Fiction reveals truths that reality obscures.

Jessamyn West

 
 
 
 
 
Thể loại: Giáo Dục
Nguyên tác: Từ Câu Sai Đến Câu Hay
Upload bìa: Nguyễn Hoàng Anh
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3691 / 285
Cập nhật: 2016-07-24 01:46:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Câu Sai
.1. Thế nào là một câu sai?
Câu không đúng chuẩn mực tiếng Việt là câu sai. Có những loại câu sai nào?
Sai chính tả là câu viết không đúng những quy định về chính tả, không đúng quy tắc về dấu câu, không đúng quy tắc viết tắt.
Viết ‘Trần thị hòa’ là sai về quy tắc viết hoa tên người, sai về quy tắc bỏ dấu thanh điệu (xem thêm 6.3.2.2.). Cần viết là ‘Trần Thị hoà’. Viết ‘Lẩn quẩn cối xay’ là sai chính tả. Viết sai phần vần. Viết đúng là: ‘Luẩn quẩn cối xay’.
Viết ‘hóc xương gà, xa cành khế’ (Đại Từ điển Tiếng Việt, tr. 695) cũng là sai chính tả. Đúng chính tả phải là ‘sa cành khế’. Có người bình luận:
‘Xương gà hóc phải thì nguy Còn xa cành khế có gì mà lo?’
25
Sai ngữ pháp là câu viết không đúng quy tắc ngữ pháp, nghĩa là viết không đúng cấu trúc câu. Thường là những câu cụt, thiếu chủ ngữ hay vị ngữ, thậm chí thiếu cả hai. Ví dụ ‘Trong xã hội cũ, cái xã hội làm cho con người chỉ biết sống vì mình.’ Câu này mới chỉ có trạng ngữ, thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ. Câu ‘Không nên đến gần hơn được đâu’ cũng sai ngữ pháp. Đã viết theo cấu trúc khuyên bảo ‘Không nên đến gần hơn’ thì đừng chuyển thành cấu trúc nhận định ‘Không đến gần hơn được đâu’.
Sai từ vựng là câu mà giữa các từ trong đó không tương hợp về nghĩa. Ví dụ:
(1) ‘Mặc cho máy bay địch bắn phá, các ông bụt chùa Tây Phương vẫn phớt lờ ngồi trầm tư suy nghĩ.’ hai từ ‘ông bụt’ và ‘phớt lờ’ không tương hợp về nghĩa. (x. §8.3)
(2) ‘Trời xanh, trăng sáng, cao vằng vặc’ (b., số 24, 15.06.2002)
hai từ ‘cao’ và ‘vằng vặc’ không tương hợp với nhau. nên viết ‘Trời xanh, trăng sáng, cao vòi vọi’ hoặc ‘Trời xanh, trăng sáng vằng vặc.’
Sai lô gích là một câu viết không đúng quy tắc lô gích và tư duy. Ví dụ:
Câu ‘Các loại áo nam, nữ, đơn giản nhưng họa tiết nhẹ nhàng thì người Pháp ưa chuộng, màu sắc trên quần áo sặc sỡ người châu Âu lại hay mua.’ Sai lô gích vì người Pháp không phải là người châu Âu sao?
Có lần văn hào Pháp A. Daudet viết: ‘Con lạc đà phi nước kiệu, theo sau là 3 nghìn người Ả Rập phô sáu trăm nghìn
26
chiếc răng trắng nhởn.’ Câu này cũng sai lô gích vì tính ra mỗi người có tới... 200 chiếc răng. Ở những lần xuất bản sau người ta chữa ‘sáu trăm nghìn’ thành 6 nghìn. như vậy lại hóa ra quá ít: mỗi người phô ra có... 2 chiếc răng?! (Con số hay gây ra những câu chứa mâu thuẫn lô gích)
Câu ‘Chú tôi bị thương hai lần, một lần ở đùi, một lần ở Khe Sanh.’ không sai ngữ pháp, cũng không sai từ vựng. Câu này sai vì đã chuyển hướng tư duy từ nơi bị thương trên cơ thể sang địa điểm bị thương. Thế cũng là sai lô gích.
Sai phong cách là câu viết không đúng quy tắc về phong cách. Ví dụ: ‘giọng ca solo, top mười, show ca nhạc, các best-seller được sản xuất trên dây chuyền...’ Câu này theo phong cách nửa Tây nửa ta. Thế là sai phong cách. Trong tiếng Việt có cách diễn đạt tương đương và đơn giản: ‘giọng đơn ca, tốp mười, chương trình ca nhạc, các đĩa bán chạy nhất được sản xuất trên dây chuyền...’
Sai tri thức là câu viết không đúng với thực tế hoặc không đúng với những kiến thức khoa học đã biết. Viết ‘[...] dù quân hiệu không còn gắn trên ve áo bạc màu’ là sai kiến thức vì quân hiệu đã gắn nhầm chỗ. Quân hiệu bao giờ cũng gắn trên mũ. Chỉ có phù hiệu (chỉ cấp bậc, binh chủng, quân chủng) mới gắn trên ve áo.
Dùng tiếng nước ngoài mà ‘chữ tác đánh chữ tộ’ thì tự nó sẽ tố cáo trình độ ngoại ngữ của tác giả. Có những lỗi tác giả có thể đổ thừa cho người đánh vi tính: ‘Miếng paté ung ủng mùi sông Tô Lịch’ (paté ← pâté); ‘Bãi xe ngập đầy những Autor và Moto’ (Autor ← auto).
27
nhưng có những lỗi người viết không thể đổ thừa cho ai cả:
- Tâm rút trong túi áo Bluson chai henessy dẹt. (Bluson ← blouson)
- Một vài kẻ làm ra baremt chuẩn cho toàn bộ xã hội. (baremt ← barème)...
- ‘Fabregas là người Tây Ban nha và thuộc tuýp tiền vệ trung tâm mà Real rất cần.’ (b., 07.05.2008)
Lẽ ra típ (type - kiểu); còn tuýp (tube - ống), như quần ống tuýp, tuýp thuốc đánh răng...
2.2. Đúng sai:
Những ranh giới mong manh1
2.2.1. nhìn nhận hiện tượng sai không đơn giản
Có những cơ quan nhà nước đầy quyền hành về chữ nghĩa cũng có những quyết định không chuẩn.
Lấy lại tên gọi sau 99 năm
Lấy tên người đặt cho tên một vùng đất, một con kênh, một thị trấn... là chuyện bình thường. nhưng viết thế nào mới đúng? Bang California (Mỹ) có một thị trấn được đặt theo tên ông Smart, người xây dựng tòa nhà đầu tiên của thị trấn vào năm 1856. Theo ngữ pháp tiếng Anh, lẽ ra ‘thị trấn của ông Smart’ viết là Smart’s ville thì người ta lại viết Smartsville. năm 1909 Cơ quan Bưu điện Mỹ tuyên bố chữ
1 Bài này đã đăng trên SGTT, số 22.11.2010. 28
S thứ hai trong Smartsville là sai ngữ pháp. Từ đó, thị trấn này được gọi bằng Smartville. Từ nhiều năm qua người dân thị trấn này đấu tranh giành lại tên gốc, giành lại ‘nguồn gốc, danh dự và sự nổi tiếng’ của thị trấn. Tháng 05.2008, Cơ quan phụ trách các tên gọi địa lý Mỹ phán quyết rằng, thị trấn có quyền sử dụng tên gốc Smartsville của mình. (Tuổi Trẻ, 28.05.2008). Vậy là thị trấn này được phép lấy lại tên cũ sau khi mất chữ S thứ hai trong suốt 99 năm qua. Vậy là có những cơ quan nhà nước đầy quyền hành về chữ nghĩa cũng có những quyết định không chuẩn.
