Dịp may ưu ái những ai can đảm

Publius Terence

 
 
 
 
 
Tác giả: Mitsuyo Kakuta
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1761 / 82
Cập nhật: 2017-08-04 14:04:38 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Lời Bình
higematsu Kiyoshi -
Câu chuyện về chuyến bắt cóc của người bố và con gái có hai dòng từ ngữ chủ lưu. Đó là những từ ngữ đã phát ra thành tiếng, thành lời thành câu; và một loại từ ngữ không nói ra hoặc không thể nói ra thành lời.
Ngay từ đầu truyện, hai dòng từ ngữ này đã được lặp đi lặp lại để truyền tải nội dung đến độc giả:
‘Tôi nói liên mồm. Lúc nào cũng vậy. Cứ mỗi lần căng thẳng, từ ngữ lại tràn lên cổ họng tôi, chẳng thể nào ngừng.’
‘Bố lúc nào cũng nhắng nhít vậy. Ngay cả những lúc cần nghiêm túc, bố cũng toàn nói linh tinh.’
‘Bố nói vậy có lẽ do không biết nên nói chuyện gì cho hay ho mà thôi. Cũng như tôi, đói bụng mấy đâu nhưng cứ đòi đi ăn nhà hàng, vậy đấy.’
‘Những suy nghĩ hiện lên trong đầu tôi cứ như bị vướng vào một sợi chỉ mỏng nên rốt cuộc chẳng nói được gì.’
Trọng tâm của truyện, đương nhiên là những từ ngữ không thể nói ra đó, mà không, ngược lại, chính là sự lúng túng của việc không thể nói trôi chảy thành lời đó. Thử lật trái sự lúng túng, nó được nối liền với trò chuyện để trốn khỏi những im lặng.
Ví dụ, người bạn bí ẩn của bố, chú Kanbayashi và nhân vật chính “tôi” Haru không thể nói chuyện với nhau:
‘Lâu lắm rồi mới gặp được một người không xem tôi là con nít nên tôi đâm bối rối, cứ đơ người như rô-bốt và chỉ biết cúi đầu, thậm chí còn không biết đường giới thiệu tên mình.’
‘Trong lúc tôi còn đang cố tìm từ gì đó để trả lời chú, “dạ” cũng được, “hẹn gặp lại” cũng hay, dù chỉ một từ thôi vậy mà tiếng loa từ sân ga vang lên “Xe điện chuẩn bị vào đường ray số hai. Xin hãy lùi xuống dưới vạch trắng!” – giọng người phụ nữ trên loa nhắc đi nhắc lại ồn ào đến mức nuốt trọn những từ ngữ đã chạy tới đầu lưỡi trong miệng tôi.’
Mặt khác, người bố đã chào tạm biệt chú Kanbayashi rồi thì lại ‘tiếp tục nói như thể đầu-óc-đang-có-vấn-đề’.
‘Không phải vì vui vẻ, phấn chấn mà bố “phát thanh”, thật ra là bố đang lúng túng. Bố lúng túng vì không hiểu nguyên nhân nào khiến tôi cau có, không chịu mở miệng.’
Chắc hắn sẽ có lúc bạn phải thốt lên “A! Đúng rồi!”, “Chí lý!”, “Hiểu, hiểu!” trước sự im lặng của Haru hay sự liến thoắng của người bố. Tính hấp dẫn của “Kidnap tour – Tôi “bị” bố bắt cóc”, trước tiên là lấy bối cảnh một vụ bắt cóc không thường xảy ra nhưng lại vẽ được một cách tươi mới, cụ thể những lúng túng, vụng về trong đời sống thường nhật của con người thông qua lời nói của một cô bé.
Ngay cả những chỗ không liên quan nhiều đến cốt truyện, con mắt tinh tường của Mitsuyo Kakuta cũng chạm ánh nhìn đến đó. Nếu phải đưa ra ví dụ tôi sẽ chọn chi tiết khiến mình phải thốt lên “Hiểu! Hiểu cảm giác này lắm!” Đó là cảnh hai bố con trọ ở một quán trọ ven biển – khúc dạo đầu của chuyến đi:
‘Rỗi việc nên tôi hết kéo rèm cửa lại mở tủ lạnh, hay lục cái tủ đựng đồ dùng đã rệu rã, nghĩa là trong phòng có cái gì mở, đóng được là tôi cứ thế mở, đóng và kiểm tra bên trong.’
Hay là đoạn chuyến đi còn chưa bắt đầu:
‘Tôi rất thích quyển thực đơn có bao nhiêu là hình các món ăn của nhà hàng. Nói sao nhỉ, nó khiến tôi có cảm giác mọi chuyện sẽ suôn sẻ. Cảm giác những gì đáng sợ hay những gì tôi đang lo nghĩ sẽ bị hút vào bóng của những món ăn đó và biến mất.’
