Fear keeps us focused on the past or worried about the future. If we can acknowledge our fear, we can realize that right now we are okay. Right now, today, we are still alive, and our bodies are working marvelously. Our eyes can still see the beautiful sky. Our ears can still hear the voices of our loved ones.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Trinh Thám
Biên tập: Buusan Nguyen
Upload bìa: Buusan Nguyen
Số chương: 31 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4503 / 104
Cập nhật: 2020-03-02 09:37:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Tình Câm
Từ ngày mài đũng quần trên ghế trường tiểu học, Hoàng Trí đã nuôi mộng làm thầy thuốc. Khác bạn bè cùng tuổi, Hoàng Trí biết chọn lựa dứt khoát. Thi đậu vào Y khoa, chàng ngầm chọn lựa từ năm thứ hai chuyên khoa thần kinh. Sinh viên Hoàng Trí ngốn hàng mét khối sách về bệnh thần kinh, đêm ngày miệt mài theo chân đàn anh học hỏi, thực tập trong những khu chữa bệnh thần kinh, nên tuy mới là sinh viên nội trú, chàng đã được coi là có nhiều khả năng và kinh nghiệm.
Hôm ấy, như thường lệ, sinh viên Hoàng Trí đến dưỡng trí viện Biên Hòa. Hôm ấy là chiều Thứ bẩy cuối tháng, mọi người bị cuốn hút về Saigon, Hoàng Trí chưa có người yêu bé bỏng mà khó tính để dẫn đi ăn cà-rem, xem xi-nê và dạo phố, chàng lại đam mê không khi lúc trầm lặng như đêm đông khi ồn ào như họp chợ của nhà thương tâm trí, thành ra những ngày nghỉ vắng vẻ lại là những ngày thích hợp với chàng nhất.
Bệnh nhân mới của chàng là một thiếu nữ đẹp ru hồn. Nàng nhập viện hồi xế trưa. Phụ nữ là phải yếu có khác, họ đau thần kinh nhiều hơn nam giới. Sau một thời gian dài sống cạnh người điên, Hoàng Trí nhận thấy bệnh điên thường đến với đàn bà đẹp, và càng đẹp càng dễ bị điên tàng.
Chàng vứt cái xe 2 bánh sộc sệch ở gốc cây, huýt sáo miệng vui vẻ vảo phòng trực. Một nữ điều dưỡng quen mặt chặn lại, giọng hốt hoảng:
- Bà ta đang phá phách, bác sĩ ơi!
Hoàng Trí đeo ống nghe vào cổ:
- Bà ta là bà nào?
Cô y tá thở hổn hển, chứng tỏ vừa chạy đua nước rút từ nơi nhốt bệnh nhân điên nặng đến phòng trực:
- Thưa bác sĩ, cái bà hoàng phái mắc bệnh câm từ mấy năm nay ấy.
Sinh viên nội trú Hoàng Trí mỉm cười, an ủi:
- Có lẽ cô nên xin nghỉ một tuần lên Đà Lạt đổi gió. Cô làm việc quá nhiều, không khéo... Tôi mới đến, chưa coi danh sách, chưa đọc hồ sơ thì làm sao biết nổi «bà ta», «cái bà hoàng phái mắc bệnh câm» kia của cô là ai…
Sực nhớ cô y tá thở phào:
- Xin lỗi bác sĩ... bà Công tằng tôn nữ thị Thúy Thúy đẹp quá làm em quên hết...
Hoàng Trí nghiêm mặt:
- Nào, cô dẫn tôi đến phòng bà Thúy Thúy… Tôi chưa có thời giờ mở giấy tờ trên bàn, phiền cô tóm tắt tôi nghe.
Cô y tá băng qua cái sân rộng đến khu bệnh nặng. Vừa bước rảo nàng vừa nói:
- Bà Thúy Thúy còn thiếu 10 ngày nữa đủ 29 tuổi, tính theo ngày sinh tháng đẻ ghi trong căn cước. Trông ngoài, bà trẻ hơn nhiều. Trạc 22, 23 là cùng. Về nhan sắc thì từ trước đến nay chưa bệnh nhân nào đẹp bằng bà...
- Nếu đây là công ty điện ảnh hoặc xưởng họa thì sắc đẹp rất cần thiết. Đáng tiếc đây là bệnh viện. Dẹp hay xấu, điều này không liên quan đến tôi. Bệnh trạng ra sao?
- Thưa... khi không bà ta lên cơn, chộp cây đoản kiếm trong phòng khách toan giết chồng. Nhờ gia nhân đông đảo giằng kịp, nếu không ông Vĩnh Chân đã chết.
- Vĩnh Chân... cái tên nghe quen quá!
- Ông Vĩnh Chân là chủ nhà băng. Chủ một loạt nhiều ngân hàng. Được liệt vào hàng tỉ phú trong nước.
- Bà Thúy là vợ?
- Vâng, vợ chính thức.
- Vợ một nhà tỉ phú, nghĩa là có tiền rừng bạc biển, phương tiện thừa thãi, tại sao không chở bà ta ra nước ngoài chữa bệnh, hoặc ít ra là đến một dưỡng đường tư ở Saigon?
- Thưa... bà Thúy không xuất ngoại vì lẽ giản dị bà mới điên lần đầu, trưa nay bà mới điên. Mặt khác, tòa nhà mát của ông Vĩnh Chân ở cách đây một cây số, bà Thúy định đâm chém lung tung, gia nhân mất tinh thần vội ấn vào xe Mét-xê-đét phóng đến đây.
- Ông chồng đâu?
- Tai nạn xảy ra, ông ta té xỉu. Yếu tim gì đó... Gia nhân mang bà Thúy lại dưỡng trí viện, ông ta không hay biết. Nửa giờ sau, ông ta tỉnh lại, vội vã đến đây lãnh bà ra thì...
- Bà Thúy điên dữ hơn.
- Vâng. Ông ta đành gửi bà ở lại, chờ bác sĩ tới.
- Cô nhớ giùm tôi mới là sinh viên năm thứ 6, cuối năm nay mới trình luận án tiến sĩ y khoa.
- Thưa... bác sĩ giám đốc nói rằng bác sĩ sinh viên Hoàng Trí còn giỏi hơn nhiều bác sĩ thật thụ nữa kia...
Câu chuyện giữa hai người bị đứt đoạn vì những tiếng la thét ú ớ từ sau hàng hiên tranh tối tranh sáng. Qua giẫy song sắt Hoàng Trí thấy một cô gái có làn da trắng như ngó sen và làn tóc dài mềm tha thướt đang giơ ngón tay chỉ trỏ huyên thiên. Nếu cô y tá không nói trước bệnh nhân đã có chồng và gần 30 tuổi, chàng đã tưởng lầm là thiếu nữ đôi mươi. Chàng sững sờ trước sắc đẹp của nàng, suýt đánh rơi cái tủi y cụ cầm tay. Trong đời Hoàng Trí chưa hề yêu đàn bà tuy chàng không còn là trai tân ngờ nghệch. Chàng chưa hề yêu đàn bà vì sau bao năm tìm kiếm chàng chỉ thấy được cái đẹp trong nghề y sĩ thần kinh, định mạng chưa cho chàng gặp người tình lý tưởng.
Bỗng nhiên chàng luống cuống, tim chàng đập thình thịch. Chàng lắp bắp:
- Chào bà... Thúy Thúy. Tôi đến thăm hệnh cho bà...
Nói xong, chàng mới cảm thấy hố. Theo lời người điều dưỡng, bà Thúy mắc bệnh câm từ mấy năm nay. Bệnh nhân đang kêu la thì chàng đến. Tiếng kêu la chỉ ú ớ trong cuống họng. Bệnh nhân mắc bệnh câm, chàng còn gợi chuyện làm gì?
Thiếu phụ vừa nhác thấy chàng. Nàng tiến một bước, sát chấn song sắt. Tay nàng dụi mắt như để quan sát cho rõ. Nàng không múa may, không ú ớ nữa.
Khi ấy nàng đẹp lạ thường. Cái đẹp của nàng là cái đẹp ngũ tiểu, nghĩa là 5 bộ phận trên mình, đầu, mặt, tai, miệng và eo đều nhỏ. Trong số hàng chục vạn đàn bà con gái, giai nhân ngũ tiểu có thể đếm được trên đầu ngón tay. Má nàng đỏ hây hây tuy nàng không thoa phấn hồng. Con gái dậy thì ra nắng vị tất có má hây hây như nàng. Miệng nàng nhăn nhó đã đẹp, trời ơi, giá nàng tươi vui, nàng cười hoan lạc nó còn đẹp đến đâu. Cộng với cái miệng hoa hồng nở là đôi mắt nhung ướt. Rồi còn cái eo... còn bộ ngực...
Sinh viên у khoa Hoàng Trí muốn dậm chân kêu Trời khi ấy. Tạo hóa ơi! Thượng đế ơi! Trên cõi thế nhung nhúc lầy lụa này thiếu gì phụ nữ, cớ gì Ngài lại bắt Công tằng tôn nữ thị Thúy Thúy lâm bệnh? Và thiếu gì bệnh lại bắt nàng mắc bệnh điên? Kiếp trước nàng có tội ư? Thì nàng đau bệnh phổi, bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận, bệnh xương, đau ở đâu cũng được, đau nặng, thật nặng cũng được... Vì đau ở đó còn có thuốc chữa, hoặc còn có thể mổ xẻ, thay tháp... Chứ còn đau thần kinh... Không nặng mà thành nặng. Tưởng khỏi mà thật ra chẳng bao giờ khỏi…
Vẻ mặt Thúy Thúy đang hung hăng tự dưng dịu hẳn. Hiền hẳn. Cặp mắt đang bốc lửa căm hờn bỗng ngước nhìn thắm thiết. Cái miệng đang cau có bỗng cười hồn nhiên, cười sung sướng.
Thúy Thúy luồn cánh tay nõn nà qua chấn song. Hoàng Trí nắm lấy. Những ngón tay búp măng này suốt ngày chắc chỉ vuốt phím dương cầm. Cô y tá đứng khựng. Thái độ của bệnh nhân cũng như thái độ của sinh viên nội trú Hoàng Trí làm cô bàng hoàng.
Cô y tá còn bàng hoàng hơn nữa vì nữ bệnh nhân Công tằng tôn nữ thị Thúy Thúy mân mê ngực áo sơ-mi của Hoàng Trí rồi nói thẳng một hơi, gẫy gọn, xuông xẻ, rành mạch như người thường, như thể không bao giờ bị câm:
- Chào ông bác sĩ... Con rồng... con rồng của bác sĩ...
Nàng chỉ nói được thế rồi lúng búng trong miệng. Có lẽ nàng còn muốn nói nhiều nữa nhưng tiếng nói của nàng đã bị một sức mạnh nào đó chặn nghẽn. Mặt đỏ bừng, nàng ú ớ.
Người nữ điều dưỡng run lẩy bẩy, chân bước lùi, tay quơ quào quãng không:
- Bà Thúy Thúy nói dược... bà Thúy Thúy khỏi bệnh câm, bác sĩ ơi!
II
Tin bà Thúy Thúy khỏi bệnh câm được trình báo lên ông giám đốc. Và bác sĩ giám đốc kêu điện thoại cho tỉ phú Vĩnh Chân. Đúng 5 giờ chiều một đoàn xe sơn đen dài ngoằng bóng loáng phóng vào khuôn viên dưỡng trí viện. Đầy đủ bá quan văn võ của triều đình Vĩnh Chân đều có mặt: bí thư đeo kiếng trắng gọng đồi mồi đạo mạo, luật sư riêng, cận vệ, tài-xế phòng hờ, lái xe phòng hờ...