Không có khái niệm sai về tên đặt ra trong giấy khai sinh. Cũng không có khái niệm sai về bút danh, bí danh. Ai muốn viết như thế nào mặc lòng. Tên gọi ‘nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa’ là đúng, mặc dù theo trật tự hán-Việt có người cho rằng phải đảo lại trật tự mới chuẩn.
Có câu, người này cho là sai nhưng người khác lại thấy đúng.
Câu ‘Với đồng lương hưu không đủ sống, từ những năm 1987, anh đã viết hàng chục lá đơn...’ (nhà báo và Công luận, 09-10/1993) đã bị T. nh. phê là chỉ có một năm 1987, sao lại dùng từ những? Và nhà báo và Công luận đã cám ơn. Ấy thế nhưng chúng ta có thể hỏi: Phải chăng câu trên đây không sai? Trong tiếng Việt từ những còn được dùng với ý nghĩa nhiều: ‘Tôi cao những 1m8’, ‘Ông ấy có những 3 biệt thự’. Khi người bố hỏi ‘Tối qua con đi những đâu?’, người con có thể đáp vào từ những: ‘Có đâu mà những! Con chỉ sang ôn bài ở nhà Bé Ba’. Vậy nếu người viết muốn nói từ
29
nhiều năm rồi, từ những năm 1987, thì câu trên đâu có sai?
- hoa cúc đẹp nhưng hoa ngâu thơm hơn. (Tiếng Việt, lớp 5, tập I)
Có báo phê câu này dùng sai từ nhưng vì đẹp đâu có đối lập với thơm. Thật ra câu này hoàn toàn bình thường. Đây là cách so sánh một điều tường minh, rõ ràng với một điều ngầm ẩn: ‘hoa cúc đẹp (nhưng không thơm) còn hoa ngâu (tuy không đẹp, nhưng) lại thơm’. Từ nhưng trong câu trên cho biết người nói trọng mùi thơm của hoa hơn là hình thức đẹp của nó. Lối so sánh này hay gặp lắm:
- Tôi nghĩ là nên chọn cô A.
- Chúng ta cần người thông minh nên tôi chọn cô B. Cô A xinh đẹp nhưng cô B thông minh’
Không sai nhưng dễ tưởng là sai.
Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, huy Cận viết:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi...
Có bạn đã từng hỏi về câu thơ này: mặt trời khuất núi, xuống núi chứ sao lại ‘xuống biển’? Rất đơn giản vì huy Cận sáng tác bài thơ này trong chuyến đi thực tế ở đảo Cát Bà, hải Phòng. Ở đảo thì bốn bề là biển, mặt trời lặn xuống phía Tây thì vẫn là xuống biển.
Một chuyên gia tiếng Việt, tiến sĩ người Séc Ivo Vasiljev nhận xét: ‘Ở một cửa hàng trên đường Lê Thánh Tôn, Q.1 (Tp.
30
hCM) có hàng chữ giới thiệu ‘hàng mới về’. Trước đó, hàng không có ở đây mà bây giờ lại ‘về’? (Tuổi Trẻ, 24.10.2010)
Thật ra trong tiếng Việt cách dùng ‘gió bấc tràn về’, ‘Đưa hàng về phục vụ bà con’; ‘mang ánh sang về bản làng’; ‘Về đâu, về đây khi gió mùa thơm ngát/ôi cánh chim giang hồ?’ (Đàn chim Việt)... đã được người Việt dùng bình thường. Từ về không chỉ còn nghĩa ‘trở về cội nguồn, trở về nơi từ đó ra đi’. nó đã thêm một nét nghĩa mới ‘chuyển động có mục đích tới một nơi nào đó’.
Lại nữa, có người cho rằng trong các phiên họp Quốc hội, nhiều quan chức đã dùng sai từ ‘tỷ trọng’, như: ‘Trong năm 2010 sản lượng lúa xuất khẩu đạt x triệu mỹ kim chiếm tỷ trọng y% tổng số kim ngạch xuất khẩu.’ Ở đây phải dùng từ tỷ lệ mới đúng. Phê phán như vậy, tác giả đã đòi hỏi dùng từ tỷ trọng đúng theo khái niệm vật lý: đem trọng lượng một khối vật chất chia cho trọng lượng của một khối vật chất đối chứng (thường lấy chất đối chứng là nước) sẽ được tỷ trọng của chất đó. nói tỷ trọng của sắt là 7,8 có nghĩa là sắt nặng gấp 7,8 lần nước. Tuy nhiên, từ đời thuở nào đó người ta đã dùng sai từ tỷ trọng với nghĩa là ‘tỷ lệ của một phần nào đó so với tổng thể’. Vì vậy, có thể chấp nhận được câu dẫn trên đây của các đại biểu Quốc hội.
2.2.2. Không sai nhưng lại là... sai
Không sai nhưng trái ý người viết
Trên tuần báo P. có bài ‘người hà nội mù chữ’. Bài này chỉ nêu lên hiện tượng có một số người hà nội mù chữ, thế
31
mà lại viết ‘người hà nội’. Viết vậy hóa ra: Mọi người hà nội đều mù chữ. Đầu đề này mang định hướng chê người hà nội, ngược với ý tác giả bài phóng sự. Bây giờ chúng ta thử đổi thành: ‘người hà nội cũng mù chữ?’ Do dùng kiểu hỏi, đầu đề này thể hiện được sự ngạc nhiên chứ không còn là lời chê nữa. Từ cũng trong câu hỏi này tạo nên ý sau: người vùng nào mù chữ còn hiểu được chứ ‘người hà nội mà cũng mù chữ’ thì không thể tin được. Kết quả là trong thâm tâm có ý đánh giá cao hà nội về dân trí. Vậy là, thêm một từ hư chúng ta chuyển một câu sai thành câu đúng.
Từ hư còn có thể giúp phát hiện ra những nội dung sai lầm.
Trong một luận văn thạc sĩ ở đại học C., học viên X viết: ‘Ở An giang có một cù lao mang tên Cù lao Ông Chưởng.
Ba phen quạ nói với diều,
Cù lao Ông Chưởng còn nhiều cá tôm.’
Sao lại ‘còn nhiều’? Cụm từ ‘còn nhiều’ này ngầm nói về một điều khác: nhiều nơi khác mất dần cá tôm. Điều này đúng trong thực tế. nhưng đây là ca dao. Việt nam chưa có những ca dao đề cập tới môi trường. Do vậy suy ra câu ‘sưu tầm’ trên là sai. nhiều khả năng sai ở từ còn. nhờ vậy, đoán được có lẽ câu ca dao đúng nói về một đặc sản vùng cù lao Ông Chưởng là:
‘Ba phen quạ nói với diều,
Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm.’
