Books are a refuge, a sort of cloistral refuge, from the vulgarities of the actual world.

Walter Pater

 
 
 
 
 
Tác giả: Azit Nêxin
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 28
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1573 / 42
Cập nhật: 2017-07-24 16:15:22 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chiếc Đèn Đường Và Phố Chúng Tôi
ư dân ở phố chúng tôi phàn nàn tại sao cuộc bầu cử các dân biểu mãi bốn năm mới diễn ra một lần. Các bạn đừng nghĩ rằng vì khu chúng tôi cũng có nghị sĩ của mình, nên cũng có sự bênh vực và đỡ đầu. Làm gì có!... Hay là tưởng chúng tôi muốn bầu một nghị sĩ của phố mình? Cũng chẳng phải nốt. Các vị dân biểu không hề ghé đến khu phố chúng tôi, còn nếu có vị nào vô tình đi lạc vào đây thì cũng không tài nào ra khỏi được. Ô-tô không chạy trên đường phố chúng tôi, tàu điện không, xe ngựa cũng không, thậm chí đến cả lừa cũng không đi qua được.
Các bạn đừng bao giờ có ý nghĩ đi đến phố chúng tôi - đồng hồ để túi của các bạn sẽ mất ngay. Giữa một thành phố lớn mà phát hiện ra một khu phố như vậy thì bộ óc của con người văn minh cũng tự nhiên bị tê liệt ngay.
Tuy vậy hàng ngày chúng tôi vẫn phải đi trên con phố mà đến lừa cũng không đi qua được. Trên con phố đó những cô gái nện những đôi guốc đế gỗ, còn những đứa trẻ chạy thình thịch với đôi chân đất. Biết làm sao được. vì đó là phố của chúng tôi, làm sao thoát được nó?
Vì thế người dân phố chúng tôi mới nhúng mũi vào công việc nhà nước! Họ không muốn bốn năm mới bầu cử một lần.
- Này - Tôi bảo họ - Các vị là ai hả? Các vị có biết bầu cử là gì không? Và các vị dân biểu là ai, các vị có hiểu không?
Hãy thử đi mà giải thích cho họ. Lẽ nào họ có thể hiểu được? Tất nhiên họ đúng, và họ không muốn biết gì hết. Vì họ phải đi qua con phố mà lừa cũng không qua nổi.
- Thôi được - Tôi nói - Nếu không phải bốn năm một lần, thì tám năm bầu một lần hay sao?
- Không. - Họ đáp - Phải thường xuyên hơn!
- Hay hai năm một lần?
- Không! Mỗi đêm bầu một lần, cứ khi nào trời bắt đầu tối.
- Chà - Tôi thở dài - Hóa ra tất cả dân chúng phố anh bị điên hết cả rồi.
Cái phố chúng tôi đúng là lạ, tất cả mọi người ai cũng nợ ngập đầu. Những người chủ nhà đuổi họ ra khỏi nhà. Những chủ nợ thì ngày nào cũng đập cửa ầm ầm. Còn trên các cánh cửa thì không còn chỗ nào để những người đưa sữa, nước, bánh mì có thể dùng dao, bút chì hay phấn viết lên đó những lời nhắn. Chúng tôi thức dậy cùng chim chóc và vật lộn với cuộc sống đến tận trưa; phải đưa cho ai cái gì và lấy của ai cái gì. Sau buổi trưa cho đến trước lần câu nguyện thứ ba thì các bà mẹ đánh chửi con cái. Sau đó thì đến lượt lũ trẻ đánh nhau cho tới tối. Hòa vào những câu chuyện ngồi lê đôi mách là mùi hành rán. Đồng thời các bà phụ nữ cũng không quên chửi bới nhau. Còn từ tối cho đến sáng thì họ quay sang cãi nhau với chồng mình.
Nghe nói trên trái đất chiến tranh đã kết thúc, nhưng chuyện đó có liên quan gì đến ai!... Trên phố chúng tôi chiến tranh vẫn tiếp diễn.
Nói tóm lại, thưa ngài, tôi đã nói: dân phố chúng tôi vì tất cả những khổ đau, lo lắng, buồn bã ấy mà đang dần dần bị điên.
- Này, người anh em, nhưng chẳng lẽ có thể bầu cử mỗi tối một lần? - Tôi cắt ngang.
Hóa ra, vấn đề không phải ở chỗ đó.
Mấu chốt là ở chỗ khác: ở góc phố của chúng tôi có một cái đèn đường. Chà! Tôi không thích nói sai sự thật. Trên phố của chúng tôi không có đèn đường, mà chỉ có tên gọi thôi: vì nó không có kính, không có hộp, không có bóng đèn. Nói tóm lại là nó không có thứ gì mà một cái đèn đường phải có, ngoại trừ một cái cột sắt. Nhưng theo thói quen chúng tôi vẫn gọi nó là cái đèn đường. Dân phố chúng tôi từ lâu đã quên rằng cái đèn đường phải có chức năng chiếu sáng đường phố. Cái cột sắt đứng ngật ngưỡng ở góc phố như một vật trang trí. Và đem lại thú vui cho bọn trẻ con, Chúng được tha hồ ngắm những con quạ đậu trên đỉnh cột và dùng súng cao su để bắn.
Ai là người đã cho dựng cái cột điện này? Một nhà hảo tâm nào đó? Hay một tổ chức từ thiện? Hay Nhà nước? Hay Chính phủ? Hay Tòa thị chính? Điều đó chúng tôi không biết. Nó được dựng lên từ khi nào và để làm gì? Điều đó đối với chúng tôi cũng đâu có quan trọng? Chỉ có những ông già cổ xưa, những người đã đặt một chân vào nấm mồ, kể rằng chiếc đèn này bắt đầu sáng khi vua Risat đệ Ngũ lên ngôi. Sau đó nó còn sáng một, hai đêm nữa khi người ta bắt đầu công bố hiến pháp. Còn khi khai sinh nước Cộng hòa nó còn sáng hay không thì không ai biết. Một số người bảo còn, số khác thì nói không.
Còn bây giờ xin hãy nghe dân phố chúng tôi. Một ông già lụ khụ nói:
- Các vị còn nhớ là cách đây không lâu có kỳ bầu cử chứ? Phải, và vào đúng ngày ấy người ta đã lắp hộp, kính và bóng đèn và đúng đêm ấy cái đèn đường ấy bật sáng. Và cả phố chúng tôi như sống lại! Song từ hôm đó đến nay cái đèn không sáng nữa.
Đến đây, nhờ ơn Chúa, tôi mới hiểu ra vấn đề. Tôi hiểu tại sao những người dân phố tôi muốn ngày nào khi chiều đến cũng có bầu cử, vì khi đó chiếc đèn đường sẽ được sáng. Nói thật, tôi cũng chia sẻ nguyện vọng chung của họ.
Xứ Sở Của Những Người Ngáp Xứ Sở Của Những Người Ngáp - Azit Nêxin Xứ Sở Của Những Người Ngáp