Một cuộc họp thu hẹp với sự tham dự của các y sĩ diễn ra sau đó trong phòng giám đốc. Sinh viên nội trú Hoàng Trí được yêu cầu thuật lại sự việc. Bệnh câm do nhiều nguyên nhân mà ra, nếu các bộ phân phát tiếng như lưỡi, họng không bị trục trặc thì chắc chắn là do thần kinh. Bà Thúy bị câm cách đây 3 năm, tiếp sau một cơn xúc động đặc biệt. Gặp Hoàng Trí, bà khỏi câm. Tại sao? Chưa ai tìm ra giải đáp. Tại sao bà Thúy chỉ bật được một câu ngắn rồi câm lại như cũ? Tại sao bà lai nhắc đến «Con rồng»?
Cuộc họp được kết thúc với những câu hỏi lơ lửng. Vì từ đầu đến cuối ông Vĩnh Chân chỉ ngồi nghe, không nói. Ông không giải thích cơn xúc động đặc biệt làm vợ ông câm bắt nguồn từ đâu. Câu nói duy nhất của ông là cám ơn ông giám đốc bệnh viện đã tiếp nhận vợ ông. Chỉ có vậy thôi.
Ông nặng nề đứng dậy. Y sĩ riêng của ông cùng đám gia nhân lực lưỡng rầm rộ kéo đến căn phòng nhỏ bé có chấn song sắt để hộ tống bà Thúy về nhà...
Sự đón rước lại không êm ả và chóng vánh như dự tính. Bà Thúy ôm đầu khóc trên giường. Cửa phòng được mở, ông Vĩnh Chân tiến vào trước, đặt bàn tay lên vai vợ, giọng âu yếm:
- Anh đưa mình về nhà nhé!
Bà Thúy Thúy bé bỏng, ốm yếu, hiền hòa, tưởng chừng gió nhẹ cũng thổi ngã đã biến thành đại lực sĩ trong khoảnh khắc. Bà chồm lên, hai bàn tay mềm như bún của bà chộp cổ ông, bóp chặt, bóp chặt. Ông Vĩnh Chân rú ằng ặc, đạo quân gia nhân hùng hậu phải huy động toàn lực mới cứu được nhà tỉ phú khỏi bị chết ngạt.
Những vết ngón tay của bà Thúy còn in hằn trên da cổ ông. Móng tay sắc nhọn làm máu chảy dầm dề. Không những bà Thúy hành hung chồng, bất cử ai xán lại gần đều bị ăn đòn «móng tay». Bọn cận vệ chỉ dám tránh né không dám đỡ đòn nên số người bị thương gần nửa tá. Sau cùng mọi người phải tháo chạy có cờ.
Tỉ phú Vĩnh Chân ngẫm nghĩ một lát, đoạn ra lệnh cho gia nhân áp đảo bà Thúy bằng mọi cách. Dường như câu nói của ông lọt vào tai bà Thúy. Bà òa khóc nức nở. Hai gã gia nhân vạm vỡ tiến lại, bà sợ hãi nép sát trong góc. Chi tiết này có một ý nghĩa hàm súc đối với ông giám đốc bệnh viện, y sĩ chuyên khoa thần kinh lỗi lạc. Ông tham khảo ý kiến bằng mắt với viên у sĩ riêng của ông Vĩnh Chân. Viên у sĩ này giả vờ ngó lơ. Có lẽ nhà tỉ phủ đã nhất quyết mang vợ về cho bằng được.
Đứng bên Hoàng Trí phập phồng. Giá chàng có thẩm quyền, hoặc ít ra chàng là y sĩ điều trị thật sự, chàng đã can thiệp thẳng cánh. Chàng nhủ thầm «hễ nàng chống cự mình phải bênh vực mới được. Rõ ràng là nàng không muốn về, lương tâm con người – chứ chưa nói tới lương tâm thầy thuốc nữa - không cho phép mình có phản ứng tiêu cực... Hừ... tiêu cực là đồng lõa...».
Đồng lõa với ai, đồng lõa về chuyện gì, sinh viên Hoàng Trí không biết. Chàng chỉ có linh tính mang máng là bệnh điên của người đàn bà ngũ tiểu ấy chứa đựng một vũ trụ bí mật. Dầu gặp khó khăn to lớn chàng vẫn phải khám phá cho ra...
Một tên gia nhân nắm tay bà Thúy lôi sền sệt ra cửa. Tên thứ nhì đun sau lưng, cả hai cộng lại gần hai trăm kí. Bà Thúy nặng chưa bằng một phần năm của họ. Máu nóng bốc bừng bừng trong người Hoàng Trí. Bất nhẫn quá. Con bò bị điệu ra lò thịt cũng chỉ khổ sở đến thế là cùng. Hoàng Trí có thân hình lực sĩ, lại giỏi võ karatê... Chàng cố quên địa vị thầy thuốc của mình. Chàng tự đặt vào hoàn cảnh một thanh niên hào hoa quân tử «giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha»...
Chàng còn ngần ngại thì bà Thúy đã tạo cho chàng lý do và cơ hội để hành động. Ra gần đến của phòng, thiếu phụ bỗng giằng mạnh, tuột khỏi sự kềm giữ của hai tên đầu trâu mặt ngựa, vùng chạy tới ôm cứng Hoàng Trí.
Mọi ngirời chưng hửng. Hai tên gia nhân toan xấn lại thì bác sĩ giám đốc nghiêm giọng:
- Lùi ra.
I.ời nói đanh thép của ông giám đốc như bức tường vô hình cản chân hai tên gia nhân hùng hổ. Chúng đứng khựng, mắt lấm la lấm lét. Ông giám đốc ôn tồn hỏi bà Thúy:
- Ông đến rước bà. Tại sao bà không chịu về?
Thiếu phụ ngước nhìn ông giám đốc, nước mặt ràn rụa. Giây phút này Hoàng Trí mới hiểu được thế nào là sắc đẹp ngũ tiểu. Phàm cặp mắt đẹp phải lớn. Lớn, thì người ta mới chiêm ngưỡng được tròng đen óng ả và tròng trắng hiền hòa... Đằng này mắt nàng rất nhỏ. Nhỏ mà không lá răm, hiện thên của sự dâm đãng đê tiện. Nhỏ mà không ti hí, mắt của «gái buôn chồng người», mắt của đàn bà khô cháy con tim hoặc quá đỗi lạnh lùng… Mắt nàng rất nhỏ mà rất đẹp. Nàng chưa khóc Hoàng Trí đã ngất ngây. Phương chi nàng đang sụt sùi...
Ông Vĩnh Chân giang rộng cánh tay:
- Thưa bác sĩ giám đốc, vợ tôi đang mất trí, không cân nhắc, không lượng xét được việc mình làm... Tôi nghĩ rằng thuyết phục, hoặc năn nỉ dịu dàng vô ích. Tôi yêu cầu bác sĩ để yên cho người nhà của tôi trấn áp và khiêng ra xe...
Giọng ông giám đốc vẫn ngọt ngào (trời ơi, còn ngọt ngào hơn cả giọng cậu trai tán tỉnh người đẹp…):
- Vâng, đó là quyền của ông. Nhưng vụ này xảy ra trong phòng bệnh, trong nhà thương do tôi có trách nhiẹm coi sóc. Nếu bà mất trí thật sự thì sự trấn áp rất đúng. Với tư cách chuyên viên, tôi đã quan sát cử chỉ của bà từ nãy đến giờ... Ông hỏi vị y sĩ riêng của ông thì rõ. Hiện giờ tôi có thể nói chắc với ông rằng bà nhà không mất trí...
- Hiện giờ không mất trí?
- Vâng. Hồi nãy hoặc lát nữa thì tôi không biết. Hiện giờ thì không. Thần kinh của con người lạ lùng lắm ông ơi. Ông nên tin tôi và nghe tôi...
- Nếu nàng không mất trí thì đó lại là lý do khiến nàng phải ra khỏi nơi đây. Không điên mà sống cạnh người điên riết mãi cũng điên.
Ông giám đốc cười:
- Tôi sống cạnh người điên hơn một phần tư thế kỷ rồi đó... Nói cho cùng, điên không hẳn là một bệnh, cho dẫu có danh từ bệnh tâm trí, bệnh thần kinh. Điên chẳng qua chỉ là phản ứng của con người trước ngoại cảnh dồn ép, ngang trái. Người ta thường điên vì cảnh đời đen bạc. Người điên tài ba, thông minh tuyệt vời... Người пgи ít khi điên. Đàn bà kém nhan sắc cũng ít khi điên... Chết, ông tha lỗi, tôi vừa làm mất thời giờ quý báu của ông...
- Nghĩa là bác sĩ cho phép người nhà của tôi...
- Tôi sẽ không dám xía vào nếu có sự ưng thuận của bà. Trong trường hợp bà cương quyết phản đối, tôi xin đề nghị hoãn đến mai hoặc một vài hôm nữa. Chúng tôi sẽ ráng giải thích điều hơn lẽ thiệt với bà…
Ông giám đốc quay về phía bà Thúy đang ôm cứng Hoàng Trí:
- Phiền bà buông tay ra.
Bà Thúy lại ép sát vào ngực Hoàng Trí thêm nữa. Hoàng Trí phải nói:
- Nếu bà không tuân lệnh bác sĩ giám đốc, bà sẽ bị coi là... điên. Điên thì người ta sẽ chở bà lên xe về nhà. Bà muốn ở lại bà phải tỏ ra tỉnh táo. Nào... tôi yêu cầu bà... bà thả áo tôi và đứng ngay ngắn tức là bà không điên…
Mọi cặp mắt đều đổ dồn vào những ngón tay tháp bút nõn nà của bà Thúy. Không ngập ngừng thiếu phụ rút những ngón tay trắng trẻo tuyệt diệu này ra khỏi ngực Hoàng Trí. Nàng cười với chàng. Và chàng cười lại.
Tỉ phú Vĩnh Chân bặm môi tức tối. Ông cáo từ bác sĩ giám đốc rồi quày quả ra xe. Đoàn xe Mét-xê-đét nối đuôi nhau rời dưỡng trí viện dưới ánh chiều bảng lảng.
III
Sau đó một lát, sinh viên y khoa Hoàng Trí cũng thót lên ngựa sắt vù về Saigon.
Ra đến xa lộ thẳng tắp, rần rộ xe cộ, Hoàng Trí bừng tỉnh mộng. Thật vậy, chàng đang vùi đắm trong một giấc mơ kỳ dị. Mơ mà không mơ. Mơ mà tỉnh. Tỉnh mà mơ… Chàng hãm bớt độ nhanh, lái sát vệ đường, phồng ngực thở một hơi dài. Dưỡng trí viện tọa lạc trên khu đất lớn, khoảng khoát, tứ phía là đồng trống, nhưng không hiểu sao buồng phổi của chàng cứ luôn luôn thèm thiếu oxigen. Mỗi lần về Saigon chàng thường đậu xe dọc đường để thở bù...
Mặc dầu là chiều cuối tuần, Hoàng Trí chẳng có việc gì để về thủ đô. Gia đình chàng ở cách thủ đô một ngày xe đò, qua mấy cái «bắc» cộng với nửa ngày ca-nô. Vì thế xuân thu nhị kỳ chàng mới về thăm. Chàng chỉ có một căn gác xép ọp ẹp, nóng như lò nướng bánh, thuê tháng trong xóm lao động, cuộc đời của chàng trải qua hầu hết ở nhà trường rồi nhà thương.
Hoàng Trí chưa có bạn gái thân kể cũng lạ. Sinh viên Y khoa đeo trên bờ-lu 3, 4 ngôi sao - mỗi năm học là một sao - thường đã có nơi, có chốn đàng hoàng. Dễ tính (hoặc bất hạnh?) thì cơm bưng tận miệng, nước rót mời tận môi trong một đêm mưa phùn gió bấc lạnh lùng nào đó trong phòng trực bệnh viện. Khôn ngoan hơn thì giữ vững tay chèo lái, chờ sự chiếu cố của một ông bố vợ giầu nứt đố đổ vách. Bạn bè thường đùa «không khéo thằng Trí ái nam ái nữ chúng mày ơi... lẽ nào nó đã lên năm thứ 6, sửa soạn làm ông đốc-tưa thứ thiệt mà vẫn... mồ côi người yêu?»
