Số lần đọc/download: 7279 / 13
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 2 -
C
ắn trái táo nghe dòn tan, Bảo Khuyên nghiêng đầu nói với người đàn bà đang đứng trước bàn thờ thắp nhang cho ba cô:
Lần này nhất định cô Hai phải ở chơi lâu con mới chịu.
Cắm nhang vào lư hương, bà Hai Lý cười hiền hậu:
Ừ thì lần này cô Hai sẽ ở lâu, ở tới chừng nào mẹ bây học hết nghề nấu món nhậu, tao mới về xứ.
Vừa nhai nhóp nhép, Khuyên vừa nói:
Cô Hai biết bao nhiêu món nhậu lận?.
Cả trăm món. Đó là chưa kể các món đặc sản từ rắn, rùa, chuột đó nghen..
Bảo Khuyên tươi ngay nét mặt;.
Vậy thì đúng là còn lâu cô mới về được. Qúa đã! Qúa đã! Có cô Hai mẹ sẽ stop rầy con, vì bận ba cái món chim, chuột, rắn, rùa….
Bà Hai Lý nghiêm nghị ngắt lời cô:
Nhưng cô Hai sẽ rầy. Như kiểu nói “quá đã!” vừa rồi là đáng bị rầy rồi đó! Con gái phải dịu dàng một chút mới được.
Rồi như thấy vẻ tiu nghỉu của cô, bà dịu giọng:
Bộ mẹ hay rầy com lắm hả.
Khuyên cười cười:
Cũng tại con không đàng hoàng mẹ mới rầy.
Con có giận mẹ không?.
Bảo Khuyên lắc đầu. Cô nghe bà Lý thở dài:
Hai chục năm, chồng chết, ở vậy nuôi con. Nhiều lúc nghĩ tới mẹ con, cô Hai thương lắm! Hai chục năm, mới đó mà ba bây chết đã.
0 năm. Mau thật!.
Bảo Khuyên chớp mắt:
Cô Hai nhớ lộn rồi! Ba con chết mới 15 năm thôi!.
Bà Lý nhíu mày:
Làm sao lộn được chứ!.
Khuyên cười ròn tan:
Con mới 18 tuổi, nếu ba con chết đã.
0 năm, làm sao có con được chứ!.
Hơi sửng người lại, bà Lý giả lả:
Ờ nhỉ! Cô lẩm cẩm tới nơi rồi. Có một đứa em trai độc nhất, nó chết bao lâi cũng quên, tệ thật.
Chống tay dưới cầm, Khuyên tư lự:
Con mới tệ! Không cách nào con nhớ ba mình ra sao, dù lúc ba chết con đã gần 4 tuổi. Nhiều lúc nhìn mấy đứa bé ba bốn tuổi bây giờ, con chả hiểu sao hồi đó con ngốc đến mức quên hết trơn những ký ức về ba, trong khi mẹ hay mơ thấy. Điều này làm con ray rứt, khi nghĩ chắc ba giận vì sự vô tâm của con hồi còn bé, nên không cho con gặp dù chỉ trong mơ..
Bà Lý vuốt tóc cô, giọng chùng xuống:
Ba không giận con đâu. Hồi đó con nhỏ qúa. Nhỏ đến nỗi chẳng biết gì kia mà. Đã không biết mặt ba mình thế nào, thì làm sao nằm mơ thấy được.
Bảo Khuyên vụt nhìn tấm ảnh chân dung trên bàn thờ. Trong ảnh là một người đàn ông còn trẻ khá đẹp trai, mà cô từng nhìn ngắm chả biết bao nhiêu lần, nhưng vẫn chưa tìm thấy nét nào giống mình.
Cô thắc mắc:
Con có giống ba không?.
Bà Lý trả lời không chút đắn đo:
Giống chứ!.
Nhưng con thấy chả giống tí nào cả!.
Bà Lý có vẻ giận:
Nói vậy mẹ con nghe thì sao?.
Bảo Khuyên nhún vai:
Mỗi lần rầy, mẹ vẫn bảo con chả giống ba lẫn mẹ, nếu có giống chăng là giống cái tính lì, tính ngang của ba. Bộ hồi đó ba con lì và ngang lắm hả Cô Hai?.
Bà Lý khẻ gật đầu:
Đàn ông con trai đứa nào chả lì, chả ngang nhưng mà phận gái thì không nên..
