The smallest bookstore still contains more ideas of worth than have been presented in the entire history of television.

Andrew Ross

 
 
 
 
 
Thể loại: Trinh Thám
Biên tập: Buusan Nguyen
Upload bìa: Buusan Nguyen
Số chương: 31 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4503 / 104
Cập nhật: 2020-03-02 09:37:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3: Sửa Soạn Giờ Chết
ặp mắt ti hí của Bửu Tấn núp sau lần kiếng cận thị lóe ra một luồng sáng phi thường. Bây giờ Văn Bình mới để ý quan sát Bửu Tấn. Khuôn mặt dài, vầng trán cao, cái miệng vừa vặn, Bửu Tấn biểu hiện cho lớp người thông minh xuất chúng.
Bửu Tấn nói:
- Z. 28. Anh đáng khen lắm.
Văn Bình nhún vai, giọng tinh nghịch:
- Tưởng gì, té ra tôi được dẫn tới đây để đùa bỡn với ma. Trò hề của ông hạ màn chưa, để tôi xin phép cáo lui.
Nhà bác học nghiêm sắc mặt:
- Lầm rồi, Văn Bình. Những việc anh vừa chứng kiến không phải là trò hề. Trái lại, đó là một cuộc thí nghiệm khoa học quan trọng, vô cùng quan trọng. Mời anh sang bên này, tôi sẽ giảng cho anh hiểu.
Bửu Tấn lách sang bên. Như trong màn quỷ thuật, bức tường kiên cố nứt ra làm đôi, để lộ một khung cửa hình bát giác. Văn Bình nhận thấy từ cách kiến trúc tới đồ đạc trong trung tâm Z.003 đều hoàn toàn cầu kỳ và quái đản. Văn Bình bước vào một căn phòng rộng mênh mông sơn toàn trắng.
Kê sát tường là một dãy ghế một chân. Ở góc là một cái bàn méo. Treo trên tường, đối diện cái bàn méo bằng gỗ nâu, chàng thấy một bức họa kỳ quặc: bức họa này hình chữ nhật lệch, vẽ cái đầu đàn bà một mắt, và hai miệng.
Cảnh tượng trước mắt làm Văn Bình ngạc nhiên. Nếu ông Hoàng không dính vào nội vụ, chàng đã tưởng Z.003 là trung tâm của người điên. Dường như đọc được tư tưỏrng của chàng, Bửu Tấn gật gù:
- Anh đừng cho là quái gở. Cửa lục lăng, bàn méo, tranh chữ nhật lệch, ghế một chân, đàn bà một mắt, hai miệng, là chuyện quái gở đối với loài người, như anh và tôi, song không quái gở chút nào đối với ma. Ma sống trong một thế giới khác. Những đồ đạc lạ lùng này sẽ giúp chúng ta tìm ra thế giới ấy.
Văn Bình ngửi một mùi thơm hăng hắc. Đó là mùi hóa chất từ hàng trăm chai lọ ngổn ngang khắp nhà, bốc ra, cạnh những cái máy mạ kèn sáng loáng, máy nào cũng đồ sộ và tối tân như máy điện tử IBM.
Bửu Tấn hỏi:
- Anh biết cái máy gì bên hữu không?
Văn Bình quan sát hồi lâu. Tuy đã quen với nhiều cái máy tối tân bậc nhất thế giới, chàng vẫn không hiểu được đây là máy gì. Nó lớn bằng cái máу phát điện cho một buyn-đinh 10 tầng. Bề ngoài, nó haо hao như bộ phận kiểm soát điện tử trong căn cứ phóng hỏa tiễn, với những dãy đồng hồ tròn, vuông, bồ dục, có cây kim xanh biếc và đỏ máu.
Văn Bình lắc đầu. Bửu Tấn nói, giọng đều đều như giáo sư đại học giảng bài cho sinh viên:
- Đây là một dụng cụ tối tân vừa được phát minh để đo phản ứng của con người trước ma quỷ hiện hình. Máy này phi thường ở chỗ không cần phải để gần mà vẫn biết được con người sợ hãi hay không và nếu sợ hãi, thì sợ hãi đến mực độ nào. Lúc nãy, anh ở ngoài, tôi ngồi trước máy này. Nhìn vào máy, tôi đã đo được mức can đảm của anh khi phải đối phó với ma.
- Có lẽ tôi biết trước đây là trung tâm nghiên cứu ma quỷ, nên mới giữ được bình tĩnh như thế.
- Cái đó mới đúng phần nào mà thôi.
Vừa nói, Bửa Tấn vừa bấm vào một cái nút. Có tiếng chuông reo ngắn, rồi một con số hiện lên trong cái đồng hồ tròn. Nhà bác học mỉm cười:
- Nếu tôi không lầm, thoạt tiên anh hơi mất bình tình. Nửa phút sau, khi nhớ ra lời tôi nói, anh lấy lại bình tĩnh và tấn công con ma. Có đúng không anh?
Văn Bình đáp:
- Rất đúng.
Bửu Tấn xoa hai bàn tay vào nhau, dáng điệu hỉ hả. Lúc ấy, Văn Bình nhận ra Bửu Tấn đeo găng da màu đen lên đến gần khuỷu tay. Bửu Tấn nhìn vào mắt chàng, giọng nghiêm trọng:
- Lời công nhận của anh làm tôi sung sướng cực độ. Anh là điệp viên nổi danh trên thế giới về đức bình tỉnh trước việc xảy ra bất ngờ, anh lại biết trước trung tâm Z.003 là nơi thí nghiệm hiện tương ma quỷ, mà anh còn xúc cảm mạnh mẽ. Sự kiện này chứng tỏ là không ai có thể giữ được thái độ thản nhiên nếu bị lạc vào nơi đầy ma quỷ.
Văn Bình nói:
- Trước đầy, tôi còn hoài nghi, bây giờ tôi bắt đầu tin rồi. Trong nhiều năm nữa, tôi vẫn không quên được mùi hôi thối, những vệt sáng đặc biệt, những con ma ném đá và quỷ nhập tràng. Dĩ nhiên đó là giả tạo. Song sự giả tạo đã giống sự thật. Đến nổi, tôi tưởng là thật.
Bửu Tấn đáp:
- Mọi cái anh vừa chứng kiến đã xảy ra trên thực tế. Từ nhiều năm nay, các nhà bác học Tây phương nghiên cứu thế giới siêu hình đã sưu lập được hàng vạn kinh nghiệm quý báu giúp chúng tôi «chế tạo» ra ma quỷ. Nơi nào ma hiện lên đều được báo trước bằng mùi xú uế lạ lùng. Ngửi mùi này, người cứng bóng vía cũng bủn rủn tay chân. Phòng thí nghiệm của trung tâm Z.003 đã chế tạo được mùi hôi thối nói trên. Theo tôi, nêu mùi này được chế thành bom, như bom thối (1) thường dùng để giải tán biểu tình, cục diện của chiến tranh du kích ban đêm sẽ có thể đổi khác.
Bây giờ, tôi xin đề cập đến ma ném đá và quỷ nhập tràng. Những chuyện này cüug hoàn toàn có thật, và đã xảy ra hàng ngàn lần từ đông sang tây.
- Quỷ nhập tràng có thể chứng minh bằng khoa học được, nhưng còn ma ném đá...
- Nhiều người cũng nghĩ như anh. Tuy nhiên, kboa học siêu hình ngày nay đã công nhận ma ném đá là hiện tượng có thật. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở nước ta, nhất là ở Bắc Trung Việt và miền thượng du Bắc Việt. Ngay tại Hà Nội, có lần ma ném đá hàng tuần lễ liên tiếp. Thoạt đầu, ai cũng tưởng là trẻ con hoặc du đảng nghịch ngợm, đến sau mới tin là ma. Duy đáng tiếc là các cơ quan an ninh không ghi vào hồ sơ.
- Trong thời gian hoạt động ở Âu châu cho O.S.S., tôi được nghe rất nhiều người Đức thuật lại chuyện ma ném đá. Ngươi Đức cho ma ném đá là có thật (2).
- Người Mỹ cũng vậy. Dân tộc Mỹ được coi là tiến bộ nhất về khoa học, tuy vậy họ lại tin tưởng vào thế giới siêu hình. Có thể nói là họ tin tưởng mạnh mẽ hơn dân tộc nào khác.
Tôi xin đơn cử sau đây một vụ ma ném đá xảy ra ở Hoa Kỳ, làm dư luận Tây bán cầu sôi nổi một dạo. Điều đáng để ý là tin này do Mỹ Liên Xã (3), hãng thông tấn lớn nhất nhì thế giới, đúng đắn nhất nhì thế giới, loan đi. Nội vụ xảy ra tại tiểu bang Ca-li-phót-ni. Một công dân Mỹ bị ma ném đá và xương vào nhà. Sau nhiều ngày rình rập vô hiệu, y bèn trình báo với cảnh sát địa phương. Nhà chức trách phái người đến canh gác. Song đá và xương vẫn bay vào tới tấp. Người ta đành phải bó tay. Cảnh sát Mỹ đoan quyết rằng toàn khu vực được bảo vệ cẩn mật, một con chim bay không lọt, và thủ phạm vụ ném đá không thể là người (4).
Điều lạ lùng, mà các nhà bác học ghi nhận, là ở Hoa Kỳ, cững như ở nhiều nước khác, hiện tượng ma ném đá chỉ xảy ra tại một vài vùng nhất định. Chẳng hạn ở Hoa Kỳ, thì tiểu bang Ca-li-phót-ni. Dường như loại ma này đòi hỏi một thời tiết đặc biệt.
- Khoa học đã tìm ra nguồn gốc được chưa?
- Chưa. Song tôi hy vọng sẽ đạt được kết quả trong tương lai gần. Theo tôi, ma được chia làm nhiều loại, như ma trơi, ma cà rồng, ma lai, ma rút ruột, ma xó. Trong số này, ma ném đá là loại ma đông nhất và mạnh nhất. Đạo quân ma ném đá có thể thay đổi được cuộc sống trong vũ trụ, hoặc ít ra là cuộc sống trên trái đất này.
