Most books, like their authors, are born to die; of only a few books can it be said that death hath no dominion over them; they live, and their influence lives forever.

J. Swartz

 
 
 
 
 
Tác giả: Đông Tà
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1035 / 8
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hồi 4 - Kẻ Cắp Gặp Kẻ Cắp
êm đó là đêm mà chàng ngủ ngon nhất từ khi một mình xông pha
giang hồ. Từ khi xông pha giang hồ, ngày ngày chàng luôn lo sợ sẽ có người tìm đến chàng để đòi cái vật mà thầy chàng tuy không có lấy nhưng họ cứ gán cho thầy chàng. Phần vì sợ gặp thầy trò La Sát Tiên Tử nên khi ngủ cũng phải đề phòng.
Sáng ra, người đà bà đã làm bữa ăn sáng cho chàng. Bữa ăn tuy đạm bạc, nhưng đối với chàng đỡ hơn là lúc mà chàng đã xông pha giang hồ bữa thì có ăn, bữa thì không.
—Sao ngươi không đi cùng sư phụ ngươi mà lại bị đuổi để chạy vào trận thế của ta?
—Sư phụ vãn bối bị người ta vu oan là lấy đồ, lấy cái gì thì chính vãn bối không được rõ.
—Giờ ngươi có tính toán gì hay không?
—Vãn bối muốn tìm một danh sư để học võ để trả thù cho sư phụ.
—Ngươi ăn xong, hãy ra khỏi đây, ráng mà tìm danh sư học võ để sau này còn điều tra thân thế mình, và báo thù cho sư phụ ngươi. Theo ta biết thì sư phụ ngươi có một sư huynh, cũng nổi danh là thần thâu. Nhưng ta đã không nghe về sư bá của ngươi trong một thời gian dài, không biết lão còn sống hay đã chết.
—Còn thân thế của vãn bối?
—Trước hết ngươi học thành tài đi đã rồi hãy tới đây tìm ta.
—Vãn bối sẽ cố gắng không phụ lòng của tiền bối. Vãn bối xin cáo biệt.
—Để ta đưa ngươi ra khỏi đây, không có ta đưa, ngươi khó mà ra khỏi được trận thế của ta.
Người đàn bà lại đi trước, thoạt rẽ trái, thoạt rẻ phải, khi tiến khi lùi. Chàng không dám lơ là, cẩn thận bước đi theo bà ta. Khi ra khỏi trận thế thì cái rừng gai bây giờ đã sau lưng chàng. Chàng nhớ lại chiều qua chạy vòng vòng trong rừng gai mà hãy còn sợ. Nếu không nhờ người đàn bà dẫn ra, chắc giờ này chàng đã là một con nhím rồi.
—Thôi ngươi hãy đi đi.
—Xin cho vãn bối được biết danh tánh của tiền bối.
—Chuyện đó giờ không phải là chuyện quan trọng, khi nào ngươi hoàn thành mọi việc, trở lại đây ta sẽ nói cho ngươi biết.
Chàng không dám hỏi gì thêm, cất bước đi.
Vừa đi chàng vừa suy nghĩ những chuyện vừa qua. Chàng mong tất cả chỉ là một giấc mơ. Chàng muốn khi tỉnh dậy thì thầy và đệ đệ còn đó, và chàng không phải rong ruổi giang hồ, chịu nhiều cực khổ như vầy.
Với những ý nghĩ trong đầu, làm cho chàng quên đi thời gian, quên đi mệt nhọc để tiếp tục dấn bước. Nhưng chàng đi mà không biết mình đi đâu. Tới trưa, chàng thấy bụng đã đói cồn cào, nhưng cũng ráng nhịn chớ biết làm sao hơn.
Chàng lẩm bẩm:
—Chắc là phải trổ tài thần thâu rồi, không thì làm sao mà đi nổi. Bao nhiêu năm theo sư phụ, chỉ học đủ để kiếm cơm qua ngày thôi. Đúng là dân ăn trộm, không bao giờ mang đồ trong người, cả tiền bạc cũng ít khi mang theo.
Đột nhiên Thanh Bằng thấy phía trước có một lão già. Lưng thì gù, mặt thì nhăn nheo. Tuy không xấu lắm nhưng rất là khó nhìn. Lão già đang ăn miếng thịt gà ngon lành.
—Ta thì không có đồ để ăn, còn lão già này thì ăn gà. Trời thiệt là bất công.
