A good book should leave you... slightly exhausted at the end. You live several lives while reading it.

William Styron, interview, Writers at Work, 1958

 
 
 
 
 
Tác giả: Huyền Chip
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 39 - chưa đầy đủ
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 866 / 25
Cập nhật: 2017-09-25 04:20:31 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần I: Đông Nam Á - Brunei, Malaysia Và Myanmar - Chương 01-02
ôi là ba-lô bụi.
Với Huyền, đi là để trải nghiệm. Cuộc sống là một chuỗi các trải nghiệm mà nếu chỉ quanh quẩn ở nhà, ở một nơi, cô sẽ không thể hình dung ra nó. Đang du học và làm việc tại Malaysia, khá mệt mỏi với công việc, Huyền tự hỏi nếu cứ cố gắng chịu đựng chỉ vì để được thăng chức tăng lương thì biết đến bao giờ mới dừng lại được? Bắt đầu với 1500 đô la (mua máy ảnh và notebook xong, chẳng còn là bao nhiêu), Huyền lên đường tới Brunei với tấm vé khứ hồi nhưng rồi cô quyết định không trở về Malaysia nữa mà sẽ tiếp tục một mình đi vòng quanh thế giới. Tại sao không?
Là dân đi du lịch bụi, hay còn gọi là ta-ba-lô, Huyền cho biết việc gặp các dân ba-lô khác đi bụi là điều đơn giản. Bởi đã cùng một sở thích, lại cùng đọc một cuốn sách hướng dẫn đi, cùng tìm đến nơi ở chỗ rẻ tiền, gặp nhau thì cởi mở chào hỏi thế là quen, nếu hợp tính, thì đi chơi cùng. Ngày trước, Huyền cũng bẽn lẽn khi làm quen với người lạ, nhất là người nước ngoài, phần vì ngại tiếng Anh không tốt, phần vì sợ không biết họ nghĩ gì về mình. Nhưng sau nhận ra rằng, chẳng ai thèm nghĩ gì về mình cả, nên mình cứ tự nhiên là chính mình thôi chứ không phải câu nệ làm gì. Mỗi người có một túi tiền khác nhau, mỗi người có yêu cầu về tiện nghi khác nhau. Nhiều người chỉ thích sống sung túc thì tiện nghi với họ là khách sạn lớn, nhà hàng sang trọng, còn Huyền thì tiện nghi có nghĩa là được ngủ trong nhà, và nhà vệ sinh có xả nước. Dân du lịch thường có từ “Flashpack” cho những người đi kiểu sang trọng, và “backpack” cho những người đi kiểu như Huyền.
Đi nhờ xe từ Ethiopia qua Kenya, một trong những chặng đường nguy hiểm nhất Châu Phi.
Có những lúc buồn, và cô đơn, và sợ hãi! Khi đặt chân tới một nơi xa lạ, đầu tiên là sự ngạc nhiên, sau đó là sợ. Ngạc nhiên bởi nơi này khác với những gì cô hình dung. Sợ, vì chẳng biết đường xá ở đây, chẳng biết người ta có thân thiện với mình hay không. Nhưng trên hết, là niềm vui vì đã có thêm một nơi xa lạ trở thành nơi thân quen. Đi thì sướng đấy, nhưng nỗi buồn đến với Huyền nhiều nhất khi ngồi chờ ở bến tàu xe. Bạn ở nơi cũ vừa chia tay, còn bạn ở nơi chuẩn bị đến thì chưa găp. Rồi khi lễ tết, thấy người ta quây quần bên gia đình bạn bè, Huyền thấy rất cô đơn. Đi đâu cũng sẽ có thể gặp bạn, kết bạn. Nhưng đôi khi cô chỉ mong được ở bên những người thực sự hiểu mình. Tủi thân nhất có lẽ lần sinh nhật thứ 21, lúc đó, Huyền mới đến Kenya, không một xu dính túi, chẳng có bạn bè, tối ngồi ăn rau bắp cải mà nước mắt Huyền cứ tràn ra.
Với loài chim xấu nhất thế giới ở Ethiopia.