Tác giả chỉ dùng những từ ngữ đơn giản, cũng không dài dòng. Câu văn nhẹ nhàng, từ tốn, tuy không lên gân lên cốt nhưng rõ ràng có sức mạnh khiến người ta không thay đổi được câu chữ nào. Với tư cách người đọc, tôi bị tác giả Mitsuyo Kakuta lôi cuốn toàn diện, đồng thời ngưỡng mộ với tư cách người trong nghề. (Chưa kể, những chi tiết tuyệt đẹp về quyển thực đơn nhà hàng lại xuất hiện ở cuối truyện với một hình dạng khác … À, độc giả phải đọc mới thấy thú vị.)
Nếu cứ viết thêm những lời bình như thế này thì sẽ nghe đâu đó giọng chê bai “ông già lắm chuyện”. Chắc chắn là của những độc giả trẻ tuổi yêu cuốn sách này hơn ai hết.
Nếu đao to búa lớn thì cuốn sách thuộc thể loại “văn học thiếu nhi”, câu chuyện độc thoại của một mình cô bé Haru nên có bị mắng “mấy ông già không có tư cách dựa dẫm Haru” thì cũng đáng tội thôi.
Thế nhưng có đúng tác phẩm này thật sự chỉ là “của các cô gái” và truyện khép lại dựa trên đặc trưng về “tính con gái” không?
Tôi cho rằng không phải như vậy.
Chuyến đi bắt đầu được ít lâu rồi mới rõ Haru là một học sinh lớp năm tiểu học. Nhưng tuổi tác, cấp lớp đó không hề được nhấn mạnh cho đến kết thúc truyện. Nếu là một cô bé học sinh lớp năm thì Haru đã khiến độc giả ý thức về giai đoạn đang bước vào tuổi dậy thì, nhưng ở đây, Haru đã được xây dựng hình ảnh là cô bé thấp nhất lớp. Tôi cho rằng điểm này rất tinh tế. Cho dù ánh mắt, lời nói, suy nghĩ đang ở ngưỡng cửa “người lớn” nhưng cơ thể vẫn còn ở giai đoạn dậy thì nên không tạo cảm giác quá mức cần thiết. Ta gọi đó là sự cân bằng giữa hiện thực và ngụ ngôn, thử nhớ tới Tinker Bell trong “Peter Pan”, tóm lại chính vì được kể lại ở một vị trí tinh tế như thế mà câu chuyện trở nên trong sáng, tinh khiết, mở ra một sự bình thường về tuổi tác, giới tính của Haru được.
Đương nhiên, câu chuyện về bố và con gái này quá xuất sắc. Chúng ta có thể cảm nhận được hơi hướm, màu sắc, cảm xúc chỉ có trong câu chuyện cha-con khắp các trang sách, đồng thời sự tươi mới, sinh động và man mác trong câu chuyện độc thoại của cô bé là yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện. Tuy nhiên, một khi đã công nhận điều đó thì cho phép tôi nói điều này: “Kidnap tour–Tôi “bị” bố bắt cóc” lấy hành trình của bố và con gái làm nguyên liệu chính nhưng thật ra chẳng phải nó lồng vào đó mối quan hệ giữa “người” và “người” đó sao. Mỗi lần tiếp tục cuộc hành trình, cái mà Haru đạt được – chắc hẳn tác giả Mitsuyo Kakuta cũng tin như vậy–chính là mối quan hệ hạnh phúc giữa “người” và “người”, và đó chẳng phải là cốt lõi của quyển sách này sao?
Những chuyến đi chỉ hai người với nhau sẽ nối liền trái tim đứa bé và cha mẹ vì lý do nào đó phải sống xa nhau–những câu chuyện như vậy lâu nay được viết khá nhiều, và chắc chắnsẽ còn thêm nhiều tác phẩm nữa. Nếu là người viết tầm thường (ví dụ là Shigematsu Kiyoshi tôi đây chẳng hạn) thì giữa chuyến đi sẽ cho người cha nói những lời thuyết giáo về “tình cha con” hoặc dễ dàng đặt nó vào vị trí “tìm lại”, “tái phát hiện” một cách dễ dàng. Nếu nói như lúc đầu tôi đã đề cập, “những từ ngữ nói thành lời và những từ ngữ không nói ra/không thể nói ra” thì những từ ngữ nói thành lời sẽ được dựng lên nhàm chán và dẫn câu chuyện đến cái kết “hòa giải” rồi.