Bằng chứng là năm 1922, dân chúng Mỹ ở Ca-li-phót-ni đã bị ma ném đá làm mất ăn, mất ngủ một thời gian. Hồi ấy, một trận mưa đá đột nhiên từ trên trời rơi xuống một góc thị trấn Chicô. Những hòn đá này hình thoi, cân nặng từ ba lạng đến nửa kilô. Các báo đều đăng tin này trên trang nhất. Dư luận Hoa Kỳ bị chấn động mạnh mẽ. Mưa đá chỉ tuôn xuống một khu rất hẹp, gồm mấy trăm nóc nhà, không lan sang nơi khác, nên dư luận cho là có người bố trí ném đá để trêu chọc những nhân viên cảnh sát bất lực. Hàng trăm nhân viên công lực được phái tới, nghe ngóng suốt ngày đêm, khu bị ném đá được hoàn toàn cô lập hóa, thị trấn Chicô được ruồng xét tỉ mỉ... Rốt cuộc đá vẫn tiếp tục rơi, và cảnh sát chịu thua ma.
Văn Bình trầm ngâm một phút rồi nói:
- Những chuyện ông vừa thuật lại đã xảy ra từ một hai chục năm về trước. Tôi không dám ngờ vực, nhưng phải nhìn nhận rằng hồi ấy khoa học chưa tiến tới trình độ siêu việt như ngày nay. Vả lại, mãi đến giai đoạn gần đây, Hoa Kỳ mới thành lập cơ quan NICAP (5) điều tra hiện tượng siêu hình. Cơ quan này đã điều tra về một vài vụ mưa đá, và kết luận rằng những viên đá ấy từ trên thượng tầng không gian rớt xuống.
Bửu Tấn mỉm cười:
- Cho dẫu là đá từ một hành tinh rớt xuống, một câu hỏi quan trọng vẫn được đặt ra: ai nhặt đá ném xuống trái đất? Tuy nhiên, nhiều chuyên viên điều tra vụ ném đá ở thị trấn Chicô đã long trọng xác nhận rằng đó là đá trên rnặt đất, không phải đá trên trời. Anh vừa nói đến cơ quan NICAP, tuy nhiên chính cơ quan này đã phải bó tay trước nhiều hiện tượng siêu hình.
Tôi đồng ý với anh rằng khoa học cách đây một hai chục năm thua xa khoa học ngày nay. Bằng chứng là khoa học ngày nay đã chế tạo được siêu bom, một trải đủ sức phá tan một quốc gia hùng mạnh, đã phóng hàng tá vệ tinh nhân tạo quanh trái đất, đã phát minh tia sáng giết người... Nhưng trong nhiều trường hợp, khoa học vẫn mù tịt trước các hiện tượng siêu hình. Chẳng hạn, về vụ một phi cơ ma ở Hoa Kỳ... (6)
Cho đến nay, các nhà khoa học chưa thể giải thích được phi cơ ma này ở đâu mà ra. Trong các cuộc họp công cộng, sợ bị chê bai là dị đoan, mê tín, người ta cho đó là hiện tượng vũ trụ, hoặc đĩa bay lạ của một hành tinh khác. Nhưng trong thâm tâm, và trong phòng thí nghiệm, một số nhà bác học lại cho đó là sự xuất hiện của thế giới siêu hình.
Văn Bình bâng khuâng nhìn bàn ghế kỳ dị trong phòng:
- Vâng, tôi tạm cho chuyện ma ném đá là đúng. Song sở Mật vụ,dàn cảnh chuyện ma để làm gì?
Bửu Tấn gật gù:
- Như tôi đã nói với anh, mọi người trên quả đất đều mất tinh thần khi trông thấy ma. Chỉ một vài con ma, một làn âm khí, một vụ ma ném đá bí mật là gây ra sự hoảng hốt cho hàng chục, hàng trăm người. Bây giờ tôi xin hỏi anh: giả sử chúng ta huy động được một đạo quân ma, thổi được trận bão xú uế như trong truyện Phong thần, thì kết quả sẽ ra sao?
Văn Bình cười:
- À, ông Hoàng định dùng ma quỷ vào trận chiến tranh lạnh tình báo.
- Đúng. Cái khó của nhà bác học hiện nay là làm cách nào chinh phục được ma. Tuy nhiên, trong đời không có gì khó cả. Мấу chục năm trước có ai dám tiên đoán là con người bay trong không gian? Ngày nay, các phi hành gia lên xuống như đi chợ. Theo ý tôi, sử dụng ma quỷ còn dễ hơn chế tạo bom khinh khí nữa. Vì chế tạo bom khính khí phải có nguyên liệu đắt tiền, Còn muốn sử dụng ma quỷ chỉ cần biết cách tập hợp họ, như nhà phù thủy cao tay gọi hồn ma hiện về, lập thành đội ngũ.
Sau khí chinh phục được ma, chúng ta chẳng cần hỏa tiễn xuyên lục địa cũng làm bá chủ được thiên hạ, hoặc ít ra cũng ngăn cản được đại chiến. Anh thử tưởng tượng xem: một ngày kia, ta sai một sư đoàn ma thần trùng bay sang bên kia bức màn sắt, tới ám ảnh các căn cứ phóng tên đạn và sản xuất khí giới giết người của địch. Binh sĩ địch sẽ mất hết tinh thần. Dần dà, địch trở thành hiền từ và ngoan ngoãn như cừu non. Loại ma dữ hơn như ma ném đá, ma bóp cổ, ma rút ruột, ta sẽ gửi tới điện Cẩm Linh để dọa các lãnh tụ cộng sản Xô Viết. Ăn thấy ma, ngủ thấy ma, làm việc thấy ma, chỉ một thời gian là họ phát điên. Khi ấy, ta sẽ đặt điều kiện: họ muốn sống an thân thì phải ngừng chiến dịch quấy rối trên hoàn vũ. Dĩ nhiên, họ phải chấp thuận. Vì họ có thể cứng đầu, song vợ con họ không thể cứng đầu. Nói ra, có lẽ ít ai tin và có lẽ thiên hạ còn chê cười là lố bịch, nhưng sự thật là thế.
Mọí cuộc phát minh vĩ đại đều bắt đầu bằng một ý kiến điên rồ. Nghề gián điệp cũng như nghề phát minh khoa học, chúng ta phải quan tâm đến bất cứ mọi kế hoạch, mọi giải pháp, dầu bị coi là là gàn dở.
Văn Bình gật đầu:
- Vâng, tôi hiểu rồi.
Bửu Tấn nói:
- Đó mới là một trong nhiều nhiệm vụ của trung tâm Z.003. Lát nữa, anh sẽ chứng kiến nhiều sự kinh ngạc hơn. Căn phòng này ở tầng hầm 1. Trung tâm Z.003 gồm 3 tầng hầm cả thảy. Bề ngoài, ai cũng tưởng là trại chăn nuôi cũ kỹ, xiêu vẹo, nhưng bên trong trung tâm Z. 003 lại là công trình kiến trúc tân tiến nhất Đông Nam Á. Toàn thể các văn phòng và cơ sở thí nghiệm đều được xây ngầm dưới đất. Sơ đồ kiến trúc Z.003 gần giống như tổng hành doanh NORAD của Mỹ.
Nghe Bửu Tấn nói, Văn Bình giật mình. NORAD là trung tâm phòng thủ không phận Hoa Kỳ, được xây trong núi, và được coi là pháo đài kiên cố có một không hai trên thế giới. Cách đây không lâu, chàng có dịp tới thăm, với tư cách đại diện cho sở tình báo Việt Nam. Pháo đài kỳ lạ này được xây ngầm dưới rặng núi lớn, bên trong rộng mênh mông như một thị trấn, gồm II tòa buyn-đinh cao ba tầng, không có cửa sổ, không xây móng mà chỉ đặt trên lò-so thép đặc biệt (7).
Bửu Tấn ra hiệu cho chàng:
- Bây giờ, mời anh xuống tầng hầm 2. Yêu cầu anh đi sát bên tôi, vì dọc đường có rất nhiều máy móc bí mật, có thể làm người lạ mất tính mạng như chơi.
Bức tường bê tông hùng vĩ trước mặt bỗng nứt ra làm hai êm ái như tấm màn nhung hí viện, để lộ một cái thang máy sơn trắng, mạ kền sáng loáng. Thấy Văn Bình quyến luyến điếu Salem, Bửu Tấn khoát tay:
- Phiền anh dụi tắt. Dưới hầm 2, hút thuốc rất nguy hiểm. Sơ ý có thể gây ra hỏa hoạn.
Cửa thang máy tự động đóng lại. Trước mặt chàng, Bửu Tấn dựa lưng vào cửa thang máy, dáng điệu bâng khuâng như thi sĩ tìm vần thơ. Văn Bình tủm tỉm cười. Bỗng một tiếng nói cất lên:
- Sắp đến hầm 2 rồi, trân trọng yêu cầu quí vị dụi tắt hết thuốc lá.
Bửu Tấn mở choàng mắt giải thích:
- Đây là tiếng nói điện tử. Còn về...
Tiếng nói oang oang của máy lại tiếp:
- Yêu cầu quý khách lấy chai thuốc nổ trong túi ra, nộp cho bác sĩ Bửu Tấn.
Bửu Tấn trợn tròn mắt nhìn Văn Bình:
- Khổ quả, anh mang thuốc nổ làm gì?
Văn Bình cũng ngạc nhiên:
- Thuốc nổ? Thuốc nổ ở đâu? Hừ, máy điện tử của bác sĩ hỏng rồi. Phiền bác sĩ bảo nó im miệng lại, vì tôi không có gờ-ram thuốc nổ nào trong người.
Tiếng máy điện tử lại ồm ồm:
- Xin lỗi quý khách. Chai thuốc nổ nguy hiểm này được cất trong túi quần trái. Nó nặng 25 gờ-ram...