Định hỏi: “tại sao” nhưng có người đến mua yaourt, cô liền bước ra sân. Bà Lý chậm rãi bước theo..
Đợi cô bán xong, bà nhỏ nhẹ hỏi:
Bà ngoại và các cậu, các dì có thương con không Khuyên?.
Gật đầu thật qủa quyết, Khuyên nói:
Dạ thương chứ!.
Vậy thì tốt!.
Tại sao cô Hai hỏi thế?.
Bà Lý cười gượng và không trả lời, Bảo Khuyên lém lỉnh:
Cô không sợ mẹ nghe sẽ buồn à?.
Nói dứt lời cô cười ròn rã, tay thảy thảy cái hột táo ném vèo ra đường, rồi hốt hoảng bịt miệng khi hột táo trúng vào một người đàn bà.
Thấy bà ta dáo dát tìm kiếm và rẽ vào sân nhà mình, Bảo Khuyên hốt hoảng:
Cháu xin lỗi đã ném trúng dì.
Người đàn bà cười dễ dãi:
Ôi! Không sao đâu, cháu vô tình chứ có phải cố ý đâu mà trách cứ.
Bảo Khuyên le lưỡi nhìn trộm cô Hai và thấy bà đang chăm chú ngó bà khách lạ, mắt nhíu lại và như đang tập trung cao độ, Khuyên cũng vội quay lại nhìn vì tò mò trước thái độ của mình.
Đó là một người đàn bà đẹp, dù đã có tuổi nhưng nhờ trang điểm khéo nên trông bà ta trẻ hơn mẹ cô. bà ta mặc một chiếc váy màu xám và một chiếc áo thun cổ tròn màu hồng nhạt trông thật sang trọng và lạ mặt.
Dường như chẳng quan tâm đến hai cặp mắt tò mò đang trân trối nhìn mình, bà khách lên tiếng:
Cháu biết xóm này có nhà nào mới dọn đến không?.
Khuyên gật đầu:
Dạ có! xóm cháu tới những hai nhà mới dọn, một cái kế bên đây và một cái cuối xóm ạ!.
Đưa cặp mắt tô xanh nhìn sang nhà Đăng, bà ta trầm giọng:
Dì muốn tìm nhà có một bà trạc tuổi chị đây và một thằng con trai..
Cháu thấy bên đây không có người lớn.
Vậy à? Nhưng….
Vừa lúc đó bà Lý bồng kêu lên:
Ánh Loan đúng là cô rồi.
Bà khách lạ nhíu mày:
Xin lỗi! Chị là….
Là Hai Lý, Hai Lý nhớ ra chưa?.
Bà khách chớp mắt ra vẻ bồi hồi:
Trời ơi! Chị Hai đó hả lâu qúa không gặp bây giờ chị mập qúa, em nhận không ra..
Bà Lý trầm trồ:
Còn cô vẫn đẹp, vẫn trẻ như xưa..
Bà Ánh Loan nhìn Bảo Khuyên và hỏi một hơi với thái độ quan tâm đặc biệt:
Chị ở đây à? Cô bé này là con gái chị phải không?.
Bà Lý chợt khựng lại vì câu hỏi này, liếc Bảo Khuyên một cái thật nhanh, bà vội vã lắc đầu:
Ồ không, không! Đây là nhà người bạn, chị tới đặc bánh sinh nhật cho cháu ngoại, chị cũng là khách mà thôi..
Vậy lúc này chị ở đâu?.
Khuyên hơi ngạc nhiên khi nghe bà Lý nói láo thật trơn tru:
Tuốt bên quận tám, khó tìm lặm còn em, hiện giờ sống ra sao?.
Bà Ánh Loan nhún vai:
Có một anh chồng mới và thêm đứa con gái.
Bà Lý hơi ngạc nhiên:
Thêm một đứa con nữa thật sao?.
Bậc cười có vẻ chua cay, bà Loan nói:
Thật chứ! Và lần này em nuôi nó đàng hoàng lắm. Năm nay nó lớn đại để dành gả cho việt kiều được rồi đó.
Trầm giọng xuống thật bất ngờ, bà ánh Loan thầm thì:
Còn cái cô gì đó với đứa nhỏ đâu rồi?.
Bà Lý bối rối ra mặt, ngập ngừng một chút bà nói:
Lâu lắm tôi không gặp, nhưng nghe nói họ đã đi nước ngoài.
Gật gù bà Loan chép miệng:
Đúng là cái số.