Hình như sự yếu đuối về mặt thể chất luôn kéo theo yếu đuối về mặt tinh thần. Huyền tới Nepal đúng lúc thời tiết lạnh nhất. Mưa kéo dài khiến Huyền bị ốm liên tục đến nỗi ho ra máu, nằm ly bì trong khách sạn cả tháng. Lúc đấy cô tủi thân lắm, chỉ muốn về nhà để được gần mẹ, để được mẹ chăm sóc. Có những lúc, đó là nỗi sợ ập đến. Hồi mới đến châu Phi, Huyền sợ lắm. Hầu như ngày nào ra đường cũng gặp chuyện: bị lừa, bị móc túi, người ta đeo bám mình chỉ vì mình là con gái, ai gặp mình cũng xin tiền vì họ nghĩ người nước ngoài nào cũng là túi tiền di động… Một lần, Huyền bị 6 thanh nhiên có dao chặn đường cướp máy ảnh và tiền. Cô chạy theo kêu cướp cướp, chay qua một khách sạn với cả chục người đàn ông mặc đồng phục bảo vệ, nhưng không ai thèm chặn kẻ cướp lại. Huyền bị ngã trẹo chân. Ấm ức, Huyền tự hỏi tại sao không ai chặn cướp dùm mình, họ chỉ nhún vai nói rằng, công việc của họ chỉ là bảo vệ khách sạn thôi.Giọt nước làm tràn ly. Sợ không dám đi bộ về nhà, tiền mất sạch không thể gọi taxi, lại cảm giác đơn độc không biết trông cậy vào ai, Huyền đứng giữa đường, khóc tu tu… Lúc đó, cô nghĩ rằng sức mình chưa đủ để đi châu Phi và suýt nữa từ bỏ. Nhưng rồi Huyền tính đến chuyện đi vay tiền ai đó và mua vé sang Nam Mỹ ngay lập tức.
Trong rừng quốc gia Kenya.
Khi không một xu dính túi! Tình trạng không một xu dính túi nhiều đến mức lúc nào Huyền có hơn 100 đô la trong người mới là hiếm! Nhưng cũng may, cứ lúc nào hết tiền được mấy hôm thì lại nhận được tiền từ đâu đó như tiền nhuận bút, tìm được một công việc trời ơi đất hỡi trả tiền ngay, hoặc được ai đó quyên góp ủng hộ… Bí quá, thì cô vay bạn bè! Việc kiếm tiền ở xứ người không dễ nhưng không phải là không thể. Quan trọng nhất là phải bạo dạn. Cần cái gì thì phải hỏi cho cái đó. Khi tìm việc, gặp ai Huyền cũng hỏi, đi đường thấy khách sạn, nhà hàng, văn phòng nào cũng hỏi. Đọc báo lên trang mạng tìm tuyển dụng cũng là một ý hay.
Tham dự lễ hội truyền thống của Nepal.
Với hành lý gọn nhẹ, không sa đà vào quà lưu niệm, thi thoảng Huyền cũng tiếc, nhưng tự an ủi là đi để trải nghiệm đã trở thành một phần của mình, những thứ vật chất kia cũng không quan trọng. Nói thế thôi chứ cô vẫn có mấy món đồ độc nhất không ai có: vỏ đạn nhặt sau một vụ tranh chấp giữa lính Israel và dân biểu tình ở Palestine, một viên sỏi ở biển Chết, chiếc áo khoác tả tơi mặc trong chuyến đi xe máy vòng quanh Nepal. Ngoại trừ hộ chiếu ra thì không có gì là không thể thiếu cả!
Với bộ tộc Hamer.
Đừng chần chừ! Để đi được thế này, Huyền đã và đang nhận sự giúp đỡ của rất nhiều người. Vậy nên cô chỉ hy vọng mình có thể góp sức giúp đỡ được người khác. Huyền đã tới trại trẻ mồ côi vì ở đó có nhiều việc cho cô làm như dạy các bé học, tổ chức Giáng sinh, năm mới cho các bé, lau dọn vệ sinh… Hoặc như ở Kenya, cô tình nguyện với một tổ chức giúp đỡ người cao tuổi. Cho rằng mình là một người may mắn bởi nhận ra mình muốn gì từ khi còn trẻ và có cơ hội để thực hiện nó, Huyền quả là một cô gái mạnh mẽ. Thế nhưng cũng có lúc, Huyền e ngại rằng về Việt Nam không ai dám yêu mình. Bởi ở Việt Nam, ai cũng thích con gái hiền lành, các cụ ở nhà cũng không thích con gái đi lang thang. Và nhiều khi rất nhớ nhà, muốn bay về ngay lập tức, nhưng Huyền lại nghĩ, nếu về bây giờ khó có thể tiếp tục, nên cô lại phải tự thúc đẩy mình đi tiếp. Bởi hỡi những người còn chần chừ, chúng ta sẽ già đi nhanh lắm đấy!
Với nhóm bạn cắm trại qua đêm 
khi đi vòng quanh Nepal bằng xe máy.
Nguyễn Thị Khánh Huyền: (Huyền Chip)

- Sinh năm: 1990.
- Số quốc gia đã đặt chân đến: 15.
- Thời điểm quyết định đi vòng quanh thế giới: Tháng 5/2010.
- Câu trích dẫn ưa thích nhất: “20 năm về sau bạn sẽ hối tiếc những điều mình không làm hơn là những điều bạn đã làm” (Mark Twain).
Xách Ba Lô Lên Và Đi (Tập 1) Xách Ba Lô Lên Và Đi (Tập 1) - Huyền Chip