À, ra máy điện tử xỏ chàng... Chàng nói trong người không có gờ-ram nào, nó lại đoan chắc là chàng mang đúng 25 gờ-ram. Chàng hơi nhăn mặt khi nghe Bửu Tấn giục:
- Phiền anh soát lại túi quần trái xem. Máy điện tử của tôi không bao giờ nói sai. Nó có thể nhìn xuyên qua người, ai giấu vật gì, nhất là võ khí và chất nổ, nó đều biết. Giấu ở đâu, nó cũng biết. Có người nuốt một cái nhẫn vàng vào bụng, nó cũng tìm ra và reo lên lanh lảnh.
Thang máy đột nhiên ngừng lại. Bửu Tấn nói:
- Đây là tự động ngừng. Tiếng nói điện tử chờ anh lấy thuốc nổ ra mới chịu mở máy cho thang máy chạy.
Văn Bình nhăn mặt:
- Tôi đành thua vậy. Một lần nữa, tôi xin xác nhận với bác sĩ là tôi không có gờ-ram chất nổ nào trong túi. Tính tôi vốn nóng: nó là máy điện tử, nếu là người bằng xương bằng thịt tôi đã cho đo ván rồi.
Dáng điệu uể oải, Văn Bình cho tay vào túi quần trái. Trong túi, chẳng có gì hết, ngoại trừ nắm bạc lẻ, mấy cuốn vé xi-nê mà chàng đi coi với Mộng Kiều, và… chai nước rửa móng tay của Mộng Kiều. Tại sao chai nước phải gió này chui vào túi quần, chàng không nhớ. Chàng vẫn có tính đãng trí kinh khủng.
Mặt chàng hơi đỏ vì ngượng ngập. Bửu Tấn sẽ biết là chàng vừa có hẹn với đàn bà. Tuy nhiên, Bửu Tấn cũng sẽ xấu hổ trước sự thất bại của máy điện tử. Văn Bình giơ cái lọ nhỏ xíu lên, giọng châm biếm:
- Đây, thuốc nổ của bác sĩ đây.
Bửu Tấn không xấu hổ như chàng tiên đoán, mà lại nhìn chàng bằng luồng mắt nghiêm nghị:
- Anh đừng trào phúng vội. Máy của tôi không bao giờ sai. Lọ nước rửa móng tay của phụ nữ cũng là một chất thuốc nổ. Chắc anh đã biết nước này là acétone. Trên không phận, acétone có thể nổ bùng, không cần lửa. Hơn một lần, acétone rửa móng tay đã nổ bùng trên phi cơ bay cao. Không khí dưới hầm này cũng như không khí trên cao. Nếu anh giữ chai acétone trong người, tai nạn có thể xảy ra.
Cứng họng, Văn Bình không nói được nữa. Song Bửu Tấn chưa chịu buông tha:
- Nhân tiện, tôi muốn khuyên anh một điều: về võ nghệ, anh là sĩ quan tình báo vô địch, từ xưa đến nay, chưa ai hạ nổi. Người gày ốm như tôi chỉ lãnh một cái búng nhẹ của anh là mất mạng. Nhưng anh ơi, tài ba xuất chúng của anh chẳng nghĩa lý gì đối với cái máy điện tử tầm thường nhất của tôi. Đây này, mời anh coi...
Bửu Tấn vung tay ra. Một viên đạn tròn, nhỏ xíu như hột gạo từ ngón tay bay vèo như gió lốc. Viên đạn dính chặt vào vách thang máy. Bửu Tấn sử dụng ám khí một cách khoan thai như nhà cao thủ võ lâm trong truyện kiếm hiệp hoang đường. Bửu Tấn giải thích:
- Đạn này chứa một chất thuốc mê cực mạnh. Chạm vào da thịt là mê liền. Atémi của anh có thể mạnh như súng đại bác, sắc như dao cạo, song tôi chỉ cần phất ống tay áo là chế ngự dễ dàng.
Bửu Tấn xắn tay áo, lộ ra khẩu súng tí hon, lắp ở cổ tay. Thoạt trông, ai cũng lầm là đồng hồ vàng. Bửu Tấn lại nói:
- Vung tay mạnh là đạn bắn ra, ai cũng dùng được. Cả thảy có 3 viên đạn, mỗi viên đủ sức quật ngã một con voi tượng. Ngoài ra, tôi còn chế tạo súng ở bắp chân, súng trong đế giày, và trong khóa thắt lưng nữa. Theo tôi, đó là bước đầu chuẩn bị cho cuộc chiến tranh gián điệp siêu hình.
Cửa thang máy tự động mở ra. Đèn điện bỗng tắt hết một lượt. Bầu không khí đang mát mẻ bỗng lạnh thấu xương. Văn Bình đã sống ở vùng cực bắc, hàn thử biểu 50 dưới không độ, trời đất biến thành đá, hơi thở vừa ra khỏi miệng cũng biến thành đá. Khí lạnh kinh khủng này giết người như chơi, song chàng không sợ vì có quần áo ấm, và ăn uống đầy đủ. Khí lạnh vừa tỏa xuống căn phòng không giống khí lạnh Bắc cực: dường như nó lọc qua quần áo, thâm nhập vào lục phủ ngũ tạng, làm trái tim đập chậm lại, và giây thần kinh run rẩy.
Hàm răng chàng đập vào nhau lập cập. Bửu Tấn mỉm cười, đưa cho chàng một chai huýt-by dẹt, chàng cầm lấy tu một hơi. Lệ thường rượu mạnh làm cho cơ thể ấm lại. Chàng uống nửa chai huýt-ky là có thể cởi trần nhảy xuống hồ nước băng giá vùng vẫy. Nhưng chai huýt-ky thượng hạng của Bửu Tấn chỉ làm bao tử chàng lạnh thêm. Chàng lắc đầu:
- Lạnh quá!
Bửu Tấn nói:
- Đây là thời tiết dưới cõi âm. Nhờ khí lạnh, xác những con vật tiền sử chôn vùi trong băng tuyết Bắc cực không rữa thịt, sau hàng vạn năm. Khí lạnh này giúp cho hồn ma được trường sinh bất tử. Và nếu ta tạo được khí lạnh tương tự trên dương thế, ta cũng có thể trường sinh bất tử.
Văn Bình cười:
- Nghe bác sĩ nói, tôi tưởng là nhà văn chuyên viết truyện thần kỳ.
Bửu Tấn vẫn nghiêm trang:
- Khoa học chính là sự phát triển của truyện thần kỳ. Nhưng thôi, anh chưa tin, tôi nói đến đâu, anh cũng chưa tin. Mời anh sửa soạn...
Một âm thanh kỳ dị nỗi lên, gồm bằng những tiếng rì rầm, than vãn, có lẽ của hồn ma đói rét lang thang trong không gian vô tận. Hồi nhỏ, gia đình chàng cúng rằm tháng bảy, rắc cháo ra đường, nói là để cúng cô hồn đói rét. Chàng không tin, giờ đây chàng mới biết người xưa sáng suốt. Người xưa đã biết tới hồn ma, và tìm cách liên lạc với họ. Hai chục thế kỷ sau, khoa học mới bước chân vào thế giới siêu hình.
Phía trước, lập loè ánh đèn xanh đỏ mờ mờ, hư ảo. Tiếng ma kêu khóc chìm dần, chìm dần, rồi nín lặng... Thay vào là tiếng nhã nhạc thánh thót. Đây không phải tiếng đàn chàng thường nghe trong các thính phòng. Nó nhẹ nhàng như hơi thở gần sáng của người đàn bà đẹp. Nó êm mát như làn da sữa tươi của cô gái dậy thì. Nó tê mê như ly rượu mà đôi tân nhân trao cho nhau trong đêm hợp cẩn...
Ngây ngất, Văn Bình đứng sững. Chàng quên Bửu Tấn đứng bên đang nhìn chàng châm chú. Chàng quên bẵng thực tại. Chàng quên hết, như vừa uống tiên đơn của bà Tây Vương Mẫu, quên hết tục lụy phũ phàng để hòa mình vào hạnh phúc thiên thai rực rỡ.
Chàng quên con ma lưỡi dài đỏ ối như quả núc nác vừa quấy phá chàng ở tầng trên. Chàng quên cuộc vật lộn gay go từng giây từng phút trong bóng tối của ngành điệp báo với những kẻ thù nguy hiểm. Chàng quên trung tâm siêu hình Z.003. Quên sở Mật vụ. Quên ông Hoàng. Mạch máu hai bên thái dương chàng đập nhanh như ngựa phi. Mắt chàng mở rộng, chân chàng như dính chặt vào nền nhà.
Vì trước mặt chàng vừa hiện ra một người đàn bà. Người đàn bà tuyệt đẹp từ trước đến nay chàng chưa từng thấy.
*
* *
Tôkarin đạp chân xuống sàn xe, ra hiệu cho tài xế đậu lại. Chiếc tắc-xi xanh vàng lái sát vào lề đường nhanh như chớp, làm xe cộ phía sau phải thắng gấp. Không để ý đến những cải nhìn nguýt và tiếng chửi rủa, người tài xế mỉm cười, ngoảnh đầu hỏi bằng tiếng Pháp lai căng:
- Ông xuống đây?
Tôkarin gật đầu. Cử chỉ khoan thai, hắn móc túi lấy tờ bạc hai chục thơm phức. Trông cách hắn trả tiền, đố ai biết hắn mới đến Sài Gòn lần đầu. Lệ thường, du khách bỡ ngỡ phải mất từ một đến hai phút mới đếm xong tiền trả tắc-xi. Tôkarin chỉ cần liếc qua, không phải nhìn chữ số ghi trên góc tờ bạc.
Riêng vấn đề cất tiền vào túi, Tôkarin đã học gần một tuần lễ tại trường do thám Kuchinô. Trong nghề gián điệp, nhiều khi chỉ lơ đễnh một phần mười giây đồng hồ, quên vaì trò đang đóng, là mất mạng. Tôkarin còn nhớ trường hợp một điệp viên Đức quốc xã, bị bắt tại Mỹ, vì có thói quen bỏ tiền lẻ vào túi trên áo vét-tông (8). Tôkarin sính dùng tay trái. Tôkarin cũng mắc thói quen bỏ tiền vào túi trên. Giờ đây, hắn phải dùng tay phải và cất tiền đàng hoàng vào ví.