Lão này già rồi, đáng lẽ phải để cho ta ăn mới phải chớ. Lão đã ăn mấy chục năm rồi, dù có ra tay với lão này chắc cũng không quá đáng.
Thế là chàng quyết định sẽ ra tay lấy đồ của lão già khó coi này.
Chàng đi lại gần lão già, lão già làm như không để ý vẫn cầm con gà, không biết rằng trong chốc lát con gà và những đồ vật trong người mình sẽ chuyền tay, không biết rằng người trẻ tuổi đang đi tới là học trò của Thiên Hạ Đệ Nhất Thần Thâu.
Khi chàng cách lão già chỉ còn có một thước, đủ để giơ tay ra là lấy được con gà rồi sẽ chạy. Chàng liền dùng bàn tray trái chụp con gà và tay phải móc đồ trong người lão già.
Nhưng khác với dự định của chàng, lão già nhanh nhẹn né thế chụp của chàng, và chàng cảm giác tay kia của lão cũng thò vào túi mình.
Con gà đã không lấy được, trong túi cũng không có đồ, chàng thất vọng nhưng không lo lắng mất đồ, vì chàng đâu có gì trong người đâu mà mất.
—Hô hô, cây trâm này cũng đáng giá quá chớ. Mà ngươi là con trai làm sao có trâm? Có phải là đem tặng cho người yêu không? Hay là mới chôm được của cô nào chớ gì?
Chàng rất ngạc nhiên, không rõ cây trâm nằm trong túi chàng khi nào, vì sau khi chôn cất sư phụ và vài ngày xông pha giang hồ thì trên người chàng chẳng còn gì ngoài cái mạng không đáng giá bao nhiêu.
—Trả lại cho ta.
Tuy không biết nằm trong túi mình lúc nào, nhưng chàng cũng không muốn để mất cây trâm đó.
Không phải vì giá trị của cây trâm có thể mang lại cho chàng một bữa ăn, nhưng vì chàng có linh cảm rằng người đã đưa cho chàng cây trâm đó rất thân quen và gần gũi vơi chàng, cây trâm đó đối với chàng rất đặc biệt.
—Ngươi gặp ta mà cũng giở tròi móc túi hả. Tài nghệ ngươi còn kém cỏi lắm, ngươi sợ còn kém hơn tên đệ tử của ta nữa là khác. Ngươi không biết cái luật là dân thần thâu không mang đồ trong người bao giờ sao? Sao lại còn thò tay vào túi ta lấy đồ?
Tài nghệ Thanh Bằng tuy không cao bằng sư phụ, nhưng trước giờ chàng chỉ thua có sư phụ, chớ chưa thua ai, và mỗi lần ra tay luôn thành công, chỉ có lần này không được gì mà còn bị mất nữa.
—Ngươi làm gì mà ngẩn người ra thế? Bị mất cây trâm chắc là không có quà đi gặp người yêu nên lo lắng chớ gì? Ta cũng không muốn ra tay làm gì, nhưng không ngờ ngươi lại chọn Thiên Hạ Đệ Nhất Thần Thâu ta làm đối thủ, nên ta phải ra tay trừng trị thôi. Đồ ăn của ta mà ngươi cũng dám lấy nữa hả?
—Tại vì thấy tiền bối đã già, ăn bấy nhiêu năm cũng đã đủ rồi, nên để cho vãn bối ăn.
—Ta chỉ còn sống nhiều lắm thì vài năm, ngươi tương lai còn dài, mấy chục năm nữa để ăn, vậy mà lại đi giành với ta.
Nãy giờ lo miếng ăn, giờ chàng mới nhớ lão này xưng là Thiên Hạ Đệ Nhất Thần Thâu, danh hiệu của sư phụ chàng.
—Thiên Hạ Đệ Nhất Thần Thâu? Tiền bối là Thiên Hạ Đệ Nhất Thần Thâu?
Xin hỏi tiền bối trong giang hồ có bao nhiêu Thiên Hạ Đệ Nhất Thần Thâu?
—Thì một mình ta chớ mấy. Bộ có ai nữa sao? À... à... mà có, đệ đệ của ta, hắn cũng đáng làm thần thâu. Ngươi là học trò của ai, của hắn hả?
—Vãn bối là học trò của Lang Phi, được giang hồ cho là Thiên Hạ Đệ Nhất Thần Thâu.
