Giá trị thật của một người không phải ở chỗ cách anh ta xử sự lúc đang thoải mái và hưởng thụ, mà là ở chỗ lúc anh ta đối mặt với những khó khăn và thử thách.

Martin Luther King Jr.

 
 
 
 
 
Thể loại: Trinh Thám
Biên tập: Buusan Nguyen
Upload bìa: Buusan Nguyen
Số chương: 31 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4503 / 104
Cập nhật: 2020-03-02 09:37:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Thám Tử... Lọ Lem...
ô bé Lọ Lem là một truyện cổ tích nổi tiếng của Perrault. Lọ Lem bị mẹ ghẻ đối xử tàn tệ, nhờ phép lạ của bà tiên cô bé được đi dự buổi dạ vũ của hoàng tử, con vua, để rồi được hoàng tử thương yêu.
Cô bé Lọ Lem trong truyện này không trở thành con dâu quý của nhà vua như trong truyện Tấm Cám Perrault, vì đây là truyện thật từng chiếm hàng tít lớn trên nhiều cột báo và từng làm đề tài cho nhà văn William Irish. Người Thứ Tám một lần nữa lại rút tỉa tinh hoa của truyện thật và truyện sáng tác Cinderella and the Mob (Cô bé Lọ Lem và bọn cướp) của Irish để viết đoản thiên Thám tử Lọ Lem.
Cô bé Lọ Lem kết thúc tập truyện ngắn Tướng cướp Đổi mạng, Người Thứ Tám hy vọng độc giả đã tìm thấy những phút giải trí thoải mái.
Thám tử... Lọ Lem
I
Các bậc cha mẹ thật bất công. Con gái lớn xầm xầm như thế này còn gọi là Bé. Tên mình là Loan sao không ai thèm nhớ? Đâu phải cái tên thị Loan cù lần. Kiều Loan hẳn hòi, gọi là Kiều Loan thì mình khoái biết mấy?
- Bé?
- Dạ.
Chị Ngọc vừa từ phòng tắm bước ra. Bé Loan đang táy máy thỏi son môi mầu vỏ quýt. Chà, màu vàng pha đỏ của thỏi son này ngon ghê. Giá chị Ngọc cho mình thử một tí...
Chị Ngọc quắc mắt:
- Bé.
- Dạ.
- Đồ con nít. Đặt cái đó xuống bàn ngay. Chưa đến tuổi được rờ tới, nghe cô. Cô Bé.
- Em không thích chị kêu em bằng Bé.
- Đồ con nít, đòi lớn với ai.
- Em không còn là con nít nữa. Dầu sao em cũng đã 14 tuổi.
- Ngưởi ta tính tuổi tròn chứ không tính ăn gian như mày. Nè, mày sinh cuối tháng chạp, sắp sửa Tết, chỉ có ba, bốn ngày mày đã xí một tuổi. Tiếng là 14, kỳ thật chưa đến 13. Son môi là của người lớn. Đồ con nít, lo học cho giỏi, lát nữa tao mua kẹo bạc hà tao cho.
Vừa nói chị Ngọc vừa uốn éo tấm thân tròn trịa trươc tủ gương cao hơn đầu người. Chị ngắm thẳng, ngắm nghiêng, ngắm mặt mũi, ngắm ngực bụng, ngắm hoài, ngắm mãi. Các bậc cha mẹ thật bất công. Cùng là con gái, đàn chị thì được may áo mới luôn luôn, được dùng son phấn thả cửa, được tự do đi lượn với bồ, đàn em thì quanh năm suốt tháng nằm khàn ở nhà.
- Bé.
Giờ đây là tiếng kêu của ba. Ba khắc nghiệt quá rõ rệt với bé Kiều Loan. 14 hay 15 tuổi ba không cần biết. Đồ con nít phải ở nhà cho người lớn đi chơi. Đồ con nít phải ở nhà làm bài. học bài, đồng thời làm những việc lỉnh kỉnh khác như gột sạch bùn khô nơi đế giầy te-nít của ba, chui vào gậm tủ, gậm giường, mở mắt thao láo tìm kiếm cái lò-so nhỏ xíu trong cây bút Pạc-ke nguyên tử của chị Ngọc, chị gác chân lên bàn, múa tay theo điệu nhạc giựt gân rồi để rơi nó lúc nào không biết...
- Dạ.
- Ừ, hôm nay bé có vẻ ngoan. Con đau cổ họng hả?
- Dạ, dạ…
- Nói mau lên, tao không có thời giờ chờ được mãi.
- Thưa ba, tối qua con đau, còn tối nay...
- Khỏi rồi hả? Bệnh đau họng không lành được ngay đâu con. Phải dưỡng sức vài ba hôm mới bình phục hẳn. Ba má và chị đi xi-nê, phim hay thật đấy nhưng xi-nê máy lạnh sẽ làm con đau lại. Đau lại rồi nghỉ học thì phiền. Để chị Ngọc kể lại truyện phim cho con nghe.
- Thưa ba, con...
Bé Kiều Loan sửa soạn đi một đường năn nỉ, kèm theo mấy giọt nước mắt long lanh trên má. Ba rất nghiêm mà cũng rất hiền, đòn nước mắt thường khiến ba thay đổi lệnh cấm đối với bé Loan vào phút chót.
- Bé.
- Dạ.
Chết rồi, má đã trang điểm xong, trở ra giữa phòng. Oai vệ, hùng dũng như vị đại tướng. Về mọi phương diện, má là xếp sòng trong nhà. Má nói là ba ô-kê cái rụp. Không ai – kể cả ba - dám phản đối má.
- Không có xi-nê, xi neo gì hết. Bé phải ở nhà, ở nhà, ở nhà... coi nhà. Bé lười lắm, ai cũng phàn nàn.
Bé Kiều Loan im thin thít. Những giọt nước mắt «săng ta» vừa ra khỏi khóe mắt vội vàng tụt lại. Má hỏi chị Ngọc:
- Con cũng đi chứ?
Trời ơi, chị Ngọc được mời mọc đàng hoàng. Chị có quyền đi hay không đi. Quyền đi xem chiếu bóng hay đi du dương với anh bồ mới toanh có mái tóc dài lê thê, cái áo may chật muốn rách và đôi giầy cao như đại lữ quán chục tầng Ca-ra-ven.
- Thưa má, con đi phim khác.
«Phim khác» nghĩa là cho ông bà già... de. Nghĩa là chị có hẹn với bồ. Sướng ghê. Má không mắng chị một tiếng. Con gái lớn mặn mòi mà lị. Má chỉ nhún vai:
- Về sớm, nghe Ngọc.
Hai tiếng «về sớm» chỉ là cách nói chiếu lệ. Nhiều đêm, còi giới nghiêm rúc tu lu, ngoài đường vắng tanh vắng ngắt, chị cũng chưa chịu về.
Ba má đi trước, chị Ngọc còn rềnh rang, mặc áo này vừa xong đã thay áo khác. Cũng may tủ áo chỉ gồm vài chục chiếc, nếu có vài trăm thì dám chắc chị mặc suốt đêm chưa tìm ra chiếc vừa ý.
- Bé.
- Dạ.
- Cái ấy của tao đâu rồi?
«Cái ấy» là cái gì? Chị Ngọc vẫn có lối nói vớ vỉn, bất cứ vật gì chị cũng đặt tên là «cái ấy ». Bé Loan ngước cặp mắt trong veo nhìn chị. Chị Ngọc quát:
- Đồ con nít, tìm cái ấy cho tao. Rõ con gái ngu, tao không mua kẹo bạc hà cho mày nữa. Mấy chịch một gói chứ bộ. Ngu như mày nhai kẹo bạc hà phí tiền.
Mắt Kiều Loan rưng rưng:
- Chị không nói rõ cái ấy là cái gì thì em tìm sao nổi?
Chị Ngọc à một tiếng dài:
- Tao quên. Cái ấy là cái đồng hồ của tao. Tao quên, mày là em, mày không được quên. Đồ con nít, alê, ở nhà tụng bài cho được việc, tao xuất hành đây.
Sầm. Cánh cửa được dập lại một cách tàn nhẫn. Bé Loan có cảm tưởng như chị Ngọc vừa tát bé thật đau. Của đáng tội, chị không đánh bé bao giờ, nhưng chị rất độc miệng, lời nói ác ôn chị còn làm bé đau hơn cả những cái tát cháy má.
Kiều Loan thở dài ngồi xuống bàn. Cuốn sách toán mở rộng trước mắt, bé cố học mà những con số đen sì, ngoằn ngoèo, phiến loạn, cứ rủ nhau khiêu vũ trong óc bé. Trong đời kẹp tóc của bé, bé chưa ghét gì bằng môn toán. Bé thích được lang thang ngoài phố, miệng ngậm kẹo bạc bà. Thích được coi xi-nê máy lạnh, phim cao-bồi bắn súng đi đùng, với cây kem ét-ki-mô bọc súc-cù-la thơm rệu nước miếng. Thích được...
Reng reng...
Chuông điện thoại. Lại chuông điện thoại. Bé là cái tổng đài trong nhà, hễ có reng reng là bé có nhiệm vụ nhấc máy và alô, alô, ông hỏi ai. Tiếng là điện thoại của ba má, khách điện thoại của ba má rất ít. Toàn là bạn trai của chị Ngọc. Anh bồ mới của chị tính nóng như lửa, chị trễ hẹn nên anh kêu đến hỏi lý do đây.
Reng, reng...
Kiều Loan không có thiện cảm nhiều với anh ta. Kêu thì kêu. Chờ lát nữa cho bỏ ghét.
Reng, reng... cái anh này mới dai chứ. Thì mình trả lời vậy. Mình phớt lờ, chị Ngọc sẽ hài tội mình. Chị mách ba má thì mình bị cúp cái khỏan đi chơi ngày chủ nhật.
Alô, alô...
Kiều Loan bị đau họng, giọng nói hơi ôm oàm, không thanh tao như mọi bữa. Bé đang xửng cồ, tiếng oanh vàng biến thành hồi còi xíp-lê của cảnh sát ở ngã tư đèn đỏ.
Từ đầu dây có tiếng đàn ông. Không phải tiếng nói quen thuộc của anh bồ chị Ngọc. Lạ thật... người trong điện thoại nói rất nhỏ dường như sợ kẻ khác nghe lóm:
- Alô, em Tư Phú Thọ hả?
