A blessed companion is a book, - a book that, fitly chosen, is a lifelong friend,... a book that, at a touch, pours its heart into our own.

Douglas Jerrold

 
 
 
 
 
Thể loại: Trinh Thám
Biên tập: Buusan Nguyen
Upload bìa: Buusan Nguyen
Số chương: 31 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4503 / 104
Cập nhật: 2020-03-02 09:37:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5: Thế Giới Ma Quỷ
ã lâu, Văn Bình mói gặp lại ông Hoàng. Chàng nhận thấy ông tổng giám đốc già hơn trước, có lẽ vì nhiều tháng nay làm việc suốt đêm. Năm ngoái, tóc ông Hoàng mới bạc non nửa, nay đã bạc gần hết. Những nếp răn trên vầng trán rộng, và ở đuôi cặp mắt cận thị nặng, được khơi sâu, thoạt trông ai cũng biết ông Hoàng đã quá lục tuần.
Y phục ông mặc trên người vẫn là cái quần ống chân voi, và cái áo vét tông bó ngực, ngắn cũn cỡn, bằng hàng màu đen nhàu nát và bạc thếch nhiều chỗ. Văn Bình không hiểu sao ông Hoàng lại quyến luyến bộ đồ cũ kỹ và bẩn thỉu này. Có lẽ đó là quân áo do bà vợ xấu số may cho ông mấy chục năm trước, hồi ông còn là nhà gián điệp trẻ tuổi, tài ba, đội lốt phóng viên báo chí, in dấu chân trên khắp thế giới. Nhưng cũng có lẽ vì ông Hoàng không có thì giờ nghĩ tới thay đổi, hoặc may bộ mới.
Văn Bình há miệng, định phàn nàn, nhưng chàng lại im lặng. Chàng định hỏi tại sao ông chưa chịu may bộ mới, với món hàng tẹt gan thật tốt chàng mua tại Hồng Kông cho ông. Chàng lặng người đi trong một giây đồng hồ, vì y phục cổ xưa của ông tổng giám đốc Mật Vụ, vừa nhắc chàng là ông không có tiền. Ông Hoàng cầm trong tay hàng ngàn triệu bạc, tiêu pha không ai kiểm soát, nhưng chẳng bao giờ tơ hào một xu nhỏ, ấy là chưa kể hầu hết số lương tháng của ông được tặng cho quỹ tương trợ anh chị em nhân viên của Sở Mật vụ thiệt mạng vì công vụ.
Bộ âu phục cổ xưa và kỳ quái của ông tổng giám đốc phù hợp với cách trần thiết trong căn phòng rộng mênh mông, như phòng họp hội đồng. Tường đều sơn màu đen, màu đen ầm đạm và gớm ghiếc, chân tường viền trắng toát, làm Văn Bình liên tưởng đến tấm vải đen trắng phủ trên quan tài người chết.
Bàn giấy của ông Hoàng được kê vào góc dưới một bức tranh khổng lồ, vẽ hai con quỷ sứ đánh nhau loạn xạ bằng xà mâu và đoản côn, tóc xõa rũ rượi, lưỡi núc nác đỏ lòm thè ra kinh khủng. Văn Bình đứng sững, hết nhìn bức tranh âm phủ lại nhìn cái bàn sắt sơn đen. Ông Hoàng mỉm cười:
- Ngồi xuống đây. Tôi không phải là cô Thùy Lan đâu.
Văn Bình cười xòa trước câu nói đùa rí rỏm của ông tổng giám đốc già nua. Tuy nhiên, chàng cảm thấy ngượng nghịu khi buông mình xuống cái ghế bành lớn, ba chân, lót da gấu sần sùi, dường như làm ra để đe dọa hơn là để mời khách ngồi. Biết ý, ông Hoàng nói:
- Đây là văn phòng bác sĩ Bửu Tấn. Tôi đích thân đến đây gặp anh. Vì lát nữa anh sẽ lên đường.
«Lát nữa anh sẽ lên đường», trong thời gian phục vụ dưới quyền ông Hoàng, Văn Bình đã được nghe câu nói này hàng trăm lần. Ông Hoàng bố trí, lo liệu mọi chi tiết lớn nhỏ, Xong xuôi, ông cho Lê Diệp tìm chàng, dẫn đến nói qua loa 5, 10 phút, rồi xe hơi thực sẵn bên ngoài đưa chàng lên sân bay, phi cơ được đốt nóng động cơ từ trước.
Ông Hoàng nghe thấy, nhìn thấy, cảm thấy hơn người, nên mỗi lần đến trình diện, Văn Bình biến thành cậu học trò nhỏ bé, tầm thường. Thân hình gày gò, ốm yếu và cằn cỗi của ông Hoàng như lóe hào quang khiến chàng choáng váng, và tuân lệnh như máy.
Trên bàn, Văn Bình nhận thấy đống hồ sơ cao ngất. Ngồi ở đâu, ông Hoàng mang hồ sơ đến đấy. Ông có biệt tài ngồi suốt ngày đêm trên ghế, không cử động, ngoại trừ, gạt tàn điếu xì-gà Ha-van bất diệt và uống hàng lít cà-phê đặc không đường. Tuy lớn tuổi, ông làm việc khỏe hơn thanh niên. Ông say sưa với nghề nghiệp đến nổi hai mắt cận thị phai đeo kính đặc biệt, bỏ ra ông không thấy gì hết.
Ngoài chồng hồ sơ quen thuộc, Văn Bình còn thấy hai cái sọ dừa — phải, hai cái đầu người chết rữa thịt - đặt lỏng chỏng ở mép bàn. Hai sọ dừa quay mặt về phía chàng, miệng nhe ra cười khinh khỉnh. Chàng quắc mắt nhìn, chúng ngậm miệng lại. Cáu tiết, chàng muốn tát cho mỗi sọ dừa một cái song trước mặt ông Hoàng chàng đành ngồi yên trong ghế.
Dường như trêu ngươi chàng, hai sọ dừa đột nhiên nhìn về phía ông Hoàng để chai rượu huýt- ky hạng đắt tiền nhất, nguyên nút chưa khui, và bịch thuốc lá Salem màu xanh thẫm, thơm phức mùi bạc hà.
Huýt-ky và Salem là hai món tri kỷ của Văn Bình. Gần như là thói quen thiêng liêng, trước khi giao công tác cho chàng, ông Hoàng trịnh trọng đứng lên, tự tay mở chai rượu mạnh, rót cho chàng một chén lớn, và bóc hộp Salem, lấy một điếu, châm lửa, đưa tận miệng chàng, cử chỉ ấy làm Văn Bình bồi hồi cảm động. Chàng biết đó là một cử chỉ chân thật, phát ra từ đáy lòng một vị thánh sống, coi chàng như con đẻ, không phải là cách đãi bôi hoa mỹ của nhà ngoại giao. Văn Bình uống một hơi cạn ly rượu đầy ắp. Ông Hoàng mỉm cười:
- Anh khỏe hẳn rồi chứ?
Ông tổng giảm đốc thường vào đề bằng câu hỏi thăm vô nghĩa này. Vô nghĩa, vì trước khi vời chàng, ông Hoàng đã điều tra cặn kẽ. Theo nội luật, chàng phải báo cáo tỉ mỉ nơi ăn, chốn ở hàng ngày. Xe hơi của chàng được gắn máy vô tuyến để liên lạc thường xuyên với tổng hành doanh, hoặc ít ra cũng lắp dụng cụ phát tín hiệu, giúp cho ban tầm đài D-Fing (1) theo dõi nếp sống của chàng từng giờ, từng phút. Vẫn theo nội quy, chàng phải đến khám y sĩ riêng của sở mỗi khi lâm bệnh. Một cơn đau bụng nhỏ, một sự nhức đầu thường cũng được ghi vào hồ sơ bệnh lý, vì ông Hoàng muốn các điệp viên thượng thặng luôn luôn có sức khỏe đầy đủ, và trí phán đoán sáng suốt. Ngoài ra, sự chăm sóc mật thiết này còn có mục đích chận đứng mọi âm mưu đầu độc của kẻ thù. Trên thế giới, nhiều cơ quan điệp báo - thù cũng như bạn - không muốn Văn Binh sống dai. Kẻ thù lăm le giết chàng, vì chàng là cái gai nhọn trong mắt họ. Bạn cũng ghét chàng vì chàng đã phỗng tay trên họ hàng chục vụ.
Văn Bình đáp, giọng hờn rỗi:
- Thưa, bao giờ tôi cũng khỏe. Nhưng vì ông mà tay tôi bị đau, phải nằm ở bệnh viện Z.005 gần một tháng.
Ông Hoàng kinh ngạc:
- Vì tôi mà tay anh đau? Lạ nhỉ?
Ông tổng giám đốc lấy cái cặp da để trên ghế, mở ra. Bên trong chứa đầy hồ sơ cá nhân, ông rút hồ sơ đề tên Z.28 ra coi. Giọng trịnh trọng, ông đọc:
«Báo cáo tối mật, số 0065, ngày... tháng,.. năm...giờ... về bệnh tình của Z.28. Tiếp theo phiếu trình đặc biệt số AS-712.
Tuân lênh ông tổng giám đốc, tôi đã báo tin cho Z.28 biết là lá đơn xin nghỉ dưỡng sức một tháng đã được chấp thuận. Tuy nhiên, trước ngày từ giả Sàigòn, Z.28 mắc một chứng bệnh lạ, bàn tay tự nhiên sưng vù và làm mủ, Theo nội quy, Z.28 tới trình diện Trung tâm Z.005, và y sĩ trưởng Trung tâm cho biết phải điều trị một thời gian mới bình phục.
Nguyên nhân là Z.28 chạm phải hơi độc mù-tạt. Theo cuộc điều tra riêng của Lê Diệp, Z.28 say rượu nên đụng vào sơn hơi độc тù-tạt quét trên tường của trụ sở Tân Sơn Nhất. Vì sợ Z.28 phật ý - Z.28 thường có tự ái quá cao - Lê Diệp và tôi không cho đương sự biết nguyên nhân. Y sĩ trưởng Trung tâm Z.005 cũng giữ kín.
Kính trình ông tổng giám đốc để tùy nghi định đoạt.
Nguyên Hương
Bí thư trưởng
Đọc xong, ông Hoàng bỏ tờ giấy xuống bàn, đôi mắt cậu thị mơ màng sau làn kính dày cộm:
- Anh nghe rõ chưa? Anh say rượu, chạm phải chất độc, sao lại đổ lỗi cho tôi?