Dọc đường, từ khách sạn đến chỗ hẹn, Tôkarin cũng thận trọng từng giây, từng phút. Vừa vào xe, hắn đã dặn tài xế chạy chậm. Kinh nghiệm công tác dạy Tôkarin là nhiều điệp viên, bị bắt, bị xử tử, chỉ vì tài xế tắc xi lái ẩu, gây tai nạn (9).
Đại lộ Đồng Khánh, buổi sáng đông như hội. Quang cảnh đường sá đối với Tôkarin thân thuộc, vì hắn thấy phảng phất như thành phố Hồng Kông, với những cửa hàng của người Tàu bán đủ thứ, những bảng hiệu bằng chữ Tàu lộn xộn, những rạp xi-nê Tàu, những người đàn bà Tàu mặc sường sám loè loẹt.
Ánh nắng vàng lóe nhảy múa trên những quầy hàng bóng loáng. Một chiếc xe buýt sơn màu da cam lù lù chạy tới, chật ních hành khách. Góc đường, một cô gái mũm mĩm mặc bà ba trắng, bán thuốc lá, đột nhiên ngửng đầu lên, cười với Tôkarin. Hắn cũng cười lại. Thiếu nữ nói líu lo một tràng thổ âm mà Tôkarin không hiểu nghĩa.
Chắt lưỡi, Tôkarin đẩy cửa một tiệm ăn ở góc đường Tản Đà. Tiệm ăn này nổi tiếng về món bít-tết và mì, thường được thực khách ngoại quốc chiếu cố. Không phải ngẫu nhiên mà Tôkarin tới đó. Trung ương R. U. ở Mạc Tư Khoa đã chuẩn bị từng chi tiết. Tôkarin còn thuộc làu những giòng chữ đánh máy, như sau:
Gặp gỡ ở Chợ Lớn an toàn hơn ở Sàigòn. Chợ Lớn nhiều người Trung hoa... Tuy nhiên, người ngoại quốc, nhất là quân nhân Mỹ, ít ăn uống ở đó, ngoại trừ vài ba tiệm... Nên gặp vào buổi sáng, hoặc giữa trưa. Ban đêm, phản gián Sàigòn hoạt động khắp nơi.
Tiệm ăn nhìn ra hai mặt đường. Nên chọn bàn khuất, nhìn ra đường Tản Đà, nếu biến có thể thoát thân dễ dàng. Vào tiệm buổi sáng, thì gọi mì tôm. Buổi trưa, gọi bít-tết dày, tiếng Pháp gọi là chateaubriant, và dặn làm sống. Nếu cần tráng miệng, thì lấy món soufflé au chocolat, món đặc biệt của tiệm này. Về uống, thì dùng la-ve 33. Có thể uống la-ve 33 vào bất cứ giờ nào trong ngày...
Thực khách đông nghẹt. May thay, còn một bàn. Và đúng cái bàn mà trung ương đặn. Tôkarin kéo ghế, ung dung ngồi xuống. Trong khi chờ bồi bàn bưng thức ăn lên, hắn tự thưởng một điếu thuốc Lacky thơm tho. Tuy ngoài mặt điềm tĩnh Tôkarin lo ngay ngáy trong lòng. Thần kinh hắn đang căng thẳng cực độ.
Theo lệnh trung ương, hắn đích thân tiếp xúc với Trần Hinh. Theo nguyên tắc thông thường, người phụ tá cho hắn phải là nhân viên R. U. trung kiên hoạt động lâu năm ở Sài gòn. Phương pháp tiếp xúc nầy giúp hắn giữ được bí mật chặt chẽ, song cũng rất nguy hiểm, cũng như con dao hai lưỡi. Trần Hinh là kẻ ham tiền, sẵn sàng bán vợ, đợ con, lấy tiền ăn uống, chơi bời, song biết đâu... Biết dâu trong một phút hối hận, tinh thần yêu nước bùng dậy trong lòng, Trần Hinh thú tội với Phản gián. Tuy nhiên, Tôkarin đang còn tràn trề hy vọng. Trần Hinh chỉ thú tội nến biết Tôkarin là sĩ quan R.U. Hiện thời Trần Hinh tưởng là làm việc với C. I. A. của Mỹ. Nhưng ở trường hợp nào nữa, Tôkarin cũng đã bố trí phương pháp đối phó.
Chủ tiệm, một người Tàu đứng tuổi, trán hói, đi qua bàn Tôkarin, nghiêng đầu lịch sự:
- Chào đại úy.
Tôkarin giợ tay đáp lễ, ra vẻ thân mật. Bộ quân phục Mỹ bó cứng lấy người làm hắn ngượng nghịu. Theo hắn, mặc thường phục dễ chịu hơn. Song hắn lại không đeo được súng công khai.
Cách hắn một bàn, hai thiếu phụ Việt đang hí hoáy tô lại môi son, ví tay mở rộng trên cặp đùi thon và trắng. Cả hai đều mặc đầm, sơ- mi ngắn đến vai, hở cổ thật sâu, xiêm ngắn ngủn và chật chội. Tôkarin cảm thấy yêu đời lạ thường. Nếu không bận việc quan trọng, hắn đã xán lại, ném ra một cái nhìn lôi cuốn, cái quẹt máy sẵn sàng bật nắp để châm lửa cho người đẹp hút thuốc.
Bất thần nhìn lên, một thiếu phụ bắt chợt luồng mắt quyến rũ và da diết của Tôkarin. Mặt nàng ửng đỏ. Nàng trạc ba mươi, tuổi giàu kinh nghiệm trên tình trường, ít khi yêu bừa bãi, song đã nặng lòng với ai thì chết không rời. Nàng có khuôn mặt dài, và cái cổ cao, hợp với sở thích của đàn ông Tây phương. Thấy hắn, nàng e lệ cúi xuống, nụ cười vừa hé ra vội chúm lại.
Tôkarin bàng hoàng trong giây phút. Trung ương R.U. dặn hắn phải đề phòng duyên thầm của phụ nữ Việt. Hắn tưởng là khuyến cáo lấy lệ, ngờ đâu phụ nữ Việt đẹp thật. Đột nhiên, mặt hắn nóng ran. Bản năng đàn ông vùng dậy. Tôkarin vội rít một hơi thuốс lá, rồi ngửa mặt thở khói để tránh bị xao xuyến.
Vừa khi ấy, một gã đàn ông cao lớn, mặc sơ-mi dài tay cổ cứng màu vàng nhạt từ cửa hông bước vào.
Rờ nê Trần Hinh.
Trần Hinh đảo mắt tứ phía. Hai người nhận được nhau ngay. Tôkarin xô ghế đứng dậy. Họ không cần trao đổi mật hiệu, vì đã biết mặt nhau. Làm vẻ bạn thân lâu ngày mới gặp, Tôkarin vồn vã bắt tay Trần Hinh:
- Ồ, lâu lắm…
Trần Hinh cũng soắn suýt:
- Ừ nhỉ, hơn ba tháng rồi đấy.
Trần Hinh đóng kịch thật tài. Hai thiếu phụ đã trả tiền, lặng lẽ ra đường. Thực khách đã vơi. Trong góc tiệm ăn, chỉ còn Tôkarin và Trầu Hinh. Người bồi tiến lại:
- Ông dùng gì?
Trằn Hinh búng ngón tay kêu rắc, đúng điệu tây phương:
- Cà phê đen.
Tôkarin hỏi bằng tiếng Pháp trơn tru:
- Anh đến rất đúng giờ. Chúng mình nói chuyện ở đây được chứ?
Tôkarin bật lửa, châm điếu xì-gà vừa tắt trên môi Trần Hinh. Gã nhân viên cũ Phòng Nhì nhún vai:
- Ở đây, tha hồ. Người Tàu thường mang nhau ra tiệm ăn bàn bạc thương mãi. Không ai để ý đến chúng mình đâu.
Tôkarin không lạ gì điều này. Song hắn cần dò xét phản ứng Trần Hinh. Hắn chuồi trước mặt Trần Hinh một gói Lucky, và nói:
- Anh cất đi. Bên trong có tiền.
Nhanh như nhà quỷ thuật, Trần Hinh biến gói thuốc lá vào trong lúi. Đoạn hỏi:
- Bây giờ anh muốn tôi làm gì?
- Lát nữa, sẽ nói anh biết. Từ nhà tới đây, anh có đề phòng cẩn thận không?
- Có. Xin anh tin tôi. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp.
- Tổ chức của tôi sẵn sàng trả anh rất nhiều tiền. Số bạc anh vừa nhận chỉ là phần nhỏ, đánh dấu mối tình sơ kiến. Trong tương lai, anh sẽ lãnh nhiều gấp mấy chục lần như vậy. Tôi không đòi nhiều. Điều kiện tối cần là trung thành.
- Ăn cây nào, rào cây ấy là nguyên tắc hệ trọng trong nghề tình báo. Tôi xin hứa tuyệt đối trung thành.
Tôkarin dằn giọng:
- Hẳn anh không lạ thái độ của các sở do thám trên thế giới đối với cộng sự viên thiếu trung thành? Chúng tôi chỉ có một thái độ duy nhất, đó là xử tử không điều kiện. Giờ đây, anh còn chán thời giờ để suy nghĩ. Và anh vẫn có thể từ chối không làm việc dưới quyền tôi, nếu anh muốn.
Trần Hinh quả quyết:
- Tôi đã nghĩ chín chắn.
- Anh nhất định rồi chứ?
- Nhất định.
Tôkarin rút trong túi ra tờ giấy nhỏ gấp tư. Mở ra, Trần Hinh đọc nhẩm:
“Tôi, Trần Hinh Rờ-nê, ký tên dưới đây, làm giấy cam đoan phụng sự trung thành tuyệt đối trong tổ chức tình báo của chính phủ....
Tôi xin tuân theo mọi mệnh lệnh của tổ chức. Nếu không, tôi phải gánh chịu bất cứ sự trừng phạt nào do tổ chức ấn định.”
