A book is to me like a hat or coat - a very uncomfortable thing until the newness has been worn off.

Charles B. Fairbanks

 
 
 
 
 
Tác giả: Thảo Nhi
Thể loại: Ngôn Tình
Biên tập: Oanh2
Upload bìa: Đặng Thị Bông
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3973 / 12
Cập nhật: 2015-11-23 12:52:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
ừa bước xuống lầu, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt Hoàng Trinh làm tim cô nhói đau, Cha cô ngồi đó, một bên là bà Tú Mỹ đang dịu dàng rót trà đưa tận miệng ông như một người vợ hiền rất mực yêu thương chồng. Còn bên kia thì Mỹ Hằng đang tíu tít nói cười bóp vai cho ông.
Cô khựng lại, bấu chặt tay vào thành cầu thang. Hình ảnh trước mặt như là một gia đình tràn đầy hạnh phúc. Cô nhắm mắt, hít một hơi thật sâu. Không được. Cô không được rơi nước mắt trước mặt mẹ con họ, họ sẽ mỉm cười hài lòng khi thấy cô yếu đuối như vậy. Vi đè nén giọt nước mắt chực trào ra, cô mở bừng mắt và bước đến ngồi xuống ghế sô- pha đối diện cha mình.
Giọng cô bình thản:
- Cha gọi con xuống có chuyện gì không ạ?
Nghe tiếng Hoàng Trinh, ông ngước lên, mỉm cười:
- ồ! Con gái cưng. Cha đi công tác về có mua quà cho con và Mỹ Hằng. Chốc nữa dì Mỹ soạn ra đem lên cho con.
- Cám ơn cha. Nhưng đồ dùng của con vẫn xài chưa hết. Cha mua làm gì cho tốn tiền.
- Cha biết. Nhưng vì muốn mọi người chia sẻ niềm vui với cha khi cha ký kết thành công một hợp đồng. Mọi người ai cũng có phần kể cả vú, ông Tư và chị bếp.
Sau một lúc quan sát, thấy vẻ vồn vã của ông Hoàng Lâm dành cho đứa con gái của ông, bà bực bội lên tiếng:
- Ai mà không biết đại tiểu thư nhà này dư thừa tới mức không cần. Chỉ có Mỹ Hằng chịu thiếu thốn từ nhỏ nên mới vui mừng khi được ông vì chút tình mà chiếu cố tới nó.
- Thưa dì, con nào có ý nghĩ đó. Tại con thấy cha quá cực nhọc trong việc kiếm ra đồng tiền nên không muốn cha phung phí tiền bạc.
Bà đưa mắt nhìn cô, rồi nhíu mày, cao giọng:
- Con nói như vậy là có ý ám chỉ ta và Mỹ Hằng tiêu xài tiền bạc của cha con không đúng chỗ chứ gì?
Cô rùn vai, thản nhiên nhìn lại bà.
- Dì à! Thời buổi cạnh tranh ngày càng khó khăn, thì ta phải biết sử dụng đồng tiền sao cho có lợi, chớ vung tay quá thì cả núi tiền e cũng không đủ thưa dì.
Nghe giọng nói mai mỉa của Hoàng Trinh, Mỹ Hằng vi xen vào:
- Chị nói vậy chứ đồng tiền mình làm ra thì cứ hưởng thụ. Sợ gì mà phải chi li tính toán kẻo đến lúc lại hối hận khi không biết dùng đồng tiền phục vụ cho những nhu cầu của mình - cô quay sang ông nũng nịu - Con nói vậy ba có đồng ý không ba?
Ông Hoàng Lâm lắc đầu:
- Theo suy nghĩ của con thì cũng đúng phần nào. Nhưng cứ mặc tình chạy theo sự điều khiển của đồng tiền hay nhu cần vô bổ thì coi như đồng tiền đó không có giá trị, mà nhiều khi còn phải trắng tay.
Mỹ Hằng bướng bỉnh:
- Chẳng lẽ cứ cắm đầu mãi vào việc kiếm tiền. Tội vạ gì mà chả xài cho sướng tay. Có nhiều tiền trong tay thật là thích, muốn gì được nấy mà con khiến người khác nhìn mình bằng đôi mắt thán phục nữa kìa.
Như sợ Mỹ Hằng càng nói càng bc l bản tính hoang phí, bà Tú Mỹ trừng mắt, kín đáo nhìn con:
- Con biết gì mà nói vào. Im ngay đi.