Văn Bình cứng họng. Chàng có cảm giác như vừa nhai lầm một gói ớt mọi, cay thấu xương tủy. Nguyên Hương và Lê Diệp đồng lõa với nhau để phá đám tuần trăng mật Đà Lạt của chàng với Thúy Liễu. Hơn thế nữa, họ còn che mắt ông Hoàng, bịa chuyện say rượu để nhốt chàng một tháng trong lao thất Z.005.
Ông Hoàng biết rõ mối tình lâu năm của Nguyên Hương đối với chàng, song không có thời giờ quan tâm tới.
Ỏng Hoàng lại tin nàng như con đẻ nên mọi việc lớn nhỏ đều giao cho nàng giải quyết. Mối hận này, chàng phải tìm cách thanh toán. Nhưng thanh toán bằng cách nào? Chàng không thể xử tệ với Nguyên Hương, người con gái ngoan ngoãn và thủy chung, đã biến thành một phần của đời chàng. Chàng cũng không thể cưới nàng làm vợ. Chàng chỉ còn cách ráng chịu. Ráng chịu không dám hé môi với ông Hoàng.
Chàng bèn gãi đầu, giọng ngượng ngập:
- Xin lỗi ông. Dạo này, tôi hay quên. Vâng, đêm ấy tôi uống nhiều rượu quá!
Ông Hoàng cười ha hả:
- Tôi lại tưởng bạn đồng nghiệp của anh về hùa với nhau để hại anh. Từ nay trở đi, anh cần gì, cứ liên lạc thẳng với tôi, nghe không?
Ông Hoàng đùa hay thật, chàng không biết. Chàng giả vờ châm điếu Salem để tránh nụ cười và cái nhìn soi mói của ông tổng giám đốc. Vẻ mặt đột nhiên nghiêm trọng, ông Hoàng nói:
- Thôi, chuyện nhỏ bỏ qua đi, giờ đây ta bàn đến đại cuộc. Lần trước, chúng ta tổn bao công phu mới khám phá được công cuộc thí nghiêm của địch về tia sáng giết người (2). Như anh đã biết, hiện tình khoa học chưa cho phép Nga hay Mỹ chế tạo bom bằng tia laser, tuy nhiên, việc áp dụng laser vào hệ thống truyền tin cho tàu ngầm đã biến thành bí mật quân sự vô cùng quan trọng. Theo chỗ tôi biết, hai cường quốc Mỹ, Nga đã hoàn bị được cách truyền tin dưới nước này.
Văn Bình buột miệng:
- Vậy thì cuộc diện thế giới sắp đổi khác.
Ông Hoàng chắt lưỡi:
- Cao nhân tắc hữu cao nhân trị, câu nói thời xưa ấy có thể thích hợp với mọi thời gian và không gian. Lúc chưa chế ra laser các nhà khoa học đều tin laser là vũ khí tuyệt đối, và việc dùng tia sáng laser thay vô tuyến điện để liên lạc với tiềm thủy đĩnh dưới biển sâu được coi là phi thường. Ngờ đâu, người ta đã tìm được cách chống lại. Vả lại, sau nhiều cuộc thí nghiệm, người ta nhận thấy truyền tin bằng laser có sự bất tiện. Bất tiện vì phải phát ra những tia sáng màu xanh cực mạnh mới xuyên qua nước xuống tàu ngầm. Khi ấy, vệ tinh do thám trên không gian có thể nhìn thấy, vị trí của tiềm thủy đĩnh chở hỏa tiễn nguyên tử dễ bị bại lộ. Bây giờ, phương pháp tuyệt hảo là thông tin không cần tia laser và máy móc rườm rà.
Văn Bình hỏi:
- Không có máy móc rườm rà thì truyền tin sao được?
Đặt ngón tay trỏ lên trán, ông Hoàng nói:
- Sao lại không? Loài người đã có bộ máy truyền tin rất tốt. Đó là bộ óc. Tạo hóa tốn bao năm tháng mời chế được bộ máy này, tuy nhiên chúng ta chưa biết cảch dùng nó. Không riêng gì bộ óc, chúng ta còn chưa biết dùng những lợi khí vô song mà thiên nhiên phú cho con người.
Như công dụng của laser chẳng hạn. Các nhà bác học hữu danh đã tìm ra rằng con người có thể thông tin với nhau ở xa hàng triệu cây số bằng thần giao cách cảm. Nói cách khác, không cần laser với một hệ thống điện tử trị giá mấy trăm triệu đô la mà chỉ cần một vài nguòi, một vài bộ óc, và phép thần giao cách cảm.
Tuy nbiên thần giao cách cảm mới là một trong muôn vàn lợi khí siêu việt mà loài người chưa biết sử dụng. Nghe nói đến hỏa tiễn nguyên tử ai cũng lắc đầu le lưỡi. Trái siêu bom trăm mêgatôn có thể xóa một quốc gia ra khỏi bản đồ thế giởi, song nếu so sánh với sức mạnh của vũ trụ thì một, chứ hàng trăm, hàng vạn trái siêu bom cũng chỉ là giọt nước ngoài biển. Anh còn nhớ trận bão vừa qua không? Muốn tạo ra trận bão tương tự, người ta phải nổ nhiều bom nguyên tử trên thượng tầng không khí. Muốn gây ra địa chấn, như những trận địa chấn vừa qua ở Trung Đông, Bắc Phi và Nam Mỹ, phải nổ hàng trăm trái bom khinh khí. Anh sẽ có cảm tưởng nào nếu giờ đây loài người sử dụng được các năng lực ghê gớm của tạo hóa?
- Thưa ông, tôi hiểu rồi. Dạo này, sách vở và tài liệu khoa học cũng nói đến nhiều. Chế ngự được năng lực thiên nhiên là chinh phục được hoàn cầu không cần có bom nguyên tử.
- Anh nói đúng. Bấm nút cho hỏa tiễn xuyên lục địa bay lên trời thì mấy giây, hoặc mấy phút sau đối phương sẽ biết, và phóng hỏa tiễn đánh lại, thế giới sẽ tan thành tro bụi. Song nếu ta chế tạo được động đất, bão táp và lụt lội, ta tha hồ tàn phá địch mà địch không biết. Nga Xô có nhiều bom nguyên tử thật đấy, nhưng thử hỏi Nga Xô sẽ ra sao nếu mỗi ngày đều xảy ra một trận bão, kèm theo động đất? Theo ý tôi, không cần mất nhiều thời giờ. Chỉ cần một tuần là Nga Xô kiệt quệ. Bão táp và động đất sẽ làm bộ máy tấn công và phòng thủ của Nga Xô hoàn toàn hư hỏng. Lúc đó, ta sẽ tung ra tối hậu thư, và tôi tin chắc trăm phần trăm Nga Xô đầu hàng không điều kiện.
- Thưa nhiệm vụ của trung tâm Z.003 là chế ngự thiên nhiên cho mục đích điệp báo phải không?
- Tôi tưởng Bửu Tấn đã giải thích anh hiểu rồi. Chương trình dài hạn là nghiên cứu phương pháp hô phong, hoán vũ, như trong truyện Phong thần. Tuy nhiên, kế hoạch ngắn hạn thích hợp với khả năng tài chính và kỹ thuật của ta trong lúc này là nghiên cứu về ma quỷ. Tôi đưa anh xuống hầm ma là để thử lại đáp số của bài toán. Điều tôi cần biết trước khi đẩy mạnh kế hoạch là phản ứng của người can đảm trước ma quỷ. Anh có thể được coi là can đảm nhất nhì thế giới. Tôi nhận thấy anh mất bình tĩnh. Từ cuộc thử thách này, tôi có thể kết luận là bất cứ ai cũng sợ ma, chỉ khác nhau về sợ nhiều, sợ ít mà thôi.
Văn Bình tỏ dấu ngờ vực:
- Thưa ông, chẳng lẽ chúng ta dùng ma quỷ để dọa địch. Tôi không tin những lãnh tụ cộng sản như Cút Sếp và Mao Trạch Đông cũng sợ ma.
- Anh lầm rồi. Họ là con người như anh và tôi. Và họ còn sợ hơn anh và tôi nữa. Vả lại, loài người hiện nay có quan niệm không đúng về thế giới siêu hình. Nói đến ma, ta chỉ liên tưởng đến đốm lửa dật dờ trên ngôi mộ bỏ hoang, một bóng trắng lang thang trong đêm khuya rùng rợn. Ma quỷ không dung dị như thế đâu. Đó chỉ là dị đoan, là dốt nát, không hơn không kém.
- Nghĩa là ma quỷ có thật?
- Trả lời không, tôi đã tự mâu thuẫn và đi ngược lại công cuộc tìm tòi kiên nhẫn và đắc lực của nhiều khoa học gia trứ danh trên thế giới. Nhược bằng tôi nói có, anh lại đòi bằng cớ. Muốn giải quyết thắc mắc này, anh hãy nghĩ đến điện khí. Ngày nay, điện khí đã chiếm gần hết cuộc sống con người, từ ngọn đèn trong nhà đến con tàu chạy trên biển và hỏa tiễn phóng lên thượng tầng vũ trụ. Tuy vậy, chưa nhà bác học nào giải thích được điện khí vận hành và di chuyển ra sao. Cũng như thuốc át-pi-rin, thứ thuốc chữa bệnh nhức đầu mà người nông dân ở đồng ruộng Việt Nam cũng biết, các nhà bác học chỉ biết công dụng mầu nhiệm của nó, song chưa biết nó chữa bệnh như thế nào. Ma quỷ cũng vậy, chưa hiểu đươc ma quỷ không có nghĩa ma quỷ là huyền hoặc. Theo tôi ma quỷ là linh hồn của người, linh hồn của vạn vật. Toàn thể nhân loại, kể cả những kẻ duy vật khắc nghiệt, đều đồng thanh công nhận con người gồm 2 phần, phần xác và phần hồn. Từ ngữ có câu «hồn lìa khỏi xác » để chỉ phút cuối cùng trước khi chết. Hồn lìa khỏi xác rồi đi đâu, anh biết không?
Văn Bình lắc đầu, không đáp. Ông Hoàng nói tiếp, giọng đều đều, khúc triết như giáo sư giảng bài:
- Khoa học tân tiến đã chứng minh rằng sau khi con người tắt thở, linh hồn vẫn sống. Từ thế kỷ thứ 19, một thi hào người Anh đã nghiên cứu sâu rộng về vấn đề này, gây ra một phong trào bình luận sôi nổi trong giới siêu hình học ở Âu châu (3). Đầu thế kỷ thứ 20, một vị giáo sư người Pháp còn tiến xa hơn nữa, bằng cách chụp được cảnh hồn lìa khỏi xác (4).