Nhà bé Loan gồm hai chị em, không có hai, ba, tư gì ráo. Loan nghe nói Phú Thọ là một vùng tận cùng tận kiệt Chợ Lớn, ba má từng lái xe cho Loan qua đó một lần. Bé ngạc nhiên, muốn đáp không, em là bé Loan, khốn nỗi họng bé vừa bị một cục đàm chặn nghẹt» Phần khác, người ở đầu dây nói liền tù tì một hơi, như thể sợ bé gác điện thoại:
- Nè, em Tư Phú Thọ ơi, em chưa quen anh, song nghề chúng mình thì quen nhau từ trong máu. Vả lại, chính thằng Lâm-thổi-kèn nó giới thiệu em với anh đó. Em còn nhớ thằng Lâm không? Chắc nhớ, nó cũng ở Phú Thọ dạo nào với em. Chà, trong thời gian nằm ấp nó trở nên hiền khô. Nó sắp được về. Nó nhờ anh hỏi thăm em. Khi anh từ ấp ra, nó ghi số điện thoại của em vào giấy đàng hoàng, anh nhét ở đâu quên mẹ nó mất. Nhưng cũng chẳng sao, anh đã ghi khắc nó vào não. và phút này anh phôn cho em đây. Mới nhấc phôn lên, nghe tiếng alô là anh nhận ra em tút suỵt. Thằng Lâm thổi-kèn cho biết em có giọng nói khàn khàn dễ thương kinh khủng...
Kiều Loan cảm thấy nhột nbạt. Nhột nhạt và thinh thích. Cả nhà, từ ba má đến chị Ngọc đều dè bĩu giọng nói của bé. Bé chưa đau họng, cả nhà đã chê giọng nói ống bơ rỉ, giọng nói vịt đực, giọng nói chuông rè. Bé thèm được khen, người đàn ông lạ này vừa mang lại niềm vui cho bé. Tuy vậy, bé không phải lá еm Tư Phú Thọ, bé cần đính chính. Bé há miệng, toan nói thì người đàn ông ở đầu dây tuôn thêm một tràng.
Rốt cuộc bé Loan đành ngậm thinh. Nằm khàn trong ngôi nhà rộng được người lạ trò truyện cũng hay hay.
- Đừng ngại gì cả, em Tư. Bọn anh đang tụ họp tại đây. Có một việc thơm như múi mít muốn giao cho em. Việc khó đối với thiên hạ, đối với người tài hoa như em thì chẳng khó bao nhiêu. Giống hệt việc làm em nổi tiếng ở Phú Thọ hồi ấy.
- Thật hả?
- Thôi, nhún nhường làm gì, cô em... Vấn đề «địa» thì ê hề, em gật đầu một cái là được.
- Để em suy nghĩ.
- Có cái mẹ gì mà cần suy nghĩ, hả em. Anh hiểu rồi. Thằng Lâm nói em không ưa trả tiền sau. Ô-kê. bọn anh sẵn sàng a-văng...
«Địa... a-văng, tút-suỵt» là những danh từ lạ hoắc đối với bé Kiều Loan lớn xác nhưng học dốt hết chỗ nói. Bé không dám hỏi nghĩa sợ bị cười mũi.
- Thế nào, em Tư... «bể hũ» chưa?
Bé Loan từng nghe tiếng «bể hũ» nhiều lần. Mộl lần chị Ngọc sơ ý đánh rớt cái hũ đựng dầy dưa món từ nắp tủ lạnb xuống đất, vỡ nát. Ba củng đầu chị «con nỡm, mày làm bể hũ củ cải ngon nhất của tao». Lần khác, chị Ngọc cũng dùng tiếng «bể hũ» mà bé Loan chịu cứng, không hiểu tí nào. Số là chị có tính khôn lỏi, bắt bồ một lúc với ba bốn cậu hào hoa phong nhã. Chị hẹn mỗi cậu mỗi tuần. Rủi cho chị, hai cậu đụng nhau đánh cốp trước nhà. Bị lộ, chị thở dài «vậy là bể hũ...»
Bé Kiều Loan chưa đến tuổi yên lung tung, cũng chưa hề đánh vỡ bình củ cải. Nghĩa là chưa “bể hũ”. Bé bèn dẩu mỏ, hăng say:
- Chưa.
- Tuyệt cú mèo. Nếu em bị bể hũ, bọn cớm bám sát từng bước thì em hết bề làm ăn. Nè em Tư, em dư hiểu lại sao anh không thể nói rõ trong điện thoại. Anh đến gặp em tại nhà nhé?
- Tại nhà em?
- Không lẽ tại ấp Chí-Hòa.
Bé Kiều Loan nhíu mày suy nghĩ. Đi хеm chiếu bóng với ông bà già kè kè một bên còn không xong, huống hồ mở toang cửa rước một thanh niên lạ vào nhà. Ba má bắt gặp thì ốm đòn. Bé giẫy nẫy:
- Bất tiện, anh ơi.
- Hà, hà, anh biết rồi. Em sợ thằng kép của em nó sửng cồ, nó tặng một đường dao con chó. Đối với anh thì đâu cũng được. Xăng-phú. Em muốn gặp ở đâu?
Mệt ghê. Từ thuở lớn lên đến giờ bé Loan dám hò hẹn với ai đâu. À quên, đôi khi cũng có. Nlnrng là hò hẹn với mấy con bạn thân cùng lờp. Để mình moi óc xem sao... Tuần trước con Ban rủ mình xuống phố mua hộp chì màu. Nhà mình ở gần rạp Rex, mình hẹn nó trên ghế đá ở đó. Ngồi trên ghế đá công viên với cây kem ét-ki-mô trong miệng... trời ơi, nước miếng kéo lên ào ào.
- Ghế đá trước rạp Rex.
- Ô-kê. Chừng nào?
- Em sửa soạn đi ngay.
- Ô-kê. Em có thể nhận diện anh dễ dàng. Em thấy thằng con trai nào trạc 25, ban đêm vẫn diện kính mát to tổ bố và mặc sơ-mi dài tay mầu vàng chói thì đúng anh đó.
- Tên anh?
- Suýt nữa anh quên. Anh là Sáu Hiền. Mục dầu bộ mặt của anh không hiền một li ông cụ nào.
- Về phần em, anh thấy mặt em lần nào chưa?
- Chưa. Nhưng khỏi cần. Thằng Lâm thổi-kèn mô tả hình dáng em rất kỹ. Nếu đúng như lời hắn thì em có cái miệng rộng. Rộng mà xinh. Nhất là bộ tóc dài.
Miệng bé Loan được liệt vào loại khá rộng. Chị Ngọc thường ví von «đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà», và mỗi lần chị Ngọc ví von, bé Loan tức muốn khóc. Tóc bé cũng dài. Gần ngang lưng là ít. Bé cuộn cao thành đuôi ngựa vắt vẻo.
- Thôi, chào.
Kiều Loan vội «thong thả, thong thả» song Sáu Hiền đã gác máy. Tâm thần bứt rứt bé cần cho anh Sáu biết bé là bé, bé không phải là cô Tư Phú Thọ của Lâm thổi-kèn.
Kiều Loan lặng người giờ lâu bên điện thoại. Trò đùa của bé hơi nguy hiểm. Bé không đến nơi hẹn không được. Anh Sáu có việc quan trọng thì sao? Bẻ hứa, bé phải đi. Ba má và thầy học của bé thường dạy bé trong mọi trường hợp không được lỗi hẹn.
Vả lại...
Nằm khàn một mình trong ngôi nhà rộng với chồng sách vở chi chít chữ thật chán. Chị Ngọc được bát phố nghênh ngang với bồ tèo, mình cũng là con ghế như ai, thiết tưởng ba má nên châm chước cho mình. Mình trốn nhà đi đại một chuyến xem sao. Trước nửa đêm xi-nê mới vãn, mình còn vô khối thời giờ.
Kiều Loan chạy vèo vào phòng chị Ngọc. Quần áo của chị treo từng giãy, ta có, đầm có. Bé Loan mặc đầm đẹp hơn áo dài. Mặc quần pát quét lòe xòe, che kín đế giầy tấc rưỡi thì bé chẳng thua người lớn bao nhiêu. Thân hình bé nẩy nở ra phết, bé có thể mặc vừa bộ đồ mới may của chị Ngọc. Dĩ nhiên nó không khít lắm. Nhưng chẳng sao vì ban đêm, trời tối, ai mà nhìn thấy...
Bé Loan mở ngăn kéo bàn phấn của chị Ngọc. Bé chộp cây bút chì đen. Bé từng quan sát chị vẽ mắt, lót kem, đánh phấn, tô son. Bé vốn khéo tay, bé chỉ ngoáy một cái là mắt có vành đen tuyệt vời. Bé nhồi cà đống phấn trắng vào má, bụi phấn bay tung tóe làm bé nhảy mũi liên hồi. Bé nghiêng đầu, soi gương để tô môi. Bé quẹt thật nhiều, miệng bé đỏ chói như mặt trời.
Bé hơi bối rối trước đôi giầy cao gót của chị. Giầy của bé độc một thứ thấp lè tè. Nói cho đúng, bé chỉ được má mua cho hai đôi. Đôi đi học. Và đôi đi chơi. Trong khi ấy, chị Ngọc có cả một núi giày giép. Muốn trở thành Tư Phú Thọ, bé phải dận giầy cao. Bé lóng cóng, trượt chân. Chưa quen giầy cao bé suýt ngã.
Bé tập luyện một lát hai chân mới đứng vững. Khi ra đến cửa, bé vẫn té lên té xuống. Nhà bé ở giữa hẻm, xóm giềng toàn người quen. Bé không sợ mấy vì giờ này mọi người đã ăn cơm, con nít học bài, người lớn đọc báo. Tiền điện tăng, những ngọn đèn ở hàng hiên được tắt hết, bé không sợ bị bà con cô bác thấy mặt. Dầu sао bé cũng phải thận trọng. Nhìn ngang nhìn dọc một phút, không gặp ai bé vù ra đường lớn.
Bé không định vẫy tắc-xi. Vì lẽ dễ hiểu bé không có tiền. Nơi hẹn lại không xa, cặp giò của bé đi bộ từ Saigon ra Huế còn được nữa là... Khốn nỗi đôi giầy cao gót làm cổ chân bé trật trẹo. Bé đang khập khiểng trên vĩa hè lồi lõm thì tắc-xi đậu xịch một bên, bác tài ló đầu ra khỏi khung cửa, lễ phép:
- Mời bà tắc-xi.