Hiểu ý mẹ, cô quay sang ông Hoàng Lâm giả lả:
- Coi vậy chị Trinh nói phải đó mẹ. Có lẽ mai mốt con nên đến chỗ của ba học hỏi thêm, để sau này còn phụ giúp ba.
Thấy bầu không khí có vẻ căng thẳng, ông vi nói:
- Ừ. Con và Hoàng Trinh cũng nên phụ giúp ba một tay. Công việc ngày càng chồng chất, cha kham không xuể đâu. Phải chi ta có một đứa con trai thì hay biết mấy.
Bà Tú Mỹ bĩu môi:
- Thì con Hoàng Trinh nhà ông đó có khác chi con trai. Hễ đi thì thôi chớ về nhà là cứ áo thun, quần sort trong chướng cả mắt. - Rồi bà mai mỉa - không biết là đi học hay lại tụm năm, tụm ba đàn đím để quậy phá.
Hoàng Trinh quắt mắt nhìn bà:
- Sao dì lại nói như vậy? Nếu không tin con đi học thì có thể liên lạc với nhà trường kia mà. - Ngừng một chút như cố nén cơn giận, cô tiếp - Mẹ con tuy mất sớm, cha con thì bận công việc nhưng không vì thế mà con bỏ học, tụ tập bạn bè xấu la cà hết nhà hàng này rồi đến tụ điểm karaoke như dì nghĩ đâu.
Câu trả lời của Hoàng Trinh làm bà Tú Mỹ tức sôi gan. Bà còn chưa kịp tìm lời đối đáp, Mỹ Hằng cht dạ, đưa mắt nhìn cô:
- Mẹ quan tâm cho chị nên mới nói như vậy. Không có thì thôi chứ làm gì chị giận dữ như thế.
Rồi như sợ Hoàng Trinh kể lại những lần thấy cô cùng lũ bạn kéo nhau vào nhà hàng nhảy nhót, quậy phá, cô nói:
- Chị Trinh không thích thì thôi, mẹ nói làm gì kẻo người ngoài nghe được lại bảo mẹ khó khăn, hạch sách chị ấy.
- Thì tao nói vậy chứ đâu có dám đng đến nó đâu. Không khéo ba mày lại bảo là tao thiên vị, không ngó ngàng đến đứa con cưng của ổng.
Hoàng Trinh khôn khéo:
- Cám ơn dì đã nghĩ đến con. Nhưng con biết cái nào nên làm và cái nào không nên làm. Con tự biết kiểm soát bản thân mình, chỉ xin dì để mắt đến Mỹ Hằng kẻo sau này...
Nhìn cử chỉ và lời nói lấp lửng của cô, bà tức ứa gan:
- Con tôi thì tôi phải biết cách dạy bảo, không cần cô lên mặt. Mỹ Hằng! Mày nên học hỏi cách ăn nói khéo léo của con Trinh kìa. Ăn học cho nhiều vào rồi sách mé mẹ cha.
Nói rồi bà quay qua ông, cất giọng lanh lảnh:
- Ông nghe rõ rồi chứ? Hôm nay nó ra mặt dạy khôn tôi đấy. Sao tệ vậy? B không muốn con Mỹ Hằng có bạn bè hay sao hả?
Hoàng Trinh bắt bẻ:
- Con chỉ muốn tốt cho Mỹ Hằng. Chứ ở chung trong nhà, không lẽ để Mỹ Hằng quen với người xấu, con lại đứng nhìn được à.
Bà Tú Mỹ tự tin:
- Tôi sẽ không để con Hằng làm mất mặt nhà này đâu. Cô khỏi phải lo.
Kéo ông Hoàng Lâm xoay qua đối diện với mình, giọng bà hổn hển:
- Ít ra ông cũng nói được điều gì chứ? Riết rồi từ trên xuống dưới, không ai xem tôi ra gì cả. Cứ cái điệu này có ngày tôi điên lên mất.
Nhìn vẻ mặt khổ sở giả tạo của bà, cô không nén được cười. Bà đúng là một diễn viên tài ba, có thể diễn đạt thành công ở bất kỳ hoàn cảnh nào, nhất là trước mặt cha cô. Còn đối với cô thì đừng hòng. Nét gian xảo và thâm hiểm như được ẩn sâu sau đo6i mắt thoáng nhìn tưởng như đang khép lại mệt mỏi của bà.