Tuy nhiên, một y sĩ Mỹ đã thành công vẻ vang nhất trong một cuộc thí nghiệm siêu hình. Lần dầu tiên trong lịch sử, khoa học đã cân được linh hồn con ngurời nặng bao nhiêu (5). Cuộc thí nghiệm này xác nhận rằng linh hồn không phải là vô hình mà là hữu hình.
Từ ngày con người xuất hiện trên trái đất đến nay, số người và vật chết lên tới hàng ngàn triệu. Có nhà khoa học cho rằng các trận bão lụt và động đất xảy ra phần nào do sự phá phách của đạo quân hùng hậu của hàng trỉệu linh hồn ấy. Theo tôi không thể bỗng dưng nổi lên cuồng phong hay lụt lớn, mà đó phải là kết quả của nhiều cơn gió, nhiều con nước hợp lại, với sửc mạnh vô song của những linh hồn bay lượn trong không gian. Cho nên, muốn chế ngự thiên nhiên, giành quyền hô phong hoán vũ, đảo hải di sơn, trước tiên phải chế ngự linh hồn của thế giới người chết.
Văn Bình lặng nghe ông Hoàng nói. Trong đời gián điệp, chàng đã chạm trán với nhiều chuyện dị thường, song đây là cơ hội mang lại cho chàng những cảm giác dị thường nhất. Ném mẩu xì- gà Ha van xuống dĩa đựng tàn, ông Hoàng nói tiếp:
- Bây giờ anh đã hiểu vì sao tôi lập ra trung tâm Z.003. Vì đó là nơi định đoạt cho sự thắng bại của ta và của thế giới trong thời gian sắp tới. Giờ phút này, các chính phủ từ đông sang tây vẫn công kích mê tín dị đoạn, nhưng mặt khác trong bóng tối, lại lặng lẽ theo con đường riêng. Con đường tận dụng những lực lượng thầm kín.
Nga Xô, cường quốc vô thần trăm phần trăm, đang dành một ngân khoản lớn lao vào công cuộc khám phá bí mật của vũ trụ siêu hình. Đảm nhiệm việc khám phá này là trung ương R.U. Hiện mật vụ R.U. có nhiều cơ sở thí nghiệm ở phía sau bức màn sắt.
- Ồng muốn tôi vượt bức màn sắt phải không?
- Lần này, anh hoạt động ở Sàigòn, nếu cần mới xuất ngoại. Tôi được biết đích xác là GRU vừa thành lập 3 trung tâm gián điệp siêu hình, một ở gần Mạc Tư Khoa, một ở Tiệp Khắc, một ở Bắc Việt, trong vùng rừng rậm biên giới. Trung ương R.U. dùng toàn nhân viên cừ khôi, quen việc bắt cóc các nhà khoa học. Nhân viên của tôi ở Mạc Tư Khoa báo cáo về là R.U. đang phái một số nhân vièn từng phục vụ tại 36, 135 và 333 (6) sang Viễn Đông, đặc biệt là sang Việt Nam.
Hẳn anh đã biết những người như cô Thùy Lan có bộ óc đáng giá hàng triệu đô-la. Cô Thùy Lan đã giúp trung tâm Z.003 được nhiều công việc hệ trọng. Vào địa vị địch, tôi cũng ra lệnh bắt cóc Thùy Lan. Tôi giữ kín về nàng, ngoài tôi và Bửu Tấn ra, không ai biết. Tuy nhiên, trong khuôn khổ công cuộc trao đổi tin tức tình báo, tôi đã thông báo cho các tổ chức bạn MI-6 và CIA. Không ngờ một nhân viên quan trọng của MI-6 làm nhị trùng cho R.U. Y cho Nga Xô biết rõ về bản tài liệu mật tôi gửi MI-6 (7). May mà y bị bắt, và bị kết án 42 năm tù nên ta mớí có thời giờ và điều kiện đối phó.
Trong một phiên họp với hai ông giám đốc Ml-6 và C.I.A, tôi đã đề nghị tung vỏ chuối cho R.U. trượt ngã. Kế hoạch của tôi đã được các cơ quan bạn đồng thanh tán đồng. Qua một gián điệp đôi khác, chúng tôi cố ý cho địch biết ít nhiều về trung tâm Z.003, và về cô Thùy Lan. Dĩ nhiên R.U. phải sai người tới vì công tác này còn trọng đại hơn là đánh cắp tài liệu nguyên tử. Kế hoạch này được mật danh là Rồng Trắng. Và gồm 2 giai đoạn: một, lừa cho địch tới, rồi nhân cơ hội khám phá ra toàn bộ tổ chức nằm li của địch ở phía nam vĩ tuyến 17; hai, nếu có điều kiện, thâm nhập vào trung tâm gián điệp siêu hình GRU dọc biên giới Trung Hoa..
Sốt ruột, Văn Bình hỏi:
- Thưa, điệp viên RU đã tới chưa?
Ông Hoàng lặng lẽ lau mục kính:
- Rồi. Từ ba tháng nay, khi được tin địch quan tâm tới trung tâm Z.003, tôi đã can thiệp với Hải quân, tăng cường kiềm soát vùng duyên hải Vũng Tàu, Cam Ranh và Cà Mau. Tôi không tin tiềm thủy đĩnh R.U. đột nhập Cam Ranh và Cà Mau vì lẽ 2 hải cảng này ở xa Sàigòn, Riêng về Cà Mau bãi biển ở gần vùng sình lầy, lại ở trong khu vực hành quân, quân đội của ta đồn trú đông đảo nên địch phải chọn nơi khác. Nơi ấy là Vũng Tàu.
Chắc chắn tàu ngầm R.U. sẽ lẻn vào Vũng Tàu vì sở do thám Xô Viết đã nắm được bản họa đồ bí mật của hải quân. Đúng ra, chính tôi đã bố trí bán cho R.U. lấy 500. 000 đô la. Anh còn lạ gì, sở thiếu tiền hoạt động, thỉnh thoảng tôi phải bán một vài tài liệu mật để lấy ngoại tệ. Tôi đã ra lệnh cho phụ tá tùy viên quân sự của ta ở Hoa Thịnh Đốn làm nhị trùng cho R.U., do đó bản họa đồ vùng biển Vũng Tàu đã tới tay địch.
Như mọi hải cảng quan trọng khác, Vũng Tàu được đặt dưới sự canh phòng chặt chẽ. Hàng ngàn quả mìn tự động được thả ngoài khơi, tàu lạ không biết đường sẽ bị tai nạn. Từ hải phận qnốc tế vào bờ biển có 2 hành lang dành riêng cho tàu ngầm, gọi là hành lang A và B. Hành lang A là con đường thường dùng của ta. Còn hành lang B, theo sự can thiệp của tôi, đã được dành cho tiềm thủy đĩnh của địch. Mục đích của tôi là tạo điều kiện dễ dàng cho R.U. đổ bộ nhân viên vào bờ biển Vũng Tàu. Tuy nhiên, tôi vẫn bố trí kiểm soát vùng biển một cách kín đáo và hữu hiệu.
Một tàu đánh cá của ta - tàu chiến của hải quân ngụy trang làm tàu đánh cá tư nhân - bắt gặp một tiềm thủy đĩnh lặn xuống ở ranh giới hải phận. Vào giờ ấy, tàu ngầm của ta không có mặt ở điểm này. Cho nên tôi đã nắm được bằng chứng đầu tiên về sự thâm nhập của địch. Và đây là bằng chứng thứ hai.
Ông Hoàng cho Văn Bình coi bức ảnh một thanh niên vẻ mặt đĩ điếm, và nói:
- Đây là Trần Độ. Y là nhân viên của tôi ở Cấp. Cách đây nửa năm, y được kết nạp vào một tổ chức điệp báo mà tôi đoán chắc là GRU. Chỉ huy Trần Độ là lão Thọ, một gã giang hồ lăn lóc trong nghề gián điệp quốc tế. Thỉnh thoảng Trần Độ theo lão Thọ ra khơi đánh cá, kỳ thật là để tiếp xúc với tiềm thủy đĩnh của địch. Mặc dầu là nhân viên, Trần Độ không được liên lạc với trung ương. Nhân viên phụ trách y cung giấu kín hành tung. Mỗi lần báo cáo, y phải viết vào giấy bỏ vào «một hộp thư chết» được định sẵn.
Mỗi khi ra khơi, Trần Độ đều phúc trình cho tôi biết. Tôi chưa hành động vội, vì anh còn lạ gì, trong công tác phản gián điệp thì bắt hoặc giết nhân viên. của địch là việc bất đắc dĩ. Thường khi ta dung túng cho địch hoạt động, khác nào nuôi con gà cho béo mới mổ thịt. Để bảo vệ hoàn toàn bí mật, tôi cho Trần Độ làm việc một mình, không ai đi kèm theo thông lệ. Không ngờ đó lại là điều bất lợi.
Vừa rồi, Tràn Độ ra khơi cùng lão Thọ. Trước khi xuống thuyền, hắn đã báo cáo với tôi. Theo nguyên tắc, khi trở về hắn phải báo cáo lần nữa. Song, Trần Độ ra đi không về. Cả lão Thọ cũng biệt tích. Trưa hôm sau, tàu tuần tiễu duyên hải của thủy quân bắt gặp một chiếc đò máy hết xăng nhớt lênh đênh ngoài khơi, cách Vũng Tàu 10 cây số, trên đò không ai.
Như vậy có nghĩa là Trần Độ và lão Thọ đã chết. Khám xét trên thuyền, chuyên viên của ta đã tìm ra những vết tích của một cuộc đánh nhau. Vì thế, tôi kết luận là nhân viên R.U. từ tàu ngầm lên đã hạ sát Trần Độ và lão Thọ cho phi tang.
Cũng đêm ấy, một chiếc xe díp bị đánh cắp trước cửa khách sạn lớn ở Cấp. Trạm gác của quân đội cách Vũng Tàu 10 cây số trên đường về Sàigòn cho biết vào lúc rạng đông một đại úy cố vấn Mỹ lái xe díp một mình từ Cấp tới. Người này tự xưng là nhân viên trong văn phòng tướng Hạc Kin. Và trạm gác của ta đã để cho đi. Tôi đã liên lạc với phái bộ quân sự Mỹ và được biết chắc chắn đêm ấy không sĩ quan nào lái xe díp từ Cấp về Sàigòn. Vả lại, số xe díp này hoàn toàn giả.