Cô muốn nói số ai?.
Bà Ánh Loan nhếch môi, giọng khó hiểu:
Số của đứa nhỏ đó, rốt cuộc nó cũng sướng thân chớ không lao đao lận đận, đen đủi cả đời như tôi..
Chớp mắt đầy bối rối bà Lý nói:
Trông cô sang trọng thế này mà đen nỗi gì.
Chị còn lạ gì em nữa, lúc nào cũng chỉ có lớp võ thôi..
Hai người chợt rơi vào in lặng, Bảo Khuyên ngần ngừ không biết đóng tiếp bà khách này thế nào, khi cô Hai không nhận đây là nhà mình. Tại sao vậy nhỉ? cô Hai đâu phải người hay nói dối. Chắc chắn có nguyên do nào đó thôi. Nhưng người đàn bà này là ai?.
Đang thắc mắc, Khuyên chợt nghe bà Lý hỏi:
Cô tìm bà con ở đây hả?.
Bà Loan vội và lắc đầu:
Ồ không, tìm người quen. Nhưng chắc em nhằm chỗ rồi.
Bảo Khuyên nhiệt tình nói.
Dì nói tên, có thể cháu biết họ đó.
Bà Loan xua tay;.
Không cần đâu cháu! chắc dì lầm đường.
Nhìn chiếc đồng hồ vàng nhỏ xíu đúng mode! Trên cổ tay, bà ta kêu lên:
Trễ qúa rồi, em phải đi. Hy vọng chị em mình còn gặp lại nữa. Em vẫn ở chỗ cũ chắc chị còn nhớ mà.
Bà lý gật đầu:
Còn nhớ. Có dịp tôi sẽ tới thăm cô..
Bà Anh Loan mỉm cười thay lời chào rồi nhanh nhẹn bước ra..
Chỉ đợi thế, Bảo Khuyên vội hỏi ngay:
Ai vậy cô Hải.
Giọng bà Lý lững lờ:
Một người quen cũ, cách đay đã gần.
0 năm..
Nghiêng nghiêng đầu, Khuyên đoán già đoán non:
Chắc không phải người tốt đâu hả Cô Hai?.
Bà Lý buột miệng:
Sao con biết?.
Bảo Khuyên ranh mãnh:
Nếu là người tốt cô đâu những nói dối tới hai ba lận.
Hừ! con khôn lắm!.
Nhưng sao cô lại quen người xấu nhỉ?.
Bà Lý thở dài:
Cuộc sống khiến mình phải tiếp xúc, phải quen đủ hạng người.
Để rồi sau đó phải đề phòng họ. Xấu cũng có lắm hạng. Bà Anh Loan thuộc hạng nào hả cô?.
Bà Lý nhăn mặt:
Con tò mò qúa. Hơi đâu tìm hiểu người chỉ thoáng qua một lần trong đời chứ!.
Bảo Khuyên chóng tay dưới cằm:
Vì con nghĩ con biết ngôi nhà bà ta muốn tìm.
Bà Lý vụt lo lắng:
Nhà nào? Phải nhà kế bên mình không?.
Thấy thái độ bà bỗng dưng khác lạ, Khuyên càng tò mò, thay vì trả lời, cô hỏi lại:
Sao cô lại cuống lên vậy? Bộ bả đáng sợ lắm à?.
Bà Lý làm thinh, hai tay cứ đan vào nhau rồi lại bỏ ra. Lâu lắm bà mới nói:
Cách đây hai mươi mấy năm, cô hai là đầu bếp trong một nhà hàng ơ” chợ Lớn. Cô có biết bà Ánh Loan vì cô ấy là khách thường xuyên ở đây. Hồi đó cô ta đẹp và sống rất lăng nhăng, bất cần biết tới ngày mai, tiền bạc luôn thiếu hụt nhưng ăn xài rất hoang phí. Cô không muốn con tiếp xúc với hạng người đó.
Cô Hai lo xa qúa! Bà ta có cuộc sống riêng, vả lại bả lạ hoắc lạ huơ, đâu có ảnh hưởng gì đến mình khi cô Hai đã nói bả là người cả đời chỉ thoáng qua một lần. Đất sài gòn mênh mông, dân số bốn năm triệu không dễ gặp nhau, làm sao con có cơ hội tiếp với xúc.
