Đừng để tâm đến thất bại mà chỉ nên nhìn vào những sai sót của mình.

Ngạn ngữ châu Phi

 
 
 
 
 
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Bach Ly Bang
Số chương: 5
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 847 / 0
Cập nhật: 2016-04-19 21:55:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
á có một món tóc, một lọn tóc thật là dài. Má nói ngày trước các bà thường hay có “đầu tóc mượn”. Nghe gì mà kỳ vậy má? “Đầu tóc mượn” chính là lọn tóc xin hoặc mua từ một người khác, có thể là vì mình quá ít tóc không đủ để bới thành một búi. Nhưng má thì không phải mua hoặc xin ai. Thật ra, cần phải hồi tưởng một vòng theo lời má kể thì mới thú vị. Má nói khi xưa, lúc cả nhà theo đoàn dân chúng “tản cư” vào nơi rừng sâu nước độc, má đã mắc bệnh thương hàn. Qua cơn đau, tóc má rụng chỉ còn lưa thưa. Mái tóc dày mượt thời con gái giờ đây nắm lại chỉ bằng cọng đũa. Má ra chợ mua một món tóc “mượn” để chắp thêm vào cho dễ bới tóc. Đêm hôm đó chắc là do “thần hồn nát thần tính”, bị ám ảnh bởi lời của bạn bè, má nằm mơ thấy có người đàn bà lạ mặt đến bên cạnh, đòi lại đầu tóc. Thế là sáng hôm sau má đem món tóc tặng lại người bán hàng. Bà nội khuyên cạo hết tóc đi, tóc sẽ mọc ra đều. Má vâng lời. Từ đó, má có lại mái tóc đen dài óng ả. Mỗi khi chải tóc, rụng ra sợi nào, má đều nhặt lấy và vuốt lại thành một lọn tóc, má cột chặt một đầu, và dùng lọn tóc ấy làm đầu tóc “mượn” của chính mình.
Má gội đầu bằng bồ kết, giống như bà ngoại. Cho đến khi sinh ba bốn đứa con, má vẫn dùng nước bồ kết. Loại trái màu đen, dài, vỏ giòn cứng, phơi khô, má nấu cả trái hoặc bẻ ra nhiều khúc. Mấy anh chị em thấy nước bồ kết đen thui, đứa nào cũng le lưỡi. Sau này má cũng dùng dầu gội đầu như đám con cháu, nhưng má vẫn hay trầm trồ khi nói về trái bồ kết, cho rằng nhờ đó mà tóc má luôn xanh đen.
Nếu chỉ nói về một mái tóc thì chắc cũng mau hết chuyện. Thế nhưng Thi hay liên tưởng dòng tóc như một dòng đời. Cũng là một ý nghĩ không có gì mới mẻ cho lắm. Chỉ có ý nghĩa vì Thi đã xa má nửa vòng trái đất. Những giây phút được sống bên má thật hiếm hoi. Thuyết phục, năn nỉ, giận hờn… đủ cách rồi mà cũng chẳng được gì đâu! Má giảng hòa:
- Má theo lũ con bên đó thì bỏ lũ con bên này? Theo cái lũ bên này thì lũ con bên đó lại buồn… Thôi, để má yên, cái nhà này là của ba má tạo dựng, dù sao má sống trong đó cũng được tự do hơn.
Mà thật, đám con chín đứa thì một nửa ở hải ngoại, một nửa ở Việt Nam. Thôi đành vậy! Đứa nào về thăm má được thì thăm. Không giành nhau nữa.
Sau khi ba mất, mái tóc của má bạc thêm nhiều. Dòng đời đã nhuốm những u buồn. Với các con, má trẻ mãi. Má trẻ như cô gái ngày xưa xinh đẹp thông minh, hát hay. Ba đi học về ngang nhà, tỏ tình bằng một câu độc đáo:
- Này cô ơi! Về nói giùm với mạ…
- Dạ, chi ạ?
- Nói mạ đừng có gả cô cho ai hết, để dành đó… cho tôi.
Mỗi lần nhắc lại, ba và má đều cười ngặt nghẽo.
Má trẻ như người mẹ tay dắt ba đứa con đầu, tung tăng trong hội chợ. Má trẻ như người đàn bà lam lũ những năm tháng bắt chước người ta đi buôn vì trong nhà hết tiền, cái gì cũng mang ra bán. Má đi buôn gạo, buôn trà, buôn cả gà. Nói “buôn” cho oai chứ mỗi người một cái túi, mắt lấm lét nhìn trước ngó sau, có lúc cũng nếm mùi bị bắt hàng và ngồi cả giờ trong trạm thuế vụ. Má trẻ như người vợ 50 năm, cùng ba đứng cho con cháu chụp hình. Một thoáng má như trẻ thơ, thấy ngón tay mình đụng vào cái bánh làm dính kem, má hồn nhiên đưa ngón tay lên mút. Lũ quỷ sứ được dịp cười chọc quê má.
Má trẻ như khi đã làm sui, như khi đã làm bà, như khi đã làm cố.
Món Tóc Tình Yêu Món Tóc Tình Yêu - Nguyễn Thị Mỹ Thanh