- Nghĩa là nhân viên R.U. đang nghênh ngang hiện nay ở Sàigòn?
Ổng Hoàng gật gù:
- Tại chúng ta muốn cho địch hoạt động nghênh ngang để dễ đối phó, không phải vì chủng ta bất lực. Với đệ thất hạm đội Mỹ tuần tiễu ngày đêm trên hải phận quốc tế, với hàng chục giang đĩnh canh phòng duyên hải, với những máy radar, asdic và phương pháp tân tiến khác, chúng ta có thể bao vây vùng biển, một con cá cũng không vào lọt. Có mặt của địch ở thủ đô là tin mừng cho chúng ta. Tôi đã triệu hồi tiểu đội canh gác gần Vũng Tàu để hỏi thêm về tướng mạo của tên điệp viên R.U. Căn cứ vào sự mô tả của họ, tôi đã nhờ ban chuyên môn vẽ ra bức họa này.
Ông Hoàng đẩy tới trước mặt Văn Bình một tờ giấy trắng dầy trên có bức họa một thanh niên Tây phương khả ái, vẽ bằng bút chì than. Văn Bình reo lên:
- Người này dễ thương quá.
Ông Hoàng cười:
- Vì thế, tôi mới cử người khác, dễ thương hơn để đương đầu lại. Thành thật mà nói, tôi chưa biết trước anh sẽ phải làm gì. Vì trước khi đó, phải biết địch làm gì đã. Hiện nay, địch án binh bất động, song tôi có cảm tưởng là tình hình sẽ căng thẳng trong vòng 24 tiếng đồng hồ nữa. Theo nguyên tắc sơ đẳng của nghề tình báo, muốn bắt địch xuất đầu lộ diện ta phải nhử mồi chúng. Và tôi đã nghĩ tới anh làm con mồi.
Văn Bình chối bai bải:
- Thưa ông, tôi chán ngấy vai trò con mồi từ lâu rồi. Trong quá khứ, nhiều khi vai trò con mồi ở dưới mức khả năng của tôi nên tôi rất bực mình. Có lần tôi phải đội lốt nhà bác học ngu ngốc và yếu đuối, bị địch đánh thật đau mà không dám chống cự. Nghỉ ngơi đã lâu, tôi muốn lao đầu vào công tác hiểm nghèo, luôn luôn thay đổi và gay cấn, không thích giả vờ làm chàng thư sinh trói gà không chặt.
Ông Hoàng xua tay:
- Trong nghề này, công tác luôn luôn hiểm nghèo, thay đổi và gay cấn. Theo tôi, công tác anh sắp nhận còn nguy hiểm gấp mười những công tác trước kia. Anh đừng tưởng đây là công việc phẳng lặng, tầm thường. Rồi đây, anh sẽ chứng kiến nhiều chuyện sửng sốt. Tôi đã suy nghĩ suốt một đêm, một ngày, và quyết định chọn anh. Không nhân viên nào làm tròn được công tác tế nhị này. Trừ anh. Trong sở, anh là người duy nhất có đủ khả năng tinh thần và vật chất để đương đầu với những sự bất ngờ.
Nói đoạn, ông Hoàng đứng dậy, giọng trở nên rắn rỏi:
- Lẽ ra, chúng ta có thể chờ đợi ít lâu nữa, nhưng báo chí Mỹ đã châm ngòi trước, bắt buộc chúng ta phải chạy đua với kim đồng hồ. Anh còn lạ gì báo Mỹ? Ngòi bút tự do của họ có thể xía vào những vấn đề bí mật nhất. Nửa tháng trước, nhật báo Nữu Ước Diễn đàn đã đăng một tin quan trọng về bác sĩ U Myen, một chuyên viên lỗi lạc người Miến Diện về lãnh vực siêu hình.
- Thưa, họ tự ý đăng tin, hay là theo sự khuyến cáo của CIA?
- Không phải như vụ Lý Dĩ đâu (8). Lần này, họ hoàn toàn tự ý. Chung quy cũng vì đàn bà. Bác sĩ U Myen tình cờ gặp một thiếu nữ dễ dãi và xinh đẹp trong tiệm ăn. Rượu vào lời ra, U Myen đã thố lộ bí mật nghề nghiệp. May phước cô gái tò mò này là phóng viên báo Nữu Ước Diễn đàn. Nếu nàng là nhân viên gián điệp R.U thì chết... Tuy nhiên, bài báo đăng trên Diễn đàn cũng làm công luận xôn xao. Nhất là Trung ương tình báo C.I A. Từ 3 năm naỵ, sự hiện diện của U Myen trên đất Mỹ hoàn toàn được giữ kín. Bị báo chí căn vặn, miễn cưỡng nhà chức trách Hoa Kỳ phải thú nhận. Tương kế,tựu kế, tôi thảo ra kế hoạch Rồng Trắng.
Ông Hoàng đeo mục kính lên mắt:
- Bắt đầu từ phút này, anh sẽ là nhà siêu hình học danh tiếng trên thế giới.
- Thưa, tôi chẳng biết gì về siêu hình học.
- Bửu Tấn đã đưa anh vào trung tâm Z.003. Như vậy cũng đủ rồi. Hồi đội lốt bác sĩ ngữ học Lý Dĩ, anh mít đặc hoàn toàn mà còn phỉnh gạt được địch, nên tôi tin lần này anh thành công. Tôi nghe nói anh là người biết nhiều truyện ma nhất trong Sở.
- Thưa, đó là truyện cổ tích, truyện đùa qua quít, hầu hết là bịa đặt.
- Anh được toàn quyền bịa đặt. Tuy nhiên, tôi sẽ cử nhân viên có khả năng giúp anh một tay.
- Lê Diệp?
- Không. Người khác. Tôi sẽ báo anh biết sau. Cách đây ít lâu, trong khuôn khổ kế hoạch Rồng Trắng, tôi mời bác sĩ U Myen sang Sàigòn giúp chính phủ Việt Nam thiết lập một trung tâm khoa học siêu hình.
- Nghĩa là ông muốn tôi sửa soạn chờ R.U tới mang đi.
- Cũng gần như vậy. Tuy nhiên, mục đích chính của tôi vẫn là tiêu diệt hệ thống R.U. ở đây.
Ngay từ bày giờ, tôi đã ra lệnh chuẩn bị một trung tâm kiên cố để giam điệp viên R. U. Mẻ cá sắp đánh này chắc lớn lắm. À, còn vấn đề diện mạo, anh không khác U Myen mấy. Nếu khác là khác ở chỗ U Myen nhiều tuổi hơn anh, nửa mái tóc đã bạc, có để râu mép lún phún, và đeo kính cận thị gọng vàng.
Văn Bình khôi hài:
- U Myen thích Salem và huýt ky như tôi không?
Ông Hoàng nghiêm giọng:
- Theo chỗ tôi biết, U Myen rất mê xi-gà. Thứ Ha van lớn có mùi thơm hắc. Còn rượu thì anh khỏi lo. Mặc dầu sinh trưởng ở một quốc gia có truyền thống tu hành, U Myen lại là đệ tử của rượu mạnh. U Myen uống khá nhiều, và ít ra cũng là địch thủ đáng gờm của anh. Còn một điều nữa mà anh bằng lòng, đó là U Myen có nhiều cảm tình với phụ nữ đẹp. Hiện U Myen còn sống độc thân nhưng bạn gái thì nhiều.
- Cảm ơn ông.
- Anh sẽ tha hồ uống rượu mạnh và la cà trong các khách sạn ban đêm. Vì nhu cầu công tác, tôi không ngăn cản, dẫu anh có làm phiền nữa. Song, tôi cần nhắc lại rằng nhân viên kiểm tục dạo này hoạt động đắc lực, nếu anh vô ý sẽ bị xúc lên xe cây về bót, và tôi sẽ không can thiệp đâu.
- Thưa, ông yên tâm.
- Sở dĩ tôi nhắc lại vì sợ anh tưởng lầm thành phố Sàigòn là Ba Lê hay Hương Cảng. Ngoài ra, tôi muốn anh ghi thêm điểm này nữa: trong suốt thời gian đóng vai U Myen anh phải nói tiếng Miến.
- Trời ơi! Tôi đâu nói được tiếng Miến.
Anh nhũn nhặn quá! Tôi cả quyết là anh nói được. Trước kia, anh đã lưu lại Ngưỡng Quang gần 3 tháng. Thỉnh thoảng, anh đã ghé lại Miến.
Và nếu trí nhớ của tôi không đến nổi tệ có lần anh đã làm xiêu lòng một thiếu nữ Miến xinh đẹp, và sau đó kết nạp nàng làm mật báo viên cho ta ở Ngưỡng Quang, mặc dầu nàng không nói được tiếng nào ngoài Miến ngữ.
- Thưa, ông nhớ rất đúng. Song trường hợp của tôi hồi ấy hoàn toàn khác với hiện nay.
- Hồi ấy anh biết nói tiếng Miến, hiện nay anh cũng nói tiếng Miến, nào khác gì đâu?
- Thưa ông, khác lắm chớ! Hồi ấy, tôi chỉ biết vẻn vẹn có mấy trăm tiếng cần thiết, tạm đủ để thuê phòng, mua hàng, và tỏ tình với đàn bà.
- Ồ, như thế đủ rồi.
- Thưa, tôi xin mạn phép không đồng ý với ông. Hiện nay, tôi đóng vai người Miến, với mấy trăm chữ nghèo nàn, tôi không thể nào tỏ ra là người Miến chính cống được. Thế nào địch cũng phăng ra.
- Anh đừng ngại, U Myen sống trên đất Mỹ đã lâu, nên quen dùng tiếng Anh. Khi nào cần tới, anh sẽ nói tiếng Anh. Thỉnh thoảng, anh hãy quay ra Miến ngữ.
Hiện nay, anh phải hoạt động một mình. Khi nào cần thiết, tôi sẽ cho người tiếp xúc với anh. Hễ có người hỏi: «Mắt ông đau, ông thường dùng thuốc gì», thì anh đáp: «Tôi ít khi đau mắt, và lúc nào đau thì chữa bằng thuốc giọt của Đức». Người này yêu cầu điều gì, anh nên làm ngay vì họ là đại diện riêng của tôi, và là đại diện toàn quyền. Đáng lý hoạt động trên đất nhà, các đồng nghiệp phải công khai và bí mật giúp đỡ nhau, song đây là công tác tối quan trọng, nên tôi không phổ biến rộng rãi.