Bà Lý gượng gạo vỗ vỗ vào trán:
Ôi! đúng là tao già rồi lẫn! Nhưng phải chi lúc nãy làm lơ cho yên thân nhỉ? sao lại có người không mong mà gặp, không cầu mà thấy. Nè! nhớ là đừng kể với mẹ bây chuyện cô gặp con mụ vừa rồi nghe không? Nó ghét hạng người như thế lắm! sau này lỡ con gặp Ánh Loan lần nữa thì nên lờ đi, chả cần chào hỏi gì cả. Nếu cô ta có hỏi về cô, con dứt khoát trả lời không biết nghe chưa? Vây vào những người này chỉ tổ bực mình.
Bảo Khuyên gật đầu. Cô ngạc nhiên trước những lời dặn của bà Lý. Nhưng sực nhớ bà cô của mình vốn kỷ tính, nên cô không quan tâm nữa, cô tủm tỉm:
Con chỉ sợ Cô Hai bắt con phải nhớ, phải vồn vã, chào hỏi, chuyện trò khi gặp lại bà ta thôi. Chớ làm lơ hay phớt lờ thì qúa dễ. Con là chuyên gia phớt tỉnh mà.
Bà Lý hơi nhếch môi rồi ngồi ỳ một chỗ như đang nhớ về những tháng ngày đã quá. Hồi đó bà từng là một đầu bếp khá nổi tiếng ở sài gòn, dầu là phụ nữ nhưng bà nấu ăn giỏi không thua gì các đầu bếp đàn ông vốn được trọng vọng, sở trường của bà là các món đặc sản nam bộ mà rất nhiều người muốn học, nhưng bà lại nhất định giấu nghề. Để bây giờ bà truyền lại cho mẹ Bảo Khuyên những bí quyết một đời của mình.
Còn mẹ Bảo Khuyên là giáo viên dạy nữ công gia chánh giỏi, bà tốt nghiệp Đại học sư phạm kỹ thuật loại A. Nhưng suốt mười mấy năm, hầu như bà chỉ hướng dẫn học sinh phổ thông môn nữ công: thêu, may, đan, móc. Cho đến khi thành phố bắt đầu mọc lên nhiều nhà hàng, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp trở nên cần thiết, phụ nữ các gia đình khá giả rủ nhau học làm bếp núc và xem đó là một trong những yếu tố giữ hạnh phúc, thì bà Dung chợt nổi tiếng.
Thoạt đầu bà Dung nhận nấu nướng cho vài người quen khi họ Có đám, dần dà tiếng đồn vang xa, bà mạnh dạng đứng ra bảo đảm nhận việc tổ chức tiệc tại gia mà Chiêu Liên và đám bạn chung Đại học là phụ tá đắc lực nhất.
Nhờ đảm trách việc này, cuộc sống của hai mẹ con cô thoải mái hơn trước kia rất nhiều. Sau mấy năm ròng dành dụm, mẹ Khuyên đã trang bị đầy đủ tiện nghi trong gia đình. Ai cũng khen mẹ cô giỏi, một mình làm nên tất cả.
Mỗi lần nghe khen, mẹ cô chỉ hơi nhếch môi, Khuyên biết mẹ chưa bằng làng với hiện tại, bằng đôi tay khéo léo của mình, bà còn rất nhiều ao ước. Nhưng mẹ muốn vươn lên tới đỉnh cao nào, Bảo Khuyên không biết được.
Bà Lý uể oải đứng dậy:
Cô Hai vào ngả lưng một chút, sao mẹ con lâu về qúa!.
Bảo Khuyên chớp mi:
Mẹ mới vừa đi mà cô..
Bà Lý rầu rĩ than:
Ở đây thời gian trôi chậm hơn rùa, cô ra ra vào vào chả biết làm gì cho hết ngày.
Bảo Khuyên sốt sắng:
Con mở phim cho co Hai coi nhe?.
Ôi thôi! lúc này cô coi không vô đâu..
Sao vậy cô?.
Bà Lý xua tay, lắc đầu và đi vào nhà, Bảo Khuyên nhíu mày nhìn theo. Cô không cho rằng cái bà Ánh Loan vừa rồi, là nguyên nhân là cô Hai đang vui vẻ trở nên buồn buồn như vậy. Nhưng nếu thế thì lý do gì cô ấy lại lo âu bứt rứt chứ?.
Ôi chao những người có tuổi, góa chồng đều khó chịu và bất thường như nhau. Mẹ là một điển hình, bây giờ thêm cô Hai nữa, chắc Bảo Khuyên sẽ quay mòng lên vì suốt ngày phải vâng vâng dạ dạ phục tùng qúa.