32
Khen cái này lại phủ định cái kia, điều mà người viết không muốn
những hàm ý từ trạng ngữ.
Trên tivi, có MC nói: ‘Không như những chương trình khác, chương trình Việt nam - đất nước - con người được dàn dựng công phu, ngôn ngữ chọn lọc, trau chuốt...’ (29.06.2008)
Câu trên đây đề cao chương trình Việt nam - đất nước - con người, nhưng vô tình mà tạo ra hàm ý hạ thấp giá trị của những chương trình khác. Loại hàm ý này liên quan đến trạng ngữ của câu. Chức năng của trạng ngữ là giới hạn tính đúng đắn của câu trong khuôn khổ trạng ngữ đó. Điều này ngầm ẩn nói rằng người nói không chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của nội dung được đề cập ở ngoài phạm vi trạng ngữ. ‘Không như những chương trình khác’ là một trạng ngữ so sánh chương trình này khác biệt tất cả các chương trình khác. Chương trình này công phu thì những chương trình khác sẽ không công phu...
Có bài viết ‘Khác với Dế mèn phiêu lưu ký, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm đã đem lại nhiều tiếng vang lớn cho nhà văn Tô hoài’.
Câu trên ca ngợi truyện ‘Vợ chồng A Phủ’ nhưng vô tình đã hạ thấp ‘Dế mèn phiêu lưu ký’. Thế là khen cái này, nếu vô ý về câu chữ có thể dẫn tới chê cái kia, điều mà người viết không muốn. Cụm từ ‘khác với’ mở đầu trạng ngữ của câu đã tạo ra hàm ý không mong muốn đó. Chỉ cần thay ‘khác với’ bằng ‘giống như’ chúng ta sẽ được một câu ca ngợi cả
33
hai tác phẩm: ‘giống như‘Dế mèn phiêu lưu ký’, truyện ngắn ‘Vợ chồng A Phủ’ cũng là một tác phẩm đã đem lại nhiều tiếng vang lớn cho nhà văn Tô hoài’.
Trên báo h., có người viết về tình cảm với Xuân Diệu của nhà thơ Trần Đăng Khoa như sau: ‘hồi nhỏ, Trần Đăng Khoa rất kính trọng nhà thơ Xuân Diệu.’
Đọc dòng trên độc giả sẽ hỏi: hồi nhỏ là vậy còn hiện nay thì sao? Đã khẳng định ‘hồi nhỏ rất kính trọng’ thì hiện nay không thể là ‘rất kính trọng’ được nữa vì nếu trước sau vẫn luôn luôn rất kính trọng thì cần gì tới trạng ngữ ‘hồi nhỏ’? Ấy thế là hồi nhỏ rất kính trọng còn hiện nay thì khác... nghĩa là không rất kính trọng nữa! Ca ngợi như vậy thì bằng mười phụ nhau.
những câu sau cũng gây ra những hiểu lầm tai hại cho dù người viết có thể không có ngụ ý gì:
- hồi trước, ông ấy liêm khiết lắm. - nó đã từng là người tử tế.
- Mấy năm trước cô ấy xinh lắm.
- hiện tượng các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng tiêu tốn hàng chục tỉ, trăm tỉ, ngàn tỉ đồng vừa hoàn công (thậm chí chưa hoàn thành thủ tục hoàn công, quyết toán) đã hư hỏng hoặc không thể sử dụng được [như...] không phải chuyện cá biệt ở Việt nam. (b., 26.10.09)
Trong câu trên trạng ngữ ở Việt nam đặt cuối khiến câu trở thành mơ hồ mà nghĩa thứ hai là: ‘không phải cá biệt ở Việt nam mà ở nhiều nước khác cũng vậy’ nghĩa này dẫn tới
34
cảm nhận rằng bài báo này bào chữa cho những sai phạm trong xây dựng hạ tầng ở Việt nam. Chỉ cần đảo thứ tự, đưa trạng ngữ lên đầu, thì hiện tượng mơ hồ trên sẽ bị mất đi. Câu chỉ còn hàm ý phê phán:
- Ở Việt nam, hiện tượng các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng tiêu tốn hàng chục tỉ, trăm tỉ, ngàn tỉ đồng vừa hoàn công (thậm chí chưa hoàn thành thủ tục hoàn công, quyết toán) đã hư hỏng hoặc không thể sử dụng được [như...] không phải chuyện cá biệt.
Vai trò của tiền giả định trong hàm ý:
Ông nhớ không, hồi chưa cưới tôi lúc nào ông cũng bảo ‘mỗi ngày chỉ cần gặp em một vài phút là anh đã thấy sung sướng lắm rồi’.../ Bây giờ tôi cũng chỉ muốn được như vậy thôi bà ơi! (TTCT, 27.11.2011)
Chưa cưới có tiền giả định thời gian không gặp nhau nhiều gấp bội thời gian gặp nhau. Vì vậy ‘mỗi ngày chỉ cần gặp em một vài phút’ có hàm ýmong muốn được gặp nhau.
Đã thành vợ chồng, hàng ngày chung sống, có tiền giả định thời gian gặp nhau nhiều gấp bội thời gian không gặp nhau. Vì vậy ‘mỗi ngày chỉ cần gặp em một vài phút’ có hàm ý mong muốn không phải gặp nhau.
Không sai nhưng không thích hợp với tình huống
nói năng trong giao tiếp bạn bè khác giao tiếp trước công chúng. Trò chuyện trên bàn ăn khác giao tiếp nghi lễ chính thống.
Có những quốc gia quy định về ngôn ngữ văn hóa trong 35
những môi trường nhất định. Tại Quốc hội Israel (Knesset), một quy định về ‘đạo đức lời nói’ bắt đầu có hiệu lực từ 21.06.2001. Ông nghị nào vi phạm sẽ bị... chế tài. Theo quy định này có một danh sách các từ cấm kị mà các ông nghị không được dùng trong Quốc hội. Đó là những từ thô tục, là những từ mà người Israel cho là lăng nhục họ, như ‘kẻ phản bội’, ‘tên thất học’, ‘tên độc ác’, ‘kẻ giả dối’... và là những từ mang màu sắc chính trị hoặc tôn giáo như ‘bài Do Thái’, ‘phát xít’, ‘tên khủng bố’, ‘chính phủ của những kẻ giết người’... (Tuổi Trẻ, 23.06.2001).
Một vận động viên thể thao thường bị coi là ‘võ biền’ nhưng trước công chúng thì không được phép có những cử chỉ và lời nói thiếu văn hóa. Trong trận bán kết giải Wimbledon ngày 03.07.2009, đang trong lúc thi đấu Andy Murray bị trọng tài nhắc nhở vì có những lời nói ‘không thích hợp.’ (VTC 3)
ngoài đường phố, trong quán cà phê, khi ‘tám’ với bạn bè có thể dùng ngôn ngữ đường phố, dùng tiếng lóng, nhưng trong nghị trường thì không thể nói ‘Tôi đồng ý xử nghiêm. [...] nghiêm ở đây không có nghĩa sai là ‘chặt chém’ ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm.’ (Tuổi Trẻ, 13.06.2010)
Thay đổi, thêm bớt một từ, một dấu có thể làm nội dung câu khác hẳn đi. Câu đúng đấy nhưng vẫn có thể... sai.