—Ta và hắn là huynh đệ lâu lắm rồi vẫn chưa gặp lại nhau, nhớ ngày nào ta và hắn một đêm quét sạch những nhà giàu trong thành Trường An. Sáng hôm sau thì quan nha đổ xô nhau đi tìm hung thủ, và trong thành vang lên những tiếng chửi rủa. Ta lúc đó thấy vì tương lai hắn còn dài, nên đứng ra nhận hết mọi tội lỗi, nên họ gán cho ta danh hiệu Thiên Hạ Đệ Nhất Thần Thâu. Giờ sư phụ ngươi sao rồi?
—Sư phụ vừa qua đời cách đây ba tháng.
—Cái gì, hắn bị giết chết rồi hả? Ai? Có phải hắn hành nghề bị giết không?
—Lý Lương Hoàng giết sư phụ, hắn gán cho sư phụ lấy một vật gì đó, vãn bối không biết. Đúng là cây cao chịu gió lớn, những gì bị mất thì đều tìm sư phụ vãn bối vì danh người là Thiên Hạ Đệ Nhất Thần Thâu mà.
—Ta bị mọi người truy đuổi, nên lánh giang hồ đã lâu năm, cái danh tiếng Thiên Hạ Đệ Nhất Thần Thâu của ta không mấy người còn nhớ và còn nhắc đến.
Không ngờ sư phụ ngươi vẫn hành nghề để rồi chết vì nghề.
Đang nói chuyện, bụng chàng kêu lên vì đang đói mà trước mặt lại là con gà.
Đang đói, trước mặt có đồ ăn mà không được ăn khác nào «cám treo mà heo nhịn đói».
Lão già cười nói:
—Hô hô, đói rồi phải không, thôi ăn đỡ cái này đi, chút nữa đệ tử ta về chắc là sẽ có thêm đồ ăn, ta kêu nó đi «làm» đồ ăn rồi.
Thanh Bằng không khách sáo bèn cầm lấy đùi gà ăn.
Lão già lại bỏ cây trâm vào túi chàng.
—Ngươi là đệ tử thần thâu thì phải biết là ra ngoài hành nghề thì không nên mang đồ quý giá trong người. Lại còn mang trâm nữa. Sư phụ chưa chết bao lâu mà ngươi đem đi cho gái rồi, thiệt là hết nói nổi. Con gái rắc rối lắm, ta có con nhỏ đệ tử mà điên đầu vì nó.
Thanh Bằng rất là ngạc nhiên vì không ngờ đệ tử của sư bá mình lại là con gái. Chàng không thể tưởng tượng khi nàng ra chiêu sẽ thế nào. Chàng cũng đâu dám nói là cây trâm vào túi lúc nào không biết. Trước giờ toàn là thò tay vào túi người ta, đây lần đầu tiên bị người ta thò tay vào túi để đồ còn không biết thì làm sao dám nói ra. Chàng nghĩ là người đàn bà chắc đã để vào túi chàng khi chàng ngủ. Nhưng mặc dầu ngủ, chàng cũng rất nhạy bén, làm sao mà bà ta bỏ đồ vào
túi cho được.
—Nó tuy là con gái, nhưng ra tay cũng khá lắm, học gần hết chân truyền của ta.
Lời nói của Thiên Hạ Đệ Nhất Thần Thâu làm cho chàng giật mình, cắt dòng suy nghĩ của chàng.
—Ngươi làm gì mà nhìn đờ đẫn quá vậy? Thôi rồi, ngươi gặp phải khắc tinh rồi, đúng là hết thuốc chữa mà.
Thanh Bằng mặt đỏ bừng vì thẹn, nhưng không biết nói làm sao. Trước mặt lão già này, chàng thấy mình như bị cứng lưỡi. Lão gán tội gì cho chàng thì chàng im lặng mà chấp nhận, như một quan án phán tử hình kẻ tử tội.
Giờ chàng mới nhận ra là lão già này thật là miệng lưỡi thật ghê gớm.
Chàng chỉ biết im lặng mà thôi, vì biết rằng càng nói càng lộ sơ hở cho lão tấn công. Nhưng không trả đòn được thì ấm ức, khó chịu. Thanh Bằng vốn là người miệng lưỡi, nhưng cũng đành chịu thua lão này.
Đang lúc đó thì chàng nghe thấy một giọng con gái.
—Sư phụ à, có đồ ăn rồi.
—Hô hô, đồ đệ của ta chưa tới mà cái miệng đã tới rồi. Thiệt là dạy dỗ bao nhiêu lần rồi mà vẫn tính nào tật nấy. Sau này tên nào mà lấy phải ngươi chắc về bị bịnh điếc sớm quá.