Đang suy nghĩ vẫn vơ, Khuyên chợt nghe tiếng môtô vọt qua rồi thắng gấp kế bên nhà.
Anh ta đã về!.
Tự dưng tim Bảo Khuyên đập mạnh cô lên lén nhìn qua hàng rào tigôn và thấy Đăng đang chống chân ngồi trên xe. Chờ mở cổng rào. Người đang loay hoay mở cổng không phải là Phát mà là một cô gái.
Bảo Khuyên mím môi lẩm bẩm:
Trời ạ! Đưa cả con gái về nhà. Trông cô ta ăn mặc mát làm sao! thật khó tưởng tượng.
Khuyên tò mò quan sát cô gái khá đẹp, mặc cái thun lưới sát nách và cái quần Jean ống suông xé lai. Cô ta đẩy cổng cho Đăng vọt xe vào sân. Hai người nói gì đó với nhau, rồi Đăng mở cửa cho cô ta vào và đóng sập cửa lại.
Họ làm gì ở trỏng kỉa Bảo Khuyên đỏ mặt với thắc mắc của mình. Lòng cô bỗng chùng xuống vì một nỗi thất vọng chưa từng có. Anh ta không đàng hoàng như cô nghĩ, những gì cô vừa thấy chứng tỏ điều đó là đúng.
Bảo Khuyên buồn nhưng chẳng hiểu tại sao. Mỗi người có đời sống riêng, cô đã hiểu, đã biết những gì về Đăng chưa, sao đã vội cho anh ta là người tốt để bây giờ thất vọng.
Con người thật phức tạp. Chuyện cô Hai bỗng nhiên ủ rũ, cô chưa đoán được tại sao, bây giờ lại thêm bận tâm vì anh hàng xóm, chán qúa là chán!.
Bảo Khuyên thẫn thờ gục đầu ngồi co chân lên ghế đa. Cô tự trách trái tim mình sao nông nổi, chỉ vừa nhận vài ánh mắt, vai nụ cười xã giao của một người lạ, đêm về đã nghĩ ngợi viễn vông, đã vẽ vời những chuyện không đời nào là thực. chả trách mẹ hay mắng cô là chúa mơ mộng cũng đúng.
Nhất định từ giờ chở đi, cô phải….
Bảo Khuyên!.
Đang hạ quyết tâm, Khuyên giật mình khi nghe gọi. Ngóc đầu lên, cô khựng lại vì thấy Đăng..
Anh ta đứng sát rào và có vẻ ngạc nhiên:
Em làm sao vậy?.
Cô ấp úng:
Có…sao đâu!.
Đăng nhíu mày quan tâm;.
Không chóng mặt hay nhức đầu thật chứ?.
Tự nhiên Bảo Khuyên khó chịu trước thái độ chăm sóc của anh, cô cọc lóc:
Không mà! anh cần gì?.
Đăng nhún vai:
Cho anh bốn hủ Yaourt..
Vừa mở tủ, cô vừa nói:
Một mình anh ăn tới 4 hủ Yaourt à? đúng là hảo chua hơn cả con gái.
Làm thinh nhận từ tay Khuyên từng hủ Yaourt qua mắt lưới, Đăng đợi cô đưa muỗng xong mới nói:
Anh đang có bạn. Bạn anh mới thích của chua này. Riêng anh, lúc nào cùng hảo ngọt hết. Sao? Còn thắc mắc gì nữa không?.
Bảo Khuyên liếc anh ta một cái thật dài. Cô có cảm giác Đăng biết rằng vừa rồi cô ngồi gục đầu là vì anh đanh có bạn. Thật quê hết chỗ nói! Anh ta hiu hiu tự đắc trông ưa không vô. Nhưng chính cô đã tạo cơ hội cho Đăng hiu hiu tự đắc, sao còn trách ai?.
Hừ! anh ta cũng như Hoàng An, chả là gì để cô phải ghi cái tên họ vào bộ nhớ của trái tim mình cả. Việc quan trọng nhất hiện giờ Khuyên phải thao là học. Học nữa, học mãi, nếu lỡ trợt vỏ chuối, thì mẹ không tha tội đâu..