Vừa nói, bác tài vừa lẹ làng mở cửa. Nghe bác tài kêu bằng bà, bé Loan khoái chí tử. Bé chưa kịp đáp thì trời ơi... điều bé teo nhất đã hiện ra, lù lù bằng xương bằng thịt.
Bé sợ bà con cô bác bắt gặp, thì đây vợ chồng bác Thành, nhà khít nhà bé, hàng ngày sang chơi với ba má, vừa từ đường rẽ cách nơi tắc-xi đậu 15 mét khệnh khạng bước tới. Vợ chồng bác Thành nổi tiếng mát da mát thịt, thân thể hai bác choán gần nửa vĩa hè, mắt bác gái lại sắc hơn dao cạo, bé Loan không tài nào trốn thoát. Bác gái mách ba má cũng chưa đáng ngại bằng bác gái ngồi lê đôi mách trong hẻm. Khiếp, con Loan mới 12. 13 tuổi đầu mặc đồ đầm xòe, diện giầy đăng-xinh, bôi trét đủ thứ phấn trắng, phấn đỏ, và đi chơi một mình, ban đêm... đúng là con gái hư thân mất nết...
Hoảng hồn, bé Loan chui lọt vào cái miệng rộng hoác của cửa tắc-xi. Vợ chồng bác Thành vượt qua tắc-xi không thấy bé. Hú vía... Nhưng họa vô đơn chí, bé chưa kịp nói gì thì cánh cửa tự động đóng sầm, bác tài ác ôn rồ ga, giứt khỏi lề, phóng vun vút trên đường nhựa bắt đàu thưa vắng, Bé Loan rụt rè:
- Bác tài ơi!
Bé Loan kêu bác tài để xin đậu lại. Bác tài là dân lái đêm thành thạo, ngay sau khi xe chạy đã kiểm soát phía sau qua kiếng chiếu hậu. Bác hỏi, giọng thân mật:
- Công việc khấm khá không, cô bé?
Bé Loan thường nghe ba đáp lời bạn bè hỏi thăm công việc. Dạo này công việc trì trệ, ba bán sĩ hàng nhập cảng cho một số tiệm tạp hóa, hàng ối đọng, bán chưa hết, ba chưa giao cho người ta. Hễ ai hỏi thăm ba đều than thở. Bắt chước ba, bé Loan chép miệug, ai oán:
- Nhắc đến công việc thêm rầu thối ruột, bác ơi. Cả tháng nay chưa có người khách nào.
Bác tài, cũng chép miệng thông cảm:
- Тội nghiệp. Vậy lấy gì sống?
Bé tiếp tục bắt chước ba:
- Lai rai.
- Cô bé đi đâu?
- Đến nơi rồi, bác cho cháu xuống.
Bác tài thắng rẹt gần tòa Đô chánh. Bé Loan thót xuống xe, vòng ra đằng trước, giơ bàn tay mũm mĩm chào bác tài trung niên có bộ râu lởm chởm nhiều ngày không cạo:
- Cám ơn bác.
Bé quay đi. Bác tài gọi giựt:
- Kìa, cô bé, đứng lại. Như thế là nghĩa thế nào?
Bác tài rút chìa khóa công-tắc, tông cửa rượt theo bé Kiều Loan. Thái độ dữ dằn đột ngột của bác làm bé hoảng sợ, tháo lui một bước. Bác vươn hai cánh tay trần lực lưỡng như sắp sửa bóp nát cái đầu xinh xẻo của bé. Không kịp nghỉ ngợi bé Loan vùng chạy.
Một chiếc Honda chở hai người từ ngã tư Tự Do phóng tới, suýt đâm phải bé. Người lái trổ tài cao-bồi mới khỏi gây tai nạn. Bé vểnh tai nghe tiếng chửi tục tằn. Bé vượt qua đường, đặt chân lên nệm cỏ công viên trước rạp Rex thì bác tài vừa tới, hùng hổ:
- Cỏ chịu đứng lại không thì bảo?
Phần vì giầy cao gót, phần vì bước nhằm cái hố, bé Loan hụt chân ngã chổng kềnh. Bác tài vồ bé, sửa soạn làm thịt. Một người đàn ông tiến lại. Y đeo kiếng mát kếch sù, mặc sơ-mi vàng bó lẳn. A ha, đúng rồi. Đúng anh Sáu Hiền cứu tinh của bé.
Bé gọi thất thanh:
- Anh Sáu, anh Sáu.
Sáu Hiền đỡ bé dậy, và gạt bác tài ác đức ra:
- Cái gì thế?
Bé Loan đáp:
- Em đây. Em không khoái tắc-xi, ông ta cứ ấn em vào. Rồi...
Sáu Hiền cười, hàm răng vàng lấp lánh dưới ánh đèn đêm:
- Thằng Lâm thổi-kèn tả đúng ghê... nó nói em có tính ôn dịch đi tắc-xi không thèm trả tiền, xe đang phorn phom thì em vọt xuống, tài-xế chỉ còn nước than trời. Ha ha... lần này chắc em luýnh quýnh...
Bác tài phân vua:
- Ông nghĩ coi cô ta chơi vậy được không?
Sáu Hiền ấn vào tay bác tài một tờ bạc, miệng trề ra:
- Được lắm chứ. Tối nay nổi hứng đàn anh mới trả tiền, lần khác thì đừng hòng. A-lê, đớp một trăm rồi xéo gấp, kẻo đàn anh đổi ý kiến thì long thể chắc chắn bất an.
Bác tài lủi thủi rút ra xe, Sáu Hiền điềm nhiên ôm cánh tay bé Loan đến cạnh cái xe hòm đen dài ngoằng đậu trước xe bánh mì thịt, món ăn khoái khẩu hàng ngày của bé:
- Nhanh lên, bọn nó đang chờ.
- Anh chờ em lâu chưa?
- Cũng khá.
Trong xe có hai người đàn ông mặt mũi lầm lì đầy thẹo và mụn. Sáu Hiền giới thiệu người ngồi băng sau:
- Chín Nạm. Em Tư.
Bé Loan hỏi:
- Anh là người Bắc?
Chín Nạm đáp:
- Đúng boong. Tại sao em biết?
- Vì phở Bắc có tô chín nạm ngon kinh khủng.
- Em Tư đùa vui ghê. Thôi, đòn phép nhau làm gì, em. Chắc chị Cà đã nói với em về anh.
Khổ quá, hết Lâm thổi-kèn đến chị Cà, người ta quen mình, mà mình chẳng quen người ta...
Chin Nạm giải thích với Sáu Hiền:
- Hồi năm ngoái nằm ấp ở Biên-hòa tớ chíp được một cô nương văm đáo để. Hơn tớ 8, 9 tuổi song trẻ thì thật trẻ. Con gái ở đó sợ như sợ cọp. Tục gọi là chị Cà. Chị Cà tâm sự nhiều với tớ về hành động của em Tư Phú Thọ. Văn kỳ thanh... giờ anh mới được bái kiến em...
Cả bọn cùng cười ré. Chín Nạm rón rén nhích sang bên. Bé Kiều Loan nói:
- Còn rộng. Em ngồi đủ rồi.
Chín Nạm đáp:
- Sợ cái giò heo đụng em.
Giò heo! Giò heo ở đâu, bé chưa nhìn thấy. Mấy anh này điên hả? Đi xe hơi chở giò heo theo. Giò heo đụng càng thích, bé vốn thích ăn giò heo chấm nước mắm Phú Quốc dầm ớt cay. Chà, bún giò heo của bà cụ bán trên lề đường đối diện rạp Rex ngon có thể chết được...
Sáu Hiền phà hơi thuốc lá vào mặt bé Loan:
- Mày rõ vớ vĩnh. Mày đã bắt bồ với chị Cà, tnày chưa biết em Tư Phú thọ là tay đẹt có hạng hả? Đồ ngu, em luôn luôn thủ trong xắc khẩu côn, đớp phát nào trúng phát ấy. Dừng thấy em nhỏ con mà khinh rẻ. Có ngày phải mặc sơ-mi gỗ đó, con ơi!
Bé Loan chính giữa, hai gã đàn ông kèm hai bên. Tất cả chui vào một căn phòng ở tầng chót một bin-đinh tối om bên kia sông Saigon. Căn phòng sặc mùi thuốc lá và rượu mạnh. Một đống người quây quần quanh cái bàn vuông ở góc, chơi xì-dácg. Một số gác chân lên bàn, nốc rượu tì tì. Một số coi ti-vi. Thấy Sáu Hiền, mọi người đang ồn ào như chợ cá Trần Quốc Toản bỗng im phắc. Sáu Hiền kéo ghế cho bé Loan:
- Có nữ tướng rồi, chúng mày ăn mừng đi...
Nút chai mở kêu đôm đốp. Một người râu ria xán lại, mời bé một ly rượu đầy ắp:
- Em Tư Phú Thọ đây hả? Trừ phi anh cận thị nặng, nhìn mặt em bố đứa nào dám bảo em trên hai mươi tuổi.
Dĩ nhiên bé chưa đủ 14 chứ đừng nói 20 nữa. Bé ưỡn ngực, chuẩn bị nói lớn «đúng, em chưa đến 20 vì em không phải là Tư Phú Thọ, em là bé Loan, Văn Thị Kiều Loan, con ông Văn Văn Minh...»
Chín Nạm oang oang:
- Cận thị nặng hay không, kệ xác mày. Mày là thằng ngu nhất trong băng. Em Tư chưa đến hai mươi thì bộ em là con nít hả. Còn lạ gì mày, mày ưa chơi với con nít. Coi chừng, em Tư chưa đến hai mươi của mày là một cây nhu đạo, mày láng cháng bị em quật gẫy xương sống là thường. Thằng ngu ơi... em chuyên đóng những vai con gái mười mấy tuổi nhà lành nên em phải ma-ki-ê cho nó trẻ. Vả lại, em là khách hàng nhẵn mặt của mấy tiệm căng da, sửa mũi, có nếр răn thì mỹ viện nó giấu đi, khó khăn cái con mẹ gì?
Sán Hiên xua tay:
- Thằng Chín nói đúng. Bọn mày đừng thối miệng nữa. Công việc gay go, không dễ ăn đâu mà ngồi tán láo. Nè em Tư, сốс-tay đặc biệt của anh, em thưởng thức xem có được không?