- Thật ra, tôi không thích nhận công tác này, song vì ông tha thiết yêu cầu, tôi phải tuân theo lệnh ông. Duy tôi còn một điều thắc mắc: «tôi được tự do hoạt động không?
- Từ ngày anh về nước hoạt động với tôi anh luôn luôn được tự do.
- Tại sao ông lại cử đại diện toàn quyền?
- Vì hoàn cảnh bắt buộc. Thú thật với anh, tôi chưa đoán được tình hình trong những ngày sắp tới sẽ ra sao. Có thể tôi sẽ đưa chỉ thị khác cho anh, nên cần một đại diện toàn quyền. Tôi tin chắc anh không phản đối. Biết tính anh, tôi sẽ chọn người nào hợp sở thích của anh. Thôi, anh sửa soạn lên đường ngay mới kịp. Bửu Tấn sẽ đưa cho anh một số tài liệu nữa về siêu hình học. Anh nên nghiên cứu kỹ trong thời gian trên phi cơ.
- Thưa, tôi đáp máy bay đi đâu?
- Phi cơ quân sự đặc biệt sẽ chở anh qua thẳng Mỹ quốc. Phi công chỉ đậu xuống Hạ Uy Di nửa giở để lấy xăng nhớt, rồi bay tiếp tới duyên hải Mỹ. Bác sĩ U Myen hiện ngụ tại Nữu Ước.
- Tôi sẽ thay thế U Myen bằng cách nào?
- Ta hoạt động chung với tình báo Mỹ C.I.A.
Sau khi anh đặt chân xuống phi trường quốc tế Nữu Ước, nhân viân C.I.A. sẽ bí mật đưa anh tới nhà riêng của U Myen, Trước đó, U Myen đã được mang tới một địa điểm an toàn. Anh chỉ lưu lại Nữu Ước hai tiếng đồng hồ. Chính phủ Việt Nam đã lấy vé sẵn cho bác sĩ U Myen đi Sàigòn, qua Âu châu, Bắc cực, Nhật Bản.
- Khổ quá, tôi phải lênh đênh suốt mấy chục giở đồng hồ trên phi cơ mà không được giải trí, mặc dầu đã lâu tôi mới có dịp qua Mỹ.
- Xong vụ Rồng Trắng này, anh sẽ tha hồ nghỉ xả hơi. Anh muốn đi đâu, anh muốn đi với ai tùy ý. Sở sẽ đài thọ mọi phí khoản.
- Thưa, lần trước ông hứa cho tôi lên Đà Lạt, rốt cuộc...
- Vì công việc quá nhiều, không phải tại tôi.
- Thưa, còn vụ Nguyên Hựơng lừa tôi vào bệnh viện Z.005 nằm liệt một tháng.
- Tôi đền thêm một tháng cho anh. Không hiểu sao các nữ nhân viên ban Biệt vụ ghét anh thậm tệ, Có lẽ...
- Thưa, họ muốn tôi két hôn với Nguyên Hương.
Ông Hoàng mỉm cười, không đáp. Một lát sau ông đặt điếu xì-gà vào đĩa đựng tàn, giọng mơ màng:
- Hồi còn trẻ, tôi cũng bị các nữ đồng nghiệp nghịch ngợm như anh. Nhiều khi tôi tức uất, muốn làm ra lẽ. Nhưng rồi tôi cũng lấy vợ như mọi người. Từ đó, họ không trêu chọc nữa. Ngày nay, tôi ao ước được họ đùa cợt hàng ngày như anh. Sự lưu tâm của phụ nữ là một vinh dự lớn lao cho tuổi thanh niên. Anh nên coi đó là hân hạnh. Nhưng thôi, chuyện phiếm mãi. Sắp đến giờ phi cơ cất cánh rồi, anh còn hỏi điều gì nữa không?
- Thưa ông, có thể địch bố trí bắt cóc tôi dọc đường từ Mỹ sang Việt Nam không?
- Không. Tôi đã lo liệu chu đáo rồi. Địch không biết U Myen ở đâu trên đất Mỹ. Địch cũng không biết khi nào U Mven về, và về bằng lối nào! Tất cả những điều cần biết về U Myen đã được ghi đầy đủ trong tập hồ sơ này. Đây, anh cầm lấy.
Ông Hoàng đưa cho Văn Bình một xấp giấy dày cộm. Theo đúng chỉ thị, chàng sẽ đọc kỹ, học thuộc lòng, rồi đốt thành than.
Ông Hoàng rót một ly huýt ky cho Văn Bình:
- Tôi đã thửa riêng một thùng rượu thượng hảo hạng cho anh. Chừng một tuần nữa tàu thủy mới cập bến. Loại rượu này, tôi đặt mua tận bên Ái Nhỉ Lan, tại một xưởng chế tạo danh tiếng cha truyền, con nối. Tôi tin là anh bằng lòng.
Cánh cửa từ từ mở ra. Bên ngoài, gió thổi lạnh lùng. Văn Bình bâng khuâng như người vừa ở rạp chiếu bóng gắn máy lạnh bước ra. Chàng thọc tay vào túi quần, mân mê cái quẹt máy mạ vàng xinh xắn. Cái bật lửa Ronson này vừa đánh thức một kỷ niệm.
Câu chuyên xảy ra trên một chuyến phi cơ thương mãi Việt Nam từ Vọng Các về Sàigòn. Vừa yên vị, chàng đã ngủ thiếp. Dọc đường tỉnh dậy, rờ túi, chàng không tìm ra bật lửa. Gói thuốc Salem quen thuộc cũng bỏ quên. Thấy vẻ mặt chàng ngơ ngác, một nữ chiêu đãi viên cúi xuống hỏi chàng:
- Ồng cần thuốc lá phải không?
Chàng gật đầu:
- Vâng.
Thiếu nữ rút gói Salem trong túi, trịnh trọng bóc ra, mời chàng một điếu, và không quên bật lửa cho chàng. Chàng sửng sốt:
- Tại sao cô biết tôi hút Salem?
Nàng mỉm cười, hàm răng trắng muốt:
- Em cũng định hỏi ông câu ấy.
Điếu thuốc bị tắt, nàng lại cúi xuống, hơi thở thơm tho của nàng phà vào mũi, làm chàng choáng váng. Nàng có vẻ đẹp no tròn, căng cứng và khiêu khích như minh tinh màn ảnh Tây phương. Thừa cơ, chàng hôn bừa vào mà nàng. Nàng nhích người ra, giọng dịu dàng:
- Đừng ông. Hành khách cười chết.
- Xin lỗi cô. Cô đẹp quá, tôi cầm lòng không được.
- Ông cũng là người đàn ông đẹp nhất tôi gặp trong đời.
- Tên cô là gì? Chắc tên cô cũng đẹp như người.
- Ồng lầm rồi. Tên em xấu lắm.
- Tên tôi còn xấu hơn tên cô nhiều. Tôi là Nguyễn Văn Ất.
Nàng cười to hơn:
- Ồ, em là Nguyễn thị Giáp.
Phi cơ lạng sang bên. Không biết vô tình hay hữu ý nàng ngã vào người chàng. Chàng ôm chặt lấy nàng và hôn thẳng vào môi. Nửa phút sau, nàng thở dài đứng dậy, rồi đưa gói Salem và cái quẹt máy cho chàng:
- Biếu anh để làm kỷ niệm. Anh vừa giúp em tìm lại cuộc sống. Nếu không gặp anh, em đã ngủ giấc ngàn thu ở Vọng Các đêm nay. Em buồn lắm, anh ạ. Em đã mua sẵn ba ống thuốc ngủ, chỉ chờ máy bay hạ cánh, về khách sạn là uống.
- Tại sao?
- Người yêu của em tử thương ngoài mặt trận. Mất anh ấy, em tưởng đời em không còn gì nữa. Phút gặp gỡ tình cờ với anh trên máy bay đã làm em vui lại như xưa.
- Tôi sẽ làm cô vui hơn nữa. Đêm nay, cô ở đâu?
- Em về nhà quen, không thuê phòng ở khách sạn nữa. Mỗi tuần, vào chiều thứ Hai, em làm chiêu đãi viên đường hàng không Sàigòn - Vọng Các. Nếu anh không hẹn với ai, phiền anh tuần tới đón em ở phi trường Đồn Mương.
Nói đoạn, nàng quay đi. Văn Bình quên bẵng không hỏi tên thật của nàng là gì. Đúng hẹn, chàng lên trường bay đón nàng, song không gặp. Thứ hai sau nữa, nàng cũng vắng mặt. Từ bấy đến nay, chàng chưa được gặp lại nàng. Tuy nhiên chàng còn nhớ mãi làn da thơm mát của nàng và cái bật lửa Ronson bằng vàng đã theo chàng trong mọi công tác nguy hiểm.
Lát nữa, chàng cũng lên phi cơ, nhưng đó là phi cơ quân sự, toàn đực rựa, không một bóng hồng, Chàng không có hy vọng ôm hôn những người đàn bà lạ.
Bất giác, Văn Bình thở dài. Tiếng động cơ xe hơi nổ ròn kéo chàng về thực tại.
*
* *
Chiếc tắc xi phóng như bay trên con đường bờ sông vắng vẻ. Gió buổi tối thổi vào phần phật. Từ nãy đến giờ Trần Hinh lầm lì, không nói tiếng nào. Vì thật ra, hắn chưa hoàn hồn. Những vụ giết người liên tiếp xảy ra, vượt khỏi tầm dự tính, đã biến hắn thành con người máy.
Tôkarin hỏi hắn, giọng ngọt ngào:
- Tại sao ở đường Tản Đà anh lại bỏ chạy hốt hoảng?
Trần Hinh chép miệng:
- Tôi lỡ tay giết hai đứa nhỏ. Lẽ ra...
Tôkarin gạt phắt:
- Hừ, giết rồi thì thôi, khỏi cần biện hộ. Nhưng giá hồi trưa anh không lại hẻm Tản Đà thì hai đứa bé vẫn còn sống! Tôi nói thế, không phải vì thương tiếc tính mạng chúng, mà vì muốn dạy anh một bài học. Hễ làm việc gì, phải suy nghĩ trước. Giết người cũng như đánh xì tẩy, phải luôn luôn bình tĩnh, lạnh lùng. Nếu tôi không đậu xe ngoài hẻm, và nếu khi ấy có cảnh binh, anh sẽ nghĩ sao?