2.2.3.‘Sai’ nhưng lại là... đúng
Có những câu đứng riêng rẽ thì sai nhưng đặt trong ngữ cảnh thích hợp thì lại đúng. Ví dụ: ‘Bà nổi tiếng là một người
36
đàn ông nghiêm nghị’ (PnVn, số 30, 1984). Có đọc cả bài mới biết người viết câu này có cái lý của mình. Đây là câu chuyện viết về bà De James người nước Anh, đóng giả trai và trở thành đại tướng quân y. Mãi tới năm 1865 khi bà mất người ta mới biết viên tướng này là một phụ nữ. Kể chuyện về một phụ nữ nên phải viết ‘Bà nổi tiếng là...’, nhưng nhà báo viết theo điểm nhìn của người đương thời với vị tướng này... là người đàn ông nghiêm nghị’. Thế là thành câu trên, một câu có thể chấp nhận được.
Từ câu đúng tới câu sai
Một văn bản, một câu nói chuẩn, nhưng dưới góc độ một cán bộ biên tập thì lại không đạt yêu cầu về sự chính xác ở một vài từ ngữ nào đó, nên đã biên tập lại. người ta thay thế từ ngữ được biên tập lại này bằng những từ ngữ khác nhưng ít chú ý tới những biến đổi ngữ pháp khi thay thế từ. Một từ này không đòi hỏi giới từ nhưng từ thay thế cho nó lại đòi hỏi giới từ, hoặc ngược lại, thế là dẫn tới những câu sai. Chẳng hạn, khi trả lời phóng viên báo T, một vị phó chủ tịch thành phố nói: ‘Vấn đề là chúng ta đang thiếu năng lực điều hành’. Dùng câu này làm tiêu đề cho bài phỏng vấn, nhưng có lẽ phóng viên nọ cho rằng từ ‘thiếu’ là một nhược điểm quá nặng, vì ‘thiếu’ là không có, nên đã giảm nhẹ đi bằng từ ‘hạn chế’. Vậy là có bài báo với hàng tít rất lớn đặt ngay đầu trang nhất ‘Vấn đề là hạn chế năng lực điều hành’ (b., 20.02.2006). Tít này sai ngữ pháp. nói ‘hạn chế’ có nghĩa là ngăn lại, không cho vượt qua một mức nào đó. Lẽ ra, cần đặt tít là ‘Vấn đề là năng lực điều hành còn (/bị) hạn chế’; ‘Vấn đề là hạn chế về/trong năng lực điều hành’.
37
2.3. Sửa câu sai thế nào?
2.3.1. nhìn nhận hiện tượng sai thế nào?
Có nhiều ý kiến xác đáng khi bàn về câu sai. Song không khỏi có những ý kiến khiến người đọc băn khoăn khó chấp nhận. Có những điều đơn giản, mọi người vẫn nói như thế nhưng sao có nhà nghiên cứu lại cứ làm rắc rối ra rồi bảo là thừa, là sai, là thiếu lô gích? Lại có những câu sai mà mỗi nhà ngôn ngữ phân tích lỗi theo một cách. Bởi vậy phân định đúng sai và nguyên nhân dẫn tới những câu sai là cần thiết nhưng cũng không đơn giản.
Đã có người viết trên báo rằng lối nói ‘cấm không được hút thuốc lá’ là sai vì nó mâu thuẫn, không có lô gích: đã cấm sao lại còn không được? nói vậy chả hóa ra cho phép hút thuốc lá hay sao? Và tác giả này đã đề nghị hoặc nói ‘không được hút thuốc lá’ hoặc là nói ‘cấm hút thuốc lá’. Sự thực, cả ba lối nói ‘cấm không được hút thuốc lá’, ‘không được hút thuốc lá’ và ‘cấm hút thuốc lá’ đều đúng. Chúng ta chứng minh được điều này.
hiện tượng ngôn ngữ nào được nhiều người dùng ấy là đã được xã hội chấp nhận. Cái đúng của ngày hôm nay có thể được hình thành từ cái sai của ngày hôm qua. Và cũng hàng loạt cái đúng của ngày hôm qua thì nay lại không dùng nữa. Có thể chỉ ra hàng loạt từ ngữ mà thời nguyễn Trãi hay nguyễn Bỉnh Khiêm dùng nhưng nay không dùng như vậy. Chuẩn mực ngôn ngữ là một hiện tượng động. Và xảy ra hiện tượng ‘để lâu câu sai hóa đúng’ (x.§ 2.4). Có những
38
nghiên cứu đòi hỏi biết từ nguyên của từ ngữ, nhưng thông thường chỉ cần biết nghĩa hiện dùng của từ là đủ. Biết thêm gốc hán - Việt của từ càng tốt nhưng không nên lấy gốc hán làm căn cứ quan trọng nhất để phán xét đúng sai cho một từ.
Trở lại với cấm và cấm không được. hàng loạt động từ như quên, thôi, kiêng, tránh,... cũng giống hệt như cấm. Chúng đều có những cách nói ‘mâu thuẫn’ nhau, người nói cách này, người dùng cách kia: quên mang sách/quên không mang sách, kiêng ăn mỡ/kiêng không ăn mỡ, thôi bán hàng/thôi không bán hàng, tránh gặp nhau/tránh không gặp nhau...
2.3.2. Có nhiều cách sửa một câu sai
Có nhiều cách phân tích, nhìn nhận một hiện tượng sai. Do vậy dẫn đến những cách sửa khác nhau. Chỉ ra đúng nguyên nhân của một câu sai sẽ giúp chúng ta sửa câu sai đó một cách hợp lý nhất.
Viết những câu ngắn thường đúng. Ai cũng cảm nhận được quy tắc ngữ pháp của chúng. Viết những câu dài là đã mở rộng các thành phần của câu ra tầng tầng lớp lớp. Viết những câu dài do đưa nhiều ý vào một câu thì dễ quên những điều đã viết, và cũng dễ quên mối liên hệ giữa các thành phần chính và mối liên hệ giữa mỗi thành phần chính với những thành phần phụ. Kết quả là dễ dẫn tới những câu sai ngữ pháp. gặp câu dài, bạn hãy tìm cách gỡ dần dần đưa nó về câu ngắn nhất.
39
Chúng ta thực hiện các bước sau:
a) Tìm câu lõi của câu đó:
- những từ nào trong câu này có thể làm vị ngữ?
- những từ đó có quan hệ với nhau thế nào? (chú ý tới vai trò của từ hư trong thể hiện quan hệ)
- Từ nào có thể là vị ngữ cốt lõi?
b) nghĩ tới những câu thật đơn giản dùng động từ trung tâm đó.
c) Quan hệ giữa động từ trung tâm và những động từ còn lại thế nào?
d) Đối chiếu sự khác biệt giữa những câu đơn giản này cùng mối liên hệ giữa chúng với câu cần sửa bạn sẽ phát hiện ra những chỗ ‘vênh’. Từ đó chỉ ra được lỗi và cách sửa câu đang xem xét.