Họ lầm.
Lòng Hoàng Trí rộn ràng khó tả. Chàng bắt đầu yêu. Yêu bà Thúy thì không đúng. Chàng không gắn bó với các hình thức ngoại tình, yêu đương tội lỗi. Vậy chàng yêu ai?
Chàng bắt đầu yêu nên tâm thần bấn loạn. Chàng không cần về Saigon thì xách xe ra xa lộ làm gì? Và nếu chàng nhận thấy về Saigon vô lý, tại sao chàng cứ tiếp tục ngốn đường?
Đột nhiên chàng đau nhói nơi tim. Trong kiếng chiếu hậu nhỏ bé của chiếc Hon-đa 2 bánh, chàng vừa bắt gặp chiếc Mét-xê-đét sơn đen quen thuộc.
Nó còn cách chàng 50 mét, Hồi nãy chàng đã thấy nó. Nó hiện lên trong kiếng chiếu hậu ngay từ khi chàng rời tỉnh lộ băng ra đường lớn. Xe Mét-xê-đét kiểu 250 này rượt đuổi mô-tô đua còn kịp, huống hồ chiếc Honda 50 phân khối yếu đuối và già nua của chàng!
Nó vẫn ở sau chàng 50 mét, điều này có nghĩa nó chạy theo chàng. Chàng nhớ không sai một chữ: bảng số của nó là bảng số của một trong những chiếc Mét-xê-đét sang trọng chở triều đình Vĩnh Chân đến dưỡng trí viện Biên Hòa...
Hoàng Trí phóng nhanh. Như thể chàng là từ thạch, chàng nhanh thì chiếc Mét-xê-đét cũng nhanh. Chàng chạy chạm. Chậm cà-rề, cà-rề. Nó cũng cà-rề, cà-rề. Tài xế Mét-xê-đét bị những xe sau bóp kèn inh ỏi xin vượt bèn lái sát tay phải trên lộ giành cho xe gắn máy.
Trời sắp tối. Trước mắt Hoàng Trí là đường rẽ. Đây là một trong nhiều con đường nhỏ dính móc với xa lộ tráng nhựa rộng mênh mông. Chàng thuộc hết những lối đi nhằng nhịt chung quanh thị trấn Biên Hòa. Vù, vù... chàng mất hút. Xe Mét-xê-đét chỉ làm mưa làm gió được trên xa lộ. Trên đường đồng chật chội, gập ghềnh và quanh co nó chỉ có nước đầu hàng vô điều kiện.
Trong loáng mắt Hoàng Trí về đến dưỡng trí viện. Chàng tất tưởi xuống phòng bà Thúy Thúy. Nàng vẫn còn đó. Chàng yêu cầu người y tá quen đổi phòng. Được hỏi lý do chàng chỉ đáp ngắn “cần lắm, cần lắm” rồi nhảy lên yên xe.
Chàng đến ngã tư Thủ Đức thì bóng tối đã bao chùm tất cả. Chàng không thấy chiếc Mét-xê-đét kia đâu nữa. Nghi ngờ nó đợi chàng ở ngã tư Gia Định, chàng vượt qua lề trái, giắt xe luồn hẻm và đổ ra hướng về Thị Nghè. Chàng đoán đúng ngắc: chiếc Mét-xê-đét đang đậu chềnh ềnh bên kia đường, tài xế ló đầu ra ngoài khung cửa. Dưới ánh đèn đường sáng quắc, chàng thấy vẻ mặt nhớn nhác của hắn.
Saigon tối Thứ bẩy là Saigon náo nhiệt, Saigon vui sống. Hoàng Trí lại cô đơn và buồn chán hơn bao giờ hết. Chàng không lái xe về nhà, ở trong cùng trong kiệt một con hẻm ngoằn ngoèo như chữ z ở Đakao. Xe qua vùng Đakao, bon bon vào Chợ Lớn; Con đường thẳng tắp, rộng bề ngang, hai bên có toàn cây cao đầy lá này chàng đã phóng qua cả ngàn lần trong 6 nặm học trường thuốc. Chàng quen chúng đến nỗi mỗi cây đối với chàng có một đặc tính riêng, cây nào cũng có hồn như người, chúng cũng run lạnh những buổi sáng ngập sương, hoặc những chiều mưa tầm tã, chúng cũng ũ rũ cúi đầu dưới trận gió phũ phàng. Buổi trưa nắng gắt, các bạn nam nữ đồng khóa sánh vai nhau dưới bóng lá xanh mát dọc đại lộ Hồng Bàng, bàn bạc, hẹn hò với nhau về dự định tương lai khi họ ra trường...
Về phần Hoàng Trí, buổi trưa nắng gắt chàng ở lại trong trường. Đôi khi chàng ra đại lộ Hồng Bàng nhiều cây xum xuê. Nhưng chỉ có mình chàng. Với giòng xe cộ bất tận muốn làm chàng chóng mặt. Với cõi lòng trống trải của chàng trai 25, 26 tuổi đời chưa có người yêu...
Hoàng Trí vượt qua trường Y khoa, rẽ sang Trần Quốc Toản. Chàng đi đâu? Quẹo tay phải để làm gì vậy?
Thì ra tòa biệt thự cực kỳ tráng lệ của ông tỉ phú Vĩnh Chân nằm choán một khu lớn gần đường Trần Quốc Toản. Ngày nghỉ, vợ chồng ông đi Đà Lạt, Nha Trang hoặc Cấp vì có nhà riêng ở đó. Bận việc, không rời được Saigon thì tạm đổi gió trong dinh cơ nguy nga dọc xa lộ Biên Hòa. Kỳ dư những ngày khác trong tuần, vợ chồng ông ở tại đây.
Diện tích của nó rộng trên ba ngàn mét vuông. Chỉ riêng tiền đất cũng đủ làm Hoàng Trí hoa mắt, chứ chưa dám nói đến kiến trúc và thiết trí. Tường xây cao như thành, bên trên có song sắt và dây kẽm gai, cửa cổng bít tôn kín mít, đứng ngoài chỉ nhìn thấy các tầng lầu. Nhìn thấy cũng như không vì mọi cánh cửa đều đóng im ỉm.
Bà Thúy Thúy mất trí là phải. Từ bao năm nay người đẹp bị giam giữ trong nhà tù bê-tông máy lạnh, không được tận hưởng hương vị thần tiên của tuổi hồng. Chồng nàng có thể mua sắm đủ mọi tiện nghi vật chất nhưng không thể mang lại cho nàng một sự đồng hành tình cảm. Chồng nàng và nàng là hai thái cực kình chống dữ dội. Chỉ về tuổi tác nó đã tạo ra hố ngăn cách ghê gớm. Tuổi ông gấp đôi tuổi bà. Gọi giai nhân là «bà» e không xứng, vì nàng còn quá trẻ. Trẻ như thể chưa chồng. Trẻ như thời còn kẹp tóc...
Nàng đẹp bao nhiêu thì chồng nàng xấu bấy nhiêu. Dành rằng gái mới cần sắc, trai chỉ cần tài, song ít ra cũng phải có bản mặt coi được, bề cao tiềm tiệm và cách cư xử sạch nước cản. Tất cả những cái đàn ông cần tới để chinh phục đàn bà ông Vĩnh Chân đều thiếu. Ngoại trừ... cái giầu bạc tỉ. Tối kị trong tính nết đàn ông là ghen. Vĩnh Chân lại là vô địch về ghen... Bà Thúy không nói, ông Vĩnh Chân không nói nhưng chuyên viên thần kinh học Hoàng Trí không thể không biết. Cách nhìn bằng đuôi mắt, cách mím môi day đứt, cách nhún vai bực bội và cách thở ra nhè nhẹ của ông chồng ngũ tuần có cô vợ ngũ tiểu tuyệt đẹp đã bộc lộ một nội tâm bất an, đầy rẫy mặc cảm.
Hoàng Trí sưc nhớ đến chiếc Mét-xê-đét và tên tài-хế theo chàng từ dưỡng trí viện về. Chắc Vĩnh Chân nổi ghen sai đàn em làm thịt chàng... Chàng ngó quanh quất. Dầu sao chàng cũng phải đề phòng.
Chàng đậu xe trước một quán cóc từ nãy, tiếng trò truyện khề khà, tiếng ly chén chạm nhau, và mùi thịt bò nướng lá lốt, mùi tôm khô củ kiệu ngâm dấm chua ngọt từ trong quán vẳng ra mà chàng không để ý. Thần trí chàng đang bị tòa biệt thự đồ sộ với người đẹp vô hình thu hút.
Một bàn tay đập vai chàng. Kèm theo câu chào:
- Ê, quan đốc-tưa đi đâu vậy?
Chàng ngoảnh lại và nhận ra Tư cớm. Bạn nối khố từ lớp ba đến gần hết trung học. Tên cúng cơm của hắn là Trần Văn Tư. Anh em gọi hắn là cớm vì hắn có lối phục sức và cử chỉ bí mật bật mí nửa kín nửa hở như cớm... công an. Tư cớm trượt vỏ chuối ở kỳ thi Tú tài nhất. Hắn tiếp tục «không ngậm ớt mà cay» trong kỳ sau. Luôn trong ba năm hắn bị ông thần thi cử cho ra dìa. Hoàng Trí vào trường Thuốc thì Tư cớm đăng lính nhảy dù với cấp bậc trung sĩ. Bẵg một thời gian chàng chỉ mới được «đánh đụng» với hắn mỗi một lần. Đánh đụng, nghĩa là ăn thịt chó. Hồi ấy, Hoàng Trí còn lẹt đẹt ở năm thứ hai. Trên đường từ bệnh viện thực tập về, trời mưa như trầm như trút, chàng rúc dưới một hàng hiên gần trường Khoa học thì gặp Tư cớm mặc quân phục oai vệ, nuôi râu mép và diện lon trung sĩ đàng hoàng. Với nơi ngực một giẫy huy chương. Hắn mừng rú, thót lên chiếc xe gắn máy ốm o của chàng, và nói liến thoắng «quan đốc-tưa ơi, tao vừa lãnh lương, lãnh 3 tháng lương một lúc, chưa tiêu đồng nào, tao lại vừa được gắn mề-đay đánh giặc giỏi, tao phải khao một chầu, mày không được từ chối, mày phải đánh đụng với tao...»
Từ chập choạng tối, đôi bạn thân đánh đụng một lèo đến gần giờ giới nghiêm, say khướt mồng tơi. Say đến nỗi Tư cớm không leo được lên xe, chỉ đứng ì rồi khóc nức nở. Khóc chán rồi văng tục. Rồi cười. Rồi khóc.
Đôi bạn không còn kịp chén tạc chén thù với nhau nữa vì Tư cớm bị thuyên chuyển ra miền địa đầu. Hoàng Trí chỉ được tin Tư cớm bị thương được giải ngũ, về Saigon, làm nghề buôn bán nhì nhằng. Điều quan trọng là hắn đã lấy vợ. Và có con...
Hoàng Trí ôm bạn mừng rú:
- Té ra cậu Tư cớm... Cậu làm nghề ngỗng gì ở đường này?
Tư cớm vẫn không đổi khác. Chỉ phải cái già đi sau những tháng, những năm nằm sương gối đất. Vẻ… cớm của hắn vẫn... cớm như xưa. Trời tối hắn vẫn thượng cái kiếng mát đen sì trên mặt. Sơ-mi rộng thả ngoài quần, lưng lại hơi cồm cộm.
Hắn lại đập vai Hoàng Trí:
- Lẽ ra tôi phải hỏi cậu câu ấy. Cậu làm nghề ngỗng gì ở đường này?
- Lang thang.
- Hơi lạ. Lần đầu tiên tôi nghe nói quan đốc-tưa có dư thời giờ đi lang thang. Nào... mời cậu vào quán tôi nhậu một phát.