Bé Loan có cảm giác như cuống họng bị đốt cháy. Đã đau, cuống họng bé càng đau thêm, bé không dám nhổ thứ rượu cay sè này ra. Sáu Hiền bắc ghế một bên, bắt đầu câu chuyện đúng đắn:
- Công việc thế này, em nhá. Băng của anh đông vô kể, từ mấy năm nay ai cũng đàng hoàng, riêng một thằng bổ lẻ. Bổ lẻ chuyện thường thì còn đáng tha được, đằng này nó thiếm sực ráo trọi. Vì vậy anh mới quyết định cho nó đi tầu suốt.
- Đi tàu suốt?
- Phải. Phải nghiêm đàn em mới sợ. Nó trốn chui trốn nhủi ít lâu, giờ mới chường cái mặt mo ra. Nó đinh ninh vù qua mặt anh dễ dàng, điều nó không ngờ là anh có người theo nó sát nút. Tuy xịt nó là chuyện nhức đầu vì nó khôn như ranh, giấu tỏi trong mình, nó đẹt lại cừ khôi. Thêm một lý do khác không cho phép anh xịt nó vì tất cả địa của vụ làm ăn năm ngoái do nó giữ hết. À, anh chưa nói với em năm ngoái băng của anh ăn hàng một chuyến lớn, đưa địa cho nó cất. Và nó vù thẳng một mạch. Tội nó là tội đi tàu suốt, nhưng trước đó phải moi xem nó nhét địa ở xó xỉnh nào. Em hiểu chưa, em Tư?
Bé Kiều Loan nghe như vịt nghe sấm. Riêng tiếng «đi tầu suốt» bé đã mít đặc, phương chi Sáu Hiền còn tuôn thêm những chữ ấm ớ như «xịt, tỏi» và «địa»...
Sáu Hiền tiếp tục cuộc độc giảng:
- Nó lớn hơn em một đống tuổi, nó lại có máu 35 kỳ lạ; chuyên trồng cây si với ghế chanh сốm, đặc biệt là chanh cớm nhà-lành. Trông em có vẻ nhà-lành lắm. Nhiều con nhỏ tay sai của anh tìm cách bắt bồ với nó nhưng đều thất bại. Như anh đã nói, nó rất thính hơi, con ghế nào hớ hênh, tỏ vẻ hơi tò mò một tí là nó đề phòng ngay. Nếu em hớ hênh, nó phăng ra em nằm trong băng của anh, nó sẽ không nương tay đâu.
Bé Loan liếc cái đồng hồ treo trên tường. Chết rồi. Gần 10 rưỡi. Sắp đến giờ ba má về nhà. Phải, nhận lời gấp. Ra đến đường là mình chuồn.
- Mất độ bao lâu hả anh Sáu?
- Tùy. Nó có yếu điểm khác người, khi khoái ai là chiếm cho bằng được. Nó a-la-xô liền, chứ không rềnh rang. Trong trường hợp nó không khoái thì ôi thôi theo nó cả tháng nó vẫn lạnh ngắt như cục nước đá. Bởi vậy phút gặp gỡ đầu tiên là thời khắc quan trọng nhất. Cả cắn câu là phải cắn từ từ lúc ấy.
- Đồng ý.
- Anh biết nơi nó thường đến hàng ngày. Nó chỉ đến một nơi nên chắc chắn gặp. Anh sắp sẵn một kế hoạch tuyệt vời, rồi em phục lăn. Việc thứ nhất của em sau khi cả cắn câu là hỏi nó giấu địa ở đâu. Việc thứ hai là rủ nó đi nhảy.
- Sợ y từ chối?
- Nó mê nhảy hơn mọi thứ trên đời. Nhảy với ghế chanh cốm là điều nó hằng mơ ước. Bảo đảm với em, em đề nghị là nó ô-kê vô điều kiện. Và em yêu cầu nó đưa em đến hộp đêm Lọ-Lem.
- Lọ Lem, cái tên ngon quá há!
- Lọ Lem là con ghế nhỏ tuổi, nó kén con ghế Lọ-Lem thì anh chẳng tiếc gì nó. Hộp đêm này do anh làm chủ. Anh mới khai trương mấy bữa nay. Nhân viên từ vũ nữ, bồi rượu đến khách chơi đều là tay em của anh. Nào chúng mình lên đường.
Chín Nạm nhắc Sáu Hiền:
- Còn khoản rút lui nữa, anh Sáu.
Sáu Hiền nói:
- Ừ, em Tư nhớ nghe, sau khi biết được nơi nó giấu địa em hãy xin phép nó để vào toa-lét. Đàn bà vào toa-lét là thướng, nó không nghi đâu. Đứng dậy, em nên cần thận lỉnh nhanh ra khỏi bàn vì ngay khi ấy các tỏi lớn, tỏi nhỏ của bọn anh đều khai hỏa đồng loạt.
Từ sửng sốt bé Kiều Loan chuyển sang kinh hoàng. Khai hỏa nghĩa là bắn súng. Bé bắt đầu hiểu nghĩa chữ «tỏi». Tỏi là khẩu súng. Làm gì thì được chứ giết người thì không nên. Thấy mặt bé Loan ngẩn tò te, Sáu Hiền lại tưởng cô bé Lọ-Lem chờ được chi tiền. Hắn bèn quăng một xấp giấy bạc trên bàn. Kiều Loan chỉ dám nghĩ đến tiền chục để mua cà-rem miếng, ô-mai gói và trái cóc dầm nước cam thảo chấm muối ớt, chưa bao giờ được ba má cho 500 đồng, chứ đừng nói là năm chục ngàn đồng. Nên bé từ chối:
- Anh cầm lên đi.
Sáu Hiền cười một cách tội nghiệp:
- Xa-va, xa-va„. em chê ít. Vậy anh lì-xì thêm một xấp. Một xấp, chịu không. Không chịu, thì hai xấp. Đ.m.... con nhỏ này khó quá ta, anh chưa thuê ai đắt bằng em.
Cả bọn lũ lượt kéo ra xe. Toàn là xe hòm đen sì. Chưa yên vị Chín Nạm đã nhảy ra ngoài. Hắn ghé tai nói nhỏ điều gì với Sáu Hiền rồi ba chân bốn cẳng chạy trở lên phòng. Sáu Hiền cũng xuống đường chờ. Chín Nạm hớt hơ hớt hải đưa cho Sáu Hiền xấp bạc 500 bé Loan gói trong cái mù-soa của bé, cất sau cái máy truyền hình. Hồi nãy trước khi ra cầu thang bé thừa cơ mọi người bận tíu tít, lấy mù-soa trong túi ra, thực hiện ý định của mình. Hàng ngày cô giáo của bé thường dạy người lương thiện không nên nhận tiền không lý do chính đáng.
Chín Nạm giơ gói bạc cho bé Loan nhìn thấy rồi gằn giọng:
- Tiền của em?
Bé Loan đáp:
- Phải.
- A, con bé này tỉnh thật. Tiền công của em, anh Sáu trả cho em tại sao em vứt lại trong phòng. Khi đưa ít thì em chê, khi trả nhiều thì cố tình khỏng lấy. Rõ ràng em có gian ý. Em định phàn anh Sáu hả?
Quay lại Sáu Hiền, hắn nói:
- Xin phép anh cho em rần nhỏ con bé rồi đẹt mấy phát, ném nó xuống sông Saigon.
Sáu Hiền tiến lại, hỏi bé Loan:
- Dầu sao anh cũng cho em cơ hội biện hộ. A-lê, tại sao em vứt tiền lại?
Bé Loan hơi run. Chín Nạm không đùa. Bé Loan đùa hóa thật. Bé vốn láu liến, trong lớp bé được khen nhiều lần về tài nhanh trí - bé trả lời trơn tru:
- Em không thể bỏ tiền trong túi.
Không thể, vì đó là tiền phi nghĩa. Không thể, cũng vì túi áo chỉ đựng vừa cái khăn tay nhỏ xíu. Một lần nữa Sáu Hiền lại hiểu lầm có lợi cho bé Loan. Hắn lơ mơ một vài giây đồng hồ rồi cười tươi:
- Rồi, rồi... một li ông cụ nữa em bị nghi oan... Em không dám mang quá nhiều địa theo vì sợ thằng Năm Ngọt biết. Đúng, em khôn ghê, khôn hơn thằng Chín Nạm của anh nhiều. Em để tiền trong phòng anh, càng chứng tỏ em trung thành hết mực với anh. Hoan hô và cám ơn em.
Thoát nạn...
Nhưng mới thoát nạn một nửa.
Kiều Loan đinh ninh ra đường là có thể chuồn một mạch. Té ra bé bị vây bọc tứ bề. Bé ngồi băng sau, một bên là Sáu Hiền, kên kia là Chín Nạm, phía trước có xe, phía sau có xe, xe nào cũng đầy nhóc người. Mặt bé tái mét, bé nghĩ đến diện mạo của ba má khi trở về nhà, bấm chuông cả giờ đồng hồ không thấy bé ra, đành lục xắc lấy chìa khóa riêng mở cửa. Vào nhà, tìm hết phòng này đến phòng nọ cũng không thấy bé. Ba má sẽ giận dữ ghê gớm. Má sẽ gia giảm “tại ba nuông chiều nó nên nó hư, ngang nhiên bỏ nhà đi chơi”. Ba sẽ đáp “tại má nuông chiều, không phải tôi. Đột phiên má la lớn «khổ tôi rồi, ba ơi, không khéo nó lang thang ngoài đường, cặp mắt cận thị, tai hơi nghễnh ngãng, nó bị xe cán cũng nên... giờ khuya, xe cộ chạy như điên... khổ tôi rồi...» Chị Ngọc từng đi chơi đêm nhiều lần, và những đêm chị về muộn má cũng kỳ kèo ba và lo chị bị xe cán. Cho nên đêm nay bé Loan vắng nhà bất thình lình má sẽ nói như vậy...
- Em teo hả?
Sáu Hiền hỏi bé. Teo là cái chắc. Nếu Sáu Hiền thấu hiêu tâm trạng của bé thì còn teo gấp bội. Bé Loan gật đầu nhè nhẹ. Sáu Hiền nhún vai:
- Teo là phải. Trước giờ lâm sự anh là tay đuya còn teo, huống hồ con ghế như em. Nhưng chỉ được quyền teo hơi hơi, teo cho phải đạo thôi, teo nhiều không đặng.