Ví dụ 1: Một câu sai có nhiều cách phân tích lỗi khác nhau
(1) Trong toàn bộ Truyện Kiều của ông đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát.
Các nhà ngôn ngữ học, người cho rằng đây là câu thiếu chủ ngữ; người thì quy kết do chưa nắm vững cách dùng quan hệ từ: hoặc coi là dư từ trong, hoặc coi là dư từ của; Có người lại phân tích do không biết dùng trạng ngữ: đã lẫn phần phụ với chủ ngữ.
Chúng ta theo cách sau:
Bước 1: Tìm câu cốt lõi. Câu trên có một động từ là miêu tả. Câu cốt lõi là câu chứa động từ này. Ai miêu tả? -Tác giả
40
truyện Kiều, tức là nguyễn Du. Vậy câu cốt lõi là ‘nguyễn Du đã miêu tả...’
Bước 2: So với câu này thì câu 1 thiếu một từ đặt trước động từ miêu tả làm chủ ngữ. Vậy thử thêm nguyễn Du hoặc ông vào câu 1:
(1a) Trong toàn bộ Truyện Kiều của ông nguyễn Du đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát.
(1b) Trong toàn bộ Truyện Kiều của ông ông đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát.
hai câu này đều đúng, nhưng còn nặng nề. Dư từ ‘của ông’. Vậy bỏ đi:
(1c) Trong toàn bộ Truyện Kiều nguyễn Du đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát.
(1d) Trong toàn bộ Truyện Kiều ông đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát.
Sửa tới đây, bạn có thể dừng lại. nhưng nếu muốn diễn đạt theo cách khác? Chúng ta lưu ý tới cách chuyển cấu trúc chủ động thành cấu trúc bị động: ‘miêu tả xã hội phong kiến...’ chuyển thành ‘xã hội phong kiến... được miêu tả’.
(1e) Trong toàn bộ Truyện Kiều của ông, xã hội phong kiến thối nát đã được miêu tả một cách sâu sắc.
(1g) Trong toàn bộ Truyện Kiều, xã hội phong kiến thối nát đã được nguyễn Du miêu tả một cách sâu sắc.
Để nhấn mạnh bổ ngữ ‘xã hội phong kiến thối nát’ thì đưa nó lên đầu câu và chuyển trạng ngữ xuống cuối:
41
(1h) Xã hội phong kiến thối nát đã được nguyễn Du miêu tả một cách sâu sắc trong toàn bộ Truyện Kiều.
(1i) Xã hội phong kiến thối nát đã được miêu tả một cách sâu sắc trong toàn bộ Truyện Kiều của nguyễn Du.
Từ cách nhìn nhận ‘chưa nắm vững cách dùng quan hệ từ’ sẽ dẫn tới kết luận câu đó dư từ trong hoặc của. Để sửa câu này, chỉ việc bỏ đi từ dư trong hoặc của:
(1k) Toàn bộ Truyện Kiều của ông đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát.
(1l) Trong toàn bộ Truyện Kiều ông đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát.
Ví dụ 2: Lỗi về ‘trạng ngữ’ - loại lỗi đã thành cố tật ở những câu không dài:
(2) Theo bài báo cho biết vấn đề này rất phức tạp.
Câu này có hai từ có thể làm vị ngữ: cho biết; rất phức tạp. Trật tự thông thường trong câu nói: cho biết một điều rất phức tạp. Vậy cho biết là động từ cốt lõi. Chúng ta so sánh nó với những câu có động từ cho biết làm vị ngữ mà ai cũng thấy là đúng:
(2) Theo bài báo cho biết vấn đề này rất phức tạp. (3) hùng cho biết vấn đề này rất phức tạp.
(4) Quần chúng cho biết vấn đề này rất phức tạp.
Chủ ngữ trong các câu 3 và 4 là những danh từ (hùng, bài báo). Trong khi đó phần đầu của câu 2 ‘theo bài báo’ lại không phải là danh từ. Bỏ từ ‘theo’ thì còn lại danh từ ‘bài báo’. Và chúng ta có câu đúng.
42
(2a) Bài báo cho biết vấn đề này rất phức tạp.
Cách sửa thứ hai. Đặt lại vấn đề: Có loại câu nào bắt đầu bằng‘Theo bài báo’, ‘Theo + DAnh TỪ’ mà ai cũng thấy là đúng không? - Có.
(5) Theo ông hùng thì vấn đề này rất phức tạp.
(6) Theo quần chúng thì vấn đề này rất phức tạp.
hai câu trên có khuôn: ‘Theo + DAnh TỪ + thì + CÂU’. Trong câu 2, thử bỏ từ cho biết rồi thêm thì xem có ‘xuôi’ không:
(2b) Theo bài báo thì vấn đề này rất phức tạp.
Câu này nghe được. Vậy 2b là cách sửa thứ hai của câu 2.
Cách sửa thứ ba. Có thể lược bỏ từ ‘thì’ trong các câu 2b, 5, và 6. Lúc đó, khi nói, cần ngừng một chút trước khi đọc tiếp ‘vấn đề này rất phức tạp’. Cái chỗ ngừng khi nói được thay bằng dấu phẩy khi viết. Vậy có thể viết lại các câu 2b, 5, và 6 như sau:
(2c) Theo bài báo, vấn đề này rất phức tạp.
(5a) Theo ông hùng, vấn đề này rất phức tạp. (6a) Theo quần chúng, vấn đề này rất phức tạp. Phần đầu trong mỗi câu trên là trạng ngữ.
Ví dụ 3: Câu vừa sai vừa dư:
(3) nhiều bệnh viện công cấm viện trợ về chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí cấm hỗ trợ cả máu cho bệnh nhân ở các bệnh viện tư. (Lời ô. nVn, dẫn lại theo TTCT, 23.12.2007)
43
Trong câu này, có hai từ sai: hỗ trợ, ở. nguyên nhân: 1) hiểu sai từ hán-Việt ‘hỗ trợ’; 2) do áp lực tránh lặp lại hai từ ‘cho’ nên đã thay từ cho thứ hai bằng từ ở. Kết quả là ‘cấm viện trợ về chuyên môn... ở các bệnh viện tư’. Cách nói ‘hỗ trợ cả máu cho bệnh nhân ở các bệnh viện tư’ là dư. Vì hỗ trợ máu cho bệnh viện cũng là hỗ trợ máu cho bệnh nhân. Chỉ cần nói ‘trợ giúp máu cho bệnh viện’ là đủ. Câu trên cần được sửa thành ‘nhiều bệnh viện công cấm viện trợ về chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí cấm trợ giúp cả máu cho các bệnh viện tư’.
Ví dụ 4: Một câu sai ‘hỗn hợp’: vừa sai ngữ pháp, vừa sai từ vựng, vừa sai phong cách.