Hoàng Trí chỉ đống bàn ghế san sát và cái quầy gỗ bầy la liệt món nhậu, giọng bán tin bán nghi:
- Cậu là chủ quán?
- Chính hiệu con nai vàng.
- Khá chứ?
Không đến nỗi. Lát nữa cậu sẽ thấy. Trong nhà, ngoài hè chật ních, không chỗ chen chân. Nhờ trời món nhậu hợp khẩu, giá phái chăng, khách hàng luôn luôn đông đảo nên vợ chồng tôi có tiền để giành. Nhưng này... cậu lên năm thứ mấy rồi nhỉ? Thong thả, để tôi tính coi, ba, bốn, năm... à, năm nay cậu lên năm thứ 6, sắp sửa ra trường với tấm bằng quan đốc-tưa to tổ bố... Cậu đặt cái đít bác sĩ thơm tho của cậu xuống đây, để tôi kêu bà xã ra chào rồi hai đứa mình nhậu một mách...
Vợ Tư cớm đã xuất hiện không biết từ lúc nào. Nàng còn trẻ, những năm lam lũ trong bếp, sửa soạn món nhậu cho thiên hạ, không làm mất nơi nàng cái vẻ thanh xuân sung mãn. Răng nàng đều và trắng, mắt nàng trong veo. Rõ thằng Tư cớm tốt phúc... Vị tất mình kiếm được cô vợ xuông xẻ và khả ái như nó...
Tư cớm bô bô:
- Thằng bạn con chấy cắn đôi anh thường khoe với em đó...
Nàng cười:
- Em biết rồi. Chắc là anh Hoàng Trí, học Thuốc.
Hoàng Trí chưa kịp biểu lộ sự kinh ngạc thì nàng đon đả:
- Nhà em cứ nhắc đến anh luôn. Mấy lần ra trường tìm anh không gặp. Nhà em thiếu bạn nhậu tri kỷ, buồn quá...
Hoàng Trí đáp:
- Cám ơn chị. Bản lãnh... nhậu của tôi còn thua anh Tư cả trăm cây số.
Đến lượt Tư cớm sửng sốt:
- Thôi, đừng giả bộ khiêm nhường nữa cậu đốc-tưa. Cậu nhớ không? Hồi tôi rớt Tú một, tôi kéo cậu đi nhậu để khuây sầu, cậu quá bết, tôi xài xể cậu thì cậu hẹn chừng nào thành sinh viên Y khoa cậu sẽ phục thù... Buổi chiều chúng mình chở nhau dưới mưa đến quán mộc tồn đánh đụng, cậu đã học năm thứ 2, cậu còn kém nhưng đã cừ hơn trước nhiều. Cậu nói «Tư cớm ơi, tao đang tiếp tục luyện chưởng, vài ba năm nữa mày biết tay tao», tôi cười khẩy thì cậu tiếp «tao hứa đúng boong, tao không xạo đâu, trường Y khoa là lò luyện chưởng Lưu linh cự phách, thằng sinh viên nào sợ rượu, chê rượu đều biến thành sâu rượu»... Tối nay, tôi đấu rượu đế với cậu, xem công lực Y khoa của cậu tới đâu?
Tư cớm cười hề hề ra vẻ khoái chí. Thì ra Tứ cớm nhớ dai kinh khủng! Hoàng Trí vốn không có duyên nợ với chất cay. Chàng uống một hớp huýt-ky là mặt mũi đỏ gay. Nam vô tửu như kỳ vô phong, chàng bèn thỉnh giáo các anh ở lớp trên. Nhiều người khuyên chàng kiên nhẫn, Trí ơi, tưởng gì chứ vấn đề uống rượu không say thì dễ ợt, mày ráng đậu Y khoa là học được tài nhậu...
Tại sao?
Lớp đàn anh hơi phóng đại sự thật. Tuy vậy, trong năm đầu sinh viên Hoàng Trí đã phải uống rượu nhiều lần. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ có thấy ai chết bao giờ đâu. Giờ đây ngày nào cũng thấy. Eo ơi, bữa thực tập cơ thể học đầu tiên, lò dò vào căn phòng sơn đen sì, lạnh buốt căm căm, với cái xác người vừa từ hồ ngâm fot-môn kéo lên, nó nâu nâu, nó đen đen, nó răn rúm như da trái táo tầu, hàm răng nhe ra, nửa cười, nửa mếu... thì dây thần kinh bằng thép cũng... đứt phựt. Lưỡi dao xẻ thịt, này phổi, này phèo, này gan, này ruột, lòng thòng, bèo nhèo... Hoàng Trí lờm lợm cuống họng, không dám ăn thịt cả tuần. Và tối hôm ấy để quên hàm răng người chết trắng nhởn, chàng khiệng hai chai la-ve, điều chàng chưa hề làm. Lâu dần, quen đi, chàng không lờm lợm nữa. Song chàng cũng quen với la-ve. Chàng hỏi bạn, nhiều người cũng lờm lợm như chàng. Các chị sinh viên kín miệng như bình, song nếu nam nhi 7 thước còn nhờ đến rượu thì không lẽ nữ nhi...
Đến năm thứ 3, thứ 4... thực tập tại bệnh viện… trên người thật, thì thần Lưu linh lại trở về lần nữa. Học lý thuyết trong trường, trên sách và thực tập... giả thì rất khéo tay, khi đứng bên bàn mổ thì vụng ôi là vụng. Thắt nút dây thì méo xẹo hoặc lỏng lẻo, dây dứt lung tung, thậm chí còn khâu lộn vào găng tay... Cái đêm chàng thực tập khâu ruột chàng lui cui mãi không ngủ được. Nửa đêm vùng dậy, bồ hôi lạnh đầy mình, chàng lẩm bẩm «... chết rồi... mình khâu không chắc, ruột bung ra thì nguy to...». Bệnh nhân được bình phục đúng thời hạn khiến chàng yên tâm, nhưng trong 4, 5 đêm dài chập chờn ấy chàng đã cầu cứu đến... rượu.
Món nhậu được dọn ra ê hề, Tư cớm trịnh trọng so đũa mời Hoàng Trí. Đôi bạn vừa cạn một ly la-ve bự thì một đoàn xe Mét-xê-đét sơn đen mới tinh hảo chạy xẹt qua quán nhậu, tốp trước cổng biệt thự của tỉ phủ Vĩnh Chân, kèn bóp pin-pin ồn ào, kênh kiệu, gần như ngang ngược, cửa cổng mở rộng, đoàn xe lăn tuột vào. Trong xe chắc có Vĩnh Chân và đủ mặt bá quan văn võ...
Tư cớm dằn mạnh cái ly cạn rượu xuống bàn, chửi đổng:
- Mẹ kiếp, đứa giàu quá, đứa lại nghèo quá!
Hoàng Trí mừng húm nhưng làm mặt không hiểu:
- Cậu chởi tôi?
- Bậy nè... cậu được tôi chửi thì đã sướng lắm rồi. Tôi chửi là chửi lão Vĩnh Chân. Lão giầu ngoài sức tưởng tượng cậu ơi. Riêng đàn chó bẹt-giê Đức của lão đởp một bữa đã hết mẹ nó một đùi con bò. Một đùi con bò, cậu nghe ra chưa? Bằng vợ chồng con cái tôi ăn trong một năm... Đáng kiếp cho lão... giầu mà không được hưởng, cô vợ đẹp như hằng nga giáng thế của lão lại mắc bệnh câm...
Tư cớm đẩy cái đĩa thịt bò nướng lá lốt thơm ngào ngạt về phía bạn, giọng khề khà:
- Cậu thưởng thức đi. Con vợ của tôi làm đồ nhậu có thớ lắm... Đớp tiếp đi, rồi tôi kể chuyện lão Vĩnh Chân cậu nghe. Một thiên tình sử não nùng. Bí mật ghê gớm.
- Bí mật ghê gớm nhưng cậu đã biết, cậu nói lại với tôi thế tất chẳng còn bí mật nữa.
- Không, bí mật lắm. Cậu là người thứ nhất được tôi phanh phui. Ngoài tôi ra, chắc chẳng ai biết. Tại sao tôi thó được bí mật động trời này? Vì tôi là Tư cớm, tôi có máu cớm trong mình. Cậu nhích lại gần tôi, ừ, kéo cái ghế của cậu lại sát vách, mở rộng tai ra nghe, tôi sẽ nói rất nhỏ...
- Hừ... cậu làm như chúng mình bàn âm mưu đảo chánh!
- Thì là đảo chánh chứ còn cái mẹ gì nữa?
- Thôi, tôi xin cậu. Tôi không thích chính trị.
- Đồ ngu... mày chẳng hiểu đếch gì cả. Đảo chánh đây không phải đảo chánh Nhà nước mà là đảo chánh «ma-phăm», đảo chánh bà xã...
- Cậu lập phòng nhì?
- Phòng nhì không đúng hẳn. Chỉ là bồ tèo, không hơn không kém. Thân thiết đáo để, mê ly đáo để. Con vợ tôi nghe được thì ốm đòn. Nó ghen có môn bài, và dữ một cây. Số là tôi có bộ mặt sạch sẽ, giọng nói êm ru, kiến thức cũng đường được nên con bé làm cho bà Công tằng tôn nữ thị Thúy Thúy, vợ lão Vĩnh Chân, khoái tôi.
- Nàng là xến?
- Bậy nè. Hạng tôi mà mê xến hả? Nàng cũng sinh trưởng ở đất Thần kinh như bà chủ, ông Vĩnh Chân cần thư ký riêng cho vợ để lo liệu những việc vặt như mua son phấn, vải vóc, hẹn làm tóc, sửa sắc đẹp, nàng có chữ nghĩa, gốc gác tin cậy, tính tình khả ái nên được thu dụng. Lương tháng hậu hĩ ra phết, cậu ơi... Nàng ở cạnh bà chủ đêm ngày, do đó chuyện gì cũng biết.
Theo lời nàng thì bà Thúy về làm vợ ông Vĩnh Chân chẳng khác Thúy Kiều bán mình chuộc cha. Cha mẹ bà Thúy khi xưa rất giàu, ruộng nương thẳng cánh cò bay, vàng nén cả chum, cuộc đảo chánh Nhật, cuộc khởi nghĩa Việt Minh và cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó làm gia đình khánh tận. Hai cụ thuộc giòng vua chúa quen nhung lụa và cao lương mỹ vị, nhất là quen con bài, lá bạc. Mắc nợ quá nhiều, bán hết sản nghiệp không đủ trả, hai cụ bèn gán cô con gái đẹp nhất. Tuổi vợ chưa bằng nửa tuổi chồng, bà Thúy thương cha mẹ và các em đành hy sinh hạnh phúc cá nhân.
Lấy bà Thúy, ông Vĩnh Chân càng ngày càng giầu. Gia đình bên vợ được lão ta đối xử tử tế hết mực, tiền bạc và quà cáp ê hề. Đột nhiên bà Thúy bị câm.
- Trước ngày bà Thúy bị câm, trong nhà lục đục gì không?
- Chắc không. Bà Thúy rất ngoan. Luôn luôn phục tùng chồng. Suốt ngày không hề nói to. Chồng bảo gì nghe theo răm rắp. Thật tội nghiệp, bà Thúy còn trẻ măng mà ông chồng nhốt kỹ trong lồng son, mỗi tuần chỉ được ra phố một lần. Lão vừa già, vừa xấu, không dám đi chơi chung với vợ, sợ dư luận chê bai. Lão ghen tuông một cây. Con vợ tôi đã là chúa ghen tuông, lão Vĩnh Chân còn hơn nó gấp chục lần. Từ sáng đến tối, bà Thúy phải ở trong phòng ở lầu nhì, được điều hòa khí hậu, chỉ trổ một cửa sổ nhìn xuống đường thì cửa sổ này bị che riềm dầy. Những khi nổi cơn ghen, lão lôi người đẹp ra đánh đập tàn nhẫn...
- Thằng vũ phu!
