹp của hoa hồng, nhưng yêu mùi hương của hoa nhài hơn. “Vâng.” A hoàn gật đầu nhận lệnh, quay đi cầm một bình nhỏ màu trắng trên bàn lên, gắp vài búp hoa nhài trắng tinh từ bên trong ra, thả vào chậu rửa tay đã được chuẩn bị sẵn bên cạnh, sau đó đổ nước ấm vào, nhúng khăn tay vào trong rồi nhẹ nhàng vắt khô, cung kính dâng lên cho nàng.
Thấy nàng ta cúi đầu, An Vũ Nhu muốn nói không cần thận trọng đến thế, nhưng nghĩ lại, đứa trẻ này là người cả nghĩ, nói nhiều chỉ sợ nàng ta lại nghĩ ngợi nhiều, đành mỉm cười rồi thôi. “Tiểu thư, người đoán xem bữa tối hôm nay có món gì!” Một a hoàn mặc bộ váy màu xanh lam làm mặt quỷ, cười tủm tỉm hỏi nàng, khuôn mặt toát ra vẻ tinh nghịch khó che giấu. Nàng trống lớn hơn a hoàn váy xanh biếc vài tuổi, tính tình cởi mở hơn, cũng dám nói chuyện hơn.
Thế nhưng, tại sao hai người họ một người gọi nàng là tiểu thư, một người lại gọi nàng là phu nhân?
Thì ra, a hoàn mặc váy màu xanh lam tên là Ánh Nguyệt, nàng ta và Châu ma ma đều theo hầu bên cạnh An Vũ Nhu từ trước khi nàng xuất giá. Châu ma ma có thể nói đã nhìn An Vũ Nhu trưởng thành, còn Ánh Nguyệt là con của người ở trong nhà, từ năm tám tuổi đã đi theo An Vũ Nhu, nay đã mười ba tuổi.
Còn người mặc váy màu xanh biếc tên là Thục Hương, sau khi quay về nhà họ Đổng, cuối năm ngoái mới được cử đến, đi theo An Vũ Nhu chưa đầy một năm nên luôn có vẻ dè dặt thận trọng.
An Vũ Nhu năm nay hai mươi sáu tuổi, là con gái thứ ba của Quận công. Cũng như em trai mình, An Thịnh Bình thường được gọi là Tứ Lang, khi còn ở nhà, An Vũ Nhu cũng thường được cha mẹ anh em thân thiết gọi là “Tam Nương”.
Năm mười bảy tuổi, nàng được cha hứa gả cho Đổng Sơ Thành, con trai thứ hai của hộ quốc tướng quân quá cố Đổng
Chiêu. Trước khi thành thân, nàng và Đổng Sơ Thành từng gặp mặt hai lần, cũng chính hai lần gặp này đã khiến y đem lòng yêu nàng.
Từ nhỏ y đã ở trong quân doanh, theo cha và huynh trưởng học võ luyện binh, tính tình vốn rất trầm ổn, không thích cười nói, càng không hiểu tình là gì, một lòng vì nước vì dân, chỉ muốn dâng hiến cả đời mình trên chiến trường. Đến khi gặp nàng mới biết được cảm giác rung động.
Đổng Sơ Thành không sợ chết, cha và đại ca nối bước nhau hy sinh vì đất nước, tuy đau buồn nhưng lau khô nước mắt rồi thì y vẫn là nam nhi nhiệt huyết hiên ngang bất khuất. Nhưng từ khi cưới An Vũ Nhu, y bỗng nhiên không muốn chết nữa.
Trên chiến trường, những người càng sợ chết sẽ càng sống đến phút cuối cùng. Trong lòng y có điều vương vấn, đương nhiên cũng có yếu điểm.
Năm thứ ba sau khi thành thân, vì chống giặc ngoại xâm, y dẫn hai mươi vạn đại quân ngăn chặn cường địch nơi quan ngoại, huyết chiến nhiều ngày liền.
Trận chiến giành thắng lợi, nhưng y không bao giờ quay trở về nữa.
Tuy y là thống soái của quân, nhưng đã cùng các chiến sĩ tuổi đẫm máu mình lên mảnh đất bao la dưới gót chân. Thời gian trôi qua, đất cát đã chôn lấp thân thể của y, nhưng không thể chôn vùi nỗi đau mất chồng của An Vũ Nhu.
Tuy thành thân theo lệnh của cha mẹ, nhưng thành thân ba năm, Đổng Sơ Thành không thích nói cười, không biết dịu dàng, dành toàn tâm toàn ý để bảo vệ an toàn biên cương, an
nguy của bá tánh, con người này đã khiến An Vũ Nhu nảy sinh chút ít chân tình.
Thế mà tình yêu vừa chớm nở muộn màng này lại bị tin tử trận của y bóp chết một cách vô tình.
Nếu nói chưa từng oán hận là chuyện không thể nào.
Chín năm trước, khi cha mẹ ép gả nàng cho người khác, nàng oán hận “người kia” không nói không rằng, không dám can đảm một Tần, khó khăn lắm mới chấp nhận được hiện thực, mài mòn tính tình nóng nảy, khi cuối cùng cũng buông bỏ được chấp niệm, buông bỏ nỗi nhớ dành cho “người kia”, muốn cùng phu quân của mình yên ổn sống qua ngày, nàng lại gặp một kết cục như vậy.
Nàng không biết có phải kiếp trước mình đã gây nghiệp gì, nên kiếp này mới phải gánh chịu báo ứng thế này. Bát nàng phải cô độc suốt đời, yêu một lần, đau một lần...
Ít ra “người kia” vẫn còn sống, nàng không muốn gì hơn, chỉ cần biết y vẫn sống tốt thì nàng đã được yên lòng. Nhưng phu quân của mình tử trận trên chiến trường, cả thi thể cũng không thể đưa về, chỉ lập một ngôi mộ chôn quần áo, dẫu được thánh thượng truy phong thì có ý nghĩa gì.
Điều nàng thật sự muốn chẳng qua chỉ là được một người thương, cùng nhau bạc đầu.
Nàng vốn dĩ có thể ở lại thành Lâm An, nơi đó có phủ tướng quân, có phủ quận công, nàng muốn sống ở đâu cũng được.
Nhưng nàng không chịu được cảnh nhìn vật nhỏ người, càng không chịu được khi nhìn mỗi lần mẹ đến gặp nàng đều khóc
nức nở nói nàng số khổ... Nên hai năm trước nàng đã quay về nhà cũ của Đổng Sơ Thành tại Hồ Nam.
Nhà họ Đổng đã chẳng còn ai, một nhà anh liệt, ba đời trung lương, chỉ còn lại mỗi mình nàng.