(4) Thi thể người mẹ được con gái 11 tuổi phát hiện ở phòng ngủ của bà và bà ngoại của em đã vội thông báo cho cảnh sát. (b., 18.11.2010)
Bước 1: Tìm câu cốt lõi
Câu trên có những động từ nào? - phát hiện và thông báo
Phát hiện và thông báo có liên quan mật thiết với nhau về nghĩa. Sau khi phát hiện sự kiện mới thông báo sự kiện. Vậy phát hiện và thông báo là hai động từ tạo ra mối quan hệ nhân quả làm nên câu cốt lõi.
Ai phát hiện, ai thông báo? - Đứa con
Phát hiện gì? - Thi thể người mẹ
Ở đâu? - Ở phòng ngủ của bà và bà ngoại
Thông báo cho ai? - Cho cảnh sát
Quan hệ cốt lõi là: ‘Đứa con phát hiện thi thể người mẹ...
44
và (/rồi/liền) thông báo cho cảnh sát’. Tới đây có ba cách căn bản để sửa câu trên:
hoặc tạo ra một câu ghép lỏng nối với nhau bằng dấu phẩy hoặc dùng dấu chấm tạo ra 2 câu kế tiếp nhau:
(4a) Đứa con phát hiện..., đứa con thông báo...
hoặc tạo ra một câu nhân quả nối với nhau bằng từ liền hoặc từ và (ở trường hợp này, tôi không gọi là câu có thành phần đẳng lập):
(4b) Đứa con phát hiện... liền thông báo...; Đứa con phát hiện... và thông báo...
hoặc tạo ra một câu đơn có trạng ngữ:
(4c) Phát hiện thi thể..., đứa con liền thông báo...
Sao đứa con 11 tuổi lại gọi mẹ là người mẹ, là bà? - người viết đã chuyển điểm nhìn của đứa con thành điểm nhìn của phóng viên. Vậy cần thay từ người mẹ và từ bà thứ nhất thành từ mẹ: Thi thể mẹ ở phòng ngủ của mẹ và bà ngoại.
Sửa theo cách b), chúng ta được:
(4b) Đứa con phát hiện thi thể mẹ ở phòng ngủ của mẹ và bà ngoại, đứa con liền thông báo cho cảnh sát.
Sửa về phong cách.
1) Từ thông báo còn có thể dùng trong tình huống cơ quan nhà nước thông báo cho dân một chính sách. Vậy thay vì thông báo nên dùng từ báo cho nghĩa hẹp hơn.
2) Con gái là một từ chỉ loài, nên thêm từ đứa để đứa con gái 11 tuổi thành người con xác định.
45
3) Một câu khi lặp lại sẽ thành nặng nề. Vậy nên dùng từ nó, em thay thế cho từ đứa con lặp lại. Thế là ít nhất chúng ta cũng được 3 câu sửa theo các cách a, b, c:
(a1) Đứa con gái 11 tuổi phát hiện thi thể mẹ ở phòng ngủ của mẹ và bà ngoại. Em vội báo cho cảnh sát.
(b1) Đứa con gái 11 tuổi phát hiện thi thể mẹ ở phòng ngủ của mẹ và bà ngoại liền báo cho cảnh sát.
(c1) Phát hiện thi thể mẹ ở phòng ngủ của mẹ và bà ngoại, đứa con gái 11 tuổi liền báo cho cảnh sát.
2.3.3. Có nhiều mức độ sai, nhiều mức độ sửa câu sai
hiện tượng sai có thể xảy ra ở nhiều mức độ. Do vậy có nhiều mức độ khi sửa một câu sai.
Mức độ 1: những câu sai không sửa không được. Đó là những câu sai ngữ pháp, sai lô gích, sai tri thức, câu sai chính tả.
Mức độ 2: những câu dư, sai trong phiên âm, câu không hợp về phong cách như dùng phương ngữ không đúng chỗ, dùng những từ khó, dùng thuật ngữ, dùng từ vay mượn không cần thiết... những câu không hợp với cách nói người Việt. Đây là những câu có thể tạm chấp nhận được.
Mức độ 3: những câu gọi là sai cũng được mà bảo không sai cũng được. những câu dùng từ chưa đạt, không ‘đắt’ vì có thể chọn những từ gần nghĩa chính xác hơn. Đây là những câu có thể viết chính xác hơn, hay hơn.
Ví dụ 1: ‘ngày 04-08-1442, sau khi đi tuần ở miền Đông [...] Lê Thái Tông được nguyễn Trãi đón về.’
46
Câu trên có hai chỗ nhầm. Thứ nhất, lẫn âm lịch và dương lịch. ‘Lê Thái Tông được nguyễn Trãi đón về ngày 4 tháng 8 năm nhâm Tuất, tức 07-09-1442’. Lỗi này ở mức độ 1, nhất thiết phải sửa.
Thứ hai, vua đi tuần thú. Chỉ có lính trơn mới đi tuần. Đây là lỗi dùng từ cổ không thích hợp với vai vua. ngày nay không còn dùng từ này nữa nên lỗi này ở mức độ 2 và có thể châm chước.
Ví dụ 2: ‘Ông (một trung tá nguỵ) đã kêu gọi toàn bộ sĩ quan, binh sĩ trong trung đoàn buông súng trở về với quân giải phóng để tránh hy sinh không đáng phải xảy ra.’ (b., 02.05.2002)
Câu trên sai ở mức độ 2. Kẻ địch chết thì không nói... hy sinh. nói vậy hóa ra tôn vinh địch.
Ví dụ 3: ‘hãy cho tôi tiền rồi tôi sẽ giúp ông trốn thoát.’ Đây là cách nói theo tiếng Anh (give me some money and I’ll help you escape). Trong trường hợp này, người Việt thường nói: ‘Có tiền không? Tôi sẽ giúp ông trốn thoát.’
Mặc dù có thể nói như tiếng Anh (The ball reached the white line) nhưng không nên viết ‘Trái banh chạm vào cái vạch màu trắng’ khi tường thuật một trận quần vợt vì người Việt nói đơn giản ‘Banh chạm vạch (trắng)’.
những tục ngữ dịch theo nghĩa đen tuy không sai nhưng không phải là cách nói của người Việt. Loại sai này ở mức độ 3.
Ví dụ 4: ‘người này sục bụi cây nhưng người khác lại vớ được chim’ (One beat the bushes and another catches the bird).
47
Trong trường hợp này, nên dịch là ‘Thằng còng làm thằng ngay ăn’ hay ‘Cốc mò cò xơi’.
Ví dụ 5: Rải rác trong các chương sách có các bảng kê và sơ đồ, chúng được đánh số theo số thứ tự của các mục tương ứng ở mỗi chương. những ký hiệu chuyên môn được sử dụng trong sách này là phổ biến trong sách vở ngôn ngữ học, khi thực sự cần thiết, chúng sẽ được ghi chú ngay ở nơi mà chúng xuất hiện [...] hiển nhiên là không phải tất cả mọi vấn đề có liên quan đến hiện tượng âm tiết và loại hình ngôn ngữ đều đã được đặt vào chương trình nghị sự của sách này. (dẫn theo Trần Mạnh hảo, người hà nội, 20.07.2002)
Đoạn này có hai loại sai. Mức độ 2: dư từ tất cả và dư những từ gạch chân. Mức độ 1: sai từ nghị sự, một từ chỉ dùng trong những cuộc hội thảo chứ không dùng trong chương trình của sách nghiên cứu.