- Anh hùng bắt đầu nóng mắt rồi đấy! Tôi cũng tức bực như cậu, lắm lúc muốn xông vào nhà lão, nện cho lão một thoi... Phiền một nỗi biệt thự của lão được canh gác cẩn mật như dinh thủ tướng, lão đi đâu đều có cận vệ bám gót đến đấy. Tôi chỉ còn nước ngắm trộm bà Thúy cho đỡ nhớ.
- Nàng ra bao lơn ư?
- Hừ... ra bao lơn thì lão ta ăn gỏi liền. Nàng hé một tí riềm cửa rồi nhìn dưới đường bằng viễn kính. Tôi cũng vậy, tôi xoay một cái ống nhòm thật tốt và hàng ngày tôi ngắm nàng. Bên ấy bị nắng chiều nên nàng hay ngồi sau cửa buổi sáng. Buổi sáng quán nhậu của tôi đóng. Thành ra tôi tha hồ biểu diễn tài làm... cớm.
- Cậu khám phá được cái gì lạ phải không?
- Phải. Nàng dùng viễn kính theo những giờ giấc nhất định. Đúng 9 rưỡi đoàn xe Mét-xê-đét chở lão Vĩnh Chân và tùy tùng ra khỏi cổng. 5 phút sau nàng vén riềm. Thoạt tiên tôi tưởng nàng nhìn xe cộ và dân chúng qua lại dưới đường để khuây cảnh cá chậu chim lồng. Dần dà tôi nghĩ khác. Là vì trong suốt ba tiếng đồng hồ dài giằng giặc nàng chỉ hướng ống nhòm về một phía, về một mục phiêu không thay đổi. Sau hơn một tuần rình mò tôi phăng ra. Ly kỳ như tiểu thuyết trinh thám cậu ơi. Cậu đoán thử xem nàng nhìn cái gì?
- Tôi chưa học nghề thầy bói.
- Hừ... thầy bói cũng trật lất. Mục phiêu hàng ngày của người đẹp Thúy Thúy là căn nhà số 73 cùng đường này. Quán nhậu của tôi mang số 55, nghĩa là căn nhà 73 chỉ hơi trếch nhà nàng. Căn 73 là căn phố nhỏ xíu, có gác, cửa trên gác cũng che riềm kín mít. Buổi sáng nàng vén riềm để chĩa ống nhòm thì ở căn lầu 73 cũng vậy...
- Có người ngồi sau cửa sổ?
- Tất nhiên. Không lẽ nàng nhìn một khe cửa vô tri vô giác. Tôi điều tra không mấy khó khăn. Căn 73 chỉ có hai người ở. Hai mẹ con. Bà mẹ trên 60, tóc bạc phơ, mắt sâu hoắm, thân thể gầy còm, vẻ mặt lúc nào cũng buồn thiu buồn chảy. Bà ta phiền muộn là phải, vì đứa con trai duy nhất của bà bị bệnh bán thân bất toại.
- Thúy Thúy nhìn chàng trai tê liệt?
- Đúng boong. Tôi cố dọ hỏi song không ai biết tông tích của hai mẹ con. Chỉ biết họ là người Huế. Tôi đã gặp bà mẹ, chưa được gặp cậu con. Cậu này hơn tuổi chúng mình. Ba mươi hoặc trên vài tuổi nữa là cùng, Còn trẻ lắm. Y ở liền tù tì trong phòng, tôi phải trèo ẩn trên cây me xum xuê gần đó để quan sát diện mạo y cho rõ. Y mang bệnh tật dầm dề mà còn khôi ngô, luồng mắt và miệng cười còn quyến rũ, chẳng hiểu nếu y khỏe mạnh như chúng mình y còn khôi ngô và quyến rũ đến đâu.
- Y bị bệnh bán thân bất loại, nghĩa là...
- Nghĩa là nửa mình dưới hoàn toàn hết xíu quách.
- Vậy y bị thương ở xương sống.
- Hà, hà... tôi quên phứt cậu là quan đốc-tưa. Phải, y bị trúng đạn ngoài mặt trận, y được điều trị tại Trung tâm Tê liệt Tủy sống một thời gian ở Vũng Tàu rồi bà mẹ lãnh mang về nuôi tại Saigon.
Tôi lập kế bắt chuyện bà mẹ nhiều lần, và lần nào bà ta cũng thủ khẩu như bình. Mỗi tuần bà ta mới đi chợ một buỗi. Đồ ăn, thức uống cất trữ trong tủ lạnh. Cửa đóng suốt ngày đêm.
- Hàng ngày bà ta cũng phải đổ rác nữa chứ!
Cậu Hoàng Trí ơi, thằng Tư cớm này không ngu lắm đâu... Xe rác qua đường này khoảng 7 giờ sáng, tôi chực sẵn dưới gốc me, chờ bà ta xuất hiện. Té ra mỗi tuần bà ta chỉ đổ rác một lần.. Ngày đi chợ bà ta mới làm cái chuyện vệ sinh cầu thiết ấy.
- Còn khách khứa?
- Dê rô. Chẳng thấy mống nào hết.
- Cậu con không hề đi chơi?
- Hai chân tê liệt thì đi đâu.
- Ngồi xe lăn chẳng hạn.
- Không. Hoặc có nữa thì tôi không biết. Về điểm này tôi xin thẳng thắn thú nhận cái dốt. Trước kia quân đội dạy mã-tự thì lười biếng không học. Thành ra tôi chẳng hiểu gì hết.
- Nàng ra hiệu bằng mót-sờ với chàng trai tê liệt?
- Đúng boong. Hai người nhìn nhau một lát rồi liên lạc với nhau bằng bàn tay. Chắc có nhiều chuyện khoái trá nên họ cười luôn. Tôi ngồi ngó trộm cũng lây cái vui của họ.
- Họ là người yêu của nhau?
- Tôi chỉ đoán phỏng vậy thôi. Căn cứ vào miệng cười và ánh mắt họ khó thể chỉ là bằng hữu hoặc anh em ruột thịt. Vã lại, nếu họ không phải là tình nhân thì việc gì họ sợ, việc gì họ phải liên lạc bằng dấu một cách lén lút, khuất tất...
- Ngoài sự đoán phỏng này cậu có chứng cớ cụ thể nào không?
- Dêrô.
- Rõ dại. Nếu tôi là cậu tôi đã hỏi nhỏ cô bé thư ký riêng của giai nhân Thúy Thúy...
- Tôi đã hỏi nhưng khi ấy quá chậm... Trong những ngày đầu, tôi rụt rè vì 2 lý do. Thứ nhất, nếu chàng trai tê liệt quả là người tình của Thúy Thúy thì tôi sẽ phạm tội bép sép, tố cáo họ; lão Vĩnh Chân có bản mặt đáng ghét, ngày nào tôi cũng rủa thầm cho trời đánh thánh vật lão, cho nên Thúy Thúy có cắm một đống sừng lên đầu lão tôi cũng phớt lờ. Thứ hai... tôi bị mặc cảm, tôi tự nghĩ mình là Tư cớm, mang máu cớm chuyên nghiệp trong huyết quản, mình sẽ tìm ra ngọn ngành, mình cóc cần hỏi ai... Đến khi tôi cảm thấy bất lực, hoàn cảnh lại thúc hối tôi khám phá bí mật thì cô bé thư kỷ đã... chết.
- Chết?
- Tôi xìu luôn cả tháng. Không thèm hé răng nói nửa lời. Cơm không buồn ăn. Đêm nào cũng mở mắt nhìn trần phòng. Tôi xọp đi trông thấy. Con vợ tôi tưởng tôi lâm bệnh, lo sợ cuống cuồng... Cậu Trí ơi, ai đời cô bé đang đẹp, đang khỏe bỗng lăn đùng ra chết. Tối hôm trước tôi còn... còn có hẹn... mới kỳ lạ chứ!
- Chết bệnh?
- Bệnh tim. Khi không quả tim nó đứng lại. Cô bé được chở bằng phi cơ riêng về Huế ma chay. Lão Vĩnh Chân bao luôn một chuyến phản lực cơ. Đám tang nghe đâu lớn lắm. Tốn 3, 4 triệu bạc thì phải.
- Hoài của... Trong thời gian cô bé thư ký chết, giai nhân Thúy Thúy còn tiếp tục liên lạc bằng ống nhòm và ngón tay với chàng tê liệt nữa không?
- Tôi quên kể với cậu là mọi việc đã oong-boong fi-nan trước đó một tuần lễ. Thúy Thúy đột nhiên không vén riềm và chĩa viễn kính về căn nhà 73 nữa. Ngày thứ nhất, ngày thứ nhì không thấy nàng, tôi ngỡ nàng ốm. Đến ngày thứ ba, tôi nóng ruột phát điên song còn ráng ngồi chờ. Ngày thứ tư nàng vẫn vắng mặt tôi bèn láng cháng đến trước nhà 73, và...
- Không thấy ai...
- Không thấy ai. Chàng trai tê liệt mất tăm.. Bà mẹ cũng mất tăm. Dường như căn nhà được sang lại cho chủ khác....
- Tại sao lại dường như?
- Vì tôi kẹt... bà xã...
- Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt?
- Đâu có. Tôi kẹt là vì... con vợ tôi chọn đúng những ngày tôi bị bấn súc sích ấy để đập chum. Trăm chuyện lớn bé đều đổ lên đầu lôi, tôi phải lo vấn đề chợ búa, nấu nướng, hầu khách cho quán nhậu, chưa kể việc chăm nom một đống con, đứa đi học, đứa còn ẵm ngửa. Và chăm nom cả cho mụ vợ đập chum tại hộ sinh viện nữa. Thường lệ nó chỉ nằm ba, bốn ngày là về, lâu lắm là một tuần lễ, chuyến này nó chơi luôn một phát 20 ngày... đúng 20 ngày, 20 đêm, không thiếu giờ nào nó mới chịu rời nhà thương. Nó về nhà, phải một tuần sau nó mới «tiếp thu» nhiệm vụ, vị chi ttôi đi đoong gần một tháng trời. Cậu tính... một tháng dòng dã, biết bao nước chảy dưới cầu, giai nliân Thúy Thúy đã câm...
- Câm sau ngày chàng trai biệt tích?
- Phải.
- Sau ngày chàng trai biệt tích và cô giai nhân Thúy Thúy bị câm thì cô bé thư ký chết bệnh tim?
- Phải.
Sinh viên Y khoa Hoàng Trí xô ghế, bàng hoàng đứng dậy. Tay chàng run run, chân chàng run run, Môi chàng cũng run run. Tư cớm băn khoăn nhìn bạn:
- Cậu làm gì thế?
- Không.
- Cậu giấu thằng Tư cớm này sao được? Thái độ bối rối cực độ và vẻ mặt biến sắc của cậu chứng tỏ câu chuyện tôi vừa kể đã làm cậu xúc động ghê gớm. Hừ... tôi có linh tính cậu quen giai nhân Thúy Thúy, cậu đang trồng cây si với nàng cũng nên.
- Nhảm.
- Thú nhận đi để tao giúp cho... ồ, mà... kỳ cục chưa... mày mới 25, 26 mày mê một thiếu phụ 30. Quan đốc-tưa tương lai như mày thiếu gì vợ đẹp và giàu, tại sao mày có thể rúc đầu vào đàn bà có chồng, và lão chồng lại ghen tuông kinh khủng... Mày muốn chết hả?
- Nhảm.
Hoàng Trí quên cám ơn. Quên nói lời từ giã. Vợ Tư cớm nghiêng mình chào, chàng quên chào lại. Tư cớm chìa tay, chàng cũng quên bắt. Hoàng Trí sử sự như người mất hồn.
Chàng hối hả ra xe. Tư cớm gọi giựt:
- Nè cậu... cậu quay mặt lại cho tôi nhìn ngực áo...
Hoàng Trí choáng váng, da tay lạnh ngắt:
- Ngực áo tôi có gì?