Xe chở Kiều Loan đậu gần một bin-đinh cao lêu nghêu, đèn thắp sáng choang. Những chiếc xe đi sau tốp ở xa, mọi người ngồi luôn bên trong. Sáu Hiền chỉ chiếc xe đua mui trần sơn đỏ leo ngang lề:
- Xế hộp của thằng Năm Ngọt. Nó đến đã lâu. Nó sắp ra rồi đó. Ráng lên em Tư, cả băng trông cậy vào mình em. Em nhớ kế hoạch của anh chứ? Em núp trong tối, khi nó mở máy thì rúc vào cảng xe của nó và ngã lăn kềnh ra đất. Hồi em làm ăn trong băng thằng Lâm thổi-kèn em đã moi địa của hơn một chục thằng chủ xe nhà giầu bằng cách giả vờ bị cảng xe húc té. Phải không, em Tư Phú Thọ?
- Không, không...
- Lại teo rồi. Can đảm lên nào.
Chín Nạm nắm tay bé Loan kéo về phía tường. Tòa nhà đầy ánh đèn, phía bên này lại tranh tối, tranh sáng. Sau bức tường thì quá tối. Sáu Hiền bỗng reo lên:
- Kìa, thẳng Năm vừa ra...
Bé Loan run cầm cập, chân bé đứng không vững. Bé nói lâm râm một mình:
- Không, không... cho em về...
Hai tên du đãng không nghe tiếng than thở tuvệt vọng của bé. Chúng còn bận dán mắt vào gã đàn ông trung niên phục sức bảnh bao khoan thai từ tòa nhà sáng đèn bước ra. Tòa nhà là khách sạn thì phải vì ở cửa có người mặc áo quần đỏ nẹp vàng, đội mũ đính tua kim tuyến lòng thòng đứng gác. Năm Ngọt dừng lại, nhìn bốn phíа, người gác khom lưng chào, cung kính. Năm Ngọt có bộ râu mép gọt tỉa công phu và cái cà-vạt thắt thật tròn trịa, bé Loan mới nhìn thấy đã nẩy cảm tình.
Chín Nạm thì thầm:
- Nó trèo lên xe. Em Tư thấy rõ chưa?
Tiếng động cơ nổ ngon lành. Sáu Hiền xô bé Loan từ bóng tối ra giữa lề:
- Trổ tài đi.
Đèn pha của chiếc xe đua nhấp nhảy làm bé Loan chói mắt. Bị đẩy mạnh bé loạng choạng. Vừa vặn chiếc xe trờ tới, Sáu Hiền dặn bé nằm quay trên đất song bé lại ôm lấy cảng xe. Tài-xế thắng lại ngay và bé Loan ngã ngồi bên lề, nửa sợ sệt, nửa bần thần.
Năm Ngọt hốt hoảng mở cửa xe. Hắn đỡ bé Loan, giọng ngọt ngào (thật đúng với tên Ngọt):
- Cô bị thương không?
Bé Loan lắc đầu. Năm Ngọt tỏ vẻ bực bội:
- Em vô ý quá. Trước khi vượt qua đường phải nhìn hai bên cẩn thận. Vô ý như em thì mặc sơ-mi gỗ như không.
Bé Loan phản đối:
- Thưa ông, dầu em vô ý đến mấy em cũng không bao giờ mặc sơ-mi gỗ.
- Tại sao?
- Vi sơ mi phải may bằng vải.
Năm Ngọt cười. Lối nói ngây thơ của bé Loan thích hợp với bệnh ưa chanh cốm của hắn.
Người gác cửa xua xoe đến gần:
- Thua ông Năm, bọn gái thường giả bộ bị xe cán để vòi tiền. Ông thí cho vài tờ là xong.
Năm Ngọt nhăn mặt:
- Bậy nào, con nhà lành, không phải gái chùa. Anh dìu cô bé vào bin-đinh. Dường như cô ta hơi khập khiễng. Bề nào tôi cũng phải đợi cô ta khỏe hẳn mới đi được. Mau lên, kẻo bọn cớm và nhà báo túa đến thì mệt.
Khách sạn của Năm Ngọt thuộc loại sang. Phòng tiếp tân gồm toàn ghế lót nệm da đỏ êm ái, nền nhà bóng loáng, soi gương thấy rõ nếp răn. Người gác le te kiếm nước ngọt. Năm Ngọt kéo ghế ngồi gần bé, rồi nói, giọng dịu dàng:
- Em chỉ bị sây sát xoàng. Cớ sự xảy ra do lỗi của em, nhưng giờ này anh không muốn tìm trảch nhiệm phải quấy của ai, anh thấy em không bị hề hấn là được. Áo em bị vấy bùn, anh sẵn sàng bồi thường cho em. Đây, em cầm tạm. Một ngàn nhé?
Bé Loan lặng thinh. Áo chị Ngọc bị vấy bùn thì chết. Chị thương áo hơn em ruột của chị. Chị diện đồ soa-rê, bé chỉ đụng nhẹ ngón tay chị đã la rầm nhà “chớ, chớ, cái con quỷ kia, tay mày bẩn như vậy làm hỏng áo đẹp của tao”. Sáng mai thấy áo vấy bùn, chị Ngọc sẽ củng bươu đầu. Thật vậy, chị Ngọc có bàn tay tuyệt đẹp, kép của chị tưởng bàn tay ngọc ngà này chỉ biết dạo dương cầm, họ đâu biết nó còn biết làm một việc khác: việc củng đầu bé Loan.
- Một ngàn không chịu. Thế thì hai ngàn.
Bé Loan tiếp tục lặng thinh.
- Ba ngàn. Ba ngàn, em dư tiền may cái áo đầm mới.
Bé Loan ngước nhìn Năm Ngọt, thách thức:
- Cám ơn ông. Ba má em cấm em nhận tiền của người lạ.
Năm Ngọt lại cười. Trong đời trùm du đãng có lẽ hắn chưa hề gặp ai chê tiền kỳ quặc như bé Loan. Hắn hỏi bé:
- Em bao nhiêu tuổi?
Bé Loan nói dối:
- Trên 15. Tết này là 16.
- 15, 16 tuổi như em mới biết chê ba ngàn bạc giữa lúc người khôn của khó này. Em dễ thương lắm. Đừng kêu anh bằng ông, kêu bằng anh cho nó thân mật. Nè, em còn nhỏ mà ăn mặc như người lớn. Em lại vẽ mặt như đào bát. Thôi, em chê địa của anh, thì anh mời em cụng ly với anh. Được không?
Cái gì chứ cung ly thì được gấp, bé Loan vốn thèm uống quanh năm. Đây là lần đầu bé vào bar. Ba má cho hay bar là nơi bán rượu mạnh, giành riêng cho người lớn, con nít không được bén mảng tới đã đành, ngay cả đàn bà thiếu nữ lá ngọc cành vàng cũng phải tránh xa. Đêm nay, bé trốn ba má, ăn vụng xem sao...
Chú bồi bưng lại hai ly nước nâu vàng. Bé đang bối rối thì chú bồi đặt hai ly cà-rem va-ni cao ngất ngưởng cách bé một mét. Thơm ghê, ngon ghê. Chẳng biết của bé hay của ai, bé xà lại đớp lấy đớp để. Năm Ngọt uống rượu một mình rồi nói:
- Con nít chính hiệu chứ không phải là con nít giả vờ.
Ăn cà-rem xong, bé Loan ngồi đối diện Năm Ngọt. Cuộc tâm tình bắt đầu. Bé kể lại tại sao bé mặc áo của chị, dùng son phấn của chị, và dận giầy của chị. Chẳng qua bé hận người lớn. Bé sắp bước sang kể đến giai đoạn Sáu Hiền kêu điện thoại thì cái đồng hồ quả lắc tai hại boong boong ròn rã.
Thậm cấp chí nguy, 11 giờ. Ba má đã về. Bé tất tưởi xô ghế. Năm Ngọt giữ lại:
- Em đi đâu?
Giọng bé khản đặc:
- Ba má đánh chết.
- Yên tâm, anh sẽ lái đưa em về tận nhà và xin lỗi ba má cho em. Từ lâu anh hằng mong ước được cặp kè một cô em nhỏ bé, ngoan ngoãn để trò truyện tầm phào và khiêu vũ. Em biết nhảy chứ?
- Nhảy đầm à anh. Em cũng biết sơ sơ. Đi được bài cha-cha-cha và sì-lô.
- Vậy anh mời anh em đi nhảy.
Bình sinh bé Loan khoái nhót một cây. Chị Ngọc vẫn thèm đôi cẳng dài, giẻo như kẹo kéo của bé. Bé không học, chỉ nhìn thiên hạ khiêu vũ mà cũng biết. Giỏi nữa là khác. Ba thường thở dài «cái con Loan này học bài tối dạ nhất nước, học nhót lại là thần đồng mạt hạng con ơi...». Bé Loan ham vui, quên phứt ba má. Bé gật đầu hồn nhiên. Năm Ngọt hỏi:
- Anh quen nhiều tiệm nhảy, riêng đêm nay, anh muốn cho em quyền lựa chọn. Em là cô bé Lọ Lem của anh đấy. Nào, em muốn đi nhảy ở đâu?
- Nhà hàng Lọ Lem.
- Chưa hề nghe nói tới nhà hàng Lọ Lem. Em đến Lọ-Lem chưa?
- Chưa.
- Sao em biết?
- Chị em đọc báo. Tiệm nhảy mới khai trương.
- Càng tốt. Để anh hỏi bồi địa chỉ của tiệm Lọ Lem.
Mấy phút sau, bé Kiều Loan đã ung dung ngồi bên Năm Ngọt trong chiếc xe mui trần lộng lẫy. Nhà hàng Lọ Lem ở cuối một con đường vắng vẻ, buồn hiu gần bến tàu. Xe đậu lại, một chú bồi phục sức sặc sỡ chạy vội ra, khúm núm mở cửa. Năm Ngọt chăm chú ngó bồi, đoạn hất hàm:
- Trông anh quen mặt quá. Tôi đã gặp anh nhiều lần rồi phải không?
Chú bồi lắc đầu quầy quậy:
- Thưa, ông nhớ lầm. Tôi chưa được vinh hạnh gặp ông.