Loại giấy cam đoan này đã được Trần Hinh dùng nhiều lần trong thời gian phục vụ Phòng Nhì. Đó là phương pháp “tay trót dúng chàm”, đề phòng cộng sự viên thay đổi ý kiến. Lẽ ra hắn nhắm mắt ký, không cần nêu thắc mắc. Không hiểu sao hắn lại buột ra câu hỏi sửng sốt:
-Tại sao chữ «chính phủ» lại để chừa một khoảng trống? Anh có thể nói rõ tôi được hân hạnh phục vụ chính phủ nào không?
Tôkarin xua tay:
- Thiết tưởng anh không nên biết rõ.
Trần Hinh phản đối:
- Được biết bao giờ cũng hơn.
Tôkarin đặt tay lên cổ áo, cốt cho Trần Hinh thấy cấp hiệu đại úy Mỹ bằng đồng gắn ở đó, giọng phân vua:
- Đã có kinh nghiệm như anh sao còn khờ thế? Anh chưa biết tôi là viên chức nước nào hay sao?
Trần Hinh biết người lạ mặt tự giới thiệụ ngầm là nhân viên tình báo Mỹ C.I. A. Hắn muốn hỏi thêm thì Tôkarin gạt phắt:
- Aah không bẳng lòng thì thôi. Phiền anh trả lại gói tiền.
Trần Hinh cuống quýt:
- Không, anh lầm đấy. Tôi chẵng có điều nào phản đối.
Tôkarin vặn nắp bút máy:
- Vậy, anh ký vào giấy cam đoan.
Như kẻ mất hồn, Trần Hinh ngoặc một chữ ký đậm nét trên giấy đánh máy. Tôkarin tươi cười:
- Trong gói Lucky, có bốn chục ngàn, toàn giấy năm trăm. Xong việc, anh cần bao nhiêu cũng có.
Đã lăn lộn trong nghề, Trần Hinh dư biết nếu công việc không khó khăn chẳng ai dại gì trả bốn chục ngàn đồng trong buổi gặp gỡ đầu tiên. Sốt ruột, hắn cất tiếng:
- Tôi sẽ phải làm gì?
Tôkarin cười:
- Tôi muốn thử tài anh trước khi bắt tay vào việc.
Hắn đẩy trước mặt Trần Hinh một cái hộp nhỏ và dài. Trần Hinh hỏi:
- Hộp gì đấy?
Tôkarin đáp:
- Mở ra thì biết.
Cái hộp được gói trong tờ giấy nhiều màu sặc sỡ, sang trọng, như quà Nô-en. Mặt Trần Hinh sáng hẳn lên. Hắn đinh ninh là một tặng vật đắt tiền mà người ta cho hắn để đánh dấu mối tình tri ngộ. Ngày xưa, hắn thường mua hàng lố cà vạt và nước hoa nguyên chất để tặng nhân viên mới kết nạp. Trong óc, hắn đã nghĩ sẵn một câu nói mặn mà để cám ơn lòng tốt của người bạn mới.
Mở hộp ra, hắn bật ngửa.
Bên trong, nằm tênh hênh một con dao nhỏ, cán gỗ đánh vẹc ni, lưỡi dài, nhọn và sắc. Cố giấu vẻ ngạc nhiên, Trần Hinh mân mê con dao trong tay, ra vẻ thành thạo. Bỗng Tôkarin nói:
- Anh cất dao vào trong hộp. Phổ ky sắp mang thức ăn lại.
Trần Hinh đậy nắp hộp, Tôkarin gói kín lại như cũ. Bồi bàn đem lên đĩa mì xào bốc khói nghi ngút. Mùi thịt mỡ béo ngậy làm, ruột gan Trần Hinh nao nao. Đã lâu, hắn mới được ngửi lại mùi thơm bất hủ này. Bỗng Tôkarin xô ghế đứng dậy.
Trần Hinh nhìn hắn, vẻ mặt ngạc nhiên:
- Ô kìa, anh chưa nói rõ tôi sẽ phải làm gì!
Tôkarin giả vờ đập tay lên trán:
- Ừ nhỉ, suýt nữa quên mất. Kể ra, đây là vấn đề thủ tục. Trước khi thu nhận anh vào tổ chức tôi phải thử tài.
Trần Hinh ưỡn ngực:
- Sẵn sàng.
- Còn gì bằng. Công việc đầu tiên tôi nhờ anh chẳng khó khăn gì mấy. Nói đúng ra, ai cũng làm được, miễn hồ có hai đức tính: trung thành và can đảm. Đây này...
Trần Hình vênh tai nghe. Tôkarin cố tình ngưng nói, cặp mắt soi mói rình đón sự đổi khác trên diện mạo của Trần Hinh. Bồi bàn lệt bệt tiến lại đặt cái khay nhỏ đựng phiếu tính tiền trước mặt hai người. Quăng tờ năm trăm ra, và chờ phổ ky đi khỏi, Tôkarin mới hạ thấp giọng:
- Anh nhớ mặt gã bồi bàn này không?
- Phàm tôi gặp ai một lần là nhớ mãi.
- Giỏi lắm. Vậy, nội ngày nay anh phải hạ sát hắn.
- Trời ơi!
- Ồ, té ra anh là đồ ăn hại, nghe nói giết người là mặt tái mét không còn hột máu.
- Không phải thế. Nếu cần, tôi sẽ dúng tay vào máu mà không quản ngại.
- Thế nào là cần?
- Chẳng hạn đó là đối thủ nguy hiểm.
Tôkarin lắc đầu:
- Anh chẳng hiểu gì hết. Làm nghề này, chỉ có một điều đáng kể. Đó là lệnh trên. Thượng cấp ra lệnh, cấp dưới phải tuân theo. Tuân theo mà không được hoài nghi, không được bàn cãi, không rụt rè. Anh không có thẩm quyền định đoạt gã bồi ấy là đối thủ nguy hiểm hay không. Anh cũng không được phép nghĩ tới nữa. Cách đây mấy phút, anh đã ký vào tờ cam kết trung thành tuyệt đối. Kể từ phút này, anh hãy chứng tỏ sự trung thành ấy.
Trần Hinh cứng họng, như bị hóc khúc xương lớn. Hắn không ngờ sự thể lại xoay chiều như vậy. Kể ra, hắn không lạ mùi máu: trong thời gian làm việc cho công an mật vụ Pháp, hắn đã sát hại hằng chục người vô tội, ít khi hắn cho nạn nhân biết trước để kháng cự. Vả lại có muốn kháng cự cũng vô ích vì hắn thường bắn sau lưng, hoặc trong giấc ngủ.
Tuy nhiên, sau những vụ giết người vô nhân đạo, Trần Hinh cảm thấy lương tâm cắn rứt. Nhiều đêm không ngủ được, hắn nghe hồn ma kêu than hay mắng nhiếc văng vẳng bên tai.
Hắn chưa kịp đáp, Tôkarin đã tiếp:
- Trần Hinh? Anh định vâng lời hay không?
Miệng Trần Hinh khô đét lại. Nếu hắn từ chối, cuộc sống lam lũ mấy năm nay sẽ theo đuổi hắn đến ngày nhắm mắt. Một kẻ bỏ đi như hắn khó tìm ra nghề lương thiện, dầu muốn cải tà, quy chính.
Một tia nghị lực cuối cùng bùng cháy trong khối óc ám khỏi thuốc phiện và hơi rượu mạnh của Trần Hinh. Hắn muốn thét to vào tai người đàn ông trước mặt rằng hắn không thích giết người, nhất là giết người vô tội. Nhưng tiếng phản đối của hắn bị chìm trong cổ.
Hắn bỗng nhớ lại những giòng chữ được đọc hồi nãy... «Tôi xin tuân theo mọi mệnh lệnh của tổ chức. Nếu không, tôi phải gánh bất cứ sự trừng phạt nào do tổ chức ấn định.”
Tử hình! Bản án tử hình!
Bút sa, gà chết. Trần Hinh đã ký vào bản án tử hình mà bây giờ mới biết. Trong ngành mật vụ, thường được thi hành, kín đáo, và tàn nhẫn. Nửa đêm, một họng súng phục sẵn ngoài cửa sổ, khạc đạn vào. Qua lần cao su hãm thanh, viên đạu sẽ không gây tiếng động lớn. Ai thức giấc ở phòng bên sẽ tưởng lầm là tiếng mở nút chai sâm banh. Kẻ thi hành bán án sẽ nhắm vào giữa bụng, làm nạn nhân quằn quại thật lâu trên vũng máu mới chết. Hoặc giả người ta chờ hắn ra biển nghỉ mát mới tặng một mũi dao thật ngọt, rồi vứt xác cho cá ăn thịt. Hoặc một ngày kia, một viên thuốc độc rơi vào ly rượu huýt-ky. Uống vào không ngửi thấy mùi vị, nhưng không phép tiên nào cứu thoát. Nạn nhân ôm bụng hàng giờ trước khi từ giã cõi đời.
Tử hình. Hai tiếng ghê rợn ấy kêu vang trong trí. Hắn sắp sửa gật đầu, tỏ dấu tuân lệnh thì Tôkarin dằn giọng:
- Trần Hinh. Từ nay về sau, hễ nhận dược lệnh anh phải thi hành liền, không đựợc nghĩ ngợi mất thời giờ. Anh phải luôn luôn ghi vào óc rằng người gián điệp chỉ là cái máy. Cái máy ấy không biết suy luận xấu hay tốt, nghịch hay thù, ưng thuận hay thoái thác. Anh nhớ chưa?
Tôkarin quắc mắt, như thầy giáo quở trách học trò phạm lỗi. Vẻ kênh kiệu thường ngày của gã điệp viên Phòng Nhì biến mất, nhường chỗ cho cử chỉ ngượng nghịu và sợ sệt. Trần Hinh liếm mép:
- Thưa nhớ.