Ông Hoàng Lâm xua tay:
- Người trong nhà với nhau cả, cay đắng chi vậy. Mỗi người nhịn một câu có phải hơn không? - Rồi ông hơi ngả người ra sau ghế với vẻ mệt mỏi - Tôi mong rằng mẹ con bà và Hoàng Trinh đừng gây gổ vì những chuyện không đâu. Đi làm về đã mệt, tôi chỉ muốn mọi người vui vẻ với nhau là được rồi. Tất cả hãy mau quên chuyện này đi.
Mỹ Hằng định trả lời nhưng thấy cái liếc mắt đầy ngụ ý của mẹ nên cô cũng im luôn. Không phải bà Tú Mỹ sợ gì ông, nhưng khi ông đã lên tiếng thì đừng dại dt cãi lại. Bà còn lạ gì cái tính nghiêm khắc của ông, một khi đã nổi giận thì phải biết.
Thấy mọi người im lặng, ông tiếp:
- Hoàng Trinh! Chuyện thi cử của con thế nào?
- Dạ. Con làm bài được lắm. Con rất có lòng tin.
- Nhìn vẻ mặt tự tin của con, ba chắc là con sẽ đỗ cao, ba rất mừng. Nhưng con có dự định gì cho tương lai chưa? Có cần ba giúp không?
- Dĩ nhiên là phải nhờ ba rồi. Khi cầm bằng tốt nghiệp trong tay, người đầu tiên con gõ cửa là ba đấy. Nhưng con...
Ông nhướng mắt, nhìn cô:
- Con có điều gì khó xử à? Ba có thể giải quyết h con không?
Cô ngập ngừng rồi mạnh dạn lên tiếng:
- Con muốn xin ba cho con vào làm việc ở công ty của ba Diệu Hiền. Nhỏ bảo ba của nhỏ đã dành cho con và nó một chỗ trong công ty của ông ấy.
Ông Hoàng Lâm nhíu mày:
- Có nghĩa là con bỏ mặc ba với công ty nhà mình để đi làm công cho người ta à? Bộ công ty của ba không xứng cho con vào làm ư?
Nhìn vẻ mặt không hài lòng của ông, cô vi phân bua:
- Con không có ý đó. Chỉ vì con muốn thử sức mình, ba cho con thời gian hai năm, sau hai năm con sẽ về làm nhân viên cho ba.
Ông lắc đầu:
- Không được. Thời gian hai năm quá lâu. Cha không muốn con phải cực nhọc bươn chải bên ngoài, chỉ cần một năm là đủ rồi.
Cô cong môi:
- Có gì vất vả đâu ba. Con làm việc ở văn phòng chứ đâu làm công nhân mà cha phải sợ. Đồng ý nghen ba. Chỉ hai năm thôi mà. Nếu con không chịu được thì sau này tùy cha quyết định, con không dám cãi.
Con bé thật giống mẹ - Ông thầm nghĩ - Khi đã nói thì nhất quyết làm cho được. Ông biết dù có ép buc nó vẫn không làm theo ý của ông khi nó chưa được thoả mãn trong chuyện ra ngoài làm việc. Con bé thừa hưởng nhan sắc vốn rất đẹp của mẹ và cả tính tình vừa dịu dàng, vừa cứng rắn của bà. một khi đã nói ra thì không ai thay đổi hay lay chuyển được dù người đó là ông. Được ở bên người vợ rất mực đảm đang từ chuyện gia đình đến công việc ở công ty. Bà luôn là cánh tay đắc lực của ông. Vốn đầu óc nhạy bén trong kinh doanh, bà giúp ông giành nhiều hợp đồng quan trọng có nguồn lợi nhuận thu về rất lớn khiến ông nể bà ra mặt.
Trong giới kinh doanh thường nói, thương trường là chiến trường. Chỉ cần sơ xuất nhỏ kể như là cả tâm huyết và tiền bạc đều để sông đổ biển. Nhưng mọi việc qua tay bà đều trở nên đơn giản, có cách bà giải quyết đến ông còn phải kinh ngạc nữa là.
Ông vô cùng hãnh diện khi có người vợ như bà. Từ lúc sống với ông, bà chưa một lần lớn tiếng hay đòi hỏi ở ông một việc gì tuy rất nhỏ. Bà sống rất có tình nghĩa với mọi người xung quanh, nên từ kẻ ăn người ở trong nhà đều rất quý trọng bà chủ.