Tiếc rằng trước khi Đồng Sơ Thành xuất chỉnh, nàng không thể giữ lại chút huyết mạch cho nhà họ Đổng.
Dòng suy tư quay về với hiện tại, An Vũ Nhu nhìn bàn bát tiên, các món tối nay đều hợp khẩu vị của nàng, thanh đạm, thích hợp cho ngày hè. Nàng vừa nhìn đã chú ý đến xửng bánh hạt sen Phù Dung vừa được hàm lại, còn nóng hồi hồi. “Của Tứ Lang đem đến à?” An Vũ Nhu mỉm cười, khuôn mặt dịu dàng khôn tả. Em trai này của nàng có vai vế bé nhất trong nhà, nhưng lại thân thiết với nàng hơn hai người anh trai, cũng tốt với người chị gái này nhất. “Tiểu thư đoán đúng một nửa,” Ánh Nguyệt nghịch ngợm, cố ý nháy mắt với nàng, “tuy đúng là tử thiếu gia sai người mang đến thật, nhưng không phải cậu ấy tự đi mua về.” Đương nhiên không phải tự y đi mua rồi, y suốt ngày bận rộn với vụ án rắc rối kia, nào có thời gian ra ngoài xếp hàng? “Là An Quảng ư?” “Không đúng!” “Thế là Phúc Thuận rồi.” An Quảng tuy là thị vệ cận thân của An Thịnh Bình, nhưng những chuyện vụn vặt thể này, tứ đệ sẽ không để hắn đi làm.
Nền Phúc Thuận có khả năng lớn hơn.
Phúc Thuận đi theo An Thịnh Bình cũng được ba, bốn năm, đứa trẻ này bẩm sinh đã có một khuôn mặt cười, lại dẻo miệng, quan trọng nhất là cậu ta đối nhân xử thế khá chín chắn, giao tiếp cũng rộng, giao việc gì cậu ta cũng có thể xử lý thỏa đáng, chính vì vậy mà người không bao giờ nhận người hầu như An Thịnh Bình mới phá lệ cất nhắc cậu ta, để cậu ta đi theo bên cạnh giúp xử lý những chuyện vụn vặt. “Cũng không đúng!” Thấy nàng đoán không ra, Ánh Nguyệt không nhịn được nữa, ngoảnh đầu nhìn Châu ma ma, đầy vẻ nóng lòng muốn công bố đáp án.
Châu ma ma gật đầu, tỏ ý nàng ta có thể nói ra.
Ánh Nguyệt tươi cười, cũng chẳng kiêng kỵ Thục Hương, vội đáp: “Thưa tiểu thư, hôm nay Tống công tử đến rồi, lúc đến ngài ấy xách theo hai gói bánh hạt sen, nghe nói lúc vào thành đã đi đường vòng, ghé qua Vọng Nguyệt Lâu để mua. Ngài ấy thật may mắn, hôm nay trời mưa, không ai xếp hàng, còn dư những hai cân, thế nên ngài ấy bèn mua hết!” Ánh Nguyệt nói đầy hăng say, nhưng người khác nghe vào, lại thấy một cảnh tượng khác.
Châu ma ma đã biết trước đầu đuôi ngọn ngành, nhưng vẫn thấy vừa mừng vừa lo. Tiểu thư ở góa nhiều năm, bà cũng mong tiểu thư sớm ngày tìm được một bến đỗ tốt, không cần phải cô độc đến già ở độ tuổi xuân mơn mởn thế này. Song mặt khác, bà không hiểu nhiều về người kia, chỉ biết y và tiểu thư từng có tình cảm với nhau, nhưng không rõ tại sao năm xưa lão gia muốn gả tiểu thư cho người khác, y lại khoanh tay làm ngơ.
Đến nay, vật đổi sao dời, tiểu thư trở thành góa phụ, liệu y có ghét bỏ tiểu thư hay không?
Chuyện gì cũng phải xem ý của tiểu thư, nếu tiểu thư thật sự vẫn chưa quên được người kia, dù phải vứt bỏ mặt mũi của kẻ già này, bà cũng phải tìm người kia hỏi cho ra lẽ!
Thục Hương không biết Tống công tử này là ai, nhưng thấy Ánh Nguyệt tỷ tỷ vui mừng đến thế, cùng biết Tống công tử chắc hẳn người quen cũ của phu nhân và An công tử. Tuổi nàng ta còn nhỏ, không hiểu được nội tình bên trong, do đó hiếu kỳ nhiều hơn là quan tâm, cũng không để tâm quá nhiều đến chuyện này.
Còn phần An Vũ Nhu...
Ngổn ngang trăm mối, nhất thời không biết nên trả lời ra sao.
Nàng chưa bao giờ nghỉ kiếp này còn có thể gặp lại y, thi thoảng cùng nghe được chút tin về y từ chỗ tứ đệ, nhưng sau khi nàng theo chồng, trọng tâm đã dần dần chuyển dời, cộng thêm khi ấy phu quân vẫn còn sống, tử đệ cũng không tiện đến gặp nàng thường xuyên, có những chuyện nàng cũng cố để mình quên đi.
Cho đến mấy tháng trường, thôn Trường Lạc xảy ra vụ án ly kỳ này, nàng viết thư cho cha kể rõ đầu đuôi, cha mới cử tử đệ đến điều tra. Tháng trước, lại thêm một vị Kim Đao danh bổ Từ đại nhân đến, nói muốn giúp tử đệ phá án.
Từ đại nhân không phải người trong nhà, nên được sắp xếp ở tại biệt uyển của nhà họ Đổng.
Còn Tứ Lang là em trai ruột của nàng, lại là con trai của quận công, người ngoài không dám lời ra tiếng vào, nên không để y tìm nhà khác mà dọn thẳng vào nhà họ Đổng sống chung với mình.
Về sau, trong một lần tán gẫu tử đệ nói cho nàng biết, “người kia” đã thi đỗ công danh, được phong một chức quan, nhưng cha già ở nhà bệnh nặng nên đã từ quan.
Nàng hiểu con người Tống Từ. Người này trọng tình trọng nghĩa, cẩn thận chu đáo. Chỉ là y có vô vàn ưu điểm cũng chẳng liên quan gì đến nàng.
Năm xưa khi cha mẹ có ý định hứa gả nàng cho Đồng So Thành, tứ đệ từng lén đem cây trâm vàng của nàng đi hỏi ý Tống Từ, lời y nói lúc bấy giờ, nếu tử đệ truyền đạt lại không sai, mỗi một cầu một chủ đến hôm nay nàng vẫn nhỏ rõ ràng, đau thấu tâm can..