Nãm Ngọt lấy tay che gió để châm thuốc lá:
- Nhà hàng này hơi... bất tiện. Mình đi chỗ khác nhé?
Bé Loan phụng phịu:
- Chỉ vào một lát thôi.
- Những bóng đèn xanh đỏ rực rỡ và tiếng nhạc giựt gân từ vũ trường vọng ra làm bé Loan nôn nao. Sau một phút ngần ngại, Năm Ngọt đành bước theo bé Loan. Đến cửa hắn lẩm bẩm:
- Không lẽ mình nhớ lầm. Thằng này có cái thẹo trên màng tang...
Đã đến nơi, rút lui cũng khó. Dầu sao Năm Ngọt mỗ cũng là dân chơi có môn bài. Miễn hồ mình mở rộng tai và mắt. Khẩu súng dưới nách được nạp đạn đàng hoàng. Trừ phi thằng Sáu Hiền phục kích mình...
Bồi cung kính dẫn hai người đến cái bàn ở góc. Năm Ngọt không chịu:
- Đổi cái khác.
Bồi đáp:
- Thưa, chỉ còn cái này.
Vũ trường không rộng mấy song được trang trí khéo léo nên gây được cảm tưởng rộng và kê được nhiều bàn. Khách đến khá đông, ai nấy phục sức chỉnh tề, sang trọng, xoàng ra cũng đeo cà-vạt. Một phần ba số bàn còn trống. Năm Ngọt chỉ tay:
- Tôi lấy cái bàn trống gần cửa.
- Thưa, tuy trống nó đã có khách giữ chỗ.
- Cả bàn này nữa?
- Dạ. Mọi bàn đều được còm-măng. Bàn giành cho quý vị là cái sau cùng.
Năm Ngọt không lấy làm hài lòng trước lời giải thích của bồi. Hắn cũng nhoẻn cười vui vì lâу cái vui tràn trề của bé Kiều Loan.Trừ sàn nhảy tròn có đèn sáng, phần còn lại của vũ trường chìm trong cảnh tối lờ mờ. Ban nhạc khuất sau tấm bình phong, quầy rượu cũng nửa sáng, nửa tối. Vũ trường Lọ-Lem tỏ ra thích họp với sự hẹn hò cùa trai gái yêu đương.
Bó Loan vẫy bồi:
- Nước bom pha cà-rem, thật nhiều cà-nem. Và lấy cho cái ly cối.
Năm Ngọt xoa bàn tay mũm mĩm của bé:
- Ngồi bên em anh quên được tất cả những cái bẩn thỉu, khốn nạn ở đời.
Bé Kiều Loan đã có sẵn thiện cảm với Năm Ngọt. Lời nói chí tình của hắn làm bé bừng tĩnh. Giọng Năm Ngọt bâng khuâng:
- Đời mình đang tươi, đang đẹp như vầy mà có đứa muốn cho mình đi tàu suốt...
Bé Loan nhổm đít:
- Đi tàu suốt? Đi tàu suốt là thế nào hả anh?
- Là chết. Là bị giết.
- Trời đất.
- Em nghe ai nói tiếng «đi tàu suốt», chưa?
- Rồi. Còn sơ-mi-gỗ?
- Hòm đựng xác chết.
- Địa?
- Là tiền.
- Giò heo?
- Súng lục.
- Trời đất.
- Em kêu trời vì em còn nhỏ, em còn quá ngây thơ, chưa bợn những đê tiện của cuộc sống. Anh làm nghề sử dụng giò heo từ năm 20 tuổi, nghĩa là trên 20 năm nay, anh đã cho cơ man đứa đi tàu suốt. Thật ra...
- Làm nghề của anh không tốt, anh ơi.
- Em là đứa con gái thứ nhất và sau chót thành thật chỉ trích anh. Chưa đứa nào dám phê bình anh cả. Vì chúng nó sợ anh uýnh tóe đom đóm. Anh dữ tợn một cây. Chúng nó cũng sợ cái bót-phơi của anh. Nói cho đúng, anh đâu chủ trương làm nghề bất lương này, chẳng qua do hoàn cảnh mà ra. Cha mẹ anh mất sớm, anh được bà cô mang về nuôi, tiếng là nuôi kỳ thật ở đợ, còn cực nhục hơn tôi tớ, làm từ sáng đến tối không nghỉ, ăn uống thiếu thốn, lại không được trả đồng xu teng. Khổ quá hóa liều, anh nổi loạn, cãi lại bà cô, đánh bầm mặt mấy thằng em họ cậy giàu làm phách rồi vù lên Saigon lập nghiệp. Mới 9 tuổi, anh đã ngồi nhà đá về tội móc túi. Mãn tù, anh trở thành yêng hùng bến xe, thoạt đầu chơi dao, sau đến chơi súng. Tổng cộng trong mấy chục năm sống ngoài lề xã hội, anh ra tòa 18 lần, ngồi tù 13 năm, chưa kể những kỳ ngủ bót...
- Anh không biết hối hận ư? ,
- Biết chứ. Nhưng khi biết hối hận đã muộn. Anh bị ngập bùn đến cổ. Công an, tòa án, khám đường không tha anh. Bạn bè cùng nghề không tha anh. Họ đang rình rập anh. Họ đang chờ dịp anh hớ hênh để cho anh mặc sơ-mi gỗ. Hồi nãy, khi chưa gặp em, anh thấy đời là sự đểu giả, sự lừa lọc, khi thấy nụ cười của em anh bỗng hân hoan khác thường. Giá anh đàng hoàng, anh cưới vợ sớm thì đã có con gái bằng tuổi em... Tội nghiệp ghê, nếu nó còn sống...
- Ai còn sống?
- Đứa con đầu lòng. Hòn máu rơi của anh. Lẽ ra anh không nói, nhưng nếu không nói lương tâm sẽ cắn rứt, thú thật với em đêm nay anh định rủ em vào đây, bỏ thuốc mê vào rượu lừa em uống rồi chở về nhà săm...
- Nhà săm là nhà gì?
- Nơi đàn ông và... đàn bà ở với nhau.
- Nơi nào chẳng có đàn ông và đàn bà ở với nhau. Ba ở với má nè. Nhưng anh Năm ơi, anh chở em đi sao đặng, em phải ngủ với má, em về muộn má đánh chết.
- Ừ, muộn thật rồi. Trò truyện sợ sơ đã gần nửa đêm. Để anh lái xe đưa em về.
Giọng bé Loan bỗng run rẩy:
- Đừng anh, đừng về.
Năm Ngọt xiết bàn tay lạnh ngắt của bé:
- Lạ thật, tay em mỗi lúc một lạnh. Tại sao em sợ? Tại sao em đòi về rồi lại yêu cầu anh đừng về.
- Nếu anh về người ta sẽ cho anh đi tàu suốt.
Bàn hai người ngồi không có ánh sáng, tuy vậy bé Loan vẫn nhìn thấy mặt Năm Ngọt tái mét. Năm Ngọt hất vạt áo vét-tông, để lộ cái «giò heo» đen sì.
- Ai nói với em?
- Sáu Hiền và Chín Nạm.
Năm Ngọt có cảm tưởng như trời đất đang nổi cơn bão lớn, gió thổi ầm ầm bên tai. Hắn đã linh tính tại nạn. Song hắn không ngờ kẻ mang tai nạn đến là cô bé Lọ-Lem khả ái từng làm sống dậy trong lòng hắn những kỷ niệm êm đềm. Hắn là người từng trải nên giây phút gay cấn ấy vẫn giữ được bình tĩnh.
- Em làm cho Sáu Hiền?
- Đời nào. Họ bắt buộc em. Họ bầy ra trò đụng xe để em đi nhảy với anh rồi giết anh.
- Họ không hỏi thêm gì khác?
- Có. Hỏi xem anh cất tiền ở đâu.
- Ha ha, như vậy họ còn cho anh sống thêm mươi phút nữa. Họ chỉ nhằm anh, về phần em chắc họ không đụng tới. Anh sẽ dùng em làm mộc. Em đứng lên, anh sẽ bước theo em.
- Không đặng. Hễ em đứng lên họ nổ súng.
- Họ núp ở đâu?
- Khắp nhà. Trên trần. Toàn thể nhân viên của tiệm Lọ-Lem đều là nhân viên của Sáu Hiền, người nào cũng có súng.
Năm Ngọt lừ mắt quan sát quanh vũ trường. Những cặp trai gái ngồi gần đã thầm lặng biến dạng. Chỉ còn lại những ngưỏri khách cuối cùng gần cửa ra vào. Và kỷ cục thay, họ toàn là đàn ông. Loại vai u thịt bắp. Loại gạt-đờ-co chuyên nghiệp, không phải loại hào hoa phong nhã, thân chủ quen thuộc của hộp đêm. Khi hai người mới đến, có ba cặp du dương rả rít với nhau trên sàn nhảy. Giờ đây không thấy bóng họ đâu nữa. Tiếng nhạc giựt gân được thay thế bằng độc tấu với một nhạc công chơi dương cầm. Mọi người đã lĩnh ra ngoài, sửa soạn cho cuộc tổng tấn công sắр tới.
Dáng điệu chửng chạc, Năm Ngọt rút trong túi cái hộp vàng khối dẹt, dựng thuốc lá. Hắn giả vờ lấy thuốc để kiểm soát tràn nhà qua ánh phản chiếu của nắp hộp. Hắn thấy rõ mồn một cái họng tròn xoe của khẩu súng 12, nòng dài. Súng nòng dài 12 li chỉ tương một phát là voi cũng sụm...
Năm Ngọt vươn đầu về phía bé Loan:
- Cứ tiếp tục nói chuyện đi em. Để anh liệu. Sau lưng anh có một thằng bồi mới vào hả?
- Có. Nhưng lại ra rồi.
- Nó đến thăm dò đó. Thoát khỏi ổ phục kích này rất khó. Chắc anh phải bỏ xương lại đây mất.
- Em sẽ ráng giúp anh.
- Có em một bên anh thấy can đảm và may mắn hơn lên. Chẳng biết vì sao anh lại nghĩ như vậy. Căn nhà này là tiệm nhảy trá hình của thằng Sáu Hiền. Nó quót vôi, xếp đặt bàn ghế, treo đèn, kết hoa vội vã để tiếp đón anh. Nếu mình tắt được hết đèn thì có hy vọng thoát.
- Làm sao hả anh?