Tác giả Mitsuyo Kakuta đã dễ dàng tránh được cái mùi “hòa hợp” đó. Liệu Haru và bố có thể nói trôi chảy “những “từ ngữ không thể nói ra” không?– chính xác đây là điểm đáng đọc ở nửa cuối quyển sách, đoạn hội thoại giữa hai ngườiở cuối hành trình sao mà lúng túng, ngập ngừng nhưng vì vậy khiến người ta nhói lòng. Và truyện hấp dẫn nhất chính là vì không kết thúc ở đó.
Người bố–chủ thể khó hiểu, mơ hồ–thì sao nhỉ? Tuổi tác, nghề nghiệp không rõ ràng, lý do không còn ở nhà cũng không được giải thích, cả những khoảnh khắc Haru nhìn được sự nghiêm túc trong một ông bố không căn tính, vụng về cũng chẳng hề có trong truyện. Chúng ta thậm chí có thể nghĩ người bố không có được cả “những từ ngữ không thể nói ra”; hay là từ đầu chí cuối, độc giả không được biết đến cả mục đích bắt cóc, chẳng có chỗ nào để nắm bắt.
Người bố không có chút thông tin nhưng lại kỳ bí, hấp dẫn–chính vì vậy mà những “từ ngữ nói ra thành lời” một cách khó nhọc, nói cách khác–những từ ngữ trôi trên bề mặt câu chuyện, lại không đóng được vai trò dẫn dụ “những từ ngữ không nói thành lời/không thể nói thành lời” được.
Tác giả Mitsuyo Kakuta vừa yêu quý sự lúng túng, vụng về của “người” và “người” khi không thể nói ra những điều quan trọng với nhau, vừa trút tình thương vào cả những từ ngữ đã nói ra vô tội vạ. Tác giả chỉ cho chúng ta thấy trong sự gắn kết giữa “người” và “người”, thật ra không thể thiếu đi sự trao đổi từ ngữ nhỏ bé, tinh tế như vậy.
Trong tập tản văn mới nhất “Bây giờ, đang làm gì?” (Asahi Shinbun), có một đoạn viết về một cặp trẻ tuổi mà nhà văn tình cờ thấy trên xe điện như sau. Tôi xin phép trích dẫn dài một chút:
Đó là một cuộc hội thoại rỗng tuếch. “Cái đó đó, ngon ghê.”– cô gái mang đôi dép đế dày nói, “Ờ, ngon nhờ.”– cậu thiếu niên mặc quần jeans trễ mông nói. “Muốn ăn nữa ghê, quá ngon đi. Có phải xếp hàng cũng chấp nhận.”, “Đúng là quá ngon.”– tôi đã rất bất bình với đoạn hội thoại rỗng tuếch đó nhưng xe điện băng qua hai con sông và vào nội thành mà họ vẫn tiếp tục “nói sao nhờ, muốn ăn nữa nhờ” “mà cái kia, cũng ngon”–tức đoạn hội thoại vẫn được hình thành và không biết tự lúc nào tôi lại cảm động trước sự ăn ý, phối hợp nhịp nhàng của những từ ngữ đó nên thầm gửi thông điệp khi họ xuống xe “đôi bạn trẻ, đừng xa nhau nhé”.
Những từ ngữ nói thành lời trong “Kidnap tour – Tôi “bị” bố bắt cóc” cũng vậy thôi. Tuy khiến Haru bực bội, cáu kỉnh nhưng lại là những kết hợp nhịp nhàng, tinh tế. Chính vì có sự trao đổi đó mà có thể không cần nói câu “bố trông phong độ nhưng thật ra mất phong độ chết đi được” vẫn xong, kết thúc điểm của câu chuyện không cần rơi vào trạng thái điều hòa tẻ nhạt “tái xác nhận tình cha con”.
“Vậy…”– có lẽ độc giả thế hệ phụ huynh sẽ là những người lo lắng hỏi “nếu không kết thúc bằng việc tái xác nhận tình cha con, vậy… hai bố con này sẽ ra sao?” Đương nhiên, không gì dại dột bằng viết bình luận cho việc đó. Đoạn giữa truyện, cảnh hai bố con nổi trên mặt biển tối, hay cảnh đêm cắm trại cuối truyện đã có chút gợi ý nhẹ nhàng. Bởi những câu chữ đẹp đẽ viết về quan hệ “người” và“người” không chỉ có trong “Kidnap tour–Tôi “bị” bố bắt cóc” mà tuôn chảy trong mọi tác phẩm của Mitsuyo Kakuta, nên có lẽ quyển sách này thật sự cần thiết cho những “người lớn” đang chật vật với những khó khăn của việc làm cha làm mẹ.
Lời của một nhà văn
Tôi Bị Bố Bắt Cóc Tôi Bị Bố Bắt Cóc - Mitsuyo Kakuta Tôi Bị Bố Bắt Cóc