Nên khi bà mất đi, ông như lọt vào khoảng không mơ hồ, tinh thần hoàn toàn suy sụp. Ông đã bỏ mặc tất cả vùi mình trong men rượu để tìm quên. Và cũng nhờ có Hoàng Trinh, giọt máu yêu thương mà bà đã để lại cho ông đã giúp ông thức tỉnh. Gượng đứng lên giải quyết mọi việc cho đến ngày ông gặp bà Tú Mỹ. Những tưởng Hoàng Trinh sẽ vui hơn khi có mẹ kế, nhưng ông đã lầm. Hoàng Trinh ngày càng thu mình vào ốc đảo riêng của mình. Con bé dè dặt khi nói chuyện với ông và bà Tú Mỹ. Chỉ khi có chuyện quan trọng rất cần nó mới nhờ đến ông. Mà hầu như nó tự mình giải quyết tất cả mọi việc xung quanh một cách nhanh chóng và hiệu quả, không cần cả ý kiến của ông. Con bé đúng là bản sao của mẹ nó.
Thấy vẻ mặt cương quyết của cô, ông đành nhượng b.
- Thôi được, cha đồng ý. Nhưng chỉ một lần duy nhất thôi đấy, không có lần sau đâu.
Cô mỉm cười hài lòng:
- Con cám ơn cha. Những gì con nói thì con sẽ làm được mà. Cha tin con đi.
Nghe mẩu đối thoại giữa hai cha con Hoàng Trinh, một ý nghĩ lóe lên trong đầu bà Tú Mỹ. Thừa lúc con nhỏ Hoàng Trinh chưa đến công ty làm việc, bà sẽ nhân cơ hi này đưa Mỹ Hằng vào công ty. một khi Mỹ Hằng đã có chân trong ban quản trị của công ty bà sẽ năn nỉ ông Hoàng Lâm cho nó đứng tên một số cổ phần để nó đừng mặc cảm với người trong công ty. Bà tin chắc rằng với lý do chính đáng như vậy ông sẽ không từ chối. Đắc chí với suy nghĩ của mình, bà cũng ỡm ờ đánh tiếng:
- Có chắc là con được không đấy? Hay chỉ vài hôm rồi chạy về rên rỉ õng ẹo là làm không được việc?
Mỹ Hằng nói vuốt ve theo mẹ:
- Phải đó chị Trinh. Chị đừng để mọi người hiểu lầm nhà mình rằng, ba mẹ không sắp xếp được cho chị một công việc ở công ty mà phải vác đơn đi xin chỗ khác.
Bà quay sang ông:
- Nếu con nó đã quyết định thì ông cũng nên nghe theo một lần. Để xem thử bản lĩnh cô con gái cưng của ông có làm nên trò trốgn gì không.
Hoàng Trinh im lặng, cô không muốn nói nhiều. Cô biết đó là những lời nói khích bác nhằm hất cô ra khỏi công ty để họ tự do lng hành. Nhưng hãy chờ đó, cô nhất quyết phá tan những dự định đầy mưu mô của mẹ con họ trong một ngày gần đây.
Cô nhếch môi:
- Dì và Mỹ Hằng yên trí, một khi đã quyết định con sẽ không làm phiền đến ai đâu - cô buông một câu đầy ngụ ý - Dì nên lo cho Mỹ Hằng kìa. Em con cũng cần có một chỗ trong công ty của cha con đấy.
Nói xong cô thong thả đứng lên như không thèm để ý vẻ bối rối lẫn kinh ngạc của mẹ con bà Tú Mỹ. Cô nhìn cha:
- Nếu không còn gì con xin phép về phòng để cha nghỉ ngơi ngày mai cha còn phải đi công tác.
Ông Hoàng Lâm cũng đứng lên:
- Ừ. Mọi người nên đi nghỉ sớm. Suốt ngày làm việc căng thẳng chỉ mong về nhà nghỉ ngơi một chút. Ngày mai, tôi còn phải ra Vũng Tàu ký hợp đồng với bên đối tác.
Hoàng Trinh khoan thai bước lên lầu về phòng mình. Bỏ lại sau lưng gương mặt căm ghét của bà Tú Mỹ và cái nguýt đầy ganh ghét của Mỹ Hằng.
Duyên Kỳ Ngộ Duyên Kỳ Ngộ - Thảo Nhi Duyên Kỳ Ngộ