- Nó làm hối hả nên chắc chỉ có một cái bật đèn duy nhất cho cả phòng. Sau lưng anh, chếch về phía trái em thấy gì không?
- Chậu hoa tươi.
- Cạnh chậu hoa?
- Cái gì vuông vuông bằng sứ trắng, giống cái bật đèn.
- Đúng rồi, vặn đèn, tắt đèn là ở đó. Tiệm nhảy được làm hấp tấp nên người ta chỉ mắc một đường dây chung cho tất cả các ngọn đèn. Làm cách nào bắn vỡ nó là được... em giả vờ nói chuyện đi...
- Nói chuyện gì, hả anh. Sợ quá, em líu cả lưỡi.
- Vậy em đọc bảng tính nhân cũng đặng. 2 lần 2 là 4, 3 lần 2 là 6, tiếp tục đến khi nào anh bảo thôi.
- 2 lần 2 là 4, 3 lần 2 là 6...
- Em ngồi nghiêng sang bên này, được rồi nghiêng thêm tí nữa, anh muốn em che giấu bụng anh để anh rút súng. Em phải nghe cho rõ... anh sắp sửa bắn vỡ cái bật điện. Anh giả vờ dụi mắt, em hãy đứng lên, ghé miệng thổi vào mắt anh, làm như thể anh bị một hột bụi dính trong mắt. Anh hy vọng chỉ nổ một phát là điện tắt, vì nếu bắn trật là chết. Không riêng gì anh, em cũng chất lây. Hễ đèn tắt em hãy lăn ngay ra đất, nằm áp xuống và bò bằng tav càng xa càng tốt. Đừng ngẩng đầu kẻo mất chỗ đội nón, nghe em...
À, đừng bò ra cửa trước, bọn Sáu Hiền đang phục bên ngoài, anh nhìn thấy sau chậu kiểng сó tấm màn cửa. Nghĩa là sau lấm màn có cửa, và cửa này mở ra cầu thang lên tầng trên. Đến cầu thang là ba chân bốn cẳng phóng lên thật nhanh, không nên lừng khừng. Nếu anh chưa chết, anh sẽ lên theo. Dầu sao anh cũng chờ cho em thoát hiểm.
- Chắc chắn anh thoát hiểm.
- Cám ơn em. Nào, em Lọ-Lem, em chuẩn bị thổi bụi cho anh đi...
Khẩu súng của Năm Ngọt được nhảy gọn vào tay, nòng sắt gần chạm má bé Loan. Đoàng... tiếng đoàng kêu lớn như trái bom lớn nổ trên đầu. Năm Ngọt bắn tài thật. Mọi ngọn đèn đều tắt ngúm theo dự tính. Kiều Loan khỏi cần phóng mình trên nền nhà vì tiếng động sấm sét đã xô bé ngã sóng soài. Bé bò lẹ làng như con chuột, trong chớp mắt bé rа đến nơi kê chậu kiểng.
Cái bàn của hai người hồi nãy bị lật đổ, chai ly rớt vỡ loảng xoảng, một cục đá bắn trúng gáy bé Loan. Hoảng hồn bẻ bò nhanh hơn. Trong khi ấy nhiều tiếng đoàng khác thi đua nổ trong tiệm nhảy, hàng chục lằn chớp màu da cam xẹt ngang dọc, ngoằn ngoèo, từ bốn phương tám hướng, chỗ nào cũng có, từ cửa ra vào, từ bục giàn nhạc, từ các bàn thực khách, từ trên trần phòng...
Giữa những tiếng đoàng điếc tai ấy sang sảng tiếng nói của Sáu Hiền:
- Bọn mày bắt kỳ được con Tư cho tao, nó phản anh em mình.
Nhờ cái áo đầm của chị Ngọc sẩm mầu, bé Loan không bị lửa đạn phát hiện. Bé không biết Năm Ngọt ở đâu. Vì sau tiếng đoàng khai mào, Năm Ngọt không bắn thêm phát nào và cũng không phúc nhích trong bóng tối.
Bé Loan chui luồn dưới tấm màn. May quá, phía sau có cửa, và cửa chỉ khép một cánh. Bé lỉnh ra khỏi phòng ngon ơ. Theo lời Năm Ngọt dặn, bé Loan nhoài mình qua ngưỡng cửa, vụt đứng dậy. Qua một tia lửa da cam, bé Loan thấy rõ những bậc cầu thang đá rửa mầu trắng.
Cuộc đấu súng vẫn tiếp diễn, mỗi lúc một thêm hung dữ. Bé Loan lên hết khuỷu thang, điềm tĩnh nhô đầu qua lan can quan sát chiến trường. Trời tối mò. Một lùm đèn bấm rực sáng.
Bé mừng rú: Năm Ngọt khom lưng từ vũ trường bước lùi qua màn cửa, khẩu súng trên tay khạc đạn liên hồi nhằm ngăn cản phe Sáu Hiền rượt theo. Lên đến chân thang hắn trông thấy bé Loan song hắn vẫn quay mặt về hướng vũ trường.
Mội bóng đen hiện ra ở khuỷu thang, tên thuộc viên của Sáu Hiền có trách nhiệm canh giữ tầng trên. Bóng đen ngập ngừng một giây đồng hồ, giơ súng, chưa dám bắn. Có lẽ hắn sợ bắn lộn Kiều Loan. Sau cùng họng súng chĩa giữa lưng Năm Ngọt. Bé Loan kêu thất thanh:
- Anh Năm.
Tiếng kêu bất thần của bé Loan làm bóng đen run tay, viên đạn bay lạc vào tường. Và Năm Ngọt có đủ thời giờ triệt hạ bóng đen bằng một thế tác xạ tuyệt vời. Bóng đen rớt khí giới lăn lông lốc trên cầu thang. Năm Ngọt giắt tay bé Loan chạy như bay lên lầu nhất giữa những tràng đạn đoàng đoàng chíu chíu.
Vũ trường choán một phần tầng dưới cùng cao ốc, từ lầu nhứt trở lên là văn phòng của các công ty. Ban đêm không ai làm việc, hành lang vắng tanh, những cây đèn nê-ông chiếu rõ từng nếp răn trên vầng trán cao và rộng của Năm Ngọt. Vầng trán thông thái như thế này mà làm tướng cướp cũng lạ. Ba thường dậy bé Loan rằng đời người có số, không ai tránh khỏi số...
Năm Ngọt đập nhẹ vai bé Loan:
- Cám ơn em Lọ-Lem, lần nữa em lại cứu anh sống.
Hai người rắt ríu nhau lên nóc bin-đinh. Cầu thang gồm nhiều khuỷu, mặc dầu đông đảo phe Sáu Hiền vẫn phải rượt đuổi một cách thận trọng. Do đó hai người lên đến mái bằng của cao ốc xuông xẻ.
Hai người chạy hết cái sân thượng rộng đến cao ốc kế cận. Cửa từ nóc dẫn xuống các tầng bên dưới được khóa cứng. Năm Ngọt ghé vai húc mãi không chuyển động.
Bé Loan sực nhớ đến cuốn phim cao bồi tuần trước. Bé bèn nhanh nhẩu:
- Bắn ổ khóa đi anh.
Năm Ngọt nói:
- Anh muốn dùng sức vì sợ bắn súng bọn Sáu Hiền nghe thấy. Nhưng anh không còn cách nào khác. Hai đứa vừa trèo lên mái. Em thấy chưa?
Hai bóng đen còn cách bé Loan 50 mét. Năm Ngọt kề súng, viên đạn phá nát khung cửa. Hai bóng đen khạc đạn liên tu bất tận. Năm Ngọt và bé Loan đã lọt vào bên trong an toàn.
Năm Ngọt ra lệnh:
- Giờ đây chúng mình chạy xuống.
Bé Loan hụt chân. Năm Ngọt kêu:
- Em hề gì không?
- Không. Chỉ cà nhắc sơ sơ.
Năm Ngọt đưa vai cho bé vịn. Hai bóng đen chui qua cửa nóc, bắn tưới hột sen về phía cầu thang. Xương mắt cá bị trẹo, Kiều Loan không chạy được nhanh. Bé nói:
- Anh xuống trước đi.
Năm Ngọt bồng bé lên hai cánh tav vạm vỡ:
- Sao đặng. Chúng nó giết em.
Năm Ngọt vừa dứt lời thì nhiều phát súng từ phía dưới bắn lên chát chúa. Thì ra bọn Sáu Hiền chực sẵn phía dưới. Trên có địch, dưới có địch. Năm Ngọt đành bỏ cầu thang, rút dọc theo hành lang. Tầng lầu này cũng vắng tanh, cửa đóng im ỉm, bên trong không có người ở. Cũng như cao ốc vũ trường, đây là cao ốc cho cáс công ty thuê đặt văn phòng.
Một loạt đạn khác vèo theo. Hai ba đầu người nhấp nhô. Năm Ngọt lảy cò, nhiều tiếng kêu rú thảm thiết cho thấy phe Sáu Hiền bị trúng đạn. Năm Ngọt loay hoay mãi mới mở được cánh cửa cuối hành lang. Đoàng... đoàng... phe Sáu Hiền chặn bít mọi lối xuất nhập bằng hàng rào lửa đạn liên tục. Năm Ngọt bắn hạ thêm hai tên nữa trước khi khẩu súng phát ra tiếng «cộp» khô khan. Năm Ngọt thở dài:
- Nguy rồi, em ơi.
Bé Loan hỏi:
- Anh hết đạn?
- Ừ.
- Bây giờ anh tính sao?
- Sau cửa số có cầu thang trôn ốc giành cho nhân viên cứu hỏa, anh vừa nhìn thấy. Bọn Sáu Hiền không ở phía đó. Em bám lan can sắt tuột lần xuống. Chào em Lọ-Lem.
- Em không thể bỏ anh một mình.
- Bậy nè. Em vô tội, không dính dấp đến chuyện riêng của anh. Em tốt với anh thế này đã quá đủ. Trên đời anh chưa gặp ai tốt bằng em.
Tiếng thì thào của hai người bị tiếng quát của Sáu Hiền ngoài hành lang lấn át:
- Nó hết đạn rồi. Đèn đâu, rọi sáng tao coi.
Năm Ngọt giục bé Loan:
- Nhanh lên, em còn trù trừ gì nữa.
