People sacrifice the present for the future. But life is available only in the present. That is why we should walk in such a way that every step can bring us to the here and the now.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Vũ Văn Sang
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Vũ Văn Sang
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 858 / 1
Cập nhật: 2015-07-13 15:59:30 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
in hãy gọi đúng tên em.
Đôi mắt hơi ngân ngấn. Vừa rồi con nhớ nhầm mấy nốt nhạc nên bị bố nghiêm mặt nhắc nhở. Buổi ôn bài về nhà của cô giao dừng lại, tôi bảo con đi rửa mặt.
Ngồi bệt xuống nền nhà, lưng dựa vào tường, tôi thấy cũng rất thoải mái. Ngồi nghĩ lại, có lẽ mình nghiêm quá nên con sợ. Mà con sợ thì học không vào được vì tâm con bị chi phối. Bình thường ở trường con học rất nhanh mà. Hôm 1.6 vừa rồi, bài hát tiếng anh dài như bài “A whole new world” cô chỉ dạy con khoảng ba buổi là con đã hát được ngay. Bố cũng phục khả năng nhớ và hát theo của mẹ, mà mẹ con cũng chưa hát được bài đó, cho dù đã nghe suốt cả tuần, vì lời bài đó dài quá.
Nghĩ vậy, tôi chợt “gọi tên” cảm xúc vừa rồi trong tôi. Đó đích thực là một “cơn giận ”. Nhưng chợt lại có một cái tâm khác “xuất hiện” nói: “Đấy không phải là giận, mà là nghiêm”. Rồi cái tâm đó biện bạch, đó là phương pháp “vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương” dạy con của người Do Thái.
Chợt máy điện thoại đổ một tiếng chuông ngân dài. Tiếng chuông ngọt dịu văng vẳng. Tôi nhắm mắt, để ý toàn thân, phía nửa chân dưới đang tiếp xúc với nền nhà mát dịu, lưng đang dựa vào tường. Tôi tiếp tục để ý thấy hơi thở đi vào đi ra ngay bên cánh mũi, bụng khẽ phồng lên xẹp xuống. “Lắng lòng nghe, lắng nghe. Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm”. Cứ 30 phút chuông lại đổ một lần “Boong…”. Chỉ một tiếng chuông chánh niệm “Mindfulness Bell” có trên “Play store” đã đưa tâm miên man trở với giây phút hiện tại, trở về với thân, và có mặt trong căn phòng. Một nụ cười lại xuất hiện.
Tôi gọi con gái lại gần, bảo cô ngồi vào lòng, xoay lưng lại phía tôi. “Bố xin lỗi con nhé, vừa rồi bố hơi lớn tiếng với con. Bố biết điều đó là chưa phải?” “Thế tại sao vừa rồi bố mắng con?” “Con à, hạt giống giận có sẵn trong tất cả mọi người. Không một ai, cho dù là Bụt, cũng không lấy giúp hạt giống đó ra được. Chỉ có cách phải thực tập thường xuyên. Con thấy không? Bố thường xuyên thực tập nhưng vừa rồi bố vẫn bị hạt giống đó biểu hiện. Nhưng bố dám nhìn nhận, và bố hứa sẽ làm tốt hơn.” Tôi biết điều này khá khó với một số bậc cha mẹ, vì họ cho rằng bố mẹ luôn đúng.
Cô bé cười. Chợt lúc đó, tôi lại nghĩ ra phương pháp nhớ nốt nhạc cho con gái. Tôi bảo cô xòe bàn tay trái ra. Bàn tay mũm mĩm như một bông hồng trắng. Ngón cái, Fa-ther finger, là nốt Fa con nhé. Còn ngón út là nốt Mi. Vừa nói, tay tôi chỉ vào con “Út là mi”. Mỗi một ngón tay là một dòng kẻ nhạc, khoảng trống giữa hai ngón tay là khe nhạc. Như vậy mình sẽ có 5 dòng kẻ nhạc và 4 khe nhạc. Tôi nhẹ nhàng hỏi con: “Thế giờ có con ruồi đậu vào ngón giữa, thì ngón giữa là nốt gì?”. Con gái đặt tay vào ngón út bắt đầu đếm “Mi, Fa, Sol, La, Si:”. Nốt Si bố ạ, con khúc khích “Con ruồ….i. hi hì” rồi xác định được hết các nốt nhạc nằm trong 5 dòng kẻ.
Phương pháp trên có thể chưa phải là hay nhất, cũng có thể được ai đó dùng rồi,. Nhưng tôi thấy học cách “gọi tên” cảm xúc, học cách “nhận diện” cảm xúc và “đối diện” giúp ta chuyển hóa và có thể thay đổi được phần nào hoàn cảnh. Còn thay đổi được bao nhiêu là tùy vào khả năng “gọi tên-đối diện-ôm ấp” của mỗi chúng ta. Ít nhất việc “gọi tên” vừa rồi, đã giúp hai bố con vui vẻ. Tôi chợt hát một bài hát…
…..Xin hãy gọi đúng “tên em”
Cho “em” được nghe một lần tất cả
Những lúc “em” khóc, “em” cười
Cho em thấy được nỗi đau và niềm vui là một
…..Để mở được cánh cửa “xót thương”
Xin Hãy Gọi Đúng Tên Em Xin Hãy Gọi Đúng Tên Em - Vũ Văn Sang Xin Hãy Gọi Đúng Tên Em