Tư cớm lẩm bẩm:
- Quái gở, quái gở! Áo của cậu cũng có con rồng... con rồng đỏ...
Hoàng Trí nắm bàn tay bạn trong một động tác hốt hoảng khác thường:
- Trên ngực áo của chàng trai bán thân bất toại có thêu con rồng đỏ?
Tư cớm chưa kịp gật đầu Hoàng Trí đã đẩy cái xe 2 bánh ra khỏi lề và thót lên yên. Chàng phóng như bay trên con đường vắng. Hừ... quả là định mạng an bài... chàng mặc áo thêu con rồng đỏ là do một bệnh nhân biếu. Ông ta té gẫy chân được chàng bó bột, và săn sóc tận tình. Lành lặn, ông ta tặng chàng một lố áo ngắn tay, loại mặc chơi tơ-nít, cái nào cũng thêu rồng. Hoàng Trí mặc hơn năm nay chưa hết.
Đèn ở trung tâm thành phố sáng như sao sa.
IV
Hoàng Trí không định rẽ về nhà trên đường đi dưõng trí viện nhưng khi qua khu Đakao, chàng lại quẹo vào con hẻm ngoằn ngoèo, sâu hun hút quen thuộc. Cuối hẻm là căn gác quen thuộc của chàng.
Chàng thuê nó từ năm thứ 3 Y khoa, với giá thông cảm 500 đồng. 500 đồng thời ấy đã quá rẻ, huống hồ bây giờ cái gì cũng đắt, tiền thuê phòng một tháng chỉ đủ trả tắc-xi khứ hồi từ nhà đến trường. Sở dĩ ông bà chủ thông cảm là vì chàng dậy kèm cho lũ con không lấy tiền. Chàng hết lòng chỉ bảo tụi trẻ, chúng học giỏi trông thấy, tính nết chàng lại nhu mì, dễ thương nên ngày tháng qua, đồng tiền tiếp tục mất giá, chàng vẫn tiếp tục trả 500 một tháng, bao luôn điện nước, và nhiều khi còn có quà cáp ngon lành nữa.
Đã 9 giờ tối.
9 giờ là giờ những đại lộ sang trọng, lòe loẹt, bắt đầu thức dậy. Đối với xóm lao động thì 9 giờ tối lại là giờ bắt đầu lên giường ngủ. Vì vậy cửa nhà hai bên hẻm đều đóng kín, chỉ còn những vạch sáng chiếu hắt ra ngoài.
Hoàng Trí xuống xe. Đường hẻm thu nhỏ lại như cái cổ chai. Mặt lộ không đến nỗi hẹp lắm, vừa đủ cho hai xe gắn máy tránh nhau. Chằng thường xuống xe vì sợ bọn nhóc tì chơi trò cút-bắt bất thần từ bóng tối vút ra bằng xe đạp, hoặc Hon-đa xả hết tốc độ.
Căn gác ọp ẹp của chàng hiện ra ở khuỷu hẻm. Phía dưới còn sáng. Ông bà chủ còn thức. Chàng có lối đi riêng, cái cầu thang gỗ mỏng mảnh bằng thùng đựng xà-bong cưa ra, đóng lại với nhau, mỗi khi đặt chân lên chàng phải rón rén như tài tử gánh xiệc biểu diễn thăng bằng trên dây kẽm.
Như thưòng lệ, chàng huýt sáo miệng một bài ca trữ tình. Bỗng chàng cảm thấy vẩy ốc mọc đầy châu thân. Chàng khựng lại. Một bóng đen vạm vỡ từ bên trái chàng tiến nhanh ra, chặn đầu xe. Chàng chưa kịp phản ứng thì từ bên phải chàng lại một bóng đen khác, cũng vạm vỡ như bạn hắn.
Bọn gian chặn chàng để cướp xe chăng? Chàng không tin vì đây là ngõ cụt, mọi lối ra vào đều có trạm gác của nhân dân tự vệ. Vả lại chàng không sợ mấy nếu bọn gian không có súng. Vốn liếng cận vệ chiến của chàng được coi là quá đủ để quật ngã những tên cướp cạn.
Hai bóng đen lực lưỡng ngáng giữ ghi-đông xe hon-đa của Hoàng Trí. Một tên gằn giọng:
- Cho coi giấy tờ.
Cái trò giả dạng nhân viên công lực đòi xét giấy tờ này đã cũ mèm, nó không lừa nổi những công dân trí thức như Hoàng Trí. Chàng quăng xe, lùi một bước:
- Các anh là ai?
- An ninh chìm.
- Mời các anh ra vọng gác nhàn dân tự vệ ở gần đây tôi sẽ trình giấy.
- Anh không được cưỡng lệnh.
- Lệnh gì? Các anh đừng hòng bịp tôi.
- Vậy anh đã biết. Cũng chẳng sao. Chúng tôi cần thảo luận với sinh viên Y khoa Hoàng Trí.
- Hoàng Trí là tôi.
- Can đảm lắm. Đáng khen lắm. Chúng tôi không cướp cái xe cà tàng của anh, cũng không thèm giết anh mặc dầu mạng anh chưa bằng mạng con kiến, dẫm nhẹ là anh chết bẹp. Chúng tôi chờ anh tại đây để cho anh một bài học.
- Về chuyện gì?
- Về chuyện xử thế. Việc ai nấy làm, đường ai nấy đi, từ nay không được xía mũi vào đời sống riêng tư của người khác.
Một trong hai tên xấn lại, nắm tay lớn bằng trái phật thủ giáng thẳng vào mặt Hoàng Trí. Chàng gạt đòn, quả đấm chạm vai, tên thứ nhì ôm chầm lấy chàng. Chàng giằng ra, địch nặng gấp rưỡi, lại là dân đâm thuê chém mướn chuyên nghiệp nên có nhiều kinh nghiệm hơn, chàng vừa gỡ được hai cánh tay quấn ngang hông thì một ngọn cước đau điếng móc trúng xương sườn chàng. Chàng quỵ một chân xuống nền hẻm lồi lõm. Tuy vậy chàng vẫn còn đủ sức lực và trí tuệ để quét ngã một tên đứng gần. Chàng vùng lên, tìm cách thanh toán tên còn lại thì...
Tên thứ ba ra mặt. Té ra chúng gồm ít nhất ba tên. Ba tên du đãng lành nghề vây đánh đòn hội chợ một sinh viên y khoa thì dẫu được học karatê, Hoàng Trí cũng khó chống cự hữu hiệu. Bởi vậy chàng bị đấm luôn hai thoi tóe đom đóm mắt. Cả bọn vực chàng dậy, thi đua làm thịt chàng. Chúng hành hạ có phương pháp: chỉ đánh vào ngực, vào bụng, còn mặt thì chừa lại. Dường như chúng cốt đánh đau, đánh để gây thương tích trong tạng phủ hơn là làm khuôn mặl méo mó, sứt xẹo.
Hoàng Trí ngã vùi xuống rãnh nước. Một tên nói:
- Đủ rồi chúng mày.
Một tên đạp giữa ngực chàng:
- Anh để em rần nó gẫy xương sườn.
- Không được. Lần sau nếu nó cứng đầu thì chúng mày được tự do. Lần này chỉ cảnh cáo thôi.
- Vậy xin phép anh cho em đốt cái xế của nó.
Hoàng Tri còn tỉnh táo nên nghe rõ những lời trao đổi giữa ba tên côn đồ. Chàng thấy chúng lật chiếc Hon-đa nằm chềnh ềnh giữa hẻm, rồi lúi húi mở nắp bình xăng. Chúng chỉ xòe diêm là con ngựa sắt trung thành và đắc lực của chàng từ nhiều năm nay sẽ trở thành đống kim khí vô dụng. Chàng quá nghèo không kiếm đâu ra tiền sắm cái khác. Xe bị đốt, chàng lấy gì đi học, đi thực tập mỗi ngày tại bệnh viện?
Ý nghĩ ấy như liều thuổc bổ mầu nhiệm tạo sức mạnh cho chàng. Chàng chộp ống chân của tên du đãng đang hí hoáy xẹt diêm. Lửa vừa xòe cháy thì tắt phụt, tên địch bị giựt kéo bất thần, lộn ngửa ra sau, đè chặn lên xe gắn máy. Vừa lúc có ánh đèn pha và tiếng máy nổ lạch xạch. Hai chiếc Hon-đa nhô ra khỏi khúc rẽ, từ từ chạy về phía Hoàng Trí.
Tên cầm đầu kêu đàn em:
- Vù đi chúng mày ơi!
Cả ba tên vắt giò lên cổ mà chạy. Trong chớp mắt chúng mất hút. Xe Hon-đa chở nhân dân tự vệ đi tuần tiểu trong xóm. Họ không lạ gì Hoàng Trí. Thấy chàng, họ cùng tốp lại, hỏi han tự sự. Chàng chỉ nói là quân gian mưu toan đoạt xe của chàng. Anh bị đánh đau không? Một người hỏi, giọng thân mật. Không, cám ơn các anh, chàng đáp, miệng cố phác nụ cười «bình an vô sự», chúng chưa kịp giở trò thì nghe tiếng xe của các anh. Anh đi xe được chứ? Được. Vậy chúng tôi rượt theo bọn nó...
Tốp nhân dân tự vệ đi rồi, Hoàng Trí phải dựa lưng vào tường gần 5 phút mới hoàn hồn. Địch dùng chữ «rần» rất đúng, chàng có cảm giác mọi khớp xương đều bị rạn. Rạn chứ không gẫy. Đau không thể tả đưọc. Đau khắp thân thể. Đau từ trong ra. Đau làm chảy nước mắt.
Nhưng đau đến mấy Hoàng Trí cũng phải trở lại dưỡng trí viện Biên Hòa. Chàng phải có mặt càng sớm càng tốt. Giác quan thứ 6 của chàng báo hiệu một tai nạn hiểm nghèo. Ai là nạn nhân? Сhàng không biết. Chắc sẽ có người chết nếu chàng đến chậm.
Xa lộ Biên Hòa sau 10 giờ đêm vắng vẻ một cách rùng rợn. Trừ quân xa và rất ít xe nhà vội vã hầu như cuống quýt, chẳng còn ai dám lang thang trên mặt đường nhựa. Tốc độ tối đa của xe gắn máy bao nhiêu thì Hoàng Trí phóng bấy nhiêu, bánh xe không còn dính đường nữa, nó bay là là bên trên, nhanh như có phép đằng vân.
Đề phòng địch rình núp ở cổng trước, Hoàng Trí lái vòng ra sau. Chàng tắt máy, không nghĩ đến việc cất xе ở địa điểm thường lệ và khóa lại cẩn thận (xế của chàng đã quá già, quá cũ, nhưng dân bất lương vẫn không tha). Chàng dựng nó vào gốc cây, đoạn rón rén men theo giẫy nhà trệt chìm trong bóng đêm dầy đặc đến căn phòng giành riêng cho bà Thúy Thúy.
Cô у tá tận tâm được chàng gửi gắm bà Thúy Thúy vẫn còn đó. Chàng ló đầu qua khe cửa:
- Cám ơn cô Nghinh.
Cô у tá đang loay hoay với hộp kim tiêm giật bắn người như bị phỏng nước sôi:
- Vâng, tôi đây. Trời, té ra bác sĩ... té ra anh Hoàng Trí. Anh làm em hết hồn.
- Tôi hiền như bụt, có làm gì đâu mà cô hết hồn.
- Vì em tưởng «họ».
- Họ?
- Vâng, anh đi được một lát thì họ đến. Nghe lời anh dặn, em nói là bà Thúy đã về nhà. Họ không tin, em phải sẵng giọng họ mới chịu rút lui.
- Họ tự nhận là gì?