Y nói: “Nhà họ Đổng ba đời trung lương, là trung thần kề cận hoàng thượng, là anh hùng trong lòng bá tánh, Tống mỗ nào có tài đức gì, chỉ mong tam tiểu thư và Đổng đại nhân có thể cầm sắt hòa hợp, bạch đầu giai lão!” Khi ấy nàng không có chút tình cảm nào với Đổng Sơ Thành, thà chết cũng không chịu đồng ý mối hỗn sự này, nhưng lời y nói đã làm cõi lòng nàng tan nát.
Trong cơn tức giận, nàng chấp nhận sự sắp đặt của cha mẹ, cứ thế từ An tiểu thư trở thành thiếu phu nhân nhà họ Đổng.
Cây trâm nàng từng thích nhất, muốn tặng cho y làm tín vật định tình, y chẳng buồn chạm vào lấy một cái. Còn nàng như
muốn chứng tỏ bản thân không bận tâm, luôn cài cây trăm ấy trên đầu, sau khi thành thân cũng chưa từng thảo xuống.
Nàng hận sự quả quyết của y, nhưng càng hận bản thân không thể buông bỏ được hơn.
Thời gian qua đi, khó khăn lắm những ký ức kia mỏi nhạt màu, y còn đến làm gì nữa?
Hẳn là vì vụ án ma nữ móc tim kia?
An Vũ Nhu không phải người tự mình đa tình, hoặc có thể nói nàng đã từng là người như thế. Nhưng sau khi y nói ra những lời kia, nàng đã quên đi cô gái đa sầu đa cảm, tuổi trẻ vô tri kia từ lâu.
Nói rằng đã quên tuy chỉ là lừa mình dối người, nhưng qua đi bao nhiêu năm rồi, dẫu có nhớ lại thì có ích gì? "Ồ.”
Nàng khẽ đáp, vừa mới cắn một miếng bánh hạt dẻ Phù Dung giờ bỗng như nghẹn lại nơi cuống họng, nhìn ánh mắt đầy mong mỏi của Ánh Nguyệt, nàng không biết nên nuốt xuống, hay nên nhổ ra.
Nỗi xót xa dâng lên trong lòng, ngoài mặt vẫn giữ vẻ thản nhiên, tựa như trước nay đều không liên quan gì đến nàng. “Tống công tử thật có lòng.” Y không thể biết được mình thích ăn bánh hạt sen của Vọng Nguyệt Lâu, nếu không phải trùng hợp thì là tứ đệ đã nói cho y biết qua thư. Nhưng giờ đây y đã mua đến cho nàng thật rồi, khiến nàng không biết làm sao cho phải.
Năm xưa đã khước từ nàng, nay hà tất lại đến lấy lòng!
Cõi lòng nàng đã như mặt nước phẳng lặng từ lâu, sao y có thể cho rằng đến ném một hòn đá sẽ lại khuấy động gợn sóng!
Châu ma ma và Ánh Nguyệt hiển nhiên không ngờ nàng lại thờ ơ đến vậy, không khỏi có chút hụt hằng. Đặc biệt là Ánh Nguyệt, nàng ta cau mày, đầy vẻ không hiểu nổi tiểu thư đang nghĩ gì trong lòng.
Năm đó tiểu thư về một bức tranh, tử thiếu gia còn mời Tống công tử đến đề từ giúp. Bức tranh đó tiểu thư xem như báu vật, trước đây đêm nào cũng phải lấy ra ngắm, sau này gả chồng rồi mới khóa chặt bức tranh kia trong rương.
Tuy cô gia đối xử với tiểu thư cũng khá tốt, nhưng theo nàng ta thấy, tiểu thư thích văn thơ, Tống công tử vừa có tài hoa vừa có trí tuệ, xứng đôi với tiểu thư hơn là cô gia thích vung đao múa kiếm.
Tiếc rằng tạo hóa trêu ngươi...
Nhưng bây giờ cô gia đã mất, nói không chừng hai người này vẫn còn cơ hội tiếp nối mối duyên dang dở! “Tiểu thư, người quên rồi sao? Tống công tử này vẫn luôn...” “Được rồi, ăn không nói ngủ không mở, Ánh Nguyệt, em đã quên bình thường ta dạy em thế nào rồi sao?” An Vũ Nhu không muốn nghe thêm nữa, tuy nàng dễ tính, nhưng cùng biết nóng giận, phất tay ra hiệu cho Ánh Nguyệt đừng nói nữa.
Nàng vốn xinh đẹp vô cùng, thường ngày điềm đạm đến mức tạo cảm giác không vương khói lửa nhân gian, lúc này khuôn mặt toát ra vẻ tức giận, ấy vậy mà lại thêm phần sức sống, giống như tiên nữ lạc xuống chốn phàm trần, trở nên sinh động hơn.
Ánh Nguyệt và Châu ma ma đã nhiều năm rồi không được nhìn thấy vẻ mặt này.
Hai người không nói thêm nữa, im lặng hầu hạ chủ nhân ăn cơm.
Cuối cùng An Vũ Nhu cùng ăn hết miếng bánh hạt sen kia một cách khó khăn, bánh vẫn ngon như mọi khi, song lúc này hương nếp thơm mềm kia lại xen lẫn chút vị đắng.
Không biết là do quên lấy tim sen ra, hay do lòng nàng dao động.
Có những vị đắng, khi hồi tưởng dường như lại có chút ngọt ngào.
Giờ Hợi, đêm khuya.
Đêm tháng Bảy, thời tiết không quá nóng, hơn nữa hôm nay có mưa qua, không khí vẫn còn đọng lại cảm giác mát mẻ.
Đêm nay Tống Từ không cưỡi lừa, y thích bước đi trên đường phố thông thoáng, nhất là con đường trải đá xanh vào ban đêm, ban ngày dẫu phồn hoa đến mức nào, đến đêm đường phố đều yên ắng như một thế giới hoàn toàn khác. Gột sạch phấn hoa, dường như những huyền náo kia chẳng liên quan gì đến mình, khi bình minh đến, phồn hoa lại bắt đầu, như một vòng luân hồi.
Thật ra sau khi đến thôn Trường Lạc, việc y muốn làm nhất là đến ngay nghĩa trang xem thử thi thể của các nạn nhân. Y hiểu rõ, người có thể đợi, thi thể thì không thể đợi được. Nhưng y quá hiểu An Thịnh Bình, nếu không đón gió tẩy trần cho mình chắc chắn sẽ không yên lòng. Huống hồ mình chỉ là một
kẻ dân thường, muốn đến nghĩa trang kiểm tra thi thể cũng cần có lý do.
Y đi đường suốt hai tháng, dọc đường đi, y phác họa ra vô số hình dạng của Phương Ngọc Đình trong đầu. Chắc hẳn ma mị quyến rũ, nếu không xinh đẹp tuyệt trần thì sao những nạn nhân kia chết rồi vẫn còn mỉm cười?