Tôkarin vỗ vai, thân thiện một cách giả dối:
- Nghề gián điệp cũng như nghề phi công Kami kazê, những hoa tiêu Nhật cảm tử trong những ngày cuối cùng của trận Đại chiến Thứ hai. Loại phi cơ một máy này, không mang theo dù cấp cứu, cửa đóng bên ngoài không mở ra được. Sau khi trèo lên, sợ chết cũng vô ích. Chỉ còn một lối thoát, ấy là đâm đầu xuống mục phiêu cho nổ tung. Làm gián điệp cũng vậy, đã bước chân vào là không tài nào ra được.
- Thưa... tôi cam đoan không bao giờ xin thôi.
Tôkarin cười nửa miệng:
- Dầu muốn, anh cũng không xin thôi được, vì lẽ giản dị chúng tôi nắm đầu cán, còn anh nắm đằng lưỡi. Anh còn nhớ con dao bỏ trong hộp không?
Cải hộp xinh xắn ấy được Tôkarin cất cẩn thận vào trong cặp da cá sấu đắt tiền xách ở tay. Nghe Tôkarin nói, Trần Hinh giật mình đánh thót như bị ong đốt. Phút này hắn biết dại, nhưng đã lỡ rồi. Mặc dầu có nhiều năm kinh nghiệm, hắn vẫn bị Tôkarin đánh lừa dễ dàng, như người ta đánh lừa kẻ chập chững vào nghề.
Nụ cười trên miệng Tôkarin mỗi lúc một trở nên ngạo nghễ:
- Anh bắt đầu hiểu rồi thì phải? Như vậy càng tốt, tôi khỏi phải giải thích mất thời giờ. Anh đừng quên trên cán dao đã có dấu tay của anh.
Cán dao này chỉ mang dấu tay của anh thôi. Sở dĩ tôi in dấu tay của anh là để đề phòng. Tôi tin rằng anh không bao giờ dám phản, nhưng đôi khi có thể anh rụt rè. Nếu anh rụt rè, miễn cưỡng tôi phải cắm con dao này vào tim một cảnh sát viên. Nửa tiếng đồng hồ sau, cơ quan giảo nghiệm sẽ phăng ra anh là thủ phạm, và khi ấy, anh bào chữa hùng hồn đến mấy cũng vô ích.
Nhẹ ra thì chung thân khổ sai. Nhưng với dấu tay sờ sờ trên chuôi dao, khó có ông tòa nào cho là anh vô tội. Ở mọi nườc trên thế giời, giết nhân viên cảnh sát thường bị trừng trị tối đa. Nghĩa là lên án tử hình. Tôi nghe nói ở xứ anh tử tù không bị treo cổ, bị bắn, bị đưa vào phòng hơi ngạt, hoặc bị đưa lên ghế điện, mà là đoạn đầu đài.
Trần Hinh có cảm giác như lưỡi dao thép hình tam giác áp vào gáy. Hắn rùng mình nhè nhẹ. Tay Tôkarin chìa ra:
- Thôi, chào anh. Hẹn anh 9 giờ tối nay. Đúng 9 giờ, trên ghế xi măng trước rạp chiếu bóng Vĩnh Lợi, gần chợ Bến Thành. Anh sẽ nộp cho tôi một bản báo cáo đầy đủ về việc hạ sát tên bồi bàn. À, anh cho tôi gửi lời hỏi thăm lão chủ nhà bụng phệ và cô nhân tình có thân hình đều đặn!
Tôkarin thoăn thoắt ra cửa. Một phút sau, hắn mất hút trong đám đông. Trần Hinh đờ ra, như bị thu hồn. Mãi đến khi có người nói thật to bên tai hắn mới bật tỉnh:
- Ông dùng thêm rượu không?
Trần Hinh trố mắt nhìn gã bồi bàn. Đó là nạn nhân mà Tôkarin vừa chọn. Gã bồi có dáng dấp nhanh nhẹn, chắc chắn, tuy tay chân thô tháp, bắp thịt nổi tròn sau lần áo thun trắng mỏng dính. Khuôn mặt chữ điền của hắn toát ra vẻ lạc quan lạ lùng. Nếu Trần Hinh không lầm, gã bồi rất thạo về quyền thuật. Về cận vệ chiến, Trần Hinh không đến nổi dở ẹt, nhưng đã lâu không dùng tới nên đường gân khó được dẻo dai như xưa.
Trần Hinh đỡ lấy ly rượu đầy ắp. Một đứa bé xô cửa tiệm ăn, chạy vào. Xán đến bên gã bồi, đứa bé hỏi:
- Cháu có bong bóng màu vàng. Hôm nay, ông mua không?
Trần Hinh nhìn những chiếc bong bóng đủ màu tươi tắn bay phơ phất trên đầu đứa bé, được nối vào nhau bằng giây gai trắng. Gã bồi nhoẻn miệng cười với đứa bé:
- Tốt lắm. Chọn cho tao một chiếc. Lần trước, bóng của mày mỏng quá, thằng nhỏ nhà tao chơi chưa được nửa giờ đã vỡ.
Đứa bé đáp:
- Lần này, ông yên chí. Cháu bảo đảm với ông là chơi lâu mới nổ.
Trần Hinh bàng hoàng như người vừa tỉnh cơn mê. Gã bồi đã có con! Trần Hình bèn hỏi:
- Này anh, mua bóng về cho con phải không?
Nét mặt sáng rực, gã bồi đáp, giọng hãnh diện:
- Thưa ông, vâng.
Hắn rút ví, đưa cho Trần Hinh xem tấm ảnh mới chụp của vợ và hai con. Hai đứa con, một trai, một gái, trông kháu khỉnh và mũm mĩm như búp bê Nhật Bản. Mắt đứa nào cũng to, tròn, đen láy, nhìn thẳng như muốn làm duyên với ống kính máy ảnh. Đứa gái lớn chỉ trạc 5 tuổi là cùng. Vợ hắn không lấy gì làm sắc nước, hương trời, nhưng với đôi môi vừa vặn, hàm răng trắng bóc, cái mũi ngay ngắn, mớ tóc dài lòa xòa rủ quá vai, ít ra cũng được trên điểm trung bình.
Nội ngày nay, hai đứa con dễ thương và người vợ thùy mị ấy sẽ mất cha và chồng yêu quý. Trần Hinh hỏi:
- Chắc anh thương con lắm?
Gã bồi đáp:
- Điều ấy thì khỏi nói. Tôi thương con tôi hơn mọi vật trên đời. Mỗi tuần tôi đều mua cho thằng nhỏ 4 tuổi hai cái bong bóng. Nó chỉ thích bóng màu vàng thôi. Còn chị nó chơi búp bê. Có lẽ sau này chúng nó thành ca sĩ, ông ạ. Chúng nghe rađiô vài ba lần là thuộc làu bài hát.
Trần Hinh nói:
- Hay quá! Khi nào rảnh, tôi phải đến nhà thăm con anh mới được.
Gã bồi đáp:
- Tôi ở gần đây. Đúng 7 rưỡi tối, tôi về qua nhà. Nhà tôi ở trong hẻm Tản Đà, cách đây hai trăm thước. Hẻm số 2, nhà số 8.
Trần Hinh định hỏi thêm, nhưng mắt hắn đã mờ đi. Như cái máy, hắn vứt tờ bạc một trăm trả tiền rượu, đoạn cúi đầu bước ra cửa. Hắn sợ ngồi thêm mấy phút nữa sẽ tiêu tan ý định giết người.
Mặt trời lên tới đỉnh đầu. Nắng càng gắt, đại lộ Đồng Khánh càng tấp nập. Nguyên do của sự rộn rịp này là ngày đầu tháng, thiên hạ có tiền. Trần Hinh cho tay vào túi mân mê gói bạc năm trăm. Nghĩ đến bộ mặt ngẩn tò te của lão chủ phòng trọ khi hắn rút tiền trả nợ, Trần Hinh cảm thấy vô cùng khoái trá.
Trước tiệm ăn, một người đàn ông đeo râu giả như trong tuồng cải lương, khoa tay múa chân, bô bô quảng cáo thuốc bổ thận chế tại Chợ Lớn. Một lũ con nít mặt mày lem luốc, nhễ nhại bồ hôi, chen nhau mua nước đá pha si rô đỏ lòm của một chú Tàu, trên môi cắn điếu xì gà khét lẹt.
Quang cảnh náo nhiệt này là một phần đời của Trần Hinh. Những ngày cạn tiền, hắn thường lang thang trèn vỉa hè, mũi hếch lên, mỗi khi bước qua những quay hàng rong, vang rân tiếng «mại vô» và trố mắt nhìn bọn con nít thò lò mũi xanh, cãi cọ trước những chai si rô xanh đỏ, vàng, những trái ổi gọt vỏ tươm tất nổi lềnh bềnh trên nước cam thảo màu nâu sẫm.
Nhưng trưa nay, Trần Hinh lại thấy xa lạ và trống trãi. Vì hắn sắp phải giết người. Giết một người vô tội.
Không hiểu sao chân hắn lại rảo về đường Tản Đà. Đến hẻm số 2, Trần Hinh đúng phắt lại.
Nhà của gã bồi khỏe mạnh có hai đứa con tíu tít và thơ ngây ở trong này. Một mãnh lực vô hình bắt Trần Hinh tiến tới. Hắn chép miệng, nhủ thầm:
- Ừ, thì mình ghé qua nhà hắn xem sao? Ít bữa nữa, kiếm được nhiều tiền, mình sẽ tạt lại, biếu vợ con hắn.
Căn nhà số 8 nằm gọn giữa hẻm. Cánh cửa xanh lá mạ mới sơn sáng rực dưới nắng. Trần Hinh đang ngó trân tráo thì tiếng trẻ con cất lên:
- Chào bác.
Trần Hình ngoảnh lại. Hắn nhận ra thằng nhỏ 4 tuổi, thích chơi bong bóng vàng của gã bồi. Hắn cúi xuống vuốt má đứa trẻ:
- Cháu ham bong bóng vàng lắm phải không?
Thằng nhỏ cười hồn nhiên, mấy cải răng sún lộ ra:
- Vâng. Sao bác biết? Ba cháu nói với bác phải không? Bác cho cháu tiền mua nào?
Một giọng nói con gái tiếp theo:
- Đừng em. Xin tiền khách lạ, má đánh đấy.