Ví dụ tổng hợp: (1) Số đỏ là kiệt tác số một trong giới văn xuôi của Vũ Trọng Phụng.
Mức độ 1: Sửa sai về lô gích (sai từ giới)
Các từ họ, nhóm, ngành, bộ, giới... trỏ những tập hợp dùng trong phân loại đối tượng. giới văn xuôi = những người viết văn xuôi. Trong khi đó kiệt tác (tác phẩm kiệt xuất) không phải là người. nên Số đỏ và giới văn xuôi thuộc hai loại khác nhau.
nhất thiết phải sửa điểm sai lô gích này.
(1a) Số đỏ là kiệt tác số một trong những tác phẩm văn xuôi của Vũ Trọng Phụng.
48
Mức độ 2: Sửa yếu tố dư:
a) Vũ Trọng Phụng chỉ sáng tác văn xuôi. Vậy câu trên dư từ văn xuôi:
(1b) Số đỏ là kiệt tác số một trong những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
hầu như không có ai mà mỗi tác phẩm đều là một kiệt tác. Do vậy dư cụm từ ‘trong những tác phẩm’:
(1c) Số đỏ là kiệt tác số một của Vũ Trọng Phụng.
Mức độ 3: Sửa phong cách
Không có thói quen xếp loại kiệt tác thành số 1, số 2, số 3... Cần bỏ số một.
(1d) Số đỏ là kiệt tác của Vũ Trọng Phụng.
Mức độ 4: Chính xác hóa tư duy
Để diễn đạt ý ‘Vũ Trọng Phụng có nhiều kiệt tác’ thì cần thêm từ một:
(1e) Số đỏ là một kiệt tác của Vũ Trọng Phụng.
b) Mặc nhiên có tiền đề ‘Văn xuôi Việt nam có nhiều kiệt tác, trong đó có Số đỏ. Vậy nên đảo lại trật tự từ:
(1g) Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một kiệt tác. 2.3.4 Câu sai do chập cấu trúc (x. §9.1.2.)
49
2.4. Để lâu câu sai hóa... đúng1
nhà ngôn ngữ học người Pháp gốc Thụy Sĩ Charles Bally viết: ‘ngôn ngữ ngày mai được chuẩn bị trong một loạt những cái sai của ngôn ngữ ngày hôm nay’. Điều này có nghĩa là những cách nói sai hiện nay nếu không phê phán, quyết liệt ngăn cấm dùng kịp thời thì sẽ trở thành những cách nói đúng trong tương lai.
1. Cách nói ‘chiếc đồng hồ mới cứng’ hiện nay được coi là đúng. Ấy thế nhưng cách đây 40 năm nó bị coi là sai, vì lúc đó mới cứng chỉ dùng cho tiền giấy bạc mới in, còn cứng. Một từ khác: Cách nói ‘hỗ trợ cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn’ hiện nay được coi là bình thường. Trước đây, đó là cách nói sai. Vì hỗ là lẫn nhau (mutual), là từ hai phía. hỗ trợ là sự giúp đỡ nhau từ hai phía. Lẽ ra phải nói ‘Trợ giúp (/giúp đỡ) cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn’.
ngay từ đầu những cách nói sai mới cứng, hỗ trợ không bị phê phán, uốn nắn nên dần dần được nhiều người dùng. Kết cục thành cách nói được xã hội chấp nhận.
những từ ngữ sai bắt nguồn từ quy định của cơ quan công quyền thì hết cách sửa, vì nó đã thành thuật ngữ của một khái niệm pháp lý. Ví dụ: Khi xe mô tô có dung tích xi lanh trên 50 cm3 thì ngành công an gọi là ‘xe phân khối lớn’. Mọi người phải chấp nhận thuật ngữ này. học trò tiểu học cũng biết rằng không có khái niệm phân khối lớn và phân khối
1 Bài đã đăng trên SGTT, số 18.10.2010 50
nhỏ. Bây giờ không ai sửa được cái từ ngữ ‘xe phân khối lớn’ vô nghĩa về khái niệm này nữa!
2. Dùng từ ngữ dư thừa cũng là sai. Chúng ta nêu ở đây một kiểu dư thừa rất hay gặp trong cấu tạo từ ghép có một yếu tố hán-Việt và nay đã thành ‘đúng’: cây đại thụ, đường quốc lộ, người nông dân,...
Từ hán-Việt thụ là cây. Thế nên cách nói ‘Ông là một cây đại thụ trong giới sử học’ là dư. nhưng cách nói này hiện nay được coi là đúng. Và đúng tới mức không thể bỏ từ cây. nghe câu ‘Ông là một đại thụ trong giới sử học’ lại bị coi là không bình thường (!). Từ hán-Việt nông dân là ‘người lao động sống bằng nghề làm ruộng’ (Từ điển Tiếng Việt, hoàng Phê chủ biên). Vậy thì ‘người nông dân’ cũng là dư. những cách nói dư này đã trở thành bình thường đến nỗi đã đi vào những bài thơ nổi tiếng. Trong bài Viếng bạn, hoàng Lộc viết: ‘hôm qua còn theo anh/ Đi ra đường quốc lộ/ hôm nay đã chặt cành/ Đắp cho người dưới mộ’. Vậy là câu dư để lâu cũng thành đúng.
Sở dĩ biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân, lý do giải thích tại sao có điều sẽ nói đến ngay sau đó. ‘Cuộc họp sở dĩ hoãn lại, là vì việc chuẩn bị chưa tốt’ (Từ điển Tiếng Việt, hoàng Phê chủ biên). Thực ra chỉ cần nói ‘Cuộc họp hoãn lại, là vì việc chuẩn bị chưa tốt’ là đủ. Cách nói dư ‘sở dĩ A là vì B’ đã được đưa vào một quyển từ điển có uy tín vì đã trở thành một ‘chuẩn’ mới!
51
3. Có những kiểu câu sai ngữ pháp nay cũng thành đúng. năm 1977, trong mục giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên báo nhân Dân, nhà nghiên cứu nguyễn Kim Thản với bút danh Vương Thịnh đã viết về một loại lỗi ngữ pháp ‘Qua thực tế, cho thấy...’. Kiểu lỗi này được nhiều nhà ngôn ngữ học tiếp tục thảo luận với tên gọi ‘sai về trạng ngữ’, nhưng không được xã hội và nhất là các cơ quan truyền thông và công quyền lên án mạnh mẽ nên nó tiếp tục được ‘duy trì’ và nay thành căn bệnh khó chữa. Trên các trang báo, trong các bài viết, xuất hiện không hiếm những câu như ‘Theo khảo sát mới đây của các nhà nghiên cứu, cho thấy nạn tự tử ở nhật Bản ngày càng...’ (Chào Buổi Sáng, 14.09.2010)
4. Thành ngữ ‘Chân đăm đá chân chiêu’ nói về dáng đi của người say rượu chân phải đá chân trái. ngày nay không mấy người biết tiếng Việt cổ: đăm là phải, chiêu là trái như trong tục ngữ ‘Tay chiêu đập niêu không vỡ’. nhưng từ ‘chiêu’ gần âm với từ ‘xiêu’, người ta liên tưởng tới hình ảnh người say thì đi xiêu vẹo lảo đảo. Thế là thành ngữ trên được nhiều người nói thành chân nam đá chân xiêu.