Trần Hinh nín lặng. Hắn cảm thấy thua Tôkarin quá nhiều. Dường như Tôkarin có biệt tài đoán được ý nghĩ trong đầu hắn. Trần Hinh rợn tóc gáy trước cái nhìn nhọn như mũi dùi xóc vào da thịt của gã đại úy Mỹ. Anh đèn táp-lô chiếu vào đôi môi dầy, luôn luôn mím lại, hễ há ra là báo hiệu thần Chết. Tôkarin hích cùi tay vào ngực Trần Hinh:
- Anh đang hối hận phải không?
Tôkarin nói đúng. Trần Hinh đang nhớ lại xác ba bố con vô tội nằm sóng soài bên rãnh nước bẩn thỉu. Bên tai hắn văng vẳng tiếng kêu khóc thảm thê của một gia đình bất hạnh, một đêm phải mua ba cái quan tài. Trước sự câm lặng của Trần Hinh, Tôkarin cười gằn:
- Anh là đồ bỏ. Trong đời anh còn phải giết nhiều hơn nữa. Chúng ta không phải nhà buôn, bán hàng lấy lời, cũng không phải nhà văn, moi óc in sách. Mà là cán bộ điệp báo. Nghề làm đĩ thường được coi là nghề vô lương tâm nhất, vì mỗi đêm phải tỉ tê yêu đương với một hoặc nhiều người đàn ông khác nhau. Song đối với nghề điệp báo, thì làm đĩ còn là nghề có lương tâm. Vì làm đĩ còn có thể yêu thương thật tình. Làm đĩ còn có thể hoàn lương. Nhân viên điệp báo là con người máy, không biết tình yêu, cũng như không biết lương tâm là gì hết. Tuy ăn lương Phòng Nhì lâu năm, anh mới là kẻ tập tểnh vào nghề. Bắt đầu từ nay, anh hãy luyện lấy khối óc và trái tim bằng thép. Bằng không, tính mạng anh chưa giá trị bằng con ruồi.
Dĩ nhiên, mới giết người lần đầu bao giờ cũng sợ hãi và hối hận. Nhưng đến khi giết 5 người, 10 người, sợ hãi và hối hận không còn nữa. Mánh khóe mà dân anh chị giết người quốc tế dùng để trấn áp sợ hãi và hối hận là giết, giết, giết đến khi nào cái chết của thiên hạ biến thành món ăn cần thiết hàng ngày, đến khi nào bàn tay không run, khối óc không bối rối nữa.
Trần Hinh há hốc miệng nghe Tôkarin giảng bài. Xe hơi dừng lại trên một con đường tối om gần Sở thú. Tôkarin tắt đèn, lái xe sát lề. Toàn thân Trần Hinh run lẩy bẩy. Tôkarin dí vào miệng hắn một chai huýt-ky dẹt:
- Chỉ có thế mà sợ được ư. Rượu đây, uống đi cho lại sức.
Trong lúc này, rượu mạnh là thần dược đối với Trần Hinh. Hắn vồ lấy chai rượu, mắt sáng rực, ghé cổ chai vào miệng, cắn mạnh chо nút bật ra ngoài, rồi như người bộ hành sắp сhết khát trên sa mạc, hắn dốc ừng ực vào họng. Mùi huýt-ky thơm tho dần dần mang lại bình tĩnh cho Trần Hinh. Uống chán chê, hắn thở phào ra, mắt lim dim, đầu ngả vào đệm xe, tâm thần rộn lên một khoái cảm vô biên.
Tôkarin đập vai hắn:
- Này, cất tiền thưởng vào túi.
Tôkarin nhét vào túi áo trước ngực Trần Hinh một cuộn giấy bạc to tướng. Dưới ánh điện leo lét từ xa hắt lại, Trần Hinh thoáng thấy màu nâu vàng. Sướng rơn vì toàn bạc năm trăm, hắn lắp bắp:
- Cám ơn anh.
Tôkarin hất hàm:
- Đủ chưa?
- Đủ rồi.
Tôkarin, giọng thân mật:
- Chưa đủ đâu. Người như anh cần có nhiều tiến gấp chục lần như vậy. Anh cần bao nhiêu cũng có, miễn hồ vâng lệnh và can đảm.
Hơi rượu và hơi bạc làm Trần Hinh quên hết sợ hãi và hối hận. Nhanh đẩu đoảng, hắn hỏi:
- Bây giờ anh muốn tôi làm gì?
Tôkarin đáp:
- Từ phút này, chúng ta mới thật sự bắt tay vào việc. Tuy nhiên, tôi không đòi hỏi anh làm việc trên khả năng.
Giọng Trần Hinh cả quyết:
- Tôi sẵn sàng giết người lần nữa. Xin anh giao cho tôi.
Tôkarin cười ngất:
- Làm nghề này không phải giờ nào, phút nào cũng giết người. Người điệp viên chỉ giết trong hoàn cảnh bất đắc dĩ. Khí giới mạnh mẽ nhất của nghề tình báo là bộ óc.
Trần Hinh lại tu rượu ừng ực. Tôkarin nhún vai, giọng lơ đãng:
- Đây, công tác đầu tiên của anh. Nội đêm nay, anh dẫn tôi tới nhà Rô-din. Rô-din Hoàng Thị Nguyệt Nga.
Trần Hinh có cảm tưởng như tiếng sét khủng khiếp vừa giáng xuống đầu. Tai hắn ù tịt, mắt hắn hoa lên, miệng hắn há hốc trong sự kinh ngạc khác thường. Một niềm lo sợ rộng lớn tràn ngập lòng hắn. Đối với hắn, Nguyệt Nga không phải ai xa lạ. Nàng là bạn thân của vợ chồng hắn thì đúng hơn.
Nguyệt Nga được coi là đóa hoa quý của Sàigòn ban đêm. Nàng làm việc cùng vũ trường với người tình của Trần Hinh. Cách đây ít lâu, nàng bỗng nghỉ ở nhà. Vì sao, Trần Hinh không biết.
Bây giờ, Trần Hinh mới hiểu lý do run rủi hắn gặp Tôkarin. Thì ra người ta đã theo dõi hắn từ trước. Người ta dùng hắn để tiến tới Rô-din. Trong một phần mười tích tắc, Trần Hinh nhận thấy dại dột. Hắn nảy ra ý định rút khỏi tổ chức. Tuy chưa biết Tôkarin gặp Rô-din làm gì, nhưng Trần Hinh đã đánh hơi thấy một việc quan trọng, khả dĩ làm hại đời hắn, và hơn thế nữa, còn liên quan đến sinh mnng của hàng trăm, hàng ngàn người khác.
Tôkarin chậm rải nhắc lại:
- Thế nào… Trần Hinh? Anh bằng lòng chứ? Anh bằng lòng đưa tôi lại thăm Rô-din không?
Trần Hinh lắp bắp:
- Được... Nhưng, anh lại nhà nàng làm gì?
Tôkarin cười:
- Đó là việc riêng của tôi.
Trần Hinh nói:
- Xin anh tha lỗi cho. Tôi không thể nào phản nàng.
Tiếng cười của gã điệp viên Xô Viết rít lên như gió xoáy:
- Ồ, anh hiều lầm tôi rồi. Tôi đâu bắt anh phản nàng, hay giết nàng. Tôi không quen nàng, tôi muốn anh giới thiệu tôi với nàng, một cách thật hậu hĩ. Có thế thôi.
- Anh định nhờ nàng việc gì?
- Nếu anh khẩn khoản, tôi cũng không giấu. Tuy nhiên, sống trong nghề này nên bịt tai, bưng mắt và khóa miệng lại. Càng biết ít, càng sống dai, anh nhớ không? Thú thật với anh, tôi có chuyện làm ăn cần bàn với Rô-din. Vả lại, nàng là hoa khôi Sàigòn, tôi xa nhà đã lâu không chịu nổi. Tôi sẵn sàng biếu anh một món tiền lớn, đền công lao khó nhọc.
- Thưa...
- Biếu anh 50.000 nữa. Sướng chưa? Giới thiệu một người đàn bà đẹp mà được thưởng 50.000 đồng. Từ trước đến nay, tôi chưa hề dễ dãi vởi ai như với anh.
Tắc xi bon bon giữa hai lề đường cày cối um tùm. Tôkarin đã lái xe lộn lại Bờ sông. Trần Hinh vẫn chưa hết băn khoăn:
- Lạ nhỉ, tại sao anh biết tôi thân với Rô-din? Anh ở đây lâu chưa?
- Ba năm.
- Thảo nào.
Trần Hinh ngồi thu hình vào góc xe. Xe hơi chạy qua cầu Mạc má hồng. Mọi đêm qua cầu này, Trần Hinh chỉ thấy giòng nước đen sì và im lặng. Đêm nay, đột nhiên hắn nghe tiếng ếch nhái than thở, và tiếng ru con não nuột từ xóm xa vọng lại. Bất giác, hắn rùng mình, tóc gáy dựng lên tua tủa.
Qua trạm xăng Can-tếch, trước khi tới sân vận động quân đội, Tôkarin rẽ sang trái. Tuy Trần Hinh không chỉ đường, Tôkarin vẫn sử dụng vô-lăng một cách thành thạo, như người sinh sống lâu năm ở Sàigòn, quen từng ổ gà và ngõ cụt.
Con đường thẳng tắp gồm những thân cây cao tuột và khẳng khiu này, Trần Hinh không tài nào quên được. Hồi trước, hồi còn làm mưa làm gió, mỗi đêm say rượu từ văn phòng sở Liêm phóng về, hắn thường ra lệnh cho tài xế lái đến khu đường vắng vẻ và tối tăm này, chân nam đá chân xiêu vào tình tự với những cô gái lai Pháp.
Nhiều đêm, hắn la cà uống rượu đến gần sáng. Rượu sâm banh thượng hạng, hắn không thèm uống, mà đòi mua kỳ được thứ Arbellot 1794, thứ sâm banb đắt tiền nhất thế giới. Hàng tuần máy bay từ Ba Lê phải chở sâm banh đại thượng lưu này cho hắn. Đêm ấy, nóc ba chai liền, hắn say bí tỉ, rút súng bắn lung tung, làm chết một đứa trẻ lên 5 nô đùa ngoài đường. (9)
Hình ảnh đứa trẻ thơ ngày nằm gục trong vũng máu bùng dậy trong đầu Trần Hinh. Hắn bỗng nhớ đến hai đứa trẻ thơ ngây khác vừa thiệt mạng oan uổng trong hẻm Tản Đà. Buột miệng, hắn kêu lên:
- Trời ơi!