Nhưng nếu đẹp đến vậy thật, gã bạc tình như thế nào mà có thể khiến nàng không tiếc vứt bỏ tân khoa trạng nguyên nổi bật hơn người trên đại diện, thậm chí chấp nhận gánh tội danh không giữ gìn trinh tiết để kết thúc sinh mệnh tươi đẹp của mình?
Trong lòng y có quá nhiều nghi vấn, nếu không nhanh chóng nhìn thấy thi thể, nhìn thấy hiện trường vụ án, y không thể tìm được lời giải cho những nghi vấn này.
Lâu ngày gặp lại, ban này trên bàn rượu, họ ôn lại rất nhiều hành động ngông cuồng thuở thiếu thời, cùng trải lòng bao nỗi xót xa không ai hay biết trong những năm qua. Cộng thêm trăn trở vì vụ án ma nữ móc tim này, An Thịnh Bình đã say bí tỉ.
Tống Từ không nở đánh thức y, bèn hỏi thăm An Quảng vị trí của nghĩa trang, bảo A Lạc xách đèn lồng, hai chủ tớ ăn mặc đơn giản rồi xuất phát, muốn tranh thủ đi gặp những người chồng của Phương Ngọc Đình trong đêm.
Người canh gác nghĩa trang là một ông bác khoảng độ sáu mươi, ông ta không ngờ giờ này còn có người đến gõ cửa, khoác áo vào đi ra mở cửa, trên mặt còn mang vẻ cau có khi vừa ngủ dậy, không niềm nở mấy.
Do vẫn chưa kịp đòi giấy tờ từ chỗ An Thịnh Bình, Tống Từ đành tự xưng mình là anh họ xa của nạn nhân thứ tư – Công tử nhà họ Nhạc. Hay tin em họ mình gặp chuyện, chạy suốt đêm từ huyện khác sang, chưa kịp ghé qua phủ đã đến thẳng nghĩa trang, muốn nhìn mặt em họ một lần.
Ông bác kia nào quan tâm đến mấy chuyện này, xua tay nói với y đã khuya lắm rồi, sáng mai hằng quay lại.
Tống Từ đưa mắt ra hiệu, A Lạc cũng rất hiểu chuyện, vội vàng lấy một mẩu bạc vụn ra, thần không biết quỷ không hay đưa cho ông ta.
Có tiền sai được quỷ xay cối, huống hồ chỉ là đi gặp một người chết.
Ông bác nhận bạc, mặt cũng tươi cười, lễ phép mời hai người vào trong, dẫn họ đến trước một cỗ quan tài loại tốt nằm trong góc, sau đó biết điều lui ra ngoài.
Tuy nhà Nhạc công tử giàu có, muốn nhanh chóng nhận thi thể của y về an táng, nhưng vì có liên quan đến vụ án, chưa được sự cho phép của An Thịnh Bình, bất cứ thi thể nào cũng không được đưa khỏi nghĩa trang. Nhà họ Nhạc tự bỏ tiền chuẩn bị một cỗ quan tài loại tốt để tẩm liệm thi thể, nhưng hiện tại vẫn chỉ được đặt trong một góc phòng như người dân bình thường khác. Chắc là, đến khi hạ táng, gia đình giàu có sẽ thay một cỗ quan tài khác, tránh cho cỗ quan tài này đã bị nhiễm hơi của người chết khác, không được may mắn.
Căn phòng rộng lớn, đặt chi chít mười mấy cỗ quan tài, mỗi cổ đều có một thi thể lạnh lẽo đang nằm bên trong. Có những người không tiền không thế, cũng không ai đến nhận, thậm chí
cả quan tài cũng không có, chỉ dùng chiếu quấn lại rồi ném vào góc tường, trơ trọi nằm đó.
Công tử nhà họ Nhạc tuổi thật sự không lớn, chỉ ngoài hai mươi, trông rất trắng trẻo, tuy đã chết hai ngày một đêm nhưng trên mặt vẫn giữ nguyên nụ cười kỳ lạ kia.
A Lạc đi theo lão gia và thiếu gia nhà mình, tự nhận từ nhỏ đến lớn đã thấy qua không ít thi thể, nhưng giống như thế này thì đây là lần đầu tiên gặp.
Nửa đêm nửa hôm, tối lửa tắt đèn, chỉ thắp một ngọn đèn lồng, trong ánh sáng lay lắt màu vàng nhạt, nhìn thấy một người như vậy giữa đống người chết, có đáng sợ không, có khiếp đảm không!
Cậu ta bất giác thấy lạnh sống lưng, lồng tơ cũng dựng đứng lên, vô thức khép chặt cổ áo, nuốt khan.
Thế nhưng đèn lồng trong tay cậu ta không chút lung lay, thiếu gia đang khám nghiệm thi thể, cần tập trung tuyệt đối, tư duy mà dao động, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến phán đoán về vụ án, nói sao mình cũng không thể gây rắc rối cho thiếu gia được.
Nhạc công tử vẫn đang mặc bộ hỷ phục kia, An Thịnh Bình đã ra lệnh không ai được lau rửa thi thể, càng không được thay quần áo, để giữ tôn nghiêm cho người đã khuất thì chỉ cho người chỉnh trang sơ qua quần áo rồi tẩm liệm. An Thịnh Bình sợ làm rối chi tiết nào đó sẽ ảnh hưởng đến việc khám nghiệm thi thể của Tống Từ.
Chính vì việc này, nhà họ Nhạc đã làm ầm i lên, nói y cậy mình làm quan chèn ép thường dân, một tay che trời. Vậy thì đã sao, mình xin thánh thượng lấy được quyền lực này, chẳng
phải để điều tra rõ chân tướng, trả lại sự an bình cho vùng này ư? Còn có gì quan trọng hơn mạng người.
Tuy lúc này ánh đèn mờ tối, nhưng quả tim bị móc sống ra khỏi lồng ngực, lượng máu đó chỉ cần không bị mù, chỉ cần nhìn qua là thấy được ngay.
Trước ngực bộ hỷ phục đỏ rực bị nhuộm đen một mảng lớn, hẳn là do máu tươi thấm vào quần áo, đỏ càng thêm đỏ, khi máu khô rồi màu sẫm lại.
Không vội cởi áo ra kiểm tra vết thương ngay, Tống Từ trước tiên lấy đôi bao tay đã chuẩn bị sẵn từ trong ngực ra nhẹ nhàng đeo vào, tay áo cũng xắn lên cao rồi nhét vào bên trong bao tay, sau đó mới khẽ gọi: “A Lạc.” A Lạc đã quen từ lâu, chỉ cần nghe gọi tên mình, lập tức hiểu ý tiến lên trước vài bước, giơ cao lồng đèn trong tay. Ánh sáng rọi xuống người Nhạc công tử, tuy hơi mờ nhưng cũng đủ để Tống Từ nhìn rõ.