- Khôn lắm. Họ không tự nhận là gia nhân. Họ nói là ông Vĩnh Chân yêu cầu dưỡng đường tư Hòa Vinh chăm nom bà Thúy. Hòa Vinh là nhà thương tư lớn nhất Saigon, lại có phòng riêng cho bệnh nhân tâm trí. Họ lái xe Hồng thập tự kẻ tên Hòa Vinh đàng hoàng, mặc bờ-lu trắng đàng hoàng, xuất trình giấy tờ đàng hoàng. Nếu y tá trực không phải em thì nguy rồi. Nè anh... chuyện gì mà lắt léo, tối tăm và đổ bồ hôi lạnh như tiểu thuyết trinh thám đó anh?
Hoàng Trí nhún vai không đáp. Chàng chỉ tặng cô Nghinh một nụ cười thân mật. Thật ra tên nàng là Nguyên, không phải Nghinh. Nhan sắc của nàng khá mặn mòi, nàng còn trẻ măng, lắm nhân viên bệnh viện trồng cây si, trong số đó có cả sinh viên gần ra trường. Họ gọi trệch tên nàng là «Nghiêng». Nghiêng nước, nghiêng thành mà! Thiên hạ gặp nàng đều nhìn theo muốn nổ con mắt, nhiều cậu còn hục hặc «nghinh» nhau nên dần dà Nghiêng biến thành Nghinh.
Nàng có thiện cảm đặc biệt với Hoàng Trí. Chàng cũng vậy. Tuy nhiên sự đặc biệt này chỉ nằm trong khuôn khổ tình bạn, nàng chưa hề có cử chỉ lả lơi, chàng chưa hề có thái độ hoặc ngôn ngữ quá trớn.
Giai nhân câm Thúy Thúy ngồi bó gối trên cái giường sắt nhỏ ở phòng bên, mặt úp trong hai bàn tay. Nghe động, nàng ngước đầu, Hoàng Trí thấy rõ những giọt nước mắt trong vắt như pha lê đang rớt trên gò mả trắng bóng.
Hoàng Trí ngơ ngẩn như mất hồn. Mê nghề y sĩ thần kinh, lại được thực tập nhiều trong dưỡng trí viện, chàng đã có dịp quan sát nhỡn tuyến của nữ bệnh nhân. Mắt người điên khác mắt người thường. Tròng mắt luôn luôn bất động, họ chỉ nhìn một bề, họ nhìn mà chẳng nhìn gì cả, dường như họ nhìn một mục phiêu cố định trong không gian, nhưng vì không gian quá lớn nên mục phiêu của họ bị chìm xóa trong sương mù vô tận. Khác nào người chài cô đơn lái con thuyền mỏng lênh đênh trên biển sương mù một đêm bão tố phóng mắt vào hư vô để tìm ánh đèn hy vọng. Đèn của ngọn hải đăng cải tử hoàn sinh...
Tia mắt long lanh của Thúy Thúy là biển sương mù lạc lõng, đầy nguy hiểm đột ngột lóe sáng ánh đèn hải đăng cải tử hoàn sinh. Hoàng Trí lại gần, giọng dịu dàng:
- Tôi là Hoàng Trí, bà còn nhớ không? Tôi có chuyện cần nói với bà...
Thúy Thúy gật đầu. Nàng không khóc nữa. Nàng lấy mù-soa chùi mắt rồi cười mỉm, má nàng đột nhiên hây hây như trinh nữ thẹn thò. Hoàng Trí nắm nhẹ bàn tay búp măng đẹp tuyệt vời của nàng, truyền hơi ấm cho nàng, rồi nhìn giữa mắt nàng, nói từ từ, từng tiếng một:
- Bà Thúy... bà hãy nhìn con rồng đỏ trên ngực áo tôi... bà hãy nhìn con rồng đỏ trên ngực áo tôi...
Nàng ú ớ, nước mắt lại trào ra. Mắt nàng như dán chặt lấy con rồng đỏ óng ánh.
Hoàng Trí tiếp tục nói từ từ, từng tiếng một, chỉ đủ nghe mà vẫn dõng dạc: - Tôi muốn giúp bà giải tỏa những uất hận đã khiến bà mắc bệnh câm. Tôi biết bà không yêu ông Vĩnh Chân. Người yêu của bà là chàng thanh niên tê bại mặc áo thêu con rồng đỏ mỗi ngày trò chuyện với bà bằng mã-tự qua ô cửa trên bao lơn nhà bà... Đúng không?
Thúy Thúy khóc nhiều hơn. Kỳ lạ thay nàng càng khóc thì mắt nàng càng trong, càng sáng, càng đep. Nàng lại gật đầu. Miệng nàng vẫn ú ớ song tiếng «đúng» nàng vừa thốt ra có vẻ rõ ràng hơn, gần giống tiếng nói của người bình thường.
- Bà Thúy... bà ráng lên, ráng nữa lên... ráng lấy lại sự tỉnh táo... Bà mắc bệnh câm sau một cơn xúc động mãnh liệt. Cơn xúc động này liên hệ mật thiết tới sự biệt tích của người yêu. Chàng bị giết phải không?
- Phải.
Tiếng «phải» của nàng bắt đầu cứng cát, không quá rụt rè như trước nữa. Hoàng Trí hy vọng tạo một cơn xúc động đảo ngược, hầu giúp nàng phục hồi tiếng nói bị mất.
- Ai giết?
Thúy Thúy bỗng run cầm cập. Mặt nàng trở nên xanh tái. Nàng cúi đầu, tránh luồng mắt nghiêm khắc của quan tòa Hoàng Trí. Chàng nói:
- Tôi biết bà sợ. Bà sợ từ lâu. Bà không sợ cho bản thân bà. Mà sợ cho gia đình bà, cho thân quyến bà. Tôi đã khám phá ra kẻ giết người yêu của bà. Tôi có thể nói tên ngay bây giờ. Song tôi muốn để bà tự ý tố giác. Bà Thúy Thúy… bà nói đi... Rất dễ... bà hãy tưởng tượng như chàng đang ngồi trên xe lăn sau cửa, giơ ngón tay làm hiệu cho bà, miệng cười, mắt cười, chân thành và đắm đuối... Chàng đã bại liệt, chàng đã thành phế nhân, vậy mà.người ta nỡ giết chàng… người ta quá tàn nhẫn... bà phải báo thù... Bà há miệng lớn, nghĩ trong óc sẽ nói những gì, rồi nói ra... Bà Thúy... tên hung thủ là... là...
Phía sau có tiếng cửa mở. Cô Nghinh còn bận sổ sách ở phòng ngoài. Nàng là y tá tế nhị, chàng không kêu thì nàng không vào. Thế tất tiếng cửa mở hấp tấp, hầu như phũ phàng này là của người lạ...
Hoàng Trí không quay lại. Chàng biết quay lại không còn kịp nữa. Tiếng người lạ (mà không lạ) cất lên, sắc nhọn như mũi dao bít-tu-ri của y sĩ giải phẫu:
- Bà Thúy khỏi cần nói. Hung thủ là tôi...
V
«Là tôi» nghĩa là ông Vĩnh Chân.
Lão tỉ phủ mặc sơ-mi bỏ ngoài quần, chân dận xăng-đan mỏng, đầu tóc quên chải, khác hẳn thường ngày, luôn luôn diện vét-tông, cà-vạt cổ cứng, giầy da bóng lộn. Ông Vĩnh Chân đa mang com-lê chững chạc vì 2 lý do: ông là nhà lý tài nổi danh, sự phục sức phải tương xứng với chức vụ nghề nghiệp, tuy nhiên, lý do chính yếu là cái bụng đồ sộ của ông, ông phải nhờ tài che giấu điệu nghệ của tiệm may lớn nhất đường Tư Do.
Với cái bụng phưỡn tàn bạo, và khuôn mặt bự mỡ, ông Vĩnh Chân làm Hoàng Trí lợm giọng hơn là hoảng sợ. Trong khi ấy giai nhân Thúy Thúy lùi nép vào góc, tay chân run rẩy như chiếc lá trong cơn bão.
Như thông lệ, ông có hai cận vệ đi kẹp hai bên. Chúng thuộc loại võ sĩ tủ gương, mặt mày gớm ghiếc, dáng dấp khuỳnh khuỳnh, nhìn thoáng cũng biết là dân đao búa chính hiệu. Cả hai đều xoạc cẳng, thọc tay túi quần, miệng mím chặt. Chắc chúng có chó lửa trong túi. Dẫu xuất hiện tay không, chúng dư sức ăn tươi, nuốt sống bạch diện thư sinh Hoàng Trí.
Ông Vĩnh Chân bước lại, gằn giọng:
- Chào anh Hoàng Trí, chào nhà thám tử tư đại tài...
Ông Vĩnh Chân không thèm nhìn bà vợ câm. Dường như dưới mắt ông Thúy Thúy không có mặt trong phòng. Ông thản nhiên ngồi xuống ghế, rồi nói tiếp:
- Tôi tưởng anh chỉ giỏi chích lụi, không dè anh còn hành nghề thám tử điều tra nữa. Thấy anh còn trẻ, tương lai còn dài, tôi muốn bỏ qua cho anh, song nhân nhượng không đặng, là vì anh cố tình xía vào đời tư cua tôi.
Hoàng Trí nói:
- Giết người không phải là chuyên riêng. Dử lắ sự phạm luật. Đó là sự phạm luật. Đó là hình tội...
- Ha, ha, anh sinh viên trường thuốc năm thứ 6 giở luật ra với cả tôi... Ừ, đã luật thì nói luật luôn thể. Muốn truy tố, xét xử phải có bằng cớ. Bảo đảm với anh, cảnh sát và tòa án tìm ngàn đời cũng không thấy bằng cớ về vụ tôi giết người. À... tên hắn là Trần Sơn. Hắn ti toe với vợ tôi, người vợ có treo cưới, có hôn thú hẳn hòi. Bằng cớ không có, vạn nhất có bằng cớ, tôi cũng được hưởng trường hợp giảm khinh tối đa, miễn nghị hoặc dăm ba tháng tù treo chiếu lệ, vì không quan tòa nào dung tha sự thông dâm... không quan tòa nào trừng trị người chồng yêu vợ, người chồng trung thành với vợ bị vợ cắm sừng một cách khốn nạn lên đầu... anh nhìn lại vợ tôi anh sẽ thấy sự ngoại tình bẩn thỉu, đê tiện hiện rõ trên mắt nàng...
Hoàng Trí quay về phía Thúy Thúy. Không... mắt nàng vẫn trong veo. Cặp mắt chân thành. Cặp mắt không biết lừa lọc. Người đẹp ngũ tiêu thường chung thủy...
Thúy Thúy há miệng, song không thốt được tiếng nào. Ông Vĩnh Chân nói:
- Hồi chiều anh nói là nàng khỏi câm. Hừ... anh đòn phép với tôi, tôi đã mang nàng đến khám những у sĩ thần kinh học lỗi lạc nhất, họ quả quyết là nàng á khẩu trọn đời.
- Lấy danh dự người thầy thuốc, tôi xin xác nhận...
- Lời thề cá trê chui ống của anh không xua đuổi được sự hoài nghi của tôi. Nàng nói được hả? Vậy anh yêu cầu nàng nói đi? Nói đi...
Thúy Thúy bưng mặt khóc nức nở. Ông Vĩnh Chân nói: - Để tôi giải thích đầu đuôi hầu anh tỉnh ngộ...Thúy Thúy không phải là người yêu của tôi, đồng ý, tôi gấp đôi tuổi nàng, tình yêu khó thể xảy ra, nhưng nàng lấy tôi tự ý, không hề bị ép buộc. Nàng làm vợ tôi để đổi lấy sự thoải mái vật chất cho gia đình nàng. Thời đại này, ông già lấy vợ bằng tuổi con mình không còn là chuyện hãn hữu, giầu có như tôi chỉ cần ho một tiếng là gái tơ đến trình diện cả đống. Tôi để mắt tới Thúy Thúy vì nghe nói nàng ngoan, hiền, và nhất là... nhất là còn trinh, và không có tư tưởng phản bội. Điều kiện này rất hệ trọng, mai kia tôi nằm xuống, nàng sẽ thừa hưởng sản nghiệp vĩ đại của tôi, anh nghĩ coi, nếu nàng là người đàn bà xanh vỏ đỏ lòng...