Tôkarin nhăn mặt:
- Uống thêm ngụm rượu nữa cho khỏi mất tinh thần.
Xe hơi quẹo vào một con đường nhỏ, nhà cửa san sát. Tôkarin hỏi:
- Nhà nàng số mấy?
Trần Hinh đáp như máy:
- 73.
- Đồ điên. Nhà nàng số 37.
Trần Hinh nói lí nhí:
- Xin lỗi anh, tôi quên.
Tôkarin cười nhạt:
- Miễn hồ anh đừng quên giới thiệu Rô-din với tôi là đủ.
Vạn vật đổi dời, Trần Hinh cũng không quên được Rô-din. Định mạng lạ lùng đã sui hắn gặp nàng trên sàn nhảy đánh xi trơn như mỡ. Nàng sống bằng nghề vũ nữ như Thanh Xuân, đêm đêm mua vui cho khách thượng lưu tứ chiếng. Tuy nhiên, nàng vẫn đẹp, vẫn đắt khách, vẫn làm hàng trăm đàn ông say mê như điếu đổ. Trong tiệm nhảy, nàng không giao du thân mật với ai ngoại trừ vợ chồng Trần Hinh. Có lẽ vì Trần Hinh là người đồng hương với nàng.
Nhưng cũng có lẽ vì hắn cứu nàng khỏi chết. Một đêm mưa xối xả, nàng đứng trên lề đợi tắc xi thì một chiếc xe hơi đen ập tới. Hai gã đàn ông mặc áo măng tô rộng, đội mũ phớt vành mềm, nhảy xuống, bịt miệng nàng, kéo lên xe. May thay Trần Hinh vừa bước ra. Bằng quyền Anh, hắn đánh ngã hai người lạ trong nháy mắt. Một tên rút dao đâm hắn bị thương vào nách, vết thương dài 10 phân tây còn nguyên dưới vú bên trái. Trần Hinh phải nằm bệnh viện Đồn Đất 2 tuần lễ. Trong thời gian thần tiên ấy, nàng đến thăm hắn thường xuyên, bắt đầu bằng bó hoa lê dơn Đà Lạt đỏ thắm, rồi đến gói kẹo đậm đà trước khi hắn đánh bạo cầm tay nàng. Nàng không yêu hắn, song suốt đời hắn vẫn nhớ mãi bàn tay mát dịu và mềm mại của nàng.
Lâu lắm, Trần Hinh không gặp nàng. Hắn cảm thấy xấu hổ khi phải nhận tiền giúp đỡ của Rô-din. Tính tình hồn nhiên, nàng giúp đỡ vợ chồng hắn một cách tận tụy.
Tôkarin tắt đèn pha. Hai người lùi lũi xuống xe. Sực nhớ ra, Trần Hinh vỗ trán:
- Giờ này, nàng đi làm rồi.
Tôkarin bấm mạnh vào cánh tay hắn:
- Hừ, lú lấp quên hết. Nàng nghỉ việc từ hai tháng nay.
Tôkarin nói đúng: từ hai tháng nay, Rô-din đã đoạn tuyệt với cuộc sống vũ nữ bồng bềnh. Đột nhiên, nàng nghỉ việc. Nàng bỏ tiền ra sửa chữa lại ngôi nhà xinh xắn, trần thiết các phòng, và trồng hoa ngoài vườn. Khu vườn nhỏ biến thành rừng hoa phong lan kỳ diệu. Nàng mê phong lan một cách khác thường. Phần lớn tiền nong kiếm được đều dành cho phong lan. Rô-din không ngần ngại mua ở ngoại quốc những loại phong lan quý nhất.
Lời nói của Tôkarin như gáo nước lạnh dội vào đầu Trần Hinh một đêm rét mướt. Trần Hinh bàng hoàng:
- Ừ nhỉ! Tôi xin lỗi anh.
Hai người đến trước một biệt thự vuông vức nằm khuất trong cái ngõ sâu thăm thẳm. Ánh điện ngoài đường không đủ sức chiếu sáng vào tới trong này. Trần Hinh hỏi:
- Anh muốn tôi giới thiệu thế nào?
Tôkarin mỉm cười, kiêu căng:
- Cái đó, tùy anh. Anh cần cho Rô-din biết tôi là bạn rất thân của anh. À. còn điều này nữa. Nàng phải biết thêm tôi là sĩ quan tình báo cao cấp.
Mặt hơi tái. Trần Hinh đặt ngón tay lên cái nút điện. Tôkarin gạt đi:
- Đừng anh. Giây điện đứt rồi.
Trần Hinh trố mắt nhìn Tôkarin. Hắn không thể ngờ được Tôkarin lại hiểu rõ cách thức ra vào biệt thự của Rô-din như người quen trong nhà. Trần Hinh bèn đề nghị:
- Anh đợi một lát, để tôi gọi người làm ra mở cửa.
Tôkarin khoát tay:
- Vô ích. Người làm cũng đi vắng.
- Lạ nhỉ? Tại sao cái gì anh cũng biết?
- Ồ, chẳng có gì lạ. Ở đâu tôi cũng có tai mắt. Dưới quyền, tôi có nhiều người, không riêng mình anh.
Tôkarin luồn tay qua cửa cổng mở chốt. Cánh cổng bằng gỗ nhẹ mở ra êm ái. Hai người đạp lên con đường đá sỏi lạo sạo. Đèn điện trong nhà bỗng bật lên. Một người đàn bà tuyệt đẹp mặc áo toàn trắng, hiện ra trên lan can.
Trần Hinh đon đả:
- Chào Rô-din. Xin lỗi, vì đến quấy phá vào giờ này.
Rôdin chìa tay ra:
- Anh khách sáo quá! Hồi chiều, anh gọi giây nói hẹn em, anh quên sao?
Trần Hinh định lên tiếng phản đối, vì hắn không hề quay điện thoại cho Rô-din. Nhưng Tôkarin đã đỡ lời:
- Xin lỗi cô. Anh Hình bận nhiều việc nên lú lấp hết.
Trần Hinh phải cắn môi cho khỏi tái mặt. Tôkarin đã sắp đặt từ trước mà hắn không ngờ. Giờ đây hắn chỉ là con cờ trông tay Tôkarin.
Rôdin đưa hai người vào phòng khách. Căn phòng tí hon này được trang trí hợp mắt với tuổi trẻ, với những màu tương phản và tươi tắn, những đồ gỗ kháu khỉnh, trông như cô gái đến tuổi dậy thì. Nàng mời khách ngồi xuống ghế bành, mắt không rời Trần Hinh:
- Xin lỗi, ông bạn đây là...
Trần Hinh nhanh nhẩu:
- Giới thiệu với cô, đây là anh bạn thân người Mỹ.
Trần Hinh ngần ngừ vì hắn chưa biết tên viên đại úy Mỹ là gì. Thì Tôkarin đã đỡ lời:
- Hân hạnh. Tôi là đại úy Cô-lin, thuộc sở Tình báo.
Rô-din hỏi:
- Đại úy có việc gì cần đến tôi không ạ?
Tôkarin quay sang phía Trần Hinh:
- Lẽ ra tôi đến đây một mình, vì có chuyện khá quan trọng muốn bàn với cô. Song anh Trần Hinh đưa đến, tiện hơn. Dầu sao cô với anh ấy là người đồng hương. Chị Hinh lại làm cùng chỗ với cô.
Rô-din khoanh tay trước ngực, ra vẻ kinh ngạc.
Trần Hinh nói:
- Đúng đấy. Đại úy Cô-lin là bạn rất thân của tôi. Xin cô coi Cô-lin như tôi vậy.
Trần Hình muốn nói thêm nhưng Tôkarin cắt đứt:
- Cảm ơn anh Hinh đã có nhã ý giới thiệu. Tuy nhiên, tôi không dám phiền anh nữa. Nếu tôi không lầm, lát nữa anh có một cái hẹn. Thôi, anh tới đó trước, để tôi ở đây trò chuyện với cô Rô-din cũng được.
Trần Hinh cứng hẳn người. Tôkarin đã đuổi khéo hắn. Nhưng đã tới nước này thì thoát đi là hơn. Hắn bèn nói với Rô-din:
- Xin cô đừng giận tôi. Đại úy Cô-lin sẽ nói mọi việc với cô.
Tiếng giày của Trần Hinh xa dần. Tôkarin bật lửa châm điếu thuốc trên môi Rô-din:
- Chắc tôi không cần giới thiệu, cô đã biết tôi là nhân viên trung ương tình báo Mỹ C.l.A. Câu chuyện tôi sắp nói với cô rất quan trọng, vì nó liên quan tới tính mạng cô và tính mạng của nhiều người khác.
Rô-din biến sắc mặt. Lặng lẽ và khoan thai Tôkarin rút trong túi ra tấm thẻ căn cước bọc nhựa đặc biệt. Đó là giấy chứng thật đại úy Cô-lin là đặc phái viên C.I.A. Rô-din liếc sơ qua mà không cầm xem vì sự giới thiệu của Trần Hinh đã đủ cho nàng tin cậy.
Ngó chằm chằm vào mặt Rô-din, Tôkarin hỏi:
- Bao giờ bác sĩ U Myen về đây?
Rô-din phải cắn chặt môi mới khỏi thốt lên tiếng kêu kinh ngạc. Trong thời gian lưu lại tại Mỹ, nàng gặp U Myen tại vũ trường. Nàng đã trao thân cho nhà bác học đa tình Miến Điện. Từ cuộc ân ái này, nàng sinh hạ một đứa con gái. Mãi đến khi về nước, nàng mới biết có thai. Trong nhiều năm liền, nàng liên lạc thư từ với U Myen bên Mỹ. Và đúng như đại úy Cô-li nói, U Myen vừa báo tin sắp qua Việt Nam.
Nàng chưa kịp đáp, Tôkarin đã tiếp:
- Nhân danh C.I.A. tôi yêu cầu cô trao cho tôi những bức thư gần đây mà bác sĩ U Myen gởi cho cô. Chúng tôi được tin một tổ chức của địch sửa soạn ám sát cả cô lẫn U Myen và đứa con nhỏ của cô.
Một giọt lệ lăn trên gò má, nàng thở dài:
- Lá thư cuối cùng của U Myen mới tới sáng nay. Chiều thứ ba, U Муen cho hay sẽ đáp máy bay phản lực từ Hồng Kông về đây. Vậy có cách nào bảo vệ U Myen và mẹ con tôi không?