—Sư phụ nói gì kỳ vậy sư phụ. Ủa đây là tên nào vậy sư phụ? Nãy con đi lo đồ ăn trưa, gặp tên ngố ngố lắm sư phụ. Đói bụng mà không biết làm sao lấy đồ ăn, con phải đi lấy cho hắn đó.
—Thì là tên chồng của ngươi đó, đệ tử của sư thúc ngươi. Hắn còn mang trâm tới tặng cho ngươi nữa. Ngươi không tin thì hỏi hắn coi.
Thanh Bằng nghe thầy trò họ đối đáp, không biết xen vô chỗ nào. Không lẽ giờ chàng lên tiếng la là không phải, chàng tới đây không phải là đem trâm để tặng nàng. Chàng nói trong đầu: “Lại một lần nữa vì bữa ăn mà hại cái thân.”
—Nó tên là Trúc Diệp Thanh, lá trúc xanh lè đó, học trò của ta. Ngươi coi có được không? Thôi sau này để cho hai ngươi đi móc túi thiên hạ, ta già rồi, nên ở nhà ăn thôi.
—Có trâm tặng cho tiểu muội hả?
Nãy giờ hai thầy trò thay phiên nhau nói, chàng chỉ có nước đứng nhìn, im lặng nghe mà thôi. Đúng là thầy sao trò vậy. Nhìn hai thầy trò này, làm chàng liên tưởng tới thầy trò La Sát Tiên Tử. Thấy họ có thầy, còn chàng đau buồn vì thầy mình đã qua đời.
—Có trâm tặng cho tiểu muội hả?
Nàng ta hỏi lại một lần nữa, Thanh Bằng mới nhớ là mình chưa trả lời câu hỏi của nàng lá trúc xanh lè.
—Làm gì có, cô nương đừng tin lời sư bá, sư bá chỉ nói giỡn thôi.
—Hô hô, ta thì nói giỡn, nhưng hai ngươi thì mong là thật. Sẽ làm cho thật, có phải vậy không? Con nhỏ ngốc, sao không hỏi coi hắn có trâm trong người không? Không lẽ sư phụ mà ngươi cũng không tin, ta gạt ngươi bao giờ chớ?
Còn tên kia, sao không đem trâm đưa cho nó, rồi dẫn nó đi cho ta nhờ cái. Ta cũng sắp bị điếc rồi đây nè.
—Vãn bối lo cho cái thân mình còn chưa xong, làm sao mà lo cho người khác được. Cô nương, trâm thì thật là tại hạ có trong người, nhưng không thể đem ra tặng được.
—Không tặng được, vậy để huynh cài hả?
—Ngươi không lo được cho nó thì để nó lo cho ngươi cũng được, không sao đâu.
Chàng chưa thấy ai như hai thầy trò này, thầy trò sao mà hợp quá không biết nữa.
—Thôi, hai ngươi ăn trưa cho xong đi, xong rồi thì lo kiếm bữa ăn tối đi, ta đi ngủ cái đã.
—Tiền bối, mới vừa ăn trưa xong mà, sao đã lo ăn tối rồi.
—Thì ăn trưa xong thì lo ăn tối, không lẽ ngươi đợi tối rồi mới lo ăn tối hả?
Lúc đó sợ ai cũng vô nhà hết, ai đi đường để hai ngươi móc túi. Hê hê, với lại hai ngươi cần tìm hiểu nhau đó mà, đi đi.
Chàng không biết làm sao, đành cất bước đi theo Trúc Diệp Thanh. Trong đầu chàng có rất nhiều điều muốn nói với vị sư bá này, nhưng cũng đành nín lặng mà đi tìm đồ ăn tối cho lão. Vừa đi chàng vừa lẩm bẩm:
—Già sắp xuống lỗ rồi mà còn ăn chi cho lắm.
—Hô hô, phải rồi, ngươi mong ta xuống lỗ cho sớm để hai ngươi được tự do. Thanh Bằng giật mình, không ngờ lỗ tai của lão này thính tới như vậy, chàng lẩm bẩm mà lão cũng nghe được.
—Đi, đi lẹ lên huynh, sao chậm vậy?
Chàng đành cười trừ rồi bước theo Trúc Diệp Thanh. Vì chàng biết đối với những cô gái như nàng, nói ít chút thì có lợi hơn. Có nhiều cô thì mình phải chủ động, còn nhiều cô thì nên thụ động. Và con gái như Trúc Diệp Thanh thì mình nên thụ động.
Võ Lâm Tình Sử Võ Lâm Tình Sử - Đông Tà