Tống Từ có một thói quen, khi khám nghiệm thi thể sẽ đứng cách xa, bắt đầu quan sát diện tích lớn trước. Quần áo, trang sức, khuôn mặt, kể cả mái tóc của nạn nhân, bất cứ một sự vật nhỏ nào cũng không thể thoát khỏi mắt y.
Y cũng như bao người bình thường khác, chỉ có một đôi mắt bằng xương bằng thịt, cũng có phán đoán chủ quan, nhưng những thứ này đều cần chi tiết nhỏ để chắp vá, nếu tiếp theo đây có chi tiết lật đổ giả thiết ban đầu của y, y sẽ tiến thêm một bước để tìm hiểu, cho đến khi tìm ra sự thật, bằng không quyết không bỏ qua.
Công tử nhà họ Nhạc tướng mạo khá khôi ngô, theo như trong thư An Thịnh Bình viết lúc trước, hai nạn nhân trước cũng có tướng mạo đoan chính, không có khiếm khuyết gì lớn.
Nghe nói bộ hỷ phục này được gửi cùng với hồn thư, Tống Từ không phải con gái, không hiểu nhiều về vải vóc và đường may, nhưng chất liệu của bộ hỷ phục này nhìn là biết không phải loại rẻ tiền, hoa văn bên trên cũng được thêu rất đẹp, hẳn phải tốn một khoản tiền lớn.
Nhà Phương Ngọc Đình hình như mở tiệm vải thì phải?
Nhưng nàng ta đã chết rồi, lấy đâu ra tiền mua bộ hỷ phục đắt đỏ đến vậy để tặng cho tân lang của mình?
Lẽ nào, nàng ta mua bằng tiền giấy dưới âm tào địa phủ?
Nghĩ vậy, cả bản thân Tống Từ cũng thấy khôi hài, nếu không có A Lạc ở bên cạnh, chắc y đã bật cười rồi.
Y không thể nói mình không tin chuyện quỷ thần, thế giới bao la chuyện kỳ lạ gì cũng có, có kiêng có lành, nhưng nếu nói chuyện ma nữ giết người này, kỳ thật ban đầu y cũng mang thái độ hoài nghi.
Huống hồ, Phương Ngọc Đình còn là ma nữ đã chết mười năm.
Trạng nguyên mà nàng ta cũng không ưng, sao có thể dễ dàng phải lòng công tử nhà giàu, tú tài nhỏ hay một sư gia nhỏ bé thế này?
Nhấc hai tay của Nhạc công tử lên, ánh mắt mới vừa rồi còn thấp thoáng nét cười của Tống Từ tức khắc đanh lại, y nhíu mày, đưa đôi tay kia đến gần mình hơn với vẻ không dám tin.
Do đã chết được một thời gian, thi thể Nhạc công tử đã cứng lại một cách triệt để, hai tay nắm chặt vào nhau, Tống Từ mất khá nhiều sức mới mở được lòng bàn tay của y ra. Mười ngón tay co lại, đầu ngón tay đều có màu tím đen nhàn nhạt, nếu không phải y đã chết được một thời gian, không còn huyết sắc, e rằng sẽ không hiện lên. Kể ra thì Tống Từ đến muộn hai ngày thế mà cũng có cái hay, nếu đến khám nghiệm ngay khi vừa mới chết, sẽ không thể phát hiện ra sự thay đổi này của đầu ngón tay. “Công tử, đầu ngón tay của y sao lại đen thế này?” A Lạc cầm đèn lồng đứng bên cạnh cùng nhìn thấy, tò mò hỏi: “Lẽ nào, y trúng độc gì đó?” Tống Từ không trả lời, khom lưng, cạy mở miệng thi thể, ghé xuống ngửi thử.
Trong miệng không có mùi lạ, nhưng ngón tay lại xuất hiện triệu chứng trúng độc rõ ràng, cho thấy chất độc đi vào từ tay chứ không phải do ăn phải thức ăn nào đó có độc.
Kế tiếp, Tống Từ vạch mí mắt của nạn nhân, thấy đồng tử của y đờ dẫn vô hồn, không có điểm khác thường nào rõ rệt, chỉ lớn hơn đồng tử của người bình thường chút ít.
Xem ra, dù là trúng độc, chết đã lâu như vậy, đồng tử dãn lớn cũng đã thu về kích cỡ ban đầu từ lâu. Chính vì vậy đã không còn ý nghĩa gì đáng kể nữa.
Nhìn lại mười đầu ngón tay kia lần nữa, tuy tím đen nhưng vô cùng sạch sẽ, trong móng tay cũng không có vảy da và vải vóc thường xuất hiện trong lúc giằng co ẩu đả. Nhưng Tống Từ nhạy bén nhận ra, bàn tay nắm chặt khi nãy hình như đang
nắm gì đó. Bẻ thẳng ngón tay, tách kẽ tay ra mới thấy, thì ra là vài sợi tóc.
Sợi tóc rất dài, ngửi kĩ còn vương mùi hoa sơn chỉ, ắt hẳn là của nữ nhân.
Nói cách khác, hẳn là của ma nữ Phương Ngọc Đình mới phải! "A Lạc.” Khẽ khàng gọi một tiếng, A Lạc tức khắc hiểu ý đáp lời, sau đó vội lấy một chiếc khăn tay từ trong túi đeo chéo bên người ra, nhận lấy mấy sợi tóc từ tay y, vuốt nhẹ rồi gói kỉ lại, sau đó lấy ra một quyển sách thật dày, trong qua thì sách đã hơi ố vàng, kẹp chiếc khăn gói tóc vào giữa sách rồi mới nhét trở vào túi.
Trong lúc A Lạc làm những việc này, Tống Từ vẫn đang tập trung kiểm tra ngón tay của Nhạc công tử, không hề ngoảnh đầu lại.
Và rồi, y thật sự đã tìm thấy một chấm đỏ rất nhỏ trên đầu ngón tay bên tay phải của Nhạc công tử.
Chắc là bị thứ gì đó đâm vào, nhưng kích cỡ của vết đầm này lớn hơn mùi kim một chút, rốt cuộc là gì nhỉ?
Y chợt nhớ ra trước khi An Vũ Nhu thành thân, từng để An Thịnh Bình cầm một cây trâm vàng khảm trân châu đến tìm mình. Bấy giờ, An Vũ Nhu nói nếu Tống Từ bằng lòng đến phủ Quận công cầu thân, cây trâm này chính là minh chứng cho tâm ý của nàng.
Tống Từ muốn nhận, nhưng y không có năng lực đó.