Tôkarin thở một vòng khói tròn lên trần nhà:
- Cô đừng ngại. Vì lẽ đó, trung ương C.I.A. phái tôi đến tìm cô.
- Đại úy cần tôi báo tin cho công an ở đây biết không?
- Không được. Cô phải giữ hoàn toàn bí mật. Ngoài C.I.A. và cô ra, không ai biết U Myen về Sàigòn. Nếu cô báo tin cho công аn, công việc sẽ hỏng hết.
- Vậy tôi phải làm thế nào?
- Cô cứ ở yên trong nhà, đừng đi đâu. Cô nhớ kỹ chưa? Không được đi đâu hết nếu không có lệnh tôi. Cô cũng không được nói với bất cứ ai là chiều thứ Ba U Myen về tới Sàigòn. Tôi không cho Trần Hinh biết rõ chi tiết về việc này mặc dầu anh ta là nhân viên tin cậy của C.I A.
Uể oải, Rô-din tiến lại bàn trang điểm kê sát cửa ngăn phòng khách và phòng ngủ. Nàng mở ô kéo lấy ra cái hộp bích quy đựng thư từ và chọn một lá viết trên giấy màu vàng, đưa cho Tôkarin. Đó là thư của bác sĩ U Myen gửi cho nàng. Thư viết tay bằng tiếng Anh, gồm những dòng nguệch ngoạc như sau:
«Thân gửi Rô-din.
Tôi đã nhận được thư em. Tôi thành thật xin lỗi vì quá bận nên mấy tháng nay không viết thư cho em được. Nay tôi biết tin đích xác là sẽ về Sàigòn. Tôi muốn về Sàigòn đã lâu để được ở gần quê hương. Chiều thứ Ba tuần sau, tôi sẽ tới Sàigòn bằng máy bay phản lực Air France qua Hồng Kông.
Vì điều kiện an ninh, tôi rất tiếc không thể yêu cầu em lên phi cảng đón tiếp. Tôi rất mong được gặp lại em. Ngày hôm ấy, em hãy đăng một tin rao vặt trong tờ nhật báo Journal de Extrême Orient nói là em muốn mua sách báo cũ về văn chương Pháp. Như vậy có nghĩa là em đợi tôi ở nhà. Nội buổi tối thứ Ba, tôi sẽ tìm tới nhà em. Tôi sẽ có cách giải quyết cho em khỏi phải lo lắng về việc nuôi con.
Tôkarin gập tư tờ giấy, thản nhiên bỏ vào túi áo trong. Đoạn hắn đứng lên, nhìn Rô-din một cách soi mói. Bây giờ hắn mới có thời giờ quan sát sắc đẹp của người vũ nữ. Nàng có thân hình dong dỏng cao, nước da trắng mịn và mát, môi đỏ hồng, mắt đen láy và nhí nhảnh. Kể ra, nàng không nghiêng nước nghiêng thành, nhưng ít người đàn ông đa tình nào gặp nàng mà không bồi hồi trong dạ.
Tôkarin mở bóp phơi lấy xấp giấy bạc năm trăm, đoạn đặt xuống bàn, chận đĩa đựng tàn thuốc lá lên trên. Nàng nhìn theo, nửa muốn từ chối, nửa muốn nhận. Tôkarin nói:
- Tôi biết dạo này cô không được dư dật. Cô nghỉ không đi làm vì sợ phật ý bác sĩ U Myen. Cô hãy cầm lấy món tiền nhỏ này. Rồi U Myen về, chính phủ Mỹ sẽ thu xếp cho cô được sung túc.
Nàng lắp bắp, cảm động:
- Cám ơn đại úy.
Tôkarin mỉm cười:
- Đó là bổn phận nghề nghiệp, có gì đâu mà ơn với huệ. À, trước khi từ giã, tôi xin nhắc cô lần nữa: cô không được thuật lại cuộc gặp gỡ này giữa cô và tôi với bất cứ ai. Vì như thế sẽ nguy đến tính mạng của U Myen, và của cô nữa.
- Thưa đại úy, tôi nhớ kỹ rồi.
Tôkarin nhìn nàng bằng đuôi mắt say đắm. Nếu không nghĩ tới công tác khó khăn trước mặt, hắn đã ôm ghì nàng vào lòng. Hắn giữ bàn tay nhỏ nhắn của nàng thật lâu trong tay hắn, như muốn tận hưởng cái cảm giác mềm mại và êm dịu của làn da mỹ nữ. Có lẽ đọc được tâm can Tôkarin nên nàng lặng yên. Bàng hoàng, Tôkarin rụt tay lại. Nàng đã mở sẵn cửa. Gió lạnh ngoài vườn lọt vào.
Tôkarin xăm xăm bước vào đêm tối. Hắn không tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy Trần Hinh phì phèo thuốc lá đợi trong xe tắc xi. Trần Hinh hỏi Tôkarin một câu lấy lệ:
- Xong việc chưa anh?
Tôkarin đáp qua quít:
- Xong rồi. Bây giờ, chúng mình đi Chợ Lớn.
Trần Hinh, sửng sốt:
- Vào Chợ Lớn làm gì?
Tôkarin phì cười:
- Ồ, tôi cứ tưởng anh thông minh. Hay là anh muốn về nhà đêm nay để trọn tình thủy chung với vợ?
Chợt hiểu, Trần Hinh cười nói vui vẻ:
- Ừ, thì đi.
Chiếc tắc xi mang số giả phóng miết trên соn đường vắng.
----------------------------
Chú thích:
(1) Đã giải thích trong “Gián điệp Nhị trùng” đã xuất bản.
(2) Cuộc phiêu lưa của Z.28 trong lãnh vực khám phá tia sáng giết người được thuật tại trong truyện “Tia Sáng giết người”.Truyện này được đăng chưa hết trên một nhật báo ở đây. Cuối năm nay, sẽ được in thành sách.
(3) Thi sĩ Frederick Tyers, một nhân vật tin vào sự bất diệt của linh hồn. Trước khi từ trần, ông hứa sẽ tìm cách thông tin với người sống, để chứng tỏ là có thế giới siêu hình. Sau ngày ông chết ít lâu, nhiều người đột nhiên nổi hứng viết ra những đoạn văn tối nghĩa và kỳ hoặc. Đó là ông Муеrs «giáng thư tiên». Những đoạn văn rời rạc này sắp xếp lại thành ra một bức thư dài đầy đủ ý nghĩа. Việc giáng thư tiên này tương tự như tập quán cầu cơ trong giáo phái Cao Đài ở Miền Nam và tập quán «đồng thiếp» ở Miền Bắc.
(4) Giáo sư Hippolyte Baraduc chụp hình con trai ông tiên André khi cậu này lâm chung vào tháng 4-1907.
Sáu tháng sau, vợ giáo sư mất, giây phút cuối cùng cũng được ghi vào phim nhựa. Khi rửa phim người ta nhận thấy ba cục tròn tròn mông lung như bằng hơi khói từ xác ngaìri chết bốc lên không trung. Rồi ba cục tròn hợp lại thành một quả cầu độc nhất. Quả cầu này được nối liền với xác chết bằng một sợi giây ánh sáng mờ mờ, Sợi giây tự đứt, quả cầu bay dật dờ trong gian phòng rồi biến vào cõi hư vô.
Bác sĩ Hereward Carrington, một nhà siêu hình học hữu danh đã dùng một khung vải riêng rải chất thuốc nhuộm dicyanin để quan sát giờ phút xuất hồn của một bệnh nhân quen tại Greenwich Village (Mỹ) và đã dạt được kết quả cụ thể. Phương pháp quan sát này do bác sĩ Kilner phát minh năm 1908 trong thời gian phục vụ tại bệnh viện Saint Thomas (Luân Đôn). Đáng tiếc là ngày nay ít người chịu nghiên cứu tường tận thêm nữa để vén màn bí mật giữa sự sống và sự chết.
(5) Đó là bác sĩ Duncan Mac Dougall tòng sự trong một bệnh viện lớn thuộc tiểu bang Massachusetts. Ông mở cuộc thí nghiệm này trong năm 1906, và sau đó tường thuật lại đầy đủ trong một tạp chí chuyên môn về siêu hình học. Ông chế ra một cái cân riêng, trên đó đặt một cái giường và bệnh nhân sắp chết. Giường và bệnh nhân lâm chung đã được cân từ trước. Cân này rất nhậy, chỉ cần 30 gờ-ram là cán cân nhích lên. Ông đã thí nghiệm nhiều người khác nhau. Trường hợp được ông báo cáo rõ rệt nhất là một bệnh nhân ho lao. Người này nằm trên cân 3giờ40 phút trước khi chết. Mỗi giờ nạn nhân nhẹ đi 30 gờ-rат, vì bồ hôi toát ra và hơi thở bốc ra ngoài. Khi bệnh nhân thở hắt, vĩnh biệt cõi đời, cán cân lạng hẳn sang bên nhẹ 7 gờ-ram. 7 gờ-ram bị mất này là sức nặng của linh hồn người chết từ bỏ thể xác, bay vào không gian. Tưởng cần nhấn mạnh là trong cuộc thí nghiệm bác sĩ Dougall được nhiều đồng nghiệp đúng đắn, có khả năng và giàu kinh nghiệm y khoa phụ tá và kiểm soát.
(6) 36, 135 và 333 là 3 trung tâm chế tạo võ khí bí mật của Ai Cập. 36 là nhà máy chế tạo thân phi cơ siêu thanh, gần thủ đô Le Caire. 135, cách thủ đô 30 cây số là nơi thí nghiệm động cơ. 333 ở phía bắc Le Caire. 3 trung tâm này, được. mệnh danh là Thalathat.
(7) Military Intelligence 6, Phản gián Anh Quốc, gián điệp đôi này là Blake, nhân viên MI-6.
(8) xin đọc «Núi đá Tiên tri», đã xuất bản.
(9) Sâm banh Grande Fine Champagne Arbellot 1794 của Pháp, giá bán 136 đô la Mỹ một chai tại Ba Lê. Tuy nhiên, rượu này chưa đắt bằng cô nhát Napoléon mà một nhà hàng ở Nữu Ước phải mua tới 1.000 đô la (nghĩa là 150.000 bạc VN) một chai, năm 1962. Năm 1963, cô nhát Napoléon được bán tới 2.800 đô la một chai, theo giá ước lượng của một hãng rượu tại Middllesex, Anh quốc.
Z.28 Gián Điệp Siêu Hình Z.28 Gián Điệp Siêu Hình - Người Thứ Tám Z.28 Gián Điệp Siêu Hình