Đứa con gái 5 tuổi vừa ở trong nhà bước ra. Nó giống em trai nó như hệt. Trần Hinh nói:
- Em đừng sợ, má không đánh đâu.
Thằng bé 4 tuổi níu quần Trần Hinh, vòi vĩnh:
- Bác cho cháu một đồng đi. Chị em cháu sẽ hát mừng bác, và bác gái một bài thật hay.
Vừa nói xong, nó hát liền. Đó là bài ca họp đoàn của sói con. Nó nhớ lõm bõm, câu được câu chăng, giọng hát lại non nớt nhưng ai đã nghe khó thể ngăn được cảm xúc. Trần Hinh rút cái ví da lép kẹp và bạc màu ra. Bên trong vẻn vẹn có một tấm giấy 20 đồng. Nếu không có xấp bạc năm trăm lúc nãy, đó là tờ hai chục cuối cùng của hắn.
Hắn dúi vào tay thằng bé. Rồi hốt hoảng chạy ra đường lớn, như bị ma đuổi.
Tiếng còi xe hơi lôi hắn trở về thực tại. Một xe hơi Mỹ dài ngoằng thắng lại kêu ken két. Tài xế ló đầu ra cửa xe, sì sồ một tràng tiếng ngoại quốc. Trần Hinh không lạ gì thứ tiếng này. Vì đó là tiếng mẹ đẻ của cha hắn. Hắn nói trơn tru, thậm chí hiểu cả tiếng lóng.
Người tài xế Pháp văng tục và chửi rủa. Ngày thường, hắn đã quắc mắt, tay chống nạnh, mắng lại một trận nên thân, hoặc xắn tay áo, tặng cho tên tài xế phạm thượng một cái tát tai nổ đom đóm mắt. Song Trần Hinh chẳng nghe thấy gì hết.
Hắn bước lên hè, giơ tay vẫy xe. Một chiếc tắc xi đậu xịch. Chẳng nói chẳng rằng, hắn trèo lên. Tài xế lái ra bờ sông. Chạy được một quãng, tài xế mới hỏi:
- Ông đi đâu?
Trần Hinh buông thõng:
- Về nhà.
- Vẫn biết ông về nhà, nhưng ông muốn về đường nào?
Câu hỏi dấm dẳn của tài xế làm Trần Hinh xấu hổ. Hắn bận suy nghĩ vẩn vơ, quên bẵng tài xế là người lạ, không thể biết nhà hắn ở đâu. Hắn buông ra một liếng cộc lốc:
- Trần Hưng Đạo.
- Quãng nào?
Hắn sực nhớ ra đường Trần Hưng Đạo lưu thông một chiều. Tài xế phải biết khách xuống quãng nào để rẽ vào cho đúng. Song Trần Hinh lại gắt như mắm tôm:
- Bác hỏi làm gì?
Người tài xế hừ một tiếng rồi nói:
- Mời ông xuống, tìm xe khác. Đại lộ Trần Hưng Đạo dài mấy cây số, ông không cho biết quãng nào thì chạy suốt ngày không đến nơi.
Trần Hinh thở dài:
- À, tôi quên. Phiền bác quẹo Nancy vào.
Trần Hinh thu người vào góc, tâm thần bâng khuâng. Hắn ghét trò chuyện, vì muốn được thảnh thơi liên tưởng đến người đàn bà chung giường, chung chiếu với hắn trong những ngày đói rét. Giờ đây, hắn có tiền. Hắn sắp giàu to.
Làn hơi nóng bốc lên thái dương. Từ lâu, sự ghen tuông đã chết hẳn trong lòng. Có lẽ vì á phiện và rượu mạnh. Nhưng cũng có lẽ vì hắn không dám ghen tuông nữa. Thanh Xuân phải rước khách lấy tiền nuôi hắn. Trần Hinh suýt lộn mửa khi nghĩ đến cảnh nàng ngủ suốt ngày để ban đêm thức như con vạc, và nhất là cảnh nàng âu yếm với đàn ông lạ. Nàng sa ngã vì hắn. Vì hắn thất nghiệp một thời gian dài, lại đa mang nghiện ngập.
Từ nay, nàng sẽ bỏ nghề. Hắn sẽ sắm sửa cho nàng nhiều bộ cánh thật đẹp, và đưa nàng ra Cấp đổi gió để quên cuộc đời lầy lội.
Tắc xi đậu lại. Người tài xế càu nhàu khi thấy tờ giấy 500, Trần Hinh xua tay:
- Không đủ tiền thối hả? Được, còn bao nhiêu đưa cho tôi.
Người tài xế trố mắt nhìn ông khách điên. Trần Hinh khệnh khạng bước xuống. Mụ đàn bà nhai trầu bỏm bẻm, bán thuốc lá lẽ trước hẽm mà Trần Hinh mua chịu từng điếu, toét miệng cười:
- Ái chà, ông Rờnê diện tắc xi. Oai quá!
Trần Hinh vỗ đồm độp vào túi quần căng phồng giấy bạc:
- Chứ không à!
Mụ bán thuốc nhìn hắn bán tin, bán nghi:
- Ông mua lẻ hay mua cả gói?
Trần Hình nhún vai, ra vẻ không quan tâm:
- Dĩ nhiên cả gói. Nếu có, bà bán luôn cho cả bịch. Thuốc Camel đấy, tôi chán thuốc Mélia vàng khét lẹt rồi.
Hắn xỉa tiền lên cái tủ nhỏ. Mụ bán thuốc nhìn tờ 500 mới toanh, rồi nhìn hắn, không hiểu tiền thật hay tiền giả, hắn mua đùa hay mua thật. Trần Hinh nhún vai lần nữa rồi tiến vào trong hẻm. Từ ngoài đường đến nhà, hắn còn phải trả nợ nhiều lần. Một trăm bạc hủ tiếu ăn từ tháng trước vẫn chưa trả. Trần Hinh vứt cho chủ Tàu bụng phệ hai trăm:
- Tiền lẻ biếu chú.
Lũ trẻ con bẩn thỉu chạy theo hắn, la ầm ỹ:
- Ê, ê, ông Rờnê giàu quá!
Trần Hinh ném cho đứa lớn nhất tờ bạc một trăm:
- Bọn mày chia nhau. Thôi dãn ra cho tao đi.
Lên đến cầu thang, Trần Hinh mệt nhoài. Dưới trời nắng vàng lóe, căn gác xiêu vẹo trở nên xiêu vẹo thêm. Trần nhà chi chít mạng nhện và bồ hóng hàng chục năm chưa quét. Nền nhà cáu đất đen sì, che lấp những viên gạch bông màu hồng tươi tắn. Lan can cầu thang bị gẫy nhiều khúc, được buộc lại bằng thép, rung rung mỗi khi có người lên lầu. Nhiều bậc thang gỗ đã bị mối gậm thủng khiến Trần Hinh không dám bước mạnh. Những đêm trời mưa sùi sụt, hắn phải nhịn thở, sợ ho lên một tiếng cầu thang sẽ xụp đổ.
Lần đầu tiên, Trần Hinh nhận thấy những con chuột cống đen sì đuổi nhau rầm rầm. Thật ra, ngày nào giờ nào cũng có chuột, song hắn không để ý. Cuộn giấy bạc 500 vừa làm hắn chán ngán ngôi nhà tiều tụy.
Đặt chân lên cầu thang ọp ẹp, Trần Hinh gặp lão chủ. Thường lệ, lão chủ nhìn hắn bằng cặp mắt khinh rẻ:
- Thế nào, nợ quá lâu rồi, Rơnê. Định trả không thì bảo?
Lão chủ nói với hắn trống không, không dùng tiếng ông lịch sự như hồi hắn dọn đến hai xe ngựa đầy ứ đồ đạc và quần áo sang trọng. Trần Hinh cố giữ vẻ điềm tĩnh:
- Chào ông! Hộm nay, có tiền, trả hết nợ cho ông.
Hắn dí những tờ 500 mới toanh vào đôi mắt thao láo của gã chủ kênh kiệu. Lập tức, lão chủ đổi nét mặt, miệng cười toét ra:
- Vội gì ông Rờnê. Tôi chưa cần tiền. Ông giữ lấy khi nào dư dật thanh toán cũng được...
Tuy vậy, lão chủ béo ụt ịt đã vồ lấy xấp bạc, đút ngay vào túi. Lão chủ đã bắt đầu gọi Trần Hinh lại bằng ông, tiếng ông ngọt sớt, đượm vẻ cung kính.
Trần Hinh giơ tay chào, định lên phòng thì lão chủ trịnh trọng bưng ra một chai rượu sâm nhung, còn nguyên giấy đỏ:
- Mời ông dùng với tôi một chén. Đây là rượu đại bổ, chế tại Cao Ly, tôi mua trên ba ngàn một chai. Uống vào, yếu mấy cũng khỏe như voi. Ông coi tôi, đã quá nửa đời người mà còn dai sức như thanh niên. Nhờ rượu Cao Ly đấy!
Ba ngàn một chai! Tuần trước, có lẽ Tràn Hinh rùng mình. Từ lâu, hắn chỉ dám uống rượu đế, hai đồng một ly nhỏ. Rượu đế đối với hắn là tuyệt ngon rồi. Nhưng từ khi hắn có tiền ba ngàn một chai rượu bổ không nghĩa lý gì. Ngày xưa, hắn từng xài 50.000 bạc rượu một đêm. Vào tiệm nhảy, hắn gọi hàng két sâm banh thượng hạng, rồi mời mọi người.
- Ông thấy ngon không?
Trần Hinh đáp:
- Ngon.
Lão chủ làm tàng mãi rồi, giờ đây đến lượt Trần Hinh. Lão chủ rót thêm ly nữa, giọng thân mật:
- À, tôi bảo á xẩm lên dọn phòng cho ông. Lâu lắm, không ai quét tước, chắc phòng bẩn lắm.