Bé Loan chưa kịp đáp thì cánh cửa do Năm Ngọt dùng lưng chấn giữ bị đẩy bật, hai bóng đen lực lưỡng ùa vào. Năm Ngọt vung tay đánh ngã tên thứ nhứt. Tên thứ nhì ăn cái đá trời giáng, văng tròn vào góc, chặn ngang bé Loan đau điếng.
Ánh đèn sáng rực. Thoạt đầu là đèn bấm. Sau đến đèn điện trong phòng. Thuộc viên của Sáu Hiền đứng lố nhố. Năm Ngọt lùi sát tường, vét-tông rách tơi tả và đẫm máu, cặp mắt sợ hãi mất thần.
Sáu Hiền nâng khẩu súng, gằn giọng:
- Mày biết tội mày chưa?
Năm Ngọt bặm môi không đáp. Sáu Hiền lặp lại câu hỏi. Khi ấy Năm Ngọt mới cười nửa miệng:
- Trước khi hỏi, mày thừa hiểu tao không bao giờ xin xỏ. Giá tao xin xỏ mày cũng không tha.
- Mày cất giấu tiền của băng ở đâu?
Năm Ngọt cúi mặt xuống. Sáu Hiền bèn hỏi bé Loan khi ấy được đựng dậy:
- Còn mày, con Tư Phú Thọ, nó nói với mày số tiền được nhét ở đâu?
Bé Loan đáp:
- Tôi không phải là Tư Phú Thọ.
- Biết rồi. Tao vừa biết mày không phải là con Tư. Nhưng điều này không còn quan hệ nữa. Tao chỉ cần biết nó giấu tiền ở đâu. Thằng Năm Ngọt nói với mày chưa?
Năm Ngọt, giọng dịu dàng:
- Rồi. Em đáp rồi đi.
Bé Loan đáp:
- Rồi.
Sáu Hiền nhăn mặt bóp cò. Viên đạn bắn gần mục phiêu xuyên lũng bụng Năm Ngọt, nạn nhân ôm bụng ngã ngồi. Bé Loan giựt khỏi tay một người đang giữ bé, chạy đến cào quấu Sáu Hiền, miệng thét «đồ giết người, đồ giết người». Sáu Hiền xô bé té nhào. Miệng hắn vẫn ra rả:
- Con khốn nạn... nói ngay kẻo chết. Nó giấu tiền ở đâu?
Giọng Năm Ngọt vẫn dịu dàng, cái dịu dàng của kẻ hấp hối đang vĩnh biệt người thân:
- Thong thả hãy nói, em Lọ Lem... Kéo dài chừng nào hay chừng nấy. Em chưa nói thì chúng còn cho em sống.
Chín Nạm tông mũi giầy vào mặt Năm Ngọt. Nạn nhân dộng đầu vào chân tường, máu me đầm đìa. Nước mắt cũng đầm đìa hai má bé Kiều Loan. Bé đã hiểu. Tướng cướp Năm Ngọt đang tìm cách cứu bé. Năm Ngọt chưa hề nói gì về số tiền cất giấu. Chẳng qua bọn Sáu Hiền thèm tiền...
Tuy bị đánh đau cộng với vết thương làm ruột đổ lòng thòng, Năm Ngọt vẫn tiếp tục dậy khôn cho bé Loan và nhử mồi Sáu Hiền:
- Nhiều tiền lắm... sức mấy thắng Sáu dám đụng đến da thịt em. Những 6 triệu đồng, 6 triệu đồng. Chưa kể đến tiền riêng do anh gom góp.
Sáu Hiền nói:
- Để mày coi. Coi con Lọ Lem kéo dài được đến chừng nào.
Nói đoạn, Sáu Hiền chộp cánh tay bé Loan vặn thành vòng tròn. Bị xoắn tréo tay trong thế nhu đạo độc địa này, bé Loan kêu đau ai ái và quỳ gối trên đất. Sáu Hiền ấn mạnh thêm:
- Chịu mở miệng chưa Lọ Lem?
Bé Loan không thể mở miệng vì lẽ giản dị bé hoàn toàn mít đặc. Năm Ngọt bèn van vỉ:
- Thôi Sáu, tao lạy mày... mày hứa với tao là cho con nhỏ Lọ-Lẹm vô tội ra khỏi nơi này rồi tao sẽ nói hết.
Câu nỏi của Năm Ngọt được tiếp nối bằng một loạt đạn tacata ròn rã từ hành lang vọng vào. Nhiều ngọn đèn được bật sáng tới tấp. Một thuộc viên của Sáu Hiền từ bên ngoài chạy vào phòng, hớt hơ hớt hải:
- Anh Sáu, anh Sáu, cảnh sát dã chiến.
Chín Nạm hô:
- Chuồn đi mau.
Sảu Hiền thét:
- Chưa được. Để tao thanh toán con Lọ-Lem khốn kiếp.
Hắn giơ súng nhưng không có thời giờ nhả đạn. Một tràng đạn tacata đã quét rưới trong phòng. Phe Sáu Hiền dàn thành hàng ngang nên hầu hết bị ăn đạn. Bé Kiều Loan bị Sáu Hiền xô ngã, những viên đạn tiểu liên chì réo trên đầu. Sáu Hiền buông súng, té gục cạnh Năm Ngọt.
Cuộc can thiệp của lực lượng an ninh diễn ra trong vòng nửa phút đồng hồ ngắn ngủi. Rồi ngưng. Hai ngọn đèn lớn xách tay từ hai đầu hành lang chiếu lại khiến tầng lầu sáng như ban ngày. Phe Sáu Hiền dại dột rúc chung vào một căn phòng chật hẹp, do đó chúng trở tay không kịp. Một số nhanh chân lẫn trốn bằng cằu thang trôn ốc phía sau đều bị tóm cổ. Toàn băng Sáu Hiền sa lưới.
Dưới ánh đèn bé Kiều Loan giựt nẩy mình. Bác Ngân đĩnh đạc bước vào. Bác là sĩ quan cảnh sát, con gái của bác học cùng lớp với bé. Hiện, bác chỉ huy toán an ninh đột nhập cao ốc.
Thấy bé, bác cũng giựt nẩy mình:
- Kìa, bé Kiều Loan… bé đến chỗ này làm gì?
Bé trân trân ngó bác, nước mắt ràn rụa. Cơn ngạc nhiên đã qua, bác sờ cái áo bé đang mặc và quẹt lớp son trên mặt bé, giọng bác hơi giận dữ:
- Ba má cháu biết cháu giao du với băng Sáu Hiền không? Hừ... bác không ngờ. Băng Sáu Hiền gồm những tên đu đãng trộm cướp, xì-ke, đâm thuê chém mướn bị cảnh sát truy nã ráo riết. Yêu cầu cháu giải thích?
Thì ra bác Ngân nghi oan cho bé. Bé Loan, chỉ biết giải thích bằng nước mắt. Vì giải thích sao được, và giải thích ai tin. Làm cách nào giải thích được việc bé mặc đồ đầm xòe của người lớn, và bé trang điểm diêm dúa, gần như đĩ điếm, nhất là việc bé có mặt trong một vụ nổ súng của đảng cướp...
Tướng cướp Năm Ngọt đã giải thích giùm bé:
- Thưa ông cò, hẳn ông cò đã biết tôi là Năm Ngọt. Bé Loan không mảy may dính dáng đến bọn tôi. Bị phe Sáu Hiền rượt đuổi tôi trốn vào nhà bé. Ba má bé đi xi-nê vắng, ở nhà có mình bé. Sáu Hiền bắt cả tôi lẫn bé Loan, chở về sào huyệt để giết. Qua cao ốc này, tôi kéo được bé ra khỏi xe, chạy lên đến đây thì trúng đạn. Dầu sao ông cò cũng quen gia đình bé. Bé hoàn toàn vô tội.
Bác Ngân nhìn bé, mặt bác dịu hẳn:
- Đúng không cháu?
Bé Loan khóc to hơn.
Bác Ngân nói với Năm Ngọt:
- Đã có băng ca và xe Hồng thập tự. Nhân viên của tôi sẽ khiêng anh đến bệnh viện. Theo hồ sơ các anh ăn hàng một số tư nhân trong Chợ-Lớn. Băng các anh bắn chết 5 nạn nhân. Anh tham dự vụ cướp nhưng anh không hề bắn chết ai, do đó, mai kia ra tòa anh chỉ bị kêu án 10, 15 năm là cùng. Trong trường hợp anh hối lỗi, chịu họp tác với cảnh sát thì án này còn được giảm xuống nhiều nữa. Tôi nghe nói anh giấu những số tiền do băng các anh cướp được làm của riêng. Anh sẽ được xét xử tối khoan hồng nếu anh khai nơi giấu. Năm Ngọt, anh nghĩ sao về đề nghị của tôi?
Giọng Năm Ngọt mệt mỏi và yếu đuối thêm:
- Đa tạ ông cò... tôi bị rách ruột, chắc chết, không còn được sống để ra tòa. Vì ông cò gia ân, không làm khó dễ bé Kiều Loan vô tội, nên trước khi chết tôi xin tặng ông cò món quà tri ngộ. Ông cò ơi... tất cả những tiền và hạt soàn cướp được tôi giấu trong lốp xe hơi. Ông cò tìm trong vỏ xơ-cua xe đua của tôi thì thấy. Bé Kiều Loan ơi... mãi đến phút này anh mới biết tên thật của bé. Bé ráng học giỏi nhé, đừng lười nhé...
Năm Ngọt thở hắt rồi lịm đi, Kiều Loan bưng mặt khóc rưng rức. Bác Ngân kêu bé:
- Về nhà với bác.
Bé Loan rầu rầu theo bác Ngân xuống xe. Nhà bé ở không xa mấy, chiếc dip nhe của bác Ngân chỉ mất 5 phút là đến. Đặt chân xuống đất, bé lại giựt nẩy mình lần nữa. Bác Ngân nắm tay bé:
- Cháu tìm gì?
Bé ngập ngừng:
- Thưa bác, cháu đánh mất một chiếc giầy.
Bác Ngàn cười ròn tan:
- Hừ... chẳng trách Năm Ngọt gọi cháu là cô bé Lọ-Lem. Trong truyện cổ tích cô bé Lọ-Lem cũng đánh mất một chiếc giầy như cháu.
NGƯỜI THỨ TÁM
Z.28 Gián Điệp Siêu Hình Z.28 Gián Điệp Siêu Hình - Người Thứ Tám Z.28 Gián Điệp Siêu Hình