Đúng như những gì y nói lúc đó, y nào có tài đức gì, sao có thể sánh với Đổng Sơ Thành kia. Nhà họ Đổng một đời trung liệt, cho ra đời ba vị tướng quân. Huống hồ, dù không có nhà họ Đổng, viên minh châu duy nhất được quận công nâng niu, một kẻ tầm thường như y há có thể mơ tưởng đến?
Y hiểu tấm lòng của An Vũ Nhu, lẽ nào y lại không có tình với nàng?
Nhưng làm người cần phải biết tự lượng sức mình.
Nếu không thể đơm hoa kết trái, cần gì phải gieo hạt giống tình, để nó đảm chồi nảy mầm...
Quay trở lại thi thể trước mặt, nếu đây không phải do kim đâm, vậy rất có khả năng là do trâm cài tóc gây ra.
Tóc dài, trâm cài, những chứng cứ này đều cho thấy, đêm hôm đó thật sự có nữ nhân tại đó.
Song, tại sao lại phải dùng trâm đâm vào ngón tay? “A Lạc này, theo cậu trong tình huống như thế nào người nữ sẽ dùng trâm đâm vào tay người nam nhỉ?” Lần này, y không chỉ gọi tên rồi thôi, còn đặt thẳng câu hỏi.
Khác với cha mình khi điều tra vụ án thích ở một mình, khi khám nghiệm thi thể Tống Từ thích dẫn A Lạc theo, nếu gặp khúc mắc, có vấn đề nào đó nhất thời nghĩ không ra sẽ trò chuyện với A Lạc đồi câu, phân tán tư tưởng, chuyển hưởng tư duy, nói không chừng sẽ tìm được điểm đột phá mới. “Người nữ đâm tay người nam ạ?” A Lạc một tay xách đèn lồng, tay còn lại vuốt cằm, ngẩng đầu nói, “Người nam kia không giữ liêm sỉ, vô lễ với cô gái kia, nên cô gái dùng trâm đâm hắn!”
“Nhưng nếu hai người vốn là vợ chồng, vào đêm tân hôn, động phòng hoa chúc thì sao?” “Thế thì hơi khó nói rồi...” Tuổi A Lạc không lớn, nhưng khi nghe đến vấn đề này không những không đỏ mặt mà còn cười khá xấu xa, vẽ ra một khung cảnh diễm tình trong đầu.
Tống Từ không biết cậu ta đang nghĩ gì, cũng không ngoảnh đầu lại nhìn cậu ta, đương nhiên không biết lúc này cậu ta đang có vẻ mặt như thế nào. “Suy nghĩ tiếp đi, xem thử có nghĩ ra được gì không.” “Thật sự nghĩ không ra, đâu phải kết nghĩa anh em, cắt máu ăn thề, đêm động phòng hoa chúc, khi không đâm ngón tay tưởng công mình để làm gì chứ?” Tống Từ cau mày, không tiếp tục hỏi nữa, dù sao cũng tạm thời không đoán ra được, đợi y khám nghiệm xong, nói không chừng sẽ có manh mối mới.
Y không tiếp tục chần chừ, đưa tay gõ khuy áo hỷ phục.
Trước khi đến đây, Tống Từ đã xem qua ghi chép khám nghiệm sơ bộ của ngỗ tác, biết áo của Nhạc công tử tuy đã bị cởi ra, nhưng vẫn mang giày và tất, mở vạt áo hai bên, nhưng thắt lưng quần vẫn còn buộc nguyên vẹn, cho thấy khi động phòng hoa chúc hai người không phát sinh quan hệ da thịt, ma nữ kia không ra tay với y.
Nhìn vết thương trước ngực, vết máu đã khô cứng, vết thương lớn cơ lòng bàn tay, thịt rách toạc ra ngoài, không ngay ngắn, bên cạnh còn có vài vết trầy xước, chắc chắn không phải
do đao kiếm hay dao găm gây ra. Xét theo hình dạng vết thương, đúng là bị xé toạc, móc lấy tim ra.
Nhưng một người con gái, kể cả là ma nữ, sức lực có thể mạnh đến vậy thật ư?
Nghĩ đến đây, Tống Từ không khỏi cười khẩy, đừng nói là ma nữ, ngay cả con mãnh hổ cào rách lưng An Thịnh Bình, suýt lấy mạng y năm xưa, một đòn giáng xuống, nếu chỉ dựa vào bộ vuốt sắt chỉ sợ cũng chẳng có bản lĩnh này!
Nói vậy, chẳng lẽ Phương Ngọc Đình kia không còn là người cõi phàm trần thật ư?
Tống Từ một lần nữa quan sát tỉ mỉ miệng vết thương, tuy da thịt bị xé toạc hướng ra ngoài, nhưng bên mép lại cuộn vào trong, cho thấy lúc đó Nhạc công tử hẳn vẫn còn sống, vì nếu con người sau khi chết thi thể mới bị tổn hại thì da thịt đều sẽ hướng ra ngoài chứ không cuộn vào trong như thế này.
Nguyên lý này, cha đã dạy cho y khi mới năm, sáu tuổi.
Bấy giờ y nghịch ngợm, nhân lúc mẹ đang cắt rau chạy đến quấy phá, kết quả bất cẩn cắt trúng ngón tay, bong một mẩu thịt lớn, máu chảy không ngừng, mẹ sợ hãi ôm chặt y òa khóc, không biết phải làm thế nào.
Cha nghe tiếng chạy lại, vội dùng cả hai tay ấn mẩu thịt kia xuống, đồng thời bóp thật chặt. Y còn nhỏ tuy đau đến mức không ngừng khóc được, nhưng cũng biết cha sẽ không hại mình, cứ ấn như vậy chắc chắn có lý do của cha.
Quả nhiên, nửa nén hương qua đi, khi cha buông tay ra, vết thương đã ngưng chảy máu, mẩu thịt khi này trông như sắp rơi
ra đã nằm lại vị trí ban đầu của nó, bám chắc, chỉ sót lại một vệt đo đỏ, như chưa hề bị thương.
Cha làm sạch và băng bó vết thương cho y, qua vài ngày, vết cắt đã lành như một kỳ tích.
Khi ấy y không hiểu, cứ ngỡ cha có năng lực thần kỳ gì đó, nhưng cha lại cho y biết, cơ thể của con người có trí nhỏ, nói rõ hơn chính là khả năng tự chữa lành. Nếu bị thương ngoài da, đừng xé bỏ mẫu thịt kia đi, nên nhanh chóng dán nó về vị trí cũ, để vết thương tưởng rằng mình không bị thương, như vậy tốc độ lành lại sẽ nhanh hơn bình thường rất nhiều.
Đây vốn là một thường thức nhỏ trong cuộc sống, nhưng sau này trong quá trình đi theo cha thực hành khám nghiệm thi thể, y phát hiện ra cách này cũng có thể vận dụng vào.