Trần Hinh buông thõng hai tiếng «cám ơn» rồi lên gác, giữa thái độ tưng hửng của lão chủ phì nộn. Hắn không cần ai quét dọn, vì mấy ngày nữa hắn sẽ đổi chỗ ở. Hắn sẽ thuê một căn phòng đàng hoàng trong buyn-đinh mới xây, gần chợ Bến Thành. Trong phòng bắt buộc có tiện nghi vệ sinh tân tiến, đồ gỗ đắt tiền, một cái quạt trần chạy êm ru, cái máy thu thanh Zenith 3.000 bắt được mọi đài trên thế giới để hắn nghe tin tức và để Thanh Xuân nghe cải lương mỗi đêm thứ Bảy.
Trần Hinh rón rén lại cửa phòng. Hàng trăm lần, hắn đã cọ tay vào cái nắm cửa bằng sứ sứt mẻ và ám khói này. Cánh cửa bằng gỗ tạp mỏng màu vàng, từ lâu không được sơn lại, đã ngả sang màu khói thuốc lá. Cặp vợ chồng già ở phòng bên thường cãi nhau vào nửa đêm, nhất là đêm đầu tháng, lãnh lương hưu về ông chồng la cà vào quán uống rượu say ngất ngưỡng. Đợi chồng ngủ một giấc, giã rượu, bà vợ gầy đét dựng ông chồng dậy, và bắt đầu cuộc đấu khẩu dài vô tận. Lần nào, tấn kịch cũng hạ màn với tiếng kẹt cửa, ông chồng cáu tiết đạp vợ ra ngoài, khóa chặt lại. Bà vợ khóc bù lu, bù loa, dựa lưng vào cửa phòng Trần Hinh, tỉ tê đến gần sáng, quẹt nước mắt, nước mũi vào làn gỗ bẩn thỉu.
Trần Hinh không chịu nổi nữa. Hắn sẽ bàn với Thanh Xuân, nếu nàng ưng thuận, hắn sẽ dọn liền.
Giờ này, chắc nàng đã dậy, nằm dài trên giường đọc tiểu thuyết kiếm hiệp thuê hai đồng một tuần. Hồi sáng, nàng đã ân cần dặn hắn về sớm, để vào Chợ Lớn ăn mì. Ăn mì ở đường Lacaze đối với hai người là xa xỉ phẩm. Nhưng từ hôm nay, hắn sẽ dẫn nàng vào tiệm ăn gắn máy lạnh ở đại lộ Lê Lợi.
Nghĩ đến bộ mặt ngơ ngác và nụ cười tươi tỉnh của nàng, hắn phấn khởi thêm lên. Hắn không đập cửa thình thình như mọi ngày, bắt nàng ra mở. Bản tâm của hắn là lén vào bất ngờ, và tới sau tủ áo, bịt mắt nàng lại, như con nít chơi trò bịt mắt bắt dê.
Hồi cực thịnh, tiền kiếm như nước, Trần Hinh thường bịt mắt nàng, đố nàng xem hắn mang quà gì đến biếu. Lần nào, nàng cũng mở rộng mắt ngạc nhiên trước món đồ đắt giá. Lâu nay, hắn chưa được bịt mắt nàng. Hắn hy vọng nàng sẽ bằng lòng trò chơi ý nhị của hắn.
Mở cửa không gây ra tiếng động là tài mọn của Trần Hinh, sau nhiều năm mài đũng quần kaki trong phòng giấy sở Liêm phóng Liên bang. Nhẹ nhàng, hắn luồn một sợi thép cứng, uốn cong vào ổ khóa. Một phút sau, cánh cửa mở ra từ từ. Lòng Trần Hinh vui như mở hội. Trong đời, có lẽ chưa bao giờ hắn vui bằng hôm nay.
Bỗng tay chân hắn lạnh ngắt như dầm trong nước đá. Rồi từ lạnh chuyển thành nóng sôi. Mặt hắn bật lửa phừng phừng. Cặp mắt cú vọ quắc lên, phóng ra tia sáng giết người.
Hắn không ngờ sự thật lại đạu đớn, và phũ phàng như vậy. Trong khi hắn mơ tưởng tới người tình thủy chung, trang điểm sẵn sàng, chờ hắn để ôm vai bá cổ đề vào Chợ Lớn ăn mừng, thì trước mặt hắn giường chiếu bị tung ra hỗn độn. Thanh Xuân nằm dài trên giường, toàn thân lõa lồ một cách ghê tởm. Nhưng nàng không nằm một mình.
Cùng với nàng là một người đàn ông lạ. Giận điên lên, Trần Hinh vớ lấy vỏ chai la-ve trên bàn, đập vỡ làm hai, mảnh chĩa tua tủa, rồi giơ cao lên.
Tiếng động làm Thanh Xuân chồm dậy. Nàng rú lên một tiếng.
---------------------------
Chú thích:
(1) Bom thúi (stink bomb), phát ra một mùi hôi thối lạ lùng, thường được dùng để ném vào các đám biểu tình bất hợp pháp. Ngửi hơi thối này, hằng tuần cũng còn lợm mửa, vì mùi hôi quyện vào da thịt, tóc, quần áo, và đọng ở mũi.
(2) Loại ma ném đá này, người Đức gọi là Poltergeist, tức là «con ma ồn ào». Dân tộc ta thích nghe chuyện ma, và có nhiều chuyện ma, lại chưa có những danh từ chuyên môn như Poltergeist.
(3) Hãng thông tấn United Press International.
(4) Người Mỹ này là Burdette sống ở Fresno, thuộc tiểu bang California. Hàng chục chuyện ném đá tương tự đã xuất hiện trên báo chí Mỹ: tờ Nữu Ước Diễn đàn (New Yor Herald Tribune), nhật báo quan trọng thứ nhì ở Hoa Kỳ thường đăng tải chuyện ma. Trên tờ Los Angeles Herald ngày 12-7-1939, người ta được đọc tin ma ném đinh, ngói vỡ, xương gẫy vào nhà in của ông Harry Park.
Năm 1935, bác sĩ Hereward Carington đã thu góp được 318 câu chuyện ma ném gạch đá trong 33 quốc gia khác nhau, viết thành một tài liệu quan trọng hiện được các khoa học gia siêu hình nghiên cứu. Nhiều tài liệu tươg tự đã được xuất bản tại Hoa Kỳ và Đức sau Đại chiến Thứ hai về ma ném đá và khoa học siêu hình.
(5) NICAP, viết tắt của danh từ National Investigations Committee on Aerial Phenomena (Uỷ ban Điều tra Quốc gia về Hiện tượng Không trung) đặt trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn là một cơ quan do tư nhân Mỹ bảo trợ. NICAP đã thu thập tài liệu về những hiện tượng bí mật không gian xảy ra từ 20 năm nay. Người Mỹ khi gặp một UFO (viết tắt của danh từ Unidentified Flying Object, tức là Vật bay không rõ) thường thông báo cho NICAP. Hiện tượng vật bay bí mật được chuyển tới căn cứ Wright-Patterson ở Dayton, tiểu bang Ohio cho các nhà bác học nghiên cứu, trước khi đệ lên Ngũ Giác Dài (Bộ Quốc phòng). Ngũ Giác Đài cho biết là chỉ có 6,4 phần trăm những vật bay chưa giải thích được.
(6) Đêm 2 rạng 3-9-1965, Norman Muscarello, thấy một phi cơ ma màu đỏ bay lặng lẽ trên nền trời Exeter. Các nhân viên cảnh sát được Muscarello báo tin, vội đến nơi và đều thấy như vậy. Đêm ấy, 60 người đã thấy phi cơ ma, hình tròn như đĩa bay bí mật, rộng chừng 25 thước, bay trên độ cao 30 thước, không gây ra tiếng động. Ký giả John G. Fuller vừa xuất bản tại Nữu Ước cuốn sách “Incident at Exeter” (Việc xảy ra tại Exeter), thuật lại vụ phi cơ ma. Cho đến nay, cơ quan NICAP cũng như cơ quan an ninh không gian Hoa Kỳ chưa giải thích nổi nguồn gốc vụ này.
(7) NORAD là tiếng tắt của North American Air Defense Command (Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ). Khu nhà lạ kỳ có một không hai trên thế giới này được xây dưới rặng núi Cheyenne. Người ta phải dùng trên nửa triệu ký thuốc nổ, nửa triệu mét khối đá cứng, và 142 triệu đô la để xây cất. Cửa ra vào nặng 30 tấn, dày gần 1 mét, có thể chống lại vụ nổ nguyên tử. Toàn thể tòa nhà dưới hầm được đặt trên 937 cái lò so thép khổng lồ.
(8) Điệp viên không may này là Erich Gimpel. Gimpel được sở do thám Đức chở tàu ngầm sang Mỹ để điều khiển công tác phá hoại trong những ngày đầu tiên Đại chiến Thứ hai. Một điệp viên khác, William Curtis Colepough, đầu hàng công an F.B.I. và khai ra Gimpel. Công an không biết mặt Gimpel, song nhờ Colepough, biết thói quen của Gimpel là bỏ tiền lẻ vào túi trên. Gimpel mua báo, vừa cất tiền xong thì bị bắt. Trong cuốn hồi ký, Gimpel thú nhận là thói quen này ông đã được thân mẫu dặn bỏ nhiều lần mà ông không để ý. Cũng may mà Cimpel không phải lên ghế điện.
(9) Hai trường hợp như vậy đã xảy ra: Một điệp viên R.U gặp tai nạn xe hơi ở Mỹ, bỏ chạy, để quên cặp da đựng hồ sơ lại, và F. B. I. đã phăng ra đồng lõa dễ dàng. Trường hợp thứ hai là của Erich Gimpel. Tắc xi chở Gimpel ở Nữu ước đến gần đường 28 thì đụng phải một người đàn bà. Sợ bị công an hỏi giấy, và bắt làm chứng, Gimpel phải lẫn trốn. Nếu không nhanh trí, đánh ngã một người cản đường, bỏ rơi cảnh sát đuổi theo, thì Gimpel đã sa lưới.
Z.28 Gián Điệp Siêu Hình Z.28 Gián Điệp Siêu Hình - Người Thứ Tám Z.28 Gián Điệp Siêu Hình