Nghĩ tới mẹ, Khuyên thấy mình có lỗi. Bà một đời vất vả nuôi co khôn lớn vậy mà dạo này cô không tập trung hết tâm trí vào việc học như trước kia. Tự cô cũng nhận thấy mình thường thả rơi tâm hồn vào tận xứ mộng mơ nào rất lạ, ở đó cô lẫn lộn giữa An và Đăng. Hai anh chàng mà lí trí cô luôn ibỏ, luôn cho rằng mình ghét ghê ghét gớm. Thế nhưng trong quyển sổ tay bé xíu màu hồng, Bảo Khuyên đã nắn nót ghi những câu thơ thật dễ yêu:
“Từ hôm đó người ngoan như giấc mộng.
Đến bên tôi trong những lúc học bài.
Mùa thi ơi nhè nhẹ ở trên vai.
Đừng rớt nặng mà lòng tôi rối chỉ”.
Thực sự ai là người làm lòng cô bối rối vào lúc này, Bảo Khuyên không biết nữa. Mẹ luôn bảo lãng mạng chỉ khổ thân, cô chả hiểu hồi còn trẻ mẹ có lảng mạng mơ mộng như mình không. Khuyên chỉ biết một điều mẹ rất mực thương yêu ba và rất mực chung thủy với người qúa cô..
Khuyên từng nghe cô Hai kể Rằng: Hồi đó ông bà nội chết sớm, cô dắt díu ba lên sài gòn sinh sống. Cô Hai đã làm đầu bếp nuôi ba ăn học. Ba mẹ thương nhau, nhưng bà ngoại không chịu ba làm rễ. Bà ngoại chê ba là con mồ côi nhà nghèo, không ai nâng đỡ.
Mẹ đã bất chấp gia đình, về sống chung với ba. Được 4 năm, khi Bảo Khuyên tròn 3 tuổi ông đã qua đời vì bị sốt rét ác tính. Trong khai sanh của Khuyên không có tên ông. Cô thắc mắc thì mẹ giải thích hai người chưa kịp làm hôn thú, dù đã là vợ chồng 4 năm..
Khuyên không quan tâm đến việc này nữa, cô cho rằng lòng thủy chung của mẹ đáng giá hơn tờ hôn thú gấp ngàn lần. Dù không có tên ba trong khai sanh, nhưng cô vẫn là con ông kia mà, Chính cô là động lực là niềm vui giúp mẹ đứng vừng trong cõi đời này.
Hồi cô còn bé, đã có lần bà ngoại buộc mẹ Gg cô cho cô Hai nuôi để tiến thêm bước nữa. Chính vì không đồng ý yêu cầu của ngoại, mẹ đã đưa cô tới ở đậu nhà một người bạn đồng nghiệp. Sau này người ấy xuất cảnh đã vừa bán, vừa cho miếng đất mẹ con cô đang ở bây giờ. Sau mười mấy năm, mẹ Khuyên đã dựng nên ngôi nhà khang trang đầy đủ tiện nghi này bằngbanhiêu mồ hôi nước mắt.
Khuyên không có quyền làm mẹ buồn hay thất vọng trong mọi trường hợp.
Bước vô nhà, ngồi sau bàn học kê ngay cửa sổ nhìn ra sân, cô làm bài tập lý. Khuyên chăm chú say mê làm bài đến mức không quan tâm đến thời gian..
Chiều bắt đầu xuống, sau bếp bà Hai Lý khua xoong nồi chuẩn bị cơm nước. Bên hàng xóm cô gái mặc quần áo cực kỳ moden đã về. Đăng đứng tần ngần kế hàng rào nhưng không gọi Khuyên. Có lẽ anh không nỡ phá khi thấy cô đang học.
Ngần ngừ vài giây, anh nhảy lên xe phóng đi. Khuyên giật mình đứng phắt dậy chạy ra sân nhưng Đăng đã mất dạng.
Mân mê cây viết bic còn cầm trong tay. Bảo Khuyên chẳng hiểu động lực nào khiến cô làm thế khi nghe tiếng xe của Đăng. Cô định đuổi theo một ảnh ảo sao?.
Thẩn thờ nhìn những sợi năing còn sót lại trên cây sứ trắng, Bảo Khuyên chớp mi. Làm sao cắt nghĩa được những điều đang xảy ra trong hồn cô. Người ta lại đi nữa rồi, lòng cô chợt vắng tanh. Tất cả chỉ còn một buổi chiều với màu nắng nhạt, với mây nhè nhẹ Với gió hiu hiu..
Trời ơi! Không phải cô đang yêu đấy chứ!