Nếu miệng vết thương của một người lạt hướng ra ngoài, cho thấy người này bị thương sau khi chết, vì da thịt đã mất đi trí nhỏ của khi còn sống, nên chỉ có thể mặc cho người khác thương tổn.
Ngược lại, nếu da thịt tự cuộn lại, hướng vào bên trong như muốn khép lại, cho thấy khi bị thương người này vẫn còn thoi thóp hơi tàn.
Xem ra, Nhạc công tử này chắc chắn đã bị xé toạc lồng ngực, móc lấy tim khi vẫn còn sống.
Tống Từ thò tay vào khoang ngực của thi thể, mò mẫm kỳ càng, vừa mò y vừa đếm nhấm.
Gan, tỳ, phổi... Không thiếu cái nào, chỉ có duy nhất quả tim bị mất tích.
Khi Tống Từ rút tay ra khỏi thi thể Nhạc công tử, bao tay, cổ tay áo và ống tay áo đều dính máu, may thay y mặc bộ quần áo màu xanh, màu không nhạt lắm, lúc này sắc trời cũng đã tối, đi trên đường cũng không dọa người khác sợ.
Rốt cuộc thì thứ gì lại cứng cáp đến mức có thể xé da xẻ thịt như vậy?
Móng tay của con người có thể ghê gớm đến vậy sao?
Tống Từ càng nghĩ càng thấy không đúng, đưa lưng về phía A Lạc giơ tay phải ra.
A Lạc tức tốc đưa một túi vải nhỏ cho y, túi vải này cậu ta luôn mang theo bên mình, không biết lúc nào công tử sẽ dùng đến.
Tống Từ đặt túi vải lên nắp quan tài bên cạnh rồi mở ra. Túi vải này là của mẹ làm riêng cho y, bên trong dựng một bộ dao đủ các hình dạng kích cỡ khác nhau nằm trật tự ngay ngắn, mỗi một con dao đều được đặt trong một ngăn nhỏ, sẽ không bị rối do đóng mở hay đi lại.
Những con dao này được chuẩn bị khi y bắt đầu đi theo cha học nghề khám nghiệm thi thể, đến nay đã bảy, tám năm, phía sau mỗi một con dao đều có vô vàn câu chuyện.
Y chọn một con dao khá cùn, cầm lên, đặt trên miệng vết thương của thi thể, nương theo ánh đèn lật xem kỹ càng, mong có thể tìm được dấu vết hung khí để lại trên miệng vết thương.
Tuy vết thương này không giống bị vật sắc gây ra, nhưng Tống Từ không tin được rằng móng tay của con người có thể sắc bén đến mức xé rách được lồng ngực. Nền y phải tìm thêm manh mối, mong có điểm đột phá.
A Lạc đi theo lão gia và thiếu gia khám nghiệm thi thể đã nhiều năm, rất hiểu ý khom lưng xuống, đưa đèn lồng đến gần hơn, để ánh sáng được đầy đủ hơn chút ít.
Không ngờ động tác nhỏ này lại giúp Tống Từ có phát hiện thật.
Khi ánh đèn lại gần, trong lúc lay động, trên miệng vết thương bỗng có gì đó lóe sáng.
Tống Từ cúi người xuống thấp hơn nữa, gần như dán sát mặt lên vết thương của Nhạc công tử, nếu không ghé lại gần hơn sẽ nhìn không rõ, cũng tìm không ra.
Không màng gì khác, để cảm nhận rõ hơn vị trí của vật phát sáng, y dứt khoát tháo bao tay, dùng ngón tay trực tiếp rờ lên miệng vết thương.
Cuối cùng, sờ được một vật cứng cỡ mẩu móng tay trên chỗ xương nằm gần tim.
Tống Từ không dám chậm trễ, dùng móng tay bấu chặt một góc của vật kia, cẩn thận rút nó ra. Như thể đang sợ lúc này mà quay đi lấy dụng cụ, manh mối khó khăn lắm mới tìm được này sẽ biến mất vậy. “Lấy ra rồi!” Tống Từ đứng thẳng người, không kìm được vui sướng hô lớn.
Đúng lúc này, có lẽ do thấy họ nán lại nơi giữ xác này quá lâu, ông bác canh gác nghĩa trang vén rèm cửa đi vào.
Tống Từ nghe thấy tiếng bước chân, bất giác ngoảnh đầu nhìn về phía cửa.
Nương theo ánh đèn nhàn nhạt, ông bác gác nghĩa trang nhìn thấy một người đàn ông khắp mặt khắp người đều là máu đứng trước quan tài, không biết đang cầm gì đó trong tay, y nhìn mình với vẻ mặt hưng phấn khó tả.
A Lạc cầm đèn lồng đứng sau lưng Tống Từ, ánh sáng rọi từ đằng sau tới, làm sắc mặt Tống Từ càng thêm u ám, toát ra vẻ quỷ dị khó tả.
Ông bác gác nghĩa trang thấy lòng tơ khắp người dựng đứng lên trong nháy mắt, hét lớn một tiếng, nhân lúc hai chân chưa mềm nhũn vội xoay người bỏ chạy.
Thấy ông ta la hét rồi bỏ chạy, Tống Từ và A Lạc đều trố mắt. “Công, công tử...”, A Lạc có chút dở khóc dở cười, “Người này bị làm sao thế nhỉ, đang yên đang lành, sợ hết hồn!” Tống Từ cũng đầy kinh ngạc ngoảnh lại nhìn A Lạc với vẻ mặt “Ta cũng không biết có chuyện gì”.
Lúc này A Lạc mới hiểu tại sao ông bác kia lại sợ hãi như nhìn thấy ma, vội vàng bỏ chạy như thế.
Chắc ông ta bị cảnh tượng Tống Từ toàn thân đầy máu đứng giữa hàng tá quan tài và người chết đầy kỳ dị này dọa không ít.
Nửa đêm nửa hôm, đột nhiên nhìn thấy cảnh tượng như vậy, người bình thường không sợ chết khiếp mới lạ! Ông bác kia chỉ bỏ chạy ra ngoài, cho thấy ông ta khá gan dạ so với người bình thường rồi.
Nghĩ vậy, A Lạc hơi buồn cười, nhưng nhìn vẻ mặt vui mừng của công tử nhà mình khi cuối cùng cũng tìm được chứng cứ lại không nỏ quấy rầy y. Đành khẽ ho một tiếng, nén lại cảm xúc, xong mới tò mò hỏi: “Công tử, người đã tìm được gì vậy ạ?”
Tống Từ đã sờ kỳ mẩu vụn trong tay, mượn ánh đèn quan sát tỉ mỉ, y có thể xác nhận vật này chắc chắn là sắt.