Té ra nàng xanh vỏ đỏ lòng anh ạ... No cơm ấm cật, nàng sinh đốn, nàng về với tôi một thời gian rồi bắt tình với một thằng chó chết, tên là Trần Sơn. Tôi đã tha cho nàng một lần, sau khi cảnh cáo Trần Sơn, cấm hắn hò hẹn trăng hoa phi pháp với nàng nữa. Hắn vâng dạ, nàng cũng vâng dạ, không ngờ tính nào vẫn tật ấy, đôi gian phu dâm phụ lại tiếp tục tấn tuồng trên bộc trong dâu, nàng ăn cắp tiền của tôi sang căn phố gần nhà cho Trần Sơn ở để được gần gũi và gặp gỡ hắn thường ngày.
- Trần Sơn bị tê liệt mà ông... Ông ghen với người bán thân bất loại làm gì, tội nghiệp!
- Hừ... anh đừng tưởng hắn tê liệt... hắn chỉ tê liệt hai chân thôi. Tôi không giết nàng đã là nhân đạo lắm. Nói thật với anh, tôi bắt gặp nàng hôm ấy trong phòng Trần Sơn, tôi vung dao toan đâm chết nàng. Nàng quá sợ, lưỡi líu cứng, không nói được nữa. Thấy nàng mắc bệnh câm tôi mới nguôi giận. Câu chuyện chỉ có thế, tuy nàng ngoại tình tôi vẫn yêu nàng, tôi hy vọng anh đã thông cảm hoàn cảnh đau khổ ngang trái của tôi mà để chúng tôi sống yên. Anh nghĩ sao? Anh Hoàng Trí?
Những căm tức trong lòng Hoàng Trí bỗng dưng tan biến. Ông Vĩnh Chân nói đúng: không ai có thể dửng dưng trước sự chia sớt ái tình của vợ. Ông khám phá được sự phản bội, ông không nỡ nặng tay, ông còn yêu vợ, như thế đã quá nhiều, chàng đã nghi oan cho ông.
Ông Vĩnh Chân bắt tay Hoàng Trí, giọng thân mật:
- Thôi, chúng mình xí xóa sự hiểu lầm. Tôi xin mời anh đến nhà dự tiệc rượu. Xin lỗi anh đã làm phiền nhiễu.
Ông ra lệnh cho cận vệ:
- Mày ra dặn bọn ở ngoài để cô y tá được thong thả... Còn mày... mày dìu bà ra xe.
Tên cận vệ chưa đụng đến da thịt Thúy Thúy thì nàng hất ra. Nàng ngó Hoàng Trí, mắt đẫm lệ, như muốn cầu cứu. Chàng đứng yên. Nhiệm vụ của chàng đã hết, chàng không thể can thiệp vô lý và trái khoáy vào chuyện riêng của thiên hạ. Trần Sơn thông dâm với vợ ông Vĩnh Chân thì chết đáng đời. Nếu chàng ở vào địa vị ông ta, chàng cũng giết.
Ông Vĩnh Chân nghiêm mặt:
- Lần này ông Hoàng Trí đã hiểu sự thật, em đừng cầu cứu nữa, chẳng ai giúp kẻ trốn chúa lộn chồng đâu.
Ông Vĩnh Chân nắtn cánh tay vợ kéo đi. Nàng giằng lại, đấm thùm thụp vào ngực ông. Hai tên cận vệ vạm vỡ a lại. Thúy Thúy bỗng kêu lớn:
- Tôi cấm các anh... Tôi không phải là kẻ trốn chúa lộn chồng... Ông Vĩnh Chân nói láo... Yêu cầu anh Hoàng Trí gọi cảnh sát.
Trời ơi, giai nhân Thúy Thúy vừa lấy lại tiếng nói đã mất. Nàng nói thao thao bất tuyệt, như thể nàng chưa bao giờ câm. Vĩnh Chân và bọn cận vệ lùi lại, mắt trợn tròn, miệng há hốc.
Thúy Thúy chỉ ngón tay vào mặt Vĩnh Chân, giọng đanh thép như biện lý buộc tội trước tòa:
- Ông Vĩnh Chân, ông lường gạt cha mẹ tôi, ông dùng con bài, lá bạc để làm cha mẹ tôi mang công, mắc nợ, đến nỗi phải đem bán tôi cho ông. Trần Sơn và tôi yêu nhau từ nhỏ, chúng tôi chờ ngày trưởng thành để về với nhau thì ông dùng tiền bạc, và áp lực để chia uyên rẽ thúy. Tôi dại dột đặt điều kiện với ông trong đêm tân hôn, tôi cho ông biết tôi đã có người tình là Trần Sơn, và lòng tôi theo chàng cho đến chết. Nếu ông chấp nhận điều kiện này tôi sẽ ở lại làm vợ, làm tôi mọi cho ông, hiến dâng thể xác và tuổi xuân cho ông, bằng không tôi sẽ tự vận. Tội nghiệp thân tôi, mối tình giữa chúng tôi tuyệt đối trong sạch, chúng tôi yêu nhau bằng hồn, yêu nhau trong tưởng tượng, không hề bợn nhục dục, vậy mà ông ghen tuông, ông sai người ám hại chàng. May chàng thoát chết. Nhưng chàng mang tật trọn đời... - Trần Sơn không bị thương ngoài mặt trận?
- Không. Chàng mồ côi cha từ bé. Chàng chỉ còn mẹ già, trên 60 tuổi, nên chàng khỏi phải nhập ngũ. Chàng đi làm nuôi mẹ. Chàng tin ở số mạng, chàng cao thượng lắm, chàng không ganh tị với ông Vĩnh Chân… chàng không ngừng cầu nguyện cho tôi được hạnh phúc bên chồng. Sự cao thượng của chàng đã được ông Vĩnh Chân đền trả bằng máu. Một đêm, cận vệ của ông Vĩnh Chân chặn đường chàng, đâm chém túi bụi. Tưởng chàng chết, chúng bỏ đi. Kỳ thật, chàng chỉ bị thương nặng. Xương sống bị đâm lũng, và chàng tê bại nửa thân dưới. Chàng về Saigon, ở gần nhà tôi, hàng ngày chúng tôi nhìn thấy nhau qua cửa sổ, chúng tôi không được trò truyện với nhau, chứ đừng nói là giáp mặt nhau hàn huyên nữa. Ông Vĩnh Chân vẫn không tha, ông phăng ra cuộc hẹn hò thầm lặng, ông lừa bắt cóc Trần Sơn cùng mẹ chàng, đưa cả hai đến phòng tôi, và trước sự chứng kiến của tôi, ông tra tấn cả hai cho đến chết...
- Tra tấn?
- Phải, tra tấn vô cùng dã man. Đốt phỏng mình mẩy, nhổ rút móng tay, cắt tai, khoét mắt, như thể dưới thời Trung cổ. Tôi lăn xả lại đòi chết bên chàng, ông Vĩnh Chân toan giết luôn. Ông ngừng tay là vì tôi đột nhiên á khẩu. Đột nhiên tôi bị câm. Trí nhớ hoàn toàn bị xáo trộn. Tôi biến thành cái xác không hồn. Cơn điên của tôi ngày một tăng. Tình cờ tôi được chở vào đây... rồi…
Tiếng ông Vĩnh Chân chan chát như búa đập sắt:
- Đủ.. đủ... cô bị câm nên tôi tha giết, giờ đây, tôi không thể tha nữa...
Hoàng Trí tiến lên, thái độ quyết liệt:
- Ông phải giết tôi trước rồi mới đụng được tới thân thể nàng.
. Ông Vĩnh Chân cười hợm hĩnh:
- Ha, ha, cậu sinh viên miệng còn hôi sữa muốn chơi trò giang hồ hành hiệp... Thằng Vĩnh Chân này giết người như ngoé, từ trước đến nay đã thịt hơn chục mạng trong các vụ buôn thuốc phiện lậu, buôn vàng lậu nên đã quen giết quá rồi... Số mày đến lúc tận mày mới vớ nhầm tao... ha, ha... tao sẽ cho hai đứa mày mỗi đứa một nhát rồi thiêu cháy ra than, vứt xuống sông Nhà Bè như thằng Trần Sơn ngu dại...
Giai nhân Thúy Thúy cất tiếng kêu:
- Sát nhân, sát nhân, ai cứu tôi với!
Bàn tay chuối mắn của ông Vĩnh Chân quật trái, in hằn 5 vạch đỏ lòm trên gò má trắng tuyết của nàng. Nàng quay lộn nhiều vòng trước khi lăn quay xuống nền gạch. Hoàng Trí chộp cổ áo ông Vĩnh Chân, dùng nhu đạo xô địch thủ té ngã.
Một tên cận vệ hươi dao nhè hông chàng phóng tới. Chàng né vội, lưỡi dao kéo xoạc luôn một mảng áo. Tỉ phú Vĩnh Chân lục túi lấy súng. Hoàng Trí ôm ghì ông ta. Vĩnh Chân nâng cùi trỏ,,chàng bị đòn trúng miệng, máu phun tung tóe.
Nóng tiết, chàng đấm móc vào cằm ông Vĩnh Chân. Khối thịt có hạng của nhà tỉ phú ngã đè lên cái giường sắt. Nhưng Vĩnh Chân đã rút được súng, ông nhỏm dậy, chĩa khẩu côn 9 li về phía Hoàng Trí:
- Hết thời rồi, con ơi. Biết điều giơ tay lên.
Đoàng... đoàng... hai phát súng nổ liên tiếp. Khẩu côn tuột khỏi tay ông Vĩnh Chân.
Và một giọng nói rất quen rền vang:
- Chưa biết ai hết thời... Ông Vĩnh Chân, ông còn chờ gì nữa?
Tư cớm hiện ra ở khung cửa. Hoàng Trí sững sờ, nhìn hết miệng súng bốc khói của Tư cớm đến bộ áo rằn ri hắn mặc trên người. Trời ơi... Tư cớm là cớm thật sự, cớm chính hiệu trăm phần trăm.
Hoàng Trí ráng mãi mới cất được tiếng:
- Cậu là nhân viên Nhà nước
Tư cớm cười:
- Từ khuya. Cớm xi-vin, cậu hiểu chưa? Tôi được lệnh theo dõi lão Vĩnh Chân trong nhiều tháng. Lão dính dấp đến nhiều vụ buôn lậu và thanh toán đẫm máu mà không tìm ra manh mối. Nhờ cậu, lão đã thú tội. Cám ơn cậu nhé!
Cộng sự viên của Tư cớm lạnh lùng còng tay Vĩnh Chân. Hai tên cận vệ ủ rũ theo chân chủ chúng ra khỏi phòng, trèo lên chiếc xe cây đen sì.
Giai nhân Thúy Thúy nhìn Hoàng Trí không chớp mắt. Đột nhiên nàng bật lên như thân thể gắn lò so, phóng vào người chàng. Nàng ôm chàng hôn lấy, hôn để. Hoàng Trí vít đầu nàng xuống hôn trả. Nữ y tá Nghinh ló đầu vào rồi nước mắt chảy quanh, chạy một mạch ra sân ngoài.
Tư cớm nhún vai, buộc một tiếng vô nghĩa. Cửa phòng được khép lại. Ban đêm ở dưỡng trí viện Biên Hòa im lặng lạ thường. Hoàng Trí quên bẵng sự hiện diện của người bạn con chấy cắn đôi. Chàng quên bẵng cô Nghinh. Chàng quên bẵng nhà tỉ phú Vĩnh Chân. Dường như chàng quên bẵng cả sự tồn tại của chàng trên cõi đất rét mướt và quạnh hiu này nữa.
Z.28 Gián Điệp Siêu Hình Z.28 Gián Điệp Siêu Hình - Người Thứ Tám Z.28 Gián Điệp Siêu Hình