5. Khi một lỗi sai nào trở nên phổ biến thì chúng ta hãy dè chừng, chúng dễ trở thành những từ đúng trong tương lai. Một kiểu nói sai, nếu để lâu từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà càng về sau thì những người rõ cội nguồn (etymology) của nó càng ít đi nên họ dễ lầm tưởng là đúng.
những từ ngữ sai nào dễ được chấp nhận? Đó là những từ ngữ sai có điểm tựa là ‘cơ sở lô gích về nghĩa’, là ‘từ nguyên dân gian’ có vẻ hợp lý.
52
Chiều 09.07.1995 một nhân viên tòa soạn báo nọ hỏi tôi, viết xán lạng hay viết sáng lạn? Cách viết nào đúng? Tôi cười: Cả hai, mỗi cách viết đều sai một nửa, đúng một nửa. Một mặt, do không biết gốc của xán lạn nên nhiều người liên tưởng tới ánh sáng, tới sáng sủa, sáng rực rỡ trên những ngọn núi cao của từ xán lạn, nên đã viết xán lạn thành phải là sáng lạn. Mặt khác, ngoại trừ xán lạn, trong tiếng Việt không còn từ nào mà tiếng thứ hai là lạn, trong khi đó từ lạng là một đơn vị trọng lượng thì gặp hàng ngày. Ấy thế là xán lạn thành xán lạng!
Có chuyện sau: Chiều 16.05.1999, trên đài truyền hình trung ương, nhạc sĩ hK giới thiệu về chèo giảng giải: nếu hát chèo có dở nhưng nếu có tiếng trống đệm hay, thì sẽ cứu vãn được cho ca sĩ. Đó là vụng chèo khéo trống (!) (dẫn Văn nghệ, 04.07.1999). giải thích như vậy không xuôi. người nam Bộ có hát chèo đâu mà thành ngữ này vẫn dùng rất phổ biến? Thực ra trong vụng chèo khéo chống, hai từ chèo, chống liên quan đến mái chèo và cây sào, nghĩa đen của thành ngữ này nói về chuyện đi lại trên sông nước, còn nghĩa bóng lại là ‘làm thì dở, kém nhưng lại khéo biện bạch, chống chế’.
Tuy nhiên, một thành ngữ hay tục ngữ trong quá trình sử dụng nhiều khi được biến đổi theo kiểu ‘từ nguyên dân gian’cho phù hợp, thích hợp với những ngành nghề, những công việc nhất định. Vì vậy, quả là trong ngành biểu diễn người ta hay nói vụng chèo khéo trống. Thế là thành ngữ vụng chèo khéo chống có một biến thể mới. Con đường hình thành nhiều biến thể của một tục ngữ, thành ngữ phải
53
chăng là như vậy? Cứ lối giải thích này, với thành ngữ trên người ta có thể ‘sáng tác’ ra những biến thể mới: Vụng trèo (cây) nhưng khéo chống (thang), vụng trèo (cột mỡ) nhưng khéo trống (đánh trống để cổ vũ)!!
Con đường của một câu sai thành đúng như sau: Một cách nói A lúc đầu bị coi là sai. Do không sửa ngay, dần dần A trở thành cách nói tranh chấp với cách nói B vốn được coi là đúng. Tế bào lạ A này dần dần chiếm ưu thế và đẩy B trở thành cách nói ‘cổ’ ít dùng. Cuối cùng A hoàn toàn thắng thế và trở thành chuẩn mới.
hiện tượng sai nào vừa mới ló ra, có nguy cơ trở thành ‘đại chúng hóa’, nếu được phân tích kịp thời và thích đáng thì có thể dẹp được. Chẳng hạn, đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước, có một tờ báo trong một loạt bài bàn về văn hóa tốc độ có rất nhiều câu dùng từ tốc độ một cách vô nghĩa như: ‘nhịp sống tốc độ’, ‘thời đại tốc độ’, ‘chạy theo tốc độ’, ‘hãy tốc độ lên’, ‘tôi từng bị choáng vì tốc độ’... Tôi có trực tiếp góp ý kiến, toà soạn tiếp nhận một cách thiện chí, không dùng nữa. Tới nay, hầu như không còn kiểu nói tắt ‘tốc độ cao’, ‘tốc độ nhanh’ thành ‘tốc độ’ nữa. Thế là một lối sai theo kiểu nói tắt ‘nhà em hoàn cảnh lắm’, ‘đơn vị này có vấn đề’... đã được loại đi.
Một khi những cách dùng sai đã trở thành đúng thì các nhà ngôn ngữ học không thể áp đặt kiểu ‘nói đúng phải là...’. Lúc đó người ta không theo nữa. Dạy con từ thuở còn thơ. Lỗi sai cũng phải được nghiêm khắc phê phán ngay từ lúc chúng mới bơ vơ vào tiếng Việt.
54
Để lâu sai thành đúng, do vậy có những câu đúng hiện nay được hình thành trên cơ sở những cái sai. Suy ra trong không ít câu không thể biết được tính lô gích của nó. Một vài ví dụ:
(1) Từ ‘ngăn đe’ xuất hiện khoảng thập kỷ 60 thế kỷ trước, khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, do từ deterrence response - ‘phản ứng ngăn đe’. nay thành răn đe. Ai viết ngăn đen thường bị coi là sai(!).
(2) Thông thường, có cặp đối lập ứng cử/đề cử. Ấy thế nhưng, ‘Việt nam đã được bầu vào Ủy ban nhân quyền (nhiệm kỳ 2001-2003) [...] sau khi tự ứng cử trong cuộc họp hội đồng kinh tế và xã hội của Liên hiệp Quốc ngày 03.05.’ (b., 09.05.2000)
Cụm từ ‘tự ứng cử’ này xuất hiện những lần đầu trong các kỳ bầu cử quốc hội Việt nam và hội đồng nhân dân. (những người được các đoàn thể hiệp thương chỉ định, giới thiệu ra ứng cử thì được gọi là ứng cử. Do vậy những người ứng cử thực sự thì được gọi là tự ứng cử. (!?)
(3) Bằng tốt nghiệp
Tất nghiệp là hoàn tất một công việc hay một sự nghiệp. Theo nghĩa này mà tạo ra cụm từ ‘bằng tất nghiệp’. nhưng nó đã bị dùng sai thành bằng tốt nghiệp. Và nay chúng ta coi bằng tốt nghiệp là một cụm từ đúng.
Tiếng Việt Giàu Đẹp Tiếng Việt Giàu Đẹp - Trần Đức Dân Tiếng Việt Giàu Đẹp