Hơn nữa, chỗ gãy của mẩu vụn kia không bằng phẳng, hình như do bất cẩn bị gãy. “Là một mẩu sắt.” “Mẩu sắt? Nói vậy là...”, A Lạc cũng không ngốc, đương nhiên sẽ hiểu được điểm mấu chốt bên trong, “Người đó đâu phải bị ma nữ móc tim bằng tay không!” “Không phải,” Tống Từ gật đầu khẳng định, tuy chỉ có một mẩu lớn bằng móng tay, không nhìn ra được hình dạng ban đầu của hung khí, nhưng nào có con ma nào dùng vũ khi. “Chuyện này không phải do ma gây ra, kẻ giết Nhạc công tử, và cả những người trước đó, là con người.” Vũ khí này rất đặc biệt, rốt cuộc là thứ gì thì y cũng không rõ, chỉ có thể lần theo manh mối này điều tra tiếp, nói không chừng sẽ có đột phá. “Công tử.” Đương suy nghĩ, A Lạc lại lên tiếng. “Chúng ta làm gì bây giờ?” Nói đoạn, hất cằm về phía cửa, “Ở lại đây đợi ông bác canh gác, hay là cứ thế đi về ạ?” Tống Từ vừa thu dọn dụng cụ, vừa trả lời: “Nếu chúng ta thu dọn xong ông ta vẫn chưa quay lại thì để lại lời nhắn, tránh để khi quay lại ông ta lại sợ, xong rồi chúng ta về.” “Vâng ạ.” A Lạc sớm đã buồn ngủ rồi, gần hai tháng nay vội vã lên đường, dãi nắng dầm sương, có lúc không tìm được quán trọ để tá túc, đành qua đêm tạm trong miếu hoang. Giờ cuối cùng
cũng được ngủ trên giường, An công tử còn tìm cho họ quán trọ lớn nhất tốt nhất thôn Trường Lạc này, bao trọn phòng chữ Thiên số một!
Chuyện tốt thế này được hưởng thụ thêm chút nào hay chút ấy! Không thổi sáng sớm ngày mai, chắc chắn công tử sẽ lại dậy sớm, dẫn cậu ta đi điều tra vụ án.
Thế là, không cần Tống Từ hối thúc, cậu ta đã vội đón lấy mẫu sắt kia một cách cẩn thận, gói kỳ lại giống như gói sợi tóc khi nãy, kẹp vào sách, cất vào túi vải.
Kế tiếp lau sạch sẽ con dao đã dùng qua, cất trở vào, sau đó cuộn túi lại.
Tiếp nữa chỉnh trang quần áo cho Nhạc công tử nằm trong quan tài, cung kính vái ba lạy.
Đây là việc cần phải làm mỗi lần cùng lão gia và công tử đi nghiệm thi. Tuy khám nghiệm thi thể là để minh oan cho người đã khuất, tiếp xúc với nghề này cũng đã nhiều năm, nhưng cậu ta vẫn không thể điềm tĩnh như lão gia và công tử được. Chỉ khi vái lạy mới xoa dịu được nỗi sợ trong lòng, mong oan có đầu, nợ có chủ, những oan hồn đó đừng đến gõ cửa nhà mình lúc nửa đêm.
Đương nhiên, nếu là một ma nữ xinh đẹp thì có thể ngoại lệ.
Thu dọn xong, A Lạc đeo túi vải, nhìn công tử nhà mình cũng đang chỉnh trang y phục ở bên cạnh.
Tống Từ buông tay áo xuống, lau sơ vết máu trên tay. Y không biết rằng trên mặt mình cũng có máu, A Lạc nhìn y cười tủm tỉm.
Đột nhiên rèm cửa bị vén lên.
Rõ ràng không hề nghe thấy tiếng bước chân, vậy mà bất chợt có ba người đi vào.
Hai người dẫn đầu đều mặc quần áo tối màu, một người hơi lớn tuổi, khoảng bốn mươi, để râu, chân mày nhíu chặt, trông rất oai phong, hóa ra là Từ Đình Sóc đại nhân vừa gặp ban sáng.
Người đi sau lưng y trẻ hơn nhiều, khoảng hai mươi, nhiều nhất không quá ba mươi tuổi, đầy vẻ khôi ngô, ngũ quan rõ ràng, lại có một đôi mắt hồ ly, cười lên không biết có thể thu hút bao nhiêu cô gái lớn nhỏ. Nhưng lúc này nét mặt y vô cảm, xung quanh như toát ra hơi lạnh, trong hệt như một ngọn núi băng, khiến người khác không dám lại gần. Người đi cuối cùng, khi bước vào còn đang thở gấp, chính là An Thịnh Bình.
Ba người này đều biết khinh công, họ bước vào vội vã đến thế, chủ tớ Tống Từ lại không hề nghe thấy tiếng bước chân.
Nhưng so với Từ Đình Sóc và An Quảng, võ công của An Thịnh Bình hiển nhiên có phần thua kém. Đương nhiên, điều này có thể liên quan đến việc trước đó y uống quá nhiều rượu. Hình như y vẫn chưa tỉnh rượu, trong đầy vẻ mệt mỏi, xem ra bị ai đó đánh thức khỏi giấc nồng. “Chuyện gì thế này, sao lại là huynh?" An Thịnh Bình nhìn thấy Tống Từ, bất giác xoa mùi, “Đêm hôm huynh không ngủ, chạy đến nghĩa trang để làm gì?” Y biết Tống Từ nóng lòng muốn điều tra vụ án, nhưng cũng đâu cần nóng lòng đến mức này! Chỉ còn vài canh giờ nữa là trời sáng rồi, thế mà cũng không đợi được ư?
Tống Từ cười đầy bất lực, sao y có thể ngờ vừa này ông bác kia bỏ chạy là để đi tìm các đại nhân tố giác.
Cũng không biết ông ta đã nói thế nào, kinh động cả ba người An Thịnh Bình, An Quảng và Từ Đình Sóc đều chạy đến đây. “Không đến xem thủ, không yên tâm được.” “Vậy huynh có nhìn ra được gì không?” An Thịnh Bình đẩy hai người trước mặt ra, rảo bước lên trước, khoảng cách giữa hai người được kéo gần, y mới nhìn thấy những vệt máu trên mặt Tống Từ. Nhớ lại khi nãy ông bác cạnh gác nghĩa trang vừa khóc lóc vừa la hét chạy đến trước mặt y, An Thịnh Bình còn tưởng ông ta đã nhìn thấy ma thật! "Ha ha ha ha ha ha ha ha...".
Tuy đứng trong căn phòng đầy thi thể làm thể này hơi bất kính, nhưng An Thịnh Bình thật sự không nhịn được, ôm bụng cười lớn.